Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Đại Chân Trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.66 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
MỤC LỤC
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
DANH MỤC, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2010 Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.1. Biểu diễn doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.2. Lợi nhuận sau thuế của công ty thời kỳ 2001-2010 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.2. Biểu diễn lợi nhuận của công ty thời kỳ 2001-2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.3. Số lao động bình quân của công ty giai đoạn 2001-2010.Error: Reference
source not found
Bảng 2.4. Quỹ lương của lao động trong công ty thời kỳ 2001-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.5. Tổng vốn, vốn chủ sở hữu, vốn ngắn hạn thời kỳ 2001-2010 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.3. Biểu diễn tổng vốn, vốn ngắn hạn thời kỳ 2001-2010. Error: Reference
source not found
Bảng 2.6. Nguyên giá của tài sản cố định của công ty thời kỳ 2001-2010 động thời
kỳ 2001-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động và thu nhập của lao
Bảng 2.8. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn thời kỳ 2001-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.9. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thời kỳ 2001-2010
Error: Reference source not found
Bảng 2.10 : Tính toán các chỉ tiêu ROA, ROE Error: Reference source not found
Bảng 2.11.Tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhError:
Reference source not found


Bảng 2.12. Tính toán các chỉ tiêu trong phương trình kinh tế: Error: Reference
source not found
Bảng 2.13.Tính toán các chỉ tiêu trong phương trình kinh tế:Error: Reference source
not found
Bảng 2.15. Tính toán các chỉ tiêu Error: Reference source not found
Bảng 2.16. Tính toán các chỉ tiêu 38
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Bảng 2.17 : Giá trị doanh thu của công ty qua các năm Error: Reference source not
found
Bảng 2.18 : Giá trị SE và R của các hàm dự báo doanh thu Error: Reference source
not found
Bảng 2.19 : Giá trị lợi nhuận của công ty qua các năm Error: Reference source not
found
Bảng 2.20: Giá trị SE và R của các hàm dự báo lợi nhuận 41
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GĐ : Giám đốc
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận
NSLĐ : Năng suất lao động
TSCĐ : Tài sản cố định
TV : Tổng vốn
VDH : Vốn dài hạn
VNH : Vốn ngắn hạn
NS : Năng suất
HQ : Hiệu quả

VCSH : Vốn chủ sỡ hữu
LNST : Lợi nhuận sau thuế
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa
BQ : Bình quân
KH TSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NXB : Nhà xuất bản

SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhu cầu nghỉ ngơi dưỡng sức, phục hồi tái tạo
lại sức lao động cũng như nhu cầu khám phá, tìm hiểu những điều mới hơn lạ hơn
để cuộc sống không đơn điệụ buồn tẻ, để bổ sung thêm hiểu biết của mỗi con người
là điều rất cần thiết. Chính vì lẽ đó du lịch đã trở thành một hoạt động không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Khi mà cuộc sống ngày một nâng cao thời gian
nghỉ ngơi ngày càng nhiều thì nhu cầu đi du lịch cũng tăng theo bằng chứng là theo
số liệu thống kê trong 10 tháng đầu năm 2010 số khách quốc tế là 4.171.990 lượt
khách tăng 30,9% so với năm 2009, tốc độ tăng GDP là 6,5%. Du lịch là một trong
số ít ngành kinh tế của Việt Nam mang lại nguồn thu ngoại tệ trên 1,5 tỷ USD\năm
và du lịch được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của dân cư mỗi
nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự đoàn kết cảm thông giữa
các dân tộc, tạo nên thế giới hòa bình tôn trọng lẫn nhau. Nhận thức được thế mạnh
và vị trí của du lịch trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang dành
cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần đẩy mạnh xây
dựng CNH-HĐH.
Nghị quyết TW IX xem “ hoạt động du lịch là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn ”. Ngày 22/7/2002 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số

97/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 với
mục tiêu “ phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác
có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử,
huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp
phần thực hiện CNH-HĐH đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung
tâm du lịch có tầm cỡ khu vực ”.
Vì vậy, để nghiên cứu sâu hoạt động du lịch ở Việt Nam cần thiết phát triển đánh
giá về khối lượng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng phục vụ của các đơn
vị kinh doanh du lịch thông qua các chỉ tiêu và phương pháp thích hợp.
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian tìm hiểu và nghiên
cứu tại địa điểm thực tập em đã chọn đề tài “ Vận dụng một số phương pháp
thống kê nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Đại Chân Trời”
2. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu và danh mục viết tắt, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh du lịch.
- Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh ở công ty du lịch Đại Chân Trời thời kỳ 2001 – 2010
- Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty du lịch Đại Chân Trời trong thời gian tới
Cùng với những kiến thức lý thuyết tích lũy được trong chương trình học và thực tế
tiếp thu được trong thời gian thực tập tại công ty du lịch Đại Chân Trời em đã hoàn
thành chuyên đề này, song vẫn còn nhiều thiếu sót do chưa hiểu thấu đáo một số
vấn đề. Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của thầy Nguyễn Công Nhự để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy và các thầy cô trong khoa thống kê.

SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Chương I: Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh du lịch
1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh du lịch
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch
1.1.1.1. Du lịch và ngành du lịch
Nghị quyết của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ( họp ở Ottawa, Canada từ 24
đến 28/6/1991 ) đã được Đại hội đồng của tổ chức du lịch thế giới thông qua ở kỳ
họp thứ 9 ( tại Buenos Aires - Achentina từ 30/9 đến 4/10/1991 ) đã đưa ra các định
nghĩa về du lịch. Theo đó :
Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường
xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình ) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng
thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước. Mục đích của chuyến đi
không phải là để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới
thăm.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế xã hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động khác như thể
thao, chữa bệnh, nghiên cứu.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch
+ Du lịch là một ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
+ Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng
và cao cấp của khách du lịch. Đó là các nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, tham quan giải trí,
mua hàng hóa và các dịch vụ bổ sung khác. Tiêu dùng trong du lịch thường là tiêu
dùng trung và cao cấp.
+ Du lịch là ngành ngoài kinh doanh dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và cho nước
đón nhận khách.

1.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của ngành kinh tế
Du lịch là một ngành có ý nghĩa đặc biệt trên giác độ kinh tế và văn hóa xã hội.
- Trên giác độ ngành kinh tế:
+ Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp đạt hiệu quả cao, nhất là đối với
các nước đang phát triển.
+ Kinh tế đối ngoại: Du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
+ Tạo điều kiện thúc đẩy nhiều ngành kinh tế xã hội khác phát triển làm thay
đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nhiều vùng kinh tế.
+ Tạo điều kiện phát triển việc làm cho lao động và cải thiện đời sống.
- Trên giác độ ngành văn hóa: Du lịch mang lại hiệu quả về mặt văn hóa đối với
mỗi con người làm tăng chất lượng cuộc sống củng cố tinh thần dân tộc, yêu quê
hương.
+ Góp phần bảo tồn, giới thiệu các di sản văn hóa dân tộc
+ Làm tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các quốc gia, góp phần bảo vệ hòa bình trên thế giới.
1.1.3. Các khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
Thứ nhất : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá
trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Thứ hai : Trên cơ sở lý luận chung đã được chỉ ra ở trên, vận dụng cho nghiên cứu
hiệu quả kinh doanh du lịch, có thể nói hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh du
lịch là quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh du lịch đạt được với chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ có hiệu quả tuyệt đối
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tương đối
Thứ ba : Theo quan điểm chung của hội nghị thống kê các nước của khối SEB tại

hội nghị ở Praha 1985 cho rằng: Hiệu quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng
kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ
tiêu hiệu quả nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là các chỉ tiêu
năng suất.
1.1.3.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động du lịch
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đang thực
hiện việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu
không tránh khỏi cạnh tranh quyết liệt. Đơn vị kinh tế nào, quốc gia nào có sức
cạnh tranh, có khả năng cạnh tranh cao, đơn vị đó, quốc gia đó sẽ đứng vững tồn tại
và phát triển trong cạnh tranh. Ngược lại, đơn vị kinh tế nào, quốc gia nào có sức
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
cạnh tranh, có khả năng cạnh tranh thấp, đơn vị đó, quốc gia đó sẽ khó đứng vững,
tồn tại và phát triển.
Ngày nay toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực thế giới làm cho việc cạnh
tranh càng trở nên gay gắt hơn vì vậy mọi quốc gia, mọi đơn vị kinh doanh tham gia
vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới phải tìm cách tối đa
hóa lợi ích thu được, tối thiểu hóa mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, hội nhập khu vực
và thế giới để tồn tại, đứng vững và phát triển trong quá trình đó. Trong điều kiện
đó nâng cao hiệu quả kinh tế lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nâng cao hiệu
quả kinh tế cho phép tăng kết quả kinh tế thu được với nguồn lực có hạn. Nâng cao
hiệu quả kinh tế cho phép để thu được kết quả kinh tế nhất định có thể tiết kiệm
nguồn lực và chi phí cho SXKD. Việt Nam là một nước chưa phát triển, với nguồn
lực có hạn. Trong điều kiện đó, rõ ràng nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa hết sức
lớn lao.
1.2. Tổng quan về công ty du lịch Đại Chân Trời
1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Công ty Liên doanh Đại Chân Trời được thành lập và đi vào hoạt động theo

Giấy phép đầu tư số 1189/GP ngày 05 tháng 04 năm 1995 do Uỷ ban Nhà nước về
Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ; Giấy phép điều chỉnh số
1189/GPDDC1 ngày 15 tháng 3 năm 1997 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu
tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp; Giấy phép điều chỉnh số 1189/GP-
HNDDC1 ngày 15 tháng 3 năm 2000 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp;
Giấy phép điều chỉnh số 1189/GPDDC2-BKH-HN ngày 26 tháng 8 năm 2003 do
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp.
Cổ đông của Công ty là Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long
(bên Việt Nam) góp 30% vốn pháp định; United Land & Trading Pte, Ltd và Cesma
International Pte, Ltd (bên Singapore) lần lượt góp 55,46% và 14,54% vốn pháp
định.
Theo giấy phép đầu tư sửa đổi số 1189/GP-HNDDC1 ngày 15 tháng 3 năm
2000, thời gian hoạt động của Công ty được tăng lên 36 năm kể từ ngày cấp Giấy
phép đầu tư lần đầu tiên.
Hiện nay, tên của Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long đã đổi
thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC.
Sự kiện này đã được thông báo với cơ quan cấp giấy phép đầu tiên hiện nay là Ủy
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thay đổi tên của bên Việt Nam trong Công
ty Liên doanh Đại Chân Trời và đã được cấp giấy phép điều chỉnh số
1189/GCNDC1/01/1 ngày 25/7/2007 về việc thay đổi tên này.
1.2.2. Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống tổ chức trong
công ty.
1.2.2.1. Hệ thống tổ chức
Năm 2010 hệ thống tổ chức của công ty gồm có
Hội đồng quản trị
Họ và tên Chức vụ Quốc tịch
Ông Ong King Sin Chủ tịch Hội đồng quản trị Singapore

Ông Tạ Minh Hùng Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Việt Nam
Ông Nguyễn Viết Tạo Ủy viên Việt Nam
Ông Pek Lian Guan Ủy viên Singapore
Ông Low Seng Pow Ủy viên Singapore
Ban giám đốc
Ông Stephen Ong Lay Kwee Tổng giám đốc Singapore
Ông Phạm Thái Bình Phó tổng giám đốc Việt Nam
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
Hội đồng
quản trị
Phòng nhân
sự
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Phòng
marketing
Phòng lễ
tân
Tổng giám
đốc của bên
Việt Nam
Tổng giám
đốc của
Singapore
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
1.2.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc

a, Tổng giám đốc
+ Chịu trách nhiệm và có đầy đủ thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh ty hàng
ngày của công ty cùng với sự trợ giúp của các phòng ban
+ Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty
+ Nhiệm vụ của tổng giám đốc là thi hành các nghị quyết khác nhau của Hội đồng
quản trị và tổ chức chỉ huy quản lý công việc hàng ngày của công ty. Tổng giám
đốc quyết định những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các nghị
quyết của hội đồng quản trị và các điều sau đây:
+ Cơ cấu tổ chức: Nhân sự, chế độ tiền lương, tiền công và tiền thưởng của công ty
+ Chỉ thị, bãi miễn những nhân viên chủ chốt của công ty
+ Lập báo cáo tài chính định kỳ hàng năm của công ty
+ Lập phương châm hoạt động ngắn hạn và dài hạn
+ Đưa ra mục tiêu hoạt động hàng năm của công ty
1.2.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về các quyết định của mình
a, Nhân sự
+ Theo dõi lập kế hoạch đưa đón khách, chuyên gia, CBCNV đi công tác.
+ Đón tiếp khách của công ty
+ Quản lý và kiểm tra hoạt động của phòng lễ tân và bảo vệ
+ Lập hợp đồng học việc, thử việc, hợp đồng lao động
+ Thanh toán lương, thưởng cho CBCNV
+ Lập báo cáo về nhân sự, lương, bảo hiểm
+ Thanh toán các chế độ bảo hiểm của CBCNV
b, Hành chính
+ Soạn thảo công văn, quyết định nội dung của công ty
+ Chuẩn bị các thủ tục cũng như chuẩn bị chỗ ăn nghỉ và đưa đón khách, chuyên
gia
+ Quản lý con dấu
+ Chuẩn bị cho việc đặt tiệc, liên hoan chiêu đãi của công ty
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50

7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
1.2.2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
+ Thực hiện tất cả các giao dịch tại ngân hàng bằng tiền mặt
+ Kiểm tra các hoạt động kinh doanh hợp pháp, hợp lý trong nội bộ công ty theo
yêu cầu của pháp luật liên quan đến trách nhiệm tài chính của công ty
+ Lập báo cáo tài chính
+ Quản lý các việc liên quan đến thuế
+ Phân tích giá thành và lập kế hoạch kinh doanh của công ty
+ Tư vấn pháp lý tài chính
+ Kiểm tra hợp đồng trước khi ký kết
1.2.2.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh
+ Lập và theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty theo dõi số lượng khách
đến, số ngày khách, doanh thu và tính toán lợi nhuận thu được
+ Tính toán các chi phí cho hoạt động kinh doanh và đưa ra các biện pháp giảm
thiểu chi phí để tăng hiệu quả kinh doanh
+ Kiểm tra, kiểm soát các kế hoạch kinh doanh, cung cấp thông tin, cung cấp
chứng từ cần thiết
1.2.2.2.5. Chức năng và nhiệm vụ của phòng lễ tân
+ Theo dõi số khách đến, yêu cầu họ cung cấp các giấy tờ cần thiết
+ Sắp xếp phòng và giao cho nhân viên phục vụ
+ Tính toán số ngày ở và giao cho phòng kế toán thu tiền
1.2.2.2.6. Chức năng và nhiệm vụ của phòng marketing
Thiết lập các webside cung cấp thông tin cho những khách hàng có nhu cầu,
những quyền lợi mà họ được hưởng.
1.2.3. Một số đặc điểm về công ty
1.2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động chính của Công ty là xây dựng, quản lý, điều hành và kinh doanh khu
căn hộ và văn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ
ngày 01 tháng 10 năm 1998.

1.2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của công ty những năm vừa qua
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
- Về lượng khách hàng hiện tại
Khách hàng là một nhân tố tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Nhân tố khách hàng
và nhu cầu của khách hàng quy định quy mô và cơ cấu trên thị trường của doanh
nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. Khách
hàng hiện tại của công ty chủ yếu là khách nước ngoài.
- Về quy mô nguồn lao động những năm qua
Lao động là một yếu tố quan trọng đối với công ty
Công ty có một đội ngũ cán bộ người Việt Nam với trình độ cao đẳng trở lên. Các
cán bộ chủ chốt có trình độ đại học trở nên. Công ty thường xuyên có những
chương trình đào tạo đầu tư cho các cán bộ công nhân viên chức đi học để nâng cao
trình độ chuyên môn. Lượng lao động trong công ty tăng theo các năm nhưng ở
mức độ không đáng kể. Và càng ngày thì sự sàng lọc càng khắt khe hơn để các cán
bộ công nhân viên có những kinh nghiệm cần thiết công ty sẽ không mất thời gian
và tiền cho những khóa đào tạo
- Về quy mô vốn
Công ty Đại Chân Trời là công ty liên doanh với công ty TNHH một thành viên
Thăng Long nên cổ đông của Công ty là Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp
Thăng Long (bên Việt Nam) góp 30% vốn pháp định; United Land & Trading Pte,
Ltd và Cesma International Pte, Ltd (bên Singapore) lần lượt góp 55,46% và
14,54% vốn pháp định. Nguồn vốn có xu hướng tăng lên theo các năm nhất là
những năm đầu khi đi vào ổn định kinh doanh 2001,2002,2003 thì công ty đầu tư
một lượng vốn khá lớn vào trang thiết bị, các tài sản cố định, những năm sau thì
nguồn vốn được đầu tư thêm vào bất động sản dài hạn
- Về doanh thu của công ty những năm qua
Doanh thu của công ty là một yếu tố để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty.
Nhìn chung doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên theo các năm. Doanh thu

bình quân của công ty là 1106561.3 USD, mức doanh thu trên là tương đối lớn so
với một công ty mới thành lập và đi vào kinh doanh.
- Về lợi nhuận của công ty những năm qua
Những năm đầu khi mới đi vào kinh doanh lợi nhuận của công ty còn khá thấp.
Năm 2001 lợi nhuận của công ty là 15025 USD sau đó có xu hướng tăng mạnh qua
các năm đến năm 2009 lợi nhuận của công ty là 502776 USD cao hơn hẳn so với lợi
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
nhuận năm 2010, chứng tỏ phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty là hợp
lý phù hợp với những điều kiện ban đầu của công ty.
1.2.4. Khó khăn và thuận lợi của công ty những năm qua và hiện tại
1.2.4.1. Khó khăn
Trong thời gian từ khi thành lập đến nay công ty gặp nhiều khó khăn. Khi mới
thành lập hoạt động kinh doanh của công ty chưa được đẩy mạnh chưa thu hút được
khách hàng doanh thu du lịch còn thấp thậm chí lợi nhuận những năm đầu còn âm.
Khủng hoảng kinh tế làm cho tất cả các công ty đều có xu hướng thu hẹp hoạt
động kinh doanh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mở rộng quy mô
kinh doanh của công ty.
1.2.4.2. Thuận lợi
Việt Nam đang có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài do đó đã tạo điều
kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài vào đầu tư ở nước ta. Luật đầu tư nước ngoài
đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp hơn cùng với các chủ trương chính sách…
đều hướng tới xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, hiệu quả, tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư
Chính sách thuế ngày càng hoàn chỉnh hơn, mục đích của các sắc thuế rõ ràng
hơn, đối tượng chịu thuế được mở rộng, mức thuế suất cũng có nhiều ưu đãi cho các
cơ sở kinh tế
Chính sách thương mại: Quốc hội thông qua luật thương mại(4/97) đã tạo cơ sở
pháp lý cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nói chung.

Những chính sách ưu đãi và nền kinh tế ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có
được những thuận lợi khi quyết định bỏ vốn ra đầu tư.
Ngoài những thuận lợi do yếu tố bên ngoài đem lại cũng có những thuận lợi được
tạo ra bởi chính nội tại công ty
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, phòng ban tổ chức có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng,
ăn khớp. Nhờ đó mà các kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty luôn được
mọi người thực hiện ăn khớp với nhau.
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY DU LỊCH ĐẠI CHÂN TRỜI THỜI KỲ 2001 – 2010
2.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
của công ty thời kỳ 2001 – 2010
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền toàn bộ
thành quả lao động do những người lao động của đơn vị đó làm ra trong một thời
gian nhất định
1.1.3. Phân tích chỉ tiêu doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu
do hoạt động phục vụ các loại, bao gồm các chi phí của khách về dịch vụ hàng hóa
du lịch, trừ các chi phí cho vận tải hành khách quốc tế. Mục đích quan trọng của
mỗi công ty là đạt được doanh thu cao. Chỉ tiêu doanh thu thể hiện quy mô sản xuất
của công ty, sự biến động của doanh thu qua các năm cho ta thấy được xu thế biến
động của doanh thu. Doanh thu của công ty phát triển mạnh là chỉ tiêu dẫn đến hiệu
quả kinh doanh của công ty phát triển, cũng có thể cho thấy được hiệu quả kinh
doanh của công ty cũng như tình hình hoạt động của công ty.
Bảng 2.1. Doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2010
Năm

Chỉ tiêu
DT
(USD)
Lượng tăng
(giảm) tuyệt
đối liên hoàn
(USD)
Tốc độ
phát triển
liên
hoàn
(lần)
Tốc độ
tăng
(giảm) liên
hoàn
(lần)
Giá trị tuyệt đối
1% của tốc độ
tăng (giảm) liên
hoàn (USD)
2001 616975
2002 659468 42493 1,069 0.069 6169.75
2003 686649 27181 1,041 0.041 6594.68
2004 826515 139866 1.204 0.204 6866.49
2005 1022601 196086 1.237 0.237 8265.15
2006 1180317 157716 1.154 0.154 10226.01
2007 1262499 82182 1.069 0.069 11803.17
2008 1541862 279363 1.221 0.221 12624.99
2009 1606589 64727 1.042 0.042 15418.62

2010 1662138 55549 1.034 0.034 16065.89
BQ 1106561.3 116129.222 1.116 0.116 _
( Nguồn : Báo cáo tài chính và tác giả tính toán )
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Biểu đồ 2.1. Biểu diễn doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2010
Nhận xét: Qua biểu đồ 2.1 và bảng phân tích 2.1 ta thấy: Trong giai đoạn 2001-
2010 doanh thu bình quân đạt 1106561,3 USD thể hiện tình hình sản xuất kinh
doanh là khá tốt. Tốc độ phát triển bình quân đạt 1,034 lần tương ứng tốc độ tăng
bình quân đạt 0,116 lần thể hiện doanh thu tăng qua các năm.
Doanh thu năm 2001 là nhỏ nhất đạt 616975 USD. Nguyên nhân là do thời gian này
công ty mới thành lập chưa ổn định kinh doanh sau đó doanh thu tăng dần theo thời
gian, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thế giới
mà doanh thu của công ty vẫn ở mức 1541862 USD điều này rất đáng ghi nhận.
Năm 2010 doanh thu cao nhất đạt 1662138 USD, doanh thu của công ty là lớn nhất
và gấp 2,694 lần so với năm 2001 vì lúc này công ty đã ổn định kinh doanh và thu
hút được khá lớn lượng khách du lịch.
Tốc độ phát triển liên hoàn tương ứng với các năm đều lớn hơn 1 lần tức là doanh
thu năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt là tốc độ phát triển liên hoàn năm
2005 so với 2004 là cao nhất gấp 1,237 lần tương ứng với lượng tăng tuyệt đối liên
hoàn là 196086 USD và giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng là 8265,15 USD. Tốc độ
phát triển liên hoàn năm 2010 so với năm 2009 là thấp nhất chỉ là 1,034 lần tương
ứng tốc độ tăng là 0,034 lần, nhưng giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng lại lớn nhất
16065,89 USD
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
1.2.3. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
Bảng 2.2. Lợi nhuận sau thuế của công ty thời kỳ 2001-2010

Năm
Chỉ tiêu
LN (USD)
Lượng tăng
(giảm) tuyệt
đối liên hoàn
(USD)
Tốc độ phát
triển liên
hoàn
(lần)
Tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn
(lần)
Giá trị tuyệt
đối 1% của
tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn (USD)
2001 15025
2002 83729 68704 5.572 4.562 150.25
2003 121654 37925 1.452 0.453 837.29
2004 125346 3692 1.03 0.03 1216.54
2005 136254 10908 1.087 0.087 1253.46
2006 14316 -121938 0.105 -0.895 1362.54
2007 15952 1636 1.114 0.114 143.16
2008 295874 279922 18.547 17.547 159.52
2009 502776 206902 1.699 0.699 2958.74
2010 241467 -261309 0.48 -0.519 5027.76

BQ 155239,3 25160.222 1.361 0.361 _
( Nguồn : Báo cáo tài chinh và tác giả tính toán )
Biểu đồ 2.2. Biểu diễn lợi nhuận của công ty thời kỳ 2001-2010
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ 2.2 và bảng phân tích 2.2 ta thấy năm 2009 lợi nhuận
của công ty là lớn nhất đạt 502776 USD còn thấp nhất là năm 2006 đạt 14316USD
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
vì năm 2006 doanh thu của công ty cũng khá lớn nhưng các khoản chi phí cho
những việc khác của công ty cao nên lợi nhuận của công ty đang trên đà tăng trưởng
lại bị sụt giảm. Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng trên như cơ cấu bộ máy quản
lý đang trong quá trình chuyển đổi nên còn nhiều vấn đề mà công ty chưa khai thác
triệt để được nhằm vận dụng vào quá trình sản xuất của công ty. Lý do khác đó là
chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí
trang thiết bị, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Qua bảng 2.2 ta thấy giai đoạn 2001-2010 : Lợi nhuận bình quân đạt 155239,3 USD.
Tốc độ phát triển bình quân đạt 1,361459 lần (lớn hơn 1) tương ứng với tốc độ tăng là
0,361 lần. và tốc độ phát triển cao nhất là ở năm 2008 so với năm 2007 là 18,547 lần
do lượng tăng liên hoàn tăng 279922 USD kéo theo tốc độ tăng cũng cao nhất là
17,547 lần. Nhưng ở 2 giai đoạn là 2006 so với 2005 và 2010 so với 2009 tốc độ phát
triển và tốc độ tăng đều nhỏ hơn 1 phản ánh ở 2 giai đoạn này chiều hướng làm ăn
của công ty có phần đi xuống, các khoản chi phí của công ty chưa hợp lý mặc dù
doanh thu không nhỏ nhưng lợi nhuận lại giảm, còn lại tốc độ phát triển các năm đều
lớn hơn 1. Giá trị tuyệt đối 1% tăng năm 2010 so với năm 2009 là cao nhất đạt
5027,76 USD và thấp nhất là năm 2006 so với năm 2005 là 143,16 USD.
2.2. Phân tích các chỉ tiêu chi phí hoạt động kinh doanh du lịch của công ty
thời kỳ 2001 -2010
2.2.1. Phân tích lao động và tiền lương
Lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty.

SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Bảng 2.3. Số lao động bình quân của công ty giai đoạn 2001-2010
Năm
Chỉ tiêu số
LĐBQ
(Người)
Lượng tăng
(giảm) tuyệt
đối liên hoàn
(USD)
Tốc độ phát
triển liên
hoàn
(lần)
Tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn
(lần)
Giá trị tuyệt
đối 1% của
tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn (USD)
2001 60
2002 80 20 1.333 0.25 0.6
2003 85 5 1.062 0.062 0.8
2004 90 5 1.059 0.059 0.85
2005 100 10 1.111 0.111 0.9

2006 110 10 1.1 0.1 1
2007 120 10 1.091 0.091 1.1
2008 128 8 1.067 0.067 1.2
2009 140 12 1.093 0.093 1.28
2010 150 10 1.071 0.071 1.4
BQ 106,3 10 1. 107 0.107 _
( Nguồn : Báo cáo tài chính và tác giả tính toán )
Nhận xét : Qua bảng 2.3 ta nhận thấy : số lao động bình quân của công ty trong
thời kỳ 2001-2010 là 106,3 người và đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng
không đáng kể thể hiện ở tốc độ phát triển liên hoàn đều lớn hơn 1. Cụ thể:
Lượng tăng tuyệt đối số lao động bình quân của năm 2002 so với năm 2001 là
1,333 lần tương ứng tốc độ tăng là 0,25 lần, giá trị tuyệt đối 1% giảm là 0,6 người.
Ở 2 giai đoạn 2003 với 2004 lượng tăng tuyệt đối đều bằng 5 và 2005,2006,2007
lượng tăng tuyệt đối là 10, tốc độ phát triển những năm này cũng gần xấp xỉ nhau
chứng tỏ lượng lao động trong công ty khá ổn định qua các năm và tốc độ phát triển
cao nhất là giai đoạn 2004 so với 2003 là 1,33 lần. Và giá trị tuyệt đối 1% của tốc
độ tăng giảm liên hoàn chỉ lớn hơn 1 từ năm 2007. Nhìn chung thời kì 2001-2010
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
số lao động trong công ty có tăng thể hiện qua tốc độ phát triển bình quân là 1,107
lần và tốc độ tăng là 0,107 lần nhưng mức tăng này tương đối nhỏ chứng tỏ bộ máy
tổ chức trong công ty khá ổn định qua các năm.
Bảng 2.4. Quỹ lương của lao động trong công ty thời kỳ 2001-2010
Năm
Chỉ tiêu
quỹ
lương
(USD)
Lượng tăng

(giảm) tuyệt
đối liên hoàn
(USD)
Tốc độ phát
triển liên
hoàn
(lần)
Tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn
(lần)
Giá trị tuyệt đối
1% của tốc độ
tăng (giảm) liên
hoàn (USD)
2001 25345
2002 40687 15342 1.605 0.605 253.45
2003 60986 20299 1.499 0.499 406.87
2004 97563 36577 1.599 0.599 60.86
2005 107438 9875 1.101 0.101 95.63
2006 123422 15984 1.149 0.149 107.38
2007 130768 7346 1.059 0.059 1234.22
2008 190574 59806 1.457 0.457 1307.68
2009 205286 14712 1.077 0.077 1905.74
2010 238512 33226 1.162 0.162 2052.86
BQ 122058.1 23685.222 1.283 0.283 _

( Nguồn : Báo cáo tài chính và tác giả tính toán )
Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy :
Quỹ lương bình quân thời kỳ 2001-2010 là 122058,1 USD. Lượng tăng tuyệt đối là

23685,222 USD. Tốc độ phát triển bình quân là 1,283 lần tương ứng với tốc độ tăng
là 0,283 lần. Phản ánh quỹ lương tăng lên theo thời gian. Tốc độ phát triển các năm
đều lớn hơn 1 chứng tỏ quỹ lương năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ phát triển
cao nhất năm 2002 gấp 1,6 lần so với năm 2004. Giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng
cao nhất là năm 2010 là 2052,86 USD. Tốc độ phát triển thấp nhất là năm 2007 chỉ
gấp 1,05 lần so với năm 2006.
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
2.2.2. Phân tích nguồn vốn
Bảng 2.5. Tổng vốn, vốn chủ sở hữu, vốn ngắn hạn thời kỳ 2001-2010
CT
Năm
Tổng vốn (USD) Vốn CSH (USD) Vốn ngắn hạn(USD)
2001 2004567 1135801 145679
2002 2154234 1431557 196785
2003 4657730 2056009 205257
2004 4366728 1807227 215781
2005 4026883 1901317 226381
2006 3814095 2201219 341424
2007 3431717 2248815 345013
2008 3314677 2232863 404947
2009 3299506 1936989 269780
2010 3814161 2216579 509388
BQ 3488429.8 1916837.6 286043.5
( Nguồn : Báo cáo tài chính và tác giả tính toán )
Biểu đồ 2.3. Biểu diễn tổng vốn, vốn ngắn hạn thời kỳ 2001-2010
Nhận xét : Nhìn vào biểu đồ ta thấy : trong thời kì 2001-2010 tổng vốn của công ty
là khá lớn, tổng vốn bình quân là 3488429,8 USD. Tổng vốn tăng mạnh từ năm
2003 là 4657730 USD và giảm đi từ năm 2006 điều này có thể giải thích như sau, từ

SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
năm 2003 khi đi vào ổn định công ty đã bỏ ra 1 lượng vốn khá lớn sau đó từ năm
2006 thì chững lại do lúc này nền kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao nên
công ty đã giảm bớt mức vốn và đến năm 2010 lại tiếp tục tăng lên 3814161 USD.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng liên tục tăng và ở mức bình quân là 1916837,6
USD. Thời kì này vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng và chỉ bị sụt giảm ở năm
2009 do năm 2008 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao nên công ty
cũng không tránh khỏi những rủi ro khi đầu tư. Vốn ngắn hạn của công ty thì liên
tục tăng qua các năm và giữ ở mức bình quân là 286043,5 USD, cao nhất là năm
2008 là 404947 USD.
2.1.3. Phân tích tài sản cố định
Trang thiết bị, quy mô của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
công ty. Trang thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao động tăng,
chất lượng dịch vụ tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh,
từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhân tố này cũng tác động đến thị
trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng, đến vị thế cạnh tranh của
công ty trên thị trường. Do đó công ty luôn cải tiến, đổi mới trang thiết bị để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Bảng 2.6. Nguyên giá của tài sản cố định của công ty thời kỳ 2001-2010
Năm
Chỉ tiêu
NGTSCĐ
(USD)
Lượng tăng
(giảm) tuyệt

đối liên hoàn
(USD)
Tốc độ
phát triển
liên
hoàn
(lần)
Tốc độ
tăng
(giảm) liên
hoàn
(lần)
Giá trị tuyệt đối
1% của tốc độ
tăng (giảm) liên
hoàn (USD)
2001 347890
2002 524679 176789 1,508 0,508 3478,90
2003 845890 321211 1,612 0,612 5246,79
2004 2800670 1954780 3,311 0,311 8458,90
2005 3077340 276670 1,099 0,099 28006,70
2006 3234290 156950 1,051 0,051 30773,40
2007 3251240 16950 1,005 0,005 32342,90
2008 3256520 5280 1,002 0,002 32512,40
2009 3289370 32850 1,01 0,01 32565,20
2010 3476970 187600 1,057 0,057 32893,70
BQ 2410485,9 347675,555 1,291 0,291 _
( Nguồn : Báo cáo tài chính và tác giả tính toán )
Biểu đồ 2.4. Biểu diễn TSCĐ của công ty thời kỳ 2001-2010
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50

19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Nhận xét: Qua bảng 2.6 ta thấy trong thời kì 2001-2010 TSCĐ của công ty giai
đoạn 2001-2003 ít hơn giai đoạn 2004-201. Nguyên nhân là do những năm gần đây
quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới
cơ sở hạ tầng cũng được xây mới, cơ sở vật chất được nâng cấp.
TSCĐ bình quân đạt 2410485,9 USD đây là một con số thể hiện sự đầu tư vào
máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty khá lớn trong thời kì này.
Ta thấy tốc độ phát triển cao nhất ở giai đoạn 2004 so với 2003 là 3,311 lần chứng
tỏ giai đoạn này công ty đã bỏ ra 1 số vốn khá lớn vào TSCĐ của công ty, còn lại ở
tất cả các giai đoạn tốc độ phát triển đều lớn hơn 1 chứng tỏ TSCĐ năm sau đầu tư
nhiều hơn năm trước dẫn đến tốc độ phát triển bình quân là 1,291 lần. Năm 2008
tốc độ phát triển là 1,002 lần tốc độ tăng là 0,002 nhưng giá trị tuyệt đối 1% của tốc
độ tăng liên hoàn là khá lớn 32512,40 USD và giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng
liên hoàn cao nhất ở năm 2010 là 32893,70 USD.
Trong thời kì 2001-2010 : Lượng tăng tuyệt đối bình quân là 2410485,9 USD. Tốc
độ phát triển bình quân đạt 1,291 lần tương ứng tốc độ tăng là 0,291 lần thể hiện tài
sản cố định của công ty tăng theo thời gian.
2.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh du lịch của công ty thời kỳ
2001 – 2010
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động thời kỳ 2001 -2010
Lao động trong du lịch là một trong những yếu tố nguồn lực cơ bản có nhiều ảnh
hưởng đến việc sử dụng các yếu tố nguồn lực hoạt động kinh doanh khác. Hoạt
động của ngành du lịch có đặc điểm sử dụng đa dạng các loại hình lao động khác
nhau và thực tế có thể xác định số lượng lao động đối với từng loại hình hay lĩnh
vực kinh doanh. Tuy nhiên ở phạm vi toàn ngành, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao
động được xác định chủ yếu dựa trên cơ sở thống kê số lượng lao động bao gồm
toàn bộ những người đang làm việc tại các đơn vị cơ sở hoạt động.
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
20

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
Bảng 2.7. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động và thu nhập của lao
động thời kỳ 2001-2010
Chỉ
tiêu
Năm
NSLĐ tính
theo DT
W =
(USD/Người)
Tỷ suất LN trên

R =
(USD/Người)
NS tổng quỹ lương
tính theo DT
H =
(USD/USD)
Tỷ suất LN trên
tổng quỹ lương
R =
(USD/USD)
2001 10282.92 250.417 24.343 0.593
2002 8243.35 1046.613 16.208 2.058
2003 8078.224 1431.224 11.259 1.995
2004 9183.5 1392.733 8.4716 1.285
2005 10226.01 1362.54 9,5181 1.268
2006 10730.15 130.145 9.5633 0.116
2007 10520.83 132.933 9.6545 0.122
2008 12045.8 2311.515 8.091 1.552

2009 11475.64 3591.257 7.826 2.449
2010 11080.92 1609.78 6.969 1.012
Bảng kết quả phân tích
so sánh liên
hoàn
Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng quỹ lương
W R H R
2002/2001 0.802 4.179 0.666 3.462
2003/2002 0.98 1.367 0.694 0.969
2004/2003 1.137 0.973 0.756 0.644
2005/2004 1.113 0.978 1.123 0.987
2006/2005 1.049 0.095 1.005 0.091
2007/2006 0.98 1.112 1.009 1.052
2008/2007 1.145 15.939 0.838 12.830
2009/2008 0.952 1.553 0.967 1.61
2010/2009 0.965 0.448 0.89 0.405
Nhận xét : Qua bảng 2.7 và bảng phân tích ta thấy
Về hiệu quả sử dụng lao động được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: Năng suất lao động và
tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động. Kết quả tính toán cho thấy:
SV: Trần Thị Hoa Thống kê kinh doanh_K50
21

×