Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
ĐIỂM MẠNH (Strengths) 49
ĐIỂM YẾU (Weaknesses) 49
CƠ HỘI (Opportunities) 51
THÁCH THỨC (Threats) 51
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Giá trị và cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền Error: Reference
source not found
Bảng 2:Giá trị và cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng huy động Error:
Reference source not found
Bảng 3: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2009-2011)Error: Reference
source not found
Bảng 4: Dịch vụ thanh toán thẻ Error: Reference source not found
Bảng 5 : Doanh thu từ dịch vụ Error: Reference source not found
Bảng 6: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2011 của VietinBank Thái Bình. .Error:
Reference source not found
Bảng 7: Quy mô vốn đầu từ tư nâng cao NLCT thực hiện của Vietinbank Thái
Bình năm 2009- 2011 Error: Reference source not found
Bảng 8: Nguồn vốn nâng cao NLCT của Vietinbank Thái Bình Error:
Reference source not found
Bảng 9:Cơ cấu vốn đầu tư Error: Reference source not found
Bảng 10.Đầu tư vào nguồn nhân lực Error: Reference source not found
Bảng 11: Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực Vietinbank Thái Bình.
Error: Reference source not found
Bảng 12:Vốn đầu tư vào công nghệ Error: Reference source not found
Bảng 13:Kết quả hoạt động đầu tư NCNL CT của Vietinbank Thái Bình.
Error: Reference source not found
Bảng 14.Quy mô huy động vốn của một số NHTM trên địa bàn Error:
Reference source not found
tỉnh Thái Bình Error: Reference source not found
Bảng 15:Dư nợ tín dụng của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Error:
Reference source not found
Bảng 16:Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư NCNLCT Error:
Reference source not found
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 17:Chỉ tiêu năng lực tài chính của Vietinbank Thái Bình Error:
Reference source not found
Bảng 18: Nợ xấu của Vietinbank Thái Bình Error: Reference source not
found
Bảng 19: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội Error: Reference source not found
Biểu đồ 1:Vốn đầu tư vào SPDV năm 2009,năm 2010, năm 2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2:Vốn đầu tư vào hoạt động Marketing năm 2009, 2010, 2011 Error:
Reference source not found
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Vietinbank Việt Nam : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
Agribank Thái Bình :Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Thái Bình
Vietinbank : Ngân hàng Công thương
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thương
Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
HĐQT : Hội Đồng Quản Trị.
NLCT : Năng lực cạnh tranh
NC NLCT : Nâng cao năng lực cạnh tranh
VDT : Vốn đầu tư.
SPDV : Sản phẩm dịch vụ
ATM : Máy giao dịch tự động
CBNV : Cán Bộ Nhân Viên
KD : Kinh doanh
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động
chính của Ngân hàng là: huy động vốn, cho vay, thanh toán và còn có thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức nào trong nền kinh tế.
Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành
nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Trong cuộc đổi mới của nền kinh tế
nước ta hiện nay không thể phủ nhận vai trò to lớn của Ngành ngân hàng đối với
sự phát triển của đất nước nói chung và thị trường tài chính nói riêng hòa nhập
với công đồng tài chính trong khu vực và trên thế giới. Với vai trò là trung gian
tài chính, ngân hàng thương mại đã thu hút được nguồn trong nền kinh tế phục
vụ cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Cuối năm 2006 nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO dẫn tới
nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Các ngân hàng cũng mở
rộng quy mô hoạt động của mình bằng các mở thêm nhiều Chi nhánh và các
phòng giao dịch. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng quốc doanh, ngoại quốc
doanh, ngân hàng nước ngoài góp phần tạo nên sự sôi động trong thị trường tài
chính và nền kinh tế. để tồn tại các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng
hệ thống, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ có chất lượng cao và phục vụ tốt
nhất.
Trước tình hình đó em đã lựa chọn đề tài : “ Đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh
Thái Bình (Vietinbank Thái Bình ) “.Đề tài gồm 2 chương:
Chương I:Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng TMCP công thương chi nhánh Thái Bình.
Chương II:Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại
ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Thái Bình.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Từ Quang Phương và các cô chú
nhân viên tại Vietinbank Thái Bình đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành
đề tài này.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HẦNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH THÁI BÌNH
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng Công Thương Thái Bình được thành lập ngày
01/01/1991 theo quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc
Ngân hang Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp
theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng và công ty tài chính; sát nhập
ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng ngoại hối của ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Trụ sở chính đặt tại số 190- Đường Hai Bà Trưng- Thành phố Thái Bình
Từ tháng 7/2006 do Ngân hàng Công Thương yêu cầu hiện đại hóa hệ
thống ngân hàng nên Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Diêm Điền trước là
chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thái Bình đã
chuyển thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Ngày 15/04/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức ra mắt
thương hiệu mới vì thế tháng 4/2009 Ngân hàng Công Thương chi nhánh Thái
Bình được giao nhiệm vụ làm đại lý nhận lệnh chứng khoán.
Ngày 3/7/2009 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được đổi tên
thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Thái Bình
Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình
Tên tiếng anh: Vietnam joint stock Commercial Bank for Industry and
Trade
Tên giao dịch quốc tế: Vietinbank
Giám Đốc: Nguyễn Văn Thái
Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống”
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Về cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, 6 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng
giao dịch loại 2 và 6 quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế
phát triển, thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như cho vay.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Thái
Bình là huy động vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho
các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp,
kinh doanh, dịch vụ, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ như thanh toán quốc
tế…thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ cho phép.
2. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ quyết định số 704/QĐ-NHCT1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc
ngân hàng Công Thương Viêt Nam, Chi nhánh Thái Bình đã ban hành chức
năng, nhiệm vụ các phòng tổ chức tại chi nhánh như sau:
2.1 Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp
để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp, tổ chức thực hiện nghiệp vụ về
thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định.
2.2 Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trự tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai
thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của Ngân hàng Công Thương Viêt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng
2.3 Phòng tổng hợp- Quản lý tủi ro- Nợ có vấn đề
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh thực hiện kế hoạch
kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, thực hiện báo cáo
hoạt động hàng năm của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các
khoản nợ có vấn đề, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy
định của Nhà Nước.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
2.4 Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trự tiếp với khách hành, các nghiệp
vụ và công việc liên quan đến công tác tổ chức quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ
tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh
toán, xử lý hạch toán các giao dịch
2.5 Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy
định của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ứng và
thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
2.6 Tổ thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Bảo trì. Bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống
mạng máy tính của chi nhánh.
2.7 Phòng tổ chức hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi
nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của ngân hàng
Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi
nhánh
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
4
Ban giám đốc
Khối
kinh
doanh
Khối
quản lý
rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối hỗ
trợ
Phòng
giao
dịch
Quỹ tiết
kiệm
Phòn
g
khách
hàng
doan
h
nghiệ
p
Phòn
g
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
tổng
hợp
quản lý
rủi ro –
nợ có
vấn đề
Phòng
kế toán
Phòng
tiền tệ
kho
quỹ
Hưng
Hà
Hưng
Đạo
Hồng
Phon
gg
Minh
Khai
QTK số 07
QTK số 05
QTK số 02
02500002
02
QTK số 09
QTK số 08
Tổ
thông
tin
điện
toán
Phòn
g tổ
chức
hành
chính
Phụ
Dực
Vũ
Thư
Bồ
Xuyê
n
Diêm
Điền
Tiền
Hải
Đông
Hưng
Tiểu
Hoàn
g
QTK số 10
10010
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
2.8 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
3. Các hoạt động cơ bản của NHTMCP công thương Thái Bình
3.1 Hoạt động huy động vốn
Đối với bất kì ngân hàng nào vấn đề tạo vốn luôn chiếm một vị trí hết sức
quan trọng vì nó là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như
việc mở rộng quy mô hoạt động. Nếu thu hút được nguồn vốn đầu tư vào sẽ tạo
thuận lợi cho các hoạt động sử dụng vốn tín dụng tăng thêm lợi nhuận cho ngân
hàng.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh
nghiệp.Khác với các ngành kinh doanh khác, vốn tự có chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng số vốn kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ sung. Ngược lại ngân hàng là doanh
nghiệp kinh doanh tiền tệ, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn kinh
doanh chiếm tỷ trọng lớn là đi vay (dưới dạng quản lý, huy động, vay ngân hàng
cấp trên). Vốn tự có của ngân hàng thương mại quốc doanh huy động vốn cổ
phần của các tổ chức tín dụng chỉ là phần để đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt
động kinh doanh, là yếu tố pháp lý về mặt kinh tế tham gia kinh doanh tiền tệ. Vì
vậy để kinh doanh tiền tệ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng nói
chung và của Vietinbank Thái Bình nói riêng là phải tăng trưởng kinh doanh
nguồn vốn.
Thực hiện phương châm của ngành “Vay để cho vay”, do vậy chi nhánh
NH công thương Thái Bình luôn quan tâm đến công tác nguồn vốn và huy động
vốn với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và phương pháp nhằm thu hút
mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng, đáp ứng đầy đủ vốn cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh của địa phương.
Những năm gần đây Vietinbank Thái Bình đã thực hiện tốt các hình thức
huy động vốn truyền thống với nhiều các phương thức để thu hút vốn.Tăng
cường quan hệ tín dụng đã điều chỉnh được trong kế hoạch vay vốn để vốn trong
ngân hàng không những là đối tượng kinh doanh mà còn thể hiện năng lực tài
chính của ngân hàng.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 1: Giá trị và cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tổng vốn huy động 1476 100 2315 100 2894 100
Bằng Việt Nam đồng 1094 74.12 1764 76.2 2262 78.16
Bằng ngoại tệ(quy
đổi)
382 25.88 551 23.8 631 21.84
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn Vietinbank Thái Bình
năm 2009, 2010, 2011
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2010 là 2315 tỷ đồng tăng
893 tỷ đồng so với năm 2009 là 1476 tỷ đồng tương đương với mức tăng 60.5%.
Sang năm 2011 tổng nguồn vốn tăng lên thêm 579 tỷ đồng so với năm 2010 ứng
với mức tăng 25%. Sở dĩ năm 2010 có sự tăng đột biến của tổng nguồn vốn như
vậy là do nền kinh tế trong nước đã qua được giai đoạn khó khăn và đang trên đà
phục hồi. Ngoài ra theo thống kê thì nguồn vốn huy động được qua các năm
2009, 2010, 2011 so với các TCTD trên địa bàn lần lượt à 26.2%, 31.16%,
34.8% luôn xấp xỉ 1/3 tổng lượng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh
và nó có chiều hướng tăng theo từng năm trong tương lai.
Ngoài ra nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ qua các năm cũng tăng
cao cụ thể là năm 2010 số vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi là 551 tỷ đồng
tăng so với năm 2009 là 169 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 44.3%. Năm 2011
số vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi là 631 tỷ đồng tăng 80 tỷ so với năm
2010. Nhìn vào đây ta thấy năm 2011 lượng vốn huy động từ ngoại tệ giảm
nhiều so với năm 2010 nguyên nhân chủ yêu là do năm 2011 nền kinh tế đã dần
ổn định tuy nhiên lạm phát vẫn còn cao lượng ngoại tệ đổ về tỉnh là thấp, mặt
khác cũng do sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng trong địa bàn.
Qua từng năm từ năm 2009 đến 2011 tỷ trọng nguồn huy động vốn từ trong
nước tăng cao qua đó là do Vietin Thái Bình ngày một nâng cao quy mô hoạt
động cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại tiền gửi.
Bảng 2:Giá trị và cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng huy động
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
(2009-2011)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
%
VỐN HUY ĐỘNG 1476 100 2315 100 2894 100
Phân theo đối tượng huy
động
Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1284
87.0
1
2045
88.3
3
2471
85.3
8
Tiền gửi doanh nghiệp 127 8.6 255 11 350 12.1
Kỳ phiếu 11 0.74 0.4 0.01 13 0.45
Giấy tờ có giá khác 54 3.65 14.6 0.66 60 2.07
Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn 1,250
32.4
7
850
21.2
5
650
15.6
6
TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 1,800
46.7
5
1,950
48.7
5
2,400
57.8
3
TG có kỳ hạn trên 12 tháng 800
20.7
8
1,200
30.0
0
1,100
26.5
1
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn Vietinbank Thái Bình năm 2009, 2010,
2011
Qua từng năm ta thấy tiền gửi tiết kiệm dân cư ngày tăng điều đó khẳng
định vị thế của Vietinbank Thái Bình trong lòng mọi người ngày một tăng lên.
Năm 2010 lượng tiền gửi dân cư tăng lên 761 tỷ ứng với mức tăng 59.3% đạt
ngưỡng cao nhất từ trước tới giờ. Năm 2011 lượng tiền gửi dân cư là 2471 tỷ
đồng tăng 426 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 20.8% so với năm 2010.
Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ
ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền
gửi phù hợp với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói
sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…), khai thác nhiều kênh huy
động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt; đổi mới phong cách giao
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…, đặc biệt đã nâng cấp phát triển
thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới.
3.2 Hoạt động tín dụng
Để đáp ứng xu thế hội nhập đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như
hiện nay chi nhánh ngân hàng luôn đưa ra các giải pháp phát triển và đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ mới tuy nhiên dịch vụ sản phẩm truyền thống vẫn
được chú trọng vẫn nền tảng chiếm trên 70% tổng thu nhập cho ngân hàng và
ngày càng được mở rộng. Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các
năm ta thấy khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO thì hội sở ngân hàng Công
Thương đã có chỉ đạo sát sao xuống chi nhánh tỉnh Thái Bình.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Vietinbank Thái Bình tiến hành sử dụng
vốn một cách có hiệu quả nguồn vốn đó đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Ngân
hàng đã cho vay với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ, cá thể để
tiến hành sản xuất kinh doanh. Là một ngân hàng hoạt động lâu năm lại có uy tín, do
đó dư nợ cho vay hàng năm không ngừng tăng trưởng. Ngân hàng quan hệ tín dụng
với hầu hết các hộ sản xuất trong tỉnh và các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc
doanh trên địa bàn. Hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm một lượng vốn rất lớn
trong tổng nguồn vốn huy động được. Đồng thời đó cũng là hoạt động đem lại lợi
nhuận chính cho ngân hàng.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 3: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2009-2011)
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ đồng %
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
%
Tổng dư nợ 1315.1 100 2100.8 100 2650 100
Phân theo kỳ hạn
Cho vay ngắn hạn 627.4 47.7 1364.4 64.9 1,650 62.26
Cho vay trung và dài hạn 687.7 52.3 736.4 35.1 1000 37.74
Phân theo loại tiền
Việt Nam đồng 1111.4 84.5 1695.2 80.7 1,750 66.03
Ngoại tệ (quy đổi) 203.7 15.5 405.6 19.3 900 33.97
Phân theo loại hình
kinh tế
DN nhà nước 390 29.65 644.3 30.7 700 26.41
DN ngoài quốc doanh 720 54.7 1,100 52.36 1,350 50.95
Hộ gia đình và cá thể 205.1 15.65 356,5 16.94 600 22.64
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn Vietinbank Thái Bình năm 2009, 2010,
2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy các tổng dư nợ qua các năm đều tăng . Cụ thể
năm 2009 tổng dư nợ là 1315.1 tỷ đồng.Năm 2010 dư nợ tín dụng là 2100.8 tỷ
tăng so với năm 2009 là 785.7 tỷ tương ứng với mức tăng 59.74% .Năm 2011
tổng dư nợ là 2650 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2010 là 549.2 tỷ tương ứng với
mức tăng 26.15%/
Nhìn chung qua các năm dư nợ tín dụng ngày một tăng lên điều này nói lên
đường lối chính sách của Vietinbank Thái Bình là hoàn toàn đúng đắn.
Vietinbank Thái Bình đã chú trọng vào cho vay ngắn hạn điều này được thể hiện
rõ qua bảng số liệu năm 2009 cho vay ngắn hạn là 627.4 tỷ đồng thì sang năm
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
2010 đã tăng lên 1364.4 tỷ đạt mức tăng 117,5%, năm 2011 cho vay ngắn hạn là
1650 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 20.9% so với năm 2010. Đồng thời, dự
vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng cho vay dài hạn và ngắn hạn cũng đã thay đổi
theo năm 2009 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn và dài hạn thì gần như là như nhau
nhưng sang năm 2010 tỷ trọng đã thay đổi một cách rõ rệt và sang 2011 thì tỷ
trọng đó thay đổi càng rõ hơn.
Theo thống kê trên thì thị phần vốn tín dụng so với tổng vốn tín dụng của
các TCTD khác trên địa bàn của Vietinbank Thái Bình luôn chiếm hơn 25%, cụ
thể là năm 2008 chiếm 26.65% thị phần ,năm 2009 chiếm 27% và thị phần năm
2010 là 25.3%.
3.3. Các hoạt động khác:
• Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
Thanh toán trong nước: Với hệ thống giao dịch gồm: 6 phòng giao dịch loại
1, 5 phòng giao dịch loại 2 và 6 quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư
và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như cho vay cùng hệ
thống ATM trên toàn tỉnh Vietinbank Thái Bình luôn cung cấp cho khách hàng
dịch vụ với chất lượng tốt nhất.Hàng năm tổng giá trị giao dịch thanh toán trong
nước sấp xỉ 80 tỷ đồng bao gồm cả chuyển đi và nhận về ngân hàng nông nghiệp
tỉnh sau thì phân đi các huyện,các ngân hàng cơ sở.Các loại hình thanh toán rất
đa dạng như chuyển khoản qua ATM,ví điện tử VnMart, dịch vụ VNTopup (dịch
vụ VNTopup là dịch vụ cho phép chủ thể E-Partner có thể trính tiền từ tài khoản
ATM để thanh toán tiền cước điện thoại tất cả các mạng hiện hành), giao dịch
chuyển tiền trực tiếp nhằm phục vụ đa dạng cho nhu cầu khách hàng .Thanh toán
chuyển tiền tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị giao dịch như năm 2011 là
132015 món với giá trị là 24.878 tỷ đồng tăng 36846 món ,tăng với giá trị là
3.240 tỷ đồng so với năm 2010.
Thanh toán quốc tế: với mảng sản phẩm này Vietinbank Thái Bình thực
hiện mô hình tập trung thanh toán quốc tế giữa các chi nhánh và Hội sở chính
thông qua Trung tâm thanh toán.Trung tâm này được kết nối với hệ thống
mạng truyền thông của Vietinbank Việt nam giúp cho việc thanh toán giữa
trong và ngoài nước được thuận tiện. Nhờ tận dụng được mối quan hệ của
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Vietinbank Việt Nam mà Vietinbank Thái Bình có thể tiếp cận với 800 ngân
hàng đại lý tại hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này góp phần rút
ngắn thời gian Vietinbank Thái Bình phát hành, thông báo và thu xếp các yêu
cầu xác nhận tín dụng thư liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Thái Bình bao gồm 3
mảng chính đó là huy động vốn ngoại tệ, kinh doanh mua bán ngoại tệ trên thị
trường, chi trả kiều hối qua thẻ ATM E-Partner nhanh chóng thuận tiện với mức
chi phí thấp chỉ có 0.05%. Vietinbank Thái bình luôn duy trì trạng thái ngoại tệ
tuân thủ mức quy định do Vietinbank Việt Nam quy định ,triển khai các biện
pháp phòng ngừa rủi ro cũng được áp dụng để đảm bảo trạng thái ngoại tệ toàn
hệ thống được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.
• Dịch vụ thẻ
Tự hào là ngân hàng đi đầu trong việc không ngừng phát triển các tiện ích
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ thẻ, sản phẩm dịch vụ thẻ
VietinBank trong thời gian qua đã tạo được niềm tin của khách hàng và nhận
được nhiều giải thưởng từ sự đánh giá của khách hàng như: giải thưởng Dịch vụ
ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2010, Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng
nhất năm 2008 và 2010; giải Sao vàng thủ đô cho sản phẩm thẻ ghi nợ E-partner
năm 2008; chứng chỉ ISO 9001-2000 cho sản phẩm dịch vụ thẻ và giải thưởng
“Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2011” dành cho thương hiệu thẻ tín dụng
quốc tế Cremium và thương hiệu thẻ ghi nợ E-Partner.
Đến nay Vietinbank Thái Bình đã thực hiện tốt việc kết nối với hệ thống
thẻ quốc tế Visa và Master Card. Đặc biệt hiện nay Vietinbank VN đã cho phát
hành loại hình thẻ JCB-Card là loại hình thẻ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt
Nam được liên kết với công ty tín dụng JCB tại Nhật với các đặc điểm vượt trội
(như: Chi tiêu trước, trả tiền sau, miễn lãi tối đa đến 45 ngày, thanh toán hàng
hoá dịch vụ tại hơn 34 nghìn điểm chấp nhận thẻ JCB tại Việt Nam và 18 triệu
điểm chấp nhận thẻ tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.Ứng tiền mặt tại hơn 1
triệu điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. Thanh toán linh hoạt từ 10% đến
100% tổng dư nợ sao kê hàng tháng hoặc có thể thanh toán trước kỳ sao kê. Đa
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
dạng phương thức thanh toán thẻ tín dụng: thanh toán bằng tiền mặt, trích nợ tự
động từ tài khoản thẻ/CA, chuyển khoản từ tài khoản thẻ ATM của VietinBank
và chuyển tiền từ tài khoản mở tại bất kỳ ngân hàng nào khác. Mua hàng trả
góp tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới với lãi suất ưu đãi và thời
hạn trả góp lên đến 24 tháng. Thực hiện thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ nào
trên thế giới.), tích cực triển khai hợp tác với các Tổ chức thẻ quốc tế khác (như
Visa, v.v. ) đồng thời triển khai các sản phẩm thẻ thuộc hệ thống thẻ nội địa lớn
nhất Việt Nam của Vietinbank Việt Nam là E-Partner VN với đa dạng cái loại
hình thẻ nợ khác nhau,… nhằm tăng nhiều lựa chọn và dịch vụ cung cấp tới
khách hàng. Vietinbank Thái bình luôn cung cấp những sản phẩm có chất
lượng cao,tạo nên sự thuận tiện cho các khách hàng.Vì vậy mà được khách
hàng tín nhiệm sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng.Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4: Dịch vụ thanh toán thẻ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Tổng số thẻ phát hành
(thẻ)
19089 38346 67751
a.Thẻ ghi nợ nội địa 18999 22321 35816
b.Thẻ lập nghiệp 15865 31425
c.Thẻ quốc tế
Visa,Master,JCB-Card
90 160 510
2.Số dư trên tài khoản phát
hành thẻ (tỷ đồng )
1589.32 980.5 30.25
3.Doanh thu từ dịch vụ thẻ
(tỷ đồng )
11.5 18.9 29.5
Nguồn:Tổng hợp Báo cáo tổng kết công tác tin học năm 2009,năm 2010 và
năm 2011.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Nhờ có việc ứng dụng những công nghệ mới nhất ,đáp ứng được các yêu
cầu khó tính nhất của khách hàng ,và với hàng loạt các sản phẩm thẻ mới, tiện
dụng, nên Vietinbank Thái Bình đã được các khách hàng tín nhiệm,tin tưởng sử
dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng cụ thể năm 2009 NH phát hành được 19089 thẻ
thì đến năm 2011 đã là 67751 tăng gấp 3.6 lần,đồng thời phần thu được từ dịch
vụ thẻ cũng tăng lên từ 11.5 tỉ đồng năm 2009 đến 18.9 tỷ trong năm 2010. Năm
2011 phí thu được là 29.5 tỷ tăng 18 tỷ tương ứng với mức tăng 156% so với
năm 2009. Sở dĩ có mức tăng trưởng mạnh như thế là do Vietinbank Thái Bình
đã triển khai các hình thức Marketing các dòng sản phẩm mới với tính quốc tế
cao và tiện dụng như Visa , Master, JCB- Card đây là dòng sản phẩm mục tiêu
của Vietinbank VN cũng như Vietinbank Thái Bình. Chính vì sự tiện dụng cũng
như thông dụng của loại hình sản phẩm này mà lượng thẻ quốc trong năm 2011
tăng lên đến 510 thẻ tăng so với năm 2009 là 420 thẻ điều này cho thấy tuy Thái
Bình là một tỉnh được xem là thuần nông, ngành công nghiệp không phát triển
mạnh nhưng loại hình thẻ thanh toán quốc tế lại có mức tăng trưởng cao, điều
này cho thấy thị phần cùa loại sản phẩm này trong địa bàn tỉnh là rất cao và nó sẽ
đem lại lợi nhuận không hề nhỏ cho Vietinbank Thái Bình trong tương lai.
• Kinh doanh vàng bạc: Hoạt động dịch vụ kinh doanh vàng bạc của
Vietinbank Thái bình luôn đảm bảo uy tín về chất lượng,kiểu dáng đáp ứng với
nhu cầu thị trường.Bên cạnh việc khai thác nguồn vàng ,bạc tại công ty vàng bạc
của Vietinbank Việt Nam thì Vietinbank Thái bình còn khai thác các nguồn vàng
có thương hiệu trên thị trường,tích cực khai thác và quảng bá thương hiệu vàng
đá quý của công ty vàng bạc đá quý Vietinbank Việt Nam.Hiện nay trong điều
kiện giá cả vàng bạc không ổn định,có nhiều diễn biến phức tạp trên thị trường
nhưng Vietinbank Thái Bình vẫn luôn tăng trưởng về doanh số mua bán và lãi
kinh doanh vàng bạc.
• Hoạt động sản phẩm mới
Vietinbank Thái Bình đã có nhiều nỗ lực nhất trong việc triển khai việc
phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ giá trị gia tăng như: gửi và rút tiền nhiều
nơi, huy động tiết kiệm bảo đảm giá trị theo vàng; xây dựng thành công chương
trình kết nối Vietinbank với các Công ty chứng khoán. Đặc biệt, Vietinbank Thái
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bình trở thành một trong những ngân hàng tiên phong trong việc phát triển các
sản phẩm Mobile Banking: SMS banking, các loại thẻ nợ E-Partner đa dạng
phong phú nhắm vào tất cả các đối tượng, các loại hình thẻ thanh toán quốc tế
đặc biệt là JCB-Card trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra Vietinbank Thái bình còn
triển khai sản phẩm hợp đồng bảo hiểm hợp tác với tập đoàn Aviva của anh mở
công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva,làm đại lý
chứng khoán,triển khai chương trình hợp tác với Viettel……
Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng khoảng 30%
trong tổng doanh thu của ngân hàng,chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng doanh thu
của ngân hàng .Cơ cấu doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng như sau:
Bảng 5 : Doanh thu từ dịch vụ.
Đơn vị:tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Doanh thu từ DV thanh toán 4.523 6.87 8.15
Doanh thu từ DV kinh
doanh ngoại tệ.
4.213 5.435 7.812
Doanh thu từ DV thẻ 11.5 18.9 29.5
Doanh thu từ DV kinh
doanh vàng bạc
0.658 0.891 1.321
Doanh thu từ DV sản phẩm
mới
3.458 4.31 4.9
Doanh thu từ DV khác 1.3 2.5 3.9
Tổng cộng 25.652 38.906 55.583
Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của Vietinbank Thái Bình
năm 2009,2010 và 2011.
Bảng trên cho ta thấy doanh thu từ các dịch vụ kinh doanh tăng đều hàng
năm.Năm 2010 tổng doanh thu là 38.906 tỷ đồng đã tăng so với năm 2009 là
13.254 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 51.6 % .Đến năm 2011 tổng doanh thu
là 55.583 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 16.677 tỷ đồng tương ứng với mức
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
tăng 42.8 %. Trong cơ cấu doanh thu dịch vụ ta thấy doanh thu từ thẻ là có tỉ
trọng lớn nhất ,tiếp đó là đến nguồn thu từ DV thanh toán , kinh doanh ngoại tệ
và dịch vụ sản phẩm mới.
Năm 2009 Vietinbank Thái bình mới triển khai hoạt động sản phẩm mới
như phát hành thẻ ATM ,chuyển tiền với nhiều hình thức mới ,xây dựng cơ sở
hạ tầng triển khai hệ thống mạng truyền thông liên kết với hệ thống mạng của
Vietinbank Việt Nam vì vậy nên chưa tạo ra được nhiều doanh thu ,nhưng đến
năm 2010 ,năm 2011 thì hệ thống đã đi vào hoạt động nên doanh thu từ DV
thẻ ,dịch vụ sản phẩm mới ( bao gồm sản phẩm MOBILE BANKING ,hợp tác
bảo hiểm với tập đoàn Aviva và làm đại lý chứng khoán ) tăng nhanh.
3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh khó khăn của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế
giới, Vietinbank Thái Bình đã không những vượt qua các khó khăn ,thách thức
mà còn đạt được những kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được các kết quả
kinh doanh của Vietinbank Thái Bình qua bảng sau đây:
Bảng 6: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2011 của VietinBank Thái Bình
ĐVT: tỷ đồng
2009 2010 2011
TỔNG THU NHẬP 160.9 214.2 244
Lãi tiền gửi 70 94 103
Lãi tiền vay 80 102.2 118
Lãi khác 10.9 18 23
TỔNG CHI PHÍ 135.2 163 198
Lãi tiền gửi 55.3 57 56
Lãi tiền vay 60.9 79 98
Chi phí khác 19 27 44
LỢI NHUẬN 25.7 51.2 46
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn Vietinbank Thái Bình năm
2009, 2010, 2011
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Các kết quả trên đây cho thấy các hoạt động của Vietinbank Thái Bình
những năm vừa qua có sự tăng trưởng khá tốt tổng vốn huy động và dư nợ tín
dụng tăng dần theo từng năm.Chính vì thế nên tổng thu nhập cũng tăng lên theo
từng năm cụ thể là: Năm 2009 tổng thu nhập là sấp sỉ 160.9 tỷ đồng. Năm 2010
tổng thu nhập là 214.2 tỷ đồng tăng 53.3 tỳ đồng so với năm 2009 ứng với mức
tăng 33.13%. Sang năm 2011 tổng thu nhập tăng 29.8 tỷ đồng tương ứng với
mức tăng 13.9% nâng tổng thu nhập năm 2011 lên 244 tỷ đồng.
Cùng với mức tăng về tổng thu nhập thì chi phí cũng tăng theo qua các năm
cụ thể là: Năm 2009 tông chi phí là 135.2 tỷ đồng thì lợi nhuận đạt 25.7 tỷ đồng.
Sang năm 2010 do ngân hàng chủ động đầu tư năng cao trang thiết bị máy móc
cũng như cải cách bộ máy giao dịch nên nâng tổng chi phí lên 163 tỷ đồng. Nhờ
vậy mà Viettinbank Thái Bình đã đạt được một số thành tựu nhất định một trong
số đó là đã nâng lợi nhuận năm 2010 lên 51.2 tỷ đồng tăng tới 106.22% so với
năm 2009. Nhờ có kết quả trên nên VietinBank Thái Bình đã mạnh dạn đầu tư
nâng cao chất lượng giao dịch và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới hiện đại
nên tổng chi phí năm 2011 tăng lên 198 tỷ đồng nhưng do tình hình kinh tế năm
2011 gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nên dù có nhiều cải cách và đã được
đầu tư thêm nhiều trang thiết bị nhưng lợi nhuận đạt được không cao chỉ đạt 46
tỷ đồng giảm so với năm 2010.
Nhìn chung lợi nhuận của VietinBank Thái Bình qua các năm là tương đối
cao mặc dù nền kinh tế chung trên địa bàn tình gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ
các chinh sách đúng đắn nên hoạt động kinh doanh của VietinBank Thái Bình
luôn giữ được ở mức ổn định và tăng trưởng cao so với các TCTD trên địa bàn.
II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TẠI VIETINBANK THÁI BÌNH.
1. Quy mô vốn đầu tư nâng cao NLCT tại Vietinbank Thái Bình.
Giai đoạn năm 2009 – 2011 nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu vượt qua
được khủng hoàng tuy nhiên quá trình phục hồi còn rất nhiều khó khăn ,đó là
tình hình lạm phát gia tăng ,giá trị VNĐ bị suy giảm dẫn đến sự đầu cơ vàng
làm cho giá vàng của thị trường trong nước lên xuống thất thường …đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống NHTM.Vietinbank Thái bình cũng
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó . Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng
chất lượng cuộc sống thì mỗi ngày được nâng cao. Vấn đề cấp thiết được đặt ra
là làm sao cho khách hàng tin và gửi gắm lựa chọn Vietinbank? Chính vì thế
việc nâng cao chất lượng dịch vụ hay nói các khác là NCNL CT ở Vietinbank
Thái Bình là rất cấp bách và được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy nguồn vốn cho đầu
tư nâng cao NLCT ở ngân hàng Vietinbank Thái Bình luôn tăng qua từng năm.
Bảng 7: Quy mô vốn đầu từ tư nâng cao NLCT thực hiện của Vietinbank
Thái Bình năm 2009- 2011 .
Đơn vị:tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn NC NLCT 40.6 49.6 56.2
Vốn đầu tư NC NLCT
thực hiện
15.6 19.2 24.4
VĐT thực hiện/nguồn
VĐT
38.42% 38.7% 43.41%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của Vietinbank Thái bình năm
2009,2010 và năm 2011.
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư NLCT tăng theo từng năm .Năm
2009 vốn đầu tư là 40.6 tỷ đồng,năm 2010 vốn đầu tư là 49.6 tỷ đồng tăng 9 tỷ
đồng .Năm 2011 vốn đầu tư là 56.2 tỷ đồng tăng với năm 2010 là 6.6 tỷ đồng
.Vốn đầu tư thực hiện tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011.
Trong năm 2008 Vietinbank Thái Bình đã triển khai mua thiết bị đường
truyền internet thế hệ mới ,kí hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ truyền
thông ,đảm bảo điều kiện triển khai chương trình hiện đại hóa công tác thanh
toán ngân hàng và kế toán khách hàng IPCAS ,chương trình thông tin báo cáo
trên hệ thống Foxpro …,đào tạo nhân viên. Năm 2009 đầu tư nâng cấp dịch vụ
chuyển tiền nhanh với phần mềm mới hiện đại nhất hiện nay đồng thời triển khai
hoạt động kinh doanh các sản phẩm thẻ mới…. .Năm 2011 bảo dưỡng và duy trì
hệ thống thông tin. Tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đầu tư chiếm
khoảng 40 % vốn tổng vốn đầu tư là một con số khá cao chứng tỏ sự chú trọng
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
của Vietinbank Thái Bình đối với hoạt động đầu tư NC NLCT.
2.Nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT của Vietinbank Thái Bình.
Ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao NLCT nên
Vietinbank Thái Bình luôn chú ý đến nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT. Nguồn
vốn này được hình thành chủ yếu là từ lợi nhuận giữ lại cùa ngân hàng và một
phần nhỏ là từ Vietinbank VN. Hàng năm tùy vào báo cáo tài chính dự kiến của
các kế hoạch đầu tư NC NLCT trong năm mà lượng vốn đầu tư nâng cao NLCT
tăng thêm là nhiều hay ít và nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Nguồn vốn nâng cao NLCT của Vietinbank Thái Bình
Đơn vị:tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận hàng năm 25.7 51.2 46
VĐT NC NLCT tăng
thêm
12 9 6.6
VĐT NC NLCT tăng
thêm/Lợi nhuận
46.7% 17.6% 14.35%
Tốc độc gia tăng VĐT
NC NLCT
50% -25% -26.7%
Nguồn vốn NC NLCT 40.6 49.6 56.2
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của Vietinbank Thái bình năm
2009,2010 và năm 2011.
Năm 2009 nhờ vào gói kích cầu của nhà nước hỗ trợ tớ 4% lãi suất cho các
doanh nghiệp chính vì thế nên lượng doanh nghiệp đi vay vốn tăng lên rất nhiều.
Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên Vietinbank Thái Bình không thể bỏ
lỡ cơ hội này. Chính bởi thế nên VĐT NC NLCT trong năm 2009 của
Vietinbank Thái Bình tăng cao chiếm tới 46.7% lợi nhuận năm và có tốc độ gia
tăng so với năm 2008 là 50%. Sang năm 2010 và năm 2011 thì VĐT NC NLCT
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
tẳng thêm giảm đi so với năm 2009.
3. Nội dung đầu tư nâng cao NLCT của Vietinbank Thái Bình.
Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao NLCT phân bổ cho các nội dung thực hiện giai
đoạn 2009 – 2011 của ngân hàng Vietinbank Thái Bình được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 9:Cơ cấu vốn đầu tư
Đơn vị :tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 20105 Năm 2011
Vốn
đầu tư
Tỉ
trọng(%)
Vốn
đầu tư
Tỉ
trọng(%)
Vốn
đầu tư
Tỉ
trọng(%)
Đầu tư phát
triển nguồn
nhân lực
2.34 15 3.1 16.15 3.4 14
Đầu tư vào
công nghệ
8.26 53 9.7 50.5 12.96 53.06
Đầu tư vào
hoạt động
Marketing
1.8 11.5 2.3 12 3.5 14.34
Đầu tư vào
SPDV
3.2 20.5 4.1 21.35 4.54 18.6
Tổng VĐT 15.6 100% 19.2 100% 24.4 100%
Nguồn:Tổng hợp báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank Thái Bình năm
2009,năm 2010 và năm 2011.
Thứ nhất: Nhìn chung về mặt số liệu ta thấy vốn đầu tư vào tất cả các hoạt
động của Vietinbank Thái bình đều tăng dần theo thời gian. Cụ thể là vốn đầu
tư phát triển nguồn nhân lực năm 2009 là 2.34 tỷ đồng ,sang năm 2010 đã tăng
lên 3.1 tỷ và đến năm 2011 thì tăng lên 3.4 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào công nghệ
năm 2009 là 8.26 tỷ đồng, sang năm 2010 là 9.7 tỷ đồng, năm 2011 là 12.96 tỷ
đồng. Vốn đầu từ vào hoạt động Marketing năm 2009 là 1.8 tỷ đồng, năm 2010
là 2.3 tỷ đồng sang năm 2011 tăng lên 3.5 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào SPDV năm
2009 là 3.2 tỷ đồng , năm 2010 là 4.1 tỷ đồng và đến năm 2011 là 4.54 tỷ đồng.
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Thứ hai: Về tỷ trọng của VĐT trong cơ cấu đầu tư thì vốn đầu tư cho phát
triển nguồn nhân lực và đầu tư vào công nghệ luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
vốn đầu tư. Điều này được lý giải vì Vietinbank Thái Bình luôn quan niệm chất
lượng đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của
Ngân hàng đồng thời muốn có sự phát triển bền vững thì luôn phải đa dạng hóa
sản phẩm dịch vụ ,đưa ra các sản phẩm dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng.
Xu hướng chung ở hầu hết các thị trường là tập trung phát triển thẻ ghi nợ
nội địa để khẳng định vị thế của mình trên thị trường, sau đó, khi thị trường thẻ
nội địa đã chuyển sang xu hướng bão hòa, các ngân hàng sẽ chuyển dần sang
khai thác những dòng sản phẩm quốc tế (tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế). Tại
các Ngân hàng ở Thái Bình hiện nay cũng đang trong giai đoạn thẻ nội địa chiếm
tỷ lệ chi phối (73% số lượng thẻ phát hành là thẻ ghi nợ nội địa), nhưng điều đó
không có nghĩa là thị trường thẻ nội địa đã bước vào giai đoạn bão hòa bởi lẽ số
lượng thẻ phát hành càng nhiều thì lượng “thẻ ngủ” cũng càng lớn (Theo tính
toán của một lãnh đạo Hội Thẻ VN, ngân hàng nào có lượng khách hàng sử dụng
thẻ thường xuyên thì số lượng thẻ “ngủ” cũng khoảng 30%). Thị trường thẻ sẽ
tiếp tục phát triển, điều đó là không phủ nhận nhưng chắc chắn sẽ không thể mở
rộng mãi. Những khách hàng dễ tiếp nhận thẻ trong thanh toán cơ bản đã được
các ngân hàng khai thác gần hết. Bởi thế trong thời gian tới Vietinbank Thái
Bình cần phải đưa ra nhưng giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến với mình.
Muốn vậy thì phải tập trung đầu tư vào công nghệ, áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản phẩm giúp tăng tính thuận tiện và làm hài lòng khách hàng.Về
tỉ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư thì tỉ trọng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực và
công nghệ có xu hướng giảm dần,tỉ trọng vốn đầu tư cho SPDV có xu hướng
tăng lên. Điều này đã phản ánh xu hướng chuyển dịch từ đầu tư về chiều rộng
( công nghệ,nhân lực ) sang đầu tư về chiều sâu ( SPDV ) trong định hướng đầu
tư của Vietinbank Thái Bình. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ qua
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
3.1. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng và có mật độ dân số cao với dân số
SV: Lương Thanh Phúc - Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
21