TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
******
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MINH PHÚ TRÊN THỊ TRƯỜNG
MIỀN BẮC
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đinh Lê Hải Hà
Họ và tên sinh viên : Lưu Ngọc Tú
Mã Sinh Viên : CQ515060
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Thương Mại
Lớp : Thương Mại 51 C
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : Đợt I năm 2013 ( từ 19-1-2013 đến 19-5-
2013)
Hà Nội - 05/2013
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu độc lập của tôi, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu
khảo sát thực tế.
Các số liệu, bảng biểu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện
Lưu Ngọc Tú
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
MỤC LỤC
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh,
nếu đảm bảo thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra tích lũy và cai thiện đời sống cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm phải cần được đẩy
mạnh và phát triển không ngừng ở doanh nghiệp.
Để cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm có thể đạt được hiệu quả cao hơn và
đồng thời tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong dài hạn thì mỗi doanh nghiệp cẩn phải
ý thức và xây dựng cho mình một mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm vững chắc, mà
ở đó các trung gian trong mạng lưới kênh luôn có được sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ
lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu dài hạn của cả kênh. Tuy nhiên, trên thực tế
không ít doanh nghiệp xây dựng mạng lưới kênh phân phối cho riêng mình nhưng
hoạt động chưa thực hiệu quả.
Công ty cổ phần thép Minh Phú là một doanh nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều thách thức trong vấn đề xây dựng và phát triển, hoàn thiện mạng lưới kênh
phân phối của mình. Làm thế nào để có thể xây dựng được một mạng lưới kênh
phân phối vững chắc từ đó thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một trong
những vấn đề lớn hiện nay của công ty. Với lý do cấp thiết từ thực tiễn đó, em đã
lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần
thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc” làm đề tài thực tập.
Đề tài thực tập sử dụng những cơ sở lý luận khoa học về kênh phân phối kết
hợp với nghiên cứu từ thực tiễn để đánh giá thực trạng hoạt động hệ thống phân
phối của công ty cổ phần thép Minh Phú hướng tới việc hoàn thiện hệ thống kênh
phân phối tại thị trường miền Bắc nhằm góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Với mục đích đó đề tài thực tập sẽ tập trung giải quyết một
số nhiệm vụ như: Đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức kênh, các biện pháp quản
lý kênh phân phối của công ty trên thị trường miền Bắc và đưa ra những giải pháp
hoàn hiện kênh phân phối.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động kênh phân phối của công
ty cổ phần thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc những năm gần đây. Từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty trên cơ sở nghiên cứu
lý luật và thực tiễn
2.2.Mục tiêu cụ thể
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
- Tìm hiểu tình hình cơ bản của công ty
-Tìm hiểu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian gần đây
+Những thành tích đạt được của công ty
+Những hạn chế và khó khăn còn tồn tại
-Tìm hiểu tình hình tổ chức và hoạt động của kênh phân phối của công ty nhưng
năm gần đây
+Mục tiêu phân phối
+Cách lựa chọn kênh
+Cách phát triển kênh phân phối
+Phương pháp quản trị kênh
-Đánh giá được kết quả hoạt động của kênh phân phối của công ty trên thị trường
miền Bắc
-Tìm hiểu những quan điểm và định hướng chiến lược của công ty về tổ chức và
quản lý kênh phân phối trên thị trường miền Bắc trong 5 năm tới
-Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kênh phân phối của công ty cổ phần
thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động kênh phân phối của
công ty cổ phần thép Minh Phú
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: hoạt động phân phối của công ty cổ phần thép Minh Phú trên thị
trường Miền Bắc.
+Thời gian: Từ 01/01/2010 đến ngày 30/12/2012
+Nội dung: Nghiên cứ tình hình hoạt động và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kênh
phân phối của công ty cổ phần thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp tại trụ sở chính của
công ty Minh Phú ở Long Biên, Hà Nội
-Phương pháp phân tích thông tin: xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán
học, trên Excel
-Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp với những quản lý để nắm tình hình
thực tế hoạt động kênh phân phối bán lẻ tại thị trường miền Bắc của công ty
5.Kết cấu
Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thép Minh Phú
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Chương 2: Thực trạng hoạt động và tổ chức kênh phân phối của công ty cổ
phần thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần
thép Minh Phú trên thị trường miền Bắc
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THÉP MINH PHÚ
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên chính thức : Công ty Cổ phần thép Minh Phú
Tên giao dịch : MINHPHU STEEL JSC
Mã số Thuế : 0102698961
Ngày cấp : 1/4/2008
Địa chỉ trụ sở : Khu CN Hà nội-Đài Tư, 386 Nguyễn Văn Linh, P.Phúc Lợi, Quận
Long Biên, Hà Nội
Điện thoại : (04) 38759045
Tên giám đốc : Vương Tiến Đạt
Công ty Cổ Phần thép Minh Phú hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh Công ty cổ phần số 0102698961 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 1 tháng 4 năm 2008. Sau khi được thành lập, với sự cố gắng của
toàn bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên thì quy mô kinh doanh của công
ty ngày một phát triển.
Sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi trên toàn thị trường miền Bắc.
Xác định chiến lược phát triển bền vững của công ty là luôn nâng cao chất lượng
sản phẩm là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Minh Phú đã không ngừng cải tiến,
đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để làm cơ sở phát triển bền
vững, từng bước mở rộng thị phần trên cả nước. Chỉ hơn 5 năm phát triển, Minh
Phú đã khẳng định thương hiệu của mình, cũng như duy trì tốc độ phát triển thị
phần rất cao tại thị trường miền Bắc.
Quá trình phát triển
Năm 2008, công ty cổ phần thép Minh Phú được thành lập, với công nghệ
hiện đại về sản xuất các sản phẩm về thép của Ý. Thương hiệu Minh Phú đang
trong quá trình xây dựng uy tín, thương hiệu và sự tin tưởng tuyệt đối với khách
hàng.
Năm 2009, Minh Phú có khả năng cung cấp cho thị trường hơn 40.000 tấn tôn/
năm.
Năm 2010, tổng công suất của nhà máy trên 50.000 tấn tôn/ năm.
Năm 2011, Minh Phú cung cấp ra thị trường trên 65.000 tấn tôn/ năm.
Năm 2012, năng lực sản xuất của công ty có một nhà máy sản xuất tôn với
công suất là 50.000 tấn tôn kẽm/ năm và 35.000 tấn tôn màu/ năm. Hiện tại, các dây
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
chuyền sản xuất của Minh Phú đang hoạt động 100% công suất thiết kể để đáp ứng
các đơn hàng theo yêu cầu.
1.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1.Chức năng
Trải qua quá trình hơn năm năm hình thành xây dựng và phát triển, công ty cổ
phần thép Minh Phú đã lớn mạnh cả về năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ, cũng
như khẳng định được chất lượng và uy tín với mọi khách hàng gần xa.Trong đó,
công ty thép Minh Phú là một đơn vị sản xuất - kinh doanh với các chức năng như
sau:
• Sản xuất các loại tôn thép: tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, thép ống, thép hộp, thép
hình và các sản phẩm từ thép cuộn.
• Mua bán sắt thép các loại
• Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.
• Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Công ty Cổ phần thép Minh Phú là một doanh nghiệp cổ phần có giấy phép kinh
doanh, được mở tài khoản riêng trong ngân hàng và trong các hoạt động kinh tế của
công ty, công ty phải chịu mọi trách nhiệm vật chất và pháp luật về các cam kết của
mình đối với mọi tổ chức và cá nhân theo hợp đồng kinh tế.
1.2.2.Nhiệm vụ
Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tìm kiếm lợi nhuận để:
Chấp hành các chính sách chế độ và nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện đầy đủ
các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước.
Đảm bảo có lợi nhuận có tích luỹ để tái sản xuất và mở rộng sản xuất - kinh doanh.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ đáp ứng yêu cầu
phát triền sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chính sách chế độ tiền lương, bảo
hiểm xã hội, an toàn và bả vệ lao động với cán bộ nhân viên, chăm lo đời sống
của nhân viên trong công ty.
1.3.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1.Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần thép Minh Phú là sản xuất và phân
phối các loại tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm 55%), tôn mạ kẽm, tôn mạ màu
và các loại sản phẩm thép công nghiệp. ản phẩm thép của công ty phục vụ cho các
công trình xây dựng công nghiệp – dân dụng, các ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí
nội ngoại thất, chế tạo điện cơ, cơ khí chính xác và các sản phẩm dập tạo hình.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Rào cản gia nhập ngành thép tương đối lớn.Khi hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm thép đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn. Nguyên liệu đầu vào
hầu hết và nhập khẩu từ các nước như Nga, Trung Quốc, Đài Loan, đây là đặc
điểm bất lợi trong việc sản xuất kinh doanh vật liệu thép. Do phụ thuộc vào nhập
khẩu mà doanh nghiệp bị bị động trong việc thu mua nguyên liệu và giá cả nguyên
liệu đầu vào. Điều này ảnh hướng trực tiếp đến sản xuất và giá cả đầu ra của doanh
nghiệp. Hơn nữa, lĩnh vực này yêu cầu gắt gao về trình độ, công nghệ không phải
dễ dàng có thể tiếp cận và tài trợ cho những chu trình sản xuất khép kín. Doanh
nghiệp không dễ dàng để có được những hợp đồng tiêu thụ thép lớn nếu không có
thâm niên lâu năm và các mối quan hệ đối tác trong nghề Vì vậy, Minh Phú đang
tiếp tục nỗ lực để phát triển và củng cố vị thể của mình trên thương trường. Đặc biệt
trong những giai đoạn nhu cầu xây dựng đang giảm do sự đi xuống của thị trường
bất động sản.
1.3.2.Đặc điểm thị trường
Công ty cổ phần thép Minh Phú ( tên giao dịch: MinhPhu Steel JSC) được
thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh ngày 1 tháng 4 năm 2008 do Sở kế hoạch
đầu tư thành phố Hà nội cấp. Tuy mới thành lập nhưng công ty đã có những bước
phát triển vượt bậc về cả năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên
liệu sản xuất của công ty không chỉ giới hạn trong nước mà còn được cung cấp bởi
các nhà cung cấp có uy tín trên thế giới như: Nhật bản , Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nam
Phi để có thể tránh được tình trạng thiếu nguyên vật liệu sản xuất đầu vào. Từ đó
công ty có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, thương xuyên và bất thường,
công ty luôn phải dự trữ nguyên vật liệu ở mức cao.
Nguyên liệu cơ bản vẫn là các chủng loại thép cuộn thường, tôn cuộn, thép
tấm và các vật tư phụ khác như kẽm, sơn, nhiên liệu LPG Hiện nay, nguồn nguyên
liệu của công ty chủ yếu từ hai nguồn là nhập khẩu và nội địa.
• Nguồn nhập khẩu: chiếm khoảng 70% trên tổng lượng đầu vào của công ty,
chủ yếu la từ một số thị trường lớn trên thế giới có ngành công nghiệp thép
phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Hàn Quốc,
• Nguồn nội địa: chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đầu vào toàn công ty.
Công ty thường nhập các nguyên liệu thép từ một số nhà cung cấp trong
nước như: công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu, Công ty TNHH Thép Việt
Nga, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Vạn Thành,
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Bảng 1.1: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho công ty
STT Nguyên liệu Tên nhà cung cấp Quốc gia
1 Thép cuộn các loại Cty CP Hưu Liên Á Châu Việt Nam
2 Thép cuộn các loại Cty TNHH Thép Việt Nga Việt Nam
3 Thép cuộn các loại Cty CP SX&TM thép Vạn
Thành
Việt Nam
4 Thép cuộn các loại Asia United Int’l Tranding
Limited
Trung Quốc
5 Thép cuộn các loại Novexco Ltd Nga
6 Thép cuộn các loại Synn Industrial Co Ltd Đài Loan
7 Thép cuộn các loại Nippon steel Trading Co.Ltd Nhật
8 Thép cuộn các loại Hanwa Co.Ltd Nhật
9 Thép cuộn các loại Csgt International Corporation Đài Loan
10 Thép cuộn các loại Metal One Corporation Nhật
11 Thép cuộn các loại Stemcor UK Limited Anh
12 Kẽm các loại Cty TNHH TM&Đầu tư Gia Tự Việt Nam
13 Sơn các loại Cty TNHH Petronas Việt Nam
14 Sơn các loại Cty TNHH KCP Việt Nam
15 Nhiên liệu –LPG Cty TNHH Petronas Việt Nam
16 Nhiên liệu –LPG Cty TNHH Khí hóa lỏng Hoa
Sơn
Việt Nam
17 Nhiên liệu –FO Cty CP FB Việt Nam
18 Nhiên liệu –FO Cty TNHH Lý Nguyên Việt Nam
Nguồn: Công ty cổ phần thép Minh Phú
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Thị trường tiêu thụ sản phẩm được phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn
quốc đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Bắc chiếm tới 80% tổng sản lượng của
công ty. Công ty phát triển mạnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ các sản phẩm
của mình tại các tỉnh thành phố phía Bắc như Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Nội,
Vĩnh Phúc,…
Các sản phẩm của công ty được tiêu thụ thông qua các mô hình bán hàng:
Bán hàng thông qua cái đại lý và các nhà phân phối tại cái tỉnh miển Bắc
Sản phẩm chính của công ty gồm các nhóm chính sau:
• Tôn mạ kẽm
• Tôn mạ màu
• Tôn cán song
• Hàng thương mại
• Dịch vụ vận chuyển
Tôn mạ kẽm Nakizinc là tôn mạ kẽm nhúng nóng, phủ kẽm 02 mặt, bể kẽm
phải có thành phần kẽm nguyên chất tối thiểu là 99%, tuân thủ theo các yêu cầu
kiểm tra của tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3302 (tiêu chuẩn Mỹ tương đương A653M)
có khả năng chống ăn mòn vượt trội, khả năng kháng nhiệt hiệu quả, linh hoạt trong
thiết kế và có tuổi thọ cao hơn nhiều so với thép mạ kẽm thông thường.
Tôn mạ màu là sản phẩm của Minh Phú ứng dụng công nghệ hàng đầu về
sơn mạ trên nền hợp kim nhôm kẽm tạo cho sản phẩm có độ bền vượt trội. Sự sáng
tạo công nghệ không ngừng đã giúp thép mạ màu tạo nên những chuẩn mực mới về
chất lượng và khả năng chống ăn mòn cao hơn nhiều so với các sản phẩm thép mạ
kẽm phủ sơn thông thường. Các sản phẩm của Công ty hầu hết đều được sản xuất
bằng thiết bị tự động hóa và công nghệ dây chuyền hiện đại của thế giới và khu vực
nên chất lượng khá tốt, ít hao tốn nguyên vật liệu, giảm tỉ lệ sai hỏng và lỗi trong
quá trình sản xuất.
Dịch vụ vận chuyển: Trong năm 2009, Công ty có thêm nguồn doanh thu từ
hoạt động vận chuyển hàng hóa. Đây là dịch vụ phụ trợ cho hoạt động bán hàng của
Công ty nhằm cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng với chi phí thấp. Vì thế,
doanh thu từ hoạt động vận chuyển chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng doanh thu của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu
hàng đầu, công ty đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất kỹ thuật hiện đại cùng
với đội ngũ công nhân sản xuất có tay nghề cao. Các sản phẩm làm ra luôn đạt được
chất lượng tốt nhất và được khách hàng đánh giá cao. Dự kiến trong tương lai công
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
ty sẽ đa dạng hoá các mặt hàng và phát triển rộng hơn nữa mạng lưới phân phối sản
phẩm của công ty.
Công ty luôn luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề, năng động sáng tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chuyên nghiệp nhằm
phục vụ tốt nhất cho khách hàng
Hiện tại, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty là một xâu chuỗi các
công ty tại các tỉnh miền Bắc với bề dày lịch sử hình thành và phát triển không
ngừng đã tạo nên thuơng hiệu Minh Phú Group lớn mạnh
1.3.3.Đặc điểm tổ chức quản lý
1.3.3.1.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty cổ phần
thép Minh Phú
1.3.3.2.Tổ chức bộ máy quản lý
a.Chủ tịch hội đồng quản trị
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
- Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều
lệ công ty.
b.Ban Giám Đốc
Giám đốc
- Xác lập mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển hoạt động markeitng.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
10
ĐẠI LÝ
TỈNH
VĨNH
PHÚC
ĐẠI LÝ
TỈNH
BẮC
NINH
ĐẠI LÝ
TỈNH
HƯNG
YÊN
XƯỞNG
DỊCH VỤ
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
XƯỞNG
CÁN
ĐẠI
LÝ
HÀ
NỘI
XƯỞNG SẢN
XUẤT
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KỸ
THUẬT
PHÒNG
VẬT TƯ
CHỦ TỊCH
HĐQT
BAN GIÁM ĐỐC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
- Chỉ đạo việc xem xét hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo việc đánh giá các
nhà cung ứng.
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất nhằm
thực hiện các hợp đồng với khách hàng.
- Kết hợp với phó Giám đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề
phát sinh trong sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Phê duyệt quy định trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên.
- Chỉ đạo việc điều hành sản xuất, tổ chức sản xuất của các phân xưởng công
nghệ đảm bảo đúng tiến bộ kế hoạch.
- Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Định kỳ tổ chức các cuộc họp xem xét tình hình sản xuất kinh doanh.
- Phụ trách các phòng: Kinh doanh, Kế hoạch – Kỹ thuật, Tài chính – Kế toán,
Vật tư và các phân xưởng công nghệ.
Phó Giám đốc
- Thực hiện mọi sự uỷ quyền của Giám đốc.
- Chỉ đạo việc nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng tiến bộ
kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chỉ đạo việc xác lập qui trình công nghệ sản xuất.
- Chủ tịch hội đồng an toàn lao động.
- Chỉ đạo công tác vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty.
- Chỉ đạo công tác sửa chữa nhà xưởng, xây dựng cơ bản trong mặt băng hiện
tại của Công ty.
- Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động kỹ thuật, hoạt động chất lượng, hoạt động
thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Giúp việc Giám đốc trong công tác xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật
đối với cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy, quy chế của công ty.
- Báo cáo Giám đốc công tác sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
- Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo của Công ty.
- Phụ trách ban đào tạo.
c.Các phòng ban chức năng:
Phòng kinh doanh:
Có một trưởng phòng và có bộ phận marketing. Phòng Kinh doanh có chức
năng nhiệm vụ như ban tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ kinh doanh và
quản lý chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ buôn bán (bao
gồm cả khai thác tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm). Đề ra các phương án chiến
lược marketing cho từng sản phẩm, thị trường, quản lý hoạt động của các kênh phân
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
phối ở các tỉnh, địa phương.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:
Xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng; phối kết hợp với các phòng ban,
phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và
sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất; xây dựng và quản lý định mức lao động; tổ
chức xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương.
Phòng Tài chính, kế toán:
Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính, thông tin
kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới.
Phòng Vật tư
Cung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức vận chuyển,
xếp dỡ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
1.3.3.3.Tổ chức sản xuất
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong xưởng sản xuất
- Phân xưởng cán: quản lý dây chuyền cán thép, kho nhiên liệu.
- Phân xưởng cơ điện: Quản lý xưởng cơ, điện, phục vụ sửa chữa đảm báo cho
dây chuyền cán làm việc liên tục
- Phân xưởng dịch vụ: Tận dụng các loại thép ngắn dài cắt thành từng chủng
loại riêng để bán với giá hợp lý, gia công một số sản phẩm theo đơn đặt hàng hoặc
bán trên thị trường, thu gom các phế phẩm sau khi cán ( thép phế phẩm, vẩy cán).
Công tác tổ chức của công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi phân
xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định. Phương pháp tổ chức sản xuất là
phương pháp bố trí theo dây truyền. Do đặc điểm sản phẩm của công ty đã lựa chọn
phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều
thời gian ngừng nghỉ của các giai đoạn, công nghệ.
1.3.4.Đặc điểm nguồn lực kinh doanh
1.3.4.1.Công nghệ sản xuất
Dây chuyền công nghệ DANA-Ý được thiết kế động bộ liên tục từ khâu
luyện kim đến khâu cán thép. Đặc điểm của công nghệ Đúc - Cán liên tục là: Bảo
đảm môi trường, tiết kiệm vật tư, năng lượng, chi phí sản xuất luôn thấp hơn dây
chuyền thông thường khác tối thiểu 10%. Chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn
Châu Âu và quốc tế.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Sơ đồ 1.2: Công nghệ sản xuất của công ty Minh Phú
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
1.3.4.2.Nhân lực
Tổng số lao động của công ty tại thời điểm 10/03/2013 là 199 người, cơ cấu
lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ
Tiêu chí Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
I.Phân theo trình độ 199 100%
1.Trình độ đại học trở lên 26 13,1%
2.Trình độ cao đẳng 10 5,0%
3.Trình độ trung cấp 38 19,1%
4.Trình độ sơ cấp 0 0
5.Công nhân 125 62,8%
II.Phân theo tính chất hợp đồng lao động 199 100%
1.HĐLĐ không xác định thời hạn 91 45,7%
2.HĐLĐ xác định thời hạn (1-3 năm) 105 52,7%
3.HĐLĐ xác định thời hạn ( dưới 1 năm) 3 1,6%
4.Lao động thời vụ 0 0%
Nguồn: Công ty CP thép Minh Phú
Công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của công ty là 125 người
chiếm 62,8%. Trong lĩnh vực sản xuất thép thì lực lượng công nhân tham gia vào
sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Lực lượng còn lại nằm trong hoạt động quản lý của công
ty. Gần như công ty không tuyển lao động làm theo thời vụ do tính chất công việc
trong lĩnh vực sản xuất tôn thép đòi hỏi được đào tạo, có kĩ năng, kinh nghiệm cao.
Chế độ làm việc
Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 6 ngày/tuần, chế độ
nghỉ theo quy định của luật lao động. Đối với cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất,
Công ty đang tổ chức sản xuất theo ca, đảm bảo tiến độ sản xuất, tuân thủ theo quy
định của pháp luật.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, nhà ăn
sạch sẽ, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty đang trang bị đầy
đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao
động được tuân thủ nghiêm ngặt.
Chính sách tuyển dụng, đào tạo
Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có
năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc
riêng, song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: Có trình
độ chuyên môn, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Chính sách nhân tài: Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với
các nhân viên giỏi và giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để tạo
sự gắn bó lâu dài, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho
Công ty. Ngoài ra hàng năm, Công ty còn cử CBCNV đi đào tạo để nâng cao tay
nghề, trình độ kiến thức và nghiệp vụ.
Chính sách lương và thưởng
Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương theo cơ sở thang bảng
lương của Nhà nước và các đơn vị cùng ngành, hệ suất năng suất của từng cá nhân
và dựa trên tình hình kinh doanh của Công ty. Hiện tại, mức lương bình quân của
Công ty hiện tại là: 4.323.485 VNĐ/người/tháng.
Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên sự gia tăng hiệu quả đóng
góp, ngoài các quyền lợi được quy định bởi Luật Lao động, CBCNV trong Công ty
còn được hưởng một số quyền lợi khác như được ưu tiên mua cổ phiếu của Công ty,
mức độ ưu đãi tùy thuộc vào mức độ đóng góp của bản thân người lao động cho
Công ty và do ĐHĐCĐ quy định.
Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được
Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật.
1.3.4.3.Cơ sở vật chất
Tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình được ghi nhân theo giá gốc. Trong
quá trình sử dụng, tài sản được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị
còn lại. Khấu hao được khích theo phương pháp đường thẳng. Riêng 2 dây chuyền
mạ kẽm và mạ màu hiện tại được tính khấu hao theo phương pháp sản lượng.
Thời gian áp dụng khấu hao tại công ty như sau
Bảng 1.3: Thời gian áp dụng khấu hai tài sản tại công ty Minh Phú
Loại tài sản Số năm
Nhà xưởng, vật kiến trúc 04 - 25
Máy móc thiết bị 05 - 10
Phương tiện vận tải 05 - 06
Thiết bị văn phòng, tài sản khác 02 - 08
Nguồn: Công ty cổ phần Minh Phú
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Bảng 1.4: Cơ cấu và tình trạng tài sản cố định (2011-2012)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Tên tài
sản
Năm 2011 Năm2012 Chênh lệch
Giá trị còn lại
Tỷ
trọng
Giá trị còn lại
Tỷ
trọng
Tuyệt đối %
Máy
móc
thiêt bị
93.542.347,380 49,825 93.572.588,382 49,819 30.241,302 0,032
Phương
tiện vận
tải
28.641.392,189 15,256 28.654.433,672 15,256 13.041,483 0,046
Nhà
xưởng
58.856.755,567 31,350 58.886.934,371 31,352 30.178,804 0,051
Công cụ
dụng cụ
6.784.229,037 3,569 6.784.297,749 3,573 9.746,099 0,144
Tổng 187.741.516,486 100 187.824.724,174 100 83.207,688 0,044
Nguồn: Công ty cổ phần Minh Phú
Qua bảng số liệu này thấy quy mô công ty là lớn. Tổng giá trị tài sản cố định
năm 2012 là 187.824.724,174 (1000đ) tăng 0,004% so với năm 2011 mặc dù trong
quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn nhưng hàng năm công ty
thường có chính sách đầu tư xây dựng và sửa chữa tài sản cố định nên giá trị tăng
thêm lớn hơn giá trị hao mòn làm cho giá trị tài sản cố định tăng so với năm 2011.
1.3.4.4.Nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1.5: Bảng phân tích về nguồn vốn (2010-2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
A.Nợ phải trả 339.784 92.541 94.586
I.Nợ ngắn hạn 88.516 92.180 94.218
II.Nợ dài hạn 251.267 361.423 367.568
B.Vốn chủ sở hữu -55.704 184.937 192.384
I.Vốn chủ sở hữu -52.152 184.937 190.585
II.Nguồn kinh phí, quỹ
khác
-3.552 - 1.798
C.Tổng cộng nguồn vốn 284.080 277.478 286.971
Nguồn: Công ty cổ phần Minh Phú
Bảng 1.6: Phân tích tính ổn định và tự chủ về tài chính (2010-2012)
Đơn vị: Triệu đồng
Các chị tiêu phân
tích
2010 2011 2012
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Nguồn vốn tạm thời 88.516 92.180 94.218
Nguồn vốn thường
xuyên
195.562 185.299 192.752
Tỷ suất nợ (%) 119,609 33,351 32,96
Tỷ suất tự tài trợ
(%)
-19,609 66,649 67,04
Tỷ suất nguồn vốn
tạm thời (%)
31,159 33,221 32,832
Tỷ suất nguồn vốn
thường xuyên (%
68,841 66,779 67,168
Nguồn: Công ty cổ phần Minh Phú
Qua các chỉ tiêu phân tích cho thấy vào cuối năm 2012 toàn bộ tài sản của
công ty được tài trợ 32,96% bằng nguồn vốn vay nợ và 67,04% bằng nguồn vốn
chủ sở hữu, tỷ suất nợ có xu hướng giảm qua 3 năm, thể hiện tính tự chủ về tài
chính của công ty là tương đối cao. Bên cạnh đó, tỷ suất nguồn vốn tạm thời qua 3
năm không quá 40% và tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cao trên 60%. Điều này
chứng tỏ công ty chưa chịu áp lực nhiều trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn và tính ổn định trong tài trợ cao.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC KÊNH
PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MINH PHÚ
TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ MIỀN BẮC
2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN GẦN ĐÂY
2.1.1.Những thành tích đạt được của công ty
Từ khi công ty được thành lập năm 2008 đến nay đã được 5 năm hoạt
động. Sau 5 năm, việc tổ chức sản xuất kinh doanh đang từng bước được hoàn
thiện hơn. Kết quả kinh doanh cũng ngày được nâng cao.
Sau đây là kết quả kinh doanh mà công ty đạt được trong những năm gần đây,
được thể hiện bằng những số liệu ở bảng 1 chứng tỏ cho sự phát triển không ngừng
của công ty.
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm qua
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Doanh thu thuần 376.315 489.210 1.427.484
2 Giá vốn hàng bán 338.679 449.237 1.293.828
3 Lợi nhuận gộp 37.636 39.973 133.656
4 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
8.965 9.012 19.144
5 Chi phí tài chính 24.207 26.027 40.903
6 Lợi nhuận HĐKD
trước thuế
4.464 4.934 73.609
7 Lợi nhuận khác 50 63 290
8 Tổng lợi nhuận trước
thuế
4.514 4.997 73.899
9 Thuế 1.263 1.399 20.692
10 Lợi nhuận sau thuế 3.251 3.598 53.207
Nguồn: Công ty cổ phần thép Minh Phú
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Minh Phú
qua 3 năm gần đây ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm. Đặc
biệt, ta có thể nhìn thấy doanh thu thuần năm 2012 của Minh Phú tăng 192% so
với năm 2011, mặc dù đây vẫn là một năm khó khăn của cả nền kinh tế nói
chung và của ngành thép nói riêng. Điều này cho thấy năng lực sản xuất và
kinh doanh của công ty cổ phần thép Minh Phú được nâng cao, đáp ứng được
nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Một điểm đáng chú ý ở đây là kết quả hoạt
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
động kinh doanh của doanh nghiệp trước 2012 và 2012 có sự tăng vọt rất mạnh.
Năng lực sản xuất kinh doanh tăng, dây chuyền công nghệ hoạt động ở công
suất 100%, doanh thu tăng và các chi phí được kiểm soát hợp lý làm lợi nhuận
hoạt động kinh doanh của Minh Phú tăng 1.491%, dẫn đến lợi nhuận sau thuế
tăng 1.478%. Ngoài lý do trên, sở dĩ lợi nhuận của công ty có bước tăng vọt
như trên là do những năm trước công ty gặp rất nhiều khó khăn, từ việc xây
dựng hệ mạng lưới phân phối, đến việc đưa dây chuyền hiện đại vào hoạt động,
những bất ổn về nguồn nguyên liệu đầu vào, nên hiệu quả hoạt động của Minh
Phú chỉ dửng ở mức 3.598 tỷ.
Năm 2012, tất cả các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng
mạnh do hoạt động của năm 2012, doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến hoạt
động thương mại. Các phòng ban của công ty cũng hoạt động ổn định và hiệu
quả hơn, công tác dự báo giá cả thép thế giới, biến động thị trường đã chuyên
sâu và chính xác hơn, giúp Minh Phú đưa ra được những quyết định sáng suốt
và đúng đắn, góp phần vào sự tăng trưởng nhảy vọt của công ty.
Để biết được chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của Minh Phú trong
những năm qua, ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu từ bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh trong trong 3 năm gần đây của từng nhóm sản phẩm của Công ty Cổ
phần Thép Minh Phú.
Bảng 2.2:Cơ cấu doanh thuần theo nhóm sản phẩm năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1 Tôn mạ kẽm 154.358 41,01% 187.883 38,41% 133.542 9,36%
2 Tôn mạ màu 198.600 52,77% 273.818 55,97% 774.181 54,24%
3 Tôn cán sóng 2.941 0,78% 3.309 0,68% 3.611 0,25%
4 Hàng thương mại 20.416 5,425% 24200 4,95% 616.081 36,15%
5 Dịch vụ vận
chuyển
0 0% 0 0% 69 0,0048%
Tổng cộng 376.315 100% 489.210 100% 1.427.484 100%
Nguồn: Công ty cổ phần thép Minh Phú
Doanh thu từ các sản phẩm sản xuất chính như tôn thép mạ kẽm, tôn mạ màu
và sản phẩm thương mại đóng góp chủ yếu vào tổng doanh thu của toàn bộ công ty.
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
Trong đó, doanh thu từ tôn mạ màu luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn doanh thu từ tôn mạ
kẽm trong cả 3 năm. Tỷ trọng của tôn mạ kẽm có chiều hướng giảm, năm 2010
chiếm 41,01%, năm 2011 chiếm 38,41%, nhưng đến năm 2012 thì không những tỉ
trọng giảm mạnh xuống còn 9,36%, mà giá trị cũng giảm ( năm 2011 là 187.883
triệu đồng, năm 2012 còn 133.542 triệu đồng). Tôn mạ màu luôn đạt trên 52 %
trong tổng doanh thu. Trái ngược với nó là tôn cán sóng luôn chiếm ở mức thấp,
chưa đến 1% trong 3 năm. Tuy nhiên, trong năm 2012, do thị trường thép có nhiều
biến động về giá cả, thuận lợi cho hoạt động thương mại, nên Minh Phú đã đẩy
mạnh hoạt động thương mại để đem lại lợi nhuận cho Công ty. Kết quả là tỷ trọng
doanh thu từ hoạt động thương mại trong năm 2012 tăng mạnh, chiếm hơn 36%
tổng doanh thu của Công ty trong năm. Dịch vụ vận chuyển của doanh nghiệp vẫn
chưa phát triển phù hợp với quy mô nên doanh thu từ hoạt động vận chuyển còn rất
ít, chưa đáng kể.
Bảng 2.3:Lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm của công ty cổ phần thép Minh
Phú (2010-2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên sản
phẩm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
1 Tôn mạ kẽm 11.971 31,8% 12.833 32,10% 5.199 3,89%
2 Tôn mạ màu 14.006 37,21% 14.395 36,01% 53.989 40,39%
3 Tôn cán sóng 624 1,65% 539 1,35% -327 -0,25%
4 Hàng thương
mại
11.034 29,31% 12.206 30,54% 74.726 55,92%
5 Dịch vụ vận
chuyển
0 0% 0 0% 69 0,05%
Tổng cộng 37.635 100% 39.973 100% 133.656 100%
Nguồn: Công ty cổ phần thép Minh Phú
Theo bảng cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2010-2012 của Minh Phú, thép thương
mại có sự chuyển dịch mạnh từ tôn mạ kẽm, mạ màu qua thép thương mại. Trong 2
năm (2010- 2011 )cơ cấu hàng thương mại lần lượt chỉ đóng góp 29,31%, 30,54%
tổng số lợi nhuận gộp thì sang 2012 tỷ trọng lợi nhuận gộp hàng thương mại đã tăng
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Lê Hải Hà
lên 55,92%. Điều này đã thể hiện rõ sự am hiểu về thị trường, nhạy bén và năng
động của đội ngũ lãnh đạo Công ty, biết tận dụng thời cơ để mang lại lợi nhuận cho
Công ty trong một năm giá thép đầy biến động.
Chi phí sản xuất
Minh Phú thực hiện việc kiểm soát các chi phí thông qua việc kiểm soát toàn
bộ quá trình mua hàng, bán hàng và quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất, kinh
doanh của Minh Phú được thiết lập cụ thể, chặt chẽ và đồng bộ, đảm bảo thực hiện
công việc chính xác ở mọi khâu ngay từ ban đầu để ngăn ngừa phát sinh các sai sót,
hư hỏng. Tất cả các sản phẩm sản xuất ra được Công ty Cổ phần Thép Minh Phú
thực hiện kiểm soát theo từng ca, từng đơn vị sản phẩm (cả thành phẩm, phế phẩm,
…) theo quy trình quản lý ISO phiên bản 9001:2000.Hàng tháng bộ phận Kế toán
quản trị lập báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất, báo cáo này được luân chuyển qua
nhiều cấp khác nhau, từ kế toán trưởng đến Tổng giám đốc điều hành Công ty.
Ngoài ra, do các dây chuyền sản xuất của Minh Phú đều sử dụng công nghệ tiên
tiến của các nước phát triển trên thế giới nên mức tiêu hao nguyên vật liệu ở mức
thấp, cũng như giảm thiểu được tỷ lệ sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu về kích
thước cũng như chất lượng.
Bảng 2.4:Tỷ trọng các yếu tố chi phí của Minh Phú so với doanh thu thuần
(Bảng 2.2)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Yếu tố chi
phí
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1 Giá vốn
bán hàng
338.679 89,99% 449.237 91,23% 1.293.828 90,24%
2 Chi phí
bán hàng
0 0% 0 0% 0 0%
3 Chi phí
QLDN
8.965 2,38% 9.012 1,83% 19.144 1,33%
4 Chi phí tài
chính
24.207 6,43% 26.027 5,28% 40.903 2,86%
Tổng cộng 371.851 98,7% 484.276 98,34% 1.353.875 94,43%
Nguồn: Công ty cổ phần thép Minh Phú
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trên doanh thu thuần là đặc thù của
ngành thép do giá trị lớn. Trong những năm qua, Minh Phú không đầu tư vào hệ
thống cửa hàng kinh doanh độc quyền mà bán thông qua kênh phân phối là các đại
SV: Lưu Ngọc Tú Lớp: QTKD Thương Mại 51C
21