Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 118 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHÓA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI
TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN NGỌC SƠN
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ VÂN ANH
LÊ THỊ THANH HOA
TẠ THỊ THU THẢO
LƯU THỊ PHƯƠNG THẢO
Lớp : KẾ HOẠCH 49A
Hà nội , Tháng 6/ 2010
Đề tài nghiên cứu khoa học
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1
 1
Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm bất bình đẳng về thu nhập thấp, bởi
vì trong thể chế kinh tế cũ, đại bộ phận dân chúng có mức sống đồng đều thấp. Khi chuyển sang
kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong tăng trưởng kinh tế và cải
thiện đời sống dân chúng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh, mức độ bất bình đẳng về
thu nhập cũng tăng. Vì vậy, việc giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập đang được đặc biệt
quan tâm. Không thể lựa chọn một xã hội không tăng trưởng cũng như không thể lựa chọn một
xã hội bất bình đẳng cao. Cân bằng giữa hai yếu tố này phản ánh sự lựa chọn chính trị của
người lãnh đạo cũng như yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện nay 77
Đề tài nghiên cứu khoa học
ĐỀ TÀI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ
THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài:
Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thu
nhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm). Đây là thời mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ
hội phát triển cho kinh tế nước ta. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 15 năm qua phần
lớn là dựa vào nguồn lực bên ngoài, nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn lao động dồi
dào nhưng thiếu kỹ năng,đặc biệt hơn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm
và sự gia tăng sức mua từ các nước khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam,
trong khi nguồn nội lực vẫn chưa được phát huy theo đúng nghĩa của thuật ngữ
“phát triển”.
Nếu không có cái nhìn toàn diện và nghiêm túc về vấn đề này thì sự phụ
thuộc chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập
trung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có thể chỉ “giẫm chân” ở đó, hay nói
cách khác là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Thái Lan, Malaysia… là những ví
dụ điển hình cho sự mắc kẹt này .
Vì vậy, nhóm em chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ hội,
thách thức của Việt Nam khi bước vào ngưỡng cửa của nước thu nhập trung bình.
Từ đó đề xuất một số giải pháp để Việt Nam tận dụng những cơ hội có được và
vượt qua những thách thức để tránh “bẫy thu nhập trung bình”.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi
trở thành nước thu nhập trung bình.
- Phân tích bẫy TNTB mà Việt Nam có nguy cơ mắc phải
- Đưa ra giải pháp để VN tận dụng những cơ hội có được và vượt qua
thách thức dựa trên nguồn lực có sẵn
2.2.Mục tiêu tổng quát
1
Đề tài nghiên cứu khoa học

- Giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình
3.Tính cấp thiết của đề tài
- Khái niệm bẫy thu nhập trung bình là mới ,các nguy cơ và thách thức đối
với Việt Nam cũng là mới xuất hiện .
- Thuật ngữ : “bẫy thu nhập TB” đã được biết đến từ lâu nhưng nó chỉ
được nhắc đến thường xuyên khi Việt Nam chính thức bước vào nước có thu
nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng 1000USD/người/năm. Đây là vấn đề
hiện đang mang tính thời sự.
Đã có nhiều cuộc hội thảo về “ bẫy thu nhập trung bình” như:
- Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế "Vượt qua bẫy thu
nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam" do Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc
gia Nhật Bản (GRIPS) và Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tổ chức.
- Buổi Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010”, do
Hội doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, có nhắc đến vấn đề
đáng lưu ý: Làm thế nào để Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung
bình” và vươn lên con Rồng châu Á?
- Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵn trên
con đường phát triển phía trước.Đó là khuyến nghị của một số học giả,
nhà kinh tế hàng đầu trong cuộc hội thảo với bốn văn phòng Trung ương
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước tại Hà Nội
- Ngày 19-3, tại Hội thảo về Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam
đến năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo: liệu Việt Nam có
thoát khỏi cái bẫy của “nước thu nhập trung bình”, dẫm chân tại chỗ sau
Công nghiệp hóa hay không?
Tuy Việt Nam mới bước vào nhóm nước có TNTB, nhưng nguy cơ mắc bẫy là
rất lớn, vì vậy mà có rất nhiều cuộc hội thảo mới được mở ra, nhưng trong các
cuộc hội thảo đó, chỉ mới nêu ra những giải pháp mang tính chất rất chung chung
nhưng lại đem áp dụng cho nhiều nước mắc bẫy khác nhau với điều kiện kinh tế xã
hội khác nhau.

Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể, giải pháp trọng tâm phù hợp với
điều kiện Việt Nam để tránh lãng phí nguồn lực mà vẫn “tránh bẫy” có hiệu quả.
2
Đề tài nghiên cứu khoa học
Với mong muốn phân tích sâu hơn, rõ hơn để biết được thế mạnh của Việt Nam
là gì, từ đó nắm bắt những cơ hội và hạn chế những rủi ro từ những thách thức gặp
phải khi trở thành nước TNTB. Vì vậy mà nhóm em đã lựa chọn đề tài : “Cơ hội và
thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình”
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: cơ hội, thách thức và giải pháp để Việt Nam tránh
“bẫy thu nhập trung bình”
- Phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế Việt Nam với số liệu từ năm 2009 trở về
trước
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp , logic.
PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH.
I. Sự phân loại của các nước trên thế giới
1. Hệ thống phân loại của WB ( Ngân hàng Thế Giới)
3
Đề tài nghiên cứu khoa học
Ngân hàng Thế Giới phân loại các nước dựa vào GNI bình quân đầu người
trên năm ( GNI/người/năm)
WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ
theo mức GNI năm 2008:
(1) Nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 Đô la Mỹ/người);
(2) Nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 Đô la Mỹ/người
đến 11.905 Đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855
Đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao);

(3) Nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 Đô la Mỹ/người).
Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưa
thuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 Đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975
Đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhập
thấp.
Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thu
nhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm).
Bảng 1.1.1.1: Phân loại thu nhập của WB
Nhóm nước
Tiêu chuẩn
2005 (Ng $)
Tiêu chuẩn
2006 (Ng $)
Tiêu chuẩn
2007 (Ng $)
Tiêu chuẩn
2008 ( Ng $)
Tiêu chuẩn
2009/2010
(Ng $)
4
Đề tài nghiên cứu khoa học
TN thấp < 875 < 905 < 935 < 975 <975
Việt Nam 620 700 790 890 1036
TN TB thấp < 3465 < 3595 < 3705 < 3855 < 3855
TN TB cao < 10725 < 11115 < 11455 < 11906 < 11906
TN cao > 10725 > 11115 > 11455 >11906 >11906
Số liệu của Ngân hàng Thế Giới năm 2005-2009
Theo đó, Việt Nam đã đạt thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD và được
xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp

2. Hệ thống phân loại của UNDP ( Chương trình phát triển Liên hiệp quốc)
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ
lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là
chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn
được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và
nước kém phát triển. . Do vậy, từ khi xuất hiện khái niệm HDI thì đây được xem là
chỉ số để xếp hạng các nước theo trình độ phát triển kinh tế xã hội thay thế chỉ số
GNI bình quân đầu người
Các quốc gia được xếp vào ba nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI: cao, trung
bình và thấp.
Bảng phân loại chỉ số HDI của các quốc gia :
Bảng 1.1.2.1: phân loại thu nhập theo UNDP
Phân loại Nhóm nước HDI
Các nước có HDI rất cao Thu nhập rất cao Từ 0,9 trở lên
Các nước HDI cao Thu nhập cao Từ 0,8 đến dưới 0,9
5
Đề tài nghiên cứu khoa học
Các nước HDI trung bình Thu nhập trung bình Từ 0,5 đến dưới 0,8
Các nước có HDI thấp Thu nhập thấp Dưới 0,5
(Nguồn: UN, List of coutries by Human Development Index, 2009 )
Bảng 1.1.2.2: phân chia HDI theo vùng miền và nhóm nước
STT Vùng miền hoặc nhóm quốc gia HDI
Cao
1 Các nước OECD thu nhập cao 0,95
2 Các nước OECD 0,925
3 Trung và Đông Âu và Cộng đồng các
quốc gia độc lập
0,814
4 Mỹ Latin và Vùng Caribe 0,810
Trung bình

5 Châu Á-Thái Bình Dương|Đông Á và
Thái Bình Dương
0,762
Thế giới 0,747
6 Thế giới Ả rập 0,713
7 Các nước đang phát triển 0,688
8 Nam Á 0,606
Thấp
9 Châu Phi hạ Sahara 0,495
10 Các quốc gia kém phát triển nhất 0,480
Trong số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc, Na Uy đã được xếp đầu. Đứng hàng thứ
181 là Afghanistan và hạng chót, 182 là Niger.
Bảng 1.1.2.3: Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2007
Báo cáo HDI
6
Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm Tính
cho
Giá trị chỉ số phát
triển con người
Thứ hạng so với các
nước có trong báo
Thứ hạng so với
các nước trong báo
1995 1993 0,539 120/174 54/174
1996 1994 0,54 121/174 53/174
1997 1995 0,557 121/175 54/174
1998 1996 0,56 122/174 52/174
1999 1997 0,644 110/174 64/174
2000 1998 0,671 108/174 66/174

2001 1999 0,682 101/162 61/162
2002 2000 0,688 109/173 64/173
2003 2001 0,688 109/175 66/175
2004 2002 0,691 112/177 65/177
2005 2003 0,704 108/177 69/177
2006 2004 0,709 109/177 68/177
2007 2005 0,733 105/177 72/177
2008 2006 0,718 114/179 65/179
2009
2007 0,725 116/182 66/182
( Nguồn: Báo cáo phát triển con người từ năm 1995 đến 2009 của UNDI)
Như vậy rên tổng số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc Việt Nam đứng hàng
thứ 116 trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người. Trong bảng xếp hạng
2007-2008, Việt Nam xếp thứ 105 trong tổng số 177 quốc gia được xem xét.
Việt Nam nằm trong nhóm có mức phát triển trung bình, với 0,725 điểm. Trong
bảng xếp hạng 2007-2008, Việt Nam được 0,733.
3. Hệ thống phân loại của UN ( Liên hiệp quốc)
UN phân loại thu nhập các quốc gia theo GDP bình quân đầu người theo PPP
Phân loại như sau:
(1) Nhóm 1 là các nước có thu nhập thấp, chậm phát triển, hoặc chậm phát
triển nhất (LDC) có 50 nước (không có Việt Nam).
(2) Nhóm 2 là các nước đang phát triển là các nước có thu nhập bình quân
đầu người từ 765 đến 9.385 USD.
Nhóm này chia thành 3 nhóm nhỏ: nhóm các nước đang phát triển có thu
nhập thấp là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 765 USD (Việt
7
Đề tài nghiên cứu khoa học
Nam thuộc nhóm này); nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình là các
nước có thu nhập bình quân đầu người từ 766-9.385 USD, gồm các nước có thu
nhập trung bình thấp (766- 3.035 USD/người) và những nước có thu nhập trung

bình cao (3.036- 9.385 USD/ người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên
9.385 USD/người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.386 USD/
người) - tuy mức cao, nhưng không được gọi là nước đã công nghiệp hóa vì trình độ
dân trí còn thấp, mức thu nhập cao chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên dầu mỏ.
Nhìn bản đồ dưới đây ta có thể phân biệt được mức thu nhập của từng vùng
xếp vào thu nhập nào.
4. Hệ thống phân chia theo OECD ( phân theo trình độ phát triển kinh tế)
8
Đề tài nghiên cứu khoa học
OECD phân loại thành:
- Các nước kém phát triển(LDCs): >130 nước
- Nước xuấtKhẩu dầumỏ (OPEC): 13 nước
- Công nghiệp mới (NICs): 11 nước
- Các nước phát triển(DCs): 34 nước OECD và G8
II. Các nước thu nhập trung bình và những đặc trưng cơ bản của các
nước thu nhập trung bình.
1. Các nước thu nhập trung bình
Ở đây ta sẽ dựa vào cách phân loại của Ngân Hàng Thế Giới theo
GNI/người/năm, các nước đạt thu nhập trung bình của các nước Đông Á và Đông
Nam Á và Châu Mỹ La Tinh trong bảng dưới đây:
Các nước có thu nhập trung bình khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh
Biểu đồ GNI per capita ( Nghìn $) năm 2008 của các quốc gia có thu nhập
trung bình được WB công nhận:
Biểu đố 1.2.1.1 : Các nước Đông Nam Á
9
Đề tài nghiên cứu khoa học
Nguồn : Ngân hàng Thế Giới
Các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa có quốc gia nào được xếp vào
nước có thu nhập cao.
Các nước trong ASEAN4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines) đều

mắc bẫy, còn các quốc gia khác thì chưa đạt được mức thu nhập trung bình thấp. Việt
Nam vừa mới bước chân vào nước có thu nhập trung bình thấp, nhưng nguy cơ bị mắc
bẫy như ASEAN4 là rất lớn, vì vậy mà cần có những đối sách cụ thể cho quốc gia
Biểu đồ 1.2.1.2: Các nước Châu Mỹ La Tinh
Nguồn : Ngân hàng Thế Giới
Nhìn biểu đồ trên ta thấy rằng, hầu hết các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh đều
thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình ( trừ Mexico), nhưng họ đều bị mắc kẹt ở
đó và đó chính là bẫy thu nhập trung bình mà rất nhiều quốc gia gặp phải, giường
như có một trần thủy tinh nào đó đã ngăn cách họ với thế giới bên ngoài. Cho tới
thời điểm hiện nay chỉ có Mexico là nước NICs đã vượt qua được cái bẫy này với
mức thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD.
2. Đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình
2.1. Tốc độ tăng trưởng nóng
10
Đề tài nghiên cứu khoa học
Liên hợp quốc dự báo trong bối cảnh bị tác động nặng nề của khủng hoảng với
tăng trưởng kinh tế năm 2009 chỉ đạt 4,3% và 4,1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu
vực Đông Á và Nam Á trong năm nay lần lượt sẽ đạt 6,7% và 5,5%, chiếm vị trí thứ
nhất và thứ hai về tốc độ tăng trưởng so với tất cả các khu vực trên thế giới. Năm
2007, tăng trưởng kinh tế tại 2 khu vực này đạt tốc độ 9,3% và 9,6%, cao nhất của
toàn thập kỷ kể từ năm 2000 so với các khu vực khác trên thế giới.Tuy nhiên, Liên
hợp quốc cảnh báo những nguy cơ của tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu có
thể tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế Đông và Nam Á vì các nền kinh tế
này phụ thuộc rất lớn vào hệ thống tài chính và thương mại thế giới.
2.2. Mức sống chưa cao
Ở các nước thu nhập trung bình, mà ở đây ta đi nghiên cứu chủ yếu về các
nước ở Đông Á và Đông Nam Á, mức sống còn thấp, mặc dù đạt mức thu nhập
trung bình, nhưng đại đa số người dân có mức sống thấp, do của cải tập trung một
phần lớn vào một số ít bộ phận dân cư, tạo nên bất bình đẳng.
Mức sống thấp ko chỉ biểu hiện ở GNI/người/năm, mà nó còn được thể hiện ở:

sức khở kém, tỷ lệ mù chức, tỷ lệ sơ sinh ở trẻ em cao, tuổi thọ thấp…
Ví Dụ ở Thái Lan, sự bất bình đẳng tằng đột ngột dường nhue phần nào lien
quan đến sự phát triển chậm của hệ thống trung học. Hệ thống giáo dục đại học nhỏ
bé ở Trung Quốc có thể gây ra những vấn đề trong tương lai. Tại sao Indonesia và
Philippin có 1 số lo ngại về chất lượng giáo dục. Một số nước Đông Á đã thực hiện
rất tốt nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nhưng bên cạnh đó,tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
vẫn còn cao ở Indonesia và Philippin.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay, nhưng sự nghèo
đói dai dẳng vẫn còn phổ biến ở các nước thu nhập trung bình. Ở Đông Dương số
lượng nghèo vẫn còn cao,phản ánh một sự tăng trưởng chậm hơn.Tại các nước có
mức thu nhập cao hơn, tình trangj dễ bị tổn thương cũng còn khá phổ biến trong
điều kiện rất nhiều hộ gia đình sống ở mức nghèo khổ. Hơn nữa, tình trạng nghèo
đói kiệt quệ đang kéo dài dai dẳng ở một số vùng hoặc ở một số nhóm người.
Những người nghèo thường sống ở nông thôn, trình độ giáo dục thấp hơn và các hộ
gia đình này dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Thêm nữa một dân số dân tộc
thiểu số nghèo quá mức và có sự phân biệt giới tính trọng nam khi nữ.
11
Đề tài nghiên cứu khoa học

2.3. Trình độ phát triển công nghệ chưa cao
Ở các nước thu nhập trung bình, hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất
nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trong tương đối cao, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu.
Nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển. Sự
ra đời của các phương thức sản xuất mơi luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp.
Các ngành kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng
trưởng ngành nông nghiệp. Hiện nay các nước thu nhập trung bình tuy có những
ngành công nghierpj mới nhưng phần lớn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ
truyền, trình độ kỹ thuận thấp, sản phẩm sản xuất ra thường ở dạng thô, sơ chế hoặc
chế biến với chấp lượng thấp
2.4. Năng suất lao động thấp

Các nước thu nhập trung bình còn phải đối mặt với một thách thức mới trong
quá trình phát triển đó là áp lực về dân số và việc làm. Dân số các quốc gia này tăng
chóng mặt, điển hình nhất là Việt Nam và Trung Quốc. Sự bùng nổ về dân số ở các
quốc gia này đã tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ gia tăng dân số
thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế làm cho mức sống của nhân dân ngày càng
giảm.
12
Đề tài nghiên cứu khoa học
2.5. Tỷ lệ tích lũy thấp
Muốn tích lũy phải hy sinh tiêu dung, trong khi các nước thu nhập trung bình
mức sống trung bình vì vậy việc giảm tiêu dùng chỉ một phần nhỏ, chỉ có thể để lại
20% đến 40% thu nhập để tích lũy, nhưng phần lớn phần tích lũy này phải dùng để
cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên. Vì vậy mà
hạn chế quy tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế.
Quan hệ tích lũy - tiêu dùng là một mối quan hệ cân đối vĩ mô, mà các nhà
quản lý và điều hành đất nước phải quan tâm hàng đầu, nhưng luôn là bài toán khó
cho mọi quốc gia, nhất là nước ta đang còn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình
và thu nhập thấp. Do đó vấn đề đặt ra là phải cân đối tích lũy và tiêu dùng sao cho
hợp lý nhất, hiệu quả nhất, trong đó đặc biệt chú ý tới đầu tư công.
III. Bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm của một số quốc gia
1. Khái niệm về bẫy thu nhâp trung bình
Thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” (Middle-Income Trap) dùng để chỉ tình
trạng một số nước sau khi đã thoát được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập
thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, song dừng lại ở đó rất lâu, không vươn
lên được ngưỡng nước có thu nhập cao. Như vậy, theo cách hiểu phổ biến hiện nay,
một nước bị mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình có nghĩa là nước ấy sau khi đạt
được mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm, mất nhiều thập kỷ vẫn
không đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/năm, mà chỉ loanh
quanh ở dưới mức ấy.
"Bẫy thu nhập trung bình" là cách nói hình tượng để chỉ một tình trạng của nền

kinh tế, mà sau khi đã cố gắng để đạt được mức thu nhập trung bình nhất định, nền
kinh tế bị đình trệ, không những dừng lại ở mức thu nhập đó, mà toàn bộ những gì
đã giúp nền kinh tế tạo ra được mức thu nhập trung bình trong quá trình trước đây
lại trở thành cản trở lớn cho các bước phát triển tiếp theo. Một số tài liệu dùng hình
ảnh "bẫy tăng trưởng" để chỉ cùng một trạng thái như vậy.
Bẫy thu nhập trung bình, có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy
tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển kinh tế giữa giai đoạn 2 với giai đoạn 3 trong
quá trình 4 giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển như sau:
13
Đề tài nghiên cứu khoa học
Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết
kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nước ngoài. Ở
giai đoạn này, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng của sản xuất đều phải
nhập khẩu, nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất công nghiệp và lao động kỹ năng
thấp. Điều đó tạo việc làm cho người nghèo, nhưng giá trị nội tại thấp và giá trị
được tạo ra chủ yếu bởi người nước ngoài. Việt Nam đang ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền kinh
tế bắt đầu phát triển. Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnh tranh và
vòng tuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập. Nguồn lực trong
nước đã tạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp. Sáng tạo giá trị nội tại tăng,
nhưng sản xuất cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫn nước ngoài. Thailand và
Malaysia đã đạt đến giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn
nhân lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sản xuất bao
gồm quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần, quản lý chất lượng,
và marketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế. Khi mức độ phụ thuộc nước
ngoài giảm, giá trị nội tại tăng đáng kể. Nền kinh tế nổi lên như một nhà xuất khẩu
năng động của các sản phẩm chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh ở
trình độ cao hơn và thiết lập lại bức tranh công nghiệp toàn cầu. Hàn Quốc và Đài
Loan đang trong giai đoạn này.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản
phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu. Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU hiện
đang là những nhà sáng tạo công nghiệp.
Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫy thu
nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh
tế sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào
nội lực. Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động
nước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm
chất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Đến thời điểm hiện
nay, không có quốc gia nào thuộc ASEAN, kể cả Thailand và Malaysia, vượt qua
được chiếc trần thủy tinh vô hình này. Đa số các nước Nam Mỹ cũng vẫn đang ở
14
Đề tài nghiên cứu khoa học
mức thu nhập trung bình, mặc dù ngay từ thế kỷ XIX, các nền kinh tế này đã đạt
được mức thu nhập khá cao.
Sơ đồ về bẫy thu nhập trung bình
2. Tại sao phải tránh bẫy thu nhập trung bình
2.1. Nhận định chung
Thuật ngữ bẫy thu nhập trung bình (Middle-Income Trap) dùng để chỉ tình
trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, song không giàu nổi do nhiều
nguyên nhân.
"Bẫy thu nhập trung bình" là vấn đề mà nhiều nước đang mắc phải, đặc biệt là
những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan Các
nước sẽ mắc phải "bẫy thu nhập trung bình" khi không nhận thức và tạo ra được thể
chế khuyến khích vốn con người dẫn đến tăng trưởng sẽ chậm lại.
15
Đề tài nghiên cứu khoa học
Đơn cử như tăng trưởng chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản, không hợp
thời, như xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giá
rẻ Đến một lúc nào đó, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, công nghệ lạc hậu nhưng

lại không đủ tài chính để đổi mới công nghệ và thiết bị sẽ trở thành một lực cản ghê
gớm cho quá trình phát triển tiếp theo. Sử dụng lợi thế nhiều nhân công giá rẻ làm
cho người lao động không có thời gian để đào tạo lại và nâng cao trình độ, đến khi
cho dù có công nghệ mới, thì trình độ của nhân công cũng không thể đáp ứng được
những đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại. Rút cuộc, nền kinh tế rơi vào trạng thái
mất cân đối trầm trọng về các yếu tố đầu vào cho sản xuất, do đó không thể phát
triển được.
Theo các nhà kinh tế, việc phấn đấu phát triển từ một nước thu nhập thấp đến
thu nhập trung bình là cả một quá trình không đơn giản, thế nhưng để tiếp tục vươn
lên thành nước có thu nhập cao đòi hỏi lại phải trải qua một quá trình cam go hơn
rất nhiều.
2.2. Đối với Việt Nam
Vừa qua, kèm theo gói viện trợ 500 triệu USD, ngày 23.12.2009, World Bank
xác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình. Họ ghi
nhận chỉ cần 7 năm tăng trưởng, chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước đói
nghèo. Kể cả năm qua, trong lúc kinh tế toàn cầu suy thoái, chúng ta vẫn đạt mức
tăng trưởng 5,32%. Ghi nhận trên là tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam hiện nay
cũng có nhiều nỗi lo. Giá cả tăng, lạm phát đe dọa và bong bóng bất động sản bắt
đầu xuất hiện tại .
Đây là thời mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách
thức cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nếu không có tầm nhìn chiến lược, quyết
sách thích hợp thì Việt Nam có thể không tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững để
dần bước vào nhóm các nước thu nhập có thu nhập cao (Đài Loan, Hàn Quốc …)
đón đầu, tránh đi vào vết xe đổ mà một số nước đã gặp phải: sau một thời gian dài
không thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình như Thái lan, Malaysia.
Việc Việt Nam từ một nước nghèo, có thu nhập thấp trở thành một nước có thu
nhập trung bình đã là một kết quả rất đáng trân trọng thể hiện nỗ lực của Việt Nam
trong vòng nhiều năm. Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại và xem mức thu nhập đó
16
Đề tài nghiên cứu khoa học

có được dựa trên kết quả nào và trong tương lai, chúng ta sẽ có thể vượt lên được
cái “bẫy” thu nhập trung bình hay không?
Để tránh cái “dớp” của một đất nước bị ám ảnh bởi nghèo đói và dư âm chiến
tranh tàn phá, việc “mở cửa” những năm cuối thập niên 80 đã đưa nước ta thoát
khỏi nước nghèo. Sau hơn 20 năm, với ước mơ thành “Rồng châu Á”, chúng ta vẫn
đang ở mức nước có thu nhập trung bình. Nghĩa là mới chỉ bước lên đúng một bậc
thang giá trị sống. Điều này khiến chúng ta sốt ruột, đặc biệt là các nhà cải cách
kinh tế, và sau nữa chính là người dân, với nhu cầu được sống trong một xã hội với
môi trường có chất lượng về cả mặt văn hóa lẫn kinh tế.
Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường gặp phải nhiều vấn
đề, trong đó có sức ép về việc làm và trình độ công nghệ thấp. Việt nam lựa chọn
trong thời gian ấy (đến tận bây giờ) là phát triển các ngành hàng gia công và xuất
khẩu khoáng sản, nông sản dạng thô (Giày da, may mặc ). Đây là các ngành hàng
thâm dụng lao động (Giải quyết được bài toán thất nghiệp) Có suất đầu tư thấp,
công nghệ rẻ tiền và tương đối đơn giản (Giải quyết được bài toán về vốn và sự yếu
kém về công nghệ). Tuy nhiên, cách phát triển này cũng có cái giá khá đắt (Giá trị
gia tăng thấp, ô nhiễm môi trường, căng thẳng tỷ giá, cạn kiệt tài nguyên v.v)
Giai đoạn kế tiếp Việt nam bắt đầu kích thích kinh tế bằng các khoản đầu tư
công. Nguồn đầu tư là từ trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài ( có cả vốn
ODA). Trong những khoản đầu tư này, chính phủ đặt hi vọng đầu tư XDCB sẽ là
đòn bẩy để kích thích các ngành khác phát triển theo và giải quyết vấn đề cơ sở hạ
tầng yếu kém (Thép xây dựng, xi măng, VLXD khác ).
Tuy các chính sách này đã đem lại kết quả tốt : Tăng trưởng kinh tế ( thoát
khỏi các nước có thu nhập thấp), điều kiện sống người dân được nâng cao .v.v.
Nhưng như người ta nói "Không có bữa trưa nào là miễn phí" Việt Nam cũng phải
trả giá. Ở đây là tình trạng nợ nước ngoài, căng thẳng tỷ giá, giá trị gia tăng thấp, ô
nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, dân số già hoá Đây chính là khởi đầu của “bẫy” thu
nhập trung bình.
Khả năng Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵn
trên con đường phát triển phía trước là rất cao mà khi đã mắc vào thì thoát khỏi

“bẫy” là bài toán phát triển, thuộc loại hóc búa nhất bởi các nước ở ngưỡng như
Việt Nam cần ít nhất 50 năm để vươn lên, thoát khỏi mức thu nhập thấp nếu mắc
17
Đề tài nghiên cứu khoa học
vào. Chúng ta sẽ sa vào bẫy thu nhập trung bình, vì không tận dụng được cơ hội
khủng hoảng để phát triển. Trên thực tế, chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và bây
giờ khó có thể tận dụng được cơ hội như thế.
Việt Nam đang gặp 4 thách thức lớn là giải quyết nợ chính phủ, quản lý các
dòng vốn, tăng cường đầu tư, tiếp tục giải quyết vấn đề đói nghèo, bất bình đẳng.
Nếu như để sa vào bẫy thu nhập trung bình chúng ta sẽ làm cho tình trạng nợ và phụ
thuộc nước ngoài gia tăng, bất bình đẳng ngày càng lớn. Những điều này không cần
nhìn đâu xa chỉ cần nhìn sang các nước láng giềng đang mắc trong cái bẫy mà vẫn
chưa thoát khỏi .
Nếu mắc vào bẫy do không đủ cơ sở hạ tầng, nền tảng khoa học công nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực, thể chế quản lý vững mạnh để tận dụng cơ hội tái cấu
trúc kinh tế vượt qua bẫy thì Việt Nam sẽ rất khó để thoát được cái bẫy này. Một
khí rơi vào bẫy rất khó thoát ra mà những hậu quả của nó là khá lớn. Nếu như để đạt
được ngưỡng thu nhập như hiện nay chúng ta đã khai thác tối đa mọi yếu tố sẵn có
thì sau giai đoạn phát triển đỉnh cao có thể chúng ta sẽ phải khắc phục những hậu
quả , những dấu tích , những căn bệnh… để lại.Có thể thấy rất rõ ví dụ điển hình:
một khi môi trường bị ô nhiễm , tài nguyên bị khai thác cạn kiệt thì thật khó đưa nó
về trạng thái ban đầu. Chi phí, công sức bỏ ra là qua lớn. Như phân tích ở trên cho
thấy bẫy thu nhập trung bình sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, nền kinh tế yếu kém, trì trệ
như rơi vào mê cung mà tìm được một đường ra là rất khó. Nó sẽ làm cho đất nước
rơi vào vỏng luẩn quẩn trong một thời gian dài. Chính vì thế cần phải nhanh chóng
tìm ra các giải pháp để tránh bẫy này .
3. Một số bẫy thu nhập trung bình mà các nước đang gặp phải
“Việt Nam đã đạt đến một mức phát triển mà tại đó tăng trưởng hướng tới mức
thu nhập cao hơn sẽ không thể được bảo đảm nếu như không đổi mới quá trình
hoạch định chính sách nhằm phát huy tiềm năng đầy đủ của đất nước”. Sự phụ

thuộc chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập
trung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có thể chỉ “giẫm chân” ở đó, hay nói
cách khác là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Thái Lan, Malaysia… là những ví
dụ điển hình cho sự mắc kẹt này. . Vậy cái “bẫy” đó là gì? Theo kinh nghiệm của
các nước ASEAN đi trước như Malaysia, Thái Lan hoặc Indonesia và Philippines,
đều không vượt thoát cái “bẫy” thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy
18
Đề tài nghiên cứu khoa học
vọt, đáng ngạc nhiên trong suốt hai thập niên 1970-1980 chỉ có số ít nền kinh tế
Đông Á như Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan đã vượt qua “bẫy” bằng con đường
phát triển hướng tới công nghệ cao trên nền móng chất lượng nguồn nhân lực, lao
động kỹ thuật cao.
Cái “bẫy” ấy là trình độ phát triển, chất lượng phát triển kinh tế không thể qua
cái ngưỡng do chính mình tạo ra. Ví như một vận động viên điền kinh lập kỷ lục
cao, nhưng suốt bao năm không thể vượt qua thành tích của mình, không đủ sức
thắng nổi tốc độ, độ cao. Vì thế, thế giới cảnh báo Việt Nam có thể mắc “bẫy” thu
nhập trung bình mà rất ít quốc gia vượt qua được.
Cuộc khủng hoảng thế giới có thể coi là “khoảng lặng” cần thiết để xem xét,
đánh giá lại mô hình tăng trưởng của nước ta. Hàng loạt vấn đề cần được “mổ xẻ”
như lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc các doanh nghiệp và nền kinh tế. Thời
gian và công sức để thực sự tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả, chất lượng cạnh tranh
doanh nghiệp chưa đáng là bao. ở các nước, “nhân dịp” khủng hoảng họ tranh thủ
“quét dọn” những gì không hiệu quả cho những “mầm chồi” phát triển.
Đã có những ví dụ điển hình như Thái Lan, Malaysia… Dù đã tiến hành công
nghiệp hóa khá sớm, nhưng đến nay, hai nước này vẫn là nước có thu nhập trung
bình. Trong khi đó, nhờ mối tương tác giữa hai yếu tố “sự năng động của khu vực
tư nhân” và “chính sách tốt” nên Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan (dù thực hiện
công nghiệp hóa gần cùng thời) nhưng đã vươn lên top trên.
IV. Kinh nghiệmcủa một số nước
Những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều nước châu Á đã rơi vào “bẫy” TNTB.

Sau đó, Đài Loan, Hàn Quốc đã vươn lên thành những “điểm sáng” của việc “vượt
bẫy” thành công, đạt tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước
có thu nhập cao. Còn một số quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia sau
một thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức TNTB. Mặc dù kinh tế
Việt Nam đã phát triển nhanh, thu nhập tính trên đầu người trong 20 năm qua tăng
10 lần nhưng so với các nền kinh tế trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái
Lan và Philippines thì Việt Nam vẫn còn ở trình độ thấp hơn nhiều.
19
Đề tài nghiên cứu khoa học
1.Các nước NICs Đông Á
Nền kinh tế Đông Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong một thời
gian dài hơn, và kết quả là các nước Đông Á (trừ Trung Quốc) đang nằm trong số
những nước giàu nhất trên thế giới.Các nước Đông Á thành công là nhờ có chính
sách đúng đắn trong 6 lĩnh vực then chốt, bao gồm giáo dục, cơ sở hạ tầng và đô thị
hóa, doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế, hệ thống tài chính, hiệu năng của Nhà nước,
và công bằng. Sự tiếp nối thành công của Đông Á Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc vào
hiệu quả của chính sách trong 6 lĩnh vực này.
 Bài học của Đông Á
Vào những năm 90 (thế kỷ XX), với một quan niệm rất tương đối, những nước
công nghiệp mới ở châu Á gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Singapore
(NICs/NIEs)khi thì được gọi là những con rồng, khi thì được gọi là những con hổ.
Người ta coi hổ châu Á gồm những nước mới nổi: Indonesia , Malaysia , Philipines ,
Thailand và đôi khi cả Trung Quốc. Con đường của các nước Đông Á là con đường
thẳng để đạt tới sự thịnh vượng, ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế.
Khoảng hơn 20 năm nay, Đông Á với sự trỗi dậy của Hàn Quốc, Đài Loan,
Hongkong và Singapore là chủ đề không xa lạ với giới lý luận và các nhà hoạt động
chính trị, xã hội. Sự xuất hiện của 4 con rồng châu Á được coi là điều kỳ diệu của
thế kỷ XX. Trên khắp các diễn đàn từ Đông sang Tây, người ta đã nhiều lần mổ xẻ
sự phát triển thần kỳ của các nền kinh tế này nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm cho
các nước chậm phát triển, và cả các nước phát triển. Tấm gương công nghiệp hóa

thần tốc của Đông Á cho tới nay vẫn là liều thuốc kích thích, gây ấn tượng mạnh
với các nước đi sau:
- Không nhất thiết phải đi qua hàng trăm năm tích lũy và cải tạo tư bản chủ
nghĩa như châu âu, các nước đi sau có thể nhanh chóng tiến tới thịnh vượng và phồn
vinh trong một xã hội công nghiệp.
- Không nhất thiết phải có nguồn lực tự nhiên giàu có và đa dạng, trong xã hội
hiện đại, con người và văn hóa chính là những nguồn lực quan trọng và quyết định.
- Không nhất thiết phải chịu sự trói buộc của thực trạng kinh tế, hoặc chỉ là
“đầu ra” của nền kinh tế, ngày nay, giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra
20
Đề tài nghiên cứu khoa học
nguồn lực phát triển - “Tri thức đẻ ra tri thức, tri thức là thứ lấy không bao giờ cạn”
(Alvin Toffler).
- Không nhất thiết hiện đại hóa phải đồng nhất với phương Tây hóa, các nước
đi sau có thể và cần phải tìm những con đường riêng của mình để trở thành một xã
hội hiện đại.
- Không nhất thiết phải phá bỏ các giá trị cũ hoặc “cứng nhắc rập khuôn” các
giá trị mới, trong tương quan với các giá trị ngoại sinh, giá trị truyền thống có thể
hóa thân thành sức mạnh mới - hiếu học, cần cù, đồng thuận và trách nhiệm xã
hội… là những giá trị không bao giờ cũ.
Cần phải nói vắn tắt về lịch sử kinh tế của 4 con rồng này để thấy rõ những
điều gây ấn tượng vừa nêu:
Vào năm 1960, GDP (thực tế) của Hàn Quốc mới chỉ là 87 USD/người, Đài
Loan 170 USD/người, Singapore 427 USD/người, Hongkong 1631 USD/người. Lúc
đó tất cả đều không khác mấy những làng quê nghèo, nóng lạnh vì những vấn đề
chính trị độc Sau gần hai thập niên, GDP của Singapore năm 1985 là 10.811
USD/người, Hàn Quốc năm 1988 là 8.934 USD/người, Đài Loan năm 1987 là 9.992
USD/người, Hongkong năm 1990 là 9.896 USD/người. Nghĩa là đã vượt qua
ngưỡng bị coi là nước nghèo (960 USD/người theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế
giới, hoặc 875 USD/người theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc). Không rơi vào cái

bẫy của sự phát triển và dừng lại ở đó, các nước này tiếp tục phát triển và trở thành
các nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến năm 2005, GDP (tính theo PPP) của
Hàn Quốc đã là 22.029 USD/người, Hongkong là 34.833 USD/người, Singapore là
29.663 USD/người. GDP của Đài Loan năm 2001 là 19.200 USD/người.
21
Đề tài nghiên cứu khoa học
GDP bình quân đầu người một số quốc gia Đông Á ( tính theo PPP)
Chỉ số phát triển con người (HDI) ở các nước này cũng rất cao: theo Báo cáo
phát triển con người 2007/2008 thì Hongkong có chỉ số HDI là 0,937, xếp hạng
21/177 nước; Singapore - HDI là 0,925, xếp hạng 25/177 nước; Hàn Quốc - HDI là
0,921, xếp hạng 26/177 nước
Cần nói thêm rằng, Singapore là một quốc gia độc lập, nhưng chỉ là một đảo
quốc, có diện tích và dân số thua kém nhiều thành phố của các nước khác. Tuy vậy,
với nền kinh tế mở, năng động vào loại bậc nhất thế giới, có sự kiểm soát, điều tiết
vĩ mô rất nghiêm ngặt, từ giữa thập niên 80 trở lại đây Singapore là trung tâm tài
chính thứ tư của thế giới sau New York, London và Tokyo. "Con đại bàng tài chính
phương Đông" này là trung tâm dịch vụ, thương mại của của hầu hết các công ty đa
quốc gia trên thế giới, đồng thời là thị trường trao đổi ngoại tệ bậc nhất toàn cầu.
Còn Hongkong, từ năm 1997 đã trở về với Trung Quốc; tuy từ đó nền kinh tế
của đặc khu này có nảy sinh một số vấn đề nhất định, song vị trí quốc tế của
Hongkong vẫn rất lớn và cũng như trước 1997, Hongkong vẫn là “con gà đẻ trứng
vàng” của người Trung Hoa
Truy tìm nguyên nhân của sự thần kỳ Đông Á, dĩ nhiên là phải phân tích vai
trò của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội… Tuy nhiên, ngoài các nguyên nhân
vừa nói, điều đáng lưu ý là, hai chục năm nay, các học giả phương Tây lại chú ý
22
Đề tài nghiên cứu khoa học
nhiều đến những nguyên nhân thuộc về văn hóa. Nổi lên ở đây là vai trò của Khổng
giáo, của các giá trị châu Á, của những nét đặc thù về con người và văn hoá Á
Đông

Bởi vậy, trong khuôn khổ của những bàn luận về mô hình Đông Á những bài
học kinh nghiệm để đi tới thịnh vượng mà người ta có thể tham khảo ở 4 con rồng,
thường được nói đến là:
 Sử dụng nguồn lực có hiệu quả, chú trọng nội lực, đặc biệt nguồn lực
con người.
 Đề cao văn hóa và giá trị truyền thống, đặc biệt văn hóa Nho giáo với
các giá trị cần cù, yêu lao động, hiếu học, tôn trọng cộng đồng và gia
đình…
 Đề cao đồng thuận và gắn kết xã hội tạo ra ý chí phát triển mạnh mẽ.
 Quản lý vĩ mô linh hoạt, có tầm nhìn dài hạn.
Những “đặc trưng cơ bản của mô hình phát triển Đông Á
- Giáo dục: “Các quốc gia Đông Á đầu tư hết sức mạnh mẽ cho giáo dục ở tất
cả các cấp, có tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con
người…”, “xây dựng được một nền giáo dục và y tế đẳng cấp thế giới cho người
dân của mình”. Ngày nay, nhiều trường đại học của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài
Loan nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu của Châu Á.
- Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa: “Các nước Đông Á đạt được những kết quả
đáng tự hào hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng và đô thị hóa”. “Những thành phố của những quốc gia này năng động về mặt
văn hóa, trật tự về mặt xã hội, và an toàn về mặt vệ sinh, môi trường”. Thành phố ở
Đông Á là động lực cho tăng trưởng và đổi mới kinh tế. Trong khi đó, thành phố ở
các nước Đông Nam Á ô nhiễm, ùn tắc, đắt đỏ, ngập nước, nghèo đói, tội phạm và
bất lực trong việc cung cấp các dịch vụ đô thị cơ bản.
- Phát triển doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế: “Đông Á thực hiện một
chính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng, công nghệ,
và tri thức tiên tiến để giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị trường và hiện
đại hóa sản xuất”.
23

×