Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.81 KB, 40 trang )

Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
LỜI MỞ ĐẦU
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh đã trở thành
một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội
như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn ; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang
giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn
với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước.
Sự tăng trưởng của Vĩnh Phúc có được trong giai đoạn hiện nay không thể
phủ nhận điều kiện khách quan mà Vĩnh Phúc có được, nhưng để trở thành một
tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông
nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng “Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế giai đoạn 2001-2010”.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành
công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP
của các ngành nông nghiệp. Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất
yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động
xã hội…
Kinh tế đang bước sang năm 2011, kết thúc giai đoạn 10 năm 2001-2010.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới thời điểm này đã đạt được những kết quả nổi bật,
bên cạnh đó còn không ít những hạn chế, bất cập, tồn tại. Thực tế đó đòi hỏi tỉnh
phải có những giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tiếp
theo có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do đó, em viết đề tài “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010” với mục đích làm rõ hơn về quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó có những định hướng
đúng đắn hơn trong giai đoạn 2011-2010.
CHƯƠNG I:


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
1
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
I. Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng
giữa các ngành với nhau. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. Nếu
đứng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế để xem xét thì cơ cấu kinh tế ngành bao
gồm ba nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, còn trong phạm
vi từng nhóm ngành có thể phân chia thành các ngành chuyên môn hóa ở những
mức độ khác nhau.
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng
thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi
cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù
hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành,
tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất, mối quan hệ
trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một
cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu chưa
phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm
biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu là bộ phận trong hệ thống KH phát triển
KTXH, cụ thể hoá chiến lược chuyển dịch cơ cấu nhằm xác định một cơ cấu ngành
không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản
xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống
dân cư, hợp lý hoá lãnh thổ và phát triển bền vững
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính quy luật, đó là khi thu nhập

đầu người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống,
còn tỷ trong của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định,
tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đã được hai nhà kinh tê học là E.Engel
và A.Fisher nghiên cứu khi đề cập sự thay đổi về nhu cầu chi tiêu và sự thây đổi cơ
cấu lao động. Ngay từ cuối thế kỷ 19, E.Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của
các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm giảm nên tất yếu
dẫn đến tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng
lên. Quy luật E.Engel được nghiên cứu cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm,
nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu tiêu dùng cho các
loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
2
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là
hàng hóa tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển của các nước đã chỉ ra xu hướng
chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù
hợp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng hóa cao cấp có tốc độ tăng
nhanh hơn.
Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm của E. Engel, quy luật tăng năng suất lao
động của A. Fisher cũng làm rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua
việc phân bố lao động. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy
móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.
Kết quả là để đảm bảo lương thực thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng
lao động như cũ, có nghĩa là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, tỷ
lệ lao động được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co
giãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ.
II. Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành cấp tỉnh ở Việt Nam
2.1. Khái niệm chung

Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành cấp tỉnh là một bộ phận trong hệ thống
kế hoạch PTKTXH , cụ thể hoá chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành cấp tỉnh nhằm
xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội của tỉnh.
Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế là luận chứng, lựa chọn phương án phát
triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi
các vùng, lãnh thổ thuộc tỉnh.
2.2. Những nội dung cơ bản của quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Nội dung phân tích cần tập trung vào những vấn đề chính sau:
a) Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ
yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh
thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ
chức sản xuất.
c) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu
phát triển của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình
hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
d) Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các
điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ,
lao động).
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
3
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
đ) Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với
các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường.
e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.
g) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối
nguồn vốn để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ
chức thực hiện quy hoạch.
h) Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch.
2.3. Tiêu chí đánh giá quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Tỷ trọng các nhóm ngành: nông- lâm- thủy sản, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-
thương mại trong GDP.
- Cơ cấu trong nội bộ các ngành
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh
- Cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động.
Tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển trong nội bộ các ngành:
2.3.1.Công nghiệp- xây dựng
- Cơ cấu tiểu ngành công nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên
thị trường.
- Cơ cấu công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
- Trình độ công nghệ và các kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất.
- Phân bố công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phân bố về
không gian
2.3.2. Nông- lâm- thủy sản
- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp về kinh tế nông thôn, các sản phẩm nông
nghiệp mũi nhọn của địa phương và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Công trình ứng dụng trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Cơ cấu nông- lâm- thủy sản trong nội bộ ngành nông nghiệp.
- Các mục tiêu đánh giá về phát triển kinh tế nông thôn.
2.3.3. Dịch vụ- thương mại
- Sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Các sản phẩm chính: sản phẩm gì? Khả năng, thị phần của sản phẩm và mức độ
cạnh tranh trên thị trường.
2.4.Căn cứ xây dựng quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
4
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

c) Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng,
Quốc hội và Chính phủ có liên quan.
d) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng giai đoạn trước.
e) Quy hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng giai đoạn trước.
g) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia) có liên quan.
h) Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất liên quan đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2001-2010
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
5
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển trong quy hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
I.1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển công nghiệp làm nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát
triển, từ đó tạo sự tăng trưởng cao, kích thích các ngành dịch vụ phát triển, tăng thu
ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội, ưu
tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
b) Phát triển ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tầm
cỡ quốc gia, quốc tế nhằm phục vụ cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Khai
thác triệt để tiềm năng du lịch, dịch vụ của tỉnh, để tạo ra môi trường thu hút đầu tư
tốt hơn.
c) Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông
thôn áp dụng tiến bộ vào sản xuất, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
I.2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ lên hơn 80% vào năm 2010, giảm tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh và phát triển thị trường.
Huy động tối đa nội lực gắn với thu hút mạnh nguồn lực từ bên ngoài, nhất là vốn
đầu tư và khoa học công nghệ. Phát triển ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế nhằm phục vụ cho phát triển công
nghiệp và nông nghiệp. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch, dịch vụ của tỉnh, để tạo
ra môi trường thu hút đầu tư tốt hơn.Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng tiến bộ vào sản xuất, tăng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
b) Mục tiêu cụ thể:
• Tốc độ tăng trưởng GDP
Để đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, dự
kiến sẽ điều chỉnh tốc độ phát triển theo hai phương án tăng trưởng như sau:
 Phương án I:
- Vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc sau khi gia nhập Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ
với những cơ hội và thời cơ phát triển mới, đòi hỏi tỉnh phải duy trì tốc độ phát triển
cao để tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh Vùng KTTĐ Bắc Bộ.
- Phát triển kinh tế Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở lấy công nghiệp làm nền tảng,
tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn (hoàn thiện các cơ chế chính
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
6
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
sách thu hút đầu tư, tiếp tục phát triển các khu cụm công nghiệp, ) để thu hút vốn
FDI và đầu tư từ các tỉnh bạn; ưu tiên nâng đỡ các ngành công nghiệp nội địa, sử
dụng nguyên liệu và lao động địa phương; Đảm bảo các ngành công nghiệp được
phát triển liên tục và bền vững trên địa bàn.
- Duy trì mức tăng trưởng ngành nông nghiệp cao hơn với mức trung bình 3,5-
4%) của vùng KTTĐBB trong suốt thời kỳ dự báo.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thương mại-dịch vụ, làm tiền đề tăng tốc

phát triển ngành vào sau năm 2010.
Theo phương án I: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tỉnh từ nay đến
năm 2010 phải đạt khoảng 14,4%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 18,5-
20%; nông - lâm - ngư đạt 4,5-5,0%/năm; và dịch vụ duy trì ở mức 13-14%/năm.
Với mức tăng trưởng trên, tổng GDP của tỉnh đến 2010 sẽ đạt khoảng 22.237 tỷ
đồng (giá thực tế).
GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) vào năm 2010 sẽ bằng 127.2%
mức GDP bình quân cả nước (gấp 1,2-1,5 lần) và bằng 85-90% của Vùng KTTĐ
Bắc Bộ.
 Phương án II:
Ý tưởng của phương án II là sau một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc (1997 -
2005), nền kinh tế Vĩnh Phúc khó có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như
cũ. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực (AFTA/CEPT - 2006), WTO có
thể tác động mạnh theo hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng của 1 tỉnh phụ thuộc
nhiều vào FDI như Vĩnh Phúc, đó là: Nguồn thu từ dịch vụ xuất nhập khẩu bị giảm
sút mạnh do thực hiện giảm thuế quan theo AFTA/CEPT; Tự do hoá thương mại sẽ
giảm chi phí đầu vào của sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, giá trị sản xuất
của ngành công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ bị giảm sút (tập trung chủ yếu vào
sản phẩm ô tô, xe máy - là 2 sản phẩm chủ lực của tỉnh) và giá trị sản xuất (theo giá
TT) sẽ giảm mạnh.
Trong điều kiện này, yếu tố nội lực cần được phát huy để duy trì mức tăng
trưởng cao. Đó là Vĩnh Phúc sẽ phải tạo đột phá trong tăng trưởng lĩnh vực thương
mại-dịch vụ và du lịch, là lĩnh vực đang có tiềm năng lớn nhưng hiện chưa được
khai thác triệt để. Tốc độ tăng trưởng của ngành phải đạt ít nhất 15-16%/năm;
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp được duy trì 4,5-5%/năm trên cơ sở
tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn
Theo phương án II, Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt 13,8%, trong đó, công
nghiệp tăng 16,5%/năm, dịch vụ tăng 15,0%/năm và nông nghiệp 4,5%/năm, GDP
đến 2010 (theo giá thực tế) đạt 21.762,3 tỷ đồng.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A

7
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
Đạt được mục tiêu tăng trưởng theo phương án II, GDP bình quân đầu người
tính theo giá thực tế vào năm 2010 sẽ bằng 124,5% của cả nước và 81,3% của vùng
KTTĐ Bắc Bộ.
Biểu 1: Các phương án tăng trưởng của Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2010
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng GDP, %
Hiện trạng
2001-2005
Phương án I
(2006-2010)
Phương án II
(2006-2010)
Toàn bộ nền kinh tế 14,4 14,4 13,8
-Công Nghiệp+Xây dựng 21,1 18,2 16,5
- Dịch vụ-thương mại 12,3 13,4 15,0
- Nông-lâm-Ngư 6,1 4,5 4,5
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phương hướng chung: Trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp -
dịch vụ và nông nghiệp. Nhanh chóng tăng tỷ trọng khu vực có năng suất lao động
cao, giảm khu vực có năng suất lao động thấp, tức là cần tăng nhanh tỷ trọng các
ngành công nghiệp, dịch vụ, các ngành ứng dụng công nghệ cao và giảm tỷ trọng
các ngành nông nghiệp truyền thống,
- Dự kiến cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch theo 2 hướng sau:
+ Phương án I: Đến năm 2010 ngành công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm tỷ trọng
58,4% trong cơ cấu kinh tế tỉnh; dịch vụ-thương mại chiếm 27,2% và nông nghiệp
chiếm 14,3%;
+ Phương án II: Đến năm 2010 ngành công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm tỷ
trọng 55,5% trong cơ cấu kinh tế tỉnh; dịch vụ-thương mại chiếm 29,8% và nông

nghiệp chiếm 14,7%.
Dưới đây là biểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc theo hai phương án:
Biểu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc theo hai phương án tăng trưởng.
Cơ cấu kinh tế, %
2005 Phương án I
2010
Phương án II
2010
Toàn bộ nền kinh tế 100 100 100
- Công Nghiệp+Xây dựng 50,4 52,5 55,5
- Dịch vụ-thương mại 28,2 31,5 39,8
- Nông-Lâm-Ngư nghiệp 21,4 16 14,7
II. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
2.1. Đánh giá theo mục tiêu Quy hoạch
Bốn năm qua (2005-2009), kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
8
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản;
Hiện nay, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu công nghiệp- dịch vụ và nông
nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, gấp 3,45 lần so
với năm 2005; Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội được
đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; Bảo vệ tài
nguyên, môi trường bước đầu được quan tâm; Quốc phòng được củng cố, tăng
cường; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhanh hơn mức dự kiến. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của tỉnh chiếm
50,4%, cao hơn mức dự báo 40-45% , tháng 11/2010 tỷ trọng đó chiếm gần 60%

vẫn cao hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra
Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2005 là 21,37% và tính đến
tháng 11/2010 giảm còn 14,35% đã vượt quá chỉ tiêu đề ra năm 2010 là 16%.
Tỷ trọng ngành dịch vụ giai đoạn 2001-2005 là 39,5% vượt xa mức kế hoạch
đề ra, tuy nhiên giai đoạn 2006-2010 lại không đạt chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân cơ
bản là do ảnh hưởng của cuộc suy thái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 đã hệ thống
các ngân hàng tín dụng bị tê liệt, ngành du lịch không tăng trưởng…
Nhưng tỷ trong ngành công nghiệp- xây dựng và thương mai- dịch vụ vẫn đạt
trên 80% như mục tiêu đề ra, cơ cấu ngành kinh tế của Vĩnh Phúc là công nghiệp-
dịch vụ và xây dựng.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quy hoạch giai đoạn 2001-2010
cơ bản đã hoàn thành vượt mức, chỉ riêng đôi với ngành dịch vụ, tỷ trọng ngành dịch
vụ không đạt được mục tiêu đề ra, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng còn nhỏ trong cơ
cấu kinh tế tỉnh. Kinh tế công nghiệp phát triển cao thường đi đôi với khu vực dịch vụ
mạnh. Tuy nhiên, do Vĩnh Phúc có xuất phát điểm thấp, dân số nông nghiệp còn chiếm
tới gần 90%, ngành dịch vụ phát triển không theo kịp công nghiệp nên tỷ trọng ngành
khó có thể đạt 39 - 40% vào năm 2010 như mục tiêu dự báo.
Biểu 3: So sánh kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh với mục
tiêu của quy hoạch.
Chỉ tiêu
Kết quả
thực tế
2001-2005
Mục tiêu
2001- 2005
QH dự kiến
Kết quả
thực tế
2005-2010
Mục tiêu

2005- 2010
QH dự kiến
I. Tốc độ tăng GDP (%) 14,4 12,0 15,0 14,4
1. Nông-lâm-ngư nghiệp 6,1 4,5 5 4,5
2. Công nghiệp + xây dựng 21,1 17,1 18,2 18,0
3. Dịch vụ 12,3 13,5 13,4 15,0
II. Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
9
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
1. Nông-lâm-ngư nghiệp 21,3 24,0
14,35
16
2. Công nghiệp + xây dựng 50,4 36,5
58,44
52,5
3. Dịch vụ 28,3 39,5
27,22
31,5
Nguồn: Mục tiêu quy hoạch 2001-2010 và Niêm giám thống kê Vĩnh Phúc
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện quy hoạch chuyển dich cơ cấu
kinh tế giai đoạn 2001-2010
Cơ cấu kinh tế 2001-2005 Cơ cấu kinh tế 2006-2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2.2. Phân tích, đánh giá chuyển dịch nội bộ ngành
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay được phát triển
theo hướng Công nghiệp- dịch vụ và nông nghiệp.
2.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp
2.2.1.1. Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và sản lượng ngành công
nghiệp trong GDP

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp lên tới gần 40%/năm đã giúp cơ
cấu của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và du
lịch chiếm 86%, nông- lâm nghiệp- thủy sản chiếm 14% trong cơ cấu kinh tế. Vĩnh
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
10
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
Phúc trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng công nghiệp,
giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước và đứng thứ 3 các tỉnh phía Bắc.
Kể từ khi tỉnh Vĩnh Phúc tái lập cho đến nay, giá trị sản xuất ngành công
nghiệp của tỉnh liên tục tăng qua các năm. Công nghiệp - XD của Vĩnh Phúc phát
triển mạnh từ khi tỉnh thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX (giá 1994)
ngành công nghiệp ở mức 22,78%/năm giai đoạn 2001-2005; 21,00% giai đoạn
2006–2010 và 21,88% cho cả thời kỳ 2001-2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân
GDP (giá 1994) của ngành công nghiệp giai đoạn 2001- 2005 là 22,01%; giai đoạn
2006 – 2010 là 21,19% và cả thời kỳ 2001–2010 là 21,59%.
Biểu đồ 2 : Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP (giá hiện hành) tăng từ 34,88% năm
2000 lên 47,39% năm 2005 và 56,59% năm 2010.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh
tế tỉnh năm 2005 là 74,75% và năm 2009 là 80,25%.
Tính đến thời điểm này, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
song các doanh nghiệp đã cơ bản phục hồi được sản xuất - kinh doanh nên sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định và phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn theo giá CĐ 1994 (không tính công nghiệp do ANQP) đạt
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
11
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng

60.127,4 tỷ đồng tăng 39,55% so cùng kỳ và đạt 51,96% kế hoạch năm. Các khu
vực, ngành kinh tế đều sản xuất ổn định và tăng khá so cùng kỳ: Khu vực kinh tế
Nhà nước tăng 6,36%, đạt 26,4% kế hoạch; Khu vực ngoài Nhà nước tăng 3,63%,
đạt 37,26% kế hoạch; khu vực FDI tăng 46,18% và đạt 55,32% kế hoạch. Sản phẩm
công nghiệp nhìn chung đều tăng nhất là những sản phẩm có giá trị lớn như ô tô đạt
16.293 chiếc đạt 48,2% kế hoạch năm, trong đó ô tô 5 đến 14 chỗ 15.603 chiếc tăng
38,08% so cùng kỳ; xe máy 931,6 ngàn chiếc đạt 59,83% kế hoạch năm và tăng
48,04%; gạch ốp tường 6,6 triệu m
2
tăng 2,92%; thức ăn gia súc gia cầm 81,6 ngàn
tấn tăng 11,56% so cùng kỳ
Sở dĩ sản xuất công nghiệp trên địa bàn ổn định và phát triển là do :
Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
đã hết sức chăm lo phát triển công nghiệp và coi đây là bước đi cơ bản lâu dài để
làm giàu cho Vĩnh Phúc, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng
hướng các khu vực kinh tế, phù hợp với các chương trình của Chính phủ, khai thác
tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Tỉnh đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý của mình, có những chính sách ưu tiên,
ưu đãi và cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, đã thu hút
được nhiều dự án đầu tư, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp của tỉnh.
Số dự án sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mới đi vào sản xuất
ổn định tăng, một số doanh nghiệp tích cực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng
cao công suất, cải tiến công nghệ nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI.
Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu, hỗ trợ sản xuất của Nhà nước, của tỉnh
đã phát huy tác dụng, thị trường tiêu thụ tăng đã góp phần thúc đẩy sản xuất của
các doanh nghiệp tăng hơn.
Hơn nữa, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế FDI cơ bản đã thoát khỏi
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sản xuất ổn định nên giá trị sản xuất có mức tăng
trưởng cao, nhất là các Doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô, xe máy
và phụ tùng xe máy, nổi bật là công ty Toyota và công ty Honda đều có sản lượng ô

tô, xe máy tăng cao so cùng kỳ
Tuy vậy, do thị trường giá cả biến động tăng; giá nguyên vật liệu, linh kiện
nhập khẩu tăng đã làm tăng chi phí sản xuất, phần nào đã hạn chế đến sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước đã có
những bước phát triển tích cực, tăng khá so cùng kỳ cả về số lượng cơ sở, sản lượng
sản phẩm và giá trị sản xuất. Một số doanh nghiệp sản xuất đạt cao như tập đoàn
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
12
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
gạch Vĩnh Phúc Prime Group, công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, sản phẩm
của các làng nghề.
2.2.1.2. Phân tích, đánh giá cơ cấu công nghiệp
Biểu 4 : Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp
TT Ngành
Tốc độ tăng trưởng
bình quân (%)
GTSX
(Triệu đồng)
2001 -
2005
2006 -
2010
2001 -
2010
Tổng số 5.337.709 22,78 21,00 21,88
1 CN cơ khí 4.750.338 19,00 18,00 18,50
2 CN điện tử, tin học 37.519 55,00 50,00 52,48
3 CN khai thác và sản
xuất VLXD
200.004 55,00 20,00 36,38

4 CN dệt may, da giầy 65.895 53,00 33,00 42,65
5 CN chế biến nông lâm
sản, thực phấm, đồ uống
130.297 30,00 35,00 32,48
6 CN dược phẩm và hoá
chất tiêu dùng
133.356 20,00 25,00 22,47
7 CN khác 20.300 24,98 27,29 26,13
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
a) Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy
Trong giai đoạn hiện nay, ngành chế tạo ô tô, xe máy trở thành ngành công
nghiệp chủ đạo trên địa bàn tỉnh với tổ hợp các ngành bổ trợ sản xuất phụ tùng, chi
tiết cho công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy. Ngành chiếm tỷ trọng 67% trong cơ cấu
GTSX công nghiệp tỉnh. Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo cơ
khí của Vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Đây là ngành có bước phát triển khá, số lượng ôtô xe máy lắp ráp đã tăng lên
rất nhanh. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô xe máy, trên địa bàn
tỉnh đã hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
13
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
lượng cao phục vụ cho lắp ráp ôtô xe máy, góp phần đưa tỷ lệ nội địa hoá ôtô lên
9% xe máy 64%. Ngoài ra còn hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ sản xuất sản
phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng. Hiện
nay đã có 12 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo như: Công ty cơ khí
chính xác Việt Nam 1 (sản xuất phụ tùng ôtô xe máy, máy móc nông nghiệp),
Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị nước Puricom Việt Nam - Đài Loan (sản xuất
lắp đặt các thiết bị nước), Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh
kiện phụ tùng ôtô xe máy)v.v Có thể nói ngành cơ khí đang có hướng phát triển
tốt.

b) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế
về nguyên liệu, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng giai đoạn 2001-2005 có tốc độ phát triển tương đối cao (55%) phát
triển mạnh cả về quy mô sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm, nhưng giai
đoạn 2006-2010 giảm xuống chỉ còn 20%. Nguyên nhân là do tỉnh đã không đánh
giá và khai thác đúng trữ lượng các mỏ và điểm quặng phục vụ cho sản xuất VLXD
(Fenspat) ở giai đoạn trước, làm ảnh hướng tới sự phát triển của giai đoạn sau.
c) Ngành công nghiệp dệt may, da giầy
Tỉnh đã hiện đại hóa các cơ sở may mặc hiện có, mở rộng và phát triển các cơ
sở ươm tơ, dệt lụa theo hướng đổi mới công nghệ, tự động hoá quá trình sản xuất,
đảm bảo nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tơ tằm của tỉnh;
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng các cơ sở may mới tại huyện Vĩnh Tường, Tam
Dương, Lập Thạch nhằm chuyển đổi một bộ phận lao động nông nghiệp sang hoạt
động phi nông nghiệp, làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010
là 33% đã vượt xa mức đề ra là 26%;
d) Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống
Ngành công nghiệp chế biến phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng,
chưa có sự tác động mạnh, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển.
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống có thị trường
tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp. Do chuyển sang cơ chế thị trường, một số đơn vị đã
không chuyển biến kịp với môi trường mới. Bên cạnh đó, Nhà nước lại thiếu vốn để
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên một số đơn vị đã bị giải thể hoặc ngừng
sản xuất, số còn lại phải thu hẹp sản xuất.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
14
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm không phát triển đã kéo theo sự
giảm sút và mất dần các vùng nguyên liệu như mía ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê
Linh; dưa chuột, chuối dứa ở Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.

Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm hiện nay có nhiều khó khăn,
chưa có vùng nguyên liệu, trình độ trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm
thấp, giá thành cao
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
15
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
e) Công nghiệp khai thác mỏ
Công nghiệp khai thác mỏ của Vĩnh Phúc chủ yếu khai thác cao lanh, fenspat,
đất sét để phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi phục vụ
xây dựng nhà cửa và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh.
2.2.1.3. Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, công nghiệp
nông thôn và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp làng nghề đã được quan tâm đầu tư
phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tỉnh đã tiến hành quy hoạch và thực hiện một số đề án phát triển công nghiệp
ở nông thôn, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công và làng nghề
truyền thống. Các ngành nghề tiểu thủ công, làng nghề ngày càng được đầu tư nhân
rộng và phát triển góp phần làm tăng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân.
Tỉnh rất quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho các ngành nghề thủ công, trong 3
năm qua đã đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu cho 1.868 người, đào tạo nghề điêu
khắc đá cho 65 người, đào tạo nghề gốm mỹ thuật cho 20 người, đào tạo nghề mộc
mỹ nghệ và khảm trai cho hơn 70 người. Những lao động được đào tạo nghề đã
được các cơ sở sản xuất tiếp nhận vào sản xuất. Các làng xã có nghề đã và đang dần
dần hình thành, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, thu nhập của một số
làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện rõ rệt.
Biểu đồ 3: Cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc năm 2001
Biểu đồ 4: Cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc năm 2005
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
16

Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
Biểu đồ 5: Cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc năm 2009
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Ngành công nghiệp cơ khí, lắp giáp ô tô, xe máy vẫn là ngành chủ đạo của
tỉnh từ năm 2001 cho đến nay. Tuy tỷ trọng ngành công nghiệp cơ khí có giảm
trong những năm gần đây, nhưng giá trị của ngành này đóng góp vào GDP của Vĩnh
Phúc rất lớn, với giá trị sản xuất năm 2009 của ngành này là 25.933.991 triệu đồng.
Ngành công nghệ điện tử và tin học chiếm tỷ trọng ngày càng cao, chứng tỏ việc
ứng dụng các công nghệ mới ó xu hướng tăng trong công nghiệp Vĩnh Phúc, người
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
17
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
dân được tiếp cận nhiều hơn với điện tử và tin học. Các ngành còn lại có tỷ trọng
thay đổi không đáng kể trong những năm qua.
2.2.1.4. Phân tích, đánh giá việc hình thành các cụm công nghiệp
Năm 2009, tiếp tục đẩy mạnh chủ trương “giải phóng mặt bằng, thu hút vốn
đầu tư ” của tỉnh, tập trung vào một số cụm công nghiệp chủ chốt: Quang Minh,
Khai Quang, Bình Xuyên Bình Xuyên là vùng trọng điểm công nghiệp của tỉnh, là
cầu tiếp nối sự lan toả phát triển công nghiệp của Thủ đô Hà Nội tới Vĩnh Phúc;
tỉnh đã xây dựng thêm 2-3 khu công nghiệp dọc theo đường hướng tâm trên địa bàn
huyện Tam Dương, Lập Thạch; và đã mở rộng các khu công nghiệp Kim Hoa,
Quang Minh, Khai Quang, Bình Xuyên và quy hoạch các trục kinh tế gắn với các
trục giao thông chính của tỉnh.
Công nghiệp Vĩnh Phúc đã hình thành các khu và cụm công nghiệp như Kim
Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh , tạo điều kiện cho các ngành công
nghiệp phát triển (như công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy, may mặc, chế biến nông
sản thực phẩm rau quả, công nghiệp sản xuất vật liệu mới) và phát triển làng nghề
truyền thống. Công nghiệp Vĩnh Phúc cũng đã chuyển hướng vào xuất khẩu và tạo
điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Việc hình thành những cụm công nghiệp này đóng góp vào giá trị công nghiệp

của tỉnh tương đối lớn, tạo đà cho nền kinh tế Vĩnh Phúc tăng trưởng cao trong giai
đoạn sau.
2.2.1.5.Phân tích, đánh giá ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công nghiệp
Khoa học công nghệ đã hướng vào đổi mới công nghệ trong các ngành sản
xuất, phục vụ thiết thực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh. Nhờ ứng dụng công nghệ mới,
sản phẩm của các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo ô tô xe máy, vật liệu xây dựng
đã đạt chất lượng khá, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ là chìa khóa thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp
hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Công nghệ tin học đã được quan tâm đầu tư và ứng dụng rộng rãi trong các cơ
quan chính quyền tỉnh. Đặc biệt, ngành bưu điện tỉnh đã ứng dụng kỹ thuật số, tự
động hóa, đa dạng dịch vụ đạt trình độ quốc tế.
2.2.1.6. Những tồn tại và nguyên nhân
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
18
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
- Tồn tại thứ nhất: Trình độ công nghệ chưa cao, làm cho quy mô các doanh nghiệp còn
nhỏ lẻ, năng suất lao động chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năng của tỉnh.
Nguyên nhân:
+ Công nghiệp nội địa tỷ trọng còn thấp, quy mô còn nhỏ bé và năng suất lao
động chưa cao.
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển còn yếu, chưa tương
xứng với tiềm năng và chưa tạo điều kiện hỗ trợ nhiều cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp phát triển chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp. Các ngành ứng dụng
công nghệ cao còn ít.
- Tồn tại thứ hai: Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào FDI, nguồn tiết kiệm huy
động trong tỉnh rất ít.
Nguyên nhân:
+ Công nghiệp phát triển chủ yếu nhờ vào đóng góp của khu vực FDI (trên

80%), trong đó vai trò chính lại chỉ có 2 công ty Toyota và Honda. Kết quả hoạt
động của 2 công ty này sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc.
+ Đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển
đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của
phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn tham gia chủ yếu vào hoạt động
nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một hạn chế lớn của một tỉnh có quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển đổi cơ cấu thu nhập của người dân nghề nông dựa chủ yếu vào phát triển
các hoạt động phi nông nghiệp (dịch vụ và buôn bán nhỏ), lĩnh vực này phát triển
còn chậm. Hạn chế của sự biệt lập tương đối giữa khu vực kinh tế TW và địa
phương giờ đây lại cộng thêm giữa kinh tế trong nước và nước ngoài, giữa sản xuất
công nghiệp và dịch vụ đã hạn chế sự phối hợp, hỗ trợ, nâng cao tính hiệu quả và
khả năng cạnh tranh của kinh tế lãnh thổ hoạt động như một thể thống nhất.
+ Tổng đầu tư theo ngành tăng nhanh qua các năm, song đối với nông nghiệp
và xây dựng mức đầu tư còn quá thấp và có xu hướng giảm. Đời sống nhân dân
chậm được cải thiện. Hình ảnh phát triển mạnh mẽ của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài bên cạnh khu vực kinh tế địa phương chậm chuyển đổi cơ cấu, kinh tế nông
nghiệp thu nhập thấp là bức tranh tương phản thể hiện tính khép kín của “ốc đảo”
trên lãnh thổ tỉnh.
- Tồn tại thứ ba: Trình độ quả lý của cán bộ còn hạn chế, sức cạnh tranh của các
sản phẩm chưa cao.
Nguyên nhân:
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
19
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
+ Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương yếu kém về năng lực quản lý và
đang trong tình trạng khó khăn về tài chính; Do đó, nhìn chung sức cạnh tranh còn
thấp, vươn lên rất khó khăn.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
thương mại và vận tải, nơi tạo phần lớn việc làm trong thời gian qua. Song, các

doanh nghiệp này phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ của nhà nước trên các lĩnh
vực đối với thành phần kinh tế này chưa nhiều cho nên, đóng góp của chúng cho
kinh tế tỉnh còn chưa nhiều.
+ TTCN manh mún và làng nghề phát triển chậm, sản phẩm không đủ sức
cạnh tranh, nhiều ngành nghề đang mai một
- Tồn tại thứ tư: Cơ chế, chính sách chưa thông thoáng, hạn chế các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển.
+ Các khu công nghiệp thu hút dự án còn chậm do công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; các biện pháp hỗ trợ triển khai các dự án đầu
tư chưa mạnh;
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, cấp nước, thông tin, liên lạc, xử lý
chất thải tại các khu công nghiệp chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ;
2.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành dịch vụ
Kinh tế Vĩnh Phúc có mức tăng trưởng cao, thu nhập của nhân dân ngày càng
nâng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng đã tác động mạnh đến sự phát triển thương mại
trên địa bàn.
Các ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn tỉnh đã bước đầu phát triển, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Chất lượng dịch vụ ngày càng được
cải thiện, loại hình dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng;
Tốc độ tăng trưởng toàn ngành thời 2001-2005, tăng 12,3%/năm, trong đó,
thương mại tăng 8,2%, du lịch - khách sạn - nhà hàng tăng 11,1%, vận tải - viễn
thông tăng 18,3%, phục vụ công cộng tăng 18,4%, các ngành khác tăng 12,2%. Và
thời kỳ 2006-2010 tốc độ tăng trưởng là 13,4%, tuy chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra,
nhưng ngành dịch vụ của tỉnh cũng đã phán ánh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
20
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
Ngành thương mại và dịch vụ của tỉnh phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực:
2.2.2.1. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa

Hoạt động xuất- nhập khẩu trên địa bàn tỉnh trở nên sôi động từ khi các dự án
FDI được thực hiện, đi vào sản xuất và một số doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
• Xuất khẩu:
So với các tỉnh trong vùng, so với cả nước và so với tiềm năng của tỉnh thì giá
trị kim ngạch xuất khẩu hiện nay là quá nhỏ bé. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu
người của tỉnh năm 2004 đạt 127 USD/người, năm 2005 đạt 324,2 USD/người, năm
2006 đạt 520,6USD/người, năm 2007 đạt 689,8 USD/người, năm 2008 và năm
2009 do khủng hoảng của cuộc tài chính thế giới, làm ảnh hưởng đến thị trường
trong nước, và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh, nên tỷ lệ tăng của ngành thương mai và
dịch vụ tăng rất chậm, giá trị xuất khẩu của tỉnh chỉ đạt 720,8USD/người.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là sản phẩm may, mặc, giày dép các
loại, chè khô, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản Các sản phẩm sản xuất trên địa
bàn tỉnh đã xuất khẩu sang 40 nước. Xuất sang EU giày thể thao; sang Nhật Bản:
chè, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ; sang Nga, Đông Âu: chè sản phẩm may
mặc; sang Hoa Kỳ: hàng thủ công mỹ nghệ, giày thể thao.
• Nhập khẩu:
Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn đã tăng đột biến 108,2%/năm trong giai
đoạn 2001-2010, nhập khẩu các linh kiện và nguyên liệu phục vụ sản xuất của các
doanh nghiệp FDI gia tăng; Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là linh kiện ô
tô, xe máy, vải may mặc, phụ liệu giày dép, thức ăn gia súc Trong đó, các mặt
hàng linh kiện ô tô, xe máy của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 75-80% tổng kim
ngạch nhập khẩu;
Trong 2001-2005, mức tăng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 9,4%/năm. Tổng
giá trị nhập khẩu đã tăng từ 210,6 triệu USD năm 2000 lên 336,9 triệu USD năm
2004 và 350 triệu vào năm 2005. năm 2006 là 601,2 triệu USD, năm 2007 là 750,2
triệu USD, năm 2008 và năm 2009 do sản xuất đình trệ, thị trường trong nước rất
ảm đạm, sản phẩm không tiêu thụ được nên các doanh nghiệp cũng hạn chế việc
nhập khẩu. Nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu phục vụ cho hoạt động
của các doanh nghiệp FDI. Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong

nước chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Nhìn chung, kết quả xuất nhập khẩu trên địa bàn đã thực hiện phù hợp với định
hướng quy hoạch đề ra và có phần cao hơn. Tuy vậy, mức chênh lệch giữa xuất
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
21
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
nhập khẩu hiện nay rất lớn, đòi hỏi tỉnh phải có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu.
Hiện nay, trừ các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, trên địa bàn Vĩnh
Phúc chưa có mặt hàng xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho tỉnh. Giá
trị xuất khẩu khiêm tốn hiện nay chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm
năng của tỉnh.
2.2.2.2. Kinh doanh du lịch
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú, Vĩnh Phúc là một trong
5 trung tâm du lịch lớn của cả nước đã được đưa vào kế hoạch đầu tư phát triển như
Chương trình Du lịch Quốc gia trọng điểm.
Nhiều dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc đang được triển tích
cực :dự án khu du lịch Trại Ổi; dự án khu du lịch Bắc Đầm Vạc, dự án khu du lịch Đải
Lải, Dự án Sân Golf Tam Đảo,v,v…Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng nhìn chung đã
phát triển khá trong các năm gần đây. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư đáng kể,
được nâng cấp ngày càng hiện đại và tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài
nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có 75 đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ với trên 1840
phòng và khoảng 832 lao động làm việc thường xuyên.
Tuy nhiên lĩnh vực du lịch - khách sạn - nhà hàng phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh, đóng góp của ngành cho kinh tế tỉnh còn
rất hạn chế. Nguyên nhân là do xuất phát điểm du lịch Vĩnh Phúc còn thấp, hạ tầng
du lịch bất cập, chưa có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư, nguồn nhân lực
về du lịch thiếu và tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc lại nằm kề
Thủ đô Hà Nội nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi sản phẩm du lịch của Vĩnh
Phúc phải đạt được tính độc đáo và hấp dẫn hơn.
2.2.2.3. Vận tải và bưu chính – viễn thông

Vận tải - bưu chính viễn thông là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quan trọng của tỉnh,
đã phát triển và lớn mạnh đồng bộ với ngành công nghiệp và nhu cầu phát triển của xã
hội. Năm 2000 nhóm ngành này đã đóng góp giá trị gia tăng trên 77 tỷ đồng, năm
2007đạt 156,8 tỷ đồng và dự kiến 2008 khoảng 179 tỷ đồng (giá ss 94), đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 2001-2005 là 18,3%/năm. Giai đoạn 2006-2010 là 25,4%.
• Vận tải:
Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giao thông đường bộ, chiếm 80-
85% tổng giá trị sản xuất của ngành vận tải. Ngành vận tải đã góp phần khá lớn vào
tăng trưởng GDP của tỉnh, là điều kiện tiên quyết đến quá trình tái sản xuất của nền
kinh tế: sản xuất- phân phối- tiêu dùng.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
22
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
• Bưu chính - viễn thông:
Ngành dịch vụ bưu điện có tốc độ tăng trưởng khá trong các năm qua. Cơ sở
vật chất ngành đã phát triển nhanh chóng. Khai thác dịch vụ internet và phổ cập tin
học trong hoạt động sản xuất, quản lý kinh tế và trong các trường học đã phát triển
khá nhanh. Ngành dịch vụ bưu điện là ngành có tốc độ phát triển cao nhất trong
nhóm ngành dịch vụ của tỉnh, đảm bảo tốt nhu cầu thông tin trên địa bàn.
2.2.2.4. Dịch vụ tài chính, ngân hàng
Hệ thống tài chính - tín dụng của tỉnh đã phát triển khá đồng bộ với mạng lưới
các chi nhánh ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương
mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết và mạng lưới tín
dụng nhân dân. Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất kinh
doanh và đời sống. Dư nợ cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền
tệ ngày càng tăng do sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển khá.
2.2.2.5. Những tồn tại và nguyên nhân:
- Tồn tại thứ nhất: Phát triển các phân ngành chưa đồng bộ.
+ Chỉ riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát triển mạnh để phục vụ cho hoạt
động các doanh nghiệp FDI (chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu ngành), các lĩnh vực

khác phát triển còn chậm, quy mô nhỏ;
+ Lĩnh vực du lịch - khách sạn, nhà hàng phát triển chưa mạnh, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu và không tương xứng với một tỉnh có thế
mạnh tiềm năng phát triển du lịch;
Nguyên nhân: Do xuất phát điểm du lịch Vĩnh Phúc còn thấp, hạ tầng du lịch
bất cập, chưa có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư, nguồn nhân lực về du
lịch thiếu và tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc lại nằm kề Thủ đô
Hà Nội nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc
phải đạt được tính độc đáo và hấp dẫn hơn.
- Tồn tại thứ hai: Sản phẩm ngành dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa
cao và chưa có sản phẩm dịch vụ mang đặc trưng cho tỉnh Vĩnh Phúc,
- Tồn tại thứ ba: Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn còn nhỏ, tốc độ tăng kém
ổn định; đặc biệt phần xuất khẩu của địa phương;
Nguyên nhân chủ yếu: do mặt hàng của tỉnh chưa có nét đặc trưng, chưa có sức
cạnh tranh so với các vùng khác, nguồn nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất phải
nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc phải vận chuyển từ vùng rất xa, nên chi phí sản xuất
tăng cao, giá sản phẩm cao, khó cạnh tranh với sản phẩm của các vùng khác.
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
23
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
2.2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp
2.2.3.1. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp so với các ngành công nghiệp
- Do ngành nông nghiệp có quá trình sản xuất gắn liền với quá trình sinh
trưởng của các loài sinh vật, đòi hỏi phải có thời gian nhất định gắn liền với quá
trình sinh trưởng nhất định.
- Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, mặt nước có giới hạn tuyệt đối.
- Sản phẩm dưới dạng tươi sống, phải trải qua khâu chế biến nhất định mới có
thể đưa vào tiêu dùng.
- Sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ rõ rết nên nó phụ thuộc vào thời
tiết khí hậu.

Do những đặ điểm đó, việc đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp phải bao
gồm nhiều mặt, toàn diện từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đến quan hệ
sản xuất và chế biến tiêu thụ, tình hình sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường.
2.2.3.2.Phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 là
14,4 % và giai đoạn 2006-2010 là 15%, trong đó, nông nghiệp tăng khoảng
4,2%/năm; thủy sản tăng khoảng 11,7%/năm và lâm nghiệp giảm khoảng 1%/năm
vượt mục tiêu quy hoạch đề ra.
Sản xuất nông - lâm – thủy sản đã được quan tâm phát triển; Ngành nông - lâm
– thủy sản đã đạt mức tăng trưởng cao trong cả giai đoạn 10 năm; Cơ cấu ngành đã
chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng thuỷ sản và chăn
nuôi tăng mạnh; Hệ thống mạng lưới khuyến nông, dịch vụ sản xuất nông nghiệp
được củng cố đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất; Tiến bộ kỹ thuật đã được
ứng dụng tốt trong sản xuất cây trồng, vật nuôi; Mô hình kinh tế trang trại bước đầu
được phát triển;
Biểu 5: Phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2005 2009
Nhịp tăng
2001-2005
Nhịp tăng
2006-2010
1. GP N-L-N giá SS 94 1.008 1.353 1689 6,1 4,5
- Ngành nông nghiệp 951 1.263 1.553 5,8 4,2
+ Trồng trọt 667 807 892 3,9 2,0
+ Ngành chăn nuôi 247 389 578 9,5 8,2
+ Dịch vụ NN 37 67 83 12,9 4,2
- Ngành thuỷ sản 28 65 113 18,1 11,6
- Ngành lâm nghiệp 28 24 23 -3,3 -1,1
Nguồn: Niêm giám thống kê Vĩnh Phúc
• Nông nghiệp

SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
24
Đề án môn học GVHD: Th.S Phạm Thanh Hưng
 Trồng trọt
Ngành trồng trọt trong thời gian qua đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao. Năng suất các loại cây
trồng được tăng liên tục nhờ tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm
canh trong nông nghiệp.
a) Cây lương thực
Sản xuất lương thực phát triển ổn định, đóng góp về GTSX xấp xỉ 600 tỷ đồng
(giá hiện hành), duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6-7%/năm
b) Cây thực phẩm
Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đầu tư hợp lý, sản lượng rau đậu đã tăng từ
91,5 ngàn tấn năm 2000 lên 147,9 ngàn tấn năm 2005, đạt 150,3 ngàn tấn vào năm
2009. Sản xuất rau đậu sạch để cung cấp cho các khu công nghiệp, các trung tâm
kinh tế lớn kề bên là hướng chiến lược lâu dài của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trong
cơ cấu GTSX của lĩnh vực trồng trọt, tỷ trọng của rau đậu mới chiếm ở mức khiêm
tốn khoảng 10%.
c) Cây công nghiệp hàng năm
Nhìn chung, cây công nghiệp hàng năm của Vĩnh Phúc thuộc các loại cây có
giá trị kinh tế cao, cần tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất cây trồng.
d) Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả trên địa bàn lại chưa phải là sản phẩm đặc trưng, có lợi thế
cạnh tranh cao (vải, nhãn, dứa). Vì vậy, để duy trì ổn định diện tích và sản lượng
các loại cây ăn quả trên thì việc nâng cao chất lượng, bảo quản và chế biến, đồng
thời làm tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường là việc rất quan trọng.
Cơ cấu đất đai, cây trồng của tỉnh trong nhiều năm qua ít biến động. Sản lượng
cây trồng tăng chủ yếu là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Năng
suất cây trồng của tỉnh khá so với mức trung bình toàn quốc và vùng KTTĐBB.
 Chăn nuôi

Lĩnh vực chăn nuôi cũng phát triển ổn định trong các năm qua. Chất lượng đàn
gia súc, gia cầm đã được nâng cao nhờ áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong chăn
nuôi. Đây chính là sản phẩm chủ lực mà Vĩnh Phúc có được, có thể cạnh tranh
trong nước và đưa ra thị trường thế giới.
- Dịch vụ nông nghiệp:
Tốc độ tăng GDP lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đạt 2,3%/năm thời kỳ 2001-2005 và
12,9%/năm thời kỳ 2005-2009. GDP của ngành đã tăng từ 32,6 tỷ đồng năm 2001
67 tỷ đồng năm 2005, và 112 tỷ đông năm 2009 chiếm khoảng 4% trong cơ cấu
SV: T¹ ThÞ Thu Th¶o Líp: KÕ ho¹ch 49A
25

×