Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phân tích chi phí lợi ích dự án bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
LỜI CẢM ƠN
Qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô
giáo khoa Môi trường và Đô thị đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Thế Chinh. Trong suốt quá trình thực tập cũng như làm chuyên đề tốt
nghiệp, thầy giáo đã hướng dẫn em hướng nghiên cứu phù hợp, đồng thời tận tụy
giải đáp những thắc mắc và khắc phục kịp thời những sai sót cho chuyên đề của em.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các anh/chị phòng Phòng Chính sách và
Quản lý môi trường, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn Ths. Lê Thanh Nga đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Viện
cũng như đã cung cấp tài liệu cần thiết để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm em xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Trần Anh Dũng
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
MỤC LỤC
c. Đo lường lợi ích tăng thêm của hoạt động khai thác mật ong 35
f. Đo lường lợi ích tăng thêm của Giá trị hấp thụ cacbon của RNM 40
h. Đo lường lợi ích tăng thêm: Giá trị phi sử dụng của ĐNN 41
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCR Tỷ số lợi ích chi phí


BVMT Bảo vệ môi trường
CBA Phân tích chi phí lợi ích
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
DTSQ Dự trữ sinh quyển
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐNN Đất ngập nước
HST Hệ sinh thái
IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
KBTNN Khu bảo tồn thiên nhiên
LHQ Liên hợp quốc
NLTS Nguồn lợi thủy sản
NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Giá trị hiện tại ròng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RAMSAR Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước
TCM Phương pháp chi phí du lịch
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
VQG Vườn quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
WTP Sẵn lòng chi trả
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ số và khả năng sinh lời của công tác bảo tồn ĐDSH Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thủy Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy Error:

Reference source not found
Bảng 3.1: Một số đối tượng có liên quan đến thành phần, chức năng của ĐNN chịu
tác động của phương án đề xuất Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Giải nghĩa các biến số trong mô hình hàm sản xuất Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Tổng chi phí của mỗi vùng Error: Reference source not found
Bảng 3.5: Tổng lợi ích thu được Error: Reference source not found
Bảng 3.6: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ sẵn lòng chi trả Error: Reference
source not found
Bảng 3.7: Giải thích các tham số trong mô hình phân tích Error: Reference source
not found
Bảng 3.8: Kết quả phân tích tham số Error: Reference source not found
Bảng 3.9: Dân số một số tỉnh có khách tham quan VQG Xuân Thủy Error:
Reference source not found
Bảng 3.10: Lợi ích và chi phí hàng năm tăng thêm của phương án bảo tồn tốt hơn
Error: Reference source not found
Bảng 3.11: Lợi ích và chi phí hàng năm tăng thêm của phương án bảo tồn tốt hơn
Error: Reference source not found
Bảng 3.12: Giá trị hiện tại ròng và tỷ số chi phí – lợi ích của phương án Error:
Reference source not found
bảo tồn tốt hơn Error: Reference source not found
Bảng 3.13: Phân tích độ nhạy khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu Error: Reference source
not found
Bảng 3.14: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị lợi ích tăng 10% và chi phí giữ
nguyên (với giả định giá trị du lịch tăng 5%) Error: Reference source not found
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Bảng 3.15: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí tăng 10% và lợi ích giữ
nguyên (với giả định giá trị du lịch tăng 5%) Error: Reference source not found

Bảng 3.16: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí và lợi ích tăng 10%
Error: Reference source not found
(với giả định giá trị du lịch tăng 5%) Error: Reference source not found
Bảng 3.17: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị lợi ích tăng 10% và chi phí giữ
nguyên (với giả định giá trị du lịch tăng 8%) Error: Reference source not found
Bảng 3.18: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí tăng 10% và lợi ích giữ
nguyên (với giả định giá trị du lịch tăng 8%) Error: Reference source not found
Bảng 3.19: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí và lợi ích tăng 10%
Error: Reference source not found
(với giả định giá trị du lịch tăng 8%) Error: Reference source not found
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao với sự phong phú đa dạng trong các kiểu loại HST, các loài sinh vật và
các nguồn gen. Hiện nay, theo thống kê Việt Nam có khoảng 13.200 loài thực vật,
hơn 10.000 loài động vật, 3.000 loài thủy sinh vật, 11.000 loài sinh vật biển (Cục
bảo tồn ĐDSH, 2010). Nguồn tài nguyên ĐDSH là một trong những nhân tố đóng
góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hàng năm các sản
phẩm nông nghiệp, lâm sản và thuỷ sản do ĐDSH tạo ra giá trị khoảng 5 tỷ USD,
chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (ISGE, 2006). Bên cạnh việc cung cấp các giá
trị cho sinh kế của người dân và các ngành sản xuất vật chất, ĐDSH cũng cung cấp
các giá trị sinh thái quan trọng như như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước,
chống xói mòn đất, hấp thụ CO2, phòng chống bão lụt cũng như nhiều giá trị văn
hoá, lịch sử khác cho cộng đồng và xã hội.
Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường
nhưng tài nguyên ĐDSH tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Diện tích
các khu vực có các HST tự nhiên quan trọng đang bị thu hẹp dần; số loài và số
lượng các cá thể các loài động vật hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nhiều loài đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức cao. Tổng số các loài động – thực vật hoang dã

trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (Sách đỏ Việt
Nam, 2007). Ngoài ra, nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút về
số lượng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây suy thoái ĐDSH ở nước ta chủ yếu
là do tác động trực tiếp và gián tiếp của con người.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
ĐDSH là một trong những hoạt động quan trọng để hướng tới PTBV. Chính vì vậy,
nhiều quốc gia đã đầu tư đáng kể nguồn lực để xây dựng các chiến lược, chính sách,
cơ chế, chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH. Về cơ bản, khi thực hiện các hoạt động
quản lý nói chung và bảo tồn nói riêng tại các VQG và KBTTN, phân tích chi phí –
lợi ích là một công cụ quan trọng nhằm đánh giá, dự báo những ‘phần được’ và
‘phần mất’ của các hoạt động bảo tồn đó. Từ đó, thông tin về phân tích chi phí - lợi
ích cho phép các nhà quản lý cân nhắc và lựa chọn được các phương án phù hợp và
hiệu quả nhất, đảm bảo cho các hoạt động bảo tồn mang lại lợi ích lớn nhất cho
cộng đồng và xã hội.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
VQG Xuân Thủy là vùng ĐNN tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái
và ĐDSH quan trọng bậc nhất của Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc tế.
Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là “trái tim” của
Khu dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ sông Hồng. ĐNN tại khu vực nghiên
cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp,
giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do vậy, đây là địa điểm hội tụ những
điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa học và phương pháp phân tích chi
phí - lợi ích. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề sử dụng công cụ CBA trong việc thực
hiện các hoạt động bảo tồn tại các VQG tôi đã chọn đề tài “Phân tích chi phí lợi
ích dự án bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và đánh giá các lợi ích của dự án.
- Xác định và đánh giá các chi phí của dự án.

- Xác định các chỉ tiêu PV, NPV để là căn cứ đánh giá hiệu quả dự án bảo tồn
đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy.
- Đưa ra kiến nghị đối với các cấp chính quyền trong việc ra quyết định thực
hiện dự án.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu dự án bảo tồn đa dạng sinh học nhằm khôi phục lại độ
đa dạng sinh học như cách đây 15 năm tại VQG Xuân Thủy.
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tiến hành nghiên cứu tại VQG Xuân Thủy.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Kết cấu đề tài gồm 3 chương
- Chương I: Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)
- Chương II: Tổng quan về dự án bảo tồn hệ sinh thái vườn quốc gia Xuân Thủy
- Chương III: Phân tích chi phí – lợi ích dự án bảo tồn hệ sinh thái vườn quốc
gia Xuân Thủy
CHƯƠNG I
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH (CBA)
1. Khái niệm mục đích thực hiện CBA
1.1 Khái niệm
Phân tích chi phí – lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định biết
được “phần được” và “phần mất” của một dự án hoặc một hoạt động phát triển, từ
đó lựa chọn được những quyết định tối ưu nhất. Như vậy, CBA hỗ trợ việc quyết
định nên triển khai các dự án được đề xuất hay không. CBA cũng được sử dụng phổ
biến trong việc đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế của các dự án/phương án khác

nhau để từ đó lựa chọn ra được phương án mang lại lợi ích ròng lớn nhất cho xã hội.
1.2 Mục đích CBA
1
Để hỗ trợ cho việc ra quyết định về mặt xã hội: Quản lý xã hội nhìn trên góc độ
kinh tế khi ra quyết định một chính sách để bảo đảm chính sách ấy thực thi có hiệu quả.
→ Thông qua con số cụ thể người ra quyết định (hoạch định chính sách) sẽ
hình dung được toàn bộ chính sách có hiệu quả hay không hiệu quả và người ta sẽ
khẳng định nên thực thi chính sách hay không thực thi chính sách. Tuy nhiên khi
thực hiện vấn đề này cũng phải hết sức chú ý hoàn cảnh cụ thể từng địa bàn cụ thể.
Nguyên tắc: không được cứng nhắc mà phải dựa trên nguyên tắc cơ bản để
xem xét thực tiễn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
- Việc sử dụng CBA giúp cho chính phủ ra quyết định để phân bổ nguồn lực.
Để phân bổ nguồn lực thì chính phủ phải lựa chọn phương án nào là phương án đảm
bảo hiệu quả nhất, người làm CBA phải tính toán để đưa ra tất cả các phương án cụ
thể từ đó cơ quan chính phủ sẽ lựa chọn phương án nào là phương án hiệu quả nhất.
- Để chính phủ có cơ sở trong quyết định về phân bổ nguồn lực và phù hợp
với thực tiễn vận hành của những quyết định đầu tư trong phân tích chi phí lợi ích
người ta phải chia ra thành 3 cấp độ đó là:
• Tiến hành phân tích trước khi thực hiện chương trình dự án (Exante)
• Tiến hành phân tích trong quá trình thực hiện dự án (Inmediares)
• Tiến hành phân tích sau khi hoàn thành chương trình dự án (Expost)
Như vậy ứng với mỗi giai đoạn phân tích trước, trong và sau…. Thì cho ta
một kết quả khác nhau điều đó sẽ giúp cho chính phủ lựa chọn những điều chỉnh,
quyets định hợp lý tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện
11
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2012), Bài giảng phân tích chi phí – lợi ích, Đại học Kinh tế Quốc dân
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. Trên cơ sở thực hiện 3 nội dung như vậy,

mục đích cơ bản của CBA sẽ đạt được như sau:
1. Ra quyết định cụ thể nghĩa là lựa chọn được phương án phù hợp, có tính khả
thi và triển khai được trong thực tiễn thường phục vụ cho mục đích này
người ta sử dụng quá trình này phân tích trước khi thực hiện dự án
2. Giúp cho chính phủ hoặc người ra quyết định có những kiến thức về giá trị
của dự án. Với nội dung này trong phân tích thường ở giai đoạn phân tích
giữa thời kỳ hoạt động (Inmediares) đặc biệt là khi đã kết thúc dự án
(Expost).
Những kiến thức về thực tiễn của đầu tư vận hành về so kết quả với phân tích
ban đầu về những bài học để có những điều chỉnh tốt hơn và những đề xuất
tiếp theo điều chỉnh thực hiện dự án chương trình.
3. Cho chúng ra biết được kiến thức về những dự án tiềm năng.
Để đạt mục đích này rõ rành chỉ có phân tích Expost mới rút ra được những
kiến thức cơ bản về những dự án tiềm năng tương lai để có những bài học
kinh nghiệm còn những phân tích Exante và Inmediares khó có thể đảm bảo
đầy đủ cho những kiếm thức dự án tiềm năng trong tương lai.
4. Kiến thức về hiệu lực của CBA
Với mục đích này người ta có thể so sánh giữa 3 phân tích để từ đó một kiến
thức cơ bản về tính hiệu quả hiệu lực thực hiện trong từn giai đoạn và nên
tập trung vào phân tích nào là quan trọng nhất để tránh những tổn thất không
đáng có.
2. Các cấp độ tiến hành CBA
2
Kinh nghiệm thực tiễn các nước phát triển cho thấy đối với một chương trình
dự án hay một chính sách nào đó để thực hiện trong quá trình làm CBA người ta
chia thành 3 giai đoạn
2
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2012), Bài giảng phân tích chi phí – lợi ích, Đại học Kinh tế Quốc dân
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
4

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Giai đoạn 1: Trước khi thực hiện dự án (Exante)
Khi bắt đầu hình thành dự án, xây dựng chương trình phải thực hiện CBA.
Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ sau: Dự kiến đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu điện trầm
trọng do đó phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì theo kinh nghiệm nhiều
nước trên thế giới chỉ có loại nhà máy này mới đảm bảo tính ổn định lâu dài và khả
năng cung ứng điện đủ vận hành nền kinh tế. Vấn đề là khi thực hiện đặt nhà máy
điện ở đâu?
Để lựa chọn đặt vị trí nào buộc chúng ta phải CBA nghĩa là mặc dù phương
án chưa thực thi thì các nhà phân tích kinh tế đã phải thực hiện CBA để tư vấn cho
chính phủ.
Giai đoạn 2: Trong quá trình thực hiện dự án (Inmediares)
Khi dự án đã đi vào xây dựng người ta cũng phải CBA vì quá trình phân tích
này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để điều
chỉnh những phương án đã đưa ra ban đầu, điều chỉnh những phân tích trước khi
tiến hành dự án để phù hợp với thực tiễn đang vận hành.
Giai đoạn 3: Sau khi kết thúc dự án (Expost)
Sau khi kết thúc dự án người ta vẫn tiếp tục làm CBA, việc thực hiện CBA
thuận lợi hơn bởi đã có tiền đề. Mọi chi phí lợi ích trong quá trình vận hành dự án
đã bộc lộ, cả những vấn đề phân tích 2 giai đoạn trước Exante và Imediares.
Qua 3 nội dung trên cho thấy thực hiện CBA phải tiến hành liện tục từ trước
trong và khi thực hiện dự án, có vậy mới khắc phục được những khiếm khuyết khi
thực hiện dự án.
3. Các bước tiến hành CBA
3
Để thực hiện phân tích chi phí lợi ích đòi hỏi một quá trình, quy trình đó
được cụ thể các bước và trong thực tế liên quan xây dựng các bước này có nhiều
cách đặt vấn đề khác nhau có tài liệu 4 bước, 5 bước…. nhưng bản chất quy trình là
giống nhau chỉ có điều người ta tách các bước dễ tiếp nhận dễ thực hiện. Tuy nhiên
trong khuôn khổ chuyên ngành chúng ta nghiên cứu 9 bước sau:

− B1: Xem xét để đi đến quyết định trước khi đi vào phân tích xem lợi ích và
chi phí của ai?
3
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2012), Bài giảng phân tích chi phí – lợi ích, Đại học Kinh tế Quốc dân
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
− B2: Lựa chọn các giải pháp thay thế
− B3: Liệt kê các ảnh hưởng kể cả những ảnh hưởng tiềm năng về lượng và về
chất thậm chí phải xây dựng các chỉ số đo lường
− B4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình thực hiện dự án
− B5: Lượng hóa bằng tiền
− B6: Quy đổi các giá trị đã tính toán về thời điểm hiện tại
− B7: Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu
− B8: Phân tích độ nhạy
− B9: Đề xuất dự án lựa chọn phương án có lợi ích ròng lớn nhất
B1: Xem xét để đi đến quyết định trước khi đi vào phân tích xem lợi ích và chi phí
của ai?
Trước một chính sách lựa chọn người làm CBA luôn thường trực trong đầu
đó là nếu thực hiện chính sách hay dự án đó thì ai hưởng lợi, ai chịu chi phí, cấp độ
chi phí - lợi ích ở quy mô nào? Mà khả năng trong tương lại sẽ xảy ra.
Bước này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng toàn bộ quy
trình thực hiện các bước tiếp theo nằm trong tầm tư duy của người thực hiện CBA.
B2: Lựa chọn các giải pháp thay thế
Khi đã có ý đồ thực hiện một chương trình dự án hay một chính sách nào đó
về lý thuyết cũng như thực tiễn thì chương trình dự án bao giờ cũng có nhiều
phương án để chúng ta lựa chọn và đó sẽ là cơ hội để người ra quyết định chọn
phương án nào hiệu quả nhất.
Tổng hợp các phương án từ thiết kế quy hoạch đến kỹ thuật người thực hiện
CBA phải bóc tách ra có bao nhiêu phương án có thể thay thế được và những

phương án đó đều có tính khả thi về mặt lý thuyết và thực tiễn để làm cơ sở cho
việc tính toán sau này ứng với mỗi phương án đã lựa chọn.
Nếu không thực hiện bước này sẽ dẫn đến một cái nhìn phiến diện dễ mắc
phải sai lầm có tính độc đoán và kết quả mang lại khó lường trước.
B3: Liệt kê các ảnh hưởng kể cả những ảnh hưởng về lượng và chất thậm chí phải
xây dựng các chỉ số đo lường.
Trước khi đưa vào tính toán để quy đổi giá trị tiền tệ thì chúng ta phải nhận
dạng được các ảnh hưởng bao gồm cả tích cực và tiêu cực do dự án hay là chương
trình (chính sách) tạo ra. Trên cơ sở đó người ta xem xét cả tác động tiềm năng xảy
ra trong tương lai → dự kiến được hậy quả xảy ra.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Sau khi đã xây dựng được các tác động bao gồm cả tiềm năng chúng ta phải
lựa chọn các chỉ tiêu để tính toán các tác động đó. Bởi lẽ thong qua các chỉ tiêu này
để xác lập các chỉ số nhằm chuẩn bị cho những tính toán cụ thể.
B4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình thực hiện dự án
Thực chất căn cứ vào những chỉ tiêu, chỉ số đưa ra người ta tính toán xác lập
khối lượng bị tác động là bao nhiêu.
Chú ý đối với mỗi loại phân tích gồm 3 giai đoạn: trước (exante), trong
(inmediares) và sau (expost) thì xác định về khối lượng có sự khác nhau
− Đối với exante: phân tích có tính dự báo nhiều hơn, số lượng không cần tuyệt
đối.
− Đối với inmediares: độ tin cậy cao hơn so với dự đoán ban đầu.
− Đối với expost: số lượng là chính xác.
B5: Lượng hóa bằng tiền
Tất cả các tác động mà chúng ta đã liệt kê ở bước 3.
Lý do: Về nguyên tắc đối với CBA mọi tác động của dự án hay chương trình
mục tiêu cuối cùng đều phải quy về bằng số để tính toán, số thể hiện những tác
động đó chính là giá trị tiền tệ, đó là số liệu đo lường thống nhất.

Khi tiến hành quy đổi (lượng hóa) vấn đề quan trọng nhất chính là phải xác
định giá của mỗi đơn vị khối lượng mà chúng ta xây dựng ở bước 4.
Xác lập có 2 loại:
− Giá thị trường: tất cả các hàng hóa dịch vụ có trao đổi trên thị trường thì
chúng ta sử dụng giá thị trường, để đảm bảo tính chính xác thì chúng ta nên
sử dụng giá thị trường quốc tế.
− Giá tham khảo: giá không có trên thị trường mà phải có cách xác lập riêng. Để
xác định giá tham khảo cần có cơ sở khoa học thực tiễn nhằm định giá đó.
→ Căn cứ vào hai phương pháp này chúng ta xây dựng được giá của từng loại
tác động và do đó kết hợp với số lượng đã xác định ở bước 4 thì chúng ta tính được
tổng giá trị của bước 5 ra tiền.
B6: Quy đổi các giá trị đã tính toán về thời điểm hiện tại
Tất nhiên trong thực tế chúng ta cũng có thể quy về giá trị tương lai nhưng
chúng ta thường quy về thời điểm hiện tại tại thời điểm thực hiện dự án
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
−Thực hiện quy đổi thì vấn đề quan trọng nhất là xác định r (tỷ lệ chiết
khấu). Thông thường tùy thuộc vào từng loại dự án để chúng ta có những lựa
chọn phù hợp.
Khi dùng tỷ lệ chiết khấu để quy đổi tiền về giá trị hiện tại rõ ràng không có
tỷ lệ chung thống nhất mà người làm CBA phải tự xác lập cho phù hợp với sự biến
động của thị trường, thậm chí có những yếu tố còn liên quan đến môi trường.
B7: Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu
Sau khi thực hiện quy đổi ở bước 6 thì chúng ta phải tổng hợp lại các giá trị
lợi ích chi phí trên cơ sở đó dung các chỉ tiêu tính toán để tư vấn cho những nhà ra
quyết định làm căn cứ lựa chọn các phương án thay thế đã xác lập ở bước 2. Như
chúng ta đã biết có 3 chỉ tiêu cơ bản nhưng quan trọng nhất là NPV
IRR: tỷ suất hoàn vốn nội bộ
IRR = r = k mà tại đó NPV = 0

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn ngắn nhất, chấp nhận.
Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau, người ta thường dùng NPV.
NPV > 0 → IRR > r
B8: Phân tích độ nhạy
Xét về bản chất để chúng ta xem NPV trước sự biến thiên của r. Qua đó phản
ánh dự án trong thời gian xác định liệu có hiệu quả hay không khi có sự biến đổi
của thị trường (biến đổi của thị trường chính là biến đổi r).
Như vậy khi chúng ta thực hiện phân tích độ nhạy thì chúng ta xem xét phản
ứng của NPV trước sự biến động của r.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
− Thông qua thị trường cũng như nhận định của người làm CBA sẽ giúp cho
khả năng dự đoán xác lập r đưa ra phân tích độ nhạy có tính thuyết phục cao khi có
sự biến động của thị trường. Vì thế đảm bảo sự bền vững của chính sách hay dự án
trước khi quyết định đầu tư.
B9: Đề xuất dự án lựa chọn phương án có lợi ích ròng lớn nhất
Sau khi tính toán các dự án chúng ta xác lập được NPV và chúng ta sắp xếp
từ thấp đến cao để đưa ra quyết định lựa chọn phương án nào, người làm CBA tự
quyết định.
Tóm lại thông qua 9 bước của CBA cho thấy nếu thực hiện đầy đủ trình tự các
bước thì các phương án đưa ra lựa chọn sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và những
quyết định của nhà hoạch định chính sách có căn cứ và khả thi trong thực tiễn.
4. Các chỉ số sử dụng trong CBA
4.1 Giá trị PV, FV, NPV
a. Giá trị PV, FV
Trong đó: PV (Present Value): Giá trị hiện tại của khoản thu trong tương lai.
FV (Future Value): Giá trị khoản thu tại thời điểm cuối năm thứ n trong
tương lai
r: Lãi suất tính theo năm

n: Số năm
b. Giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value)
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là chỉ số thường được sử dụng để xác định hiệu
quả đạt được của 1 dự án đầu tư khi được triển khai thực hiện. Bản chất của NPV là
cho biết sự chênh lệch tuyệt đối giữa tổng lơi ích và tổng chi phí đã qui đổi về hiện
tại của một dự án (năm 0). Như vậy, các dòng chi phí và lợi ích khi ước tính NPV
đều phải được chiết khấu về giá trị hiện tại.
Dự án chỉ có thể được thông qua và triển khai thực hiện khi tổng lợi ích đạt
được (bao gồm cả lợi ích về môi trường) phải lớn hơn tổng chi phí (bao gồm cả các
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
chi phí về môi trường); hay nói cách khác giá trị hiện tại ròng phải đủ lớn, hay
NPV>0 Công thức tính:
Trong đó:
• r: tỷ lệ chiết khấu
• n: số năm tồn tại dự kiến của dự án/phương án
• t: thời gian tương ứng, thường là 0,1,2,…, n
• Bt: Lợi ích của dự án/phương án ở năm thứ t
• Ct: Chi phí dự án/phương án ở năm thứ t (vốn, chi phí vận hành, bảo dưỡng,
thay thế thiết bị…)
• ∑ : Tổng các giá trị trongkhoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ n
Về cơ bản, phương án được lựa chọn thực hiện là phương án có NPV dương,
trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất
sẽ là phương án được ưu tiên để thực hiện.
4.2 Tỉ suất lợi ích chi phí BCR (Benefit Cost Ratio)
Tỷ số lợi ích - chi phí là tỷ lệ giữa tổng lợi ích đã qui đổi về hiện tại và tổng
chi phí đã qui đổi về hiện tại của dự án. BCR cho biết sự chênh lệch tương đối giữa
tổng lợi ích đã chiết khấu của dự án với tổng chi phí đã chiết khấu của nó. Về
nguyên tắc, một dự án nào được lựa chọn nên đảm bảo sao cho BCR>1, tức là tổng

các lợi ích đạt được phải luôn lớn hơn tổng các chi phí được quy đổi về hiện tại.
Đối với các dự án được đầu tư trong cùng 1 lĩnh vực, thông qua chỉ tiêu BCR
ta có thể dễ dàng nhận biết được dự án nào mang lại hiệu quả lớn hơn.
Trong trường hợp này, lợi ích được xem là “lợi ích thô” bao gồm cả lợi ích
môi trường và xã hội, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo
dưỡng và thay thế cũng như những chi phí cho môi trường và xã hội.
Phương án được quyết định là phương án có BCR >1, trong trường hợp có
nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương
án có BCR lớn nhất.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
4.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa là
một tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của tổng lợi ích và tổng chi phí của dự
án bằng nhau. Nói cách khác, IRR là một tỷ lệ chiết khấu làm NPV bằng 0.
Hoặc
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ
lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án. IRR
nên lớn hơn tỷ lệ lãi suất vay. Tỷ lệ lãi suất vay có thể là tỷ lệ lãi suất tiền vay giới
hạn (lãi suất trần) hoặc là lãi suất vay vốn thực tế cũng có thể là mức chi phí cơ hội.
Vì thế IRR của dự án là tỷ lệ lãi suất phải đủ trả cho các khoản vay trong thời gian
hoạt động của dự án đó để dự án không bị lỗ.
IRR có vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp
cho một dự án hoặc chương trình. IRR cho biết mức chiết khấu cao nhất có thể chấp
nhận để dự án không bị lỗ.
Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR với khả năng sinh lời của một dự án bảo
tồn ĐDSH được trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các chỉ số và khả năng sinh lời của công tác bảo tồn ĐDSH
STT

Giá trị hiện
tại ròng
Tỉ suất chi
phí lợi ích
Tỉ suất hoàn
vốn nội bộ
Phân tích/kết luận
1 NPV > 0 BCR > 1 IRR > r
Dự án được chấp nhận với
NPV dương và lớn nhất.
2 NPV < 0 BCR < 1 IRR < r Dự án không được chấp nhận
3 NPV = 0 BCR = 1 IRR = r Dự án hòa vốn
Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh, 2003
4.4 Thời gian hoàn vốn
4
4
Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Thời gian hoàn vốn (ký hiệu là T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt
động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số
vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần vào khấu hao thu hồi hằng năm.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư có thể được xác định khi chưa tính đến yếu tố
thời gian của tiền gọi là thời gian thu hồi vốn đầu tư giản đơn và thời gian thu hồi
vốn đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền cũng có
thể xác định theo tình hình hoạt động của từng năm hay bình quan cả đời của dự án
• Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm:
Trong đó: là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i

là lợi nhuận thuần và khấu hao năm thứ i
Chỉ tiêu này cho biết thời gian thu hồi vốn nếu chỉ dựa vào khoản thu
hồi lợi nhuận thuần và khấu hao của năm i
• Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động bình quân cả đời
của dự án
Chỉ tiêu này cho biết thời gian thu hồi vốn đầu tư nếu chỉ dựa vào khoản
thu hồi bình quân năm của dự án.
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư
đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T <
tuổi thọ của dự án và ngược lại
5. Các nguyên tắc của CBA
5
Phân tích chi phí – lợi ích cung cấp cho các nhà quản lý một phương cách để
đánh giá hiệu quả kinh tế do dự án hay chính sách mang lại dựa trên tiêu chuẩn lợi
ích ròng xã hội. Phân tích chi phí – lợi ích giúp đánh giá đóng góp thực sự của dự
án (chính sách) cho xã hội kể cả các đóng góp về môi trường. Do vậy, tất cả các lợi
5
TS.Đỗ Nam Thắng, 2011, Hướng dẫn phân tích chi phí lợi ích của dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại một
số vườn quốc gia đất ngập nước, Viện Khoa học quản lý môi trường, NXB Tư pháp
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
ích và chi phí cần được tính toán và quá trình thực hiện phân tích phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
−Sử dụng đơn vị đo lường chung là tiền tệ.
−Giá trị chi phí và lợi ích được đo lường dựa trên phúc lợi (sự ưa thích) của
con người.
−Phân tích một dự án nên so sánh giữa “có” và “không có” dự án.
−Đảm bảo lựa chọn các phương án dựa trên tiêu chí cải thiện phúc lợi xã hội.
6. Các hạn chế của phương pháp CBA

6
6.1. Hạn chế về kỹ thuật
Khi thực hiện CBA nguyên tắc phải lượng hóa được toàn bộ giá trị ra tiền
tệ, khi đó mới sử dụng được các tiêu chí như Kaldor-Hicks Để tính toán được các
tiêu chí đòi hỏi các yếu tố liên quan CBA phải được số hóa, biểu hiện dưới dạng
tiền tệ. Trên thực tế không phải tất cả giá trị đều lượng hóa được, đặc biệt là vấn
đề liên quan đến môi trường xã hội. Ví dụ như không khí trong lành, vẻ đẹp cảnh
quan môi trường
Để khắc phục hạn chế này người ta thường sử dụng hai phương pháp là
phương pháp CBA định tính và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả.
Nguyên tắc của phương pháp CBA định tính là những giá trị lượng hóa
được phải lượng hóa trước tiên. Những giá trị không thể lượng hóa người làm CBA
liệt kê ra những mục riêng. Từ đó người làm chính sách có cách nhìn nhận đánh giá
đúng đắn về dự án đang thực hiện. Đối với phương pháp phân tích chi phí hiệu quả
thì thường sử dụng trong trường hợp yếu tố cần đánh giá chỉ lượng hóa được chi phí
mà không lượng hóa được lợi ích. Ví dụ như những vấn đề mang tính xã hội rộng
lớn,vượt quá khả năng của người làm CBA
6.2 Tính phù hợp của CBA khi đề cập đến các mục đích ngoài tính hiệu quả
Trong thực tế có những trường hợp thực hiện CBA người ta không đề cao
tính hiệu quả mà hướng tới những mục tiêu khác. Do đó người làm CBA phải liệt
kê những lợi ích, chi phí, và những vấn đề liên quan thỏa mãn yêu cầu nhà hoạch
định chính sách. Trong trường hợp này thông thường có hai phương pháp người
làm CBA phải thực hiện: phân tích đa mục tiêu và phân tích chú trọng tới phân
phối.
6
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2012), Bài giảng phân tích chi phí – lợi ích, Đại học Kinh tế Quốc dân
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Phân tích đa mục tiêu có ba đặc điểm cơ bản: thứ nhất là chuyển tất cả giá trị

liên quan của dự án, chính sách từ mục tiêu chung đến các mục tiêu cụ thể, được sử
dụng như các phương pháp để xem xét, đánh giá. Thứ hai đánh giá từng chính sách
lựa chọn, kể cả mức nguyên trạng đối với từng mục tiêu đặt ra. Thứ ba, trong thực
tế phương pháp này thường chỉ đưa ra những khuyến khích nên chọn phương án
nào trong những phương án đưa ra. Đối với CBA chú trọng tới phân phối, thường
chú trọng đến tính công bằng hay chú trọng đến phân phối trong xã hội Như vậy
cần phải lựa chọn các tiêu chí trong phân phối phù hợp.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN BẢO TỒN HỆ SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
1. Tổng quan về Vườn quốc gia Xuân Thủy
VQG Xuân Thuỷ là khu bảo tồn ĐNN ven biển nằm ở phía Nam của sông
Hồng, thuộc huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định. Đây cũng là VQG đầu tiên của
Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam (từ năm 1989 – 2005) tham gia Công ước
Quốc tế RAMSAR. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá
hoại sự ĐDSH và HST rừng ngập nước độc đáo ở khu vực này.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
7
Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có lịch
sử hình thành từ các quá trình bồi tụ phù sa của Sông Hồng và Biển Đông, vùng đất
nằm trong đê Ngự Hàn thuộc các xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ được khai
hoang lập ấp từ khoảng 170 năm về trước (theo lịch sử của xã Giao Hải mốc thời
gian khai khẩn ở địa bàn bắt đầu từ năm 1840, do cụ Đinh Khắc Chu quê ở Kiên
Lao - Xuân Trường và cụ Nguyễn Duy Hàm quê ở làng Hành Thiện - Xuân Trường
chủ trì để hình thành xã Kiên Hành - là Giao Long và Giao Hải ngày nay).
Điểm mốc lịch sử quan trọng đầu tiên trong quá trình hình thành Vườn vào
tháng 1 năm 1989 khi khu đất ngập nước ở cửa Sông Hồng thuộc huyện Xuân Thủy

được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, và trên phạm vi thế giới
Ramsar Xuân Thủy là khu Ramsar thứ 50 trong hệ thống các “vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi dừng chân cho các loài chim di cư và
chim nước”.
Năm 1992, Khu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên huyện Giao Thủy được hình
thành với tên gọi ban đầu là Trung tâm tài nguyên môi trường thuộc huyện Xuân
Thuỷ, và ngay năm sau đó Khu bảo tồn thiên nhiên vùng biển huyện Xuân Thuỷ với
diện tích 5.640 ha thuộc UBND huyện Xuân Thuỷ được thành lập (1993).
Năm 1995, Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) phê duyệt Luận chứng
kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, và chính thức
7
/>SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Xuân Thuỷ từ tháng 10/1995
(trực thuộc Chi cục kiểm lâm Nam Hà) với tổng diện tích là 8.640 ha.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát
triển bền vững, Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thủy được Chính Phủ nâng cấp
lên thành Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (tháng 1/2003), và được UNESCO chính thức
công nhận là vùng lõi số 1 của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ sông Hồng
(tháng 12/2004). Một loạt những danh hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế dành cho
Vườn đã phần nào nêu lên được tầm quan trọng của khu ĐNN nơi đây về tài
nguyên thiên nhiên, môi trường, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
8
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy thuộc địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
nằm ở Cửa sông Hồng có tọa độ địa lý 20
0
10’ – 20
0

21’ vĩ độ Bắc và 106
0
21’ –
106
0
35’ kinh độ Đông. Vùng triều của Vườn bao gồm: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn
Lu và Cồn Xanh. Tổng diện tích VQG Xuân Thủy là 15.100 ha (với 7.100 ha vùng
lõi và 8.000 ha vùng đệm), trong đó 12.000 ha thuộc khu Ram-sar.
Vùng lõi của VQG Xuân Thủy bao gồm: Phần Bãi trong của Cồn Ngạn, toàn
bộ Cồn Lu và Cồn Xanh. Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha và
đất còn ngập nước là 4.000 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.100 ha.
Vùng đệm VQG Xuân Thủy có tổng diện tích 7.233,6 ha. Vùng này bao gồm
960 ha còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê Vành Lược đến lạch
sông Vọp), 2.632 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích tự nhiên rộng 3.641,6
ha của 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
Nhiệt độ

: nhiệt độ trung bình hàng năm là 24
0
C; nhiệt độ cao nhất
trong mùa hè là 40,3
0
C; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8
0
C. Độ ẩm
trung bình 84%.
Lượng mưa: Trung bình năm 1700 – 1800 mm; số ngày mưa trong năm là 133
ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời
Đông Xuân – Hè Thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 8, đạt tới 400
mm và trong tháng này có tới 15 – 18 ngày mưa. Mùa Thu Đông có lượng mưa trung

bình thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1.000 –
8
Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp ven bờ - Sở TN&MT Nam Định, Kế hoạch chiến lược quản lý VQG
Xuân Thủy tỉnh Nam Định
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
1.200 mm. Lũ sông Hồng từ tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh
với gió đông bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo của vùng.
Gió: Về mùa Đông thịnh hànhlà hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông, sau
chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa Đông từ 3,2 – 3,9 m/s (trong
đất liền 2,0 – 2,5 m/s), mùa Hè từ 4,0 – 4,5 m/s (trong đất liền 2,3 – 2,6 m/s). Bão
xuất hiện nhiều hàng năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt
Nam trong đó có 3 cơn bão mạnh: cơn bão số 2 (Washu) sức gió cấp 10; cơn bão số
6 (Vincente) sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey) sức gió cấp 12.
Độ mặn: Biến động từ 11‰ - 30‰. Sự biến thiên của độ mặn còn tùy thuộc
vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập
mặn ở hàm lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 20 km và ở hàm lượng 4‰ tới 10 km.
Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ. Biên độ triều
trung bình khoảng 150 đến 180 cm, lớn nhất 4,3m, nhỏ nhất 0,00 m. Biến thiên thủy
triều trong khoảng nửa tháng có 01 lần triều cường, 01 lần triều kém, đôi khi cũng có
xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn
nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tự
nhiên được kiến tạo bằng quy luật bồi lắng phù sa của vùng cửa sông ven biển. Các
bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù của khu vực, là nơi
cư trú của nhiều loài chim bản địa cũng như là bãi đậu của các loài chim di trú. Phù
sa màu mỡ ở cửa sông Hồng cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên sự giàu có, giá
trị bậc nhất của khu vực về ĐDSH. Đây chính là tiềm năng phong phú cho chiến
lược phát triển bền vững của vùng nhằm sử dụng hợp lý ĐNN, phát triển nghiên

cứu khoa học và du lịch sinh thái.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát
triển kinh tế của các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy, với 2 ngành chính là:
• Trồng trọt: Hiện nay, diện tích trồng lúa đạt 2.598 ha, chiếm 85,7% đất canh
tác, đất trồng cây màu và cây công nghiệp khác chiếm 14,3% diện tích gieo trồng.
Sản lượng quy thóc đạt 27.966 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 623 kg/
người/năm.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
• Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại đã được chú ý phát triển cả
về số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi hộ có từ 3 - 4 con lợn; 10 - 15 con gia
cầm các loại. So với những năm trước đây thì đàn lợn, đàn gia cầm có xu hướng
tăng nhanh hơn, đàn trâu bò có xu hướng giảm.
Phát triển kinh tế biển: Trong những năm gân đây, việc phát triển kinh tế
biển đã được xác định là ngành kinh tế mòi nhọn trong nền kinh tế của khu vực.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15 - 20%, chiếm tỷ trọng từ 20 - 25%
trong nhóm nông lâm thuỷ sản. Toàn bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển
biến tích cực trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó
ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên chiếm 48,5%.
Thương mại và dịch vụ: Trong khu vực ngành thương mại dịch vụ quốc
doanh hầu như không có, trong khi đó hoạt động của thương mại ngoài quốc doanh
trong những năm qua ở khu vực đã có những bước phát triển khả quan. Tuy là
ngành mới được đưa vào trong các ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng
lưới thương mại của các xã vùng đệm phát triển cả về quy mô lẫn loại hình kinh
doanh. Phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi, vận chuyển hàng
hoá, mua bán các vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngành công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp chưa phát triển, cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ kỹ thuật công nghệ còn
lạc hậu, sản phẩm làm ra có hàm lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp tại chỗ, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn quá thấp, mới chỉ đạt 5%. Tuy
nhiên cũng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hót lao
động và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ của địa phương.
1.3.2. Đặc điểm về xã hội
Dân số và mật độ dân số: năm xã vùng đệm VQG có 46.177 người, 11.464
hộ với tổng diện tích tự nhiên là 38,66 km
2
(theo số liệu thống kê của các xã năm
2004). Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1194 người/km
2
. Xã có
mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331 người/km
2
, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện
1023 người/km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số: tỷ lệ tăng dân số bình quân qua các năm là 1,2%.
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Cơ cấu lao động: Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là
23.412 người, chiếm 50,7% dân sè. Trong đã lao động nữ là 12.046 người (chiếm
51,5%). Trung bình mỗi hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu ngành nghề: cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm 78,6% tổng số lao
động, còn lại là các ngành nghề khác như: thương mại dịch vụ 2%, công nghệp -
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2%, thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động. Nguồn lao
động trẻ, tuổi đời từ 16 - 44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dân số, trong đó có khoảng

52% là lao động nữ.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Thủy
9
1.4.1. Tài nguyên thực vật
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải
rừng ngập mặn (RNM). Qua khảo sát hệ thực vật vùng RNM ở Vườn quốc gia
Xuân Thuỷ, có 8 dạng sống cơ bản bao gồm: thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ bò,
thân mọng nước, cây thuỷ sinh, thực vật ký sinh và các dạng khác; trong đó dạng
thân cỏ bò chiếm đa số bao gồm 109 loài chiếm 56,8% tổng số loài. Và 8 dạng thảm
thực vật ở vùng đệm và bên trong Vườn quốc gia gồm quần xã cỏ cáy, vạng hôi, cà
độc dược - thầu dầu, phi lao – quan âm, lông chông - muống biển, cỏ xoan, cói -
sậy, rừng trang.
Thống kê cũng cho thấy có tổng số 192 loài thực vật có mạch. Trong đó, lớp
hai lá mầm có số loài nhiều nhất với 135 loài (chiếm 73% tổng số loài), lớp một lá
mầm chỉ có 49 loài (chiếm 25%), và ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỉ lệ ít nhất
với 8 loài.
Hệ thực vật nổi đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ, 6 ngành.
1.4.2. Tài nguyên động vật:
Hệ động vật nổi: đã phát hiện 55 loài thuộc 40 giống và theo nhận định của
các nhà khoa học sẽ còn phát hiện thêm nhiều loài khác trong tương lai.
Động vật đáy: Có thành phần tương đối phong phú, trong đó chiếm nhiều
nhất là họ Cua (Ocypo-didae) có 26 loài chiếm 16,88%. Những loài có giá trị kinh
tế cao như cua bùn, Ngao, ghẹ và tôm sú chủ yếu được nuôi trong các đầm ven
biển.
9
Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp ven bờ - Sở TN&MT Nam Định, Kế hoạch chiến lược quản lý VQG
Xuân Thủy tỉnh Nam Định
SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
19

×