Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt quy hoạch phát triển mạng lưới trạm thu phát sóng thông tin di động giai đoạn 2011 2015 định hướng 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 25 trang )

1 | P a g e
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
––––––––––––––––––––––
TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRẠM
THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH 4
II. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH 5
PHẦN II: HIỆN TRẠNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH 6
I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 6
1. Hiện trạng hệ thống vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động 6
2. Hiện trạng công nghệ hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động 6
3. Hiện trạng hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động 7
5. Hiện trạng phát triển thuê bao điện thoại di động 8
6. So sánh, đánh giá hiện trạng mạng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh với một số tỉnh, thành
phố trong vùng 9
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH 9
1.Kết quả đạt được 9
2.Tồn tại và hạn chế 9
3.Thời cơ 10
4.Thách thức 10
PHẦN III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 11


I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH 11
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 11
1. Mục tiêu tổng quát 11
2. Mục tiêu cụ thể 11
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TỈNH
QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 12
1. Phương hướng phát triển hạ tầng mạng 12
1.1. Định hướng phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động 12
1.2. Định hướng phát triển hạ tầng mạng 13
2. Phương hướng cải tạo hạ tầng trạm thu phát sóng hiện tại 17
PHẦN IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 19
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH 19
1. Giải pháp về cơ chế chính sách 19
2. Giải pháp tổ chức triển khai thực hiện 19
3. Giải pháp về quản lý nhà nước 20
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân 21
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 21
2 | P a g e
1. Sở Thông tin và Truyền thông 21
2. Sở Xây dựng 21
3. Các sở ban ngành khác 22
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố 22
5. Các doanh nghiệp 22
PHỤ LỤC 23
I. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM 23
II. BẢN ĐỒ 23
3 | P a g e
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2011) sau thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011
GDP đầu người đạt 2.264 USD/năm.
Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng
của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông tin, rút
ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Viễn thông có nhiệm vụ
đảm bảo thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng và Chính
quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phòng
chống thiên tai; đáp ứng các nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của nhân dân trên
tất cả các lĩnh vực, các vùng miền của tỉnh.
Ngành Viễn thông trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua đã có sự phát
triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ đóng
góp của Viễn thông vào GDP của tỉnh ngày càng cao, góp phần không nhỏ thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc Viễn thông phát triển nhanh, bùng nổ, đã dẫn tới một số bất cập
trong phát triển hạ tầng mạng lưới và đặt ra nhiều vấn đề về quản lý nhà nước, đặc
biệt là hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động: phát triển hạ tầng chưa đồng
bộ với phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển chưa đồng bộ với các ngành
khác, phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng
riêng; hệ thống trạm thu phát sóng di động dầy đặc…gây ảnh hưởng đến mỹ quan
đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng lưới.
Thực tế hiện nay tại Quảng Ninh, việc xây dựng, cấp phép xây dựng và công
tác quản lý nhà nước đối với các trạm thu phát sóng gặp rất nhiều khó khăn. Số
lượng các trạm thu phát sóng xây dựng nhiều đã ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và
kiến trúc tổng thể tại một số khu vực. Vấn đề không sử dụng chung cơ sở hạ tầng
của các doanh nghiệp gây nên sự lãng phí trong xã hội cũng được đặt ra nhưng
chưa thực sự được các doanh nghiệp chú trọng, các văn bản quản lý nhà nước tại

địa phương về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp đều chưa
có. Do vậy, công tác quản lý nhà nước tại địa phương thực tế gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa ra
những quan điểm chỉ đạo đề cập đến việc xây dựng, quản lý và phát triển bền vững
cơ sở hạ tầng viễn thông, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động (Luật viễn thông;
chỉ thị số 422/CT-TTg; nghị định số 25/2011/NĐ-CP…). Quy hoạch này nhằm cụ
thể hóa những quan điểm chỉ đạo trên tại địa phương.
4 | P a g e
Công nghệ viễn thông có sự thay đổi nhanh chóng (2G, 3G, 4G…), do đó cần
xây dựng Quy hoạch để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ.
Kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua phát triển khá nhanh và ổn
định, quy hoạch phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động trong thời gian tới
nhằm đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế – xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh – quốc phòng, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
Dựa trên những sở cứ trên, việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới trạm
thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015, định
hướng đến năm 2020 là thực sự cần thiết.
II. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng mạng viễn thông (hạ
tầng mạng di động) trên địa bàn tỉnh.
Phát triển hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động đồng bộ với phát triển
hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phát triển hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động với công nghệ hiện đại,
đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng; định hướng các doanh nghiệp
thực hiện xây dựng, mở rộng hạ tầng mạng lưới một cách đồng bộ, khoa học,
không chồng chéo, phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh.
Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự
án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải

pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành
công các dự án cấp thiết về phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động.
Phát triển hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động đi đôi với nâng cao
chất lượng mạng lưới, đảm bảo mỹ quan đô thị và sử dụng hiệu quả hạ tầng mạng.
5 | P a g e
PHẦN II: HIỆN TRẠNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH
I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1. Hiện trạng hệ thống vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động
Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 mạng điện thoại di động:
- Mạng Vinaphone: 353 vị trí trạm thu phát sóng.
- Mạng MobiFone: 279 vị trí trạm thu phát sóng.
- Mạng Viettel Mobile: 546 vị trí trạm thu phát sóng.
- Mạng Beeline (G-Tel): 79 vị trí trạm thu phát sóng.
- Mạng Vietnam Mobile (công nghệ 2G): 110 vị trí trạm thu phát sóng.
Bảng 1: Hiện trạng hệ thống vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động
1 Thành phố Hạ Long 264 0,73
2 Thành phố Cẩm Phả 198 1,12
3 Thành phố Móng Cái 161 1,29
4 Thành phố Uông Bí 123 1,03
5 Thị xã Quảng Yên 78 1,44
6 Huyện Ba Chẽ 30 3,14
7 Huyện Bình Liêu 29 2,89
8 Huyện Cô Tô 12 1,41
9 Huyện Đầm Hà 51 2,04
10 Huyện Đông Triều 121 1,30
11 Huyện Hải Hà 80 1,84
12 Huyện Hoành Bồ 93 2,16
13 Huyện Tiên Yên 58 1,97
14 Huyện Vân Đồn 69 2,03

Tổng
1.367 1,52
2. Hiện trạng công nghệ hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động
Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng, phát
triển theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.
- Hạ tầng mạng 2G:
Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng đã phát triển tương đối
hoàn thiện: khu vực thành phố Hạ Long bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm thu
6 | P a g e
phát sóng khoảng 1,5km/trạm; khu vực nông thôn bán kính phục vụ bình quân từ
2÷6km/trạm; đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư.
Vietnam Mobile, Beeline: do số lượng thuê bao còn hạn chế và chủ yếu tập
trung tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trung tâm các huyện; nên các doanh
nghiệp chủ yếu tập trung phát triển hạ tầng tại khu vực này; khu vực nông thôn hạ
tầng chưa phát triển rộng khắp; bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm thu phát sóng
khu vực nông thôn khoảng 6÷15km.
- Hạ tầng mạng 3G:
Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ. Hiện tại trên địa
bàn tỉnh có 675 trạm thu phát sóng 3G (chiếm khoảng 35% tổng số trạm), chủ yếu
được xây dựng lắp đặt tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trung tâm các huyện và
một số khu vực nông thôn; trong giai đoạn tới 3G sẽ được triển khai phủ sóng rộng
khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Hầu hết các trạm thu phát sóng 3G hiện tại đều được
xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với hạ tầng trạm 2G.
+ Viettel phủ sóng khoảng 85% diện tích toàn tỉnh.
+ Vinaphone, Mobifone: chủ yếu phủ sóng khu vực thành phố, thị xã, thị trấn
và ven tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
3. Hiện trạng hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động
Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh được xây dựng
theo hai loại chính: loại 1 và loại 2 (Trạm loại 1: trạm thu phát sóng có nhà trạm và
cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất; Trạm loại

2: trạm thu phát sóng có cột ăng ten, thiết bị thu phát sóng và thiết bị phụ trợ khác
được xây dựng, lắp đặt trên (hoặc trong) các công trình đã được xây dựng trước).
Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại trạm loại
1 chiếm đa số (khoảng 65 – 75% tổng số trạm); với đặc điểm địa hình của tỉnh có
dạng đồi núi, hải đảo, các trạm loại 1 đáp ứng tốt hơn trạm loại 2 các yêu cầu về
vùng phủ sóng. Hạ tầng trạm loại 1 phát triển nhiều tại khu vực nông thôn, hạ tầng
trạm loại 2 phát triển đa số tại khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư.
Trạm thu phát sóng loại 1 trên địa bàn tỉnh có độ cao từ 20 – 60m, diện tích xây
dựng mỗi trạm khoảng từ 300 – 500m
2
, trong đó diện tích nhà trạm từ 12 – 20m
2
.
Trạm thu phát sóng loại 2, có độ cao khoảng từ 20 – 40m (bao gồm cả độ cao
của công trình đã được xây dựng từ trước); diện tích xây dựng phụ thuộc vào diện
tích các công trình xây dựng từ trước, diện tích nhà trạm khoảng từ 12 – 20m
2
.
Trạm thu phát sóng loại 1 với quy mô và diện tích xây dựng hiện tại đủ điều
kiện, đủ khả năng để các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng; trạm loại 2 do
được xây dựng trên các công trình đã được xây dựng từ trước, với quy mô và độ
cao hạn chế, do đó để phối hợp sử dụng chung cần tiến hành cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa.
Hạ tầng trạm thu phát sóng loại 1, loại 2 hiện tại chủ yếu được xây dựng, lắp
đặt trên đất, hoặc công trình đi thuê với thời hạn thuê từ 5 – 10 năm. Do xây dựng,
7 | P a g e
lắp đặt trên các công trình đi thuê nên yếu tố bền vững chưa cao, khi hết thời hạn
thuê đất nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
- Hiện trạng dùng chung cơ sở hạ tầng:
+) Dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các công nghệ khác nhau

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức dùng chung cơ sở hạ tầng giữa
các công nghệ (triển khai các công nghệ khác nhau trên cùng 1 hạ tầng). Hiện tại
100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai 3G trên cùng hạ tầng với 2G,
tận dụng các tài nguyên có sẵn (nhà trạm, truyền dẫn…), tiết kiệm chi phí đầu tư.
+) Dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp
Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động (sử dụng chung hệ thống
cột anten, nhà trạm ) giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá hạn chế.
Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có khoảng trên 100 vị trí sử dụng chung cơ sở hạ tầng
mạng di động giữa các doanh nghiệp (chiếm khoảng 10%).
Những bất cập trong vấn đề sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp, một
phần do hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống cơ chế chính sách chưa đầy đủ từ cấp
Trung ương tới địa phương, một phần do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trên thị trường.
5. Hiện trạng phát triển thuê bao điện thoại di động
Bảng 2: Thống kê hiện trạng phát triển thuê bao di động giai đoạn
2006 – 2011
STT Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Số thuê bao điện thoại di động 183.211 1.119.077 1.536.083 1.590.786 1.644.710 1.762.488
2 Mật độ (thuê bao/100 dân) 63,27 122,65 160,85 168,96 160,74 170,5
3 Tốc độ tăng trưởng thuê bao (%) 511 37 4 3 7
Nguồn: Tổng hợp từ doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn
quốc năm 2010: tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động trên địa bàn tỉnh đạt 42%
tổng số dân (khoảng 490.000 người); năm 2011, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di
động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 48%.
Theo thống kê từ doanh nghiệp, năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 1.762.488 thuê
bao điện thoại di động; mật độ 170,5 thuê bao/100 dân. Số thuê bao thống kê lớn
hơn nhiều so với tổng số dân, một phần do số thuê bao thống kê chưa loại bỏ yếu tố
thuê bao ảo (chiếm khá lớn trong tổng số thuê bao); phần khác do nhu cầu ngày
càng cao của người sử dụng (một người dùng có thể sử dụng nhiều hơn 1 SIM).

Giai đoạn 2006 – 2011, tốc độ phát triển thuê bao khá cao, trung bình
94%/năm. Tuy nhiên, từ 2009 – 2011 tốc độ phát triển thuê bao đã có dấu hiệu
chững lại, giảm tốc độ tăng trưởng xuống dưới 10%/năm; do thị trường đã gần đạt
tới mức bão hòa.
8 | P a g e
6. So sánh, đánh giá hiện trạng mạng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh
với một số tỉnh, thành phố trong vùng
Bảng 3: So sánh một số chỉ tiêu hiện trạng mạng thông tin di động tỉnh
Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước
STT Tỉnh
Tỷ lệ xã có trạm thu
phát sóng thông tin di động
Tỷ lệ dân số sử dụng
điện thoại di động
1 Hà Nội 95,67% 45%
2 Vĩnh Phúc 96,35% 38%
3 Bắc Ninh 99,21% 39%
4 Quảng Ninh 98,92% 42%
5 Hải Dương 95,47% 37%
6 Hải Phòng 97,76% 41%
7 Hưng Yên 98,14% 37%
8 Thái Bình 95,80% 36%
9 Hà Nam 99,14% 35%
10 Nam Định 98,25% 36%
11 Ninh Bình 96,58% 34%
12 Cả nước 96,29% 37,5%
Nguồn: Kết quả điều tra phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc
So với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; hiện
trạng hạ tầng mạng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh khá tốt: các chỉ tiêu đạt trên
mức bình quân chung của cả nước và đạt mức cao hơn so với các tỉnh, thành trong

vùng.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
1. Kết quả đạt được
Hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động đã phát triển rộng khắp trên địa
bàn tỉnh: tổng số 1.137 vị trí trạm thu phát sóng, 99% xã, phường, thị trấn có trạm
thu phát sóng.
Hạ tầng mạng được đầu tư xây dựng theo các công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp
ứng nhu cầu phát triển trong tương lai: 35% số trạm được đầu tư xây dựng, lắp đặt
theo công nghệ 3G.
Hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng theo hình thức sử dụng chung: tỷ lệ
trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp đạt khoảng 10%.
Loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về
sử dụng dịch vụ của người dân.
2. Tồn tại và hạn chế
Mạng thông tin di động đã được phủ sóng tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh,
nhưng vẫn còn một số khu vực sóng yếu, lõm sóng (khu vực đồi núi, hải đảo); chưa
đáp ứng lưu lượng thực tế vào một số thời điểm.
9 | P a g e
Vấn đề sử dụng chung cơ sở hạ tầng, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo
mỹ quan chưa được quan tâm đúng mức.
Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các sở
ban ngành chưa được đồng bộ.
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về quản lý, phát triển hạ tầng mạng Viễn
thông nói chung và mạng thông tin di động nói riêng chưa đầy đủ, còn chồng chéo
quản lý giữa ngành xây dựng và ngành thông tin truyền thông, việc ban hành văn bản
còn chậm và chưa phân cấp đủ mạnh cho địa phương.
Tại một số khu vực, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng
phát triển trạm thu phát sóng do người dân cản trở không cho xây dựng, lắp đặt bởi
lo ngại về ảnh hưởng của sóng điện từ tới sức khỏe.

3. Thời cơ
Giai đoạn chuyển đổi công nghệ: công nghệ mới cho phép cung cấp nhiều dịch
vụ và ứng dụng.
Thị trường phát triển thuận lợi, giá cước và chất lượng dịch vụ phù hợp với người
dân.
Công nghệ phát triển: 3G, 4G…cho phép cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt
hơn, nhiều giải pháp xây dựng hạ tầng hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Doanh nghiệp xâm nhập thị trường dễ dàng, dễ dàng cung cấp dịch vụ và phát
triển hạ tầng.
Hạ tầng kinh tế xã hội đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
4. Thách thức
Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty hoặc Tập đoàn, mọi kế hoạch phát
triển thông qua cấp chủ quản; Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khác nhau
dẫn tới khó khăn trong điều phối chung để phát triển thị trường tại địa phương.
Nền kinh tế đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, có nhiều doanh nghiệp tham
gia thị trường gây ra khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và phát triển hạ tầng.
Thị trường viễn thông Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến
động: thay đổi công nghệ, thị trường phát triển đột biến dẫn tới khó khăn và sức ép
về phát triển hạ tầng.
Công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn: hệ thống luật pháp, chính sách
không thể xây dựng trong thời gian ngắn.
10 | P a g e
PHẦN III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG
THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN
NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
- Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động gắn liền với phát triển kinh tế
xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; gắn với phát triển các công trình giao thông
trọng điểm, vùng du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu

vực biên giới, biển, đảo.
- Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động ứng dụng các công nghệ mới,
tiên tiến hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
- Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động chủ yếu theo hướng dùng
chung giữa các doanh nghiệp, sử dụng chung hạ tầng giữa các công nghệ (công
nghệ 2G, 3G sử dụng chung nhà trạm, hệ thống truyền dẫn).
- Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm
bảo cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; đảm bảo các tiêu chuẩn về
an toàn chất lượng, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành,
không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cho cộng đồng.
- Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động đảm bảo an toàn cho công
trình, công trình xây dựng lân cận, tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị tại mỗi địa phương.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động đồng bộ, hiện đại đáp
ứng sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, phù hợp với sự phát triển của công nghệ
viễn thông trên cả nước và thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2013, phủ sóng 3G tới 100% khu dân cư.
- Giai đoạn 2015 – 2020: phát triển mạng di động thế hệ tiếp theo (4G, 5G ).
- Năm 2015: tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 20%.
- Giai đoạn đến 2015: phát triển mới 370 vị trí trạm thu phát sóng dùng chung
cơ sở hạ tầng, 150 vị trí trạm dùng riêng hạ tầng; dự phòng 90 vị trí trạm cho các
doanh nghiệp mới; dự phòng 150 vị trí trạm cho doanh nghiệp xây dựng phát triển
hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới; cải tạo 117 vị trí trạm thu phát sóng.
- Năm 2020: tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 35%.
- Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển mới 470 vị trí trạm thu phát sóng dùng
chung hạ tầng, 75 vị trí trạm dùng riêng hạ tầng; dự phòng 60 vị trí trạm cho các
doanh nghiệp mới; dự phòng 350 vị trí trạm cho doanh nghiệp xây dựng phát triển

hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới, cải tạo 74 vị trí trạm thu phát sóng.
11 | P a g e
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển hạ tầng mạng
1.1. Định hướng phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động
a. Trạm BTS loại 1
- Là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông
tin di động được xây dựng trên mặt đất. Quy hoạch phát triển mới trạm BTS loại 1
tại các khu vực:
+ Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn các huyện).
+ Khu vực có địa hình khó khăn: đồi núi, hải đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm
Phả…).
+ Khu vực ven biển: phủ sóng thông tin di động khu vực ven biển (Cẩm Phả,
Móng Cái, Vân Đồn, Tiên Yên…).
- Quy hoạch khống chế số lượng trạm BTS loại 1 phát triển tại mỗi khu vực cụ
thể.
- Quy hoạch xây dựng, lắp đặt trạm BTS loại 1 tuân theo một số nguyên tắc
sau:
+ Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng hạ tầng: đất
nông nghiệp hoặc đất tại khu vực đô thị tạm thời chưa sử dụng.
+ Doanh nghiệp phải chấp nhận di dời hạ tầng khi diện tích đất bị thu hồi.
+ Trạm phát triển mới tại khu vực biển đảo, biên giới được ưu tiên về đất đai,
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng và được sự hỗ trợ của chính quyền
địa phương trong công tác an ninh bảo vệ trạm.
+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: các doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây
dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng đảm bảo tối thiểu cho 2 doanh
nghiệp sử dụng chung).
+ Độ cao cột ăng ten từ 30m trở lên (trừ trường hợp đặc biệt, hoặc bị khống chế
độ cao theo các quy định pháp luật (khu vực sân bay, khu vực an ninh quốc phòng),

hoặc do đặc thù địa hình).
Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm BTS loại 1 phải được các cơ quan chức năng
có thẩm quyền tại địa phương thẩm định, thông qua quy mô, vị trí lắp đặt trạm để
đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc tại từng khu vực. Đồng thời có
thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ quan chức năng có
thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt trạm.
b. Trạm BTS loại 2
- Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt
trên các công trình đã được xây dựng. Định hướng phát triển trạm BTS loại 2 tại
các khu vực:
- Trạm loại 2 có chiều cao cột tối đa 21m:
+ Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn các huyện).
12 | P a g e
+ Không phát triển mới trạm loại này tại khu vực thành phố Hạ Long, Móng
Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; khu vực trung tâm thị xã Quảng Yên; khu vực thị trấn các
huyện.
Quy hoạch khống chế số lượng trạm phát triển tại mỗi khu vực cụ thể.
- Trạm loại 2 có chiều cao cột tối đa 3m (trạm lắp đặt trên sân thượng các tòa
nhà):
+ Trạm được ưu tiên phát triển tại khu vực đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn).
Quy hoạch khống chế số lượng trạm phát triển tại mỗi khu vực cụ thể.
Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm BTS loại 2 phải được các cơ quan chức năng
có thẩm quyền tại địa phương thẩm định, thông qua quy mô, vị trí lắp đặt trạm để
đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc tại từng khu vực. Đồng thời có
thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ quan chức năng có
thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt trạm.
c. Trạm thu phát sóng ngụy trang
- Trạm không xây dựng cột ăng ten; lắp đặt các thiết bị ăng ten, thiết bị thu phát
sóng và các thiết bị phụ trợ khác trên, trong các công trình xây dựng khác đã xây
dựng trước; lắp đặt ẩn vào các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên. Quy

hoạch phát triển mới trạm ngụy trang tại các khu vực:
+ Khu vực các khu du lịch, khu di tích (khu vực Vịnh Hạ Long, Yên Tử, khu
vực các bãi tắm ven biển…).
+ Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan (khu vực trung tâm thành phố, …).
+ Khu vực đô thị (trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn ).
- Trạm thu phát sóng ngụy trang được ưu tiên xây dựng, phát triển tại các
khu vực. Số lượng trạm ngụy trang phát triển mới không được gấp quá 3 lần số
trạm BTS loại 1, BTS loại 2 phát triển mới tại mỗi khu vực.
Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm thu phát sóng ngụy trang phải được các cơ
quan có thẩm quyền (Sở Thông tin Truyền thông, Sở Xây Dựng, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị, thành; các đơn vị liên quan) thẩm định, thông qua một số tiêu chí:
+ Thiết kế trạm.
+ Quy mô, quy cách xây dựng, lắp đặt.
+ Vị trí lắp đặt.
Đồng thời có thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ
quan có thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt
trạm.
1.2. Định hướng phát triển hạ tầng mạng
- Hạ tầng dùng chung: giai đoạn đến 2020, quy hoạch phát triển hạ tầng mạng
di động trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các
doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị và tăng
cường chức năng quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng viễn thông.
+ Giai đoạn đến 2015: phát triển mới 370 vị trí.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: phát triển mới 470 vị trí.
13 | P a g e
- Hạ tầng dùng riêng: quy hoạch quỹ các vị trí trạm thu phát sóng dùng riêng
dành cho các doanh nghiệp hiện đang hoạt động nhằm tạo điều kiện chủ động cho
các doanh nghiệp trong kinh doanh và tạo thêm quỹ các vị trí trạm thu phát sóng
cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới….
Kế hoạch phát triển hạ tầng dùng riêng trong giai đoạn tới:

+ Giai đoạn đến 2015: 150 vị trí.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: 75 vị trí.
Mỗi doanh nghiệp không được phép lắp đặt quá 75 vị trí trong quỹ vị trí trạm
này.
Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp phát triển mạng lưới ứng dụng công
nghệ mới: Quy hoạch quỹ vị trí dự phòng phát triển hạ tầng ứng dụng các công
nghệ mới:
+ Giai đoạn đến 2015: 150 vị trí.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: 350 vị trí.
Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp mới tham gia thị trường:
Quỹ vị trí trạm dự phòng dành cho 2 doanh nghiệp. Quỹ vị trí trạm dự phòng
này không dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động.
+ Giai đoạn đến 2015: 90 vị trí.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: 60 vị trí.
14 | P a g e
Bảng 4: Quy hoạch hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh đến 2015
TT Đơn vị hành chính
Tổng số
vị trí
trạm thu
phát
sóng
năm
2011
Số vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch cho các doanh
nghiệp đang hoạt động đến 2015
Số vị trí
trạm thu
phát sóng
dự phòng

cho các
doanh
nghiệp
mới đến
2015
Số vị trí
trạm thu
phát sóng
quy
hoạch
cho phát
triển
mạng
ứng dụng
công
nghệ mới
4G…
Tổng
số vị
trí
trạm
thu
phát
sóng
đến
2015
Bán kính
phục vụ
bình quân
(km/trạm)

Trạm sử dụng chung
cơ sở hạ tầng
Trạm sử dụng riêng cơ sở
hạ tầng
Trạm
loại 1
Trạm
loại 2
(chiều
cao cột
tối đa
21m)
Trạm
loại 2
(chiều
cao cột
tối đa
3m)
Trạm
loại 1
Trạm
loại 2
(chiều
cao cột
tối đa
21m)
Trạm
loại 2
(chiều
cao cột

tối đa
3m)
1 Thành phố Hạ Long 264 12 0 28 0 0 5 15 25 349 0,63
2 Thành phố Cẩm Phả 198 15 0 30 0 0 5 10 20 278 0,95
3 Thành phố Móng Cái 161 16 0 24 0 0 5 15 20 241 1,05
4 Thành phố Uông Bí 123 12 0 18 0 0 5 10 15 183 0,85
5 Thị xã Quảng Yên 78 12 6 12 2 3 0 5 15 133 1,10
6 Huyện Ba Chẽ 30 7 4 4 7 3 0 3 5 63 2,17
7 Huyện Bình Liêu 29 10 6 4 9 6 0 5 5 74 1,81
8 Huyện Cô Tô 12 5 0 0 2 0 0 0 1 20 1,09
9 Huyện Đầm Hà 51 10 6 4 7 3 0 5 5 91 1,53
10 Huyện Đông Triều 121 10 6 4 10 5 0 5 4 165 1,11
11 Huyện Hải Hà 80 13 8 4 7 3 0 5 10 130 1,44
12 Huyện Hoành Bồ 93 14 10 6 12 8 0 5 10 158 1,66
13 Huyện Tiên Yên 58 10 6 4 10 8 0 4 7 107 1,45
14 Huyện Vân Đồn 69 16 10 4 17 8 0 3 8 135 1,45
Tổng 1.367 162 62 146 83 47 20 90 150 2.127 1,21
15 | P a g e
Bảng 5: Quy hoạch hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh đến 2020
Trạm sử dụng chung
cơ sở hạ tầng
Trạm sử dụng riêng cơ
sở hạ tầng
Trạm
loại 1
Trạm loại 2
(chiều cao
cột tối đa
21m)
Trạm loại 2

(chiều cao
cột tối đa
3m)
Trạm
loại 1
Trạm
loại 2
(chiều cao cột
tối đa 21m)
1 Thành phố Hạ Long 349 10 0 35 0 0 7 35 436 0,57
2 Thành phố Cẩm Phả 278 15 0 20 0 0 8 30 351 0,84
3 Thành phố Móng Cái 241 15 0 20 0 0 8 35 319 0,91
4 Thành phố Uông Bí 183 10 0 25 0 0 7 30 255 0,72
5 Thị xã Quảng Yên 133 10 0 20 0 5 5 30 203 0,89
6 Huyện Ba Chẽ 63 20 15 5 8 5 3 20 139 1,46
7 Huyện Bình Liêu 74 10 6 4 6 4 5 20 129 1,37
8 Huyện Cô Tô 20 5 0 0 2 0 0 5 32 0,86
9 Huyện Đầm Hà 91 10 10 5 6 4 2 15 143 1,22
10 Huyện Đông Triều 165 20 15 5 2 3 3 30 243 0,92
11 Huyện Hải Hà 130 15 15 5 1 4 2 20 192 1,19
12 Huyện Hoành Bồ 158 20 20 5 6 4 5 30 248 1,32
13 Huyện Tiên Yên 107 15 14 6 2 3 2 25 174 1,14
14 Huyện Vân Đồn 135 20 20 5 6 4 3 25 218 1,14
Tổng 2.127 195 115 160 39 36 60 350 3.082 1,01
16 | P a g e
2. Phương hướng cải tạo hạ tầng trạm thu phát sóng hiện tại
2.1. Phương hướng chung
Tiêu chí thực hiện cải tạo:
- Trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn.
- Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu du lịch, khu di tích, khu di sản

thiên nhiên thế giới, các khu vực Vườn, Rừng Quốc gia…
- Các trạm nằm trong vùng cấm của di tích, không phù hợp với quy hoạch đô
thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh.
- Khu vực mật độ trạm thu phát sóng quá dày: khoảng cách giữa các trạm
thu phát sóng quá gần nhau (khoảng cách giữa các trạm nhỏ hơn 150m).
- Trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý: ảnh
hưởng tới mỹ quan.
Phương hướng thực hiện cải tạo:
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: chuyển các trạm thu phát sóng không đảm
bảo mỹ quan, các trạm có khoảng cách quá gần nhau về vị trí mới phù hợp hơn
(vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp dùng chung; vị trí
đảm bảo yêu cầu về mỹ quan).
- Cải tạo thành các trạm thu phát sóng không sử dụng cột (chiều cao cột
anten tối đa 3m, lắp đặt trên sân thượng các tòa nhà…), cải tạo thành các trạm
thu phát sóng ngụy trang (ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc, cảnh quan
xung quanh: tham khảo một số mô hình tại phần phụ lục), đảm bảo mỹ quan đô
thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc.
2.2. Phương hướng triển khai cụ thể
- Giai đoạn đến 2015: cải tạo 117 trạm thu phát sóng và căn cứ vào tình
hình phát triển của các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch điều chỉnh bổ sung. Tập
trung cải tạo hạ tầng mạng thông tin di động hiện trạng tại khu vực 4 thành phố;
khu vực thị xã, thị trấn (cải tạo thành trạm loại 2 (chiều cao cột anten tối đa 3m)
hoặc trạm ngụy trang).
- Giai đoạn 2016 – 2020: cải tạo 74 trạm thu phát sóng và căn cứ vào tình
hình phát triển của các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch điều chỉnh bổ sung. Tiếp
tục triển khai cải tạo hạ tầng trạm thu phát sóng tại khu vực đô thị; bước đầu
triển khai cải tạo hạ tầng mạng thông tin di động tại khu vực các xã.
Bảng 6: Quy hoạch cải tạo hệ thống trạm thu phát sóng đến năm 2020
1 Thành phố Hạ Long 31 22 53
2 Thành phố Cẩm Phả 17 14 31

3 Thành phố Móng Cái 14 9 23
4 Thành phố Uông Bí 15 13 28
17
TT Đơn vị hành chính
Số trạm cải tạo đến
2015
Số trạm cải tạo
đến 2020
Tổng
5 Thị xã Quảng Yên 8 3 11
6 Huyện Ba Chẽ 4 0 4
7 Huyện Bình Liêu 2 3 5
8 Huyện Cô Tô - 0 -
9 Huyện Đầm Hà 4 0 4
10 Huyện Đông Triều 4 0 4
11 Huyện Hải Hà 5 3 8
12 Huyện Hoành Bồ 4 0 4
13 Huyện Tiên Yên 4 7 11
14 Huyện Vân Đồn 5 0 5
15 Tổng 117 74 191

18
PHẦN IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và cấp phép xây dựng trạm thu
phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.
Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng; phối hợp
giữa các ngành, doanh nghiệp.
Ban hành các quy định về phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

Ban hành cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây
dựng phát triển hạ tầng mạng di động tại các khu vực điều kiện kinh tế xã hội
còn hạn chế.
Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện
đại (công nghệ 4G, trạm thu phát sóng ngụy trang…).
Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phát triển hạ
tầng mạng di động (cấp phép xây dựng, thủ tục…).
2. Giải pháp tổ chức triển khai thực hiện
Để triển khai thực hiện Quy hoạch theo đúng lộ trình, đề xuất một số phương
án sau:
a. Doanh nghiệp hạ tầng
Hình thành doanh nghiệp độc lập thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ
tầng trên địa bàn tỉnh.
Ưu điểm:
- Không hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ.
- Các doanh nghiệp viễn thông không bị phân biệt đối xử, cạnh tranh công
bằng.
- Thuận lợi trong huy động vốn đầu tư.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong công tác vận hành do doanh nghiệp không phải là doanh
nghiệp viễn thông thuần túy.
b. Doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung hạ tầng
Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp cùng đầu tư xây dựng hạ tầng và chia
sẻ hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận.
Ưu điểm:
- Cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Hạn chế đối với các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường.

19
- Do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên quá trình triển khai có thể
gặp nhiều khó khăn.
c. Triển khai theo hình thức xã hội hóa
Theo phương án này, huy động nguồn vốn xã hội hóa, thực hiện đầu tư xây
dựng phát triển hạ tầng tại các khu vực trọng điểm sau đó cho các doanh nghiệp
viễn thông thuê lại.
Ưu điểm:
- Thuận lợi trong công tác quản lý.
- Triển khai đồng bộ với các ngành.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuê lại hạ tầng.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong huy động các nguồn vốn.
- Hệ thống cơ chế chính sách.
3. Giải pháp về quản lý nhà nước
Tỉnh công bố công khai Quy hoạch chung trên toàn tỉnh và lộ trình thực hiện,
các doanh nghiệp căn cứ theo lộ trình xây dựng kế hoạch phát triển.
Sở Thông tin Truyền thông có nhiệm vụ công bố quy hoạch và theo dõi giám
sát quá trình thực hiện quy hoạch.
Thành lập Hồi đồng thẩm định bao gồm Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Xây dựng, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, các
huyện để thẩm tra, xác định các trạm thu phát sóng loại 2 không đảm bảo an
toàn, để lập kế hoạch cải tạo.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông, bao gồm cả hạ tầng các trạm thu
phát sóng thông tin di động trên nền công nghệ GIS; xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu; thiết bị đo kiểm, giám sát hệ thống các trạm thu phát sóng di động…
Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn
thông nói chung và phát triển hạ tầng mạng thông tin di động nói riêng; cải cách
thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá

nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hiệu quả, bền vững.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng
mạng thông tin di động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp
vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.
Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng thiết bị, dịch vụ và công trình viễn
thông đảm bảo quyền lợi người sử dụng.
Nghiên cứu, bám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch của các ngành có
liên quan (giao thông, xây dựng, đô thị…) và quy hoạch các địa phương nhằm
phát triển hạ tầng mạng đồng bộ.
Giám sát chặt chẽ việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng thông tin di động
trên địa bàn tỉnh. Giải quyết tranh chấp và xử lý các doanh nghiệp vi phạm.
20
Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phối hợp với sở Thông tin Truyền
thông và các sở ngành liên quan, quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng
viễn thông trên địa bàn quản lý.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân
Biên tập, xây dựng các chương trình, tài liệu; phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến thông tin; cung cấp đầy đủ và khách
quan thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng; các quy định về xây dựng, lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di
động để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai xây dựng các trạm thu phát sóng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn
cứ vào tình hình phát triển kinh tế và căn cứ vào sự phát triển của công nghệ, sự
phát triển hạ tầng mạng thông tin di động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.
- Quản lý, công bố và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Triển khai xây dựng quy định cấp phép xây dựng trạm thu phát sóng. Phối

hợp với sở Xây dựng, các địa phương và các doanh nghiệp triển khai thực hiện.
- Triển khai xây dựng quy chế sử dụng chung hạ tầng. Hướng dẫn và tổ chức
các doanh nghiệp triển khai thực hiện.
- Phối hợp với sở Tài chính xây dựng quy định thẩm định xây dựng hạ tầng
cho thuê và quy định tính gía cho thuê hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di
động.
- Xây dựng và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế ưu đãi các doanh
nghiệp, chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động ứng dụng các
công nghệ tiên tiến, hiện đại; tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp
xây dựng phát triển hạ tầng mạng di động tại các khu vực điều kiện kinh tế xã
hội còn hạn chế, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Định hướng các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện Quy hoạch.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà
nước về quản lý phát triển hạ tầng mạng thông tin di động.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng thông tin
di động; quy định về xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động.
2. Sở Xây dựng
Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị,
thành phố; xây dựng các quy định, hướng dẫn doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng
mạng di động phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị của tỉnh.
Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông cấp phép xây dựng các vị trí trạm
thu phát sóng thông tin di động theo quy hoạch.
21
3. Các sở ban ngành khác
Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy hoạch theo chức
năng nhiệm vụ được giao.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông triển
khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý.

Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông, quản lý việc xây dựng phát triển
trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn.
5. Các doanh nghiệp
Căn cứ vào Quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với định
hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phối hợp sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán
cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các
vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải
quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.
22
PHỤ LỤC
I. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT Dự án Nguồn Lộ trình Nhu cầu vốn đầu tư
1
Dự án xây dựng hạ tầng
trạm loại 1
Doanh nghiệp 2012 - 2015 122.500
2016 - 2020 117.000
2
Dự án xây dựng hạ tầng
trạm loại 2 (chiều cao cột
Doanh nghiệp 2012 - 2015 21.800
2016 - 2020 30.200
3
Dự án xây dựng hạ tầng
trạm loại 2 (chiều cao cột
Doanh nghiệp 2012 - 2015 24.900
2016 - 2020 24.000
4

Dự án xây dựng hạ tầng
cho doanh nghiệp mới
Doanh nghiệp 2012 - 2015 27.000
2016 - 2020 18.000
5
Dự án xây dựng phát triển
hạ tầng mạng 4G
Doanh nghiệp 2012 - 2015 45.000
2016 - 2020 105.000
6
Dự án cải tạo hạ tầng hiện
trạng
Doanh nghiệp,
Xã hội hóa, ngân
sách
2012 - 2015 14.700
2016 - 2020 10.350
7
Dự án đầu tư trang thiết bị
quản lý, giám sát phát
Ngân sách tỉnh 2012 - 2015 700
2016 - 2020 300
8 Tổng 561.450
II. BẢN ĐỒ
23
Bản đồ quy hoạch mạng di động


×