Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020, TẦM NHÌN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.25 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020,
TẦM NHÌN 2030
(Dự thảo)
Mục tiêu và định hướng phát triển
1. Mục tiêu phát triển tổng quát
Xây dựng Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam (Viện KHCNVN) thành một Viện nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của
cả nước đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
(CNTT) và Tự động hoá (TĐH), thực hiện nghiên cứu cơ bản trong các hướng chính
của Công nghệ thông tin và Tự động hoá, chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển, triển
khai công nghệ mới và ứng dụng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cơ sở vật
chất hiện đại, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học
công nghệ (KHCN) của đất nước.
2. Mục tiêu trước mắt năm 2015
Nâng cao tiềm lực KHCN của Viện Công nghệ thông tin, từng bước tăng
cường cơ sở vật chất kĩ thuật, lực lượng cán bộ, xây dựng một số lĩnh vực và phòng
thí nghiệm trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Hình thành đội ngũ cán bộ
KHCN trình độ cao, đủ sức nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ KHCN trọng điểm
quốc gia ở trình độ quốc tế, vận hành hiệu quả Phòng thí nghiệm trọng điểm
(PTNTĐ) Công nghệ mạng và đa phương tiện.
3. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển chung: Củng cố và phát triển Viện nhằm tạo ra bước
tiến rõ rệt về quy mô, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển
giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu cơ bản trong mỗi định hướng của Công nghệ
thông tin và Tự động hoá, chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển, triển khai công
nghệ và ứng dụng. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm
ngang tầm khu vực. Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin và Tự động hoá, nâng cao trình độ các cán bộ nghiên cứu, tiệm
cận từng bước tới trình độ quốc tế, đủ năng lực giải quyết những vấn đề khoa học
công nghệ quan trọng của đất nước.


4. Định hướng cụ thể
- Xây dựng và tích cực tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc gia.
- Tăng cường đầu tư và phát triển nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực CNTT
&TĐH.
1
- Tập trung phát triển công nghệ cơ bản, một số công nghệ nguồn, nghiên cứu
chuyển giao và ứng dụng một số công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm công
nghệ cao trong lĩnh vực của Viện và lĩnh vực liên kết.
- Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả các công trình nghiên cứu thuộc các
đề tài, dự án các cấp, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế.
- Chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng CNTT&TĐH để
giải quyết các bài toán đặt ra trong thực tế.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, PTNTĐ Công nghệ mạng và đa phương tiện
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và theo chuẩn mực quốc tế.
- Đẩy mạnh đầu tư cho các hướng khoa học công nghệ trọng điểm.
- Xây dựng các biện pháp khuyến khích, thu hút nhân lực nghiên cứu KHCN,
đào tạo nhân lực KHCN cho Viện đủ năng lực thực hiện các chương trình và
hướng nghiên cứu trọng điểm của Viện.
- Tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác đã có, chủ động mở rộng
hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học ở nước ngoài để tiếp cận nền
KHCN tiên tiến trên thế giới. Tạo điều kiện thuận lợi và tranh thủ cao nhất
nguồn lực tri thức khoa học, công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam ở nước
ngoài đóng góp cho sự nghiệp phát triển KHCN của Viện.
5. Các giải pháp thực hiện
- Gắn các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ với các
chương trình kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương.
- Tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
Định hướng theo các hướng trọng điểm và ưu tiên của CNTT và TĐH, tập
trung cho các yêu cầu thực tiễn KT- XH có hàm lượng khoa học cao.
- Đầu tư đủ kinh phí và thời gian thực hiện cho các đề tài có giá trị ứng dụng

công nghệ cao, khuyến khích các nhóm ươm tạo công nghệ, hướng tới phát
triển các doanh nghiệp spin-off gắn kết với các sản phẩm của Viện.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo ra công
nghệ mới trên cơ sở các dự án đầu tư chiều sâu, trọng điểm. Xây dựng thư viện
KHCN phong phú, chất lượng và hiện đại.
- Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản cùng với đào tạo sau đại học (TS, ThS) hướng
tới đánh giá nghiên cứu cơ bản thông qua công bố quốc tế và xây dựng một số
tập thể nghiên cứu cơ bản mạnh theo các hướng của CNTT & TĐH.
- Phát triển nhân lực trình độ cao thông qua đào tạo, liên kết đào tạo đại học và
sau đại học, chủ động gửi các cán bộ trẻ đi đào tạo trong những hướng cần
phát triển thông qua hợp tác quốc tế hay thông qua chương trình đào tạo nước
ngoài của Nhà nước.
- Hình thành và vận dụng chính sách thu hút người giỏi, chuyên gia vào làm việc
và hạn chế tuyển cán bộ không đảm bảo chất lượng chuyên môn.
2
- Hợp tác nghiên cứu các vấn đề cùng quan tâm với các tổ chức quốc tế, tranh
thủ tiếp cận nền KHCN tiên tiến của thế giới, hợp tác với các cơ quan tổ chức
và các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong nước.
Các định hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ
Trong giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020, Viện Công nghệ thông tin
triển khai các hướng nghiên cứu theo 4 lĩnh vực sau:
• Tin học
• Công nghệ mạng, truyền thông và đa phương tiện
• Cơ sở toán học của CNTT
• Tự động hoá
6. Nội dung các hướng nghiên cứu
6.1. Tin học
6.1.1. Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
Định hướng nghiên cứu theo hướng này là phân tích và thiết kế hệ thống thông
tin nhằm xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn, nghiên cứu các mô hình và quy trình phát

triển các hệ thống thông tin, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới về cơ sở dữ
liệu, các vấn đề về quản lý chất lượng dữ liệu. Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
a. Các hệ thống cơ sở dữ liệu:
- Các hệ thống CSDL theo mô hình quan hệ
- Các hệ thống CSDL theo mô hình hướng đối tượng và đa phương tiện
- Các hệ thống CSDL phân tán và suy diễn
- Các hệ thống CSDL theo mô hình xử lý dữ liệu đa chiều, phân tán hoặc tập
trung với khối lượng dữ liệu lớn, đòi hỏi tốc độ cao và xử lý thời gian thực.
b. Các hệ thống thông tin quản lý:
- Các phương pháp mô hình hoá, quy trình phát triển các hệ thống thông tin: Mô
hình đối tượng, những vấn đề xử lý song song và phân tán.
- Các vấn đề tích hợp ứng dụng và chuẩn hoá trong các hệ thống thông tin: các
phương pháp chuyển đổi giữa các mô hình dữ liệu, tích hợp dữ liệu từ nhiều hệ
quản trị và từ các nền (platform) khác nhau.
- Các phương pháp phân tích thiết kế hiện đại và phát triển các công cụ phục vụ
xây dựng các hệ thống thông tin quản lý.
- Bảo vệ bản quyền cho các hệ CSDL quan hệ.
c. Các hệ thống thông tin đa phương tiện:
- Mô hình CSDL đa phương tiện, chuẩn hoá dữ liệu đa phương tiện.
3
- Phát triển CSDL đa phương tiện trên mạng Internet.
- Tổ chức và truy vấn dữ liệu đa phương tiện.
- Xác thực và bảo mật các sản phẩm đa phương tiện.
d. Các hệ thống thông tin địa lý:
- Mô hình dữ liệu không gian, chuẩn hoá dữ liệu không gian.
- Phát triển các hệ thống thông tin địa lý trên nền web và các thiết bị di động.
- Tổ chức và truy tìm dữ liệu trong CSDL không gian.
- Nghiên cứu và phát triển các hệ thống và dịch vụ thông tin địa lý trên nền tảng
của công nghệ mới (điện toán đám mây, tính toán lưới, mạng tiên tiến, ...)
e. Kho dữ liệu, khai phá dữ liệu, phát hiện tri thức

- Mô hình và kỹ thuật phát triển kho dữ liệu
- Các kỹ thuật khai phá dữ liệu, truy vấn thông tin trong kho dữ liệu, CSDL cỡ
lớn và các CSDL đa phương tiện, CSDL không gian.
- Nghiên cứu và phát triển các phương pháp phát triển tri thức từ dữ liệu.
- Nghiên cứu các phương pháp và công cụ về phát triển web để khai phá dữ liệu
trong các CSDL hoặc các hệ thống lưu trữ kiểu cũ.
6.1.2. Công nghệ phần mềm
- Nghiên cứu các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt (agile software
development) phổ biến nhất (như Extreme Programing, Scrum và Feature
Driven Development). Ứng dụng thử nghiệm các phương pháp này trong các
dự án thực tế.
- Nghiên cứu khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức, tập trung vào một số lĩnh
vực như tin sinh học (bioinfomatics), tin y học (medicine- infomatics).
- Nghiên cứu mô hình, phương pháp hình thức kiểm chứng phần mềm và phát
triển các công cụ kiểm thử phần mềm.
- Nghiên cứu các giải pháp triển khai hệ thống thông tin lớn dựa trên mã nguồn
mở, quản lý các dự án CNTT, cung cấp giải pháp, tư vấn và giám sát theo quy
trình chuẩn quốc tế.
- Xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử sử dụng công nghệ Oracle và
Microsoft.
- Nghiên cứu và triển khai những công nghệ mới, hiện đại, bao gồm kiến trúc
phần mềm hướng dịch vụ SOA (Service - Oriented Architecture), công nghệ
dựa trên thành phần (Component - Based Software Development) với các
chuẩn công nghiệp hiện tại như DCOM (Microsoft), Javabeans (Sun
Microsystems), CORBA (OMG)... và các công nghệ tính toán hiện đại như
điện toán đám mây, tính toán lưới, hệ tính toán thông minh và di động, công
nghệ thành phần với nội dung số trên mạng Internet.
4
- Chữ ký số, chứng chỉ số và các vấn đề xác thực, an toàn – an ninh hệ thống,
bảo vệ bản quyền tác giả.

6.1.3. Trí tuệ nhân tạo và công nghệ tri thức
a. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt:
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về công nghệ ngôn ngữ: Nghiên cứu,
khai thác và phát triển các phương pháp mới trong xử lý ngôn ngữ, tập trung
cho hướng truyền thống về xử lý tiếng nói, văn bản, ký tự và xử lý ngôn ngữ tự
nhiên cho tiếng Việt.
- Nghiên cứu dịch văn bản tự động theo cách tiếp cận thống kê, tích hợp các tri
thức vào mô hình dịch.
- Phát triển công nghệ nền cho nhận dạng từ tiếng nói sang tiếng nói (speech to
speech translate)
- Xây dựng kho ngữ liệu tiếng nói văn bản tiếng Việt phục vụ cho các nghiên
cứu về công nghệ ngôn ngữ nói trên.
- Phát triển các sản phẩm liên quan đến nhận dạng chữ Việt, tổng hợp tiếng Việt,
… trong môi trường nhúng, tích hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau ( cổng
thông tin, smart phone, máy tính bảng, chip nhúng, …)
b. Phát triển kĩ thuật học máy và ứng dụng
- Nghiên cứu các kỹ thuật trong học máy (machine learning): Kernel method,
máy véc-tơ tựa (Support Vertor Machine), cải tiến hiệu năng của phương pháp
máy véc tơ tựa trong xử lý dữ liệu lớn.
- Phát triển các kỹ thuật của học máy trong xử lý văn bản tiếng Việt, truy vấn dữ
liệu audio, multimedia…
- Nghiên cứu các phương pháp nhận dạng và xử lý ảnh, phát triển các kỹ thuật
của học máy trong nhận dạng hình ảnh, nghiên cứu các phương pháp tra cứu
hình ảnh dựa trên nội dung (CBIR), các phương pháp trích chọn đặc trưng hình
ảnh phục vụ nhận dạng, phân loại, phân cụm, tạo lập các chỉ số truy vấn hình
ảnh với độ chính xác cao.
c. Phát triển các kỹ thuật tính toán mềm
- Nghiên cứu và phát triển các phương pháp lập luận xấp xỉ, lôgic mờ, thuật giải
di truyền, tính toán tiến hoá, suy diễn xác suất, mạng nơ ron nhân tạo, … trong
các mô hình tính toán mềm.

- Nghiên cứu logic ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp lập luận suy diễn
khác (lập luận xấp xỉ, lập luận mờ, đại số gia tử) trong hướng khai phá dữ liệu
(trích xuất luật kết hợp, xây dựng luật phân lớp từ dữ liệu) và CSDL mờ.
6.2. Công nghệ mạng truyền thông và đa phương tiện
a. Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý thuyết của công nghệ mạng
- Bảo đảm chất lượng dịch vụ mạng.
5

×