Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.68 MB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC TRONG
GIỜ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 7”.
I .ĐẶT VẤN ĐỀ.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lô gíc và tính chính xác cao, nó là
môn học hết sức quan trọng, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Môn học
không thể thiếu được trong mỗi chúng ta, là môn học khó trừu tượng cho cả
người dạy cũng như người học.
Muốn học sinh THCS học tốt môn toán thì mỗi người giáo viên không chỉ
truyền đạt, giảng dạy kiến thức theo các tài liệu có sẵn trong sach giáo khoa,sách
hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuân máy móc làm cho học sinh
học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy như vậy thì việc học sẽ diễn ra rất đơn
điệu và tẻ nhạt. Kết quả học tập không cao nó là một trong những nguyên nhân
gây cản trở cho việc đào tạo các em thành con người năng động, tự tin, sáng tạo
sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu giáo dục hiên nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học hướng
tới “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TICH CỰC”. Môn toán
THCS theo hường phát huy lấy học sinh làm trung tâm. Người thầy là người tổ
chức, điều khiển giúp học sinh tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức tạo cho các
em hứng thú, tích cực, chủ động biến tri thức nhân loại thành sản phẩm của
riêng mình vận dụng vào cuộc sống phục vụ bản thân và cho tương lai của đất
nước. Vì vậy người giáo viên phải biết gây hứng thú học tập cho các em bằng
cách lôi cuốn các em vào các hoạt động học tập “TRÒ CHƠI HỌC TẬP” là một
hoạt động mà các em rất hứng thú. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú bổ
ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua trò chơi các em lĩnh hội kiến
thức toán học một cách dễ dàng củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc
tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học tập. Khi chúng ta đưa ra trò chơi một
cách thường xuyên khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán dần
được nâng cao. Dù dạy học sinh yếu kém hay học sinh giỏi thì việc gây hứng thú
học tập cho học sinh là mấu chốt và quan trọng đối với việc dạy học toán. Chính
1
vì lý do đó tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI


TOÁN HỌC TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 7’’.
*Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề:
- Thuận lợi :
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu, của các đồng nghiệp đã thăm lớp, dự
giờ, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các trò chơi trong giờ dạy.
+ Sử dụng triệt để phương tiện, đồ dùng dạy học có sẵn của môn học, đồng
thời nhà trường hỗ trợ một số đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm có tính sáng
tạo để phục vụ cho việc dạy học của thầy và trò diễn ra một cách thuận lợi.
+ Các đồ dùng tự làm khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh(từ phế
liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, nắp chai, bìa cứng, mẩu gỗ…).
+ Đồ dùng tự làm sử dụng được nhiều lần.
+ Dạy học hai buổi học sinh có cơ hội luyện tập và rèn luyện kiến thức
một cách thành thạo hơn.
- Khó khăn:
+ Sự nắm bắt kiến thức của học sinh không đồng đều.
+ Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác phối hợp giúp đỡ cho con
em mình biết tự giác trong học tập ở lớp cũng như ở nhà.
+ Bàn ghế thiết kế đôi khi khó di chuyển cho các em thực hiện trò chơi.
+ Việc tổ chức trò chơi gây ồn ào náo nhiệt ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
II.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
1. Chuẩn bị trò chơi.
a). Nghiên cứu tài liệu.
Điều đầu tiên để thực hiện đạt hiệu quả về việc tổ chức trò chơi toán học cho
học sinh lớp 7, tôi đã đọc rất nhiều sách, tài liệu, tạp chí…, xem các kênh tổ
chức các trò chơi có liên quan đến nội dung đề tài. Chính sự nghiên cứu tìm tòi
đó giúp cho các tiết học toán có sử dụng trò chơi đạt kết quả rất tốt.
b). Nghiên cứu thực tế.
2
Thông qua các tiết dự giờ tôi đã được trao đổi tư vấn với các đồng nghiệp về
nội dung các trò chơi phục vụ môn toán để áp dụng cùng nhau tổng kết đúc rút

kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề
tài.Thông qua các tiết dạy học thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại các đối
tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào để lựa
chọn trò chơi phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc
chắn, giúp các em tự tin vào bản thân, mạnh dạn, tích cực và đặc biệt là thích
học toán.
2. Lựa chọn các trò chơi.
Việc lựa chọn các trò chơi học tập môn toán lớp 7 phải đáp ứng được những
yêu cầu của mục đích dạy học. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm
vụ học tập tương ứng với nôi dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng
góp cụ thể trong quá trình thực hiện mục đích dạy học.Vì vậy để đáp ứng được
yêu cầu dạy học bộ môn toán 7, thì hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao
cho đa dạng về chủ đề, phương pháp và về cách chơi, dựa vào hình thức , cách
chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên cơ hội
tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình để các em cảm thấy “ Mỗi
ngày đến trường là một niềm vui”.
Lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa với học sinh, lựa chọn
thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh lớp 7. Các thời
điểm được tính đến là:
+ Sau khi hoàn thành một bài học: Cách này có ưu điểm là kích thích được sự
hứng thú học tập của học sinh, một giờ học tránh được những suy nghĩ căng
thẳng trở thành một giờ “ Chơi mà học, học mà chơi” hết sức sinh động.
+ Sau khi hoàn thành một chương với cách này sẽ giúp học sinh hệ thống
được kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
+ Học vào các buổi học tụ chọn, bổ trợ với cách học này sẽ giúp học sinh
củng cố, khắc sâu, phát triển, nâng cao kiến thức cho học sinh.
3. Xây dựng và thiết kế trò chơi.
3
Trò chơi học tập là một trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc, gắn với

kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học.
Giúp các em khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, thông qua các hoạt động
trò chơi học sinh vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống trò
chơi. Do đó học sinh thực hành luyện tập các kỹ năng môn toán được đưa vào
trò chơi.
Trò chơi đưa ra đa dạng có tác dụng khích lệ tinh thần học hỏi của tất cả đối
tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém.
Để các trò chơi góp phần hiệu quả trong giờ học khi xây dựng thiết kế trò chơi
tôi thường tuân thủ theo nguyên tắc sau:
+ Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian của mỗi tiết học.
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố khắc sâu nội dung bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh.
+ Trò chơi phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của
nhà trường.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú với học sinh.
+ Trò chơi phát triển tư duy, khả năng phản ứng nhanh của học sinh.
* Thông thường cấu trúc của một trò chơi học tập môn toán 7 tôi đã thiết kế như
sau:
- Tên trò chơi:
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện củng cố kiến thức,
kỹ năng nào.Mục đích của trò chơi sẽ quy định hoạt động chơi được thiết kế
trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học
tập.
+ Nêu luật chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi quy định đối với
người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+Nêu cách chơi: Để người chơi nắm và thực hiện tốt mà không mất thời gian.
4

- Cách tổ chức trò chơi: Thời gian từ 5 đến 7 phút.
Bước 1. Giới thiệu trò chơi.
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn chơi bằng cách vừa mô tả, vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
Bước 2. Chơi thử. Thông qua việc chơi thử để nhấn mạnh luật chơi.
Bước 3. Chơi thật.
Bước 4. Nhận xét kết quả, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu
những kiến thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
Bước 5. Thưởng, phạt. Giáo viên thưởng phạt phân minh đúng luật chơi sao
cho người chơi chấp nhận một cách thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp
dẫn kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Giáo viên phạt học sinh phạm luật bằng những hình thức đơn giản, vui(như hát
một bài, đứng một chân, nhảy lò cò…).
4. Tổ chức trò chơi.
Trò chơi là niềm hứng thú của tất cả học sinh. Các em được tham gia trò chơi
sẽ rất tự giác chủ động khi chơi. Các em biểu lộ rõ ràng như vui mừng khi giành
chiến thắng, buồn bã nối tiếc khi thất bại.Vui mừng khi đồng đội đã hoàn thành
nhiệm vụ, bản thân các em sẽ thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình.
Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn và phấn đấu hết khả năng để mang lại
chiến thắng cho đội của mình.Đây chính là đặc tính cao của trò chơi. Vì vậy khi
tổ chức trò chơi, tôi không đòi hỏi quá cao ở nội dung trò chơi mà chỉ cần trò
chơi mang một nội dung , một kỹ năng cơ bản của bài học là được.
Khi tổ chức trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi học
sinh của nhóm, của lớp đều được tham gia.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu tôi đã áp dụng trong
quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 7. Rất mong những trò chơi này sẽ được
giáo viên áp dụng và thành công trong giờ dạy và cũng mong rằng chất lượng
giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục đại trà của huyện Mê Linh ngày càng đi
lên, sánh cùng các trường có kết quả cao của thành phố Hà Nội.
5

TRÒ CHƠI 1 “ CHUNG SỨC”
Đại 7.Tiết 7. Lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Mục đích:
+ Củng cố kiến thức về lũy thừa , tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số,
lũy thừa của lũy thừa, lũy thừa của một tích, lũy thừa của một thương.
+ Rèn tinh thần trách nhiệm , tính cộng đồng cho học sinh. Trò chơi chung
sức sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả không bị gò
ép, dập khuân, củng cố được kiến thức của toàn bài.
- Chuẩn bị :
Hai bảng phụ ghi sẵn nội dung bài toán, một số tấm bìa ghi các số giống
nhau chia làm hai nhóm .
- Cách chơi :
+ Hai đội chơi mỗi đội gồm 6 người.Thời gian 2 phút .
+ Có các tấm bìa ghi kết quả của các phép tính trên bảng phụ và được để lẫn
lộn các em trong nhóm có nhiệm vụ tìm tấm bìa có kết quả đúng với phép toán
trên bảng phụ và từng thành viên trong nhóm lên dán vào bảng phụ phải lần
lượt từng học sinh trong nhóm lên dán, học sinh lên dán quay về thì học sinh kế
tiếp lần lượt cho đến hết đội nào làm nhanh, kết quả chính xác nhiều hơn là đội
thắng. Ví dụ :
Đôi A Đội B

=−
3
)
3
1
(

=−
2

)
3
1
1(


=−
0
)5,5(
=
32
)2(

=⋅−
3)3(
2

=
28
5:5

=
32
)2(

=−
0
)5,5(

=

28
5:5

=⋅−
3)3(
2



=−
2
)
3
1
1(

=−
3
)
3
1
(
6

8
1

1

2

5

9
16

8
1

1

2
5

9
16


3
3

9
16


3

9
3
3


9
16


3

9


1


5

6
2

8
1

1


5

6
2

8
1




0

3
3


0

3
3−


Học sinh tham gia trò chơi chung sức.
* Lưu ý : Giáo viên có thể cho học sinh chơi 1 đến 2 hoặc 3…lượt tùy thuộc
vào đối tượng học sinh và thời gian của tiết học,hoặc có thể cho nhiều tấm bìa
đáp án để gây nhiễu cho học sinh nhiều hơn , chia làm hai bảng phụ viết thứ tự
của các phép tính khác nhau để tránh trường hợp học sinh bắt chước nhau.

7
TRÒ CHƠI 2. “ CÙNG LEO NÚI” hay “ XÂY TƯỜNG”
Đại 7. Tiết 4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân , chia
Số thập phân.
- Mục đích :
+ Củng cố kiến thức về giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ,cộng, trừ nhân chia
số thập phân.
+ Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh, thu hút số đông học sinh tích cực nhiệt
tình. Học sinh nắm vững kiến thức một cách khoa học.

- Chuẩn bị :
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ viết sẵn đề bài và chuẩn bị bút lông viết bảng
phụ.
- Cách chơi :
+ Cho học sinh bốc thăm hai đội chơi mỗi thành viên của mỗi đội giải một “
hòn gạch” hay “Bậc” tức một bài toán nhỏ (giải từ dưới giải lên) sau đó về chỗ
để thành viên khác của đội lên giải tiếp (học sinh được thảo luận trong quá trình
chờ bạn trước quay xuống nếu cần thiết). Đội nào lên được đỉnh trước và có số
câu trả lời đúng nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Ví dụ :

8
=+−−+−
)
4
3
5
3
(
5
2
5
3
=−+−
)5,3.(2828.5,6
=−+
5,125,1.85,1
=−+−
)2(:4,42:6,5
=−−−−

7
4
7
5
=−
3
2
=−+
8.25,125,0.40
=−+−−−
)
3
2
()
3
5
(
=−−
7
5
=−
7
4
=−−
)
3
5
(
Học sinh tham gia trò chơi cùng leo núi.
TRÒ CHƠI 3 . “ Ô CHỮ ”

Đại 7 . Tiết 55. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
- Mục đích :
+ Củng cố kiến thức về đơn thức đồng dạng và cộng trừ đơn thức đồng dạng.
+ Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh giúp các em tìm hiểu thêm các vấn đề
về các lĩnh vực văn hóa xã hội , thông qua giải toán học sinh yêu thích môn học
hơn.
- Chuẩn bị :
+ Các ô chữ ,chuẩn bị hai bảng phụ viết sẵn nôi dung bài toán.
+ Đồng hồ bấm thời gian.
- Cách chơi :
+ Cho học sinh bốc thăm hai đội chơi trên bảng , còn các đội còn lại làm vào
bảng phụ so sánh kết quả hoặc chấm chéo nhau. Các thành viên trong đội lần
lượt tính phép tính theo yêu cầu của đề bài rồi dán chữ cái vào ô tương ứng với
kết quả làm lần lượt để các thành viên trong đội ít nhất được dán một lần.Đội
nào đọc được nhanh và chính xác ô chữ đội đó sẽ thắng cuộc.
+ Thời gian 4 phút.
9
Ví dụ : Tính tổng của các đơn thức đồng dạng sau. Điền các ô chữ tương ứng
vào bảng để được tên một nhà toán học Việt Nam xuất sắc. Ông đã được nhận
giải thưởng toán học CLAY ông là ai?.
-12x
2
y
2
3

x
2
5
2


x
2
3xy
2
9
x
2
6xy
2
0
3
17
xy
2
1
x
2
4
3
x
5
y
A : 2x
2
+ 3x
2
-
2
1

x
2
H : 5xy -
3
1
xy + xy
A
ˆ
:
2
1

x
2
+ x
2
N : -6x
2
y – 6x
2
y
B : xy- 3xy + 5xy O : 3xy
2
– ( - 3xy
2
)
C: 7y
2
z
3

+ (-7y
2
z
3
)
O
ˆ
:
5
1

x
2
y + (
5
1

x
2
y)
G : 3x
2
– 5x
2
+
2
1
x
2
U :

2
1
x
5
y -
4
3
x
5
y + x
5
y
Ví dụ : A : 2x
2
+ 3x
2
-
2
1
x
2
=
2
9
x
2

10
A
Học sinh chơi trò chơi ô chữ.

Hoặc có thề cho học sinh chơi trò chơi ô chữ .
Ví dụ : Hình học 7. “ Tiết 69 . Ôn tập cuối năm”.
Trên mỗi hàng ngang của mỗi ô chữ là tên của một nhà bác học lừng danh thế
giới. Bạn có biết họ là ai không?
11
A
C
S
S
I
T
A
MM
E
Ví dụ dòng đầu tiên biết chữ A ta điền tên nhà khoa học là: TALET.
Lưu ý : giáo viên giới thiệu cho học sinh thành tựu khoa học và giải thưởng cao
quý của nhà toán học Việt nam xuất sắc hoặc giới thiệu các nhà khoa học lừng
danh thế giới để học sinh thấy khâm phục và có ý thức phấn đấu hơn.
TRÒ CHƠI 4. “ GIÚP BẠN ”
Đại 7. Tiết 62. Nghiệm của đa thức một biến.
- Mục đích :
+ Củng cố cách tìm nghiệm của đa thức.
+ Đây là trò chơi đơn giản nhưng giáo dục rất cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ
các bạn trong học tập đặc biệt là tinh thần giúp đỡ các bạn học sinh nắm được
kiến thức một cách khá thuận lợi tạo cơ hội cho các em mạnh dạn hơn và đặc
biệt là đối tượng học sinh yếu, kém.
- Chuẩn bị :
+Đề bài trên máy chiếu hoặc bảng phụ, một số bảng phụ con, bút lông hay
bút dạ viết bảng phụ.
+ Đồng hồ bấm thời gian.

- Cách chơi :
+ Chia làm 6 đội chơi , mỗi nhóm 5 học sinh cả nhóm hội ý trong 5 phút.
+ Học sinh khá, giỏi có trách nhiệm giảng giải trình bày để cả nhóm hiểu nội
dung bài toán sau đó cử một học sinh yếu lên bảng trình bày vào bảng nhóm trên
bảng giáo viên treo sẵn và đánh dấu thứ tự nhóm trên bảng.
+ Nhóm nào làm nhanh có cách diễn giải chính xác thì nhóm đó thắng cuộc,
nếu sai thì nhóm nhanh thứ hai…cho đến nhóm đúng và cho các nhóm khác
trình bày để kiểm tra xem các nhóm đó thực hiện như thế nào.
Ví dụ : Bạn Hùng nói : Ta chỉ có thể viết được một đa thức một biến có 1
nghiệm bằng 1.
Bạn Sơn nói : Ta có thể viết được nhiều đa thức một biến có một nghiệm bằng 1.
Ai nói đúng ? Ai nói sai ? Lấy hai ví dụ minh họa cho câu trả lời .
12
Học sinh chơi trò chơi giúp bạn cùng nhau giảng giải để hs hiểu và lên trình
bày trên bảng .
TRÒ CHƠI 5. “ AI SAI CHỈ GIÚP ”
Hình học 7. Tiết 39 . Luyện tập.
- Mục đích :
+ Củng cố kiến thức về định lý pytago.
+ Thông qua việc suy nghĩ và lập luận để tìm ra chỗ sai của bài toán đã được
giải sẵn . Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày, lý luận học sinh hiểu chắc, hiểu
sâu kiến thức. Khơi dậy mạnh mẽ khả năng tư duy tích cực của học sinh.
- Chuẩn bị :
+ Giáo viên chuẩn bị nội dung bài toán có lời giải sai trên máy chiếu hoặc
bảng phụ, bảng phụ cho học sinh trình bày, bút viết bảng phụ.
- Cách chơi :
+ Chia làm 6 đội chơi mỗi đội 5 học sinh , các đội có 3 phút hội ý trình bày
lại lời giải của đội mình trên bảng phụ của nhóm. Đội nào nhanh nhất lên nộp
bài , hết thời gian giáo viên gia hiệu lệnh các nhóm lên nộp bài treo bảng nhóm
lên bảng giáo viên và học sinh cùng nhận xét. Đội thắng cuộc là đội tìm ra chỗ

sai và giải lại nhanh và chính xác nhất.
13
Ví dụ : Cho bài toán :

ABC có AB = 8cm; AC = 17cm; BC = 15cm. Có phải là
tam giác vuông hay không ?
Bạn An giải như sau.
AB
2
+ AC
2
= 8
2
+ 17
2
= 64 +289 = 353
BC
2
= 15
2
= 225
Do 353

225 nên AB
2
+ AC
2


BC

2
.
Vậy

ABC không phải là tam giác vuông .
Bạn Lan giải như sau.
BC
2
+ AC
2
= 15
2
+ 17
2
= 225 + 289 = 514
AB
2
=8
2
= 64
Do 514


64 nên BC
2
+ AC
2


AB

2
Vậy

ABC không phải là tam giác vuông .
Ai giải đúng, ai giải sai ? Nếu sai giải lại cho đúng.
Học sinh chơi trò chơi ai sai chỉ giúp.
* Lưu ý Giáo viên tổ chức nhóm và các thành viên trong nhóm tùy thuộc vào sĩ
số của lớp và phân chia một cách hợp lý khoa học để phát huy hết khả năng của
tất cả các đối tượng học sinh của lớp mình.
14
TRÒ CHƠI 6. “ SẮP XẾP NGẪU NHIÊN ”
Hình học 7. Tiết 14. Ôn tập chương I.
- Mục đích :
+ Học sinh nhớ kiến thức một cách vững vàng, có hệ thống, củng cố các kiến
thức cơ bản của chương .
+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học và chiến lược chơi.
- Chuẩn bị :
+ Giáo viên chuẩn bị những mẩu giấy có ghi sẵn phần giả thiết và kết luận
của định lý hay tính chất như “ Nếu ….” , “ Thì…”
- Cách chơi :
+ Cho hai đội chơi.Giáo viên để các mẩu giấy ghi phần giả thiết
“ Nếu…” sang một bên và ghi phần kết luận “ Thì …” sang một bên , một
thành viên của đội 1chọn bất kỳ một mẩu giấy có ghi phần giả thiết dán lên
bảng, ngay lập tức một thành viên của đội 2 chọn bên mẩu giấy ghi phần kết
luận dán liền vào sau để được một định lý hay tính chất đúng. Nếu người dán
phần kết luận đúng thì sẽ được tính là thắng cuộc, nếu người dán kết luận sai thì
người dán giả thiết là người thắng cuộc ,lượt sau thì một thành viên khác của đội
2 dán phần giả thiết, còn một thành viên khác của đội 1 dán phần kết luận .Cứ
thế lần lượt cho đến khi hết các mẩu giấy đã có . Nếu lượt nào dán đúng định lý
hay tính chất thì để nguyên định lý đó trên bảng , còn không đúng thì bỏ xuống

để vào bên quy định ban đầu để học sinh dán cho được đúng . Làm lần lượt từng
người trong đội có được hội ý để đưa ra câu và chọn mẩu giấy ghi kết luận . Kết
thúc trò chơi đội nào có lượt thắng nhiều hơn là đội thắng cuộc. và kiến thức học
sinh dán trên bảng là nội dung kiến thức cơ bản của chương.
Ví dụ :

15
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba
Thì chúng song song với
nhau
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
Thì hai góc so le trong bằng nhau

Học sinh chơi trò chơi sắp xếp ngẫu nhiên.

TRÒ CHƠI 7. “ NHANH TAY, NHANH MẮT ”.
Đại 7. Tiết 59. Đa thức một biến.
- Mục đích :
+ Củng cố các kiến thức như sắp xếp, thu gọn, tìm hệ số, tính giá trị của đa
thức.
+ Rèn kỹ năng nghe, nhìn, phạn xạ nhanh, quan sát tốt củng cố các kiến thức
một cách nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Chuẩn bị :
+ Những miếng bìa ghi các số dán trên bảng, các câu hỏi trên máy chiếu hoặc
chuẩn bị trên bảng phụ treo sẵn thiết kế theo kiểu mở từng câu hỏi một
- Cánh chơi :
+ Thi trả lời nhanh.
+ Cho 2 học sinh chơi ai lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của trò
chơi thì thắng cuộc.
Ví dụ :

16
Cho đa thức : 5x
5
– 2x
3
+ x
4
- 3x
2
– 5x
5
+1.
1) Bậc của đa thức là : ?
2) Hệ số tự do của đa thức là ?
3) Hệ số của lũy thừa bậc 3 là ?
4) Hệ số cao nhất của đa thức là ?
5) Giá trị của đa thức tại x=-1 là ?

17
0
-5
1
3
1
3
1

-2
2
-3

4
-1
5
2
2
5
3
Học sinh chơi trò chơi nhanh tay nhanh mắt.
* Lưu ý giáo viên có thể cho học sinh chơi một số lượt và chọn hệ thống câu
hỏi theo hướng phát triển dần kiến thức của bài học.

TRÒ CHƠI 8 . “ ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ ” .
Hình học 7. Tiết .Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên
và hình chiếu.
- Mục đích :
+ Củng cố các định lý qua hình vẽ, giúp các em có cách phát hiện định lý một
cách trực quan sinh động.Thi đua học tập với các bạn trong lớp.
+ Rèn kỹ năng vẽ hình, hình thành bài toán và đọc hình một cách sáng tạo,
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.
- Chuẩn bị :
Các tờ giấy khổ A
4

vẽ các hình vẽ sẵn hoặc thiết kế trên máy chiếu .
- Cách chơi :
+ Cho học sinh toàn lớp được tham gia với hình thức giơ tay nhanh phát biểu
định lý một cách đầy đủ và chính xác nếu phát biểu sai nhường câu trả lời cho
bạn khác, cứ như vậy cho đến khi được câu trả lời chính xác chuyển sang câu
tiếp theo và đến hết .
18

+ Người thắng cuộc là người trả lời đúng nhiều câu nhất.
Ví dụ :
Trong các đường xiên và đường vuông
góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường
thẳng đến đường thẳng đó,đường vuông
góc là đường là đường ngắn nhất.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm
nằm ngoài một đường thẳng đến đường
thẳng đó.Nếu hai đường xiên bằng nhau
thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại
nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai
đường xiên bằng nhau.

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm
nằm ngoài một đường thẳng đến đường
thẳng đó. Đường xiên nào có hình chiếu
lớn hơn thì lớn hơn.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm
nằm ngoài một đường thẳng đến đường
thẳng đó. Đường xiên nào lớn hơn thì có
hình chiếu lớn hơn.
TRÒ CHƠI 9. “ THỬ TÀI THÔNG MINH ”
Đại 7. Tiết 20. Ôn tập chương I với sự trợ giúp của máy tính.
- Mục đích :
+Củng cố các kiến thức cơ bản của chương, cộng trừ nhân… và các dạng bài
toán có liên quan .
+ Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học
sinh, thực tế hóa kiến thức.
19
- Chuẩn bị :

+ Chuẩn bị đề bài trên máy chiếu hoặc bảng phụ.
+ Đồng hồ bấm giờ.
- Cách chơi :
+ Thời gian 3 phút.
+ Cho hai học sinh thi bằng cách giơ tay trả lời nhanh, chọn hai học sinh có
trình độ tương đương nhau để thi.Giáo viên và học sinh dưới lớp làm giám khảo
và cổ vũ.
+ Giáo viên chiếu đề bài lên bảng, học sinh giơ tay trả lời nhanh. Học sinh
nào giơ tay trước trả lời trước nếu sai nhường cơ hội cho người sau, nếu cả hai
người đều sai nhường cơ hội cho học sinh cổ vũ.Giáo viên đánh dấu câu trả lời
đúng của người chơi để phân thắng thua cho người chơi.
+ Trả lời theo hình thức từng câu 1.
Ví dụ : 1). Kết quả phép tính : (- 6,37.0,4).2,5 = ?
2). Kết quả phép tính :
11
3
)
18
13
(
11
3
9
5
⋅−+⋅−
= ?
3). Kết quả phép tính : (0,125)
3
. 512 = ?
4). Phân số

125
13

là số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn
tuần hoàn ?
5). Viết số 0,(34) dưới dạng phân số ?.
6). Cho x = - 4 . Tính
x
=?
7). Tìm x

Q biết |x| = 0,35 và x > 0 ?
8). Bạn nhanh tay lựa chọn một trong bốn phương án A,B,C hoặc D để
điền vào dấu chấm hỏi cho hợp lô gíc nhé ?

15 9 5
4 11 2 7 1 4
5 19 10 3
2 3 6 13 3 7 1 2
A B C D
20
?
.
Khán giả cùng chơi trò chơi toán học.

TRÒ CHƠI 10. “ NHÀ SÁNG TẠO TRẺ ”
Đại 7. Tiết 17. Số vô tỉ, khái niệm về căn bậc hai.
- Mục đích : Kích thích tư duy sáng tạo, niềm đam mê học tập , phát triển trí
tuệ , phát triển khả năng ngôn ngữ trong học toán và phát hiện quy luật của toán
học .

- Chuẩn bị : Chuẩn bị đề bài trên bảng phụ hoặc máy chiếu , bảng phụ của học
sinh, bút dạ .
- Cách chơi : tổ chức cho các nhóm chơi, mỗi nhóm 5 đến 6 học sinh. Đưa đề
bài trên bảng học sinh quan sát và tìm ra cách giải theo yêu cầu đề bài, sau đó tự
viết các đề bài tương tự , trong vòng hai phút nhóm nào viết được nhiều và đúng
nhóm đó giành chiến thắng.
Ví dụ : Điền số thích hợp vào chỗ trống (….) và ra bài tập tương tự .

1
= …………

121 ++
= ………

12321 ++++
= ……….
21
Học sinh chơi trò chơi nhà sáng tạo trẻ.
* Có rất nhiều trò chơi, các trò chơi mà tôi đã nêu trên không những dạy được
trong các tiết dạy toán mà nó còn thực hiện trong tất cả các giờ học toán nói
riêng và trong các giờ học của các môn học khác. Sở dĩ không phải tự nhiên mà
sách giáo khoa đưa vào các kênh hình, các bài toán đố, các trò chơi trong một số
bài đó cũng là dụng ý và mục đích của sách vì vậy là một giáo viên phải biết
linh hoạt, sáng tạo để đưa kiến thức đến với các em một cách nhẹ nhàng, dễ
dàng, gần gũi đặc biệt tạo hứng thú học tập cho các em.
22
III. KẾT QUẢ.
Trò chơi học tập là một hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học
toán của học sinh. Trò chơi tạo ra được không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động
trong giờ học, kích thích trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết của học sinh.

Từ những bài học có sử dụng trò chơi, các tiết học trở nên sinh động, học
sinh có hứng thú học tập hơn, học sinh mong đến giờ học toán hơn, cảm thấy vui
hơn. Đặc biệt học sinh được hoạt động nhiều hơn, tiếp thu bài một cách vững
hơn, thông qua các bài học có sử dụng trò chơi rèn cho các em khả năng nhanh
nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh rạn và tư tin hơn.
Thông qua trò chơi học tập các em không chỉ hứng thú học tập mà còn giúp
các em tự tin có cơ hội khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập và đặc
biệt có tác động rất lớn đến học sinh yếu các em thấy mình được hòa đồng,
không mặc cảm và cố gắng vượt lên chính mình.
* Kết quả đánh giá điểm số sau tiết học có tổ chức trò chơi.
Đối chứng (có và không có
tổ chức chơi trò chơi.)
Tổng số học sinh được
khảo sát
Học sinh
hứng thú
học tập
tiếp thu
bài nhẹ
nhàng
Học sinh ít
hứng thú
học tập có
biểu hiện
lười học
Kết quả học tập
SL
%
SL
% 0-4 5-6 7-8 9-10

SL % SL % SL % SL %
Có tổ
chức
33 33 100 0 0 5 15,15 13 39,4 10 30,3 5 15,15
K
0
tổ
chức
33 23 69,7 10 30,3 10 30,3 13 39,4 7 21,2 3 9,1


23
* Kết quả xếp loại môn
Năm học
Kết quả xếp loại môn toán
G % K % TB % Y %
2010-2011 2 6,1 8 24,2 13 39,4 10 30,3
2011-2012 5 15,2 10 30,3 10 30,3 8 24,2
2012-2013 8 24,2 10 30,3 12 36,4 3 9,1

Các tiết dạy của bản thân tôi qua dự giờ thăm lớp, hội giảng của trường, của
phòng tôi đều được xếp loại giỏi. Cũng do sử dụng tốt trò chơi trong các tiết học
và là kinh nghiệm để các đồng nghiệp trong trường cùng thực hiện chính vì vậy
mà trường tôi luân là trường đứng đầu của huyện Mê linh về chất lượng đại trà
các năm học gần đây.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua việc dạy “ Tổ chức trò chơi toán học ” bản thân tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau :
1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, thương học sinh. Phải nghĩ rằng “
tất cả vì học sinh thân yêu ”. Vì để tổ chức một trò chơi trong giờ dạy toán cho

học sinh không phải là đơn giản. Giáo viên phải đầu tư vào bài dạy rất nhiều
thời gian và công sức, chuẩn bị thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học, chọn bài tập
… Thì mới đạt hiệu quả cao trong giờ học.
2. Tổ chức trò chơi là vô cùng cần thiết. Song giáo viên không nên quá lạm dụng
trò chơi, ở mỗi tiết học chỉ nên tổ chức cho các em một trò chơi khoảng 5-7
phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực
hiện trò chơi hợp lý và đồng bộ phát huy tối đa việc học tập của học sinh.
3. Khi tổ chức trò chơi nói chung giáo viên cần dựa vào nội dung bài học, điều
kiện và cơ sở vật chất của trường cũng như của bản thân, dựa vào thời gian từng
tiết học cũng như trình độ nhận thức của học sinh mà lựa chọn và thiết kế các trò
chơi phù hợp. Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức trò chơi một cách chu
đáo đạt hiệu quả.
4. Khi tổ chức trò chơi nếu có thể nên thiết kế các trò chơi trên máy chiếu tạo ra
các hình ảnh trực quan sinh động học sinh sẽ tiếp cận nhanh và sâu hơn.
24
5. Tổ chức trò chơi không chỉ ở môn toán mà có thể tổ chức được ở tất cả các
môn học, ở tất cả các trường có điều kiện vật chất cao và điều kiện vật chất còn
khó khăn cơ bản là giáo viên cần linh hoạt khi thiết kế trò chơi.
6. Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên thì phải có sự chỉ đạo sát sao của ban giám
hiệu nhà trường cùng với các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ
tốt cho công tác giảng dạy của mình.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.
* Kết luận .
Trò chơi toán học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn toán THCS,
theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường
hoạt động cá nhân phối hợp học tập giao lưu. Hình thành và rèn kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn giúp các em làm chủ bản thân.
Gây hứng thú cho học sinh học tập là vấn đề rất quan trọng . Vì vậy việc đưa
trò chơi vào giờ học toán nhằm mục đích để các em “HỌC MÀ CHƠI –CHƠI
MÀ HỌC”.Trò chơi toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách

dễ dàng mà giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập của học sinh giúp các em tiếp
thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp các em rèn luyện củng cố kiến
thức, đồng thời tăng vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng thành công trong
thời gian dạy học vừa qua xin được chia sẻ với các đồng nghiệp rất mong rằng
kinh nghiệm này sẽ được các bạn đồng nghiệp áp dụng vào lớp học của mình
một cách khoa học và sáng tạo.Tôi đảm bảo rằng chất lượng giáo dục ngày càng
được nâng cao hơn.
Với kinh nghiệm của bản thân chắc chắn cũng không tránh khỏi những vấn
đề cần bàn bạc trao đổi và bổ xung. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp
của các cấp chỉ đạo chuyên môn và các đồng nghiệp .
* Kiến nghị .
25

×