Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.42 MB, 261 trang )

NGÔ Lực TẢI
KINH TẾ BIỂN
Việt Nam
trên đường phát triển
và hội nhập
1 WỊỊWịỊậỊ HỌC ÍM ĩeat ị
I _ _ -r~ — ĩ ' " - * j
Ị * 1 » i» „ , * L ị
'H U VỈ.ỄÍV
10023599
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
coi như thêm một tiếng nói của giới thức hưởng ứng chủ
trương lớn của Nhà nước đồng phản biện các đề
cụ thể trong lĩnh vực nghiên ckhai thác và bảo vệ vùng
biển của mức ta.
Xin cảm ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh đã xuất bản cuốn sách này và trân trọng giới thiệu cùng
bạn đọc.
Thành phô" Hồ Chí Minh, tháng 5/2012
GS. TS. Nguyễn Ngọc Giao
Chủ tịch Liên hiệp các hội
Khoa học - Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
NHỮNGÝKIÊN HẾT sức THIẾT TH ực
CHO QUỐC KẾ, DÂN SINH
R
ất nhẹ nhàng, với lập luận sắc bén, có nhiều thông tin
và số liệu minh chứng cụ thể, Thuyền trưởng viễn dương
Ngô Lực Tải đã kiến giải, chỉ ra những "bất đồng
đề xuất những ý tưởng, sắng kiến, giải pháp thiết thực đôi


với khá nhiều vấn đề "nóng bỏng" của kinh tế biển Việt
Nam trên chặng đường phát triển và hội nhập.
Có kiến thức chuyên môn phong phú, có kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn và quản lý hơn năm mươi năm trong
lĩnh vực giao thông, vận tải,Thuyền trưởng Ngô Lực Tải có
những nỗi niềm sâu lắng về những thành quả và hổng"
trong phát triển ngành giao thông vận biển, nhất là vấn
dề quy hoạch và quản lý cảng biển. Với một đất có đến
3 phần biển so với 1 phần đất liền (vùng biển và thềm
địa rộng hơn 1 triệu km2,đường bờ biển dài khoảng
ktn), nhưng vai trò biển vẫn còn quá nhạt" trong bức
tranh kinh tế,xã hội của Việt Nam. Sau 37 năm xây dựng
và phát triển,kể từ ngày đất nước thông nhất đến nay (1975
' 2012), người dân vẫn còn cảm nhận dường như Việt Nam
chưa thật "mặn mà" bứt khỏi nếp nghĩ địa" để vươn
ra biển Đông với một thực lực chính kỉnh tế và văn hóa
chủ động, tích cực. Kinh tế biển của Việt Nam, cũng
vai trò và "chẽ đứng" của chúng ta trên biển Đồng,
quá khiêm nhường, chưa tương xứng với tầm vóc và mong
đợi. Tất nhiên, không ai ngây thơ nghĩ rằng Việt Nam có
thể xây dựng đất nước thành một quốc gia biển hùng mạnh
trong một sớm một chiều,mà cần phải có thời gian chuẩn
bị, nhưng cũng không nên để vuột khỏi tay những cơ
"vầng"; lặp đi,lặp lại những " trong các hoạt
kinh tế.Kinh nghiệm hoạt động của nước là phải
sự chọn lọc đầu tư trong phát triển kinh không thể
hàng ngang cùng tiến",như chúng ta đã làm. về phát
kinh tế biển cũng vậy, các chuyên gia kinh tế APEC (2004)
cho rằng vận tải biển, cảng biển là ngành "động trong
9 ngành kinh tế biển hiện đại và đề mấu chốt là quy

hoạch phát triển và quản trị hữu (governance) cảng
vì "quy hoạch, thiỉờng được ví như "kẻ dẫn đừờng" cho
phát triển".Thế mà trong thực tế nhiều năm qua, các quy
hoạch cảng biển ở Việt Nam "chỉ dựa vào "ý tưởng khá
thi", nên hệ thông cảng biển bị chia cắt manh mún theo
sản xuất nhỏ, gây lãng phí rất lớn, còn quy hoạch chỉ là
hình thức". Càng vào sâu quá trình hội nhập, đất nước
có nhiều cơ hội,bên cạnh những thách thức không nhỏ, nhà
nước cần có những quyết sách liệt" mang tính đột
phá, phải "tăng cường điều tiết thị trường đầu tư, khai
thác vận tải biển, hệ thông cảng biển", và phải chú ý
dựng hành lang pháp lý phát triển Logistics, nâng cấp cơ sở
hạ tầng nội địa và khả năng kết nối thông toàn cầu để
xây dựng thương hiệu cảng biển Việt Nam với chí cung
cấp cho khách hàng toàn cầu "chất lượng và dịch vụ" hoàn
hảo. Hoạt động hàng hải, vận tải biển, có không những
điều bất ổn. An toàn hàng hải là sâu rộng. Đó thực
sự đang là vấn đề của toàn thế giới, của vực biển Đông
(Hội nghịASEAN 2012).
Với một tầm nhìn toàn diện, Thuyền trưởng Ngô Lực Tải
còn dành nhiều tâm huyết cho các vấn đề quan đến phát
triển an sinh xã hội (kết cấu hạ tầng, ô nhiễm môi
ngập lụt, biến đổi khí hậu và mong muôn những "bất ổn" đó
được giải quyết một cách căn bản, đồng bộ và hệ thông. Để
giải quyết những "vấnnạn" kinh xã hội do biến đổi
hậu, theo bài học và kinh nghiệm của nhiều quốc gia là nhà
nước nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng các
cồng trình ỗ đô thị,ven biển, đảo và các dịch vụ cơ bản
để đáp ứng nhu cầu dân sinh,nhất là hệ thông cơ sở tầng
giao thông, vận tải,các công trình phòng chống thiên tai như

đê, dập, rừng phòng hộ với chi hàng năm vào khoảng 1
USD. Đồng thời, Việt Nam cần nâng cấp, và
đại hóa hệ thông quy hoạch. "Quy hoạch phải được các
cơ quan chức năng tầm vĩ mô quản trị chặt chẽ ngay từ
khi lập ra và phải được các địa phương, các ngành hữu
quan tuân thủ và thực hiện nghiêm túc trên nguyên tắc
thống nhất, xuyên suốt dể nó khả thi hơn, đồng thời
hạn chế tình trạng "quy hoạch treo" thường rất phổ
biến ở nước ta".
Những bài viết của Thuyền trưởng Ngô Lực Tải khiến
chúng ta càng hiểu sâu hơn và đồng với những
và "bức xúc"của một chuyên gia cao cấp không chỉ trong
vực chuyên môn hàng hải,mà còn trong các hoạt động xã hội,
trước những vấn đề "cầnphải quyết" phát kinh
tế, đảm bảo an sinh xã hội nói chung và tế cảng
biển nói riêng.
Tôi nghĩ đó là những ý kiến thực sự cần thiết cho "quốc
kế, dân sinh".
Nha Trang, ngày 22 tháng 3 năm 2012
TSKH. Nguyễn Tác An
Chủ tịch ủy ban Quốc gia Chương trình
Hải dương học Liên chính phủ, Việt Nam
NHỮNG NGHIÊN cứu SÂU sắc
VẼ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM
K
ỹ sư Ngô Lực Tải nguyên là Giám đốc Sở Giao thông
Công chánh Thành phô' Hồ Chí Minh đầu thập 90
và nay là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh
biển, đã có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm trong quản lý
ngành giao thông đô thị của Thành phô' có quy mô lớn bậc

nhất cả nước và đứng đầu trong vùng kinh tê' trọng điểm
phía Nam.
Trong gần 50 bài báo của Kỹ sư Ngô Lực Tải đăng
trong mấy năm gần đây, theo chúng tôi đã nổi các
hướng khoa học chính sau:
1. Xây dựng nền kinh tê' biển hùng mạnh của cả
và của Thành phô'Hồ Chí Minh xứng với tiềm năng vốn có.
Xuất phát từ địa lợi là nước ta có khoảng 3.260 km bờ
với nhiều vịnh biển tiện lợi cho bô' trí các cảng mtóc sâu
như Cái Lân,Lạch Huyện, Tiên Sa, Cam Ranh, Vân Phong,
vịnh Gành Rái V.V với vùng biển thềm lục địa rộng hơn
1 triệukm2, tác giả đã nhấn mạnh đêh vai trò kỉnh tế biển để
phấn đấu đạt mục tiêu mà Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra: điia đóng góp
của kỉnh tế biển và vùng ven biển trong GDP khoảng
53 - 55% và phấn đấu điỉa nước ta trở thành quốc gia có nền
kinh tế biển phát triển trên thế giới. Có mấy vấn đề tác giả
lưu ý:
• Cơ sở hạ tầng gồm cảng biển, đặc biệt là cảng nước
đang thiếu nghiêm trọng. Chúng ta hiện có 160 bến cảng,
305 cầu cảng với tổng chiều dài trên 36 km. Tuy nhiên năng
lực bốc dỡ còn yếu, thiếu các thiết nâng đại,
mạng lưới giao thông đồng bộ đ ể chuyển hàng hóa, nhất
là hệ thông đường sắt,kho bãi, Logistics vẫn còn yếu và tuy
đã bốc dỡ được tới hơn 5 triệu TEUs/năm nhưng chưa theo
kịp xu thế Container hóa trong vận biển. Trong đó yêu
cầu bốc dỡ Container đòi hỏi phải vài chục triệu TEUs để
thể cạnh tranh với nhiều nước có kinh tế biển trong khu
xây dựng thương hiệu của Việt Nam.
• Điều thứ hai là đội tầu vận tải của ta còn non kém,

công nghiệp đóng tàu tuy có phát nhiửig vẫn chưa
ứng yêu cầu,nhất là cung cấp nguyên vật chỗ, hạn
chế nhập khẩu các vật liệu sắt thép, máy móc, thiết bị.
• Tác giả rất chú ý đến đào tạo nhân lực không
công nhân tay nghề cao và cán bộ quần lý có trình độ
bến bãi mà cả lực lượng lái tàu, hoa tiêu thành
thuyền viền chuyên nghiệp dể khẩu lao động.
• Đã nêu cao vai trò của nghiên cứu khoa học (R&L))
trong kinh tế biển nhằm khai thác thế biển của
nhanh chóng nâng cao năng lực cả về kỹ thuật, kinh
luật pháp về biển, thực hiện tốt Công ước Lao động Hàng
(MIC).
• Giải thích, phân biệt rõ giữa cứu hộ và kiếm cứu
nạn trên biển.
• Nêu lên vai trò quan trọng của việc tăng mở
rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nền kinh tế biển của
nước ta.
• Cuối cùng, cần phải xem phát triển kinh tế biển là
yếu tô' tối quan trọng để giữ gìn chủ quyền của nước ta đối
với vùng biển đảo của mình tníớc sự đe dọa xâm phạm của
những thế lực nước ngoài (tác giả hạn chế chưa bàn đến).
2. Một yếu tố không thể thiếu là lượng khai thác,
đánh bắt thủy sản của cư dân ven biển. Phân biệt đánh cá
ven bờ, đi khơi đi lộng. Nêu lên yêu cầu phải tăng năng lực
của các đội tàu đánh cá,nhất là đánh cá xa bờ. Tuy tác giả
chưa đi sâu hẳn vào vấn đề này nhưng đã đề cập đến các
phương án khả thi để phòng chông bão cho ngư dân, cho cơ
sở hạ tầng cảng biển và đội tàu thuyền, cho cư dân ven biển.
Mà bão tô'luôn là mối đe dọa, trong lúc hàng năm trung bình
có 6 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến

vũng biển nước ta.
3. Một vấn đề mà tác giả thấy không thể bỏ qua là tác
động của biến đổi khí hậu đến kinh tê' biển và giao thông đô
thị. Đó là mtàc biển dâng, tăng tần suất và cường độ của bão
tô'. Điều giá trị là tác giả chứng minh rõ hiện tượng biến đổi
khí hậu - nước biển dâng không còn là nói trên các diễn
đàn khoa học mà là một nguy cơ đang hiển hiện và cứ dần
tăng lên từng ngày. Vì thế phải có sự đánh động ý thức cộng
đồng và các nhà quản lý để có biện pháp ứng phó kịp thời và
dự tính cho tiứmg lai, trong lúc Thành phô' Hồ Chí Minh và
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 5 châu thổ trên thê
giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nước
biển dâng.
Tổng hợp lại với sô' bài báo của sư Ngô Lực Tải mà
chúng tồi thu thập dược thấy nổi rõ lên những trăn trở của
một nhà khoa học, một cựu lãnh đạo ngành về mong muôn
phát triển nhanh nền kinh tế biển, tận dụng ưu thế về biển
của nước ta. Chúng tôi trấn trọng những đóng góp khoa học
và tâm huyết với đất nước của tác giả.
Thành phô'Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
GS. TSKH Nguyễn Ấn Niên
C hương I
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
LÀ ĐỘNG Lực THÚC ĐẨY NHANH Sự NGHIỆP
CÕNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẨT Nước(,)
• • •
"Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương Thế kỷ

tiến ra biển của loài người". Đó là hiệu triệu của Liên
hiệp quốc gửi các quốc gia trên hành tinh xanh nhân
dịp loài người bước vào thế kỷ mới.
Nhiều nước hưởng ứng tích cực lời kêu gọi này,
trước hết là vì lợi ích của bản thân, sau là sự tất yếu của
thời đại; bởi vì tài nguyên trên đất liền dần dần đã cạn
kiệt không đủ nuôi sống loài người.
Những quốc gia biển đều có chung một mục tiêu là
khai thác triệt để tiềm năng của biển, của đại dương cho
mục dích phát triển của mình. Do đó, họ đầu tư mạnh
cho khoa học - công nghệ khai thác vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia và cả vùng biển quốc tế; coi đây
là một lĩnh vực mũi nhọn về khoa học - công nghệ của
thế kỷ XXI. *
* Bài đăng Tạp chí Visaba Times, số 82, tháng 4-2006
18 Ngô Lực Tải
Việt Nam là quốc gia biển nhưng được xếp vào nhóm
các nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Tuy đã tiến hành đổi mới được 20 năm, đạt đưực
nhiều thành quả đáng kể làm thế giới ngạc nhiên, nhiíng
nước ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo đói. Con đường vưcrtì
lên của chúng ta nhất định phải dựa vào thế mạnh là
quốc gia biển, lấy kinh tế biển và vùng ven biển làm nền
tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh,
biến Việt Nam trở thành cường quốc biển và là nước
công nghiệp phát triển trong tương lai không xa.
I. TIÊM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHẮT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
CỦA VIỆT NAM
1. Vị trí địa kinh tế và chính trị của Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của biển Đông. Vùng
biển Việt Nam rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích
đất liền. Biển Đông là con đường chiến lược về giao
thương quốc tế. Trong sô" 10 tuyến đường biển lớn nhá t
trên thế giới hiện nay thì có 5 tuyến đi qua biển Đông.
Mỗi năm có khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu (từ
Trung Đông và Đông Nam Á), khoảng 45% khối lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản và 60% khối
lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đều được
vận chuyển qua biến Đông.
Vùng biển Việt Nam lại nằm án ngữ trên các tuyến
hàng không và hàng hải huyết mạch thông thương giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
19
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước
trong khu vực. Biển Đông còn là chiếc cầu nối thuận lợi
và quan trọng để nước ta giao lưu kinh tế và hội nhập
với các nước trên thế giới. Với bờ biển dài khoảng 3.260
km bao bọc lãnh thổ ở cả 3 hướng : Đông, Nam và Tây
Nam, trung bình 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao
gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Nơi đất liền xa biển
nhâ't không quá 500 km, cho phép phát triển tốt các
mạng lưới giao thông phục vụ xuất nhập khẩu của mọi
miền trên đất nước, đồng thời thu hút các nước láng
giềng quá cảnh từ vùng Tây Nam Trung Quốc, Đông
Bắc Thái Lan, Lào và Campuchia ra biển Đông.
Biển Đông có vị trí địa kinh tế và chính trị như vậy
nên từ lâu đã là nhân tố hàng đầu không thể thiếu
trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước xung

quanh biển Đông mà còn là mục tiêu bành trướng của
một sô' cường quốc hàng hải trên thế giới.
2. Tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam
Tiềm năng và nguồn lợi biển của Việt Nam là yếu
tô' và tác nhân cực kỳ quan trọng đổì với việc phát triển
đâ't nước.
Dầu khí đang có triển vọng lớn với điểu kiện khai
thác thuận lợi, theo kết quả thăm dò khảo sát ban đầu,
trữ lượng được đánh giá khoảng 3 - 4 tỷ m3 dầu qui đổi.
Hải sản râ't phong phú có giá trị kinh tê' cao chưa
được khai thác đúng mức, riêng cá biển, đã phát hiện
hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó có 1.000 loài có giá trị
kinh tê' với tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
20 Ngô Lực Tải
Dọc bờ biển đã có một số trung tâm đô thị lớn,
có trên 100 địa điểm có thể xây cảng biển, một số nơi
đủ khả năng hình thành cảng biển ở cấp trung chuyển
quốc tế.
Có nhiều đảo có giá trị kinh tế cao, có 125 bãi biển
lớn nhỏ với cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biến đủ
tiêu chuẩn quốc tế về du lịch biển.
Ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục
vụ cho phát triển công nghiệp như : than, sắt, titan, cát
thủy tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng
5 - 6 vạn ha ruộng muôi biển.
Kinh tế hàng hải (cảng biển, đội tàu biển, dịch vụ
hàng hải) chỉ mới phát triển bước đầu, chưa mang lại
nguồn thu ngoại tệ tương ứng với tiềm năng của các
ngành này.
Riêng công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biến

trong 3 năm gần đây đã phát triển một cách ngoạn
mục, đóng mới nhiều chủng loại tàu biển kỹ thuật
cao, trọng tải lớn lên đến 5 - 6 vạn tấn/chiếc như tàu
dầu, tàu bách hóa, tàu Container cho các cường quốc
hàng hải thế giới là Anh, Đức, Nhật, Hà Lan V.V
Điều này đã khẳng định kinh tế hàng hải Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới chẳng những đạt được thành
quả khả quan đóng góp cho sự phát triển chung của
đất nước mà đang trên đà vươn lên hội nhập quốc tế,
đưa thương hiệu sẳn phẩm tàu biển Việt Nam ra năm
châu mang về cho kim ngạch xuất khẩu một nguồn
ngoại tệ lớn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 công
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
21
nghiệp dóng tàu biển Việt Nam sẽ chiếm được vị trí
đáng kể trong làng đóng tàu thế giới, có doanh thu
trên 1 tỷ USD/năm, chẳng những xứng đáng là ngành
kinh tế mũi nhọn của kinh tế biển Việt Nam mà còn
là xương sông của sự nghiệp công nghiệp và hiện đại
hóa đất nước.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam
Kinh tế biển trong những năm đổi mới đã tăng
trưởng đáng kể về qui mô và thay đổi tương đối rõ rệt
về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
GDP của quốc gia.
Đến nay, suốt dọc ven biển từ Bắc đến Nam đã bắt
dầu hình thành các vùng và trung tâm kinh tế biển
mang ý nghĩa kinh tế - chính trị lớn: Thành phô" Hạ
Tong, Thành phô" Hải Phòng, Thành phô" Đà Nang,
Thành phô" Qui Nhơn, Thành phô" Nha Trang, Thành

phô Vũng tàu, Thành phô Hồ Chí Minh, Thành phô"
Rạch Giá, Cà Mau Đây là những khu vực với sự phát
triển tổng hợp ngành nghề về biển được gắn chặt với sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ngoài ra, nhờ
chương trình "Biển Đông - hải đảo", chúng ta đã đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng cho các đảo xa, dó chính là mắt
xích quan trọng từ đâ"t liền để phục vụ cho đánh bắt xa
bờ, du lịch biển đảo, thăm dò tài nguyên đồng thời là
điếm tựa vững chắc không thể thiếu cho an ninh quốc
phòng đôi với một quôc gia biển như chúng ta.
Tuy nhiên, xét về qui mô thì kinh tê" biển và vùng
ven biển của nước ta vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng
22 Ngô Lực Tải
với tiềm năng kinh tế biển của chúng ta. Nếu so sánh
với một số nước trong khu vực thì giá trị hoạt động
kinh tế biển của Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung
Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản. Qua kết
quả hoạt động của một số ngành có thể minh chứng
điều này
Dầu khí: khai thác được còn rất thấp so với trữ lượng
dự đoán. Nhiều khoáng sản quý hiếm ở thềm lục địa
chưa được biết đến.
Đánh bắt hải sản:đạt 60% - 70% mức có thể khai
thác được.
Vận tải biển : mới chiếm 16% thị phần hàng hóa xuất
nhập khẩu của quốc gia.
Du lịch biển : mới thu hút được 60% sô" khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam.
Tiềm năng khoa học công nghệ về biển chưa được xây
dựng và phát triển đúng mức, đúng tầm. Thiếu chuyên

gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ biển nên chưa tạo
điều kiện cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng
chính sách phát triển kinh tế biển và vùng ven biển hợp
lý và khả thi, mang tính đột phá, cất cánh như một số
nước trong khu vực đã làm (Hàn Quốc và Trung Quốc).
Môi trường biển và vùng ven biển ở nhiều nơi tuy
mới vừa phát triển nhưng đã bị ô nhiễm nặng, đặc biệt
các vùng có cảng biển và vùng tập trung công nghiệp
biển (Quảng Ninh, Đà Nấng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phô" Hải Phòng, Thành phô" Vũng Tàu ). Tình
trạng trên diễn ra là do công tác bảo vệ môi trường,
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
23
bảo vệ tài nguyên biển chưa được quan tâm đúng mức,
hành lang pháp lý và luật lệ để bảo vệ môi trường biển
còn thiếu và chưa hoàn chỉnh. Cho đến nay, Việt Nam
chưa có luật bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cũng
như cơ quan chuyên trách nào thực thi việc này. Nếu
tình trạng nêu trên không sớm được khắc phục thì trong
thời gian không lâu nữa vùng ven biển và biển sẽ bị ô
nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân
và đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế biển nói
riêng, kinh tế quốc dân nói chung.
4. Thành tựu và hạn chế
Kinh tế biển Việt Nam thời gian qua có bước chuyển
biến đáng kể và đạt được những thành tựu quan trọng
làm nền tảng vững chắc và tiền đề tốt cho sự phát triển
chung của quốc gia.
Năm 2003, tổng GDP từ biển đạt 73.400 tỷ VNĐ,
tương đương 4,7 tỷ USD, bằng 12% GDP quốc gia. Với

sự đóng góp trên thì năm 2003 dân sô" được nuôi sông
từ kinh tế biển khoảng 9,8 triệu người bằng 38% dân
số vùng ven biển và 12% dân sô" cả nước ta. Tâ"t cả các
ngành kinh tê" biển đều có tăng trưởng nhiều lần so với
năm 1993.
Ví dụ, năm 2003 :
Dầu khí khai thác được 17,6 triệu tân dầu thô và
2,17 tỷ m3 khí đô"t.
Hải sản đánh bắt được 1,4 triệu tân, sản lượng tăng
7,7%/năm.
24
Ngô Lực Tải
Du lịch biển thu hút được 4,7 triệu lượt khách qỊUốc
tế (gấp 2,2 lần năm năm 1997) và 12,4 triệu lượt khách
nội địa (gấp 2,2 lần 1997).
Các ngành kinh tế biển khác đều có đóng góp lớn
vào xuất khẩu thu ngoại tệ (năm 2003 ngành dầu khí
góp khoảng 3 tỷ USD, ngành hải sản 2,2 tỷ USD).
Những ngành như vận tải biển, đóng mới sửa chũa
tàu biển, cảng biển, dịch vụ hàng hải, du lịch biển,., đều
có đóng góp với qui mô chưa đáng kể, chưa tương x;ứng
với tiềm năng của mình; đem so sánh với một số nước
trong khu vực hay trên thế giới thì sự đóng góp của
kinh tế biển Việt Nam cho GDP quốc gia là quá tthấp
(12%) trong khi các nước khác từ 40 - 60%.
Qua sự so sánh trên, cho thây mức phân đấu và
thành quả chúng ta đạt được chưa đáp ứng với mong
muốn và sức lực chúng ta đã đầu tư để khai thác tiềm
năng của biển vốn là kho báu lớn nhất mà thiên nhiên
ban tặng cho đất nước. Hạn chế chủ yếu ở đây chính là

việc đầu tư để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển
tuy đã được chú ý hơn trước nhưng còn quá ít so với
yêu cầu phát triển. Loại trừ những nguyên nhân khách
quan, chúng ta có thể nêu một số tồn tại như sau ::
Một là, chủ trương chung tương đôi rõ ràng nlhưng
khi đi vào thực hiện thì từng lúc, từng nơi thiếu cự thể,
lúng túng, nhất là việc định hướng phát triển một số
ngành và lĩnh vực có tính đột phá ta chưa làm iđược
hoặc làm quá chậm như: đóng tàu biển xuất khẩu, xây
dựng cảng nước sâu
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
25
Hai là, một sô" địa phương do muốn phát triển nhanh
và mạnh một sô" ngành như khai thác hải sản, cảng biển,
công nghiệp ven biển bằng mọi giá nhưng lại thiếu qui
hoạch, thiếu đồng bộ nên sự phát triển tràn lan này dẫn
đến lãng phí hoặc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
và du lịch biển.
Ba là, ờ tầm vĩ mô thiếu tập trung, quyền lực bị phân
tán trong công tác chỉ đạo điều hành, xảy ra chồng chéo
giữa các ngành trung ương, nhưng ở câ"p địa phương
nhiều khâu bị bỏ trông. Thiết nghĩ đã đến lúc nên hình
thành một Bộ để giúp chánh phủ quán xuyến chung và
điều hành việc phát triển kinh tế biển và vùng ven biển
sao cho hiệu quả như ở một sô" nước khác.
II. CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng và mục tiêu
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X "Về chiến
h(ợc biển Việt Nam đến năm 2020" xác định:

Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, trên
cơ sở phát triển mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn
diện các ngành nghề biển với cơ câu phong phú, hiện
đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả
cao với tầm nhìn dài hạn.
Phân đâu đến năm 2020 kinh tê" biển và ven biển
dóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước.
Để đạt được những tiêu chí trên, chúng ta cần lựa
chọn những ngành ưu tiên trong phát triển.
26
Ngô Lực Tải
2. Phương hướng của một sô' ngành ưu tiên
Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển
Đây là một ngành được phát triển với tốc độ thần
kỳ trong vòng hai thập niên trở lại đây. Ngoài Nhật
Bản là cường quốc biển có nền công nghiệp và kinh
tế phát triển đứng hàng thứ hai thế giới, Hàn Quốc và
Trung Quốc đã nổi lên chiếm những vị trí hàng đầu về
đóng tàu biển. Hàn Quốc - một quốc gia phát triển ở
Đông Bắc Á tuy chưa được xếp vào cường quốc biển
nhưng đã thông lĩnh ngành đóng tàu thế giới với ưu
thế tuyệt đốì là 43,5% thị phần, vượt xa Nhật Bản được
xếp thứ 2 với 24% thị phần, Trung Quốc xếp thứ ba với
12% thị phần, Liên minh Châu Âu (EU) 8,7% và Mỹ chỉ
chiếm 1% thị phần. Hyundai - hãng đóng tàu lớn nhất
của Hàn Quốc và cũng lớn nhẩt thế giới, từ năm 2004
đã nhận được đơn đặt hàng đóng 240 tàu trị giá khoảng
17 tỷ USD, đủ việc làm trong 3 năm liền.
Với những bước nhảy vọt và thành công lớn trong
phát triển kinh tế biển, ngành công nghiệp đóng mới

và sửa chữa tàu biển Việt Nam cần được ưu tiên phát
triển theo hướng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên
doanh với các đôi tác mạnh để đầu tư về vốn và công
nghệ, tạo bước đột phá đến năm 2015 đủ khả năng
sửa chữa tất cả các loại tàu biển và đóng mới nhiều
chủng loại tàu biển lớn, châ't lượng cao, trọng tải đến
30 vạn tâ'n để xuất khẩu. Bên cạnh đó phải đầu tư
xây dựng các nhà máy "công nghiệp phụ trợ" chế tạo
được các loại động lực, máy móc thiết bị, nghi khí
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
27
hàng hải hiện đại để phục vụ chẳng những cho việc
đóng tàu biển thông thường (tàu bách hóa, tàu dầu,
tàu Container, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản
trên biển, ) mà cả những phương tiện chuyên dùng
đáp ứng cho việc khai thác dầu khí trên biển và cho
việc hiện đại hóa công tác xếp dỡ ở các cảng biển và
các khu công nghiệp.
Cảng biển
Trước hết cần phải qui hoạch lại và đầu tư chiều
sâu, có trọng điểm một sô" cảng biển đang giữ vai trò
"khu vực" hoặc phục vụ cho các vùng kinh tế mở theo
hướng là cơ khí và hiện đại hóa các khằu xếp dỡ, điều
khiển, logistic bằng công cụ, thiết bị năng suâT cao đạt
trình độ hiện đại tương đương với các nước trong khu
vực. Đôi với những cảng dự kiến xây dựng thành cảng
trung chuyển quốc tế như Vân Phong, Cái Mép - Thị Vải
cần vốn đầu tư lớn ngoài tầm quốc gia thì nên thu hút
vôh nước ngoài theo phương thức liên doanh hay BOT.
Chậm nhâ"t đến năm 2020 Việt Nam phải có hệ thông

cảng biển hiện đại đáp ứng cho yêu cầu phát triển và
hội nhập với mục tiêu hàng hóa thông qua đạt 300 triệu
tâh/năm, trong đó có khoảng 60% là Container.
Đội tàu biển
Hiện nay đội tàu biển còn yếu, nhất là đội tàu viễn
dương. Tính đến tháng 10 năm 2005 đội tàu có 1.084
chiếc với tổng trọng tải 3.115.489 DWT, trong đó có 80
chiếc tàu dầu, 20 tàu Container và 714 tàu hàng khô với
tuổi trung bình từ 17 - 21 năm. Đội tàu mới chỉ tham
28 Ngô Lực Tải
gia 16% thị phần vận tải xuất nhập khẩu của quốc gia.
Nguyên nhân của hạn chế này là do tuổi tàu lớn, tàu
cũ kỹ và giá cước vận tải của ta còn cao so với thế giới
và khu vực. Hướng sắp đến là phải nhanh chóng trẻ
hóa và chuyên môn hóa cao đội tàu bằng những tàu
Container thế hệ mới, tàu bách hóa chuyên dùng phục
vụ xuất khẩu nông sản, tàu chở dầu thô, khí hóa lỏng
và các loại sản phẩm dầu mỏ khác. Phấn đấu đến năm
2020 nâng thị phần vận tải xuất nhập khẩu của đội tàu
đạt 50 - 60% tổng xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc
gia. Ngoài ra, cần tập trung đào tạo một đội ngũ đi
biển đạt trình độ quốc tế về thể lực và chuyên môn đế
đáp ứng cho nhu cầu phát triển đội tàu trong nước và
hướng đến mục tiêu trở thành cường quốc xuất khẩu
thuyền viên trong khu vực.
Khai thác và chế hiến dầu khí
Phát triển ngành dầu khí thành một trong những
ngành kinh tế mạnh của đất nước ở các lĩnh vực khai
thác, thăm dò và chế biến. Thực hiện đầu tư trong nước
và cả đầu tư ra nước ngoài. Nâng cao tiềm lực khoa học

công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác và dịch vụ
để đến năm 2015 đạt trình độ thế giới. Công nghiệp dầu
khí Việt Nam còn hướng đến mục tiêu sẵn sàng hợp tác
quốc tế để tác nghiệp ở vùng ngoài thềm lục địa và đặc
quyền kinh tế của mình, tức là vùng biển mà Công ước
về Luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982 gọi là "Khu
vực đáy đại dương" nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế bền vững và thật sự trở thành quốc gia mạnh
về kinh tế biển.

×