Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 3 trang )
Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?
Thị trường chứng khoán vẫn nóng. Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy
bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào? Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không
thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận.
G. Soros nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ
vỡ của bong bóng mà ông gọi là chuỗi boom-bust (hưng thịnh-suy sụp).
Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản
(fundamentals) của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến
lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của công ty đó,
và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai.
Soros coi những cái căn bản là quan trọng, song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của
những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái
ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng
đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân (reflexivity). Thực ra hiện tượng phản thân phổ
biến ở nhiều lĩnh vực khác (như bất động sản, các quá trình xã hội, chính trị, lịch sử...) song ở đây
chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu.
Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ, thiên kiến
thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ
phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần (đến những cái căn bản);
xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình
bằng cách được cổ phần hoá theo giá "bèo", bằng trái phiếu chuyển đổi hay hứa cho quyền mua
cổ phiếu với giá ưu đãi.
Ở giai đoạn đầu (1) (xem hình), xu thế còn chưa được nhận ra. Rồi đến giai đoạn tăng tốc (2), khi
xu thế được nhận ra và tự tăng cường bởi thiên kiến thịnh hành. Một giai đoạn kiểm tra (3) có thể
xen vào khi giá sụt.
Nếu thiên kiến và xu thế duy trì, cả hai hiện ra mạnh hơn bao giờ hết (4). Rồi đến giờ phút thử
thách (5) khi thực tế không còn duy trì được kỳ vọng bị phóng đại, tiếp theo một giai đoạn chạng
vạng (6) khi người ta tiếp tục cuộc chơi, mặc dù họ không còn tin vào nó, với hi vọng họ sẽ được
cứu giúp do khôn hơn những kẻ khờ dại.
Cuối cùng đến một điểm giao (7) khi xu thế sụt giảm và ngay cả những kẻ khờ dại nhất cũng từ bỏ
hi vọng. Điều này dẫn đến một sự gia tốc thảm khốc theo chiều ngược lại (8), thường được biết