PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRUNG MỸ
*******0O0*******
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN
TOÀN CHO HỌC SINH THÔNG QUA
CÁC BÀI HỌC AN TOÀN ĐIỆN MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 8
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:Tạ Bình Minh
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Năm học 2009 - 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, môn CN lớp
8 trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật,Cơ khí, Kĩ thuật
điện. Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, thể hiện sự
liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với
cuộc sống lao động sản xuất của mỗi người mỗi gia đình mỗi địa phương
cũng như trên cả nước.
Công nghiệp điện năng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân và là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống. Nhờ điện
năng năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống, thúc
đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật.
Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và và sinh hoạt
thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì
những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Pháp lệnh
Bảo hộ lao động cũng đã quy định: ( mọi người lao động có tiếp xúc với
dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện để có hiểu biết về
sự nguy hiểm của dòng điện và biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện).
Trong thực tế đã có những trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ trong quản lí
vận hành và sử dụng điện năng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như
tai nạn đe dọa tính mạng con người, gây hư hỏng hoặc làm tan rã hệ thống
điện, gây thiệt hại lớn về người và tài sản kinh tế xã hội.
Theo Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương
cho biết:
Hàng năm cả nước xảy ra khoảng 400, 500 vụ tai nạn do điện, làm 350 đến
400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương.
70% số vụ tai nạn cú nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trỡnh sử dụng
điện tại gia đỡnh, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khõu sản xuất, 5%
cũn lại thuộc về cỏc vi phạm khỏc. Trờn cỏc cụng trường xây dựng, tai nạn
lao động vỡ bất cẩn để điện giật chiếm tới 26,70% tổng số vụ và 19,1%
tổng số người chết.
Phỏt biểu tại Hội thảo “An toàn điện trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và
công nghiệp” diễn ra ngày 5/5/2008 tại Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Việt
Cường, Cục Cảnh sát Phũng chỏy Chữa chỏy (PCCC) cho biết trung bỡnh
mỗi năm toàn quốc phát sinh hơn 1.000 vụ cháy, trong đó nguyên nhân do
sử dụng điện đứng hàng thứ hai sau những sơ xuất từ lửa, xăng dầu, khí
đốt.
Cá biệt, có những giai đoạn, tác nhân gây cháy do điện đó đứng hàng đầu.
Năm 2008, 38,1% các vụ cháy xuất phát từ lý do chập điện, trong khi cháy
do liên quan đến xăng dầu, khí đốt chỉ chiếm 35,4% gây nên những tổn thất
khó lũng tớnh đếm.
Theo nhận định của Cục Cảnh sát PCCC, nguyên nhân tai nạn về điện của
Việt Nam có phần trái ngược với các nước trên thế giới. Cũn tại Phỏp, hầu
hết cỏc tai nạn về điện xảy ra do thiết bị điện bị lỗi, trong khi đó, tai nạn
điện ở Việt Nam chủ yếu do bất cẩn và thiếu ý thức trong sử dụng và đảm
bảo an toàn về điện.
Hiện đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng điện (ngành điện lực) mới chủ yếu
lo khâu an toàn từ lưới điện đến cầu dao hoặc máy ngắt tổng. Tuy nhiên,
bên trong hộ tiêu thụ, hệ thống điện lại được câu mắc và sử dụng tùy tiện,
không có hướng dẫn cụ thể nào của các cơ quan chuyên môn.
Nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cột điện được tận dụng bằng
cây cối hoặc lợi dụng địa hỡnh, địa vật để câu móc, cáp dẫn, dây dẫn cũng
lại sử dụng bằng những vật liệu gia công, rẻ tiền nên rất nguy hiểm, dễ gây
chập cháy.
Thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xó hội cho thấy năm 2008, cả
nước xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động, trong đó, tai nạn về điện là 1 trong
2 nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt
động dân dụng. Tử vong do điện giật chiếm 22,64% số người chết do tai
nạn và chiếm 26,7% tổng số vụ tai nạn.
Vì vậy giáo dục ý thức an toàn điện vừa là mục tiêu của ngành điện là
nhận thức cần thiết với người sử dụng điện và là những nhận thức không thể
thiếu đối với học sinh THCS khi học kĩ thuật điện, Đặc biệt với HS là con
em dân tộc thiểu số đang sinh sống học tập trên địa bàn xã Trung Mỹ một
xã miền núi của huyện Bình xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc. Đây chính là lý do để
tôi chọn đề tài này.
II. MỤC TIÊU:
Đề tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là
cần thiết. Nó trang bị cho HS ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản gia đình các
em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Giáo dục ý thức sử dụng an toàn điện thông qua chương an toàn điện
Môn công nghệ lớp 8
- Học sinh khối lớp 8, Trường THCS Trung Mỹ Huyện Bình Xuyên
Tỉnh Vĩnh Phúc.
VI. NHIỆM VỤ:
1. Khái niệm chung.
2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
3. Các giải pháp an toàn điện.
4. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật.
5. Qua các bài học giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn.
6. Kết quả.
7. Bài học kinh nghiệm.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế.
2. Phương pháp điều tra viết.
Làm một số trắc nghiệm điều tra ý thức sử dụng điện an toàn ở HS
3. Phương pháp quan sát đàm thoại.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
VI . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.Nội dung:
Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học trong
chương an toàn điện. Môn Công Nghệ lớp 8.
2. Địa bàn:
Học sinh khối lớp 8 Trường THCS Trung Mỹ, Huyện Bình Xuyên,
Tỉnh Vĩnh Phúc.
PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG:
Khoa học hiện nay đã phân tích đầy đủ các tác hại của dòng điện khi đi
qua cơ thể con người.
Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện gây bỏng và do
dòng điện truyền qua cơ thể người ( điện giật). Các trường hợp trấn thương
nặng hoặc tử vong khi sử dụng điện năng là rất nhiều, phần lớn là do bị điện
giật:
76,4% tai nạn xảy ra ở điện áp dưới 1000V
23,6% tai nanjxayr ra ở điện áp trên 1000V
Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng:
- Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2%
- Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm:
57,8%
Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng:
+ Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có
dòng điện chạy qua chiếm 55,9% trong đó:
- Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp
xúc với dây dẫn điện chiếm : 30,6%
- Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây
dẫn điện chiếm 1,7%
- Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra hệ thống mấy móc và
TBĐ chiếm; 23,6%.
+ Tai nạn do chạm vào các bộ phận bằng kim loại của thiết bị có
mang điện áp chiếm 22,8% trong đó :
-Thiết bị có nối đất chiếm : 0,6%
-Thiết bị không có nối đát chiếm: 22,2%
+Tai nạn do chạm phải vật không phải là kim loại có mang điện áp
( tường, nền nhà các vật cách điện) chiếm 20,1% trong đó:
- Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác đóng ngắt mạch điện hoặc
TBĐ chiếm ; 1,12%
- Bị chấn thương do cường độ điện trường cao ở môi trường hay tram
biến áp cao áp, siêu cao áp chiếm : 0,08%
Như vậy phần lớn các trường hợp bị tai nạn về điện là do chạm phải vật
mang điện, dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai
nạn này thường xảy ra đói với những người không có chuyên môn và xảy
ra ở các mạng điện có điện áp thấp (380V/220V, 220V/127V)
II. ĐIỆN GIẬT TÁC ĐỘNG TỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên các phản ứng sinh lý phức tạp
như:
- Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp :
Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt
động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn
hển, tim đập nhanh. trường hợp điện giật nặng,trước hết là phổi sau đó đến
tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt.
- Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, (có thể gây bỏng cho
người hay gây cháy do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy). Hồ quang điện
thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và
xương.
Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị tai nạn điện đối với con người là :
* Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể:
Mức độ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người tùy thuộc vào trị số
cường độ dòng điện và loại nguồn điện một chiều hay xoay chiều.
* Đường đi của dòng điện qua cơ thể
* Thời gian dòng điện qua cơ thể, độ lớn của điện áp, điện trở môi
trường làm việc và tình trạng sức khỏe của người .
1. Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
Dòng điện
(mA)
TÁC HẠI ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI
Xoay chiều (50 - 60Hz)
Một chiều
0,6 _ 1,5
2 _ 3
5 _ 10
12 _ 15
20 _ 25
50_80
91_ 100
Bắt đầu có cảm giác ngón tay run nhẹ
Ngón tay bị giật mạnh
Bàn tay bị giật mạnh
Khó rút tay khỏi điện cực,xương bàn
tay,cánh tay cảm thấy đau nhiều .
trạng thái này có thể chịu được từ 5
_10 giây.
Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi
điện cực. Rất đau, khó thở .Trạng thái
này chịu được 5 giây trở lại.
Tê liệt hô hấp . Bắt đầu rung các tâm
thất.
Tê liệt hô hấp. khi kéo dài 3 giây và
hơn thì tâm thất rung mạnh.Tê liệt tim.
Không có cảm giác gì
Không có cảm giác gì
Ngứa ,cảm thấy nóng.
Nóng tăng lên
Càng nóng hơn. Bắp
thịt tay hơi bị co giật
Cảm thấy rất nóng,bắp
thịt tay co giật , khó
thở.Tê liệt hô hấp
Tê liệt hô hấp
Qua bảng trên ta thấy đối với dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị
số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể
con người.
2. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người
Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi có dòng điện chạy qua đều nguy
hiểm, nhưng tỉ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối
với con người.
Mức độ nguy hiểm này thể hiện qua bảng dưới đây:
Đường đi của dòng
điện
Tỷ lệ dòng điện qua tim
(%)
Tỷ lệ nạn nhân bị bất
tỉnh (%)
Tay qua tay 3,3 83
Tay phải qua chân 3,7 80
Tay trái qua chân 6,7 87
Đầu qua chân 6,8 88
Đầu qua tay 7,0 92
Chân qua chân 0,4 15
Nhận xét :
Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay
xuống đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm
hơn.
3. Thời gian dòng điện qua cơ thể.
Thời gian càng dài, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn
hoạt đọng chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên múc độ nguy hiểm
càng tăng.
4. Tần số của dòng điện qua người
Khi tần số của dòng điện qua người lớn thì điện kháng của người giảm và
dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nghuy hiểm sẽ tăng theo tần số của
dòng điện.
Trong thực tế , mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong tần số
từ khoảng 50Hz - 60Hz.Khi tần số lớn hoặc bé hơn mức độ nguy hiểm sẽ
lớn hoặc bé hơn.
5. Điện áp an toàn.
Điện trở người không phải là một hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt yếu
tố như tình trạng sức khỏe, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc Mức độ
nguy hiểm càng tăng khi :
+ Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài,
+ Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng.
+ Tiếp xúc với điện áp cao.
Lấy mức dòng điện 20mA (là dòng điện làm cho con người không thể tách
ra khỏi nguồn điện) làm cơ sở để tính điện áp an toàn :
- Vùng ít nguy hiểm : Khô ráo, độ ảm tháp, không có bụi dẫn điện,
điện áp an toàn là 65V.
- Vùng nguy hiểm : độ ẩm không khí thấp hơn 75%, sàn nhà nền nhà
ẩm ướt điện áp an toàn là 36V.
- Vùng đặc biệt nguy hiểm : Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực
tiếp sàn kim loại điện áp an toàn là 12V.
6. Điện áp bước :
Là diện áp giữa hai bàn chân đứng ở hai điểm trên đất gần nơi có
dòng điện xuống đát (dây dẫn, thiết bị có điện chạm đất) để dảm bảo an
toàn phải tuân theo khoảng cách sau:
+ Từ 4m đến 6m đối với thiết bị trong nhà.
+ Từ 8m đến 10m đối với thiết bị ngoài trời.
+ Ngoài 20m đối với dây điện cao áp.
III. CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
1.Kiểm tra cách điện của thiết bị.
Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ cách
điện giữa các phần mang điện với vỏ để đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị. Trường hợp phần cách điện bị rò, sự cách điện bị giảm nghiêm trọng có
thể do nhiều nguyên nhân:
+ Do thiết bị quá cũ,
+ Phần cách điện bị già hóa, hư hỏng.
+ Làm việc quá áp
Vì vậy phải kiểm tra độ cách điện trước khi vận hành, và cần kiểm tra độ
cách điện định kỳ cho máy móc thiết bị từ 1- 2 lần/ năm.
2. Không dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục
đích dẫn điện.
- Không dùng dây dẫn để phơi quần áo Cần tính toán và chọn tiết diện,
loại dây dẫn thỏa mãn yêu cầu dẫn điện và môi trường làm việc để đảm bảo
độ bền, chống tổn thất điện năng.
3. Dùng rào chắn biển báo.
Đây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cho người khỏi tiếp xúc những phần
tử mang điện, hoặc không đến gần những nơi có điện áp nguy hiểm. Các
biển báo như : "Cấm vào, điện cao thế nguy hiểm chết người" ; " Cấm trèo ,
nguy hiểm chết người"
Biển báo cắt điện.
4. Phương pháp phòng hộ cá nhân:
Để đảm bảo an toàn khi làm việc với thiết bị đang mang điện , người ta
dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân như : Sào thao tác , Bút thử điện
cao thế, Bút thử điện hạ thế , Kìm cách điện, ủng , Găng taycao su trong
sửa chữa.
Chú ý khi sử dụng các phương tiện an toàn :
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng, thử đọ cách điện , thử đọ bền
cơ học.
+ Kiểm tra ,sử dụng đúng loại phương tiện theo đúng điện áp định
mức sử dụng.
5 . Nối vỏ máy và nối trung tính vỏ máy:
Khi vận hành gặp trường hợp vỏ máy có điện truyền đến gây tai nạn về điện
đặc biệt là đối với vỏ máy cần nối tiếp đát hoặc nối với dây trung tính đã
tiếp đất.
IV. PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT:
1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện :
* Nếu cắt được nguồn điện : Đây là trường hợp thuận lợi nhất
nhưng phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác.
* Nếu không cắt được nguồn điện:
+ ở mạng hạ thế : Tìm các vật dụng cách điện như gỗ khô, đi dép , ủng cao
su, lót tay bằng vải khô tách nạn nhân ra khỏi nguoponf điện.
+ ở mạng cao thế : Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật
dẫn điện và khẩn trương báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ
các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.
2.Cấp cứu nạn nhân :
Căn cứ hiện tượng cụ thể của nạn nhân mà có biện pháp cấp cứu :
* Tách nạn nhân ra khỏi nưi chạm điện một cách nhanh chóng và an
toàn cho người cấp cứu nạn nhân, ( sơ cứu nạn nhân, đưa nạn nhân đến trạm
y tế gần nhất).
* Nếu nạn nhân bị ngất ; Để nạn nhân nơi thoáng, nới áo quần , cho
ngửi Amoniac.
* Nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập: Phải tìm mọi cách nhô
hấp và làm cho tim nạn nhân đập trở lại, trường hợp này nạn nhân phải
được cứu chữa ngay, càng nhanh càng nhiều hy vọng cứu sống.
Cấp cứu thường dùng một trong các phương pháp như: Phương pháp
hô háp sấp, phương pháp hô hấp ngửa, hà hơi thổi ngạt.
V. QUA CÁC BÀI HỌC GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN:
Do hiểu rõ tác hại của dòng điện với cơ thể người , nên vấn đề bồi dưỡng
kiến thức an toàn điện cho người sử dụng điện nói chung và cho học sinh
nói riêng, đồng thời tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người
chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình ,quy phạm về kỹ thuật an toàn điện
và pháp lệnh Bảo hộ lao động với những đối tượng học tập lao động có tiếp
xúc với dụng cụ ,thiết bị điện là hết sức cần thiết.
Câc bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em nhưng
vấn đề mà tôi đã nêu ở
CHƯƠNG VI: AN TOÀN ĐIỆN
TUẦN: 17
Ngày soạn: 8/12/ 09
Ngày giảng: 15/12/ 09
TIẾT: 33
Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh:
- Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm
của dòng điện đối với cơ thể con người.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời
sống.
- Có ý thức thực hiện an toàn điện.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ
cho giảng dạy.
- Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
- Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa.
- Găng tay, ủng cao su, thảm cách điện, kìm
Học sinh:
- Nghiên cứu bài
- Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện trong thực tế địa phương
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
Lớp Sĩ số HS có phép HS không phép
8A
8B
8C
8D
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời
sống.?
Đáp án: - Là nguồn động lực cho các máy.
- Nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị.
- Tạo điều kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con
người.
3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ – NỘI
DUNG
Ho
ạt động 1: Giới thiệu b
ài h
ọc
GV: cho HS đọc phần lời giới thiệu của SGK
GV đặt câu hỏi về các tai nạn điện mà trực
tiếp HS đã được biết
GV nêu vấn đề cấp thiết về an toàn điện
GV nêu mục tiêu cần đạt của bài học. Giáo
viên viết tên bài lên bảng.
- Học sinh đọc SGK
- HS trả lời câu hỏi của GV
Lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV, nghe
mục tiêu của bài học.
- Học sinh ghi tên bài và đề mục vào vở ghi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao xảy ra tai
nạn điện:
GV: Cho học sinh quan sát hình 33.1 a,b,c
cho học sinh tìm hiểu các nguyên nhân gây tai
nạn điện và điền vào chỗ trống cho thích hợp
GV đặt câu hỏi
- Tai nạn điện xảy ra có thể do các nguyên
nhân nào?
- Tại sao ta phải có hành lang an toàn của
lưới điện?
- Nếu vi phạm hành lang an toàn này thì sao?
- Ngoài các nguyên nhân trên, ta thường gặp
nguyên nhân nào khác gây tai nạn điện cho
người?
GV yêu cầu HS nêu kết luận chung về những
nguyên nhân gây ra tai nạn điện
I. VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN?
HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi của
GV
1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện:
- Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây
dẫn hở cách điện.
- Sử dụng các đồ điện bị rò điện ra vỏ
- Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện
2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với
lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Do phóng điện từ dây điện cao áp qua không
khí đến người đứng gần đường dây điện.
3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi
xuống đất.
- Mưa bão to, dây điện đứt, không đến gần chỗ
dây điện đứt chạm xuống đất
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp
an toàn điện
GV: Cho học sinh quan sát hình 33.4 a,b,c,d
và trả lời vào vở bài tập theo nhóm.
GV đặt câu hỏi cho
- Từ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện nêu
trên, chúng ta cần phải có những biện pháp
nào để giảm và tránh được tai nạn điện?
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
1. Một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Thực hiện tốt nối đất các thiết bị đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với
lưới điện cao áp
HS trả lời câu hỏi của GV và điền từ thích hợp
vào chỗ trống
-GV cho HS điền vào chỗ trống trong SGK.
- Vậy sử dụng các thiết bị điện, ta cần thực
hiện các nguyên tắc nào để tai nạn điện không
xảy ra?
GV yêu cầu HS nêu được các công việc phải
làm khi sửa chữa điện
GV đặt câu hỏi
- Khi sửa chữa điện, ta cần thực hiện các
nguyên tắc nào để tai nạn điện không xảy ra?
- Hãy nêu một vài dụng cụ bảo vệ an toàn
điện mà em biết?
GV kết luận về các công việc và các dụng cụ
được dùng trong sửa chữa điện
2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa
chữa điện
- Cắt nguồn điện
+ Rút phích cắm điện
+ Rút cầu chì
+ Cắt cầu dao
+ Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho
mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị
điện giật và tai nạn khác
- Sử dụng vật lót cách điện
- Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra
4. Tổng kết và củng cố.
- GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc lại phần trọng tâm của bài
- Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi của bài học.
- GV nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 34+35 chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. Tranh ảnh
về cứu người tai nạn điện.
- Tranh về một số biện pháp hô hấp nhân tạo
TUẦN: 17
Ngày soạn: 8 /12/ 09
Ngày giảng:16/12/ 09
TIẾT:
34
Bài 34 + 35: THỰC HÀNH DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN
ĐIỆN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn
điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng
và sửa chữa điện.
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Sơ cứu được nạn nhân
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ
cho giảng dạy.
*T.H.1:- Vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.
- Dụng cụ: Bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách
điện
- Đồ dùng điện như bàn là. quạt điện gồm cả hai loại không bị rò điện
và có bị rò điện ra vỏ.
*T.H.2: -Một số tranh vẽ người bị điện giật: Chạm vào dây dẫn bị hở cách
điện;
-Tranh vẽ một số cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
-Tranh vẽ một vài phương pháp hô hấp nhân tạo.
-Những vật liệu và dụng cụ: Sào tre, gậy gỗ khô, ván gỗ khô, vải khô,
dây dẫn điện để thực hành hai tình huống giả định. Chiếu hoặc nilon
để trải ra nằm khi thực tập cấp cứu hô hấp nhân tạo.
Học sinh:
- Nghiên cứu bài
- HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III bài
34,35.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
Lớp Sĩ số HS có phép HS không phép
8A
8B
8C
8D
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy trình bày một số cơ cấu biến đổi chuyển động?
Đáp án: Một số cơ cấu biến đổi chuyển động:
- Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
- Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ – NỘI
DUNG
Ho
ạt động 1: Giới thiệu b
ài h
ọc
GV chia nhóm thực hành
*GV: Nhắc nhở an toàn thực hành
+Làm việc theo qui trình
HS chia nhóm 4 -6 em một nhóm
- HS lắng nghe giới thiệu bài của GV
- Học sinh trả lời các câu hỏi Giáo viên đưa
ra.
+Đảm bảo kỉ luật, trật tự
- GV nêu mục tiêu cần đạt của bài học. Giáo
viên viết tên bài lên bảng.
Lắng nghe mục tiêu của bài học.
- Học sinh ghi tên bài và đề mục vào vở ghi.
I. CHUẨN BỊ
Như nội dung SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ an toàn
điện
GV -Quan sát, hiểu được yêu cầu, nội dung
báo cáo thực hành về tìm hiểu các dụng cụ
bảo vệ an toàn điện.
-Quan sát, thảo luận, bổ sung kiến thức trong
nhóm và điền kết quả vào báo cáo thực hành.
-Nhận biết vật liệu cách điện, ý nghĩa của các
số liệu kĩ thuật trong các dụng cụ bảo vệ an
toàn điện, công dụng của những dụng cụ đó?
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện
a) Quan sát GV làm mẫu
b) Thực hành
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi -Nhóm khác
bổ sung kiến thức.
c) Kết thúc thực hành
Hoạt động 3: Tìm hiểu và sử dụng bút
thử điện
GV hỏi Tại sao mỗi gia đình lại có một chiếc
bút thử điện?
-GV: +Hướng dẫn HS quy trình tháo bút thử
điện, cách để thứ tự từng bộ phận ấy là quy
trình chung khi tháo lắp một thiết bị hoặc máy
bất kì.
+Lắp bút thử điện: Yêu cầu làm việc cẩn thận,
chính xác để bút không hỏng.
+GV sử dụng bút thử điện -Làm mẫu.
Yêu cầu HS thực hiện an toàn điện.
-Tại sao dòng điện qua bút thử điện không gây
nguy hiểm cho người sử dụng?
2. Tìm hiểu bút thử điện
a) Quan sát GV làm mẫu
b) Thực hành
HS: Tìm hiểu bút thử điện.
+Quan sát mô tả bút thử điện khi chưa tháo rời
từng bộ phận.
+Tháo bút thử điện -Quan sát từng chi tiết của
bút thử điện.
+Lắp bút thử điện.
+Sử dụng bút thử điện.
c) Kết thúc thực hành
Hoạt động 4: Thực hành tách nạn nhân
bị điện giật ra khỏi nguồn điện
GV đặt tình huống giả đinh cho HS và yêu cầu
sử lý
GV làm mẫu cho HS quan sát rồi yêu cầu các
nhóm cử đại diện làm theo
- Các nhóm thảo luận để tìm ra cách xử trí
đúng nhất (an cho người cứu và nhanh nhất)
để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Mỗi nhóm tự đưa ra một tình huống giả định
khác, các nhóm còn lại theo dõi và giải quyết
3. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
a) Quan sát GV làm mẫu
- Rút phích cắm điện ( nắp cầu chì ) hoặc ngắt
aptomat X
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân dời khỏi
tủ lạnh
- Gọi người khác đến cứu
b) Thực hành
-HS thảo luận nhóm -Có thể dùng phương
pháp đóng vai.
+Hành động nhanh và chính xác.
+Có ý thức học tập nghiêm túc.
tình huống vừa đặt ra.
- GV có thể yêu cầu HS đóng vai người bị
nạn, các nhóm thực hành cứu người bị nạn,
qua đó đánh giá cho điểm.
c) Kết thúc thực hành
Hoạt động 5: Thực hành sơ cứu nạn
nhân
GV làm mẫu cho HS quan sát rồi yêu cầu HS
các nhóm thực hành theo cặp giới tính
- Chia nhóm HS theo giới tính để việc thực
hành được tự nhiên và đạt hiệu quả cao hơn.
- Lần lượt mỗi nhóm cho từng HS lên làm thử
động tác sơ cứu nạn nhân, các HS còn lại xem
và rút kinh nghiệm.
4. Sơ cứu nạn nhân
a) Quan sát GV làm mẫu
b) Thực hành
- HS thực hành theo các cặp tự chọn để đạt
được kết quả tốt nhất
c) Kết thúc thực hành
4. Tổng kết và củng cố.
- GV nhận xét chung về tinh thần thái độ về kết quả thực hành của cả
lớp và cá nhân. Cho HS thu dọn vệ sinh vị trí thực hành
- Thu báo cáo TH. Phân tích một báo cáo, tổng kết bài thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại quá trình làm bài thực hành.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra học kì I
VI . BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để đạt dược kết quả GV phải thực hiện tốt chức năng của người hướng
dẫn, tổ chức, điều khiển cho người học lĩnh hội chi thức mà loài người đã
tích lũy được.
Cụ thể ở chương an toàn điện này phần chuẩn bị cho HS rất quan trọng, đó
là :
*Chuẩn bị về kiến thức;
+ Hiểu rõ vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
+ Tại sao phải sử dụng an toàn điện năng.
+ Những mức độ nguy hiểm của dòng điện.
+ Các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.
+ Các cách phòng tránh tai nạn điện.
* Chuẩn bị về kỹ năng :
+ Biết cứu người bị tai nạn điện
+ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
+ Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện
* Thái độ:
+ Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn
+ Nghiêm túc tuyên truyền ý thức sử dụng điện an toàn.
+ Hứng thú với môn học từ đó tìm hiểu qua sách báo và ở địa phương
các trường hợp tai nạn do điện gây ra đưa ra các tình huống và cách xử lý
phù hợp nhất.
Khi tiến hành hoạt động dạy học GV phải thông qua kênh chữ, kênh hình
trong SGK xây dựng hệ thống các câu hỏi , các yêu cầu hoạt động phải phù
hợp với từng đối tượng HS,đúng mục tiêu bài học, chương học, luôn đi sâu
vào trọng tâm và có liên hệ thực tế để giáo dục HS.
Về HS, ngoài sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho từng HS, nhóm
HS cần được thảo luận, tự chuẩn bị các tình huống các cách sử lý tình
hưống Phát huy được tính tích cực trong học tập , tự tin, hứng thú, thích
ứng nhanh với những yêu cầu học tập và kỹ năng hợp tác hoạt động nhóm
của HS là một định hướng mà GD hiện đại rất quan tâm.
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc, phương pháp và cách tổ
chức dạy học. GV cần phải tâm huyết với nghề, có đủ trình độ chuyên môn
có năng lực sư phạm
nắm được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của từng HS để điều
chỉnh , điều khiển, tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, tạo cho HS
một hệ thống quan điểm với tự nhiên với xã hội, ý thức kỷ luật trong lao
động, tinh thần làm chủ tập thể tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của
người lao động mới.
PHẦN KẾT LUẬN
Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng,điện năng góp phần
không nhỏ cho nền văn minh nhân loại, biết sử dụng điện năng và áp dụng
an toàn điện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng.
Thời đại ngày nay, với xu thế "Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức,
công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí
tuệ" Giáo dục luôn đòi hỏi sự chấn hưng và hiện đại. Vì vậy việc hình thành
và phát triển thói quen, kỹ năng, phương pháp tự học, tự phát hiện và giải
quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức kỹ năng thu nhận vào những tình
huống thực tế, và đặc biệt có ý nghĩa khi qua bài học người học có ý thức về
tri thức, vận dụng được vào thực tế cuộc sống từ trên ghế nhà trường, qua
đó góp phần tuyên truyền vận động trong cộng đồng ý thức sử dụng điện an
toàn.
+ Qua quá trình giảng dạy chuyên ngành KTCN và trực tiếp giảng dạy môn
CN 8
Tôi mạnh dạn trình bày các ý kiến trên với các Thầy Cô giáo đồng nghiệp.
Kính mong các thầy cô tham gia đóng ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGV, SGK Công nghệ 8
2.Chuẩn kiến thức bộ môn CN
Phòng GD - ĐT Bình Xuyên
3. Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp
PTS Giáo dục học ( chủ biên)
4. Nghề điện dân dụng NXB Giáo dục 2000.
Trung Mỹ ngày 18/11/2009
Người trình bày
Tạ Bình Minh