Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN Phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ Văn THCS theo đặc trưng bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.61 KB, 9 trang )















SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN
THCS THEO ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN




I- TÊN ĐỀ TÀI: Phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn THCS theo đặc
trưng bộ môn.
II – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Việc " phụ đạo học sinh yếu" là việc vô cùng quan trọng đối với học
sinh THCS, nhất là học sinh mới vào lớp 6. Bởi muốn rèn luyện cho các
em theo kịp các bạn, thì không có cách nào tốt hơn là thông qua những
buổi phụ đạo, kèm cặp riêng của giáo viên đối với những em học yếu.
Qua việc kèm cặp, giáo viên luyện cho học sinh biết đọc, biết vận dụng
từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để đọc đúng, phát âm


đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng và
áp dụng vào viết tập làm văn. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học
sinh các mặt cụ thể: Đọc đúng ( phải rõ nghĩa, rõ ý.), giọng nói( phải
vừa nghe vừa cố gắng truyền cảm) và viết đúng chính tả (giáo viên đọc,
học sinh ghi chính xác). Đọc, viết tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với các em không chỉ việc đọc, tiếp thu kiến thức mà còn phục vụ học
sinh trong việc viết bài và cảm thụ văn học theo hướng tích hợp.
Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, cảm thụ văn học đối với học sinh yếu
là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu kèm cặp, phụ đạo các em
cũng phải luôn luôn được coi trọng.
III - THỰC TRẠNG.
1. Thực trạng:
Trong thực tế giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS hiện nay,
các em mới bắt đầu làm quen với phương pháp học tập bộ môn theo
hướng tích hợp. Vì vậy, lớp có nhiều học sinh yếu kém là giờ dạy mà
giáo viên ít thành công mĩ mãn nhất. Vì vậy mà cả giáo viên và học sinh
đều ngại dạy và học. Tiết học vừa khô khan lại vừa trầm, kém hiệu quả.
Phần lớn các bài, nội dung một tiết rất dài, dung lượng kiến thức nhiều.
Mà học sinh yếu,kém, tiếp thu rất chậm. Còn trong giờ kiểm tra, viết
bài, các em phải tự lập, phải suy nghĩ, phải giữ gìn nề nếp của lớp, nề
nếp thi cử, dưới sự giám sát của giáo viên, nên đạt điểm kém, từ đó các
em chán nản, tự ti giữa bản thân với bạn bè, từ đó các em ngại ngùng
tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Kết quả là việc học ngày một nặng nề đối
với các em, các em tìm những trò vui khác để bù lấp, như: Ham chơi
hơn, hay đi học muộn, bỏ tiết, bỏ học Bởi vậy người giáo viên phải
làm thế nào để giờ dạy có chất lượng tốt? Nghĩa là phải đảm bảo được
dung lượng kiến thức, không cháy giáo án mà lại cuốn hút được học sinh
tham gia,(đối với các em học sinh tiếp thu chậm, yếu thì không dễ)?

Đối với bản thân tôi, mới có hơn 6 năm làm nghề dạy học, tôi thấy

rằng sự chênh lệch kiến thức (trình độ nhận thức) giữa các em trong một
lớp là điều không thể tránh khỏi. Vậy chúng ta phải làm như thế nào, đó
là điều mà tôi đã trăn trở suy nghĩ nhiều. Là giáo viên trẻ, kinh nghiệm
giảng dạy còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi luôn tìm tòi, học hỏi đồng
nghiệp để tìm ra những nguyên nhân để kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu,
kém có hiệu quả? Từ đó có những biện pháp cụ thể nâng cao dần chất
lượng dạy và học.
Trong tình hình thực tế hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì
môn ngữ văn càng được coi trọng; Việc thay sách trong 7 năm qua ở
THCS càng cho chúng ta thấy học sinh phải rèn luyện thành thạo 4 kĩ
năng: Nghe, nói, đọc và viết. Hơn nữa, chúng ta đang thực hiện: Chỉ thị
“Tránh học sinh ngồi nhầm lớp” và căn cứ vào kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm ở trường tôi. Tôi quyết định chọn đề tài này để nói những
suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân về việc "Phụ đạo học sinh yếu-kém"
môn ngữ văn THCS theo đặc trưng bộ môn.
2. Cơ sở khoa học, kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Do sự lúng túng của không ít giáo viên trước yêu cầu của việc “phụ
đạo”, chưa xác định đúng yêu cầu của tiết phụ đạo. Yêu cầu của tiết phụ
đạo phải đạt được những gì? Đạt đến đâu? Giáo viên nên xác định rõ, để
từ đó hướng cho học sinh yếu, kém chẩn bị chu đáo về nội dung cũng
như tin tưởng vào thầy cô, bạn bè hơn.
* Ví dụ:
- Yêu cầu nội dung vấn đề gồm những gì? Cần đạt đến mức độ nào?
- Trong số các bài tập mà sách giáo khoa đưa ra cần chọn bài tập
nào là hợp lí nhất đối với đối tượng học sinh của mình.
- Trong bài đã chọn phải định lượng kiến thức thế nào cho phù hợp
với học sinh yếu, kém, tránh quá tải, hoặc dàn trải kiến thức, thiếu
trọng tâm.
- Nét đặc trưng của tiết “phụ đạo” phải làm nổi bật yêu cầu: Biết
đọc, viết, cảm nhận và vận dụng.

Tiết học có 45 phút, nếu giáo viên không phân lượng thời gian cho
hợp lý mà tham kiến thức thì sẽ quên đi yêu cầu của việc "kèm cặp học
sinh yếu". Từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên nhận xét thay cho học sinh
rồi cho điểm và đó chính là nguyên nhân dẫn đến những em không được
gọi trình bày sẽ ít tập trung chú ý, theo dõi bạn trình bày, do đó hiệu quả
giờ dạy bị hạn chế đi nhiều.
Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy, kèm cặp, phụ đạo đạt
hiệu qua tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và biện pháp
cụ thể:

IV- NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Các giải pháp thực hiện
- Việc phụ đạo phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, coi trọng
thực hành đọc bài và rèn chính tả.
- Trong giờ ôn luyện, phụ đạo phải gây hứng thú học tập của học
sinh, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tao của học sinh. Học sinh rất
sinh động, hoạt bát trong nói năng hàng ngày nhưng vào giờ ôn luyện thì
lại rụt rè, nói không nên lời (vì các em đọc kém, viết kém, tiếp thu chậm
nên e ngại, xấu hổ). Nguyên nhân là phương pháp người giáo viên chưa
khêu gợi được sự hứng thú của học sinh, chưa tạo được không khí chan
hòa, đồng cảm giữa thầy và trò, giữa trò với nhau. Giờ phụ đạo giáo viên
đừng gò bó các em, đừng vội vàng phê phán các biểu hiện chưa tốt của
các em. Vấn đề là phải tạo những điều kiện cần và đủ để các em nắm bắt
dần tri thức.
- Ôn luyện phải kết hợp việc rèn luyện kĩ năng với việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm, tư dy cho học sinh. Phụ đạo học sinh yếu trước hết phải
giáo dục lòng yêu mến tự hào về tiếng Việt, từ đó mà tự hào về dân tộc
ta. Ôn luyện không chỉ cho các em biết đọc, biết viết mà phải dạy
chiều sâu của tâm hồn, tư tưởng của học sinh, mà cụ thể hơn cả là dạy
nếp sống có văn hóa.

- Phụ đạo phải kết hợp nhà trường, đoàn thể và gia đình: Xuất
phát từ phương châm giáo dục: " Kết hợp nhà trường, gia đình và xã
hội". Trước hết phải làm cho gia đình gương mẫu, tạo điều kiện cho các
em có ý thức học hơn. Phải biết nhắc nhở, đôn đốc con cái
2. Những biện pháp.
* Biện pháp thứ nhất:
Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết dạy, chúng ta phải hiểu
rằng đây là tiết giúp học sinh "biết đọc, biết viết sau đó biết vận dụng".
Giáo viên phải nêu thật rõ yêu cầu ôn luyện. Khi học sinh trình bày, giáo
viên phải nắm bắt để nhận xét, đúng khả năng, thành tích đạt được của
các em qua quá trình đọc, viết.
Việc ôn luyện đúng theo yêu cầu trên trong 2 năm gần đây( đặc
biệt là trong học kì I vừa qua) tôi thấy đã mang lại kết quả tương đối khả
quan: Học sinh dần dần mạnh dạn, chủ động hơn, trình bày các vấn đề
tương đối tự tin, lưu loát hơn.
* Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học
sinh.
Muốn một giờ phụ đạo đạt kết quả tốt, ngoài việc hướng dẫn học
sinh đi đúng yêu cầu của một giờ ôn luyện trên lớp thì việc cho các em
chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng. Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có

chất lượng thì sự chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo.
Người thầy phải làm khâu này khoa học, cụ thể. Trong sách giáo khoa
thường có một số vấn đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên chọn đề nào cho
phù hợp, để có hiệu quả cao cho đối tượng học sinh của mình dạy theo ý
chủ quan của giáo viên. Khi đã chọn được đề phù hợp rồi, giáo viên phải
phân việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh ( có thể phân theo dãy
bàn, tổ, nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua loa, đại
khái.
* Ví dụ: Trong tiết ôn luyện về văn tự sự ở lớp 6 có đề bài: Sự mưu

trí, thông minh của em bé dược thử thách qua mấy lần? Lần sau khó
hơn lần trước không? Vì sao?. Trong văn bản “Em bé thông minh”.
Với đề bài này ta thấy cần có 4 ý chính:
1) Ai ra câu đố?
2) Những ai phải giải đố?
3) Nội dung đố là gì?
4) Cách giải đố của em bé?
Giáo viên phải phân cho học sinh như sau:
- Nhóm chuẩn bị: Câu hỏi 1,3.
- Nhóm chuẩn bị: Câu hỏi 2,4.
Khi dạy bài này giáo viên có thể cho học sinh xung phong trình
bày các vấn đề, hoặc có thể gọi các nhóm trình bày. Giáo viên căn
cứ vào các câu hỏi về nhà của học sinh để rút kinh nghiệm cho các
em, làm sao lần sau chuẩn bị tốt hơn lần trước.
Học sinh vừa luyện đọc ở nhà vừa có tinh thần tự giác làm bài.
* Biện pháp thứ ba:
Tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc sách báo nghe chung nhằm rèn ngữ
điệu và cách phát âm chuẩn cho học sinh.
Tổ chức cho học sinh nói chuyện trước lớp, trước tổ, trước trường.
Có thể cho các em kể chuyện vui, chuyện cười hoặc các tác phẩm văn
học.
Tổ chức và phát động thi “Vở sạch chữ đẹp ở từng tổ” và thường
xuyên kiểm tra vở ghi bài của học sinh.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã làm trong hơn một năm
học đã qua, đã đưa đến kết quả thiết thực trong từng tiết dạy ở các lớp
tôi dược phân công giảng dạy. Nhưng đây mới chỉ là những kinh nghiệm
ít ỏi. Muốn đạt được kết quả cao trong việc ôn luyện, phụ đạo thì chúng
ta - những người giáo viên - chưa phải là đã hết trăn trở mà chúng ta
phải tiếp tục tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để rút ra những bài
học tốt nhất, đạt được hiệu quả cao nhất mỗi khi gặp học sinh “ngồi

nhầm lớp” ở bậc THCS.


3. Giáo án dạy 1 tiết phụ đạo ngữ văn lớp 6.

LUYỆN TẬP
ĐỌC, VIẾT, CÁCH DÙNG TỪ NGỮ

A. Mục tiêu:
- Giúp HS: Biết đọc, viết và nhận ra được các lỗi mắc phải khi dùng từ, đặt
câu.(từ không đúng về nghĩa).
- Rèn kĩ năng đọc, viết, làm bài tập tổng hợp.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị bài tập ở nhà
C. Hoạt động dạy học:
 Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài và học bài của học sinh?
 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò TG

Nội dung chính
Hoạt động 1
GV: Treo bảng phụ bài thơ “Những cái chân”
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.
GV: gọi lần lượt học sinh đọc bài
-> Nhận xét, biểu dương các em đọc tốt (cho
điểm) -> cất bảng phụ.
GV: Đọc lại bài thơ “Những cái chân” - đọc lại
từng dòng thơ, học sinh chép chính tả?

=> GV kiểm tra việc chép chính tả của từng học
sinh: sửa chữa, nhắc nhở, động viên học sinh
Hoạt động 2

I- Đọc và luyện chính
tả.











1. Đọc.



2. Rèn chính tả.



II- Luỵện tập.

(Giáo viên ghi lên bảng phụ trước các bài tập – Học sinh chỉ lên điền)
Bài tập 1
Lựa chọn từ thích hợp ở cột A điền vào câu ở cột B để tạo thành câu đúng.

A B

a. quyên góp
b. kiên cường
c. bàng quang
d. tràn ngập
e. sẵn sàng
g. nhiệt tình.
h. hoàn thành.
i. tuỳ tiện.
k. tuỳ ý.
1. Người lính già rất dũng cảm.
2. Bạn Nam rất với công việc của lớp.
3. Lớp em đã nhiều sách vở và đồ dùng học tập
giúp các bạn HS miền Trung bị bão lũ.
4. Bố tôi nhận nhiệm vụ trước khi lên đường.
5. Thành phố HCM cờ hoa trong ngày chiến
thắng.
6. Chúng ta hãy những công việc được cô
giao cho.

7. Chúng ta không thể đi lại
8. Việc đó làm thế nào bạn.
Gợi ý: 1- b; 2- g; 3- a; 4- e; 5- d; 6- h; 7- i; 8- k;

Bài tập 2
Giải thích sự khác nhau về nghĩa giữa từ “bỏ mạng” và “hi sinh”.
Gợi ý:
- Bỏ mạng: chỉ cái chết, có hàm ý khinh bỉ.
- Hi sinh: chết vì lí tưởng, nghĩa vụ.

Bài tập 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.Thế giặc
mạnh Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ chú bé dặn .”
(Thánh Gióng)
1.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm.
2. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
A.Tả cảnh nhà của Gióng. B. Kể về người và việc.
C. Nêu cảm nghĩ của TGióng. D. Bàn về tình cảnh đất nước ta lúc đó.
3. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy ?
A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ.

4. Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Ngày đêm. B. Bấy giờ. C. Làm. D. Sứ giả.

- Gọi HS lên bảng trình bày từng từng bài.
- Gọi HS nhận xét- sửa chữa.
- GV nhận xét- sửa chữa, cho điểm (nếu học sinh làm tốt)
 Củng cố:

- Gv hệ thống lại toàn bài.
- Các kĩ năng làm phần trắc nghiệm.
 HDVN:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị đề bài “Tự giới thiệu về bản thân mình”.

V- KẾT QUẢ ỨNG DUNG.
Năm
học
Nội dung phụ đạo Lớp
SốHS
được
phụ
đạo
Số HS
đạt
yêu
cầu
Số HS
chưa
đạt
yêu
cầu
Ghi

chú

2008 -
2009
Ôn, luỵện tổng hợp

6A 6 4 2

6D 9 6 3

2009 –
2010
(HK I)

Ôn, luyện tổng hợp
7A 2 1 1

7D 3 3 0


Từ những thành công ở trên, đặc biệt trong học kì I vừa qua, bản
thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
(1) Trước hết, người giáo viên dạy văn phải thấy được tầm quan trọng
của việc phụ đạo ở lớp 6 nói riêng và ở bậc THCS nói chung. Người
giáo viên phải có sự trăn trở, tìm tòi và đem hết trách nhiệm của mình
để đạt kết quả cao nhất cho việc dạy và học.
(2) Muốn giờ “Phụ đạo" đạt kết quả tốt, người giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo. Trước hết là chuẩn bị giáo án, sau đó là chuẩn bị cụ
thể, tỉ mỉ cho việc hướng dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh. Có như vậy
cả thầy và trò mới thực hiện tốt việc ôn luyện và lĩnh hội chi thức.
(3) Trong giờ phụ đạo người giáo viên phải phát huy trí tuệ của học
sinh, áp dụng các biện pháp tốt nhất để cả lớp tích cực tham gia ôn
luyện. Từ đó giúp các em hiểu được yêu cầu của việc ôn tập cũng như
nâng cao kĩ năng lĩnh hội chi thức cho các em.

(4) Để đảm bảo thời gian, giáo viên phải chủ động ngay từ lúc chuẩn

bị bài. Phải phân lượng thời gian và phân công học sinh đảm nhiệm nội
dung ôn luyện thế nào cho phù hợp, để đạt kết quả cao.
(5) Để giờ dạy thực sự có hiệu quả, người giáo viên phải có tình
thương yêu thực sự đối với học sinh, phải tâm huyết với nghề nghiệp và
cần phải trăn trở mỗi khi việc kèm cặp, phụ đạo của mình chưa thành
công.
(6) Cuối cùng là người giáo viên thông qua môn dạy ngữ văn, đặc biệt
là các các tiết phụ đạo các em, giáo dục cho học sinh lòng tự hào được
nói tiếng Việt, biết tôn trọng và giữ gìn cái hay, độc đáo của tiếng Việt.
Lòng tự hào về tiếng Việt của học sinh phải thể hiện : Học tập, rèn luyện
tri thức. Phải làm thế nào cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và
nhạc điệu của nó trong giờ học ngữ văn.
Trên đây là những bài học được rút ra từ thực tế giảng dạy trong
mấy năm qua. Rất mong được các đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ tôi có
được những bài học kinh nghiệm tốt hơn.

Người viết


Hoàng Văn Đạo












×