\
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA
TÁC PHẨM "DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ"
CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI
\
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết việc "Đổi mới phương pháp dạy học" được thực hiện
hơn mười năm qua. Với mục tiêu tổng quát của chương trình Ngữ văn THCS được
cụ thể hoá trong việc dạy của thầy, việc học của trò trên ba phương diện: kiến
thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm. Về kĩ năng, chương trình nhấn mạnh: Trọng tâm
rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc,
nói , viết Tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về
phân tích tác phẩm văn học, bứơc đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng nói trên, việc dạy học Ngữ văn được
tiến hành theo phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp đòi hỏi học sinh học
tập một cách sáng tạo, vừa kết hợp các yếu tố đồng qui giữa ba phân môn: Văn
học, Tiếng Việt, Tập làm văn, vừa tích cực chủ động học tập ở từng phân môn.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tất nhiên sẽ
kéo theo đổi mới qui trình dạy học. Ở đó hình tượng văn học vẫn được tiến hành
trong sự cảm thụ của người học nhưng không còn độc lập riêng rẽ. Nó tiến hành
trong sự đồng bộ cả Tiếng Việt và Tập làm văn để tiến tới kết quả cần đạt của cả
bài học Ngữ Văn. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm tích hợp không phủ định các
tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm sao phối hợp các tri thức
kĩ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn để đạt kết quả chung chứ không phải là
một sự "cưỡng duyên" như một số ý kiến đã nhận xét.
Hiểu và thấm nhuần quan điểm trên nhưng qua mười năm thực hiện chương
trình thay sách, mười năm thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học
tích cực chúng tôi vẫn thấy còn nhiều băn khoăn, trăn trở cần phải trao đổi, bàn
bạc - mặc dầu giáo viên đã cố gắng rất nhiều .
Từ thực tế nêu trên tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ khi dạy cụ thể một văn
bản theo quan điểm tích hợp. Đó là văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" trích
tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài ( Ngữ Văn 6 - Tập 2). Trên
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nội dung văn bản và từ thực tế giảng dạy, tôi muốn
cùng trao đổi, bàn bạc với các đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp hữu hiệu
nhất cho việc thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp thuận lợi
hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài này trong bản sáng kiến kinh nghiệm của
mình.
\
II- CƠ SỞ KHOA HỌC:
"Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài là một tác phẩm hấp dẫn, đặc sắc viết về
loài vật mà nhà văn đã cống hiến cho bạn đọc chúng ta. Truyện kể về một cuộc
phiêu lưu kì thú nhưng không ít sóng gió của chàng Dế Mèn. Ở đó, bằng tài quan
sát, trí tưởng tượng phong phú và sự am hiểu của nhà văn, ông đã dựng lên một thế
giới loài vật hết sức sinh động, trong sáng và ngộ nghĩnh. Điều đáng nói hơn là cái
thế giới loài vật ấy thật gần gũi với lứa tuổi thiếu niên. Những sự việc cụ thể,
những mẩu chuyện hồn nhiên được tái hiện đúng như cái thế giới trong trẻo, hồn
nhiên, ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Không chỉ thế, thế giới ấy cũng mở ra cho người
lớn những liên tưởng phong phú, những ngẫm nghĩ không cùng về những mặt nào
đó trong cuộc sống xã hội.
"Bài học đường đời đầu tiên" là đoạn trích trong chương đầu của tác phẩm,
được coi như màn tự giới thiệu của nhân vật trung tâm Dế Mèn. Tài năng và lòng
yêu mến trẻ thơ đã giúp Tô Hoài sáng tạo một câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc.
Chỉ đọc một đoạn này thôi ta cũng hiểu rõ điều đó. Bài học đầu đời của của Dế
Mèn là một bài học có tính luân lý, đạo đức nhưng nó không hề khô khan, trìu
tượng như một bài học đạo đức mà rất sinh động. Nó có tác động mạnh mẽ sâu xa
vào tâm hồn bạn đọc nhỏ tuổi qua hình tượng Dế Mèn với biệt tài liên tưởng, dẫn
dắt chuyện hết sức sinh động và hấp dẫn của nhà văn.
Chúng ta vẫn còn nhớ, trong chương trình cải cách giáo dục năm 1985, tác
phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" cũng đã được đưa vào trong chương trình Văn học
lớp 6 - Tập I, gồm 6 tiết với các đoạn trích: "Tôi sống độc từ thuở bé - một sự ngỗ
nghịch đáng ân hận suốt đời" (Trích chương I); "Tranh hùng với võ sỹ bọ ngựa -
Chánh phó thủ lĩnh tổng châu chấu - thề rằng sinh tử có nhau " (Trích chương
VI); "Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của mấy cô bé học trò -
Ai có công nhất" (Trích chương IX). Với ba đoạn trích trên, chúng tôi thiết nghĩ
rằng người chủ biên chương trình muốn cho học trò biết được sự phát triển nhân
cách của nhân vật Dế Mèn. Từ một kẻ tự cao, tự đại, cho rằng trong thiên hạ không
ai bằng mình cho nên đã gây nên cái chết thương tâm cho Dế Choắt, từ đó mới rút
ra bài học đường đời đầu tiên cho bản thân. Đến việc "Tranh hùng với võ sỹ bọ
ngựa" tính nết của Dế Mèn đã hoàn toàn thay đổi: Qua cuộc đấu võ, Dế Mèn đã tỏ
ra là một võ sỹ tài ba, có mưu lược và biết ứng phó kịp thời nhưng rất khiêm tốn và
không màng danh vọng ( mặc dầu khi đánh thắng xứ này họ yêu cầu làm thủ lĩnh).
Đến đoạn trích thứ 3 "Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của
mấy cô bé học trò - Ai có công nhất" thì Dế Mèn không còn là một gã dế hung
hăng, thích gây gổ nữa mà nó đã thực sự đã trở thành môt chàng dế khôn ngoan,
lịch lãm. Như vậy, việc trích học này cũng mới chỉ nhằm cung cấp cho học sinh
\
hiểu về nội dung ý nghĩa văn chương chứ chưa quan tâm gì đến các vấn đề khác
liên quan. Điều này thể hiện rõ ràng trong quan điểm viết sách lúc bấy giờ là tách
riêng 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn thành 3 quyển khác nhau với một
ranh giới khá rạch rời.
Năm 2002-2003 đến nay, thực hiện "Đổi mới phương pháp dạy học" theo
quan điểm tích hợp thì việc dạy học 3 phân môn trong từng bài học phải như một
thể thống nhất, làm sao kết hợp được thật tốt việc hình thành cho học sinh năng lực
phân tích, bình giá và cảm thụ Văn học với việc hình thành 4 kỹ năng: Nghe, Đọc,
Viết, vốn là hai quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ cho nhau hết sức đắc lực. Bởi
vậy, trong mỗi bài học đều được nhấn mạnh những điểm đồng qui về kiến thức kỹ
năng giữa 3 phân môn để nhằm thực hiện tích hợp trong tổ chức nội dung dạy học
cũng như xác định phương pháp dạy học. Mỗi bài học được bắt đầu bằng việc tìm
hiểu văn bản, sau đó căn cứ trên văn bản để học các kiến thức kỹ năng Tiếng Việt,
Tập Làm Văn có liên quan. Phân môn Văn học đã lựa chọn những văn bản sao cho
các văn bản này phù hợp với việc dạy các kiến thức kỹ năng Tiếng Việt và Tập
làm văn. Như vậy, so với chương trình cũ, chương trình mới Ngữ Văn lớp 6, tác
phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" chỉ trích một phần của Chương I, đó là văn bản "Bài
học đường đời đầu tiên". Văn bản này rất phù hợp với quan điểm tích hợp. Ở đó,
ngoài kiến thức về văn học ta có thể tích hợp được phân môn Tập làm văn (miêu
tả); có thể tích hợp được phân môn Tiếng Việt với các kiến thức: tính từ, động từ,
phó từ và các biện pháp nghệ thuật
Để thực hiện được quan điểm này không phải đơn giản, người dạy phải tìm
tòi, nghiên cứu, học tập sách vở, tài liệu để lựa chọn cách dạy thích hợp và hiệu
quả nhất.
Đối với văn bản này đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình phân tích, nhận
xét đánh giá như:
- Tác giả Lê Lưu Oanh trong cuốn "Bình giảng văn học lớp 6"
- Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Băng Tú trong cuốn
"Ngữ Văn 6 nâng cao".
- Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Kim Thoa, Lê Thuận An trong cuốn
"Nâng cao Ngữ văn 6".
- Nhóm tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Cẩn, Văn Giá, Nguyễn Xuân Lạc trong
cuốn "Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học văn 6.
Nói chung, các bài viết trên đã phân tích được vẻ đẹp hình thức và nội dung
của đoạn trích. Nhưng đó mới chỉ là tài liệu tham khảo để giáo viên hiểu thêm về
tác giả , tác phẩm chứ chưa phải là những chỉ dẫn thiết thực cho giờ dạy văn theo
\
quan điểm tích hợp và như vậy cũng chưa thể hiện được dụng ý của người chủ
biên.
Thực tế hiện nay, trên thị trường sách, ngoài những tài liệu trên đã có thêm rất
nhiều sách tham khảo nhưng đọc, nghiên cứu kỹ thì các tài liệu ấy thường có nội
dung na ná giống nhau, chưa có điểm gì mới. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên
thường dựa vào hai tài liệu chính đó là "Sách giáo viên Ngữ văn 6 - tập II" của Bộ
giáo dục và đào tạo và sách "Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6 - Quyển 2" của Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đã xem hai cuốn này như một sự gợi
mở hướng đi trong quá trình giảng dạy. Nhưng ở hai cuốn này vẫn còn những vấn
đề cần bàn bạc.
Đối với cuốn "Sách giáo viên Ngữ văn 6 - Tập II", khi dạy văn bản này, các
hoạt động chủ yếu bám vào câu hỏi hướng dẫn "Đọc - Hiểu văn bản" trong sách
giáo khoa mà chưa có một tiêu đề hợp lý:
- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung về bài văn (Câu 1-
SGK)
- Hoạt động 2: Phân tích hình ảnh Dế Mèn trong đoạn 1 của bài văn (Câu 2 -
SGK)
- Hoạt động 3: Tìm hiểu đoạn 2 của bài văn (Câu3, 4 - SGK)
- Hoạt động 4: Rút ra ý nghĩa, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài văn.
- Hoạt động 5: Luyện tập.
Đối với cuốn "Sách thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6" thì đã trình bày khá đầy đủ
các bước trong tiến trình bài giảng. Tác giả đã đưa ra phương pháp giới thiệu bài,
hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, hướng dần kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu chi tiết theo
hệ thống câu hỏi về "Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn, về bài học đường đời đầu
tiên" . Song các hỏi còn vụn vặt, sa vào liệt kê các chi tiết, dễ làm cho bài giảng
nặng nề không đủ thời gian rèn luyện về các kỹ năng khác và còn mang tính áp đặt
khi phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Dế Mèn (phần 2 của đoạn trích).
Ngoài tài liệu “ Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập 2 “ của Bộ giáo dục đào tạo,
và sách “ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Tâp 2 “ của nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà néi, khi dạy văn bản này, giáo viên có thể tham khảo thêm các tài liệu khác
như:
+ Cuốn “Bình giảng văn 6” của tác giả Vũ Dương Quí và Lê Bảo - NXB
GD .
+ Cuốn “ Bài tập ngữ văn 6 ” của nhiều tác giả - NXB giáo dục .
\
Các tài liệu trên được viết theo quan điểm của mỗi nhóm tác giả nên các tài
liệu đưa ra đều có các phương hướng thực hiện khác nhau. Nếu để tham khảo một
cách chi tiết cụ thể cho các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình
dạy học thì không có. Giáo viên nếu không biết cách tham khảo, không có “ bản
lĩnh ” trong tiếp nhận văn bản có thể dễ bị “ Râu ông nọ cắm cằm bà kia ” một
cách “ phi khoa học” làm cho việc tiếp nhận văn bản không thống nhất và không
đạt hiệu quả cao. Vì mỗi văn bản trong chương trình được xem như một tác phẩm
văn học, mà bản chất của văn học là nghệ thuật ngôn từ - một thứ ngôn từ đa
nghĩa, giàu tính hình tượng, giàu sác thái biểu cảm. Bởi vậy, khi tìm hiểu về tác
phẩm không thể không thông qua ngôn từ, nhưng cái chính là giáo viên biết hướng
học sinh chỉ ra được tính nghệ thuật, tính hiệu quả của ngôn từ, của cách viết, cách
nói trong tác phẩm chứ không giải mã nó một cách khô cứng, máy móc. Chính vì
vậy, sau khi đã tham khảo giáo viên phải tự đầu tư suy nghĩ để lựa chọn phương
pháp dạy học thích hợp nhất, làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức
một cách dễ dàng và hiệu quả nhất theo quan điểm dạy học như trên đã nêu.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, được dự giờ của các đồng nghiệp tôi
nhận thấy: dạy học theo quan điểm tích hợp có rất nhiều ưu thế. Trong giờ dạy văn
những kiến thức kỹ năng của 3 phân môn không còn bi coi như những mảng kiến
thức độc lập, tách rời mà đã được dạy trong mối liên hệ hỗ trợ lẫn nhau trong từng
giờ dạy. Bởi thế nó vừa tạo nên được tính tích cực trong hoạt động của học sinh,
vừa hình thành rèn luyện được cho các em kiến thức kỹ năng một cách toàn diện
hơn. Thế nhưng trong giảng dạy vẫn bộc lộ rõ một số nhược điểm đáng kể, đó là:
sự hiểu biết, vận dụng phương pháp theo hướng tích cực vào quá trình dạy học ở
một số giáo viên còn tỏ ra quá máy móc, thô cứng và làm ảnh hưởng không nhỏ
đến việc thực hiện mục tiêu bài học.
Không ít giáo viên cho rằng: một giờ học sử dụng được nhiều kiến thức của
các phân môn, sự tích hợp được thực hiện trên một diện rộng xem đó là phương
pháp tốt. Song họ quên rằng, sự tích hợp ấy đã thích hợp chưa, có tác dụng gì
không?
Tôi xin nêu ra đây một số ví dụ từ thực tế mà giáo viên đã thể hiện khi dạy
văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
Ví dụ: Khi tìm hiểu về hình ảnh Dế Mèn ( Bức chân dung tự hoạ - Phần 1
của văn bản). Sau khi học sinh phát hiện các chi tiết và nhận xét được nghệ thuật
miêu tả trong phần một (động từ, tính từ, so sánh ), giáo viên hỏi như sau:
Hỏi: Trong các tính từ ấy, đâu là tính từ chỉ màu sắc, đâu là tính từ chỉ tính
chất?
\
- Học sinh chỉ ra và gạch chân những từ chỉ màu sắc, những từ chỉ về tính
chất.
Hoặc chi tiết "Hai cái răng đen nhức lúc nào cũng nhai ngoàm ngạp như hai
cái liềm máy làm việc". Sau khi cho học sinh phát hiện, gọi tên đó là phép tu từ so
sánh, giáo viên hỏi như sau:
Hỏi: Trong phép so sánh này, đâu là sự vật được so sánh, đâu là sự vật dùng
để so sánh?
- Học sinh chỉ ra và giáo viên ghi lên bảng như sau:
Hai cái răng đen nhức lúc nào cũng nhai ngoàm ngạp như hai cái liềm máy
làm việc.
Vế A ( SV được so sánh) (Từ S.S) Vế B (SV
dùng để so sánh)
Hoặc giáo viên muốn tích hợp phân môn tập làm văn, giáo viên đã hỏi:
Hỏi: Trong văn bản, đâu là miêu tả, đâu kể chuyện.? Và rất nhiều câu hỏi
vụn vặt khác.
Tôi nghĩ rằng sự tích hợp theo kiểu như vậy sẽ không đem lại hiệu quả
trong việc cảm thụ vẻ đẹp của hình ảnh Dế Mèn trong tác phẩm mà Tô Hoài đã
xây dựng.
Nên chăng, giáo viên chỉ cần cho các em chỉ ra những động từ, tính từ, phép
so sánh, và điều cần làm là giúp các em nhận ra được hiệu quả biểu đạt mà các
động từ, tính từ, phép so sánh đó đem lại trong văn bản - điều này lại bị giáo viên
bỏ qua.
Ngoài ra còn có một số giờ lại sa vào kể chuyện rồi dạy đạo đức: không nên
kiêu căng ngạo mạn như Dế Mèn, phải biết yêu thương giúp đỡ những người yếu
hơn mình biến giờ Ngữ văn thành giờ giáo dục công dân.
Qua thực tế trên, kết hợp với việc tìm tòi sách vở, nghiên cứu tài liệu, bản
thân tôi xin nêu lên một vài suy nghĩ - xem như là những định hướng tối thiểu cho
việc việc thực hiện phương pháp tích hợp trong khi dạy văn bản.
Trước hết là cần xác định được lượng kiến thức cần thiết ở từng phân môn
trong bài sao cho phù hợp với việc thực hiện phương pháp tích hợp.
Có thể trong văn bản, có nhiều kiến thức liên quan đến những bài Tiếng
Việt, Tập làp văn đã học hoặc sẽ học thì giáo viên cần lựa chọn những đơn vị kiến
thức nào để góp phần soi sáng cho vẻ đẹp của tác phẩm văn chương (văn bản) giúp
học sinh mà mở ra được hướng đi có hiệu quả trong việc khám phá giá trị tác
\
phẩm. Như vậy qua giờ dạy có thể củng cố kiến thức cũ cho học sinh, nhưng quan
trọng hơn là rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để xử lý một
vấn đề mới trước mắt chứ không phải chỉ là để học sinh nhắc lại kiến thức cũ một
cách đơn thuần nhạt nhẽo.
Đồng thời việc tích hợp phải được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, đúng
lúc, đúng chỗ.
Ở trên chúng ta đã nói chương trình SGK được xây dựng theo nguyên tắc
tích hợp nhưng không có nghĩa là phủ nhận đặc trưng riêng của từng phân môn.
Nếu chúng ta sử dụng phương pháp không đúng lúc đúng chỗ thì sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình tiếp nhận - khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Có
nghĩa là làm mất đi chất văn của văn bản, không đảm bảo được nét đặc trưng của
phương pháp dạy văn.
Nhận thức rõ được những điều đó chính là điều kiện để dạy hiệu quả hơn đối
với văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
1- Đối tượng:
Là học sinh khối 6, đặc biệt là những lớp tôi đang trực tiêp giảng dạy năm học
2011 - 2012
2- Phạm vi nghiên cứu
Một số phát hiện mới về phương pháp dạy học tích cực đối với bài: "Bài học
đường đời đầu tiên"
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết đề tài này, trong quá trình tìm tòi thể nghiệm, tôi đã sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích nêu vấn đề .
- Phương pháp so sánh đối chiếu vấn đề.
- Phương páhp tổng hợp khái quát vấn đề.
Những phương pháp trên được thực hiện đồng thời thông qua nghiên cứu tài
liệu và thực tế giảng dạy.
PHẦN II: NỘI DUNG
Tìm hiểu văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" ta sẽ thấy có 2 phần nội dung
tương ứng với hai kiểu văn bản là miêu tả và tự sự. Phần nội dung tả hình dáng,
\
tính cách của Dế Mèn thuộc kiểu văn bản miêu tả sẽ được phần Tập làm văn giải
quyết bắt đầu từ bài học Ngữ văn này. Phần nội dung về "Bài học đường đời đầu
tiên" của Dế Mèn bao gồm các chuỗi sự việc liên quan đến nhân vật Dế Mèn thuộc
kiểu văn bản tự sự đã được phần Tập làm văn giải quyết từ các bài học trước đó
(Học kỳ I). Do đó, bài học này "có vùng đất chung" để tiến hành tích hợp Văn -
Tập làm văn trong hoạt động dạy học. Vậy nên, trong khi ưu tiên khai thác các yếu
tố văn chương, cần chú ý đúng mức đến việc khai thác các yếu tố liên quan này.
Trong khi hướng vào phân tích đánh giá diện mạo, tính cách của Dế Mèn nên chú
ý đến phát hiện và liệt kê các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế
Mèn, chuẩn bị cho bài Tập làm văn miêu tả ở tiết học sau cùng một bài học Ngữ
văn số 18. Việc xác định các đoạn, các sự việc, ngôi kể, sau đó đi sâu tìm hiểu văn
bản thông qua các đoạn, sự việc, nhân vật giúp khám phá các giá trị của văn bản
nghệ thuật, mặt khác còn giúp học sinh nhớ lại kiến thức về văn bản tự sự đã được
học trước đó ở phần Tập làm văn. Giáo viên cần thực hiện một cách đúng mức,
khéo léo, nhuần nhuyễn thì mới mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.
I- MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY VĂN BẢN "BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU
TIÊN"
Theo phân phối chương trình thì văn bản này được học trong 2 tiết:
Tiết 1: Dành cho giới thiệu bài, tìm hiểu chung và tìm hiểu phần I của văn bản.
Tiết 2: Các nội dung còn lại, có thể đọc thêm tại lớp một vài đoạn khác trong
truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký". Trong phần này, tôi xin nêu lên một số vấn đề có
tính chất bổ sung mà theo tôi là cần thiết trong khi dạy bài này.
1- Vấn đề giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Do thời gian có hạn, chỉ được dạy trong 2 tiết mà đây là một tác phẩm lớn,
nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi, vậy giáo viên nên tạo điều kiện
và khuyến khích học sinh tìm đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" ở nhà, đến lớp
cho học sinh kể lại rồi giáo viên bổ sung trong phần giới thiệu chung về tác phẩm.
Có như thế học sinh mới nắm bắt được cả tác phẩm chứ không phải chỉ là đoạn
trích này.
Trước khi vào bài giảng, cần dành 10 phút giới thiệu chung về tác giả, tác
phẩm. Giáo viên dựa vào phần chú thích (*) của Sách giáo khoa . Cần lưu ý một số
điểm:
- Truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký": Ghi lại những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
(kí là thể văn ghi chép, thuật lại những việc, câu chuyện đã xẩy ra). Trong tác
phẩm, Tô Hoài tưởng tượng ra lời của một con dế tự kể về mình, về những cuộc
phiêu lưu và những điều mắt thấy tai nghe, những sự việc đã xẩy ra trong những
\
cuộc phiêu lưu ấy. Làm như thế sẽ có nhiều cái lợi. Thứ nhất, nó tạo cho câu
chuyện có vẻ khách quan và tự nhiên hơn. Thứ hai, khi tự kể về mình dưới hình
thức tự truyện, chú Dế Mèn cũng có dịp giãi bày tường tận với bạn đọc những tâm
sự sâu kín, những xúc cảm chân thành trên đường đời và cả những nỗi ân hận mà
chú đã phải trải qua.
- Truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất
sinh động, hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người
và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Tô Hoài đã thành công khi dựng
lên cả một thế giới loài vật trong trắng, ngây thơ, ngộ nghĩnh, khao khát say mê lý
tưởng rất phù hợp với tâm lý của tuổi thơ. Chính vì vậy, nó đã trở thành tác phẩm
nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Cho nên tác phẩm
của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (Nga, Pháp, Đức, Ba Lan,
Nhật Bản )
- Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của tác phẩm
gồm hai đoạn chính:
+ Đoạn 1: Miêu tả hình ảnh Dế Mèn - Một chàng dế thanh niên cường tráng.
+ Đoạn 2: Câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn trêu chị Cốc gây ra
cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Văn bản đã thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài cả 2 phương thức
miêu tả và kể chuyện.
2- Cách sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong đoạn trích (Tích hợp phần
Tiếng Việt),
Sang lớp 7 học sinh mới được tìm hiểu về Thành ngữ, thế nhưng trong văn
bản này tác giả đã sử dụng rất nhiều thành ngữ, quán ngữ. Đây cũng là cơ hội để
giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số thành ngữ, quán ngữ như: ăn xổi ở
thì; tắt lửa tối đèn; hôi như cú mèo; không dám ho he; bắt chân chữ ngũ; chết ngay
đuôi; nói thẳng thừng là lời ăn tiếng nói hàng ngày vừa quen thuộc, vừa giàu sức
gợi cảm, gợi tả. Nó làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, sinh động phù hợp với tâm
lý trẻ thơ nói riêng và người Việt nam nói chung. Đây là một trong những yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".
3- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng động từ, tính từ (Tích hợp với
phần Tiếng Việt đã học và chuẩn bị được học):
Giáo viên củng cố cho học sinh kiến thức về tính từ, động từ và chức năng
cũng như hiệu quả của việc sử dụng đúng chỗ những loại từ này. Nhờ sử dụng tính
từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn sát hợp, độc đáo cho ta thấy hai
\
phương diện: Dế Mèn rất đẹp, rất cường tráng và cũng rất kiêu căng tự phụ về vẻ
đẹp và sức mạnh của mình, nên đã xem thường mọi người.
Hàng loạt những tính từ đặc tả (đen nhánh, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn,
ngoàm ngoạp, khoan thai ) được kết hợp với những động từ chỉ về hoạt động
khiến cho Dế Mèn trở nên mạnh mẽ dứt khoát (đạp phanh phách; vũ phành phạch,
nhai ngoàm ngoạp ) khiến người đọc người nghe hình dung rất rõ, rất sinh động
về Dế Mèn, cảm nhận được tính cách và cả những hậu quả do tính cách tự mãn ,
tính khoe khoang của nó gây nên.
Tác giả rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá. Tô Hoài đã để cho Dế
Mèn tự hoạ về chân dung của mình vô cùng sống động. Loài vật ở đây cũng biết
nói năng, suy nghĩ, cũng có tình cảm, tâm lý và các quan hệ như ở con người.
Nhưng chúng không bị biến thành những biểu tượng thuần tuý nhằm nêu lên
những bài học luân lý, đạo đức như trong truyện ngụ ngôn mà vẫn là hình tượng
sinh động, đúng với hình ảnh của loài vật trong thế giới tự nhiên. Mỗi lời đối thoại
của Dế Mèn cùng Dế Choắt và các loài khác trong tác phẩm chẳng khác nào
những lời đối thoại của thế giới loài người. Những giây phút kiêu căng, những
hành động thiếu suy nghĩ, những giọt nước mắt muộn màng và những suy tư, ăn
năn hối hận tạo nên sự sinh động trong tính cách Dế Mèn, nó chẳng khác gì tính
cách của một con người.
4- Nghệ thuật miêu tả loài vật: (Tích hợp với phần Tập làm văn)
Sản phẩm của những trang viết miêu tả thành công là phải làm cho người đọc
hình dung rõ mồn một trước mắt mình về cảnh vật, con người được miêu tả. Lấy
chuẩn đó để đo và kết luận thì không ai dám nghi ngờ về tài năng của Tô Hoài
trong "Dế Mèn phiêu lưu ký". Nhờ óc quan sát tinh tế, tỷ mỷ, trí tưởng tượng
phong phú và nghệ thật miêu tả bậc thầy, đoạn văn miêu tả (chàng dế thanh niên
cường tráng) có thể xem là đoạn văn mẫu mực về tả loài vật mà Tô Hoài đem đến
cho người đọc. Nhà văn Tô Hoài đã dựng lên trước mắt chúng ta bức chân dung
Dế Mèn hấp dẫn đến từng chi tiết: Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt, ở khoeo
cứng dần và nhọn hoắt; đầu to và nổi từng tảng, rất bướng; sợi râu dài uốn cong rất
đỗi hùng dũng Đặc biệt khi tác giả miêu tả sự hoạt động của những bộ phận trên
cơ thể chàng dế: mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bộ
thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
"Ta thấy Dế Mèn như một đô vật thể hình đang biểu diễn các động tác gân bắp của
mình trước khán giả với một vẻ kiêu hãnh ngầm tự hào" - (Chu Huy - Bình giảng
tác phẩm Văn học 6). Cùng với sự phát triển về thể chất, vẻ kiêu kỳ ngầm ấy cho
ta thấy một sự thay đổi về tính cách: Dế Mèn đã trở thành một võ sỹ "đi đứng oai
vệ; tợn lắm; dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm". Và khi thấy ai cũng phải
\
nhịn, Dế Mèn cho mình là giỏi nhất rồi. Ngông cuồng hơn, Dế Mèn còn quát cả cả
mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. Thế là từ chỗ một chàng dế đáng yêu đã
biến thành một kẻ kiêu căng hống hách, dẫn đến những hành động ngu dại mà
đỉnh điểm là chuyện trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt. Cái chết
của Dế Choắt làm cho Dế Mèn bừng tỉnh và vô cùng ân hận. Dế Mèn đã hiểu ra lẽ
đời, đã phân biệt được phải trái, thiệt hơn. Quan trọng hơn nữa, tai hoạ đối với Dế
Choắt đã khiến cho Dế Mèn nhận ra chính mình, biết rằng huênh hoang khoác loác
đã làm hại người khác. Tâm lý Dế Mèn được phát triển lô gic qua chính lời tự
thuật của nhân vật nên càng hồn nhiên chân thật, hấp dẫn người đọc.
II - GIÁO ÁN CỤ THỂ:
Từ những điều lưu ý trên, kết hợp với các phương pháp dạy học, đặc biệt là
phương pháp dạy học tích cực, tôi xin trình bày giáo án chuẩn bị cho tiết dạy trên
lớp như sau:
Bài 18: Tiết 73 - 74
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Tô Hoài)
A- Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của "Bài học đường đời đâu tiên" đối với Dế
Mèn. Một chàng dế có vẻ đẹp khoẻ mạnh cường tráng nhưng tính nết lại kiêu
căng, xốc nổi đã gây nên cái chết thảm thương cho người bạn hàng xóm, từ đó hối
hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả loài vật, cách kể chuyện
theo ngôi kể thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân
hoá so sánh phù hợp khéo léo, từ ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Rèn luyện được kỹ năng đọc, kể : lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân
vật, tả loài vật.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp.
Hoạt động 2: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
(Đây là tiết học đầu tiên của chương trình học kỳ II nên giáo viên chỉ kiểm
tra vở soạn của học sinh để nắm được tình hình chuẩn bị của các em ở nhà như thế
\
nào, cách soạn, cách làm đã đúng với yêu cầu chưa. Từ đó, kịp thời nhắc nhở, uốn
nắn tạo kỹ năng thành thạo cho việc soạn bài ở nhà).
Hoạt động 3: Bài mới
Tiêt 1:
Giới thiệu bài mới: Cho học sinh xem chân dung Tô Hoài, xem cuốn truyện
"Dế Mèn phiêu lưu ký" và giới thiệu nội dung bài học:
Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của
mình cho đề tài trẻ em - một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô
Hoài là một tác giả như thế. Truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" là một truyện đã và
đang được được nhiều người hâm mộ với nhiều lứa tuổi khác nhau - đặc biệt là lứa
tuổi thiếu niên chúng ta. Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết như thế nào?
Bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học
đầu tiên của học kỳ II này.
Hệ thống câu hỏi định hướng
cho hoạt động dạy học
Định hướng cho hoạt động học
- Học sinh đọc phần chú thích (*)SGK.
Hỏi (H): Dựa vào chú thích trong sách
giáo khoa trình bày những hiểu biết
của em về nhà văn Tô Hoài?
1- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
a- Tác giả:
- Tên thật : Nguyễn Sen (1920) - Quê ở
Hà nội.
- Viết văn từ trước Cách mạng tháng
8/1945, có khối lượng tác phẩm phong
phú, đa dạng, gồm thể loại.
* Giáo viên bổ sung:
- Ông có rất nhiều tác phẩm viết cho
thiếu nhi, được mệnh danh là nhà văn
của tuổi thơ, thể hiện tình yêu thương, sự
trân trọng đối với những mầm tươi mới
đang cần được bồi đắp để bước vào đời .
- Bút danh Tô Hoài thể hiện tình yêu quê
hương, đặc biệt là quê ngoại, nơi có con
sông Tô Lịch chảy qua phủ Hoài Đức.
Tác giả đã ghép tên địa danh quê hương
thành bút danh của mình.
- Trước Cách mạng tháng 8/1945 ông đã
\
H: Trình bày những điểm cơ bản lớn
nhất về tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu
ký"?
* GV giải thích tên của tác phẩm
"Dế Mèn phiêu lưu ký": Ghi lại những
cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. (Ký là thể
văn ghi chép, thuật lại những sự việc,
câu chuyện đã xẩy ra). Trong tác
phẩm, Tô Hoài đã tưởng tượng ra lời
của một con dế tự kể về mình và những
cuộc phiêu lưu, những điều mắt thấy
tai nghe những sự việc đã trải qua
trong các cuộc phiêu lưu ấy.
H: Nêu vị trí của đoạn trích "Bài học
đường đời đầu tiên"
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Gọi 2 học sinh đọc tiếp.
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung.
hoạt động xã hội và viết văn. Ông đã
từng giữ chức Phó tổng thư ký Hội nhà
văn Việt Nam, có nhiều tác phẩm đạt giải
thưởng lớn.
b- Tác phẩm:
- Được in lần đầu năm 1941. Là tác phẩm
đặc sắc nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết
về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới.
- Gồm mười chương, kể về những cuộc
phiêu lưu đầy sóng gió và đầy lý thú của
chàng Dế Mèn.
c- Vị trí của đoạn trích:
Trích từ chương I của tác phẩm. Ở
chương này Dế Mèn tự giới thiệu về
mình, đặc biệt kể về một câu chuyện
đáng ân hận - một bài học đường đời đầu
tiên của mình.
2- Đọc - Tìm hiểu chung:
a- Đọc: GV nêu hướng dẫn đọc: Đoạn
Dế Mèn tự tả về chân dung đọc: to, vang,
giọng tự hào, kiêu hãnh, chú ý đến những
tính từ, động từ miêu tả. Đoạn trêu chị
Cốc:đọc giọng trịch thượng của Dế Mèn;
giọng Dế Choắt thì yếu ớt rên rỉ; giọng
chị Cốc thì đáo để, tức giận. Đoạn Dế
Mèn hối hận thì đọc giọng chậm, buồn,
sâu lắng và có phần bi thương.
b- Kể tóm tắt đoạn trích:
\
- Cho học sinh kể tóm tắt đoạn trích.
- Cho học sinh tìm hiểu các chú thích
(3, 12, 30)
Hỏi: Trong đoạn trích có một số thành
ngữ. Theo em đó là những thành ngữ
nào?
Hỏi: Việc sử dụng một số thành ngữ và
một số quán ngữ (chết ngay đuôi, nói
thẳng thừng, không dám ho he, bắt
chân chữ ngũ ) tạo nên cho em những
ấn tượng gì?
c- Tìm hiểu chú thích:
- Vũ: Vỗ cánh.
- Trịch thượng: Ra vẻ bề trên, khinh
thường người khác.
- Cạnh khoé: Không nói thẳng mà nói
ám chỉ , vòng vo nhằm châm chọc, xoi
mói.
- Thành ngữ: ăn xổi ở thì; tắt lửa tối đèn;
hôi như cú mèo
> Việc sử dụng một số thành ngữ và
một số quán ngữ (chết ngay đuôi, nói
thẳng thừng, không dám ho he, bắt chân
chữ ngũ ): Là lời ăn tiếng nói hàng ngày
của nhân dân ta vừa gần gũi, vừa gợi tả
làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, sinh
động, phù hợp với tâm lý trẻ thơ nói
riêng và người Việt Nam nói chung. Đây
là một trong những yếu tố tạo nên sức
hấp dẫn cho tác phẩm.
d- Phương thức biểu đạt, ngôi kể:
* Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự,
biểu cảm.
* Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. Dế Mèn tự
xưng "tôi".
- Cách kể như vậy tạo nên sự thân mật,
gần gũi đáng tin cậy đối với người đọc.
e- Bố cục: 2 phần.
* Từ đầu > đứng đầu thiên hạ rồi: Chân
dung của Dế Mèn.
* Còn lại: Kể về bài học đường đời đầu
\
Hỏi: Văn bản được viết theo phương
thức biểu đạt nào?
Hỏi: Đoạn trích được kể bằng lời nhân
vật nào? Cách lựa chọn ngôi kể như
vậy có tác dụng gì?
Hỏi: Đoạn trích có thể phân thành mấy
đoạn? Ý mỗi đoạn?
- Cho học sinh đọc lại từ đầu đến
"đứng đầu thiên hạ rồi"
H: Đoạn truyện trên giới thiêu về ai ?
Và về việc gì?
H: Dế Mèn đã giới thiệu về mình qua
những chi tiết, hình ảnh nào về ngoại
hình?
tiên của Dế Mèn.
3- Tìm hiểu chi tiết:
a- Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
* Hình dáng:
- [ ] Tôi đã trở thành một chàng dế
thanh niên cường tráng .`
- Đôi càng: mẫm bóng.
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt
- Đôi cánh: thành áo dài kín chấm đuôi.
- Đầu: to và nổi từng tảng, rất bướng.
- Răng: đen nhánh
- Râu dài, uốn cong
> Miêu tả đôi càng. Vì đôi càng vừa thể
hiện sức mạnh vừa là vũ khí lợi hại của
riêng nhà Dế.
GV: Trong văn miêu tả thường có một
trình tự nhất định, nhưng đây chính là
chủ ý của tác giả nhằm nhấn mạnhđặc
điểm nổi bật nhất của nhân vật nên đã
sắp xếp như thế. Điều đó thể hiện về tài
năng quan sát tinh tế, sự am hiểu tường
tận về thế giới loài vật của tác giả Tô
Hoài.
* Hành động:
- Đạp phanh phách
- Vũ phành phạch
- Nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm
máy
- Đi đứng oai vệ [ ] mỗi bước đi, tôi làm
điệu dún dẩy [ ] cho ra kiểu nhà võ.
\
H: Khi miêu tả về hình dáng của Dế
Mèn, tác giả đã tập trung miêu tả bộ
phận nào trước triên? Vì sao?
H: Và những chi tiết nào miêu tả về
hành động của Dế Mèn?
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ
và sử dụng các biện pháp nghệ của tác
giả khi miêu tả về hình dáng và hành
động của Dế Mèn?
> Từ ngữ chọn lọc tiêu biểu đặc sắc,
dùng nhiều tính từ, động từ gợi tả, gợi
hình ; sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân
hoá, so sánh độc đáo, sinh động.
>Dế Mèn là một chàng Dế đẹp đẽ, khoẻ
khỏe mạnh, hùng dũng cường tráng tràn
đầy sức sống, tự tin yêu đời và rất hấp
dẫn.
*Với mọi người trong xóm:
- Dám cà khịa tất cả bà con trong xóm
- Quát mấy chị Cào Cào
- Đá ghẹo anh Gọng Vó
> Qua cách cư xử ấy Dế Mèn đã bộc lộ
tính cách của mình, đó là: hung hăng,
hống hách, coi thường mọi người, cậy
mình có sức mạnh đã bắt nạt kẻ yếu.
> Vì Dế mèn mới lớn, sống trong một
thế giới nhỏ bé, xung quanh toàn là
những người hiền lành, quen thuộc nên
lầm tưởng sự ngông nghênh của mình là
tài ba, giỏi giang.
==>Học sinh trình bày, giáo viên nh
ận
xét, bổ sung:
+ Miêu tả cụ thể, tỷ mỷ, với những tính
từ, động từ chọn lọc, gợi tả, gợi hình
tượng.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân
hoá, so sánh độc đáo, sinh động.
+ Miêu tả đặc điểm chung, vừa miêu tả
những nét riêng của nhân vật, vừa miêu
tả hình dáng, đường nét màu sắc, vừa
miêu tả cử chỉ hành động của nhân vật.
GV: Như vậy, với trí tưởng tượng tài tình
phong phú, sự quan sát tinh tế và sự am
\
H: Qua đó, bước đầu em cảm nhận gì
về Dế Mèn?
H: Tự hào về vẻ đẹp về hình dáng và
sức mạnh của mình, Dế Mèn đã cư xử
với mọi người trong xóm của mình như
thế nào?
H: Em có nhận xét gì về cách cư xử
ấy?
H: Vì sao Dế Mèn lại có thái độ đó?
H: Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ
thuật miêu tả của nhà văn Tô Hoài?
hiểu tường tận về thế giới loài vật, tác
giả Tô Hoài đã miêu tả cặn kẽ, chi tiết
bức chân dung của Dế Mèn - Một võ sỹ
kỳ thú, hấp dẫn như một đô vật hình thể
đang biểu diễn các động tác của mình
trước khán giả với vẻ kiêu hãnh, đầy tự
hào.
Học sinh trình bày, giáo viên nhận
xét, khái quát và chốt nội dung:
Dế Mèn là một chàng dế ở tuổi trưởng
thành có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung,
tràn đầy sức sống, tự tin , yêu đời nhưng
còn xốc nổi, kiêu căng, tự phụ, xem
thường mọi người.
- Định hướng thảo luận: Hiểu để tự tin
vào sức mạnh của mình là phẩm chất tốt
nhưng quá kiêu ngạo về sức mạnh đó và
dùng nó làm vũ khí (cà khịa, bắt nạt, quát
mắng ) là đáng ghét, đáng lên án. Bởi
đó là thái độ hung hăng, tự cao, tự đại,
không khiêm tốn.
* Luyện tập,củng cố (Hết tiết 1)
- Quan sát tỷ mỷ, tinh tế , miêu tả theo
trình tự nhất định ( từ bên ngoài > bên
trong; từ khái quát > cụ thể; đồng thời
cũng không máy móc mà biết chọn
những chi tiết tiêu biểu quan trọng để
miêu tả trước nhằm làm nổi bật nét đặc
sắc của nhân vật).
- Miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính nết và
thái độ của nhân vật, chọn lọc từ ngữ đặc
sắc kết hợp với các biện pháp tu từ làm
cho nhân vật hiện lên sinh động, hấp
dẫn
- Vì thế, Tô Hoài đã cho chúng ta thấy
một bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn
\
H: Qua sự tìm hiểu trên, em hiểu gì về
Dế Mèn?
H: Trong những nét tính cách trên, em
thấy điểm nào đáng quý, điểm nào
đáng chê? Thái độ của em trước những
nét tính cách của Dế Mèn? (Cho học
sinh thảo luận theo nhóm).
H: Qua đoạn trích trên, em học tập
vô cùng sống động và độc đáo.
\
được những gì về nghệ thuật miêu tả
của nhà văn Tô Hoài?
Hết tiết 1 chuyểng sang tiết 2:
GV: Đoạn đầu là lời tự bạch của Dế Mèn về vẻ đẹp hình dáng và những nét
xấu trong tính cách của mình. Đó là lời tự bạch chân thật vừa thể hiện niềm tự hào
về mình vừa tự nhận thức được tính tự đắc, kiêu căng của mình từ vẻ bên ngoài
đẹp mã, ưa nhìn. Nhưng để nhận ra được đó là tính xấu, Mèn đã phải trải qua một
bài học xót xa, thấm thía. Đấy chính là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Cho HS đọc đoạn "Chao ôi không thể
làm lại được"
H: Bài học ấy liên quan trực tiếp đến
người bạn hàng xóm Dế Choắt. Qua lời
kể của Mèn cho ta biết những gì về Dế
Choắt?
b- Bài học đường đời đầu tiên của Dế
Mèn:
* Dế Choắt:
- Choắt là tên tôi đặt cho[ ]
- Choắt nọ [ ] trạc tuổi tôi.
- [ ] gầy gò và dài lêu nghêu như một
gã thuóc phiện.
-[ ] cánh ngắn hủn hoẳn đến giữa lưng
hở cả mạng sườn như người cởi trần
mặc áo gi-lê
- Đôi càng bè bè, nặng nề
- Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt
mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ
> Cách kể rất ấn tượng, với khả năng
quan sát tỷ mỷ kết hợp với việc sử dụng
các thành ngữ gần gũi quen thuộc giàu
sức gợi cảm, gợi tả như: ăn xổi ở thì, tắt
\
H: Em có nhận xét gì về cách kể tr
ên?
Qua đó em hình dung Dế Choắt là người
như thế nào?
H: Em có suy nghĩ gì về thái độ của Dế
Mèn đối với Dế choắt thông qua việc kể
và miêu tả trên?
lửa tối đèn, hôi như cú mèo và biện
nghệ thuật so sánh tài tình tác giả đã vẽ
lên một hình ảnh Dế Choắt hoàn toàn
đối lập với Dế Mèn, đó là một chú Dế
gầy gò, ốm yếu, bệnh tật, xấu xí .
> Dế Mèn coi thường Dế Choắt: việc
đặt tên cho anh bạn hàng xóm là
"Choắt" còn tả Choắt rất xấu (gầy gò,
dài lêu nghêu ) thể hiện cách nhìn chê
bai, diễu cợt. Choắt bằng tuổi Dế Mèn
mà gọi Choắt là "Chú mày", cách xưng
hô ấy tỏ vẻ ngông nghênh, tự phụ,
không coi Choắt ra gì. Đó là thái độ
trịch thượng, ra vẻ đàn anh kẻ cả. Còn
len giọng chế diễu, khinh thường khi
Choắt đề nghị giúp đỡ: "Hức! Thông
ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú
mày hôi như cú mèo thế này ai mà chịu
đươc[ ] Đào tổ nông thì cho chết!"
> Với lời nghề nghị của Dế Choắt, Dế
Mèn không thông cảm giúp đỡ mà còn
quát mắng thậm tệ, tỏ vẻ khinh khỉnh rồi
bỏ đi. Điêu đó chứng tỏ rằng: Dế Mèn là
một kẻ ích kỷ , hẹp hòi , sống chỉ biết
mình không có lòng bao dung và lòng
thương đồng loại .
==>GV nhận xét, bổ sung, chốt nội
dung :
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế choắt:
Trịnh thượng, khinh thường, không
quan tâm,giúp đỡ kẻ yếu .
GV: Có thể xem câu chuyện giữa Dế
Mèn và Dế Choắt là một tình huống
đáng nhớ mà ở đó nhân vật Dế Mèn đã
bộc lộ khá rõ phần tính cách của mình.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, câu
chuyện tiếp tục được đẩy lên cao độ,
đỉnh điểm qua một tình huống khác. Đó
\
là tình huống nào?
* Dế Mèn trêu chị Cốc:
- Trước khi trêu:
+ "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày
còn tao biết sợ hơn tao nữa! Gương mắt
ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây
này!"
> Thái độ tự cao, tự đại. không coi ai
ra gì, huyênh hoang trước dế Choắt,
- Trong quá trình trêu:
+ Tôi cấtt giọng véo von [ ]
+ [ ] Tôi chui tọt ngay vào hang [ ]
Bụng nghĩ thú vị [ ]
- Khi chị Cốc trừng phạt Dế Choắt:
+ [ ] Núp tận đáy mà tôi cũng khiếp,
nằm im thin thít.[ ] Biết chị Cốc đi rồi,
tôi mới mon men bò lên.
- Kết cục của việc trêu đùa:
+ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi
thóp.
+ Thế rồi Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.
Vừa thương vừa ăn năn tội của mình
[ ] Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài
học đường đời đầu tiên.
> Diễn biến tâm lý và thái độ của Dế
Mèn được thể hiện qua các sự việc, các
hành động và ngôn ngữ của nhân vật.
Lúc đầu Mèn còn hênh hoang trước Dế
\
H: Hãy bàn luận về hành động này của
Dế Mèn?
.
Choắt, sau đó chui tọt vào hang yên chí
về sự yên ổn, kiên cố nơi ở của mình.
Nhưng khi biết chị Cốc mổ Dế Choắt thì
khiếp sợ, nằm im thin thít. Hốt hoảng,
lo sợ, đau đớn xót thương bạn bất vì cái
chết bất ngờ và lời khuyên của Dế
Choắt. Ân hận, sám hối chân thành về
những lỗi của mình và thấm thía về bài
học đường đời đầu tiên.
GV nhận xét, bổ sung và bình:
Tác giả đã hoá thân vào nhân vật (kể
theo ngôi thứ nhất) nên rất tự nhiên,
chân thật, hấp dẫn và cách miêu tả diễn
biến tâm lý của nhân vật rất tinh tế, hợp
lý, sinh động, làm cho người đọc hiểu
được đây là một đứa trẻ mới lớn nông
nổi, hiếu động, ngỗ ngược. Huyênh
hoang đối với những kẻ yếu dễ bắt nạt
nhưng lại run sợ, hoảng hốt trước kẻ
mạnh. Để rồi từ đó rút ra một bài học
nhân sinh và đạo lý thấm thía.
"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có
óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi
cũng mang vạ vào mình đấy."
\
H: Hãy thuật lại và nhận xét diễn biến
và tâm trạng của Dế Mèn trong đoạn kể
về việc Dế Mèn trêu chị Cốc?
H: Trước khi trêu chị Cốc, Mèn đã nói
gì?
H: Lời nói đó thể hiện thái độ như thế
nào
H: Tìm những chi tiết miêu tả hành
==> Bài hoc về:
- Thói kiêu căng: kẻ kiêu căng, tự phụ
có thể làm hại người khác khiến phải ân
hận suốt đời.
- Tình thân ái: Nên sống đoàn kết, nhân
ái, mình vì mọi người. Đặc biệt là phải
yêu thương giúp đỡ những người khó
khăn, hoạn nạn.
GV: Bài học của Dế Mèn cũng là bài
học bổ ích đối với lớp trẻ chúng ta
Nhà văn Tô Hoài đã cài vào trong câu
chuyện về bài học nhân sinh và đạo lý
nhưng không khô khan, trừu tượng mà
rất sâu sắc và thấm thía.
-
4-Tổng kết - Ghi nhớ:
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh
\
động và thái độ của Dế Mèn trong quá
trình trêu chị Cốc?
động
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự
nhiên, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ chính xác, gợi hình, gợi cảm
kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hoá
và so sánh đã bộc lộ được chủ đề tư
tưởng mọt cách tự nhiên, dễ thuyết
phục.
* Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng
của Dế Mèn nhưng tính tình còn kiêu
căng tự phụ, xốc nổi đã gây hậu quả
thảm thương và rút ra bài học đường
đầu tiên cho bản thân.
5 - Luyện tập :
- GV nhận xét, bổ sung và định hướng:
+ Cay đắng vì lỗi lầm của mình.
+ Xót thương Choắt (mong cho Choắt
sống lại).
+ Nghĩ đến việc từ nay sẽ thay đổi cách
sống của mình.
- HS tự do phát biểu:
+ Có thể tha thứ: vì biết lỗi sẽ sửa chữa
và tránh được lỗi. Hơn nữa tình cảm của
Mèn lúc này cũng rất chân thành.
+ Khó tha thứ : Vì hối lỗi nhưng không
thể cứu được mạng người đã chết.
(GV nhận xét, bổ sung)
6- Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Kể tóm tắt văn bản.
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
- Hãy diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn
khi trước nấm mồ Dế Choắt bằng một
đoạn văn ngắn.
- Chuẩn bị bài: "Phó từ"