SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC RÈN
LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP
Người thực hiện: Phan Thị Mùi
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 1
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 1
- Lĩnh vực khác: 1
Có đính kèm:
1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác
Năm học: 2010 - 2011
MỤC LỤC
Trang
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Cơ sở thực hiện đề tài 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
III. Tổ chức thực hiện đề tài: 5
1. Phương pháp sử dụng bài tập lịch sử là gì? 5
2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập: 6
3. Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở 7
lớp 12.
3.1. Khái quát chung 7
3.2 Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở 7
lớp 12.
a. Sử dụng câu hỏi có những yếu tố bài tập nhận thức để học sinh 7
tiếp nhận kiến thức mới:
b. Sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh 12
trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
c. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử trong tự học ở nhà: 13
d. Sử dụng bài tập lịch sử trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của 15
học sinh.
e. Sử dụng bài tập lịch sử trong hoạt động ngoại khóa: 18
3. 3: Biện Pháp kiểm tra đánh giá. 18
IV. Ứng dụng vào thực tiễn 18
V. Kết Luận 19
VI. Kết quả thực hiện 19
VII. Những bài học có thể áp dụng 20
Tài liệu tham khảo 21
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010 - 2011
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC
RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP
Họ và tên tác giả: Phan Thị Mùi
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Long Thành - Tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục: * Phương pháp dạy học bộ môn: *
Phương pháp giáo dục: * Lĩnh vực khác: *
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới *
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có *
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao *
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao *
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao *
- Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả cao *
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt * Khá * Đạt *
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Tốt * Khá * Đạt *
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
cao trong phạm vi rộng:
Tốt * Khá * Đạt *
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phan Thị Mùi
2. Ngày tháng năm sinh: 09 – 01 – 1980
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 19 – Khu Phước Hải – TT Long Thành – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ 0613844537 – 0613 845107.(NR); ĐTDĐ: 0972988705
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Bí thư Đoàn Trường
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Lịch sử.
- Số năm có kinh nghiệm: 06 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Thiết kế sơ đồ tiến trình phát triển của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Năm học
2006 – 2007.
2. Khai thác nội dung truyền thống yêu nước để giáo dục học sinh trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Năm học 2008 -2009
3. Tầm quan trọng của bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử lớp. Năm học
2009 – 2010.
Người thực hiện
Phan Thị Mùi
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG
QUA VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường
trung học nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của
những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp các ngành từ Trung
ương đến địa phương.
- Việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã được đặt ra từ
lâu. Ngay từ năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: “ Phải
tự nguyện tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ … phải hoàn
thành cho được. Do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập,
nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kì khó khăn
nào trong việc học tập”. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt” của ngành giáo dục (1963) Bác Hồ lại căn dặn: “Về giảng dạy tránh
lối dạy nhồi sọ” … “ Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên
học gạo, không nên học vẹt … học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực
tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”.
- Nhiều năm qua trên thực tế việc đổi mới dạy và học luôn được diễn ra
thường xuyên. Nhưng hiệu quả đến đâu chưa ai khẳng định được, nhưng
những bất cập đi kèm là điều có thực. Những yếu kém của ngành giáo dục,
đặc biệt trong những năm gần đây bộc lộ khá rõ trong dạy học nói chung và
dạy học lịch sử nói riêng. Biểu hiện nỗi bật của việc giảm sút chất lượng bộ
môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử, không
vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất,
quan điểm tư tưởng, thi cử chất lượng rất thấp. Nguyên nhân đưa tới tình
trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ
môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, cho là môn phụ, tác động mặt tiêu cực
của cơ chế thị trường, những thiếu sót trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo
viên … Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về
phương pháp dạy và học Lịch sử.
- Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình
hình hiện nay “ Lấy người học làm trung tâm”. Và từ thực tiễn giảng dạy tôi
đã biên soạn đề tài này nhằm góp một ý kiến nhỏ bàn về vấn đề “Đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài
tập”.
- Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử
cũng phải tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, cũng cố, đánh
giá, kiểm tra tri thức lịch sử mà học sinh đã được lĩnh hội.
- Rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử nhằm giúp học sinh khắc sâu,
nhớ lâu sự kiện, hiểu được vấn đề lịch sử. Khắc phục tình trạng học thuộc
lòng, nhớ lơ mơ, nhầm lẫn sự kiện.
- Do bài học lịch sử thường rất dài, học sinh khó nhớ, phân phối tiết
chương trình lại ít, học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đa phần là
học sinh yếu kém, đặc biệt đối với học sinh khối 12 với áp lực thi tốt nghiệp.
Nên việc nắm được kiến thức cơ bản để làm bài thi một cách dễ dàng nhất
chỉ có thể rèn cho học sinh làm bài tập thường xuyên, nhuần nhuyễn.
- Vì vậy “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc rèn
luyện học sinh làm bài tập” là nhằm giải quyết mục đích trên.
II. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Bài tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của nó
là thực hiện một phần quan trọng của bài học và chương trình sách giáo
khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học. Vì vậy làm bài tập
là điều tất yếu và bắt buộc trong quá trình dạy học.
Trong dạy học lịch sử, giáo viên không dừng lại ở cung cấp tri thức mà
cần hướng dẫn học sinh nhận thức bản chất lịch sử, có thái độ tình cảm đúng
đối với các sự kiện lịch sử. Phát huy tính năng động tích cực trong việc tìm
tòi kiến thức. Rèn luyện năng lực thực hành và vận dụng kiến thức đã học để
tiếp thu kiến thức mới. Do đó bài tập góp phần quan trọng giúp các em nắm
vững kiến thức, sự kiện lịch sử và nhận thức tốt bài học.
Làm bài tập giúp các em hiểu rõ vấn đề, những sự kiện cơ bản của sách
giáo khoa, rút ra những gì cần nhớ của bài học, đặc biệt là bài tập giúp các
em suy nghĩ độc lập, nhận thức rèn luyện kĩ năng thực hành, hiểu sâu, nhớ
lâu sự kiện lịch sử.
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử
cũng phải tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, củng cố, đánh
giá, kiểm tra tri thức lịch sử mà các em chiếm lĩnh được trong tiết học.
Đối với học sinh của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đa phần là học
sinh có học lực ở mức dưới trung bình so với mặt bằng chung trong khu vực.
Các em yếu toàn diện ở tất cả các môn. Do đó để các em nắm vững được
những kiến thức cơ bản của bài học là việc không đễ dàng gì. Vì vậy việc
tăng cường làm bài tập để hình thành kĩ năng nhuần nhuyễn, khắc sâu cho
học sinh nhớ lâu hơn kiến thức đã học là điều hết sức cần thiết ở tất cả các
bộ môn nói chung và lịch sử nói riêng như dân gian vẫn dạy “văn ôn võ
luyện”.
Mặt khác đối với học sinh khối 12 mục tiêu quan trọng là kết quả tốt
nghiệp ở cuối cấp. Bộ môn lịch sử cũng là môn thi tốt nghiệp. Trong khi đó
đặc điểm học sinh của trường lại rất yếu các môn khoa học tự nhiên. Dó đó
vị trí của các môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đã
góp phần quan trọng vào kết quả tốt nghiệp của các em, cho nên nhận thức
được vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử các em sẽ học tốt hơn. Để nắm
vững và sâu kiến thức lịch sử các em phải tăng cường làm bài tập lịch sử đặc
biệt là các dạng bài tập nhằm để khắc sâu, nhớ lâu sự kiện lịch sử.
2 . Cơ sở thực tiễn.
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Đình
Chiểu.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
- Đa số học sinh không thích học bộ môn Lịch sử
- Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ.
- Giáo viên giảng, đọc, học trò chép. Giáo viên hỏi, học sinh nhìn sách giáo
khoa đọc mà không biết mình đang trả lời cái gì.
- Dẫn đến hệ lụy: kiểm tra quay cóp, chép bài bạn.
2.3. Nguyên nhân:
- Do chương trình và nội dung kiến thức lịch sử quá dài. Số tiết quá ít so
với chương trình.
- Giáo viên dạy ôm đồm kiến thức vì áp lực thi cử.
- Đa số học sinh không thích học lịch sử vì đó không phải là nghề theo
đuổi trong tương lai. Các em chỉ thích học các môn tự nhiên, ngoại ngữ để
thuận lợi trong việc chọn nghề. Đây cũng là một thực tế mà chúng ta phải
chấp nhận: có rất ít học sinh sẽ đi theo ngành nghề liên quan đến lịch sử, nên
chúng ta cần giúp các em lĩnh hội và nắm chắc kiến thức một cách cơ bản
nhất để các em có đủ kiến thức buớc vào cuộc sống mai sau.
- Tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến đa phần học
sinh rất lười, không chịu khó trong việc học tập, chỉ thích ham chơi điện tử,
có bao nhiêu thởi gian, sứ lực đểu đổ dồn vào đấy.
2.4. Vấn đề đặt ra:
- Thầy phải cố gắng đầu tư, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho
môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp). Phải làm
sao cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và
không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết
không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt.
- Thầy phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh làm sao
có thể nắm được kiến thức cơ bản một cách cô động nhất, trong một thời
gian ngắn nhất (đừng để học sinh có cảm giác nhắc đến lịch sử là “dài”) vừa
đáp ứng được hiệu quả bài học vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn bài
học.
2.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu trong diện hẹp.
- Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 12 trong dạy học bộ môn
Lịch sử của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.
2.6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
- Khảo sát thăm dò ý kiến,
- Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận.
- Gợi mở kiến thức thông qua bài học và thực hành bài tập.
- Tham khảo các tài liệu trong dạy học lịch sử và các tài liệu liên quan
đến bộ môn Lịch sử 12.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Phương pháp sử dụng bài tập lịch sử là gì?
Dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm nhiều yếu tố như sau:
Sách giáo khoa, tài liệu, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, thầy-
trò. Trong quá trình đó để nâng cao hiệu quả dạy học, người thầy phải bằng
nhiều phương pháp sư phạm để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh,
trong đó có khâu làm bài tập. Đối với các bộ môn khoa học tự nhiên việc giải
bài tập sau khi đã cung cấp kiến thức mới là điều hiễn nhiên, nhưng đối với
bộ môn khoa học xã hội cụ thể là Lịch sử việc làm bài tập như một khái
niệm xa lạ đối với học sinh.
Trong thực tế qua những tiết học dự giờ của giáo viên cùng trường và học
hỏi các trường bạn. Tôi nhận thấy đa số giáo viên bỏ qua khâu này, nếu có
thì đó chỉ là những câu hỏi chứ chưa được nâng lên thành một bài tập Lịch
sử.
Vậy bài tập lịch sử là gì? Giáo viên, học sinh phải làm gì khi tiến hành
làm bài tập ở bộ môn lịch sử 12 thông qua việc dạy học.
Khi sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức kiến thức mới cho học
sinh trong giờ lên lớp cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:
- Cần phải đưa bài tập vào lúc nào?
- Thời gian giành cho giải quyết bài tập là bao nhiêu?
- Hình thức trả lời bài tập bằng miệng hay viết?
- Giáo viên tham gia chỉ đạo, gợi ý ở chừng mực nào?
Giải đáp các vấn đề trên phụ thuộc hai yếu tố:
Khối lượng và mức độ khó của bài tập đưa ra.
Mức độ lĩnh hội kiến thức đã học và mối quan hệ giữa kiến thức này với
bài tập.
Vậy với ba phương án sau ta giải quyết được những vấn đề trên:
- Giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh suy nghĩ và cùng học sinh giải
quyết, học sinh nắm được kiến thức đáp án và ghi chép vào vở.
- Giáo viên đưa ra bài tập yêu cầu học sinh lên bảng trình bày, còn lại ở
dưới lớp tự làm vào vở.
- Giáo viên đưa ra bài tập cùng học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận, rút ra
vấn đề và các em tự sửa chữa hoàn chỉnh bài làm của mình.
Các loại bài tập lịch sử: có nhiều loại bài tập.
Nhóm bài tập nhận biết lịch sử: tái tạo hình ảnh quá khứ, nhằm rèn luyện
kỹ năng ghi nhớ, tái hiện lịch sử một cách chính xác.
Nhóm bài tập nhận thức lịch sử: đòi hỏi học sinh tìm hiểu sâu bản chất
sự kiện, phù hợp trình độ của mình.
Nhóm bài tập thực hành: rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, nâng cao
trình độ tư duy lịch sử.
2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập:
a. Các nguyên tắc xây dựng bài tập:
Thứ nhất, nội dung bài tập phải gắn với chương trình sách giáo khoa,
phản ánh yêu cầu, trình độ học tập của học sinh.
Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ lôgíc giữa các sự
kiện.
Thứ ba, đảm bảo tính đa dạng, toàn diện của nội dung bài tập.
Thứ tư, nội dung bài tập phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh,
phát huy trí thông minh sáng tạo…
Thứ năm, bài tập cần chính xác về nội dung, chuẩn mực về hình thức.
b. Các quy trình xây dựng bài tập: gồm các bước.
Xác định mục đích xây dựng bài tập (loại hình, yêu cầu… )
Xác định nội dung cần kiểm tra học sinh (phù hợp với yêu cầu học tập).
Xác lập hệ thống các loại bài tập.
Xác định nguồn tài liệu để xây dựng bài tập (sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, đồ dùng trực quan… )
Thể hiện thành các loại bài tập.
Kiểm tra các bài tập dùng để đánh giá học sinh.
c. Hệ thống các loại bài tập:
Thứ nhất, các câu hỏi trong sách giáo khoa cần được giải quyết.
Thứ hai, các loại bài tập nhỏ liên quan đến kênh hình.
Thứ ba, các loại bài tập sử dụng tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan.
Thứ tư, bài tập trắc nghiệm.
Thứ năm, bài tập tự luận.
Thứ sáu, bài tập liên hệ kiến thức về quá khứ đang học với thực tiễn cuộc
sống hiện nay.
3. Biện pháp thực hiện:
3.1.Khái quát chung.
Trước hết giáo viên phải quán triệt dạy học theo hướng tích cực hóa nhận
thức của học sinh là một xu hướng, đồng thời cũng là một yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, trong quá trình dạy học, người thầy phải hướng dẫn, giúp
đỡ học sinh độc lập suy nghĩ, rút ra được tri thức phù hợp trên cơ sở tài liệu học
tập, chứ không phải là một sự nhồi nhét, truyền đạt một chiều. Một trong những
biện pháp để nâng cao tính tích cực học tập của học sinh là nêu một bài tập lịch
sử.
Bài tập trong dạy học lịch sử là một tình huống có vấn đề, mà trong quá
trình giải quyết, học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã học, những tài
liệu liên quan, biết tìm tòi sáng tạo. Hệ thống bài tập chặt chẽ chứ không phải
chỉ là một vài bài tập rời rạc khô khan.
3.2. Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở lớp 12.
a. Sử dụng câu hỏi có những yếu tố bài tập nhận thức để học sinh tiếp nhận
kiến thức mới:
Bài tập nhận thức giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện,
diễn biến lịch sử và các mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy trong các giờ học lịch
sử, trước khi truyền thụ kiến thức mới, giáo viên phải xác định nhiệm vụ nhận
thức cho học sinh. Công việc này có hai tác dụng: nêu rõ mục đích nhận thức
của học sinh và hướng học sinh chú ý đến kiến thức trọng tâm của bài học; huy
động cao nhất hoạt động của các giác quan kết hợp tư duy có định hướng. Bài
tập đưa ra vào đầu giờ học để định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh phải
hướng vào kiến thức trọng tâm của bài, và giáo viên phải viết ngay câu hỏi phía
một góc bảng, song không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà sẽ trả lời vào cuối
mỗi đề mục hay bài học.
Ví dụ:khi dạy Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919
– 1925. (SGK Lịch sử lớp 12).
Bài tập 1:“Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác
động đến tình hình kinh tế – giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?”
Triển khai thực hiện:
Giáo viên Học sinh Nội dung kiến thức
- Ghi câu
hỏi lên một
góc bảng
- Trước hết
các em phải
-Học sinh
theo dõi
bài.
Dựa vào
SGK trả
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân
Pháp.
- Thời gian: từ 1919 – 1929.
- Tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn. vốn
đầu tư tăng từ (1924 – 1929), lên đến 4 tỉ Phơ- răng:
biết được
chính sách
khai thác
thuộc địa
của Pháp có
nội dung gì
Vậy với
những chính
sách khai
thác đó đã
tác động
đến kinh tế -
xã hội Việt
Nam ra sao?
lời lần
lượt từng
nội dung
Học sinh
theo di cu
hỏi v dựa
vo SGK
trả lời.
N
ông
nghi
ệ
p
: Thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu đầu tư
vào đồn điền cao su. Diện tích các đồn điền cao su được
mở rộng.
Công nghiệp: Tập trung khai mỏ nhất là mỏ than. Mở
rộng các ngành chế biến như muối, xay xát, dệt…
Thương nghiệp: Ngoại thương tăng, buôn bán nội địa
được đẩy mạnh.
Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ đầu tư phát
triển.
Ngân Hàng: Pháp nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông
Dương, tăng thuế, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
Chính trị:
- Tăng cường chính sách cai trị, Bộ máy quân sự, cảnh
sát, mật thám, nhà tù được củng cố và hoạt động ráo riết.
Văn hóa – giáo dục:
- Hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng. (gồm cấp
tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học)
- In ấn, xuất bản sách báo ,chủ trương “Pháp - Việt đề
huề”
- Du nhập văn hóa phương Tây phát triển đan xen với văn
hóa truyền thống. Nhằm phục vụ mục đích khai thác
thuộc địa.
2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã
hội ở Việt Nam.
2.1. Chuyển biến về kinh tế:
- Có bước phát triển mới song phát triển mất cân đối, lạc
hậu, lệ thuộc chặt chẽ vo kinh tế Pháp.
- Là thị trường độc chiếm của Pháp.
2.2. Chuyển biến về xã hội: phân hóa sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: Bị phân hóa thành 3 bộ phận:
Đại địa chủ cấu kết với Pháp
Trung, Tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc chống TD Pháp
và tay sai.
Giai cấp nông dân: Bị thống trị, tước đoạt ruộng đất ®
nông dân >< với ĐQ Pháp và tay sai gay gắt, là lực lượng
cách mạng to lớn.
Giai cấp tiểu tư sản: Phát triển nhanh về số lượng, có
tinh thần dân tộc, chống TD Pháp và tay sai. Đặc biệt là
học sinh, sinh viên và tri thức.
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau CTTG I, phân hóa hai bộ
phận:
Tư sản mại bản: là chủ tư bản lớn, cấu kết với Pháp -> kẻ
thù của CM
Tư sản dân tộc: địa vị kinh tế nhỏ bé, có khuynh hướng
dâb tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, ra đời trước
CTTG I 10vạn ®năm 1929 là 22 vạn,
Đặc điểm của giai cấp công nhân:
Bị 3 tầng áp bức bóc lột ( TS, ĐQ, PK)
Có quan hệt găn bó mật thiết với nông dân.
Có truyền thống yêu nước.
Ảnh hưởng trào lưu cách mạng vô sản thế giới
®
trở thành 1 động lực mạnh mẽ của phong trào giải
giải phóng dân tộc.
Những chuyễn biến trên làm cho xã hội Việt Nam mâu
thuẫn sâu sắc. Đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
TD Pháp và tay sai phản động.
Tác dụng của bài tập: .Học sinh phải nắm được tình hình kinh tế, xã hội
Việt Nam trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Từ đó phân tích để thấy
được cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế – xã
hội Việt Nam thay đổi sâu sắc hơn với sự xuất hiện của các giai cấp mới. Từ đó
các em hiểu được mối liện hệ giữa kinh tế và xã hội.
Kết quả thực hiện:
Học sinh chú ý tham gia xây dựng bài 100%.
Học sinh làm bài đạt tốt chiếm 70%.
Học sinh làm bài đạt khá 20%, còn lại trung bình và yếu
Bài tập 2: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ai Quốc từ
1919 – 1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa
và rút ra công lao đầu tiên của Nguyễn Ai Quốc là gì?
Triển khai thực hiện:
Giáo viên: Ghi câu hỏi lên bảng.
Học sinh: theo dõi và dựa vào SGK trả lời.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn
Ai Quốc một cách khái quát minh họa bằng bản đồ như sau.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các mốc thời gian cơ bản
theo mẫu.
Bước 3: Cho học sinh điền các sự kiện tương ứng mốc thời gian.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nêu lên ý nghĩa
Bước 5: Rút ra công lao của Bác
1. Hành trỡnh tỡm đ-ờng cứu n-ớc của Nguyễn á i Quốc
( 1911 - 1925)
Mĩ Pháp Nga
Anh Việt Nam
1912
1913
Nhng ni Nguyễn á i Quốc từng đến.
Chú giải
Trung Quốc
1912
1911
1912- 1913
1912
1912
1912
1913
1913
2. Lp bng thng kờ v nhng hot ng chớnh ca Nguyn i
Quc (1919 1925).
a im Thi gian
Hot ng chớnh ca
Nguyn i Quc
í ngha
Phỏp
1917
1919
6/1919
7/1920
12/1920
1921->1923
Liờn Xụ
6/1923
7/1924
Trung Quc
11/11/1924
6/1925
3. HOT NG CA NGUYN I QUC
3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Địa điểm Thời gian
Hoạt động chính của
Nguyễn i Quốc
Ý nghĩa
Pháp
1917 Bác trở lại Pháp
1919 Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp
6/1919
Gửi tới hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân
dân An Nam đòi quyền tự do dân chủ…
7/1920
Người đọc bản luận cương của Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa.
12/1920
Tại đại hội Tua người gia nhập quốc tế cộng sản
và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp –
người cộng sản Việt Nam đầu tiên
1921->1923
Lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất
bản báo “người cùng khổ”. Viết cuốn Bản án chế
độ thực dân pháp…
Lin Xơ
6/1923 Đi Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân
7/1924 Dự đại hội lần V của quốc tế cộng sản (1924)
Trung Quốc
11/11/1924
Người về Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục lý luận xy dựng tổ chức cch mạng
GPDT
6/1925 Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
4. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Địa điểm Thời gian
Hoạt động chính của
Nguyễn i Quốc
Ý nghĩa
Pháp
1917 Bác trở lại Pháp Tìm ra
con
đường
cứu nước:
con
đường
CMVS
1919 Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp
6/1919
Gửi tới hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân
dân An Nam đòi quyền tự do dân chủ…
7/1920
Người đọc bản luận cương của Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa.
12/1920
Tại đại hội Tua người gia nhập quốc tế cộng sản
và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp –
người cộng sản Việt Nam đầu tiên
Truyền bá
chủ nghĩa
Mác
Lênin về
nước,
chuẩn bị
tư tưởng
chính trị
cho việc
thành lập
Đảng CS
1921->1923
Lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất
bản báo “người cùng khổ”. Viết cuốn Bản án chế
độ thực dân pháp…
Liên Xô
6/1923 Đi Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân
7/1924 Dự đại hội lần V của quốc tế cộng sản (1924)
Trung Quốc 11/11/1924
Người về Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục lý luận xây dựng tổ chức cách
mạng GPDT
Hoạt động của Nguyễn Ai Quốc ( 1911 - 1925).
1911 1917
1919 1920
1921 - 1922 1923 1924
Hoạt động tại Pháp
ở Liên
Xô
éến nhiều
n-ớc trên
thế giới
Về Trung
Quốc.
H o ạ t đ ộ n g c ủ a N g u y ễ n A i Q u ố c ( 1 9 1 1 - 1 9 2 5 ).
T r u y ề n b á c h ủ n g h ĩa
M á c L ê n in v ề n - ớ c .
1 9 1 1 1 9 1 7
1 9 1 9
1 9 2 0 1 9 2 1 - 1 9 2 2 1 9 2 3 1 9 2 4
T ỡm ra c o n đ - ờ n g
c ứ u n - ớ c .
C ô n g la o c ủ a N g u y ễ n á i Q u ố c đ ố i v ớ i c á c h
m ạ n g V iệ t N a m th ờ i k ỡ n à y là g ỡ?
6/1925 Lp Hi Vit Nam cỏch mng thanh niờn
Tỏc dng ca bi tp: vi bin phỏp s dng niờn biu v lc to
hng thỳ cho hc sinh, giỳp hc sinh d hỡnh dung v nm bt cỏc s kin.
Hiu qu bi tp: hn 90 % hc sinh nm bi tt.
b. S dng bi tp t chc hot ng nhn thc ca hc sinh trong quỏ
trỡnh tip thu kin thc mi.
i mi phng phỏp dy hc l to ra quỏ trỡnh chuyn t vic dy hc
c da vo trớ nh, hc thuc kin thc cú sn, sang vic dy hc mi phỏt
huy tớnh tớch cc nhn thc c lp ca hc sinh. Vỡ vy giỏo viờn phi s dng
h thng cõu hi, bi tp trong quỏ trỡnh truyn th kin thc mi.
Ví dụ: khi dạy Mục 3 của phần III bài 16 (Lịch sử 12) Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945.
Bài tập: “Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta quyết
định khởi nghĩa giành chính quyến trong toàn quốc?”.
Triển khai:
Giáo viên : gợi ý cho học sinh nhớ lại chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề
ra trong hội nghị Trung ương 8(5/1941). Chủ trương này gồm ba điểm, trong đó
nhấn mạnh: Khởi nghĩa vũ trang muốn giành thắng lợi phải có đầy đủ những
điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi – nghĩa là phải có thời cơ.
Giáo viên ra câu hỏi: Vậy “thời cơ cách mạng là gì?”
Học sinh trả lời: Để hiểu vấn đề này, học sinh lần lượt xác định các yếu
tố thời cơ cách mạng ( kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa, quần chúng
nhân dân đã đứng về phía cách mạng, Đảng của giai cấp lãnh đạo đã chuẩn bị
sẵn sàng).
Giáo viên tiếp tục hỏi: “ Các yếu tố này đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta
lúc bấy giờ chưa?”.
Học sinh trả lời: đã xuất hiện; Nhật đã đầu hàng, quần chúng nhân dân
đã sục sôi khí thế, Đảng Cộng sản Đông Dương đã sẵn sàng.
Cuối cùng giáo viên kết luận: “ Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ở nước
ta đã xuất hiện đầy đủ ba yếu tố trên – nghĩa là thời cơ tổng khởi nghĩa tháng
Tám đã chín muồi. Do đó Đảng ta quyết định khởi nghĩa giành chính quyền
trong toàn quốc. Đây là quyết định đúng đắn, kịp thời, sáng suốt. Nhờ vậy Tổng
khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong cả nước.
Tác dụng bài tập: Cách đặt và hướng dẫn giải quyết bài tập như vậy, thu
hút sự chý ý của học sinh, vì các em vừa được cũng cố kiến thức cũ, vừa chuẩn
bị chiếm lĩnh kiến thức mới, nó kích thích tư duy, hình thành phương pháp nhận
thức – phương pháp giải quyết bài tập.
c. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử trong tự học ở nhà:
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cần chú ý đến vấn đề bồi dưỡng
và phát triển năng lực tự học của học sinh. Bởi vì, bài giảng ở trên lớp chỉ là
bước mở đầu cho công việc tiếp tục tự học ở nhà để hiểu vấn đề. Biện pháp
này được thực hiện bằng nhiều cách sau:
Một là, giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hai là, hướng dẫn học sinh làm bài tập do giáo viên đưa ra.
Ba là, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà đạt hiệu quả giáo viên cần
chú ý:
Đưa ra nhiều loại bài tập đảm bảo tính đa dạng, phong phú, phù hợp với
trình độ từng đối tượng học sinh.
Bài tập lịch sử giúp học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa các sự kiện lịch
sử cơ bản trong từng giai đoạn thời kỳ nhất định.
Ví dụ 1: Sau khi học xong chương II Việt Nam trong những năm 1930-
1945, giáo viên cho học sinh làm bài tập: Với các sự kiện quan trọng sau
em hãy điền mốc thời gian thích hợp.
Thực hiện: giáo viên cho sự kiện, sau khi học sinh điền mốc thời gian
được kết quả như sau:
Thời gian: Các sự kiện quan trọng nhất.
03-02-1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
12-09-1930 Xô Viết Nghệ Tĩnh
03-1935 Đại hội lần thứ nhất của Đảng
1936-1939 Cuộc vận động dân chủ
28-01– 1941 Nguyễn ÁI Quốc về nước lãnh đạo cách mạng
22 – 12 – 1944 Đội VNTT giải phóng quân ra đời
9-03-1945 Nhật đảo chính Pháp
8 – 1945 Cách mạng tháng Tám thành công
2 – 9 – 1945 Nước VNDCCH ra đời
Ví dụ 2: Con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ai Quốc lựa chọn đã
đưa cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, trên
con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Với những
hình ảnh sau hãy điền các mốc lịch sử tương ứng.
C¸ch m¹ng
th¸ng t¸m
thµnh c«ng.
Kh¸ng chiÕn
chèng Ph¸p
th¾ng lîi.
Gi¶i phãng
miÒn Nam
thèng nhÊt
®Êt n-íc.
Đæi míi
®Êt n-íc.
Bài tập giúp học sinh làm quen với việc đánh giá, bình luận về các sự
kiện, nhân vật lịch sử. Mỗi khi nhận xét về một sự kiện hay một nhân vật, học
sinh phải dựa vào hoàn cảnh lịch sử, phân tích ý nghĩa, sự tác động của sự
kiện, vai trò của nhân vật lịch sử…… Trên cơ sở đó tư duy lịch sử của học
sinh được phát triển, ví dụ sau khi học về giai đoạn lịch sử Hoạt động của
Nguyễn Ai Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Giáo viên nêu
bài tập “Nguyễn Ai Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự
ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?”. Học sinh buộc phải
nắm được các hoạt động của Người và chính các hoạt động tích cực đó đã
chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt
Nam
d. Sử dụng bài tập lịch sử trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
Trong mỗi lớp học, thường có các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung
bình, yếu. Do đó để tất cả học sinh cùng làm việc, giáo viên nên cho ra bốn
dạng bài tập nhận thức như sau để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bài tập mô tả, tái hiện lịch sử: Dạng này giành cho học sinh yếu hoặc
trung bình vì chỉ yêu cầu học sinh trình bày lại sự kiện một cách trung thực.
Ví dụ: Nêu sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1945 – 1973.’
Học sinh phải nêu được:
Sau CTTG II, nền k/tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
1948 Sản lượng CN Mĩ chiếm 56,5%
1949 sản lượng Nông nghiệp bằng hai lần của Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật
Bản cộng lại.
Có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.
Chiếm 3/4 dự trữ vng của thế giới.
Mĩ trở thnh trung tm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Bài tập vận dụng: Loại bài tập này yêu cầu học sinh vận dụng những tri
thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề mới đặt ra.
Ví dụ: Vì sao việc thành lập Đảng Cộng Sản là một yêu cầu cấp thiết của
Cách Mạng Việt Nam. Loại bài tập này học sinh trung bình trở lên làm được.
Bài tập phân tích bản chất sự kiện. Loại bài tập này yêu cầu tương đối cao
năng lực trí tuệ của học sinh do đó phù hợp với những học sinh khá.
Ví dụ: Chứng minh sự phát triển “ thần kì” của kinh tế Nhật từ 1952
– 1973? Những nhân tố làm nên sự “thần kì” đó? Việt Nam có thể học
tập được gì của nền kinh tế Nhật.
Học sinh giải bài tập yêu cầu đạt được:
Chứng minh sự phát triển “ thần kì”
1. Hoàn cảnh:
- Thất bại trong chiến tranh, thiệt hại hết sức nặng nề ( 3 triệu người chết,
40% đô thị, 34% máy móc, 80% tàu bè bị ph hủy )
-Thiếu nguyên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Đói rét đe dọa toàn
nước Nhật.
- Bị quân đội Mỹ chiếm đóng.
2. Công cuộc khôi phục Nhật Bản.
Chính trị:
-Bãi bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xét xử tội phạm chiến tranh.
- 1947 ban hành hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến,
nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.(Chính phủ do thủ
tướng đứng đầu).
- Cam kết từ bỏ chiến tranh, duy trì hòa bình.
Về kinh tế: Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn:
-Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các “Daibátxư“
-Cải cách ruộng đất.
-Dân chủ hóa lao động.
Kết quả: Kinh tế khôi phục, đạt mức trước chiến tranh
3. Biểu hiện phát triển.
- Từ 1952 – 1960, kinh tế có bước phát triển mạnh.
- Từ 1960 – 1973, kinh tế bước vào giai đoạn phát triển “Thần kì” ® đầu
năm 70 trở thành 1 trong 3 trung tâm k/tế - tài chính thế giới (Mĩ, Tây Âu
- NB).
- Coi trọng phát triển giáo dục khoa học-kĩ thuật, mua bằng phát minh
sáng chế và chuyển giao công nghệ, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất
phục vụ công nghiệp dân dụng.( Sản phẩm nổi tiếng là ti vi , tủ lạnh , ô tô)
Nhân tố làm nên sự phát triển:
Chủ quan:
- Người Nhật có truyền thống lao động, sáng tạo, cần kiệm, tay nghề cao.
- Vai trò lãnh đạo có hiệu quả của nhà nước.
- Chế độ làm việc suốt đời, lương theo thâm niên
- Áp dụng hiệu quả thành tựu của khoa học kỹ thuật.
- Chi phí cho quốc phòng ít, nên có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế.
Khách quan:
- Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ của
Mỹ, nhận được nhiều đơn đặt hàng của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
Triều Tiên.)
Bài học cho Việt Nam:
- Phát huy tinh thần lao động sáng tạo, cần kiệm của nhân dân.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài
- Tăng cường công tác điều tiết, quản lý, tổ chức nền kinh tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để áp dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất.
Bài tập nghiên cứu, phát hiện. Đây là những bài tập giành cho học sinh
khá giỏi. Trên cơ sở gợi ý của giáo viên, học sinh có thể tập nghiên cứu một
vấn đề lịch sử cụ thể.
Bên cạnh việc bài tập phù hợp với từng đối tượng, giáo viên còn
phải chú ý xây dựng bài tập như: bài tập phải hướng về vấn đề cơ bản của
bài học nhằm giúp học sinh nắm chắc và hiểu sâu những kiến thức quan
trọng, chủ yếu. Muốn vậy, giáo viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để xác
định những kiến thức cơ bản cần được nhận thức sâu sắc.
Bài tập phải đảm bảo tính hệ thống thể hiện mối liên hệ giữa các sự
kiện lịch sử và bài tập. Bài tập trước tạo điều kiện thực hiện bài tập sau.
Bài tập sau có ý nghĩa củng cố và khắc sâu bài tập trước.
Bài tập phải đảm bảo tính chính xác không đánh đố học sinh, kích
thích được tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
Ngoài ra giáo viên còn phải hình dung các loại và số lượng bài tập
trong một tiết dạy sao cho vừa phong phú, vừa đảm bảo số lượng vừa phải
mà học sinh có thể giải được. Đồng thời giáo viên phải xây dựng đáp án,
chỉ dẫn tài liệu cần thiết cho học sinh để tránh học sinh giải quá dài dòng
hay quá sơ lược.
e. Sử dụng bài tập lịch sử trong hoạt động ngoại khóa:
Đó là các dạng bài tập về sưu tầm tài liệu để viết một đề tài lịch sử địa
phương.
Bài tập thu hoạch sau khi tham quan một di tích lịch sử, nhà truyền
thống…
Bài tập dưới dạng trò chơi lịch sử như đố vui, ô chữ.
Bài tập thảo luận sau khi xem xong phim, băng video, đĩa CD…
3. 3: Biện Pháp kiểm tra đánh giá.
Bài tập có tầm quan trọng trong việc kích thích tư duy của học sinh.
Vậy nó được làm ở đâu? Làm vào lúc nào? Theo tôi đối với mỗi học sinh
ngoài vở ghi những ý chính của bài học, còn phải có một quyển vở khác để
làm những bài tập mà giáo viên yêu cầu làm ở lớp, ở nhà – “ Vở bài tập”.
Bài tập có thể được tiến hành ở tất cả các khâu trong tiết học. Từ khi kiểm
tra bài cũ, giảng bài mới hoặc cũng cố bài … mỗi một khâu giáo viên sẽ
phải chọn lựa những bài tập cho phù hợp nhất.
Có nhiều hình thức khác nhau để rèn luyện học sinh làm bài tập
trong dạy học lịch sử. Vấn đề đặt ra là cho dù bằng hình thức nào đi chăng
nữa nhưng việc thường xuyên làm bài tập sẽ giúp học sinh học tốt hơn,
nắm vững kiến thức hơn. Đối với các bộ môn như Toán, Lý Hóa việc làm
bài tập là điều hiễn nhiên. Nhưng đây lại là vấn đề thường bị xem nhẹ trong
bộ môn lịch sử. Vì thế khi áp dụng phương pháp này để đạt hiệu quả cao
người giáo viên phải xây dựng cho học sinh làm vở bài tập lịch sử.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra vở bài tập của các em, đánh giá,
nhận xét, cho điểm nhằm khuyến khích và động viên kịp thời.
IV. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT ngoài việc sử dụng các
phương pháp đặc trưng của bộ môn lịch sử như mô tả, tường thuật, diễn
giảng, thảo luận nhóm, xem tranh ảnh bản đồ… Ở mỗi tiết dạy tôi đều tiến
hành lồng ghép vào những bài tập kiểu kích thích tính tò mò nhận thức ở
học sinh, và yêu cầu học sinh làm ở lớp cũng như về nhà và tôi nhận thấy
có kết quả rõ rệt, học sinh bám sát sách giáo khoa. Hiểu rõ hơn những vấn
đề đang được học một cách chủ động, chắc chắn. Nắm được các kiến thức
cơ bản nhất. Học sinh sẽ nhớ lâu hơn và cảm thấy thích học hơn bộ mộn
lịch sử, giảm tải được áp lực thi cử cho học sinh – khi cứ phải lo vào phòng
thi sẽ quên.
- Góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm, nhân cách học sinh.
- Gây hứng thú học tập, góp phần phát triển tư duy cho học sinh, chỉ cần
nắm được kiến thức cơ bản là học sinh có thể yên tâm trong thi cử.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng bộ môn.
- Một hoạt động trên lớp mà giáo viên vừa truyền đạt được kiến thức mới,
vừa giúp học sinh giải được bài tập.
V. KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo là khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh.
Trong dạy học lịch sử ở trường, bài tập nhận thức có vai trò rất lớn
đối với việc phát triển tính tích cực của học sinh, thúc đẩy tư duy học sinh
làm việc. Do đó giáo viên cần sử dụng quá trình lên lớp, giúp học sinh nắm
chắc những vấn đề cơ bản của lịch sử, nhận thức được mối liên hệ giữa các
sự kiện lịch sử cơ bản, thấy được sự phát triển đi lên của lịch sử. Từ đó rút
ra được quy luật, bài học kinh nghiệm lịch sử.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Kết quả: TRẮC NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI
Qua việc áp dụng phương pháp rèn luyện học sinh làm bài tập trong dạy
học lịch sử lớp 12, tôi thấy:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về hoàn cảnh
lịch sử, nội dung sự kiện.
- Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu về các giai đoạn lịch sử và bản
chất lịch sử.
- Tránh được sự thụ động đọc chép trong bài giảng của giáo viên.
- Áp dụng làm các dạng bài tập lịch sử có hiệu quả, đặc biệt là với những bài
có tính phát hiện và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Năm học 2010 - 2011:
Lớp HS học hứng th HS hiểu bi
12A5 37/40 HS = 92.5 % 40/40 HS = 100 %
12A6 35/39 HS = 89.7 % 37/39 HS = 94.9 %
12A7 40/42 HS = 95.2 % 41/42 HS = 97.6 %
2. Bài học kinh nghiệm:
Việc hoàn thành hệ thống bài tập đòi hỏi ở học sinh thái độ tự giác
cao, kiên trì, chịu khó. Do đó, những bài tập được tổ chức đúng sẽ tập cho
học sinh làm quen việc tự lập, giáo dục ý thức, trách nhiệm, nắm vững tri
thức. Nó góp phần rất lớn vào sự phát triển ý chí của học sinh.
3. Đề xuất kiến nghị
Tăng tiết ngay từ đầu năm cho khối 12 để tránh việc nhồi nhét kiến
thức. Đây không chỉ là môn thi tốt nghiệp mà còn là môn thi đại học của
các em theo nghành khoa học xã hội.
Cải thiện nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho giáo
viên và học sinh được dạy và học trong ngôi trường tốt hơn đáp ứng với sự
phát triển của x hội.
Đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học lịch sử như tranh ảnh, bản đồ …
VII. NHỮNG BI HỌC CĨ THỂ P DỤNG.
Với phương pháp rèn luyện học sinh làm bài tập này có thể áp dụng cho
tất cả các bài trong chương trình lịch sử 12.
Lời cảm ơn.
Với điều kiện thời gian ngắn ngủi, trình độ bản thân còn ít kinh
nghiệm, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của
mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao
hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô: Ban
giám hiệu, tổ bộ môn và hội đồng giám khảo.
oooOooo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử 12 – nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo viên lịch sử 12 - nhà xuất bản giáo dục.
3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận lịch sử 12 – Trịnh Đình Tùng
chủ biên – NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
4. Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử – Phan Ngọc Liên, Trịnh
Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên – nhà xuất
bản ĐHQG Hà Nội. – 2002.