Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

SKKN Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.93 KB, 37 trang )








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHẰM GIẢM TỈ LỆ
HỌC SINH BỎ HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đại hội XI của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷ
đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị
quyết Đại hội X và đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc
thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm
2011 - 2015; tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001 - 2010, xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020;
tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015).
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương
pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng,
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý
thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu


cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ
với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật
chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây
dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ
doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát

triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án
đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo
nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động
qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính
sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số,
học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu,
vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.
Tình hình học sinh bỏ học hiện nay đã và đang là tiếng chuông báo động trên
phạm vi cả nước. Bến Tre là một trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long được đánh giá còn trong tình trạng có số lượng học sinh bỏ học khá
cao.
Từ nhiều năm học qua, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã được các
Sở Giáo dục & Đào tạo đặc biệt quan tâm và đưa vào các tiêu chuẩn thi đua tại
các đơn vị trường học. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá thi đua
theo đơn vị lớp, đơn vị trường, cụm, vùng. Tiêu chuẩn nầy còn được đặc biệt
quan trọng hơn đối với các trường đạt danh hiệu “Trường đạt chuẩn Quốc gia”.
Trường tôi thuộc cấp trung học phổ thông của khu vực vùng ven Thị trấn,
nơi tập trung học sinh từ các khu vực xã lân cận nên điều kiện đi học nhiều em
còn rất khó khăn, do vậy tình trạng học sinh bỏ học hiện nay vẫn là mối quan tâm
chủ yếu.

Là một nhà quản lí giáo dục việc đảm bảo sỉ số học sinh trong từng năm học
là điều tôi rất quan tâm. Để kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học là việc thể hiện “cái
tâm” của những bậc làm cha, làm mẹ thứ hai của các em .

Nhiều lần có dịp giao lưu với các trường bạn khi báo cáo về tình trạng học
sinh bỏ học trường tôi luôn được nhận những câu hỏi xoay quanh vấn đề: “ Làm
sao để duy trì tốt sỉ số học sinh bỏ học ” và thực tế trong 3 năm gần đây tỉ lệ học
sinh bỏ học của trường liên tục có chiều hướng giảm.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ
lệ học sinh bỏ học” với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
trong vấn đề quản lí duy trì sỉ số học sinh, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh
bỏ học.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1.Nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm
hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học của trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện
Châu Thành - tỉnh Bến Tre.
2.2. Đề ra biện pháp quản lý cụ thể của hiệu trưởng nhằm giảm số lượng
học sinh bỏ học trong những năm tiếp theo của trường trung học phổ thông Trần
Văn Ơn luôn luôn giữ vững một trong hai trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của
tỉnh Bến Tre.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu :
3.1.Đối tượng được nghiên cứu :
Các biện pháp quản lý nhằm giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ học của hiệu trưởng
trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre.
3.2.Khách thể được nghiên cứu :
Công tác quản lý học sinh trong trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn-
huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre.
4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài :
4.1.Địa bàn Trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện Châu
Thành - tỉnh Bến Tre.


4.2. Quản lý tỉ lệ học sinh bỏ học của hiệu trưởng.
5. Giả thuyết khoa học :
Hiện nay hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện
Châu Thành- tỉnh Bến Tre đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm
kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học đặc biệt là các trường trung học phổ thông ở vùng
sâu, vùng xa chủ yếu là các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Song trong công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề
xuất các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn của hiệu trưởng và kết hợp với giáo viên
chủ nhiệm, bạn bè, gia đình và địa phương sẽ làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở
trường trung học phổ thông.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu :
6.1-Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lý của hiệu trưởng trường
trung học phổ thông.
6.2.Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm
giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ học ở trường trung học phổ thôngTrần Văn Ơn– huyện
Châu Thành – tỉnh Bến Tre.
6.3.Đề xuất biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ
học ở trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn– huyện Châu Thành – tỉnh Bến
Tre.
- Nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng,
theo chương trình giảm tải của Bộ giáo dục và Đào tạo qui định. Tăng cường phụ
đạo học sinh yếu kém, thi đua dạy tốt học tốt;
- Vận động các nhà tài trợ, mạnh thường quân các doanh nghiệp, các cơ
quan ban nghành đoàn thể trong và ngoài tỉnh hổ trợ học bổng, quần áo, giày tập
vở…

- Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã, ấp
cùng vận động các em trở lại trường.

7. Phương pháp nghiên cứu :
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận (tham khảo các tài liệu, sách báo có
liên )
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát (thông qua phiếu trưng cầu ý kiến)
7.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
7.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lý luận về quản lý :
1.1.1.Quản lý :
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ : quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội
và cả con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh
nhu cầu quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội
văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là
tất yếu lịch sử.
Ngày nay nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự
phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi
lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Hiện nay, nước ta đang thực
hiện cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, đang tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cải cách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề sử
dụng và phát huy những ưu việt sẵn có xuất phát từ bản chất xã hội phần lớn phụ

thuộc vào quản lý và trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả và chất lượng quản
lý.
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc.
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý :
-Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con

người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
-Quản lý là quá trình cùng làm việc thông qua các cá nhân, các nhóm cũng
như các nguồn lực khác để hoàn thành mục đích chung của một nhóm người, một
tổ chức.
-Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều
khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác.
Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả
những nguồn lực, những tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu
của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố : chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý.
1.1.2. Quản lý giáo dục :
Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng
có hai cấp độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi
mô.
Đối với cấp vĩ mô :
-Quản lý giáo dục là những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của
hệ thống ( từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường ) nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế trẻ mà xã hội
đặt ra cho ngành giáo dục.

-Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý, lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng
một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến
mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường
bên ngoài luôn biến động.
-Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là một hoạt động tự giác của chủ
thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, . . . một cách
có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục

tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cấp vi mô :
-Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tự giác ( có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tập thể
giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã
hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
giáo dục của nhà trường.
-Cũng có thể hiểu quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể
quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh,
với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.1.3.Quản lý nhà trường :
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước
trong phạm vị trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.


1.2. Hiệu trưởng quản lý nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học:
1.2.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng :
Trong công tác quản lý, người hiệu trưởng có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng đề ra những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường
nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :
-Đội ngũ giáo viên, nhân viên
-Trình độ đào tạo và thâm niên nghề nghiệp của đội ngũ
-Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.
-Trình độ giáo dục cũng như kết quả đầu vào của học sinh.
-Tổ chức quản lý trường học, đứng đầu là hiệu trưởng.
Theo Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung ban hành năm 2005 tại điều 54 mục

1 quy định : “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của
nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo Điều lệ trường phổ thông :
-Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực
hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
-Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên theo quy định;
-Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
-Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính,
tài sản của nhà trường;

-Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp
nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại, thi lại, tổ chức
thanh kiểm tra trong nhà trường;
-Dự các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo quy
định.
-Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị
- xã hội trong nhà trường hhực hiện xã hội hóa giáo dục hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục;
Như vậy, mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường thực hiện tốt hay không là tùy
thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng. Do vậy vai trò tổ
chức quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của
nhà trường.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý giáo dục của
nhà trường mà quản lý giáo dục là quá trình nắm vững thông tin về đối tượng,
môi trường trên cơ sở đó lực chọn các biên pháp quản lý phù hợp nhằm hướng tới

mục tiêu đề ra. Do đó, muốn đạt được những yêu cầu này, hiệu trưởng cần phải
có những phẩm chất, năng lực nhất định, để quản lý điều hành nhà trường thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục
đề ra.
1.2.2. Nôi dung quản lý của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ
học:

- Thực hiện công văn số: 33/ 2006 / CT-TTg của thủ tướng chính phủ v/v
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục bằng cách tăng cường các
giải pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học ; xây dựng đề án xã
hội học tập giai đoạn 2011- 2020.

- Căn cứ công văn số: 971/KH – BGDĐT –HKHVN ngày 23/9/2011 nhằm
xây dựng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng xã hội học tập… quan tâm đến đối
tượng học sinh nghèo- tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học sinh không bỏ học,
vượt khó học tốt.
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2011-2012 của trường đảm bảo không vượt
quá 2% học sinh bỏ học trong năm.
Trong công tác quản lý làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, người hiệu trưởng
có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đề ra những biện pháp quản lý khoa học, sáng
tạo nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học của nhà trường phụ thuộc vào các nguyên
nhân sau đây :
- Chuyển trường do cha mẹ thay đổi chỗ ở hoặc do điều kiện làm ăn;
- Xa trường, việc đi lại học hành gặp nhiều khó khăn;
- Ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh;
- Sức khỏe kém do hoàn cảnh gia gặp nhiều khó khăn; cha mẹ phải đi làm ăn
xa thiếu sự quan tâm đến việc học của các em;
- Do học lực yếu kém, lười học, học sinh lưu ban dẫn đến chán học rồi bỏ
học;

- Do cha mẹ ly hôn không nơi nương tựa; ham chơi game, một số em sống
với ông bà sự quan tâm đến việc học chưa cao;
- Do nhiều nguyên nhân khác: du học, đi làm, học nghề…
Hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học phải
phân công các bộ phận thực hiện một số công việc sau đây:
· Phân công bộ phận văn phòng kiểm tra sỉ số học sinh hàng buổi
· Hiệu trưởng quản lý kết quả học tập của học sinh
· Giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp tìm nguyên nhân học sinh bỏ học
· Giáo viên bộ môn kiểm diện sỉ số học sinh trong tiết dạy

· Đoàn thanh niên tạo môi trường sinh hoạt các huyên đề ngoại khóa tạo
sân chơi vui tươi lành mạnh
· Kết hợp với chính quyền địa phương tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của
học sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý tỉ lệ học sinh bỏ học tại trường trung học phổ thông Trần văn Ơn tuy
với địa bàn khá thuận lợi cho điều kiện đi lại, học tập của học sinh nhưng với
thống kê số lượng và nguyên do học sinh bỏ học từ nhiều năm qua ngoài trường
hợp do thiên tai, dịch bệnh các trường hợp nêu trên đều có xảy ra. Tuy nhiên
phạm vi bài viết nầy tôi xin phép chỉ trình bày giới hạn đối với 2 diện học sinh bỏ
học do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn và bỏ học do học lực yếu kém vì đây
là 2 nguyên nhân có số học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ nhiều so với các trường hợp
khác. Và chính vì nhận thấy được điều nầy nên tôi cố gắng tìm ra giải pháp nhằm
ngăn chặn tình trạng bỏ học của các em để kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và mục
đích cuối cùng là không để các em nghỉ học một cách đáng thương do nhận thức
non kém nhất thời, do thiếu sự quan tâm hay tư vấn đúng mức của người lớn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM

GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRẦN VĂN ƠN- HUYỆN CHÂU THÀNH- TỈNH BẾN TRE

2.1. Vài nét về Trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn :
Trường THPT Châu Thành A được thành lập từ năm 1969 tại Xã Tân Thạch,
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Từ năm 2000 - 2003 trường được xây mới hoàn
toàn tại ấp Phú Ngãi xã Phú An Hòa với qui mô:
- Diện tích sử dụng: 19.980 m
2


- Có 4 dãy phòng (2 dãy học tập 1 trệt 2 lầu, gồm 32 phòng , 1 dãy hành
chánh hiệu bộ, 2 dãy phòng chức năng)
- 1 Hội trường có sức chứa 300 người.
- 3 dãy nhà xe có sức chứa 1200 xe .
- Trường có sân bóng chuyền, bóng rỗ, cầu long, quần dợt, bãi tập TDTT,
khu trồng cây xanh, cây kiểng ( diện tích trồng cây 1/3 diện tích sân trường;
hiện có trên 300 cây xanh các loại như: Viết, Xanh, Cau, Phượng, Sứ, Bằng lăng,
Dầu…ngay cả Hoa sửa (Hà nội) . Trường có bờ tường kiên cố bao bọc xung
quanh, có 1 cổng chính (dành cho Khách, GV) 1 cổng phụ ( dành cho học sinh)
- Năm học 2002-2003 trường được UBND tỉnh Bến Tre công nhận đơn vị
trường học “ Đạt chuẩn Văn Hóa ”
- Năm học 2006-2007 trường được UBND Tỉnh Bến Tre công nhận trường
“ Đạt chuẩn Quốc gia ”
- Năm học 2007-2008 trường được UBND Tỉnh Bến Tre cho phép đổi tên
thành trường THPT Trần Văn Ơn.
- Từ ngày thành lập 1969 đến nay đã có 8 vị tiền nhiệm làm công tác lãnh
đạo ở trường ; hàng năm vào ngày 30/4 được chọn làm ngày “ Thành lập trường”
để hợp mặt cựu học sinh qua các thế hệ.
- Trường đã giao lưu và kết nghĩa với các đơn vị trong và ngoài Tỉnh như:

Đồn biên phòng 594 Bình Đại, Chi đòan PC.25 Công an Tỉnh, THPT Ba Tri,
THPT Bến Tre, THPT Châu Thành B, THPT Mạc Đỉnh Chi, THPT Nguyễn Huệ,
THPT Dưỡng Điềm ( Tiền Giang),THPT Lê quý Đôn, Phân Hội Sinh viên ĐH
Cần Thơ, Tổng Hội Sinh viên ĐH thành phố Hồ Chi Minh

- Năm học 2010-2011 trường có 31 lớp học với 1289 học sinh theo học cả
3 khối , 82 CB,GV-CNV , 69 giáo viên trực tiếp đứng lớp ( tỉ lệ 2,22% )
- Năm học 2011-2012 trường có 3 lớp học với 1219 học sinh theo học cả 3
khối , 80 CB,GV-CNV , 67 giáo viên trực tiếp đứng lớp (tỉ lệ 2,23%)
-Từ năm học 2011-2012 Trường THPT Trần Văn Ơn được công nhận
trường đạt chuẩn quốc gia lần 2

2.1.1.Mạng lưới trường lớp, học sinh :
Nói về mạng lưới trường lớp và qui mô phát triển học sinh của Trường
THPT Trần Văn Ơn. Cho phép tôi xin được thống kê số liệu trong 03 năm (năm
2009 đến 2012) tiện cho việc so sánh đối chiếu để xây dựng biện pháp quản lý tỉ
lệ học sinh bỏ học cho phù hợp, cụ thể như sau :
Bảng 1 : Bảng thống kê phát triển trường lớp, học sinh năm 2009 – 2012
Năm học
Tổng số
lớp
Tổng số
học sinh

Số lớp và số học sinh theo khối
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs
2009-2010 32 1386
10
450

11
455
11
481
2010-2011 31 1289
10
416
10
439
11
434
2011-2012 30 1219
10
403
10
395
10
421

Nhìn vào bảng thống kê qui mô phát triển trường lớp, học sinh của Trường
trung học phổ thông Trần Văn Ơn– huyện Châu Thành – tỉnh Bến tre trong 03
năm học ( từ năm 2009 – 2012 ) có chiều hướng giảm, cụ thể :
-Năm học 2009-2010 : có tổng số học sinh là 1.386, so với năm học 2010-
2011 thì tổng số học sinh là 1.289 giảm 97 học sinh chiếm 6,99 %

-Năm học 2010-2011 : có tổng số học sinh là 1.289 so với năm học 2011-
2012 số học sinh có 1.219 giảm 70 học sinh chiếm 5,43 %
-Trong 03 năm học 2009-2012: thì số học sinh có là 1.386 (2009-2010) đến
thời điểm cuối năm học ( 2011- 2012 ) có số học sinh là 1.219. Như vậy trong 03
năm số học sinh giảm 167 học sinh chiếm 12,04 % (32 lớp xuống còn 30 lớp)



*Nguyên nhân giảm sĩ số học sinh :
-Đa số học nghỉ bỏ học là do học kém, không theo kịp thời lượng chương
trình và kiến thức mới, khó hơn so với kiến thức chưa cải cách giáo khoa,
-Nhiều học sinh chưa xác định đúng đắn thái độ và động cơ học tập, có lối
sống đua đòi, ham chơi, hưởng thụ.
-Gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của các em phần thì do
hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, vì thế nhiều học sinh chấp nhận rời nông
thôn lên thành thị lao động như lao động chính nuôi sống gia đình.
- Khu công ngiệp tất bật nổi lên ảnh hưởng đến kết quả học tập của học
sinh.
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên :
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 80, trong đó
-Cán bộ quản lý : 04 -Nữ : 02 -Đảng viên : 04
-Nhân viên : 07 -Nữ : 02 -Đảng viên : 02
-Giáo viên : 67 -Nữ : 31 -Đảng viên : 23
-Chuyên trách thiết bị, thí nghiệm: 02 - Nữ: 00 - Đảng viên: 01
-Trình độ chuyên môn : Tốt nghiệp đại học 75/80
-Thâm niên giảng dạy :
+Dưới 10 năm : 28 chiếm 35,0 %
+Từ 10 đến 20 năm : 30 chiếm 37,5 %

+Trên 20 năm : 24 chiếm 27,5 %
- Danh hiệu thi đua :
+Lao động tiên tiến : 77 giáo viên, trong đó có 16 giao viên là
chiến sỉ thi đua cấp cơ sở 02 chiến sỉ thi đua cấp Tỉnh
+Hoàn thành nhiệm vụ : 03 giáo viên

Trường trung học phổ thông Trần văn Ơn thuộc khu vực thị trấn, học sinh

đến học từ nhiều xã lân cận, cuộc sông còn nhiều khó khăn, mỗi năm học nhà
trường thống kê trung bình có khoảng 40 đến 50 học sinh thuộc diện nghèo, cận
nghèo; Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu học tập nhiều em đã phải cố gắng rất
nhiều và tình trạng học sinh bỏ học đa phần bắt nguồn từ đây. Có em nghỉ học
ngay từ giữa năm lớp 10, nghỉ học nhiều nhất tập trung khối 11, có năm vượt xa
chỉ tiêu cho phép ( năm học 2007-2008 : 29 em bỏ học chiếm tỉ lệ 2,2 % , vượt
mức qui định 0,2 % ) . So với khu vực vùng biển thì chắc hẳn còn thấp nhưng so
với yêu cầu chung thì tỉ lệ học sinh bỏ học nầy quả thật là khá cao.
2.2.Thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học
sinh bỏ học Trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn -Huyện Châu Thành
-Tỉnh Bến Tre.
2.2.1. Các biện pháp
:
2.2.1.1.Tìm hiểu nguyên nhân :
* Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn:
- Đa số các em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo do không đất canh tác,
cha mẹ sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, làm mướn, cuộc sống bấp bênh.
- Mồ côi cha hoặc mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sống nhờ vào người
thân điều kiện sống thiếu cả vật chất lẫn tinh thần.
- Cha mẹ đi làm ăn xa, nhiều em phải sống với ông, bà. Do vậy sự giáo
huấn, theo dõi của ông bà đối với các em rất khó.

Đa số các em có thể hiện tinh thần vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập
nhưng vẫn có không ít trường hợp các em thiếu tự tin và nghị lực nên việc bỏ học
giữa đường của các em là điều rất dễ xảy ra.
* Học lực yếu, kém:
Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém cho thấy có nhiều
trường hợp:
- Xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, điều kiện học tập
còn nhiều thiếu thốn, bản thân các em khó có điều kiện tập trung cho việc học dễ

dẫn đến kết quả học tập yếu. Từ đó các em cảm thấy chán nản việc học, sợ thầy
cô mỗi khi vào lớp.
- Cũng không ít học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình không mấy khó
khăn, nhưng do cha mẹ ít quan tâm vì cuộc sống mưu sinh, làm ăn xa, không trực
tiếp nuôi dưỡng, sống cùng với ông bà, người thân… bản thân các em chưa ý thức
tốt tinh thần tự giác trong học tập, sa ngã trong vui chơi qua các tệ nạn xã hội
hoặc do sự cám dỗ các phần tử xấu dẫn đến học yếu….
- Các trường hợp yếu kém còn xảy ra nhiều ở các đối tượng học sinh
không rơi vào các trường hợp đặc biệt. Ngược lại các em có đủ điều học tập
nhưng bản thân các em không siêng năng, lười biếng, hoặc tiếp thu chậm do
bẩm sinh… dẫn đến học tập yếu kém.
Đa số học sinh có kết quả học tập yếu kém thường nảy sinh sự tự ti, mặc
cảm . Đây là trường hợp đáng lo ngại nhất và thực tế qua theo dõi công tác quản
lí vấn đề học sinh bỏ học trong diện nầy đã chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Sự tự ti, mặc
cảm không chỉ đối với bản thân các em mà thể hiện qua tiếp xúc với bạn bè, thầy
cô và với cả gia đình các em. Có thể chỉ một vài lần gặp phải sự quát tháo của vài
giáo viên bộ môn do không thuộc bài hoặc làm bài bị điểm thấp, thêm vào đó
chỉ cần bắt gặp vài cử chỉ không thân thiện - thậm chí xa lánh của bạn bè thì tư
tưởng nghỉ học sẽ trỗi dậy trong suy nghĩ các em và từ đó việc đến lớp của các

em thưa dần dẫn đến tình trạng đi học không liên tục và đi đến quyết định bỏ học
luôn.
*Nắm bắt thông tin:
Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh là việc làm mà GVCN cần phải nắm bắt
từ sự bàn giao của GVCN năm học trước ( đối với học sinh khối 11, 12); đối với
khối 10 GVCN có thể tìm hiểu thông tin qua nhiều nguồn, đặc biệt qua bạn bè
trong lớp khi các em còn học cấp 2.
*Quan tâm đến việc nghỉ học của học sinh:
Học sinh có ý định nghỉ học luôn thường thể hiện qua việc đến lớp không
đều đặn bên cạnh những lí do khá hợp lí khi phụ hyunh đến xin phép vì muốn trì

hoãn việc học con em mình.
- Đối với các em có ý định nghỉ học luôn vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn: thường các em có những biểu hiện luyến tiếc, đi học không đều - lúc đầu
còn xin phép, dần dần quyết định nghỉ luôn không cần xin phép.
- Đối với các em có ý định nghỉ học luôn vì lí do học yếu: việc nghỉ học
của các em thường diễn ra một cách có hệ thống hơn, thậm chí việc trốn tiết
trong buổi học cũng là để tránh phải đối mặt với các môn mình yếu và hậu quả
kiến thức vốn đã kém ngày càng kém hơn . Như vậy việc quyết định nghỉ học
luôn là điều dễ hiểu.
Như vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm sẽ như thế nào để làm chiếc cầu nối
giữa 2 bên bờ khi bản thân em chắc hẳn chưa muốn bơi giữa dòng sông mênh
mông nước?
Biện pháp nào đã kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong những năm qua ?
2.2.1.2 .Các biện pháp tiến hành:
*Đối với Ban lãnh đạo:

Kế hoạch dạy và học phụ đạo phải được triển khai đến các tổ chuyên môn
ngay từ đầu năm học, cần quan tâm đến năng khiếu của giáo viên trong lĩnh vực
nầy.
* Đối với diện nghỉ do học yếu, kém:
Chủ yếu qua đầu tư chuyên môn trong việc dạy và học phụ đạo:
* Đối với GVCN:
- Giới thiệu học sinh học phụ đạo cần có sự kế thừa kết quả năm học
trước
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để giới thiệu các
học sinh thuộc đối tượng cần được phụ đạo.
- Làm công tác tư tưởng cho học sinh, tạo ý thức tự giác cho các em
trong việc học phụ đạo, học nhóm.
- Thường xuyên kiểm tra, thăm hỏi, theo dõi ghi nhận của giáo viên
bộ môn trong từng buổi học

* Đối với GVBM:
+ Nội dung phụ đạo cần có sự thống nhất giữa các thành viên trong tổ
để có kế hoạch giảng dạy đúng trọng tâm, đúng đối tượng giúp các em có thể
lấy lại kiến thức cơ bản để tiếp tục với nội dung đang học ở lớp.
+Luôn quan tâm theo dõi đến kết quả học tập của các em và rất cần lời
động viên khích lệ để các em học tập tích cực hơn.
* Đoàn Thanh niên:
Tổ chức học nhóm tại lớp, phát động phong trào đôi bạn cùng tiến qua ban
chấp hành đoàn mỗi lớp.
* Bản thân học sinh yếu:
Phải ý thức tốt việc học phụ đạo, cởi mở với bạn bè trong những lần học
nhóm. Mạnh dạn nêu ra những thắc mắc của mình để cả nhóm cùng giải quyết.

* Đối với diện do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn:
Thường rơi vào hoàn cảnh các em thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo;
cũng có những em thực sự khó khăn nhưng không thuộc 2 diện nói trên. Nói
chung, điều kiện học tập khó khăn dẫn đến tư tưởng muốn nghỉ học dù kết quả
học tập các em được thầy cô đánh giá là Trung bình, Khá thậm chí có em Tốt.
Đây là đối tượng nhà trường rất quan tâm để duy trì việc học của các em.
*Đối với nhà trường:
- Bộ phận văn phòng:
Điểm danh, theo dõi báo cáo về ban lãnh đạo thuộc bộ phận quản lí học sinh
sỉ số tình hình học sinh vắng mặt trong từng buổi học, lưu ý ngay những học sinh
có từ 2 buổi nghỉ trong tuần
- Giáo viên chủ nhiệm:
Theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình nghỉ học của học sinh đặc biệt
đối với các trường hợp vắng không phép để thông tin kịp thời đến phụ huynh
Cần tạo sự đoàn kết, hòa đồng trong tập thể lớp, tránh tâm lí tự ti mặc cảm
của các em
Nắm bắt thông tin một cách chính xác tình hình nghỉ học của học sinh qua

việc gặp gỡ trực tiếp với phụ huynh, tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ các em không phải
qua báo cáo người khác.
Cần có sự phối hợp kịp thời với chính quyền địa phương khi vừa phát hiện
học sinh có tư tưởng nghỉ và trước khi xóa tên trong danh sách lớp
- Giáo viên bộ môn thực dạy trên lớp:
Cần thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ các em. Điều nầy sẽ
có ảnh hưởng tâm lí rất lớn để các em phấn đấu và tránh được mặt cảm bản thân
* Bạn bè:

Sự cảm thông, giúp đỡ, động viên trong việc trao đổi kiến thức qua các
phong trào học nhóm, đôi bạn cùng tiến và biết chia sẻ sự khó khăn của bạn qua
những việc làm có ý nghĩa sẽ giúp bạn mình thêm tự tin, gắn bó với tập thể hơn.
* Đối với gia đình:
Đây là nguồn động viên và quyết định chính đến việc học của các em.
Nhiều bậc phụ huynh rất đau khổ để quyết định cho con nghỉ học nhưng
cũng không ít trường hợp cha mẹ phó mặt cho sự quyết định của con.
* Chính quyền địa phương:
Cùng lúc với việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh muốn nghỉ học về gia đình
cũng là lúc thầy cô chủ nhiệm gởi giấy báo về địa phương với nội dung cùng
động viên để con em trở lại học. Nếu quá thời hạn đã nêu trong giấy báo mà phụ
huynh không đưa con em đến trường xem như em đã quyết định nghỉ luôn (
thường gia hạn trong thời gian 1 tuần ).
Sự tư vấn kịp thời từ phía nhà trường, địa phương đến phụ huynh có khi là
hồi chuông thức tỉnh giúp phụ huynh, bản thân học sinh suy nghĩ lại.
* Xã hội hóa giáo dục:
Quan tâm đến việc học tập của con em là vấn đề chung của xã hội nhưng
mỗi địa phương công tác xã hội hóa giáo dục có mức độ khác nhau.
Đối với đơn vị trường tôi công tác xã hội hóa thực sự đã đem lại kết quả rất
đáng trân trọng và đáng biểu dương vì điều nầy thực sự đã giúp cho rất nhiều học
sinh trường tôi từ nhiều năm qua đã và đang cưu mang ân nghĩa sâu nặng . Sự ra

đời và hoạt động của Hội khuyến học từ suốt 22 năm qua đã giúp các em có được
niềm tin phấn đấu trong học tập và nhiều em đã thành đạt tiếp tục quay về giúp đỡ
các em của mình và cứ thế nối tiếp đến năm nay.
Từ khi thành lập cứ mỗi 30/4 hằng năm là dịp hội Khuyến học nhà trường
thể hiện vai trò hoạt động của mình qua việc cấp phát cho 2 đối tượng khuyến tài
lẫn khuyến học. Từ 50.000đ /suất nay lên đến 500.000đ/suất với số lượng trung

bình 50 suất/ năm. Trong đó, diện khuyến học chiếm khoảng 30 suất, trung bình
10 suất/khối lớp /năm; những suất trợ cấp nầy là phần thưởng tuy có giá trị không
lớn về mặt vật chất nhưng thực sự đã mang đến cho các em giá trị rất lớn về mặt
tinh thần vì qua việc làm đầy ý nghĩa nầy nhiều em đã cố gắng vươn lên vượt qua
mọi khó khăn thử thách để qua khỏi mức học lực yếu.
Có loại trợ cấp nuôi dưỡng các em suốt 3 năm học cấp trung học phổ thông,
mỗi năm cấp 2 lần vào đầu mỗi học kì (600.000 đ/học kỳ) với điều kiện học lực
không được xếp loại Yếu.
Đánh giá:
- Việc dạy phụ đạo tại trường là cơ hội cho các em không phải vất vã học
bên ngoài vì thầy cô thực sự khó phân loại đối tượng học sinh dẫn đến tình trạng
chênh lệch kiến thức trong khi các em cần kiến thức cơ bản. Hơn thế nữa không
phải em nào cũng có điều kiện đi học thêm và nếu học thêm không đúng phương
pháp, học theo phong trào, theo bạn cũng chẳng đem lại kết quả khả quan gì
- Sự đoàn kết, cảm thông và giúp đỡ các em trong từng nhóm học sẽ mang
lại kết quả tốt để dìu dắt bạn yếu kém hơn mình là điều rất cần thiết.
Đây là động lực giúp các em phấn đấu để đạt được trung bình trở lên. Do
vậy, tỉ lệ học sinh bỏ học vì lí do học yếu, hoàn cảnh khó khăn, tự ti, mặc
cảm…trong nhiều năm qua thực sự đã giảm hẳn.
2.2.2. Kết quả quản lý của hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học :
Bảng 1: Thống kê tình hình học sinh bỏ học thực tế trong những năm gần
đây tại đơn vị trường tôi như sau:




Năm học

Sỉ số

Nguyên nhân nghỉ học
Tổng
Cộng

Tỷ lệ
Hoàn cảnh
khó khăn
H
ọc lực
yếu, kém
Trường
hợp khác
2009-2010 1386

08 05 09 22 1,6 %
2010-2011 1277

05 06 08 19 1,4 %
2011-2012 1234

03 05 06 14 1.1 %
* Các trường hợp khác: du học, chuyển trường , bệnh tật …
Qua bảng thống kê nầy cho thấy trong năm học 2009-2010 tình trạng học
sinh bỏ học khá cao, với tỉ lệ 1,8 % trên tỉ lệ cho phép của đơn vị trường chuẩn 2

% là ở mức xấp xỉ
Con số nầy đã được khắc phục, cải tiến bằng nhiều biện pháp để năm 2010-
2011 tỉ lệ học sinh bỏ học chỉ còn ở mức 1,6 % (giảm được 0,2 % so với năm
học trước)
Tiếp tục áp dụng các phương pháp đã thực hiện năm học trước năm học
2011-2012 tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm 0,2 %, tôi đã cố gắng phối hợp chặt chẽ
hơn với các bộ phận liên quan giúp các em cố gắng học, xóa đi tư tưởng bỏ học
giữa năm. Kết quả học sinh bỏ học cuối năm chỉ còn ở mức 1,1% giảm thêm
được 0,3 % so với năm trước đó .
Như vậy, kết quả trong 3 năm thực hiện các phương pháp ngăn chặn tình
trạng học sinh bỏ học giảm khá rõ : 0,7 % đồng nghĩa với việc nếu chú tâm đến
2 diện học sinh nghèo và học yếu sẽ kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học một cách có
hiệu quả vì đây chính là 2 nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng học sinh
muốn nghỉ học. Thiết nghĩ, lí do trong đơn phụ huynh xin cho con nghỉ học để đi
làm hay học nghề cũng không ngoài 2 diện vừa nêu .

Phân tích sâu hơn ta thấy học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay học
yếu dẫn đến nghỉ học đa phần là nữ sinh. Điều nầy có thể nói lên sự gánh vác gia
đình , sự hi sinh bản thân của giới nữ các em tuy còn nhỏ nhưng thật sự rất đáng
được trân trọng . Các em nam trong diện khó khăn cũng không phải ít nhưng có
lẽ sức chịu đựng các em mạnh mẽ hơn dẫn đến tỉ lệ bỏ học ít hơn.
Với những suy nghĩ, quan tâm theo dõi vấn đề bỏ học trong từng năm của
học sinh trong thời gian qua như tôi đã trình bày phần trên cộng thêm sự quan
tâm, nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, các mạnh thường
quân, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn, đặc biêt là các giáo viên chủ nhiệm và
quan trọng hơn nữa là sự quản lý chặt chẽ của Hiệu trưởng nhằn làm giảm tỉ lệ
học sinh bỏ học.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn:
* Nguyễn tắc cho điểm của kết quả khảo sát đã được tổng hợp :
-Cẩu hỏi sử dụng trong các phiếu trưng cầu ý kiến có 3 mức độ trả lời

+Thuận lợi : 3 điểm
+Ít thuận lợi : 2 điểm
+Không thuận lợi : 1 điểm
* Đánh giá các biện pháp quản lý bằng X (điểm trung bình cộng)

-Thuận lợi tốt : đạt từ 2,5 đến 3
-Thuận lợi trung bình : đạt từ 1,5 đến 2,4
-Không được thuận lợi : đạt từ 1 đến 1,4
2.3.1-Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện
và sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh về nhiều mặt. Sự chỉ đạo trực tiếp về
chuyên môn của Sở GD-ĐT
- Trường trung học phổ thông Trần văn Ơn là trường đạt chuẩn quốc gia
nên cơ sở vật chất của trường thuận tiện cho cho việc học tập; thể thao bên cạnh

các phòng học nhà trường còn có các phòng chức năng cùng với các trang thiết bị
và đồ dùng dạy học luôn kịp thời được bổ sung để phục vụ giảng dạy. Nhìn
chung, cơ sở vật chất hiện nay đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu cần thiết
trong quá trình giảng dạy, giáo dục đã tích cực góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo của nhà trường.
- Trường được xếp loại một trong 9/32 trường trong tỉnh nên học sinh phải
thi tuyển vào lớp 10 vì thế nhà trường đã chọn được những học sinh có học lực từ
khá giỏi trở lên, từ điều kiện trên mà tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm.




Bảng 2 : Bảng đánh giá mức độ thuận lợi trong quản lý nhằm giảm tỉ lệ
học sinh bỏ học ở Trường THPT Trần Văn Ơn ( khảo sát 25 giáo viên )


TT

Nội dung
Mức độ
Tổng

điểm

X
Thứ
bậc
Thuận
lợi
Ít
thuận
lợi
Không
Thuận
lợi
1
Sự quan tâm của Ban giám hiệu
về sỉ số học sinh mỗi tuần
20 3 2 68/25 2,72

2
2
Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm
tổng kết số buổi nghỉ của học sinh

23 2 0 73/25 2,91


1
3
Sự quan tâm của phụ huynh về
thời gian học tập của học sinh
19 4 2 67/25 2,68

3
4
Đoàn thể tạo môi trường sinh
ho
ạt, vui ch
ơi gi
ải trí l
ành m
ạnh

17 5 3 64/25 2,56

4
5
Chính quyền địa phương có quan
tâm đến những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn
8 12 5 53/25 2,12

5

×