Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi
mới công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ
thông Hải An - thành phố Hải Phòng
Nguyễn Minh Quý
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu tổng quan và xác lập cơ sở lý luận của quản lý giáo dục,
quản lý nhà trường, quản lí công tác gióa viên chủ nhiệm (GVCN) và các vấn đề
liên quan. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác GVCN và thực trạng
quản lí công tác GVCN ở trường trung học phổ thông (THPT) Hải An nói riêng và
một số trường THPT nội thành Hải Phòng nói chung trong giai đoạn đổi mới giáo
dục hiện nay. Xác lập biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác
GVCN ở trường THPT Hải An nói riêng và một số trường THPT nội thành thành
phố Hải Phòng có điều kiện tương tự, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục
THPT hiện nay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Keywords: Quản lý giáo dục; Hiệu trưởng; Giáo viên; Phổ thông trung học; Hải
Phòng; Biện pháp quản lý
Content
Lý do ch tài
Công tác quản lý giáo dục người học là một đối tượng nghiên cứu của lý luận
quản lý giáo dục nói chung và của lý luận quản lý nhà trường nói riêng.
Thực tiễn giáo dục cũng khẳng định công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) luôn
có vị trí đặc biệt trong nhà trường phổ thông. Có thể nói, sự phát triển của nhà trường gắn
liền với sự tiến bộ và trưởng thành của từng lớp học sinh và do đó, chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục toàn diện của
từng tập thể lớp trực tiếp do người GVCN phụ trách.
Trước những ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường hiện nay, thực tế giáo
dục trung học phổ thông (THPT) hiện nay đang đặt ra những yêu cầu bức thiết, không chỉ
về đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục - dạy học, mà còn về đổi mới
công tác quản lý giáo dục học sinh, trong đó vai trò trực tiếp của công tác GVCN và của
người GVCN.
Qua quan sát thực tế và trải nghiệm nhiều năm trực tiếp làm công tác GVCN cũng
như qua tìm hiểu về công tác GVCN ở các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy công tác
GVCN ở các trường THPT Hải Phòng hiện nay còn có nhiều bất cập, do đó cần tìm ra
các biện pháp hữu hiệu để đổi mới quản lý công tác GVCN phù hợp với những yêu cầu
của đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu "Biện
pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường
trung học phổ thông Hải An- thành phố Hải Phòng" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mu
Dựa trên các cơ sở lý luận quản lý giáo dục và sự phân tích, đánh giá thực tiễn
quản lí công tác GVCN ở trường THPT Hải An- Hải Phòng, đề xuất một số biện pháp
quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác GVCN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo
dục THPT hiện nay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Khách th ng nghiên cu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý công tác GVCN hiện nay ở trường THPT hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác GVCN ở trường THPT Hải
An thành phố Hải Phòng nói riêng và một số trường THPT nội thành Hải Phòng có điều
kiện tương tự trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
4. Nhim v nghiên cu
4.1. Nghiên cứu tổng quan và xác lập cơ sở lý luận của quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường, quản lí công tác GVCN và các vấn đề liên quan
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác GVCN và thực trạng quản lí công
tác GVCN ở trường THPT Hải An nói riêng và một số trường THPT nội thành Hải
Phòng nói chung trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
4.3. Xác lập biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác GVCN ở trường
THPT Hải An nói riêng và một số trường THPT nội thành thành phố Hải Phòng có điều
kiện tương tự, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay và góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
5. Gi thuyt khoa hc
Công tác GVCN ở trường THPT Hải An thành phố Hải Phòng hiện nay còn nhiều
bất cập. Nếu các biện pháp quản lí công tác GVCN của hiệu trưởng phù hợp với các cơ
sở khoa học của lý luận giáo dục học và lý luận quản lý giáo dục, phù hợp với các cơ sở
thực tiễn và phù hợp với các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay sẽ góp
phần đổi mới công tác GVCN và từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
của của nhà trường.
c tin c tài
– Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc quản lý công tác
GVCN ở trường trung học phổ thông.
– Bước đầu phân tích, đánh giá thực trạng công tác GVCN và thực trạng quản lí công tác
GVCN ở trường THPT Hải An nói riêng (và một số trường THPT nội thành Hải Phòng
nói chung) nhằm xác định được các nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình hình trên
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong
giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
– Đề xuất được một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác GVCN
ở trường THPT Hải An thành phố Hải Phòng trên cơ sở kế thừa, phát triển những kinh
nghiệm quản lý công tác GVCN đã có, kết hợp với nghiên cứu vận dụng các cơ sở khoa
học lý luận quản lý giáo dục hiện đại và phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà
trường, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường và góp phần tích cực vào
việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
u
Quá trình thực hiện đề tài cần sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Tiếp cận, đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới đề tài
phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về công tác GVCN, về lí luận quản lý
giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý công tác GVCN
– Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác
GVCN và quản lý công tác GVCN.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Quan sát các hoạt động GVCN và hoạt động quản lý công tác GVCN ở trường THPT
Hải An thành phố Hải Phòng.
– Thu thập, phân tích dữ liệu từ thực tiễn công tác GVCN và thực tiễn quản lí công tác
GVCN ở trường THPT Hải An và một số trường THPT nội thành Hải Phòng.
– Xây dựng các phiếu điều tra (hệ thống câu hỏi) và thực hiện khảo sát các đối tượng: cán
bộ quản lí, giáo viên, trường THPT Hải An và một số trường THPT nội thành Hải Phòng
về một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
– Phân tích các dữ liệu khảo sát và tổng hợp, khái quát hoá thành các cơ sở thực tiễn cho
việc xác lập các biện pháp quản lí đổi mới công tác GVCN.
– Tổng kết kinh nghiệm GVCN từ những giáo viên giàu thành tích và kinh nghiệm quản
lí công tác GVCN từ những người đã từng, hoặc đang là hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách
hoạt động giáo dục.
7.3. Phương pháp chuyên gia
7.4. Phương pháp toán thống kê để xử lí các số liệu điều tra
8. Gii hn và phm vi nghiên cu
8.1. Giới hạn của đề tài
Biện pháp quản lý công tác GVCN ở trường THPT Hải An thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay (2007- 2020).
8.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tế của công tác GVCN và
các biện pháp quản lý công tác GVCN ở trường THPT Hải An nói riêng và một số trường
THPT nội thành Hải Phòng nói chung.
9. Cu trúc lu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học
phổ thông trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Hải An
thành phố Hải Phòng
Biện pháp quản lý đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
Hải An thành phố Hải Phòng
CHNG 1
LÝ LUN V QUN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CH NHIM
NG TRUNG HC PH THÔNG N
I MI GIÁO DC HIN NAY
1.1. T tài nghiên cu
Đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng công tác GVCN. Ở Hải Phòng, công tác GVCN ở trường trung học được ban lãnh
đạo Sở GD& ĐT Hải Phòng quan tâm, chỉ đạo với nhiều biện pháp để nâng cao chất
lượng của công tác GVCN.
Tuy nhiên việc chỉ đạo và thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập. Có rất ít công trình
nghiên cứu chuyên sâu về quản lý công tác GVCN trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay.
1.2. Nhng khái nin c tài
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý và các chức năng quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận, góc độ
nghiên cứu và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, song tựu chung các định nghĩa trên
đều thống nhất:
Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ
huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn đạt được mục tiêu đề ra.
Lý luận và thực tế công tác quản lý đã khẳng định các chức năng cơ bản của quản
lý là kế hoạch hóa- tổ chức- chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung cho nhau. Hoạt động quản lý là một chu trình thống nhất biện chứng với cả
bốn chức năng trên.
Ngoài 4 chức năng cơ bản trên đây, thông tin quản lý đóng vai trò như “mạch
máu” của hoạt động quản lý nói chung, của QLGD nói riêng.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội và là thực hiện các chức năng
quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT. Đó là hoạt động chuyên biệt có vai trò hết sức quan
trọng trong việc đạt được mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo
dục.
1.2.1.3. Biện pháp quản lý giáo dục
Là cách thức tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện
được mục tiêu giáo dục đề ra. Có bốn nhóm biện pháp cơ bản trong quản lý, đó là: Biện
pháp thuyết phục, biện pháp hành chính- tổ chức, biện pháp kinh tế, biện pháp tâm lý -
giáo dục. Tuy nhiên, gần đây trong nhiều nghiên cứu thực tiễn, người ta còn tiếp cận
“biện pháp quản lý” theo các chức năng quản lý, như biện pháp “Lập kế hoạch …” và
biện pháp “Kiểm tra, đánh giá…”
1.2.2. Quản lý nhà trường
1.2.2.1. Quản lý nhà trường
Quản lí nhà trường về bản chất là thực hiện hoạt động quản lí giáo dục tại một cơ sở
GD& ĐT, bao gồm: quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh) và quản lí
các nguồn lực CSVC, thiết bị giáo dục của nhà trường. Có thể hiểu quản lí nhà trường là
hoạt động phối hợp điều hành của chủ thể quản lí là hiệu trưởng đối với giáo viên, học
sinh và các lực lượng xã hội liên quan nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường.
1.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Đã được ghi rõ trong Điều 58, Luật giáo dục CHXHCN Việt Nam (2005) và “Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học”.
1.2.2.3. Quản lý nhà trường trung học phổ thông
Quản lí nhà trường THPT là hoạt động điều hành, phối hợp của hiệu trưởng đối với
hoạt động giáo dục- dạy học của giáo viên, học sinh và phát huy các nguồn lực xã hội
(nhân lực, vật lực, tài lực…) liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục THPT.
1.2.2.4. Vai trò của hiệu trưởng trung học phổ thông trong quản lý nhà trường
Hiệu trưởng là người đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục & đào
tạo, chủ thể quản lý chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhằm đảm
bảo các mục tiêu, nội dung chương trình và chất lượng giáo dục.
1.2.3. Công tác quản lý lớp học và người giáo viên chủ nhiệm
1.2.3.1. Công tác quản lý lớp học
Lớp học là đơn vị cơ bản được tổ chức để giảng dạy và giáo dục học sinh trong hệ
thống tổ chức của các trường phổ thông hiện nay. Trong Luật giáo dục và Điều lệ trường
THPT và THCS công tác quản lý lớp học và loại hình giáo viên chủ nhiệm lớp đã được
chính thức ghi nhận và quy định rõ về trách nhiệm và quyền lợi.
Người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng
sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh
(CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình
phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
1.3.2.2. Vị trí và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
Trong “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông… ” đã quy định
rõ chức năng, nhiệm vụ của GVCN.
1.2.3.3. Nội dung cơ bản của công tác giáo viên chủ nhiệm
Công tác GVCN là toàn bộ những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN
phải làm, cần làm và nên làm nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Từ những nhiệm vụ trên
đây, các nhà nghiên cứu đã xác định 10 nội dung cơ bản của công tác GVCN. Dựa trên
cách phân loại này, chúng tôi xác định 6 ni dung công tác ch yu ca mt GVCN, đó
là:
a) Tìm hiểu, nắm vững, phân loại HS trong lớp. Theo dõi và đánh giá quá trình học
tập và rèn luyện (đánh giá sự tiến bộ) của từng học sinh để báo cáo thường xuyên
và định kì với ban giám hiệu và ghi vào học bạ;
b) Lập các kế hoạch công tác GVCN;
c) Xây dựng, quản lý lớp học thành một tập thể HS tự quản. Tổ chức triển khai các
phong trào thi đua;
d) Phối hợp với các giáo viên bộ môn và các bộ phận chức năng trong nhà trường để
tổ chức hoạt động học tập, nâng cao thành quả học tập của từng HS và của lớp;
e) Phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục đạo đức
HS và các hoạt động giáo dục toàn diện khác;
f) Công tác tài chính, hồ sơ sổ sách và các công tác sự vụ khác.
1.2.3.4. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm
GVCN trước hết phải là một giáo viên bộ môn được hiệu trưởng phân công phụ trách
quản lí một tập thể lớp về mọi mặt, do vậy người GVCN phải có phẩm chất của người
giáo viên (nhà sư phạm). Muốn hoàn thành tốt các nhiệm vụ và nội dung công tác
GVCN, người GVCN phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất nhân cách của người thầy
giáo.
1.3. Qun lý công tác GVCN và vai trò ca hing THPT
1.3.1. Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm
Từ các khái niệm (và nội dung) của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và của
công tác GVCN, có thể xác định: “Quản lí công tác giáo viên chủ nhiệm” là hoạt động
quản lý chuyên biệt của hiệu trưởng nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả giáo dục của
công tác GVCN, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phát hiện và giải
quyết những vấn đề thuộc công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn
diện HS trong mỗi lớp và từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ
thông.
1.3.2. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trung học phổ thông trong quản lý công tác giáo viên
chủ nhiệm
1.3.2.1. Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp và kế hoạch quản lý công tác GVCN
1.3.2.2. Xây dựng và bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVCN
1.3.2.3. Xây dựng nội quy, tạo động lực học tập và rèn luyện ở học sinh
1.3.2.4. Tạo động lực và các điều kiện đảm bảo công tác GVCN
1.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện quy chế về công tác GVCN
1.4. Các yu t n ho ng qun lý công tác GVCN ng
trung hc ph thông
Từ nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể khái quát một số yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý công tác GVCN trong trường THPT.
1.4.1. Các yếu tố khách quan
1.4.1.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đối với quản lý nhà trường và công tác
GVCN
1.4.1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và môi trường giáo dục của địa bàn dân
cư
1.4.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển và chất lượng giáo dục HS
1.4.1.4. Quyền hạn, trách nhiệm của hiệu trưởng, các quy định và cơ chế quản lý hiện
hành đối với công tác quản lý nhà trường
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1. Phẩm chất, năng lực và tầm nhìn của hiệu trưởng
1.4.2.2. Nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực sư phạm của đội ngũ những người
tham gia công tác GVCN
Tiu k
Nâng cao chất lượng công tác GVCN là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai
đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD& ĐT.
Để thực hiện nhiệm vụ quản lí công tác GVCN, hiệu trưởng trường THPT phải
nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QLGD, nắm vững các nhiệm vụ, thục tiêu,
chức năng quản lí nhà trường.
Đồng thời nắm vững nội dung công tác GVCN, các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý công tác GVCN…để từ đó vận dụng vào hoạt động quản lí công tác GVCN nói chung,
cũng như vận dụng các cơ sở lý luận này để tìm hiểu thực trạng quản lí công tác GVCN ở
một số trường THPT
Và từ đó, có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp cần thiết đổi mới quản lý
công tác GVCN ở các trường THPT.
CHNG 2. THC TRNG QUN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CH NHIM
NG TRUNG HC PH THÔNG HI AN- THÀNH PH HI PHÒNG
2.1. Khái quát v giáo do Hi phòng
2.1.1. Giáo dục và đào tạo Hải phòng trong năm năm gần đây
Những năm qua ngành GD&ĐT Hải Phòng thu được kết quả rất đáng phấn khởi.
Qui mô giáo dục ngày càng phát triển bền vững với tổng số 772 trường phổ thông các
cấp, trường ĐH, CĐ, TC…trong đó có 570 trường công lập; 202 trường ngoài công lập.
Với tổng số 26.710 cán bộ giáo viên, nhân viên, tỷ lệ chuẩn đào tạo trên 97.89%. Chất
lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao ở tất cả các cấp học, bậc học mầm non,
tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên đến giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục
Hải Phòng luôn ở tốp dẫn đầu toàn quốc cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.
2.1.2. Thực trạng giáo dục của trường THPT Hải An
Trường THPT Hải An có quy mô 27 lớp với 1275 học sinh với 78 cán bộ giáo viên
trong đó 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Những năm gần đây, chất
lượng giáo dục toàn diện cũng như tỷ lệ HS đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày được nâng
cao. Nhà trường tích cực đề ra các biện pháp quản lý công tác GVCN phù hợp, xây dựng
môi trường giáo dục trong sạch, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ. Đẩy mạnh phong trào thi
đua, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì trường THPT Hải An còn đứng trước
nhiều thách thức như việc CSVC nhà trường còn thiếu thốn, đội ngũ GV còn non kinh
nghiệm trong giảng dạy và công tác GVCN.
2.2. Thc trng qun lý công tác GVCN ng THPT Hi An và mt s ng
THPT ni thành Hi Phòng
2.2.1. Cách thức tổ chức quá trình điều tra thực trạng
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi ý kiến đối với lãnh đạo, chuyên viên Sở
GD&ĐT Hải Phòng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và GVCN ở 10 trường THPT trong nội
thành Hải Phòng. Thời gian khảo sát từ đầu tháng 8 đến hết tháng 10 năm 2011.
Nội dung khảo sát dựa vào “Các nội dung chủ yếu của công tác GVCN” (mục
1.2.3.2) và “Các nhiệm vụ của Hiệu trưởng THPT trong quản lý công tác giáo viên chủ
nhiệm” (mục 1.3.2) .
2.2.2. Thực trạng công tác GVCN ở trường THPT Hải An và một số trường THPT nội
thành Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Bằng phương pháp phiếu điều tra đã cho một số bảng số liệu về việc tình hình
thực hiện nội dung công tác GVCN, về kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác GVCN và
nhu cầu cần được bồi dưỡng thêm của GVCN.
Trong đó nổi bật ở bảng sau
Bảng 2.8: GVCN tự đánh giá về mức độ nội dung công tác GVCN
Stt
( n = 120)
( n= 27)
Tốt
Đạt
Chưa
tốt
Tốt
Đạt
Chưa
tốt
1
Tìm hiểu, nắm vững và phân loại HS
trong lớp. Theo dõi và đánh giá quá
trình học tập và rèn luyện (đánh giá sự
tiến bộ) của từng học sinh để báo cáo
thường xuyên và định kì với Ban giám
hiệu và ghi vào học bạ
90
75
%
24
20%
6
5%
22
81%
4
15%
1
4%
2
Lập các kế hoạch công tác GVCN
72
60
%
42
35%
6
5%
19
70%
6
22%
2
8%
3
Xây dựng lớp thành tập thể HS tự quản.
Tổ chức triển khai các phong trào thi
đua
48
40
%
66
55%
6
5%
9
32%
16
60%
2
8%
4
Phối hợp với GV bộ môn tổ chức hoạt
động học tập, nâng cao thành quả học
tập của từng HS và của lớp
48
40
%
66
55%
6
5%
13
48%
13
48%
1
4%
5
Phối hợp với cha mẹ HS và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo
36
30
%
72
60%
12
10%
8
30%
17
62%
2
8%
Sau khi phân tích các bảng này, chúng tôi đã nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu
của công tác GVCN ở trường THPT Hải An và một số trường THPT nội thành Hải
Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Mt mnh
- Nhận thức về nhiệm vụ quan trọng nhất của người GVCN và tầm quan trọng của công
tác GVCN trong BGH các trường cũng như đội ngũ các GVCN là rất tốt. Việc thực hiện
6 nội dung của công tác chủ nhiệm trong đội ngũ GVCN ở các trường là khá tốt.
- Các kỹ năng cần thiết của một GVCN như kỹ năng họp PHHS, kỹ năng tổ chức các
HĐGDNGLL, kỹ năng thuyết trình đã được tập huấn và trang bị khá đầy đủ.
- Với trường THPT Hải An có ngũ GVCN hầu hết đều là GVCN trẻ. Do đó việc tiếp
nhận thông tin mới và khả năng học hỏi, đổi mới trong công tác GVCN rất nhanh
chóng.
Mt yu
- Ở một vài trường vẫn còn có thầy cô chủ nhiệm thờ ơ với học sinh, chưa có khát khao
phấn đấu vươn lên để trở thành GVCN giỏi. Việc thực hiện các nội dung của công tác
GVCN ở các trường không đồng đều.
- Kinh nghiệm và kĩ năng NVSP của một bộ phận GVCN còn chưa thật vững vàng. Hầu
hết đều do tiếp thu kinh nghiệm của những GVCN lâu năm truyền lại thiếu đi sự đồng bộ,
khoa học và sự cập nhật thường xuyên kiến thức mới.
- Đội ngũ GVCN của trường THPT Hải An hầu hết đều là GVCN trẻ. Việc thực hiện nội
dung công tác GVCN cũng như kinh nghiệm làm công tác GVCN còn hạn chế .
2.2.3. Thực trạng quản lý công tác GVCN ở trường THPT Hải An và một số trường
THPT nội thành Hải Phòng
Tương tự cách khảo sát trên, có một số bảng số liệu về sự chỉ đạo công tác
GVCN của Sở GD & ĐT Hải Phòng, về việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý công
dục đạo đức HS và các hoạt động giáo
dục toàn diện khác
6
Công tác tài chính, hồ sơ sổ sách và các
công tác sự vụ khác
84
70
%
24
20%
12
10%
20
74%
6
22%
1
4%
tác GVCN của hiệu trưởng trường THPT Hải An và các trường THPT nội thành Hải
Phòng.
Trong đó có 2 bảng nổi bật
Bảng 2.10: Kết quả tìm hiểu về các hình thức chỉ đạo của Sở GD-ĐT HP
Stt
(n=20)
Các BGH
(n=36)
1
Ra văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả
16
( 80%)
4
(20%)
27
(75%)
9
(25%)
2
Có kế hoạch chỉ đạo về quản lý công
tác GVCN
5
(25%)
10
(75%)
9
(25%)
27
(75%)
3
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội nghị
về công tác GVCN
9
(45%)
11
(55%)
18
(50%)
18
(50%)
4
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và
rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời
2
(10%)
18
(90%)
9
(25%)
27
(75%)
5
Nội dung khác (xin nói cụ thể)
/
/
/
/
Bảng 2.12: Các giáo viên đánh giá ban giám hiệu về việc chỉ đạo và chất lượng công tác
GVCN ở các trường THPT
Stt
( n= 27)
( n= 120)
1
2
3
1
2
3
1
Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp và kế
hoạch quản lý công tác GVCN
22
81%
4
15%
1
4%
90
75%
23
19%
7
6%
2
Xây dựng và bồi dưỡng phát triển đội
ngũ GVCN
22
81%
4
15%
1
4%
96
80%
17
14%
7
6%
3
Xây dựng nội quy, tạo động lực học tập
và rèn luyện ở học sinh
21
78%
5
18%
1
4%
96
80%
17
14%
7
6%
4
Tạo động lực và các điều kiện đảm bảo
công tác GVCN
22
81%
4
15%
1
4%
96
80%
18
15%
6
5%
5
Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện quy chế
20
6
1
84
30
6
về công tác GVCN
74%
22%
4%
70%
25%
5%
6
/
/
/
/
/
/
Ghi chú các mức độ: Mức độ 1: Rất quan tâm, đã có hiệu quả cao Mức độ 2: Có quan
tâm, nhưng chưa cao Mức độ 3: Chưa quan tâm đúng mức, hiệu quả không rõ, còn thấp.
Từ những bảng thu được chúng tôi đã tìm được thực trạng của việc quản lý công
tác GVCN trong trường THPT Hải An và một số trường THPT trong nội thành Hải
Phòng, thể hiện:
+ Mt mnh
- Trong một năm gần đây công tác GVCN đã được sự quan tâm chỉ đạo từ Sở GD & ĐT cũng
như của BGH các trường.
- Ở một số trường THPT trong nội thành Hải Phòng đã xuất hiện những điểm mới trong
việc quản lý công tác GVCN. Việc tập huấn công tác GVCN ở một số trường diễn ra khá
đều đặn có hiệu quả cao.
- Việc quản lý công tác GVCN ở một số trường có nhiều điểm đổi mới phát huy được
tiềm năng của đại đa số các GVCN, việc kiểm tra đánh giá GVCN đã theo thang thước
thi đua riêng biệt.
- Do nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hội CMHS đối với sự nghiệp GD&ĐT, một số
trường đã thành lập được ban quản sinh là cầu nối quan trọng giữa GVCN, BGH và
CMHS.
+ Mt yu
- Kinh nghiệm quản lý công tác GVCN của một số đồng chí trong BGH còn hạn chế nên
làm hạn chế hiệu quả của công tác này.
- Hầu hết các trường chưa xây dựng được một chu trình quản lý công tác GVCN. Do
thiếu sự chỉ đạo một cách quyết liệt, khoa học và bài bản từ Sở GD&ĐT nên việc quản lý
công tác này vẫn còn mang tính chất tự phát.
- Việc quản lý công tác GVCN vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được
sức mạnh của đội ngũ GVCN.
2.3. Nguyên nhân và các v t ra trong vic qun lý công tác GVCN ng
THPT Hc yêu ci mi giáo dc hin nay
2.3.1. Các nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Một bộ phận nhỏ GVCN thiếu nhiệt tình với công việc chủ nhiệm. Một số giáo viên
mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng công tác GVCN.
- -Về chế độ chính sách đối với GVCN chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Việc
động viên khen thưởng cho GVCN còn ít hoặc chưa kịp thời.
- Các cấp quản lý giáo dục từ Sở đến nhà trường chưa tổ chức được thường xuyên hội
nghị rút kinh nghiệm về công tác GVCN; ít sinh hoạt chuyên đề về công tác GVCN
hay tổ chức hội thi GVCN giỏi.
Nguyên nhân khách quan
- Do xu thế chung của xã hội, hiện nay một bộ phận thầy, cô, học sinh, CMHS) chỉ
quan tâm đến dạy học văn hoá, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện, vô tình quên đi
giúp con học cách Làm ng
- Thiếu các văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên về công tác GVCN từ
trên xuống.
2.3.2. Các vấn đề đặt ra
- Do xu thế chung của xã hội nhiều thầy cô, học sinh, CMHS ít chú ý tới việc giáo dục
toàn diện. Vậy có biện pháp gì để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này đối với
sự phát triển nhân cách của học sinh.
- Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác
GVCN. Về chế độ chính sách đối với GVCN chưa hợp lý so với nhiệm vụ đảm nhận và
so với giáo viên bộ môn .
- Các cấp lãnh đạo từ Sở đến trường phải chỉ đạo thường xuyên, nghiêm túc và có sự
thống nhất đồng bộ cao từ trên xuống dưới. Cần có ngay quy trình đồng bộ chung cho
việc thực hiện công tác GVCN cũng như việc quản lý công tác này trong các nhà
trường.
Tiu k
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy:
- Hầu hết đối tượng đều thấy được tầm quan trọng của người GVCN và công tác
GVCN. Đa số các hiệu trưởng đều xây dựng kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo quản lý
hoạt động của GVCN của trường.
- Tuy nhiên việc quản lý công tác GVCN ở các trường còn mang tính tự phát, không
đồng bộ do thiếu sự chỉ đạo theo một quy trình chuẩn của các các cấp lãnh đạo từ Sở
GD & ĐT đến ban lãnh đạo các trường.
- Bên cạnh đó một bộ phận các hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm, xây dựng được kế
hoạch dài hạn công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN.
- Công tác GVCN và quản lý công tác GVCN ở trường THPT Hải An trong những năm
gần đây đã được chú trọng. BGH của trường đã xây dựng được một số biện pháp quản
lý công tác GVCN có nhiều nét đổi mới và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận
CHNG 3
BIN PHÁP QUN I MI CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CH NHIM
NG TRUNG HC PH THÔNG HI AN
THÀNH PH HI PHÒNG
3.1. Mt s nguyên tc xây dng h thng bin pháp
1. Đảm bảo tính đồng bộ
2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
4. Đảm bảo phát huy được ý thức tự giác và tính tích cực của các chủ thể tham gia
hoạt động GVCN
3.2. Mt s bin pháp ca Hing nhi mi qun lý công tác giáo viên ch
nhim ng THPT Hi An
Trong luận văn này, chúng tôi đưa ra tám biện pháp quản lý nhằm đổi mới công
tác GVCN ở trường THPT Hải An. Trong mỗi biện pháp đều có 3 phần : Mục đích, nội
dung, cách thức thực hiện cụ thể.
3.2.1. Lập kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm
3.2.1.1. Mục đích
Đảm bảo các hoạt động quản lý công tác này được tiến hành khoa học, xác định
được các mục tiêu công việc, dự báo được lộ trình và phân phối nguồn lực…đảm bảo
hiệu quả quản lý.
3.2.1.2. Nội dung
Trước tiên hiệu trưởng nhà trường phải lập ra được kế hoạch công tác GVCN của
toàn trường. Kế hoạch này thể hiện được tầm nhìn của người hiệu trưởng trong việc quản
lý công tác GVCN (xem thêm ở phần phụ lục).
Trên cơ sở kế hoạch nhà trường. GVCN sẽ lập kế hoạch của lớp mình phụ trách,
ngoài căn cứ trên thì GVCN phải dựa vào căn cứ là tình hình cụ thể của lớp học thông
qua việc điều tra phân loại HS. Kế hoạch công tác GVCN phải cụ thể hoá mục tiêu,
nhiệm vụ, nội dung giáo dục của một tập thể lớp, là chương trình hoạt động thực hiện vào
từng giai đoạn
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
+ Hiệu trưởng cần phải giúp đỡ GVCN nắm vững kế hoạch công tác của nhà trường cả
năm, từng học kỳ, từng tháng, đặc biệt là những định hướng về các mặt giáo dục.
+ Hiệu trưởng phải chỉ rõ cơ chế phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường và phổ biến trước hội đồng sư phạm.
3.2.2. Chuẩn hoá quy trình công tác GVCN và thống nhất thực hiện (bao gồm cả
chuẩn hoá các hồ sơ, biểu mẫu công tác GVCN)
3.2.1.1. Mục đích
Đảm bảo cho công tác GVCN được thuận lợi và hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung
LV đã khái quát hoá và xây dựng quy trình công tác GVCN và chuẩn hoá các loại hồ
sơ công tác GVCN như sau:
+ Xác lập quy trình công tác của GVCN gồm sáu bước sau đây
o Bước 1: Tìm hiểu, nắm vững và phân loại HS trong lớp.
o Bước 2: Lập các kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm
o Bước 3: Xây dựng lớp thành tập thể HS tự quản.
o Bước 4: Phối hợp với GV bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong, ngoài
nhà trường tổ chức triển khai các phong trào thi đua.
o Bước 5: Theo dõi và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện (đánh giá sự tiến bộ)
của từng học sinh để báo cáo thường xuyên và định kì với Ban giám hiệu
o Bước 6: Công tác hồ sơ sổ sách, tài chính và các công tác sự vụ khác
+ Chuẩn hoá các loại hồ sơ công tác GVCN và thống nhất cách thực hiện
Bên cạnh việc xác lập quy trình công tác của GVCN hiệu trưởng cần tạo sự thống
nhất trong việc chuẩn hoá hồ sơ biểu mẫu và thống nhất cách thực hiện trong toàn
trường gồm các loại hồ sơ theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ngoài ra còn có
thêm các loại sổ sách, báo cáo riêng của trường. Sử dụng thêm công nghệ thông tin vào
trong quá trình quản lý công tác GVCN.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Cần thống nhất trong toàn trường về các tiêu chí đánh giá thi đua các lớp, đánh giá
GVCN và cách thức kiểm tra đánh giá
3.2.3. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVCN đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới giáo dục
3.2.3.1. Mục đích
Giúp cho nhà trường có một tập thể GVCN vững vàng về mọi mặt, đáp ứng yêu
cầu của việc đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung
LV đã nêu và phân tích các nội dung của việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ
GVCN tập trung ở một số công việc sau: Nâng cao nhận thức về công tác GVCN, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng phải có, cần có của người GVCN, về kinh
nghiệm làm công tác GVCN
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
+ Việc bồi dưỡng GVCN phải thực sự thiết thực tránh hình thức làm mất thời
gian và hiệu quả của việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng trong giáo
viên.
+ Cần căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá công tác GVCN của giáo viên hàng
năm để phân loại, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề và bố trí giáo viên
tham gia các đợt bồi dưỡng theo chuyên đề phù hợp.
3.2.4. Lựa chọn, phân công GVCN, thành lập “tổ giáo viên chủ nhiệm” và bổ sung
“phó chủ nhiệm lớp”
3.2.4.1. Mục đích
Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GVCN, bồi dưỡng đội ngũ GVCN
tương lai và làm giảm đi một phần gánh nặng của GVCN.
3.2.4.2. Nội dung
LV đã trình bày và phân tích hai phương án lựa chọn bố trí, phân công giáo
viên chủ nhiệm là chọn GVCN ở đầu cấp, đồng thời cũng là cho cả cấp học và phân
công GVCN theo khối lớp. Ngoài ra bổ sung thêm cách làm mới giúp nâng cao hiệu
quả của công tác GVCN là thành lập“tổ giáo viên chủ nhiệm” và bổ sung “phó chủ
nhiệm”
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
+ Hiệu trưởng và các đồng chí trong BGH nhà trường phải công tâm trong việc
lựa chọn GVCN, phải có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi buổi họp hoặc sinh hoạt.
+ Những đồng chí “phó chủ nhiệm” của các lớp cần được tạo điều kiện tốt trong
công việc giảng dạy hoặc thời khóa biểu hợp lý để họ tập trung thêm cho công việc này.
Ngoài ra cần có thêm những đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với các đồng chí đó.
3.2.5 . Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với GV bộ môn và các lực
lượng giáo dục khác trong, ngoài nhà trường
3.2.5.1. Mục đích
Nhằm tạo ra sự đồng bộ và thống nhất cao giữa các lực lượng giáo dục trong việc
nâng cao hiệu quả của việc giáo dục toàn diện của trường nói chung và công tác GVCN
nói riêng.
3.2.5.2. Nội dung
LV đã xây dựng và phân tích cơ chế phối hợp: giữa GVCN với các giáo viên BM,
GVCN với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, giữa GVCN với CMHS và giữa
GVCN với cơ quan chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Đưa vào kế hoạch của nhà trường và triển khai trước hội đồng sư phạm, các cuộc
họp với hội CMHS, các buổi giao ban với chính quyền địa phương.
Kế hoạch này phải được ký kết bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý.
3.2.6. Tạo động lực và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho công tác GVCN
3.2.6.1. Mục đích
Tạo động lực thúc đẩy GVCN vươn lên trong công tác và tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác GVCN là việc làm mà người hiệu trưởng cần phải thực sự chú ý để GVCN
yên tâm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công tác của mình.
3.2.6.2. Nội dung
LV đã đưa ra và phân tích một số cách để hiệu trưởng quan tâm tới GVCN cả
về vật chất lẫn tinh thần như: động viên kịp thời GVCN, thực hiện nghiêm túc việc thi
đua khen thưởng, tổ chức thăm quan học tập và thành lập “Quỹ hoạt động cho
GVCN”
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công
khai trong đánh giá. BGH nhà trường kêu gọi việc thành lập “Quỹ GVCN” từ những tấm
lòng của phụ huynh học sinh, các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà tài trợ
3.2.7. Tổng kết công tác chủ nhiệm sau mỗi học kỳ và cuối năm học kết hợp tổ chức
“Hội nghị công tác GVCN”
3.2.7.1. Mục đích
Giúp BGH đánh giá một cách toàn diện hiệu quả của công tác GVCN trong học kỳ
và năm học, là dịp GVCN trao đổi kinh nghiệm, học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ cũng như tôn vinh khích lệ, động viên những tập thể học sinh cũng như GVCN hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.2.7.2. Nội dung
LV đã trình bày và phân tích việc kiểm tra đánh giá thường xuyên của BGH đối
với việc thực hiện công tác GVCN và từ thực tế quản lý công tác GVCN đó dẫn đến hiệu
trưởng cần tổ chức thêm, tổ chức riêng “Hội nghị công tác GVCN” sau mỗi một học kỳ
và cuối năm học và cách thức tổ chức các hội nghị đó.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiệu nhà trường cần công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra
đánh giá, đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo và sử dụng nhiều kênh thông tin để đánh giá
GVCN.
3.2.8. Tham quan, trao đổi sáng kiến- kinh nghiệm GVCN giỏi với các trường trong
cụm, thành phố và tỉnh bạn
3.2.8.1. Mục đích
Nhằm tạo cơ hội cho GVCN được học hỏi, giao lưu và được phát huy các năng lực
cá nhân của mình, trải nghiệm các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến sáng kiến-
kinh nghiệm… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác GVCN và hiệu
quả công tác này.
3.2.8.2. Nội dung
LV đã phân tích những ưu điểm cũng như cách thực hiện biện pháp này khi vận
dụng nó vào trong việc quản lý công tác GVCN như: Giúp GVCN có dịp học tập
những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt của những GVCN giỏi ở các trường bạn
3.2.8.3. Điều kiện thực hiện
Cần có sự chuẩn bị chu đáo của cả BGH và GVCN về nội dung trao, phải huy
động được nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tổ chức các buổi giao lưu và đi thăm quan học
tập bằng nhiều hình thức như kêu gọi sự đóng góp của GVCN, GV bộ môn, của hội cha
mẹ học sinh…
3.3. Mi quan h gia các bin pháp
Các biện pháp được sắp xếp như một thể thống nhất của chu trình quản lý. Do đó
khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ.
Trong đó các biện pháp (2, 4, 7, 8) là các biện pháp đổi mới cách làm. Các biện
pháp còn lại (1, 3, 5, 6) là các biện pháp tăng cường nguồn lực có kế thừa và phát triển
các biện pháp vốn có.
Kế hoạch GVCN
Bồi dưỡng
đội ngũ GVCN
Chuẩn hóa Quy trình
công tác GVCN…
Tổ chủ nhiệm và
Phó chủ nhiêm lớp
Tạo động lực
Xây dựng cơ chế
phối hợp…
Tham quan học tập
kinh nghiệm
Kiểm tra, tổng kết
- Hội nghị GVCN
Quy trình
công tác GVCN
3.4. Kho sát tính cn thit và tính kh thi ca các nhóm bin pháp
3.4.1. Cách thức tổ chức quá trình khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng như khảo sát ở chương 2. Tổng số
phiếu phát ra là 204, thu về là 200 phiếu.
3.4.2. Kết quả khảo sát và phân tích
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
T
T
Các b
( n=
200)
-
-
Rất
cần
Cần
Khôn
g cần
Rất
khả
thi
Khả
thi
Khôn
g
khả
thi
1
Lập kế hoạch công tác
GVCN
190
/95
10
/05
0
1
190
/95
10
/5
0
1
2
Chuẩn hoá quy trình
công tác GVCN, thống
180
/90
20
/10
0
2
168
/ 84
26
/13
6
/03
2
nhất thực hiện …
3
Bồi dưỡng, phát triển đội
ngũ GVCN, đáp ứng yêu
cầu GD
176
/88
24
/12
0
3
170
/ 85
20
/ 10
10
/ 5
3
4
Lựa chọn, phân công
GVCN, thành lập “tổ
GVCN” và bổ sung “phó
chủ nhiệm lớp”.
162
/81
32
/16
6
/03
8
164
/ 82
24
/12
12
/06
8
5
Xây dựng cơ chế phối
hợp giữa GVCN, với GV
bộ môn và các lực lượng
giáo dục khác trong,
ngoài nhà trường.
178
/89
14
/07
8
/04
4
158
/ 79
34
/ 17
8
/ 04
5
6
Tạo động lực cho GVCN
và điều kiện thuận lợi
170
/85
26
/13
4
/02
6
160
/ 80
30
/ 15
10
/ 05
7
7
Tổng kết công tác
GVCN sau mỗi học kỳ
và cuối năm học kết hợp
tổ chức “Hội nghị công
tác GVCN”
164
/82
30
/15
6
/03
7
162
/81
30
/15
8
/04
6
8
Tham quan, trao đổi
SKKN GVCN giỏi với
cụm, thành phố và tỉnh
bạn.
178
/89
14
/7
8
/04
4
166
/83
26
/13
8
/04
4
Kết quả bước đầu cho thấy cả 8 biện pháp đề xuất được các ý kiến đánh giá là rất
cần thiết và rất khả thi là khá cao. Ba biện pháp quản lý có sự tương quan giữa tính cần
thiết và khả thi giữa các biện pháp được đánh giá cao xếp thứ bậc cao nhất lần lượt là các
biện pháp 1, 2, 3. Biện pháp đươc đánh giá thứ bậc cuối là “Lựa chọn, phân công GVCN,
thành lập “tổ GVCN” và bổ sung “phó chủ nhiệm lớp”, tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức
độ rất khả thi đạt 82%. Hai biện pháp có tính đổi mới cách làm, được đánh giá thứ bậc
ngang nhau là “Tham quan, trao đổi SKKN GVCN giỏi với các trường trong cụm, thành
phố và tỉnh bạn và xây dựng “cơ chế phối hợp giữa GVCN với GV bộ môn và các lực
lượng giáo dục khác trong, ngoài nhà trường
Tiu k
Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài và qua khảo sát thực tế công tác GVCN và
việc quản lý công tác này ở các trường nội thành Hải Phòng. Chúng tôi đã cố gắng đề
xuất 8 biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm đổi mới công tác GVCN ở trường THPT
Hải An thành phố Hải Phòng.
Trong các biện pháp quản lý nêu trên có những biện pháp đã được áp dụng trong
việc quản lý công tác GVCN ở trường THPT Hải An và đã đạt hiệu quả cao như biện
pháp 1, 2, 3. Một số biện pháp đang tiếp tục đưa vào trong quá trình quản lý công tác
GVCN của trường và nhận được nhiều sự ủng hộ của GVCN và các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường.
Tuỳ theo đặc điểm tình hình của mỗi nhà trường, Hiệu trưởng các trường cần phát
hiện ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn tồn tại của công tác GVCN của trường để lựa
chọn các biện pháp ưu tiên thực hiện.
KT LUN VÀ KHUYN NGH
1. Kt lun
Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát sau đây:
1.1. Hiệu trưởng nhà trường cần phải nắm rõ lý luận về công tác GVCN, biết xây dựng
và triển khai kế hoạch công tác GVCN một cách khoa học, lựa chọn và xử lý linh hoạt
các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của trường mình.
1.2. Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các trường cần có những biện pháp quản lý công tác
GVCN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.3. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người GVCN cần có chuyên môn nghiệp vụ chủ
nhiệm vững vàng, có những kỹ năng cần thiết. Nhưng điều quan trọng nhất người GVCN
đó chính là lòng nhân ái, trái tim nhân hậu và cách sống làm người của mỗi thầy cô.
2. Khuyn ngh
i vi B
Chúng tôi đưa ra 4 khuyến nghị tập trung vào các vấn đề chế độ đãi ngộ cho
GVCN, ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thi GVCN giỏi, tài liệu tập huấn cho
GVCN. Ngoài ra chúng tôi có đưa thêm khuyến nghị với các trường đào tạo GV cần có
chương trình giành cho việc bồi dưỡng GVCN tương lai.
2i vi S i Phòng
Chúng tôi đưa ra 4 khuyến nghị về các vấn đề: Có kế hoạch chỉ đạo thống nhất từ
Sở GD&ĐT đến các trường về công tác GVCN. Cần xây dựng một quy trình quản lý
công tác GVCN khoa học, thống nhất trong các trường, tăng cường việc kiểm tra đánh
giá các trường trong việc thực hiện công tác GVCN của GVCN và việc quản lý công tác
này của ban lãnh đạo các trường, đưa tiêu chí công tác GVCN thành một tiêu chí quan
trọng để đánh giá thi đua các nhà trường. Thành lập trang Web của GVCN trong toàn
thành phố.
i vng THPT trong ni thành Hi Phòng
Hiệu trưởng và các CBQL nhà trường cần nâng cao trách nhiệm và năng lực QL
công tác GVCN. Xây dựng quy trình công tác GVCN và kế hoạch công tác GVCN khoa
học, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm nhà trường. Nhà trường cần tổ chức tập huấn cho
đội ngũ GVCN một cách thường xuyên, đồng thời nhà trường cần quan tâm đến điều kiện
làm việc của các GVCN sao cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
i vi các giáo viên b môn, GVCN và các lng giáo dc khác trong và
ng
- Tất cả mọi thầy cô giáo, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của GVCN trong sự nghiệp GD toàn
diện HS, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao. Phối hợp tốt
với GVCN trong việc nâng cao chất lượng của công tác GVCN.
- Đối với các bậc PHHS cần quan tâm sâu sắc hơn nữa đến con em mình trong
việc “học chữ ” cũng như “học người”. Kết hợp chặt chẽ với các GVCN và nhà trường
trong việc hình thành và phát triển nhân cách các em.
References
1. ng Quc Bo và Nguy Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai
vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, 2004.
2. ng Quc Bo. Một số khái niệm về quản lí giáo dục – Trường CBQLGD–
ĐTTW Hà Nội, 1997.
3. ng Quc Bo. Dự báo giáo dục và những vấn đề liên quan đến dự báo giáo
dục.2001.