Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐỒNG NAI
ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Người báo cáo: Trần Minh Hùng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Công Triêm
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có 88 trang, gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua Trường CĐSP Đồng Nai đã từng
bước đưa CNTT vào ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu
quả đào tạo, đặc biệt, chú trọng đội ngũ CB, GV lực lượng trực
tiếp tham gia và có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT
của đội ngũ CB, GV còn chậm, chưa xứng với qui mô đào tạo
của nhà trường, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do năng lực ứng dụng
CNTT của đội ngũ CB, GV còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD-ĐT hiện nay. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT còn
chịu sự tác động, cách thức quản lý của hiệu trưởng.
Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành, trong đó
nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học;
tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường,
nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trường
CĐSP Đồng Nai”.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về năng
lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV và công tác quản lý
việc ứng dụng CNTT của hiệu trưởng nhằm xác lập những
biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội
ngũ CB, GV một cách khoa học, hợp lý, khả thi góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở Trường CĐSP
Đồng Nai.
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý của Hiệu trưởng,
các khái niệm CNTT, ứng dụng CNTT, năng lực ứng dụng
CNTT và vấn đề nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của
đội ngũ CB, GV ở trường CĐSP.
- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng năng lực ứng dụng
CNTT của đội ngũ CB, GV và công tác quản lý của Hiệu
trưởng tại Trường CĐSP Đồng Nai.
- Xác lập các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng một cách
khoa học, hợp lý để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
của đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai đáp ứng
yêu cầu đào tạo giáo viên của tỉnh Đồng Nai.
- Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu
trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của đội
ngũ CB trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, năng lực
ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong hoạt động giảng dạy
tại Trường CĐSP Đồng Nai.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT
Chương 2: Thực trạng quản lý việc nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai
Chương 3: Các biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng
Nai.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐSP ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT
1.4. NỘI DUNG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT
CHO CB, GV Ở TRƯỜNG CĐSP
1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
ỨNG DỤNG CNTT CHO CB, GV Ở TRƯỜNG CĐSP
Kết luận chương 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Năng lực ứng dụng CNTT
Hiện nay, trong nền “văn minh tin học” thì các
ngành khoa học như CNTT, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động
của con người và đã mang lại những thành tựu rất to
lớn. Do đó, ở con người lại xuất hiện thêm những
năng lực mới, trong đó có năng lực ứng dụng CNTT.
Có thể hiểu: Năng lực ứng dụng CNTT là khả năng
thành thạo sử dụng CNTT với tư cách là phương tiện
để đạt kết quả cao trong công việc.
Năng lực ứng dụng CNTT được thể hiện qua khả
năng lĩnh hội, cập nhật tri thức mới, vận dụng sáng
tạo những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo về sử dụng
các thiết bị của CNTT vào từng công việc cụ thể.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Năng lực ứng dụng CNTT
Trong bối cảnh CNTT phát triển rất nhanh và có
tác động mạnh mẽ tới GD-ĐT, đặc biệt trong nhà
trường cao đẳng, đại học đòi hỏi CB, GV ngoài năng
lực chuyên môn nghiệp vụ còn phải có năng lực ứng
dụng CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động nghề
nghiệp của mình. Năng lực ứng dụng CNTT mà mỗi
CB, GV ở các trường đại học, cao đẳng cần có là
năng lực cập nhật tri thức về CNTT, năng lực sử
dụng máy tính, năng lực sử dụng thiết bị CNTT và
truyền thông, năng lực khai thác và sử dụng
Internet, năng lực sử dụng các phần mềm chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực diễn đạt ý tưởng bằng
công cụ CNTT và trình độ tiếng Anh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
Để việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của
nhà trường đạt kết quả cao, hiệu trưởng cần phải
quản lý, tác động, tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV
nâng cao năng lực ứng dụng CNTT. Đây là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng của hiệu trưởng nhà
trường trong thời đại hiện nay.
Như vậy, quản lý việc nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT trong nhà trường là những tác động có
tổ chức, có hướng đích của hiệu trưởng nhằm tạo
điều kiện cho đội ngũ CB, GV nâng cao trình độ ứng
dụng CNTT, sử dụng CNTT vào các hoạt động của
nhà trường đạt hiệu quả cao.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Nội dung quản lý việc nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT
- Nâng cao nhận thức cho CB, GV
- Quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho CB,
GV
- Quản lý việc ứng dụng CNTT của GV trong hoạt
động giảng dạy
- Quản lý việc ứng dụng CNTT của CB trong hoạt
động nghiệp vụ
- Quản lý hoạt động NCKH của CB, GV
- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng
CNTT của đội ngũ CB, GV
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: Thực trạng quản lý việc nâng cao năng
lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại
Trường CĐSP Đồng Nai
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CỦA ĐỘI NGŨ CB,
GV TẠI TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG
VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO ĐỘI NGŨ CB, GV
TẠI TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.4. NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO
ĐỘI NGŨ CB, GV
Kết luận chương 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
- Nhiệm vụ của nhà trường là thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các cấp học, bậc học
như mầm non, tiểu học, THCS; đào tạo và bồi dưỡng CBQL giáo viên và CB nghiệp vụ các trường
THCS, tiểu học, mầm non. Bên cạnh đó, trường còn có thể hợp đồng với các trường đại học mở
các lớp đào tạo giáo viên có trình độ đại học và nghiên cứu một số chuyên đề khoa học giáo dục
phục vụ cho sự nghiệp GD-ĐT ở Đồng Nai.
- Đội ngũ CB, GV và nhân viên tổng số là 195 người trong năm học 2006 – 2007. Trong đó,
đội ngũ CB, GV là 180 người. Hầu hết đều có trình độ từ Đại học trở lên.
- Định hướng Trường CĐSP Đồng Nai sẽ được nâng cấp thành trường Đại học Đồng Nai vào
năm 2010 theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII. Theo đó, nhà
trường đã mở rộng ngành, nghề và quy mô đào tạo, đồng thời cũng xây dựng và ngày càng nâng
cao chất lượng đội ngũ CB, GV. Năm học 2007 – 2008, trường sẽ tuyển sinh 1.350 SV hệ chính
quy.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng nhận thức của đội ngũ CB, GV đối
với việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
Đối
tượng
Số
lượng
Rất cần Cần thiết
Không
cần lắm
Không
cần
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ 38 28 73,7 8 21,1 2 5,3 0 0,0
Giảng
viên
142 101 71,1 35 24,6 6 4,2 0 0,0
Cộng 180 129 71,7 43 23,9 8 4,4 0 0,0
Đa số CB, GV cho rằng việc nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn một số CB,
GV cho là không cần thiết lắm.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng về năng lực ứng dụng CNTT của
CB, GV
Năng lực ứng dụng
CNTT của đội ngũ CB, GV
nhìn chung khá tốt, nhưng
còn số lượng lớn ở mức độ
trung bình, thậm chí vẫn
còn ở mức độ yếu. Do đó,
cần thiết phải nâng cao
năng lực ứng dụng CNTT
cho đội ngũ CB, GV nhà
trường trong giai đoạn hiện
nay. Hơn nữa, CNTT là
ngành luôn phát triển, nếu
chúng ta không bồi dưỡng,
cập nhật kiến thức, rèn
luyện kỹ năng thường
xuyên thì sẽ bị tụt hậu
nhanh chóng.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV
- Quản lý việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV
được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn chưa thường xuyên
theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ trong vấn đề này.
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ về CNTT cho CB, GV được thực hiện
khá tốt. Còn việc khảo sát, đánh giá trình độ về CNTT cũng như
chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về CNTT
thì chưa thực hiện tốt.
- Hiệu trưởng đã quan tâm quản lý việc ứng dụng CNTT của
CB, GV vào hoạt động nghiệp vụ, hoạt động giảng dạy như việc
ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp đánh
giá, việc tổ chức xây dựng và ứng dụng các phần mềm dạy
học, phần mềm quản lý vào công tác chuyên môn. Tuy nhiên,
Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến công tác động viên,
khen thưởng trong việc ứng dụng CNTT của CB, GV.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV(tt)
- Hiệu trưởng đã quan tâm tổ chức, chỉ đạo việc tăng
cường ứng dụng CNTT vào việc thực hiện, báo cáo, trình bày
kết quả và triển khai các đề tài NCKH. Nhưng việc ưu tiên, hỗ
trợ cho các đề tài NCKH có liên quan đến ứng dụng CNTT còn
thực hiện chưa tốt.
- Công tác quản lý của hiệu trưởng về việc xây dựng
CSVC, thiết bị về CNTT được thực hiện khá tốt. Tin học hoá
công tác quản lý bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý
như phần mềm quản lý đào tạo UNION, phần mềm quản lý cán
bộ, phần mềm quản lý thư viện Tuy nhiên, việc xây dựng các
quy định, quy trình về sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT
cũng như việc kiểm tra, đánh giá về vấn đề này chưa được
quan tâm nhiều.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: Các biện pháp quản lý nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP
Đồng Nai.
3.1. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
3.2. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA
CÁC BIỆN PHÁP
Kết luận chương 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng
CNTT cho đội ngũ CB, GV trong nhà trường
a. Mục tiêu của biện pháp
Việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT
nhằm giúp cho CB, GV thấy rõ ý nghĩa, tầm quan
trọng của vấn đề này để từ đó có ý thức, trách
nhiệm đối với việc nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b. Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trưởng cần sử dụng nhiều hình thức tác động và
làm cho CB, GV nhận thức rõ các nội dung sau:
- Tổ chức cho đội ngũ CB, GV học tập, quán triệt các chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường
ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV trong
nhà trường. Triển khai, phổ biến các văn bản hướng dẫn, cụ
thể hoá của nhà trường về vấn đề này.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về ứng dụng
CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ cần
quan tâm thảo luận về năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ
CB, GV đối với việc nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo,
nghiên cứu của nhà trường.
- Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của
đội ngũ CB, GV trong việc ứng dụng CNTT cũng như nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT để có sự điều chỉnh kịp thời./
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 2: Nâng cao trình độ về ứng dụng
CNTT cho đội ngũ CB, GV
a. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được đội ngũ CB, GV không chỉ đảm
bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đảm
bảo trình độ về ứng dụng CNTT nhằm nâng cao
năng lực này để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả đào tạo của nhà trường.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b. Nội dung và cách thực hiện
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Dựa vào định
hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và
tình hình thực tế đội ngũ CB, GV, Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng
CNTT trước mắt cũng như lâu dài.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường: Mở các lớp Tin
học và Anh văn để CB, GV theo học. Tổ chức các buổi báo
cáo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT để CB, GV tham
gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
- Tạo điều kiện và cử CB, GV tham gia các khoá đào tạo,
bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường,
Hiệu trưởng cần cử CB, GV tham dự đầy đủ các khoá đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng
CNTT do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT của tỉnh tổ chức.
- Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về
CNTT: Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo đội ngũ CB, GV trong việc
tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức, nâng cao
trình độ về CNTT. Đây là con đường rất cần thiết và có hiệu
quả cao./
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc ứng
dụng CNTT của đội ngũ GV trong hoạt động giảng
dạy
a. Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV
vào hoạt động giảng dạy, xem đây là công cụ hỗ trợ
đắc lực cho việc đổi mới PPDH, đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá. Qua đó, làm cho GV phải
biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng về CNTT
vào công việc cụ thể của mình.