Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài tập môn phân tích và thiết kế hướng đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.25 KB, 20 trang )

Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Mục lục
1 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 2
2 KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ HỆ THỐNG 3
2.1 Hiện trạng quản lý kinh doanh ở công ty 3
2.2 Các quy trình quản lý như sau 4
2.2.1 Quy trình quản lý nhập hàng 4
2.2.2 Quy trình quản lý xuất hàng 4
2.2.3 Thống kê 5
3 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ - MÔ HÌNH USE CASE NGHIỆP VỤ 6
3.1 Mô tả các nghiệp vụ 6
3.1.1 Nghiệp vụ nhận đơn hàng: 6
3.1.2 Nghiệp vụ lập hóa đơn bán hàng: 6
3.1.3 Nghiệp vụ xuất hàng: 6
3.1.4 Nghiệp vụ Đặt hàng NCC: 6
3.1.5 Nghiệp vụ Nhập hàng: 6
3.1.6 Nghiệp vụ Thanh toán cho NCC: 7
3.1.7 Nghiệp vụ Thống kê báo cáo: 7
3.2 Các Actor nghiệp vụ 7
3.3 Các use case nghiệp vụ 7
3.3.1 Use case nhận đơn hàng 9
3.3.2 Use Case lập hóa đơn bán hàng 10
3.3.3 Use Case xuất hàng 11
3.3.4 Use Case đặt hàng nhà cung cấp 12
3.3.5 Use Case nhập hàng 13
3.3.6 Use Case thanh toán cho NCC 14
USE CASE THANH TOÁN CHO NCC– Activity Diagram 14
3.3.7 Use Case thống kê báo cáo 15
4 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG - MÔ HÌNH USE CASE HỆ THỐNG 16
4.1 Danh sách các Actor hệ thống 16
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 1


Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
4.2 Danh sách các Use Case hệ thống 16
4.3 Mô hình Use Case hệ thống 17
4.3.1 Mô hình use case hệ thống tổng quát 17
4.3.2 Đặc tả các Use Case hệ thống 18
1 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động quản lý kinh doanh ở các công ty, đại lý
phân phối sản phẩm hàng hóa thì quá trình quản lý xuất, nhập hàng hóa được coi là công
việc chính và thường xuyên.
Có thể khái quát quy trình xuất nhập hàng như sau:
Nhập hàng: Bộ phận kinh doanh sau khi đã hoàn thành thủ tục căn cứ để nhập
hàng, sẽ lập đơn đặt hàng gửi lên nhà cung cấp. Nhà cung cấp căn cứ vào đơn đặt hàng sẽ
chuyển hàng đến kho của công ty yêu cầu. Bộ phận kinh doanh làm các thủ tục nhận
hàng, ghi nhận thông tin hàng nhập.
Xuất hàng: Khi nhận được đơn đặt hàng của một đại lý hay khách hàng nào đó cần
mua hàng, bộ phận kinh doanh tiếp nhận và xem xét. Nếu đủ điều kiện bán hàng, bộ phận
kinh doanh sẽ làm các thủ tục để xuất hàng cho khách hàng. Sau khi xuất hàng, thông tin
về hàng còn trong kho sẽ được cập nhật.
Song song với 2 quá trình xuất, nhập trên, việc quản lý thông tin về hàng hóa là hết
sức quan trọng. Các thao tác cần thiết đó là thống kê báo cáo xuất, nhập tồn hàng hoá, báo
cáo tình hình hàng hoá của từng loại, từng kho, tình hình công nợ.
Yêu cầu đặt ra cho các cơ sở này là cần một hệ thống phần mềm có thể đáp ứng
được các nghiệp vụ quản lí hoạt động xuất, nhập hàng hóa nhằm hoàn chỉnh hoá hệ thống
giao dịch và quản lý hàng của công ty, nhằm tăng khả năng hoạt động, giảm bớt số lượng
nhân viên quản lý, đảm bảo độ chính xác, khả năng bảo mật, an toàn dữ liệu cao, khả năng
quản lý toàn diện để tăng tính cạnh tranh.
Đề tài này nhằm mục đích phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý xuất,
nhập hàng hóa ở các công ty, cơ sở phân phối hàng hóa theo hướng phân tích hướng đối
tượng và sử dụng công cụ UML.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 2

Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
2 KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ HỆ THỐNG
2.1 Hiện trạng quản lý kinh doanh ở công ty
Đề tài này nghiên cứu một cách tổng quát về mô hình hoạt động chung của các hệ
thống sản xuất và phân phối hàng hóa chứ không cụ thể ở một công ty nào. Vì hầu hết các
hệ thống này đều có khá nhiều điểm chung, quy trình nghiệp vụ quản lí cũng giống nhau.
Các hệ thống này chỉ khác nhau ở chỗ các loại mặt hàng, có nhiều loại mặt hàng đặc thù,
việc quản lý có điểm hơi khác. Tuy nhiên điều đó có thể khắc phục trong việc thiết kế dữ
liệu.
Có thể khái quát mô hình của các công ty và hoạt động kinh doanh phân phối hàng
hóa như sau:

Chức năng của từng thành phần trong sơ đồ.
- Tổng công ty: tổng công ty chuyên sản xuất các mặt hàng (ví dụ: các loại nước uống
đóng lon và các loại bánh kẹo) và cung cấp các sản phẩm này cho các chi nhánh của công
ty.
- Các chi nhánh của công ty chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm tới các cửa
hàng (Shop) và các đại lý.
Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Công ty

Vai trò và chức năng của các bộ phận trong công ty là :
- Ban Giám đốc chi nhánh : Điều hành hoạt động Công ty.
- Bộ phận kế toán: Kết toán sổ sách.
- Bộ phận kinh doanh : Tìm hiểu thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh, giới
thiệu sản phẩm.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 3
TỔNG CÔNG TY
CÁC CHI NHÁNH
CÁC SHOP CÁC ĐẠI LÝ
CC hàng

PP hàngPP hàng
BAN GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
KINH DOANH
BỘ PHẬN KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN
KHO
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
- Bộ phận kho: Lưu trữ hàng hoá và bảo quản hàng hóa, báo cáo tình hình số lượng
hàng hoá trong kho.
2.2 Các quy trình quản lý như sau
2.2.1 Quy trình quản lý nhập hàng
- Bộ phận kinh doanh căn cứ vào nhu cầu mua hàng của khách hàng, số lượng hàng
hoá tồn tối thiểu, số lượng hàng hoá tồn tối đa trong kho và danh sách các mặt hàng hiện
có của tổng công ty để lập đơn đặt hàng. Trong đơn đặt hàng có đầy đủ thông tin về chi
nhánh công ty, danh sách và số lượng các mặt hàng cần nhập về.
- Bộ phận kinh doanh sẽ trình đơn đặt hàng lên ban giám đốc ký duyệt.
- Nếu đơn đặt hàng đã được ban giám đốc ký duyệt thì bộ phận kinh doanh sẽ gửi đơn
đặt hàng tới tổng công ty.
- Nếu được tổng công ty chấp thuận cung cấp hàng thì bộ phận kinh doanh sẽ lập
phiếu nhập hàng và nhận hàng đưa về kho.
- Mỗi lần nhập hàng đều phải làm một phiếu nhập bao gồm: Thông tin đầy đủ về nhà
cung cấp, danh sách các mặt hàng, số lượng, ngày nhập, đơn giá, ngày hẹn trả tiền theo
mẫu đã được in sẵn.
- Bộ phận kinh doanh sẽ chuyển phiếu nhập hàng và phiếu thanh toán tới bộ phận kế
toán để thanh toán tiền hàng cho tổng công ty.
- Cách tính tổng giá trị hàng nhập:
- Mỗi lần nhập hàng về thì phải tiến hành cập nhật lại danh mục hàng hoá như là thêm
mặt hàng (nếu đó là mặt hàng mới), cập nhật lại số lượng, tính lại đơn giá.

2.2.2 Quy trình quản lý xuất hàng
- Khi một khách hàng cần mua hàng thì làm một đơn đặt hàng theo mẫu in sẵn bao
gồm : Phần đầu gồm những thông tin đầy đủ về khách hàng, phần thứ hai là danh sách
mặt hàng đặt mua, số lượng, đơn giá từng loại và ngày nhận hàng. Khi đặt hàng, có thể
khách hàng đặt một số tiền nào đó.
- Khi mua hàng, khách hàng có thể trả tiền trước hay hẹn trả sau khi nhận hàng một số
ngày quy định.
- Đơn đặt hàng được đưa đến bộ phận kinh doanh để xem xét. Nếu khách hàng còn nợ
trễ hạn quá một số tiền quy định thì bộ phận kinh doanh từ chối bán hàng. Nếu hàng tồn
kho đủ thì cung cấp cho khách hàng theo đơn đặt hàng.
- Hàng ngày bộ phận kinh doanh xem xét các đơn đặt hàng đồng thời so sánh tồn kho,
để làm giấy báo cho khách hàng nhận hàng, giấy báo nợ cho khách hàng và đặt hàng cho
nhà cung cấp khi lượng hàng tồn vượt dưới mức tồn tối thiểu.
- Mỗi lần xuất hàng đều phải làm một phiếu xuất bao gồm : Thông tin đấy đủ về
khách hàng, danh sách mặt hàng, số lượng, ngày nhập xuất, đơn giá, ngày hẹn trả tiền.
- Cách tính tổng giá trị hàng xuất:
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 4
Tổng giá trị =

số lượng nhập * đơn giá nhập
Tổng giá trị =

số lượng xuất * đơn giá xuất
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
2.2.3 Thống kê.
- Định kỳ hàng tháng phải báo cáo xuất, nhập tồn hàng hoá trong tháng theo mẫu
đã định.
- Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu được yêu cầu của người có thẩm quyền thì phải
báo cáo tình hình hàng hoá của từng loại, từng kho, tình hình công nợ.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 5

Số lượng hàng tồn = số lượng hàng nhập – số lượng hàng xuất
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ - MÔ HÌNH USE CASE NGHIỆP VỤ
3.1 Mô tả các nghiệp vụ
3.1.1 Nghiệp vụ nhận đơn hàng:
 Xuất hiện: khi KH có nhu cầu mua hàng.
 Cách thực hiện: NV bán hàng nhận thông tin đơn hàng ( gồm có thông tin KH
và thông tin Hàng hóa), kiểm tra hàng còn hay hết, sau đó lập đơn hàng, chuyển
đơn hàng cho khách hàng.
 Chịu trách nhiệm: NV bán hàng.
3.1.2 Nghiệp vụ lập hóa đơn bán hàng:
 Xuất hiện: khi kế toán nhận được đơn hàng.
 Cách thực hiện: Khi KH có nhu cầu lập hóa đơn bán hàng và thanh toán tiền.
Kế toán lập hóa đơn và giao hóa đơn cho KH đồng thời nhận tiền từ KH.
 Chịu trách nhiệm: Kế toán
3.1.3 Nghiệp vụ xuất hàng:
 Xuất hiện: khi quản lý kho nhận được yêu cầu xuất hàng của KH
 Cách thực hiện: Khi KH có nhu cầu lấy hàng, quản lý kho nhận Hóa đơn bán
hàng của KH và xem hóa đơn bán hàng để xuất hàng từ kho, sau đó ghi phiếu
xuất kho.
 Chịu trách nhiệm: Quản lý kho.
3.1.4 Nghiệp vụ Đặt hàng NCC:
 Xuất hiện: Khi người quản lý có nhu cầu mua hàng.
 Cách thực hiện: Người quản lý yêu cầu Bộ phận kho kiểm tra hàng tồn kho, sau
khi kiểm tra Bộ phận kho gởi danh sách các mặt hàng cần nhập đến người quản
lý. Sau khi xem xét người quản lý sẽ gửi các mặt hàng yêu cầu nhập kho và
danh sách các nhà cung cấp đến bộ phận kho. Bộ phận kho lập đơn đặt hàng
gởi đến nhà cung cấp.
 Chịu trách nhiệm: Quản lý kho.
3.1.5 Nghiệp vụ Nhập hàng:

 Xuất hiện: Khi NCC đem phiếu giao hàng đến
 Cách thực hiện: nhà cung cấp đem phiếu giao hàng đến, bộ phận quản lý kho
(thủ kho) kiểm tra (NCC, đơn đặt hàng, hàng hóa), ghi phiếu nhập kho, viết và
chuyển phiếu nhập kho cho phòng kế toán cập nhật dư nợ cho nhà cung cấp.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 6
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
 Chịu trách nhiệm: Quản lý kho.
3.1.6 Nghiệp vụ Thanh toán cho NCC:
 Xuất hiện: Khi NCC có yêu cầu thanh toán tiền.
 Cách thực hiện: Nhân viên kế toán nhận yêu cầu thanh toán từ nhà cung cấp.
Kiểm tra thông tin từ NCC , xem dư nợ NCC, sau đó lập phiếu chi, cập nhật lại
dư nợ, thanh toán cho NCC, nhận Hóa đơn mua hàng từ NCC.
 Chịu trách nhiệm: Kế toán.
3.1.7 Nghiệp vụ Thống kê báo cáo:
 Xuất hiện: Khi người quản lý có nhu cầu xem các thống kê báo cáo doanh thu
 Cách thực hiện: Khi có nhu cầu thống kê báo cáo, người quản lý sẽ yêu cầu Kế
toán lập các thống kê báo cáo và gởi lên.
 Chịu trách nhiệm: Kế toán.
3.2 Các Actor nghiệp vụ
STT Tác nhân
1 Người quản lý
2 Khách hàng
3 Nhà cung cấp
3.3 Các use case nghiệp vụ
STT Tên Use case Actor thực hiện
1 Nhận đơn hàng Khách hàng
2 Lập hóa đơn bán hàng Khách hàng
3 Xuất hàng Khách hàng
4 Đặt hàng nhà cung cấp Người quản lý
5 Nhập hàng Nhà cung cấp

6 Thanh toán cho NCC Nhà cung cấp
7 Thống kê báo cáo Người quản lý
Căn cứ vào phân tích ở trên, ta có thể mô hình hóa hệ thống theo hướng nhìn ca sử
dụng bằng các sơ đồ như sau:
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 7
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Biểu đồ Use Case nghiệp vụ tổng quá
t
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 8
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.1 Use case nhận đơn hàng
Activity Diagram (Biểu đồ hoạt động) - use case nhận đơn hàng
Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng thì gửi yêu cầu mua hàng đến nhân viên bán
hàng, NV bán hàng nhận thông tin đơn hàng gồm có thông tin khách hàng và thông tin
hàng hóa, kiểm tra số lượng hàng có đủ cung cấp cho khách hàng hay không, nếu đủ thì
lập đơn hàng, chuyển đơn hàng cho khách hàng. Điều này được thực hiện rõ qua biểu đồ
tuần tự dưới đây :
Sequence Diagram (Biểu đồ tuần tự) - use case nhận đơn hàng
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 9
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.2 Use Case lập hóa đơn bán hàng
Activity Diagram (Biểu đồ hoạt động) - use case lập hóa đơn bán hàng
Use case này xuất hiện khi NV kế toán yêu cầu thanh toán, nhận và kiểm tra đơn
hàng, sau đó lập hóa đơn bán hàng giao hoá đơn cho khách hàng đồng thời nhận tiền từ
KH. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ tuần tự dưới đây.
Sequence Diagram (Biểu đồ tuần tự )- use case lập hóa đơn bán hàng
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 10
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.3 Use Case xuất hàng
USE CASE XUẤT BÁN HÀNG– Activity Diagram

Use case này xuất hiện khi quản lý kho nhận được yêu cầu xuất hàng của khách hàng,
quản lý kho kiểm tra hóa đơn bán hàng và kiểm tra hàng hóa, lập phiếu xuất kho sau đó
xuất hàng cho khách hàng. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ tuần tự dưới đây :
USE CASE XUẤT HÀNG– Sequence Diagram
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 11
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.4 Use Case đặt hàng nhà cung cấp
USE CASE ĐẶT HÀNG NHÀ CUNG CẤP– Activity Diagram
Use case này hoạt động khi người quản lý có nhu cầu mua hàng, bắt đầu người quản
lý yêu cầu người quản lý kho kiểm tra hàng tồn kho, sau đó gửi biên bản kiểm tra hàng
tồn cho người quản lý, người quản lý duyệt các mặt hàng cần mua, người quản lý làm việc
với nhà cung cấp, yêu cầu quản lý kho lập đơn đạt hàng gửi cho nhà cung cấp. Điều này
thể hiện rõ qua biểu đồ tuần tự sau :
USE CASE ĐẶT HÀNG NHÀ CUNG CẤP– Sequence Diagram
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 12
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.5 Use Case nhập hàng
USE CASE NHẬP HÀNG– Activity Diagram
Use case này được thực hiện khi nhà cung cấp giao hàng, đầu tiên nhà cung cấp gửi
phiếu giao hàng cho bộ phận quản lý kho, bộ phận này kiểm tra so với đơn đặt hàng, hàng
hóa cần nhập, lập phiếu nhập kho, cập nhật hàng hóa rồi gửi phiếu nhận kho cho bộ phận
kế toán, bộ phận kế toán cập nhật dư nợ cho nhà cung cấp. Điều này được thể hiện rõ qua
biểu đồ tuần tự sau :
USE CASE NHẬP HÀNG– Sequence Diagram
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 13
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.6 Use Case thanh toán cho NCC

USE CASE THANH TOÁN CHO NCC– Activity Diagram
Use case này hoạt động khi nhà cung cấp có yêu cầu tính tiền, kế toán nhận yêu cầu

thanh toán, kiểm tra thông tin nhà cung cấp, kiểm tra dư nợ, lập phiếu chi thanh toán cho
nhà cung cấp đồng thời nhận hoá đơn mua hàng từ nhà cung cấp. Điều này được thể hiện
rõ qua biểu đồ tuần tự dưới đây :
USE CASE THANH TOÁN CHO NCC– Sequence Diagram
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 14
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
3.3.7 Use Case thống kê báo cáo
USE CASE THỐNG KÊ BÁO CÁO– Activity Diagram
Use case này được hoạt động khi người quản lý có nhu cầu xem các thống kê báo cáo
doanh thu, người quản lý gửi yêu cầu báo cáo doanh thu đến bộ phận kế toán và quản lý
kho bộ phận kế toán lấy các thông tin thu, chi, nợ rồi lập báo cáo doanh thu, còn bộ phận
quản lý kho kiểm tra và lấy các thông tin nhập hàng, xuất hàng, số lượng hàng tồn rồi lập
báo cáo hàng hóa. Điều này cũng được thể hiện qua biểu đồ tuần tự dưới đây :
USE CASE THỐNG KÊ BÁO CÁO– Sequence Diagram
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 15
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
4 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG - MÔ HÌNH USE CASE HỆ THỐNG
4.1 Danh sách các Actor hệ thống
STT ACTOR MÔ TẢ
1 NV ban hang Nhân viên bán hàng của cửa hàng.
2 NV bao hanh Nhân viên bảo hành
3 NV ke toan Nhân viên kế toán
4 NV quan ly kho Nhân viên quản lý kho
5 Nguoi quan ly Người quản lý
4.2 Danh sách các Use Case hệ thống
STT USE CASE MÔ TẢ
1 QL don hang Quản lý đơn hàng của khách hàng
2 QL khach hang Quản lý thông tin khách hàng
3 Tra cuu TT hang hoa Tra cứu thông tin hàng hóa trong kho
4 Tra cuu phieu bao hanh Tra cứu phiếu bảo hành

5 QL Hoa don ban hang Quản lý hóa đơn bán hàng
6 In BC doanh thu In báo cáo doanh thu
7 QL du no Quản lý dư nợ của nhà cung cấp
8 Tinh doanh thu Tính doanh thu của cửa hàng
9 Tra cuu du no NCC Tra cứu dư nợ của nhà cung cấp
10 Tra cuu HD ban hang Tra cứu hóa đơn bán hàng
11 Tra cuu don hang Tra cứu đơn hàng của khách hàng
12 QL phieu chi Quản lý phiếu chi
13 Tra cuu phieu chi Tra cứu phiếu chi
14 In BC ton In báo cáo tồn kho
15 Tinh hang ton Tính số lượng hàng tồn kho
16 Tra cuu phieu nhap kho Tra cứu phiếu nhập kho
17 QL phieu nhap kho Quản lý phiếu nhập kho
18 Tra cuu phieu xuat kho Tra cứu phiếu xuất kho
19 QL phieu xuat kho Quản lý phiếu xuất kho
20 In danh sach HH nhap In danh sách hàng hóa nhập kho
21 QL hang hoa Quản lý hàng hóa
22 QL don dat hang Quản lý đơn đặt hàng
23 Tra cuu NCC Tra cứu nhà cung cấp
24 Xem Bao cao thong ke Xem báo cáo thống kê
25 QL Nha cung cap Quản lý nhà cung cấp
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 16
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
4.3 Mô hình Use Case hệ thống
4.3.1 Mô hình use case hệ thống tổng quát
Người quản lý xem báo cáo thống kê, QL nhà cung cấp.
Nhân viên bán hàng quản lý đơn hàng, QL khách hàng mua hàng và tra cứu
thông tin hàng hóa.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 17
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng

Nhân viên kế toán làm các việc tra cứu đơn hàng, tra cứu nhà cung cấp, tra cứu phiếu
chi, tra cứu HD bán hàng, quản lý hóa đơn bán hàng, quản lý phiếu chi, dư nợ và in báo
cáo doanh thu.
Người quản lý kho QL, tra cứu phiếu xuất kho, QL, tra cứu phiếu nhập kho, tính hàng
tồn, QL hàng, đơn đặt hàng, tra cứu TT hàng hóa, nhà cung cấp, HD bán hàng, đơn hàng
và in báo cáo hàng tồn.
4.3.2 Đặc tả các Use Case hệ thống
• Use case QL don hang
Tóm tắt: use case này cho phép NV bán hàng ghi nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Bao
gồm các thao tác: thêm, xóa, sửa thông tin về đơn hàng.
• Dòng sự kiện chính:
 Thêm đơn hàng: Actor nhập vào thông tin KH, sau đó nhập vào thông tin hàng hóa
mà KH muốn mua, hệ thống sẽ kiểm tra thông tin về số lượng hàng (còn đủ
không), nếu đủ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và cập nhật vào CSDL, nếu
hàng không đủ thì sẽ thông báo cho Actor biết và đơn hàng sẽ không được cập nhật
vào CSDL.
 Sửa thông tin đơn hàng: Actor nhập vào tên KH của đơn hàng muốn sửa, sau đó
sửa lại đơn hàng, kiểm tra hợp lệ của thông tin và cập nhật lại vào CSDL
 Xóa đơn hàng: Actor nhập vào tên KH của đơn hàng cần xóa, sau đó chọn đơn
hàng cần xóa và hệ thống sẽ thông báo xác nhận việc xóa đơn hàng và xóa đơn
hàng khỏi CSDL
• Dòng sự kiện phụ
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 18
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
 Nếu tên KH không có trong hệ thống thì sẽ thông báo là đơn hàng không tồn tại.
Nếu tên KH bị trùng thì actor sẽ chọn đơn hàng dựa vào thông tin về số lượng hàng
KH đặt.
 Nếu thông tin thêm, hoặc sửa không đầy đủ thì hệ thống sẽ yêu cầu nhập đầy đủ
hoặc hủy bỏ thao tác.
• Điều kiện tiên quyết: Actor phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là NV bán hàng.

• Use case Tra cuu NCC
Tóm tắt: use case này cho phép Actor tra cứu thông tin của NCC. Bao gồm thao tác tìm
kiếm thông tin NCC theo tên NCC, theo loại hàng cung cấp
• Dòng sự kiện chính:
 Use case này bắt đầu khi Actor muốn tra cứu, tìm kiếm thông tin của NCC
 Hệ thống sẽ hiển thị danh sách tất cả các NCC
 Actor sẽ chọn tiêu chí tìm kiếm (theo tên hoặc theo loại hàng Cung cấp)
 Actor chọn chức năng tìm kiếm và sau đó chọn NCC từ kết quả tìm được.
 Thông tin NCC được chọn sẽ hiển thị.
• Dòng sự kiện phụ
 Nếu không có NCC nào thỏa mãn tiêu chí tìm kiếm thì hệ thống sẽ thông báo là
không tìm thấy và kết thúc use case.
• Điều kiện tiên quyết: Actor phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là NV kế toán
hoặc quản lý kho.
• Use case QL Hang hoa
Tóm tắt: use case này cho phép Actor quản lý thông tin hang hóa. Bao gồm thao tác thêm,
xóa và sửa thông tin hàng hóa.
• Dòng sự kiện chính: Hệ thống sẽ hiện danh sách tất cả các hàng hóa
Actor sẽ chọn một trong các chức năng sau:
 Thêm: Actor sẽ nhập đầy đủ các thông tin về hàng hóa, chọn chức năng thêm, hệ
thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ thông tin và cập nhật vào CSDL
 Xóa: Actor chọn 1 hàng hóa, chọn chức năng xóa, hệ thống sẽ đưa ra thông báo để
xác nhận việc xóa và xóa khỏi CSDL.
 Sửa: Actor chọn hàng hóa muốn sửa, actor sẽ hiệu chỉnh lại thông tin hàng và cập
nhật lại vào CSDL.
• Dòng sự kiện phụ
Nếu actor sửa hoặc thêm thông tin không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập thông tin
hợp lệ hoặc sẽ hủy bỏ thao tác.
Điều kiện tiên quyết: Actor phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là NV quản lý kho.
5 – Xây dựng biểu đồ lớp :

a) Ý nghĩa : Trong phương pháp hướng đối tượng, một nhóm đối tượng có chung một số
thuộc tính và phương thức tạo thành một lớp. Mối tương tác giữa các đối tượng trong hệ
thống sẽ được biểu diễn thông qua mối quan hệ giữa các lớp.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 19
Bài tập môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Biểu đồ lớp là một biểu đồ dạng mô hình tỉnh nhằm mô tả hướng nhìn tỉnh về một hệ
thống bằng các khái niệm lớp, các thuộc tính, các phương thức và mối quan hệ giữa chúng
với nhau.
Trong UML định nghĩa có 3 loại lớp :
+ Lớp thực thể : là lớp đại diện cho các thực thể chức thông tin về các đối tượng xác định
nào đó.
+ Lớp biên (lớp giao diện) : là lớp nằm ở giữa ranh giới giữa hệ thống với môi trường bên
ngoài, thực hiện vai trò nhận yêu cầu trực tiếp từ các tác nhân và chuyển các yêu cầu đó
cho các lớp bên trong hệ thống.
+ Lớp điều khiển : thực hiện các chức năng điều khiển của hệ thống, ứng với các chức
năng cụ thể nào đó với một nhóm các lớp biên hoặc lớp thực thể xác định nào đó.
Hồ Chí Sĩ – Nguyễn Văn Sen – Nguyễn Hữu Duy Trang 20

×