Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.7 KB, 7 trang )













SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2







I. Nhận thức:
Trong sự nhiệp giáo dục, chúng ta hiểu rằng, nhận thức của con người tuân theo
một qui luật, từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng trở về thực tiễn, rồi qua quá
trình khái quát, tổng hợp hoá thành khái niệm.
Thế nhưng ở mỗi lứa tuổi, mức độ nhận thức nhanh hay chậm rất khác nhau.
Người lớn nhận chức nhanh, còn trẻ con chậm hơn và cái gì cũng phải đòi hỏi cụ thể,
sinh động, chính vì vậy trong ngành giáo dục, các cấp lãnh đạo nghiên cứu nội dung,
chương trình cho các em học sinh tiểu học đầu tư rất nhiều trang thiết bị dạy học cho
tiểu học.Từ việc in ấn sách giáo khoa đến đồ dùng bao giờ cũng chú trọng kênh hình


hơn kênh chữ và cũng vì vậy, người giáo viên tiểu học muốn có chất lượng bài giảng
tốt phải biết sử dụng đồ dùng học tập thường xuyên và hợp lý. Là một giáo viên tiểu
học đã nhiều năm được dạy lớp 2, tôi thấy điều đó rất đúng đắn vì vậy việc sử dụng
đồ dùng dạy học trở nên thành thói quen không thể thiếu được mà có hiệu quả rất cao,
nhất là môn tập đọc lớp 2.
II. Những việc làm cụ thể
1. Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học tôi tập trung nghiên cứu chương trình môn tập đọc lớp
hai theo kì.
Ví dụ : Học kì 1 có 18 tuần thì có bao nhiêu bài tập đọc, nắm rõ mỗi tuần có 3 bài
trong 4 tiết và những bài cần sử dụng đồ dùng và sử dụng đồ dùng nào và tôi đã liệt
kê tên các đồ dùng đó cần phục vụ cho từng bài. Sau đó tôi liên hệ với đồng chí phụ
trách thiết bị của nhà trường để cùng với đồng chí xếp sắp riêng các tranh ,đồ dùng
phục vụ cho môn tập đọc lớp hai riêng theo kì của riêng khối 2. Đồng thời chúng tôi
cũng hoàn thành riêng sổ danh mục đồ dùng cho từng lớp theo mẫu.





Ví dụ:

Tuần

Thứ Tên bài Tập đọc Tên đồ dùng
1 2 - Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Tranh vẽ như SGK, 1 cái
kim và 1 thanh sắt
1 4 - Tự thuật. - Bản tự thuật của bản thân.

1 6 - Ngày hôm qua đâu rồi. - Tranh vẽ như SGK
Làm như vậy tôi sẽ rất chủ động trong việc mượn đồ dùng nếu bài nào không
có tôi sẽ đề nghị nhà trường chi ngân sách để chúng tôi có kế hoạch mượn và trả đồ
dùng
vào thứ năm hàng tuần, trùng với ngày sinh hoạt chuyên môn của khối.

2. Nghiên cứu bài, soạn bài để chọn và sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lí.

Thường mấy năm gần đây, các trường tiểu học được cấp trên đầu tư cho rất
nhiều thiết bị dạy học, không chỉ cho môn Tiếng việt mà cho tất cả các môn học của
các khối lớp. Có thể nói các loại đồ dùng trên cấp đẹp về hình thức phong phú về số
lượng và chính xác, phù hợp với nội dung các bài học và lứa tuổi ở tiểu học.
- Thế nhưng việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng vào từng bài cho từng phần cụ
thể và hướng dẫn học sinh phân tích, miêu tả đồ dùng đó như thế nào cho hấp dẫn thu
hút sự tò mò chú ý của các em, để giờ dạy cho chất lượng cao lại là điều không đơn
giản.Do việc sử dụng đồ dùng quan trọng như vậy cho nên muốn giờ dạy của mình
thành công rực rỡ thì người giáo viên phải nghiên cứu bài- soạn thật kĩ lưỡng phải
xem bài dạy hôm nay cần sử dụng đồ dùng nào? Đưa ra minh hoạ lúc nào cho hợp lí.
Theo tôi dạy một bài tập đọc việc sử dụng đồ dùng (tranh ảnh) đồ vật…Có thể diễn ra
ở nhiều công đoạn khác nhau, có thể dùng khi giới thiệu bài; dùng khi giảng nội dung





bài, cũng có thể dùng để giảng nghĩa từ ngữ.
Ví dụ: Dạy bài “Sông Hương’’ tuần 26 ngay phần giới thiệu bài tôi có thể đưa bản
đồ Việt Nam giới thiệu thàng phố Huế và nói cho học sinh thấy thành phố Huế có con
sông Hương( chỉ con sông Hương) đẹp tuyệt trần. Vậy sông Hương đẹp và thơ mộng
thế nào cô cùng các em tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương qua bài tập đọc sông Hương

hôm nay…
Song trong môn tập đọc thì sử dụng tranh là chủ yếu và tranh thường minh hoạ
cho lúc giảng nội dung bài tập đọc: Giáo viên phải cân nhắc kĩ xem khi tìm hiểu nội
dung bài thì đưa tranh vào lúc nào cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Dạy bài “Cây đa quê hương’’
Sau khi giáo viên tung câu hỏi để học sinh trả lời về vẻ đẹp của cây đa.
? Ngắm nhìn cây đa tác giả đã miêu tả bộ phận nào của cây đa?
? Thân cây được miêu tả như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời tôi chỉ tranh để cho học sinh thấy cây đa rất to.
? Các bộ phận khác được miêu tả như thế nào?
Khi học sinh trả lời giáo viên dùng tranh chỉ từng bộ phận của cây đa: Cành cây,
ngọn cây, rễ cây…
Sau đó giáo viên tổng kết lại bằng tranh hình ảnh cây đa to, cổ kính và rất đẹp…
* Khi giải nghĩa từ nhiều khi cũng cần phải có đồ dùng
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cây xoài của ông em’’
Giáo viên đưa tranh để giải nghĩa từ “lúc lỉu”. Học sinh quan sát tranh để thấy
được cây xoài rất sai quả, rất nhiều quả và các quả mọc thành từng chùm chi chít như
thế ta nói xoài sai lúc lỉu.
Khi dạy bài: “Cây đa quê hương’’ giải nghĩa từ “ôm không xuể”: Giáo viên chỉ
tranh cho học sinh thấy cây đa rất to, to đến mức chín, mười đứa bé bắt tay nhau vòng
quanh gốc mà không hết .





Nhờ có đồ dùng để giải nghĩa từ mà học sinh hiểu sâu hơn và nhớ dễ hơn.

3. Không nhất thiết bài tập đọc nào cũng sử dụng đồ dùng bằng tranh :


- Ngoài những bài tập đọc dạng văn bản miêu tả,hay kể chuyện …trong môn
tập
đọc lớp hai còn một số bài tập đọc thuộc dạng văn bản thông thường như:Tự
thuật,danh sách, thời khoa biểu, nội quy….thì đồ dùng dạy học chính là những bản tự
thuật hoàn chỉnh hay danh sách của tổ,lớp hoặc thời khoa biểu của lớp mình…mà
không cần phải dùng đến tranh ảnh nào khác.
Ngoài ra trong khi dạy một số bài tập đọc cũng cần dùng đến đồ vật thật.
Ví dụ : Dạy bài “Những quả đào”.
Giáo viên đưa ra cái “vò” để học sinh hiểu đầy đủ hơn về cái vò :Làm bằng gì?
với hình dạng như thế nào?…Hoặc dạy bài: “Bé nhìn biển”: Giáo viên cho học sinh
quan sát cái ‘bễ’’để giải nghĩa từ “bễ” trong câu “Phì phò như bễ”.
Với cách sử dụng đồ dùng như trên tôi thấy học sinh dễ hiểu. Giáo viên đỡ phải
sử dụng ngôn ngữ để diễn tả mà có khi học sinh không hiểu hoặc hiểu chưa hết về từ
mà giáo viên vừa tung ra .

4. Nghệ thuật sử dụng đồ dùng dạy học .

Đồ dùng dạy học có nhiều tích cực trong quá trình giảng dạy, song đã phát huy
được tác dụng đến mức độ nào điều đó phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng của giáo
viên. Vì thế khi sử dụng đồ dùng, tôi đã cố gắng khai thác hết khía cạnh tích cực của
đồ dùng.Tôi tận dụng hết chức năng của nó để đạt tới mức độ cao về hiểu nội dung





bài của các em. Khi sử dụng đồ dùng tôi luôn chú ý đưa ra đúng lúc, đúng chỗ gây
sức hấp dẫn đối với học sinh.
Ví dụ :Khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo nên thơ của sông Hương - Sách Tiếng việt lớp
hai - tập 2. Sau khi nêu câu hỏi ,tôi để học sinh trả lời song lúc này tôi mới đưa ra

tranh vẽ để khắc sâu vẻ đẹp của dòng sông xanh mát, cảnh đẹp đôi bờ, cầu Tràng
Tiền.
Minh hoạ bằng tranh song cất đi ngay.
Làm như vậy, học sinh sẽ thấy rất hấp dẫn thích thú vì được tận mắt ngắm nhìn vẻ
đẹp
của sông Hương.

5. Kết quả .

Qua việc sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong môn tập đọc lớp 2 tôi nhận thấy:
- Học sinh tiếp thu nội dung bài nhanh hơn, kết quả hơn (95% mức độ đạt loại khá giỏi).
- Nhờ có đồ dùng dạy học mà nội dung truyền tải kiến thức tới học sinh nhanh
hơn, gọn hơn, dễ hiểu hơn.
- Chất lượng giờ dạy đạt kết quả cao hơn .
- Giờ học có sử dụng đồ dùng dạy học khiến cho tiết học trở nên sôi nổi và hấp
dẫn hơn.
- 100% học sinh húng thú say mê học tập hơn .
6. Bài học rút ra từ việc làm.
Để việc sử dụng đồ dùng đạt kết quả giáo viên cần :
+ Đi sâu học hỏi, tìm hiểu chuyên môn .
+ Tìm hiểu kỹ nội dung bài để qua đó nghiên cứu xem sử dụng đồ dùng lúc
nào, phần nào cho hợp lý.





+Đồ dùng đưa ra phải đúng mức, đúng chỗ trúng nội dung cần truyền đạt.
+ Đồ dùng đưa ra không nên để lâu .
+ Ngoài việc sử dụng đồ dùng có sẵn, giáo viên cần làm thêm, sưu tầm một số

đồ dùng khác cần thiết cho giảng dạy.
+Đồ đưa ra phải đúng kiến thức, đẹp về hình thức, gây hấp dẫn đói với học
sinh.
Tóm lại :
Để phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học, điều quan trọng nữa là phải xác
định đúng các tình huống sư phạm phù hợp với đặc trưng bộ môn trong từng tiết học
cụ thể . Như vậy chất lượng giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể để nâng cao chất lượng trong
việc sử dụng đồ dùng dạy học cho phân môn tập đọc.Tôi thấy rằng việc sử dụng đồ
dùng học tập đòi hỏi người giáo viên phải tỷ mỷ và kỳ công ,người thầy phải thực sự
có tâm huyết với nghề,hết lòng vì học sinh thân yêu.
Tôi rất mong được sự giúp ý, bổ sung của cấp trên và đồng nghiệp để tôi có
thêm nhiều phương pháp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học được tốt hơn, đạt hiệu
qủa hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!.

Xác nhận của nhà trường
Hiệu Trưởng


Nguyễn Văn Chanh
Thụy Thanh, ngày 28 tháng 2 năm 2007

Người Viết


Đỗ Thị Chóng



×