Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Dự án kinh doanh siêu thị trái cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.86 KB, 20 trang )

Giới thiệu
Dự án siêu thị
trái cây

Gia đình tôi hầu như ngày nào cũng mua trái cây để ăn.
Không loại trái cây này thì loại trái cây khác. Thế nhưng
mỗi lần ra chợ lẻ mua trái cây tôi lại gặp phải muôn vàn
chuyện bực mình:

Thứ nhất là chuyện nói thách, làm giá. Khỏi phải nói nhiều
chắc bạn cũng biết trái cây bán lẻ ở chợ lẻ giá cao hơn
chợ sỉ rất nhiều. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về giá của
người tiêu dùng nhiều người bán hét giá gấp đôi, gấp ba
giá mua vào. Ấy vậy mà khi trả giá họ cứ ca bài ca than
thở.

Thứ hai là chuyện gian lận (đổi hàng, cân thiếu …). Để
kiếm được đồng tiền người bán sẵn sàng giở đủ chiêu trò.
Tất nhiên, không phải ai cũng vậy, song mua hàng ở chợ
là phải chấp nhận rủi ro.

Thứ ba là chuyện chất lượng hàng hóa. Có người bán cố ý bán hàng chất lượng
kém, nhưng có người bán không có nghiệp vụ tốt về phân loại, lựa hàng … gây
thiệt hại cho khách. Tôi xin kể cho bạn nghe một ví dụ về chuyện này: Trước đây
tôi thường mua trái cây ở một bà bán hàng quen trong chợ gần nhà. Lúc thì trái
cây ngọt, lúc thì ăn nhạt thếch. Cứ mỗi lần ăn nhầm tôi lại mắng vốn người bán
vào sáng hôm sau. Bà ấy luôn tỏ ra mình không cố ý và khắc phục hậu quả
bằng cách tặng tôi một ít trái cây không lấy tiền. Dù đó là hành động thiện chí
nhưng sau một thời gian tôi đành tẩy chay bà ấy, đơn giản bởi tôi muốn mua
được hàng có chất lượng ổn định. Chuyện tưởng như đơn giản nhưng khi tôi
chuyển sang mua trái cây ở một tiệm khác thì tình trạng cũ lại tái diễn. Bây giờ


tôi không mua hàng của một người nào nữa, thấy ai có hàng tốt thì mua. Mua
hàng ở chợ cực là vậy. Chỉ cần bạn tin vào người bán không xem kĩ món hàng
mình định mua là coi như bạn lãnh đủ.

Một điều nữa khiến cho người mua hàng ở chợ
luôn phập phồng lo sợ là nguồn gốc của hàng.
Hàng này là hàng Trung Quốc hay Việt Nam?
Hàng này được trồng như thế nào (có an toàn
không)? Tất cả những câu hỏi ấy chỉ có trời biết!

Không an tâm mua hàng ở chợ lẻ, tôi tìm đến siêu
thị mua trái cây. Trái cây ở siêu thị không nói
thách, cân đủ nhưng cũng mắc ghê gớm. Vì
không phải là siêu thị chuyên bán trái cây cho nên
trái cây ở siêu thị không đủ chủng loại. Muốn mua
trái cây này thì không có phải mua trái cây kia. Và
đôi khi siêu thị cũng bán hàng không ngon, cung
cách phục vụ tồi …

Sau nhiều lần thâm nhập thị trường, nhận thấy các loại hình buôn bán trái cây hiện
nay còn nhiều bất cập tôi bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị trái cây.
Trước tiên tôi tìm hiểu về khái niệm “siêu thị”.

“Siêu thị” là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài – “supermarket” (tiếng Anh)
trong đó “super” nghĩa là “siêu” và “market” là “chợ”. Theo Qui chế Siêu thị, Trung tâm
thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban
hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh
tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng,
bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật
và trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận

tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. Siêu thị truyền
thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách
hàng và đảm bảo doanh thu.

Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam,
siêu thị có các đặc trưng sau:

+ Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực
hiện chức năng bán lẻ – bán hàng hóa trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng
chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân
phối ở mức phát triển cao, được qui hoạch và tổ
chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng
qui mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện
đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lí,
được Nhà nước cấp phép hoạt động.

+ Áp dụng phương thức tự phục vụ (self – service hay
libre – service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị
sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng
bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã
hội văn minh … giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ
có sự phân biệt:

– Tự chọn: Khách hàng sau khi chọn mua được hàng hóa
sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong
quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người
bán.

– Tự phục vụ: Khách hàng xem xét, chọn mua hàng, bỏ

vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi rồi thanh toán tại quầy tính
tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá
trình mua hàng.

+ Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng
hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính
tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính
tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính
là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa
mãn cho người mua sắm … Đặc điểm này được
đánh giá là cuộc đại “cách mạng” trong lĩnh vực
thương mại bán lẻ.

+ Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: Qua nghiên cứu cách thức
vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị
có cách bố trí hàng hóa thích hợp cho từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu
quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy
hàng nên hàng hóa phải có khả năng “tự quảng cáo”, lôi cuốn người mua.
Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày
hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn,
hàng có tỉ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất,
được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan với nhau
được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng
những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở
bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho
khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy …

Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh
tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh
chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng

nhất định.

Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng
tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của
siêu thị đã mở ra kỉ nguyên thương mại bán lẻ
văn minh hiện đại.

Những đặc điểm nổi bật ở mô hình kinh doanh siêu thị:

+ Chủ yếu bán lẻ hàng hóa (vì bán lẻ sẽ thu về lợi nhuận cao
nhất).

+ Áp dụng phương thức tự chọn.

+ Phương thức thanh toán thuận tiện.

+ Giá cả hợp với túi tiền.

+ Chất lượng đáp ứng nhu cầu.

+ Phục vụ nhanh chóng, chu đáo.

+ Chính sách khuyến mãi, hậu mãi.

+ Trưng bày đẹp mắt, khoa học.

+ Hàng hóa phong phú, đa dạng (nhưng chú trọng những mặt
hàng có nhu cầu cao).

Mục đích của siêu thị là biến hình thức bán lẻ

thành hình thức phục vụ chuyên nghiệp, chuẩn
hóa theo những phương pháp khoa học nhằm
thu lại lợi nhuận cao nhất và đem lại nhiều lợi ích
thiết thực nhất cho người dân.

Như vậy, siêu thị là một mô hình kinh doanh tốt
nhất tính đến thời điểm này, nhưng muốn biết mô
hình kinh doanh siêu thị có thể áp dụng để kinh
doanh trái cây hay không ta phải nghiên cứu
thêm nhiều yếu tố quan trọng khác nữa. Vấn đề
này tôi sẽ trình bày ở các phần tiếp theo.

Khi đặt bút viết Dự án siêu thị trái cây này, ngoài
mục đích kinh doanh tôi còn mong muốn xóa bỏ
đi tình trạng tiêu cực, góp phần nâng cao đời
sống tinh thần, vật chất cho người dân. Nếu bạn
chỉ yêu tiền thì bạn sẽ không có động lực đủ lớn
để hoàn thành những kiệt tác, mà bạn cần phải
có niềm đam mê và tình yêu con người. Đồng
tiền có thể đem lại sung túc nhưng không mang
lại hạnh phúc. Cuối cùng, chúng ta hãy tự hỏi
mình: Chúng ta sống trên đời này vì điều gì?

Dự án siêu thị trái cây gồm có 68 trang, trong đó
trình bày những nội dung cơ bản sau đây:

I. Lí do ra đời: Trong phần này tác giả trình bày những lí do thuyết
phục dẫn đến sự ra đời của dự án. Như bạn biết, Việt Nam quanh
năm cây trái xum xuê; người dân có nhu cầu lớn, thường xuyên; lực
lượng lao động giá rẻ, dồi dào. Bên cạnh đó, đây là mô hình kinh

doanh xoay vòng vốn nhanh; mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng;
qui mô có thể mở rộng không ngừng …, cho nên nó rất khả thi.

II. Mô tả dự án: Trình bày về loại hình kinh doanh siêu thị trái cây,
mục đích mà chúng ta muốn đạt tới. Ở phần này tác giả đã đưa ra mô
hình hoạt động của siêu thị trái cây (khác biệt hoàn toàn với những
mô hình hoạt động đương thời trong lĩnh vực này). Có thể nói giá trị
của dự án nằm ở phương thức thực hiện chứ không phải tên gọi, điều
này cũng được lưu ý khái quát trong phần này.

III. Điều kiện tiến hành: Nêu ra những điều kiện cần thiết để
thực hiện thành công dự án như: Nguồn vốn dự trù, kĩ thuật
kinh doanh, phẩm chất, năng lực. Không phải ai cũng có thể
thực hiện thành công dự án này. Muốn thực hiện thành công
dự án bạn phải có một số vốn như dự án đề cập, hiểu tường
tận về mô hình hoạt động của siêu thị trái cây, kĩ thuật kinh
doanh cũng như có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Trong
trường hợp khiếm khuyết phải khắc phục trước khi tiến hành.

Đối với một số bạn có số vốn ít hơn nhưng vẫn muốn thực
hiện mô hình này bạn phải tiến hành theo phương pháp khác.
Phương pháp đó không được đề cập trong dự án nhưng nếu
bạn có nhu cầu tác giả sẵn sàng hướng dẫn tận tình.

IV. Khó khăn, thuận lợi: Bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó
khăn và thuận lợi. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan
trước khi quyết định theo đuổi dự án siêu thị trái cây, tác
giả đã trình bày những khó khăn và thuận lợi chính sẽ
gặp trong quá trình thực hiện để bạn lưu tâm. Những khó
khăn chính mà bạn sẽ gặp khi thực hiện dự án là: Kĩ thuật

kinh doanh, mặt bằng kinh doanh, kiểm soát chất lượng,
điều hàng, bảo quản, quản lí thu chi, sử dụng người khác,
phương diện giao tiếp. Song song với khó khăn là những
thuận lợi như: Đầu vào phong phú, nhu cầu rất lớn, xoay
vòng vốn nhanh, lao động dồi dào, nhiều người ủng hộ,
rủi ro thấp nhất (do phương pháp thực hiện quyết định).

V. Công tác chuẩn bị: Muốn thành công trong bất cứ việc gì
cũng cần chuẩn bị chu đáo. Đó là lí do mà tác giả trình bày cụ
thể các công tác: Mở đại lí thu mua nông sản, thành lập nơi sản
xuất trái cây, xây dựng nơi bảo quản trái cây, lập mạng lưới siêu
thị trái cây, lập mạng lưới vệ tinh bán hàng.

VI. Sản phẩm – dịch vụ: Có lẽ đây là nội dung mà bạn rất quan
tâm. Ở phần này tác giả đã đưa ra 7 loại hình sản phẩm và 3
loại hình dịch vụ chính giúp dự án thu lại nhiều lợi nhuận nhất.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới: Khác biệt cơ bản so với
đối thủ, tần suất mua sắm (tuổi thọ sản phẩm), tính toán chi phí
(cách thức định giá), cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng,
những dự báo phát triển trong tương lai.

VII. Thị trường – khách hàng: Cho bạn biết những thông
tin khái quát về thị trường – khách hàng trong lĩnh vực
buôn bán trái cây. Thị trường hiện nay như thế nào? Có
những vấn đề gì cần khắc phục? …

VIII. Tiếp thị – bán hàng: Ở phần này tác giả đưa ra 6
chiến lược bán hàng hiệu quả giúp dự án tăng doanh thu
tuyệt đối và đánh bại hoàn toàn những đối thủ khác trên
thương trường.


IX. Phân bổ nguồn lực: Việc phân bổ nguồn lực như thế
nào để thực hiện thành công dự án đã được tác giả phân
tích, lí giải cặn kẽ trong phần này. Điều này giúp cho bạn
vững tin hơn trên con đường mình chọn.

X. Chiến lược phát triển: Việc hoạch định ra chiến lược
phát triển thể hiện tầm nhìn, tham vọng, tư duy … của
người thực hiện. Ở đây 7 chiến lược phát triển có ý nghĩa
sống còn đối với dự án đã được trình bày chi tiết.

XI. Tổ chức quản lí: Việc thiết lập được sơ đồ tổ chức
khoa học sẽ giúp cho siêu thị trái cây ngày một đi lên. Đó là
lí do mà phần này không thể thiếu.

XII. Dự kiến ngân sách: Bạn phải biết những hạng mục
nào cần chi, chi ra sao, chi bao nhiêu … để lên kế hoạch
cho tương lai.

XIII. Ý nghĩa dự án: Một dự án ý nghĩa không chỉ đem lại
lợi ích cho người thực hiện mà còn cho cả cộng đồng.

Việc theo đuổi mô hình kinh doanh trái cây xét ở
nhiều phương diện là một lựa chọn tốt, vấn đề còn
lại là làm sao để thực hiện thành công mô hình
này? Câu hỏi hóc búa đó sẽ được giải đáp rõ ràng
khi bạn có trong tay bản dự án siêu thị trái cây hoàn
chỉnh.

Ai quan tâm xin liên hệ:


Capro

Website:

E-mail:

16/12/2014

×