Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là
một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội
dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình
thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức
hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn
bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về
chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp
đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật
dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ,
toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có
hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu
dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư
pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học
hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên
thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một
văn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế định
hợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân
sự. Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sự
cũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lí
cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp
đồng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế
toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức.
Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng
chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt
Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về
hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi
hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách
triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng
dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để
giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng
hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên
có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu
dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có
sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005. Các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham
gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong
quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ
thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân
sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài:
“Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự” nhằm góp phần làm
sáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này.
2. Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận
liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp
luật của Việt Nam và một số nước. Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng và mối quan hệ giữa chúng với tổng thể nội dung của Bộ luật dân sự.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, phương
2
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sử
dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất.
4. Kết cấu của đề tài
Khoá luận gồm có: phần mở đầu, ba chương với nội dung như sau:
Chương I. Khái quát chung về hợp đồng
Chương II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng
Thật khó có thể biết chính xác thuật ngữ” “hợp đồng” xuất hiện từ khi
nào. Chỉ biết rằng thuật ngữ “hợp đồng”(contractus) phát sinh từ động từ
“ contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện đầu tiên ở
La Mã vào thế kỉ V-IV trước Công nguyên. Sau khi đế quốc La Mã tan rã
(khoảng thế kỉ V-VI sau Công nguyên), các nước Châu Âu chấp nhận nhận
dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ luật La Mã.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” chỉ mới xuất hiện khi các bộ dân luật
Nam Kì, Bắc Kì, Trung Kì lần luợt được ban hành. Khái niệm hợp đồng cũng có
một quá trình phát triển theo thời gian. Bắt đầu từ khái niệm khế ước được quy
định tại Điều 644 đoạn 2 Bộ dân luật Bắc kì (1931): “khế ước là hợp ước của
một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển
hữu, tác động hay bất tác động”. Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp
đồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người với
nhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc hay
không được thực hiện một công việc nào đó. Cho đến khái niệm pháp lí tổng
quát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước là
hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người
khác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay
không làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ
sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn. Tiếp đến là khái niệm “hợp đồng
kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế về
việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh
với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực
hiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng được
xem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận
4
nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệu
giao dịch. Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực đã được liệt kê một
cách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh.
Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong
mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch
vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991). Đây là một
khái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế được quy
định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Hợp đồng dân sự theo đó được
hiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợp
đồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã được
điều luật liệt kê. Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng. Tiếp đến khái niệm hợp đồng một lần nữa khẳng định lại tại Điều 394- Bộ
luật dân sự 1995 và Điều 388- Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng là sự thoả thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm hợp đồng được đưa ra một cách khái quát hơn theo đó hợp đồng
chính là sự thoả thuận giữa các bên, từ sự thoả thuận ấy làm phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự và đối tượng của hợp đồng là việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Để hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồng
chúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc điểm của hợp đồng đó là:
1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương
Điều 121- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời
sống hàng ngày. Theo Điều 388- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên – như vậy, hợp đồng
là hành vi pháp lí song phương. Hành vi pháp lí này đòi hỏi sự thể hiện và thống
5
nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lí này cũng khác so với hành vi pháp lí đơn phương – giao
dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lí. Hành vi
pháp lí đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất như
hành vi lập di chúc hay hành vi từ chối hưởng di chúc… Tính chất của hợp đồng
là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người. Mục đích của hợp đồng chính là
việc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của
sự dung hoà các lợi ích đối lập nhau.
Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống
nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua, bán, cho thuê…),
nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia và mỗi bên
trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý
chí của mỗi bên đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí để hình thành nên hợp đồng.
Hành vi pháp lí là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm phát sinh hệ quả
pháp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ
xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Hành vi pháp lí
chính là những sự kiện xuất hiện theo ý chí của con người và sự hiện diện của
chúng đưa đến những hệ quả pháp lí nhất định mà pháp luật đã quy định.
Nhưng để một hành vi pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một
quan hệ pháp luật dân sự thì hành vi đó phải là hành vi mà chủ thể thực hiện
phải phản ánh đúng ý chí của chủ thể đó. Sự phản ánh đúng ý chí của chủ thể
được biểu hiện trên hai mặt là chủ quan và khách quan. Mặt chủ quan của sự thể
hiện ý chí biểu hiện khả năng của chủ thể tự xác định cho mình mục đích hành
động và định hướng cho hành động đạt được mục đích đã xác định trước. Để
được như vậy ý chí đó phải có tính độc lập, phản ánh thái độ tự nguyện, tự giác
của chủ thể và ý chí đó được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất
định. Mặt khách quan của sự thể hiện ý chí là ý chí đó phải được thể hiện ra bên
ngoài cho mọi người biết dưới một hành vi nhất định. Chủ thể tham gia vào hợp
đồng phải có sự thống nhất ý chí và thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Hợp đồng
6
được tạo lập là do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, giữa các bên đã có sự thoả
thuận, sự thoả thuận này đủ để tạo lập nên hợp đồng. Nguyên tắc thoả thuận ý
chí là một tiến bộ quan trọng của kĩ thuật pháp lí hiện đại vì nguyên tắc ấy đã
nới rộng phạm vi của hợp đồng. Sự thoả thuận đó không cần phải theo một công
thức nào cả do đó người ta có thể lập hợp đồng bằng cách trao đổi thư tay, thư
điện tử hay qua điện thoại. Ý chí của các chủ thể sẽ không làm phát sinh bất cứ
một hệ quả pháp lí nào nếu nó không được biểu hiện ra bên ngoài cho mọi người
biết dưới một hình thức nhất định.
Nguyên tắc này được mặc nhiên công nhận tại Điều 401- Bộ luật dân sự
2005 theo đó hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể… khi đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự.
Nhưng sự thoả thuận ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ tạo lập nên hợp đồng
mà hành vi thể hiện ý chí đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng chỉ có giá trị
pháp lí khi thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự theo Điều
122- Bộ luật dân sự 2005 đó là:
* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
* Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
* Nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
* Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định.
Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho các giao dịch được xác lập hợp pháp,
được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, là công cụ quan trọng thoả mãn nhu cầu
trao đổi, giao lưu dân sự của các chủ thể.
1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ
Các quốc gia trên thế giới có những định nghĩa khác nhau về hợp đồng
như Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: “hợp đồng là sự thoả thuận
giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc
việc”. Hợp đồng là sự thoả thuận mà sự thoả thuận này là về việc chuyển giao
7
vật, làm hay không làm một việc. Đó cũng chính là đối tượng của nghĩa vụ dân
sự được quy định ở Điều 282- Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, theo Bộ luật dân
sự Pháp ta hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các đối tượng của
nghĩa vụ dân sự. Hay như Điều 420- Bộ luật dân sự Nga 1994 quy định: “ hợp
đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên vê việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự” thì khái niệm về hợp đồng được đưa ra hoàn toàn giống
Bộ luật dân sự của Việt Nam. Còn trong Điều 1-201 Bộ luật thương mại chuẩn
thống nhất Hoa Kì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lí phát
sinh từ sự thoả thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những luật có
liên quan” thì hợp đồng được nhìn nhận là một khối nghĩa vụ pháp lí đạt được
dựa trên sự thoả thuận nhưng phải căn cứ trên những quy định của pháp luật
quốc gia.
Như vậy có thể khẳng định được rằng, dù nhìn nhận hợp đồng với các
góc độ khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phát
sinh nghĩa vụ. Theo Điều 13-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự là
một trong những căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cũng theo Điều 281-
khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là hợp đồng dân
sự. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện, trở thành nguồn chủ
yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ dân sự theo định nghĩa tại Điều 280- Bộ
luật dân sự 2005 “là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực
hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo như cách định
nghiã trên nghĩa vụ được hiểu là mối quan hệ về mặt pháp lí. Như vậy có lẽ
chưa được chính xác và cách định nghiã này cũng khác so với cách định nghĩa ở
các bộ dân luật ở Việt Nam trước đó như Điều 644-Bộ dân luật Bắc Kì
1931“nghĩa vụ là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một
hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người đó.
Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa
vụ gọi là chủ nợ”. Có thể thấy rằng tuy có khác nhau về ngôn từ nhưng nghĩa vụ
8
trong các quy định nói trên đều được hiểu thống nhất là một quan hệ pháp luật
khi xem xét nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là hành vi pháp lí song
phương, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trở thành
hình thức pháp lí chủ yếu mà nhờ đó các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng của
nền kinh tế được xác lập, củng cố.
2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Hợp đồng được coi là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất,
trước nó có lẽ là chế định nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Đối với giới luật gia, hợp
đồng là một trong những khái niệm trung tâm của Luật dân sự, một trong những
đối tượng điều chỉnh của khoa học pháp lí. Ở những nước Châu Âu bộ môn lí
thuyết về hợp đồng đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ở Việt Nam cho
đến những năm cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX thuật ngữ
“ khế ước” hay “ hợp đồng” mới bắt đầu được ghi nhận trong các văn bản chính
thức của nhà nước. Trước tiên phải kể đến Bộ dân luật giản yếu Nam Kì (1883),
Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936). Vậy Hợp đồng trong
Bộ luật dân sự được hình thành từ đâu? Chúng ta hãy xem xét sự hình thành và
phát triển của hợp đồng trên thế giới và tại Việt Nam.
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như
xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và
quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới
một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời
gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một
nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung
do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tự
mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế
ước” hay “ hợp đồng”.
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã
cổ đại. Ngay từ thế kỉ V-IV trước công nguyên người La Mã đã biết đến và xây
dựng hệ thống những thuật ngữ, những khái niệm, những phạm trù pháp lí có
9
giỏ tr ph bin ton nhõn loi v cỏc vn c bn nht ca ch nh hp ng
nh: hp ng (contractus) v mc ớch, cn c hp ng (causa), hp ng
ming v hp ng vit, hp ng thc t v hp ng ng thun (res v
consensus), ý chớ v th hin ý chớ (id quod actum est v id quod dictum est)..
Nú ó tht s l khuụn mu iu chnh ton din nhng quan h hp
ng theo quan im hin nay v nh vo nhng giỏ tr ph bin mang tớnh thi
i y m ch nh hp ng khi ngun t Lut La Mó ó c du nhp mt
cỏch t giỏc vo Tõy u cựng vi phong tro Phc Hng din ra vo th k XII-
XIII v sau ú phỏt trin mnh m ti lónh th nhiu nc nh: Phỏp, c, H
Lan. n th k XVIII, XIX v XX, vi s to sỏng ca ngnh khoa hc phỏp lớ
cú hng ngn nm b dy lch s v do tỏc ng ca s phỏt trin cỏc quan h
kinh t- xó hi, ch nh hp ng ó ln lt c cỏc nc Chõu u phỏp
in hoỏ khi xõy dng nhng B lut dõn s u tiờn ca mỡnh. T ú v trớ, vai
trũ ca ch nh hp ng trong h thng phỏp lut dõn s ngy cng c
khng nh v khi bn n xu hng phỏt trin ca lut dõn s mt nh trit
hc v xó hi hc ni ting ngi Phỏp ó d oỏn rng: hp ng chim 9/10
dung lung cỏc b lut dõn s hin hnh v n mt lỳc no ú tt c cỏc iu
khon ca b lut, t iu khon th nht n iu khon cui cựng u quy
nh v hp ng
1
Khỏc vi nhng gỡ din ra Chõu u, s hỡnh thnh v phỏt trin ca
phỏp lut hp ng Vit Nam cho n th k XIX cha thc s tn ti theo
ỳng ngha khoa hc ca thut ng ny. Chỳng ta hóy cựng xem xột lch s phỏp
lut hp ng ti Vit Nam thy c s khỏc bit ú.
Trong sut quỏ trỡnh lch s ca mỡnh, xó hi phong kin Vit Nam trờn
nhiu phng din c xõy dng rp khuụn theo mụ hỡnh ca xó hi phong
kin Trung Quc. Cỏc triu i phong kin Vit Nam luụn da vo Nho giỏo
nh mt h t tng chớnh thng xõy dng v qun lớ xó hi. í mun t
mỡnh vo h thng v o lớ Nho giỏo c biu hin rừ nột trong nhng c
gng ca cỏc triu i phong kin nhm duy trỡ mt xó hi n nh vi 4 tng
1
M.I. Bragins kij i, V.V. Vitrijanskiji, luật hợp đồng, Nxb Statut, Mátxcơva, 1998,Tr.6
10
lớp (tứ dân) từ cao đến thấp: sĩ, nông, công, thương. Các hoạt động kinh tế luôn
bị kìm hãm bởi chính sách “ức thương” chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.Tình
trạng đó tồn tại trong suốt một thời kì dài cho đến những năm cuối của triều
đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó
mà quan hệ hợp đồng ở thời kì đầu của xã hội phong kiến không có cơ hội phát
triển, một sự cách tân hay cải cách thực sự.Về phía người dân là thái độ thờ ơ
với pháp luật, không coi trọng pháp luật.
Khác với những nước phương Tây và những nước ở Châu Á khác pháp
luật thành văn ở Việt Nam xa lạ với nhận thức của người dân và chủ yếu là luật
hành chính, luật hình sự, phần luật tư thành văn tuy có nhưng chỉ đóng vai trò
không đáng kể.
Ngay cả đến bộ luật nổi tiếng dưới thời vua Lê Thánh Tông là Quốc Triều
Hình Luật các quan hệ liên quan đến sinh hoạt, đến cuộc sống hàng ngày của
người dân đều được bảo vệ bằng các chế định nặng nề vẫn được gọi là Ngũ
Hình. Mặt khác đông đảo dân cư chỉ sống theo phong tục, tập quán của mình với
tư tưởng” phép vua thua lệ làng”. Chính thái độ thiếu quan tâm đến pháp luật
cùng với sự hạn chế về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội lúc bấy giờ đã giúp ta
lí giải được tại sao chúng ta không tìm thấy thuật ngữ “hợp đồng” hay một thuật
ngữ nào tương đương trong bất kì một văn bản chính thức nào của nhà nước
phong kiến.
Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựu
lập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợp
đồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnh
hầu như không được biết đến. Chế định hợp đồng chỉ được biểu hiện không thật
rõ nét qua các tình huống mua bán cụ thể như: việc mua bán, thuê mướn, vay
nợ, cầm cố, bảo lãnh…. không có tính khái quát cao và không thể áp dụng
chung cho mọi trường hợp. Các bộ cổ luật lúc đó còn chứa đựng nhiều các quy
định mang tính chất bất bình đẳng trong giao lưu dân sự, các chế tài vi phạm khế
ước còn mang nặng tính chất pháp luật hình sự, không phù hợp với bản chất của
quan hệ dân sự.
11
Tình hình trên đã có sự thay đổi khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam
vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng với
chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổi
mạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sự
thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất. Dựa trên thành quả của hệ thống luật tư La
Mã, người Pháp đã ban hành ra Bộ luật nổi tiếng là Bộ luật dân sự Pháp năm
1804 và sau khi đặt ách thống trị của mình tại Việt nam người Pháp đã áp dụng
ngay thành quả của mình vào thực tế Việt Nam rồi từ đó cho ra đời ba bộ luật
riêng biệt áp dụng cho ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau là Bộ luật giản yếu
Nam Kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng cho
Bắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì. Đặc biệt bộ
dân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt
Nam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thành
tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước
cho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số
khế ước thông dụng.
Ngay sau khi nước VN dân chủ cộng hòa được thành lập, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kí sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc,
Trung, Nam cho đến khi ban hành bộ luật duy nhất cho toàn quốc. Với tinh thần
đó, các bộ luật dân sự Nam kì giản yếu 1883, bộ luật dân sự Bắc kì 1931 và bộ
luật Trung kì năm 1936 tiếp tục được thi hành. Chính vì thế mà ba bộ luật này
vẫn được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau Cách Mạng tháng Tám (1945) với
việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cho tới năm 1972 ở miền
Nam dưới chính thể Việt Nam cộng hoà mới bị bãi bỏ. Đến năm 1986 với công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điều
chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kì
đổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ
hợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đây chính là những bước
đầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng
12
trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổi
mới toàn diện.
Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kì
họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về
cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó. Tuy
nhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộ
luật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh các
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp
lí và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đáng
trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn trong
lịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồng.
13
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng như đã phân tích ở trên là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự
điều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lí song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thống
nhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự. Do vậy, để có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lí nhất định
không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên
tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên. Ngoài ra, sự thống
nhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thể
phát sinh hiệu lực. Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bộ luật
dân sự Việt Nam quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
- Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong
trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dung
của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện và điều kiện về hình thức của hợp
đồng. Nhưng Cộng hoà Pháp là điển hình của hệ thống pháp luật Châu âu lục
địa lại quy định “hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thoả mãn 4 điều kiện sau đây:
- Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;
- Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng phải xác định;
- Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp”
2
2
Điều 1108- Bộ luật dân sự Pháp 1804
14
Thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lại bao gồm điều kiện về sự tự
nguyện; chủ thể tham gia hợp đồng; đối tượng của hợp đồng và căn cứ của hợp
đồng.
Như vậy, có sự khác biệt về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực của Việt
Nam và Pháp. Chúng ta sẽ lần luợt phân tích từng điều kiện này theo quy định
của Bộ luật dân sự Việt Nam.
1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp
đồng là những “người” tham gia vào quan hệ đó. Phạm vi người tham gia quan
hệ hợp đồng bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Điều kiện để
hợp đồng có hiệu lực là “ người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự”-
như vậy “ người” ở đây phải được nhìn nhận dưới góc độ pháp lí tức là không
chỉ là cá nhân mà còn bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân
Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực
hành vi. Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của cá nhân
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự”. Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự
khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính
chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
Như đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày
tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có
những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được
hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân
sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật
dân sự Việt Nam cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng
lực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có
năng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập,
thực hiện hợp đồng khác nhau.
15
Đối với những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người
đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp bị Toà Án tuyên bố mất năng
lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập mọi
hợp đồng. Như vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định
độ tuổi tối đa của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng. Họ có đủ tư cách
chủ thể, toàn quyền tham gia xác lập hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm về
những hành vi do họ thực hiện. Tuy nhiên,theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình đối với nữ từ 18 tuổi (17 tuổi + 1 ngày) trở lên có quyền kết hôn nhưng
người phụ nữ dù đủ tuổi kết hôn vẫn chưa có đủ năng lực hành vi dân sự. Vì
vậy, khi họ tham gia vào quan hệ hợp đồng phải được sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Mặt khác, quy định có người năng lực hành vi là một trong những điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng không được hiểu theo nghĩa cứ có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ thì có thể tham gia mọi giao dịch mà trên thực tế vẫn có những
quy định mang tính hạn chế người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham gia
vào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người
liên quan. Đó là các trường hợp được quy định tại Điều 144- Bộ luật dân sự
2005 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó
hay các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vô
hiệu chỉ trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám
hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Hay tại khoản 3, Điều 69-
Bộ luật dân sự 2005 quy định: “các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và
người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô
hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ
và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Ngoài ra, đối với những cá nhân tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng
có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện theo quy
định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định cá nhân đó phải tự mình
tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng đó.
16
Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập,
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự
quy định. Đó là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác
lập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá
nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một
phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa
vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với
lứa tuổi. Nhưng pháp luật lại không quy định rõ những giao dịch nào là giao
dịch “phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi” nhưng có
thể hiểu rằng đó là các giao dịch mang các đặc điểm sau :
- Có giá trị nhỏ;
- Mục đích của hợp đồng là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Đối với các giao dịch này được coi là những người đại diện của họ cho
phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của những người đại diện. Trừ
các giao dịch có tính chất trên, các giao dịch do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi xác lập, thực hiện phải được người đại diện đồng ý- đồng ý việc thực
hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có
ý nghĩa quyết định. Nếu người được đại diện đã thực hiện giao dịch không có sự
đồng ý của người đại diện thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu
Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp
người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật”. Quy định này xuất phát từ thực tế người từ
đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp,
tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xã
hội.
Nhưng cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thể
chỉ có thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợp
đồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa
17
thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kết
hợp đồng.
Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi.
Họ không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào. Mọi giao dịch của những
người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên
nhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả của
những hành vi đó.
Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005
là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình”. Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mất
năng lực hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên
cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố một
người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan. Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập,
thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật
dân sự 2005 là người “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đại
diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại
diện do Toà án quyết định.
Đại diện theo pháp luật của cá nhân có năng lực hành vi dân sự một phần,
cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân
sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập theo quy định của pháp
luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền đại
diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử
đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập đại diện này thường
không phụ thuộc vào ý chí cuả người được đại diện. Người đại diện theo pháp
luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được
18
đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyết định khác.
Tuy nhiên, trường hợp đại diện người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
có một số nét đặc biệt riêng. Thẩm quyền đại diện đối với người bị hạn chế năng
lực hành vi khác thẩm quyền đại diện đối với người bị mất năng lực hành vi dân
sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần. Người đại diện cho người bị hạn
chế năng lực hành vi không thể tự mình xác lập giao dịch thay cho người bị hạn
chế mà chỉ có quyền “đồng ý” hay “ không đồng ý”. Chính người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự
chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý
hay không đồng ý mà thôi. Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của chính người đại diện của những người thân thích trong gia đình của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật cho phép
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập, thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, một trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại điều
133 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời
điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên là vô
hiệu. Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của trường họp người có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch.
Như vậy, nếu cá nhân tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân
sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Trong trường hợp này hợp đồng vô hiệu tương đối
(vô hiệu bị tuyên) chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của họ yêu cầu
Toà án tuyên bố vô hiệu thì Toà án mới xem xét và quyết định. Bên yêu cầu phải
có nghĩa vụ chứng minh trước Toà cơ sở của yêu cầu là do đã tham gia xác lập
hợp đồng với người không có năng lực hành vi dân sự. Điều 130- Bộ luật dân sự
2005 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
19
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.
Theo Điều 136- Bộ luật dân sự 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. So với
quy định tại Điều 145- Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự
thay thế cụm từ “thời hạn” bằng cụm từ thời hiệu cho chính xác hơn và đã tăng
thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ 1 năm lên thành 2 năm.
Việc quy định thời hiệu 1 năm như trước đây tương đối ngắn, chưa phù hợp thực
tế và không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của bên không có lỗi khi
tham gia hợp đồng nên việc tăng thời hạn thành 2 năm là hoàn toàn hợp lí. Về
nguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu không phát sinh quyền, nghiã vụ nhưng
không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là
điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường chỉ có một bên có quyền lợi
trong việc huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu nên việc giải quyết hợp đồng vô hiệu
thường được thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó, việc quy định thời
hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa lớn
về lí luận và thực tiễn. Cơ sở lí luận của việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án
tuyên hợp đồng vô hiệu dựa trên:
• Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm điều kiện mà pháp luật
quy định trở thành hợp đồng có hiệu lực được không;
• Quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng sau một thời gian
nhất định;
• Nhu cầu bảo vệ sự ổn định của hợp đồng nhằm bảo đảm hài hoà
giữa lợi ích của nhà nước và công dân.
Từ những cở sở đó, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên tham gia
hợp đồng thì thời hạn để những người này quyết định việc có yêu cầu Toà án
bảo vệ hay không là 2 năm. Nếu họ không khởi kiện trong thời hạn này thì có
nghĩa là họ từ chối quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ. Nhưng thời hiệu 2
năm lại được tính từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Trong khi đó, Bộ luật
dân sự Pháp lại quy định thời hiệu khởi kiện huỷ hợp đồng vô hiệu tương đối là
5 năm- thời hiệu dài hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam
20
và cũng theo nguyên tắc tính từ ngày hợp đồng được kí kết nhưng lại quy định
thêm trường hợp ngoại lệ: “Đối với hợp đồng được giao kết có chủ thể là người
không có, bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nếu chủ thể là người chưa
thành niên thì thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày người đó đủ tuổi
thành niên. Nếu chủ thể là người đã thành niên bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự”.
3
Theo em, Bộ luật dân sự Việt Nam nên tiếp cận cách
tính thời hiệu như vậy sẽ bảo vệ tối đa hơn quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi
phạm.
1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tại
Điều 84- Bộ luật dân sự theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất,
được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực pháp luật của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có các
quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp
luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt
từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
4
Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộ
luật dân sự 2005 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung,
cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất. Tổ hợp tác
theo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005 “được hình thành trên cơ sở
hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba
cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc
nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các
quan hệ dân sự”. Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi
dân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập,
thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
3
Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.71
4
Khoản 1,2 - Điều 86 - Bộ luật dân sự 2005
21
Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên
quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một
số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác
chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ
được xác định trong hoạt động hợp tác.
Người đại diện cho các chủ thể này có thể thực hiện thông qua 2 cơ chế
đại diện. Đó là:
- Đại diện theo pháp luật: Trường hợp người đại diện cho pháp nhân là
người đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân; trường hợp người đại diện cho hộ gia
đình là chủ hộ trong đó cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có
thể là chủ hộ. Đối với người đại diện cho tổ hợp tác đại diện theo pháp luật là tổ
trưởng do các tổ viên cử ra. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện
xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại
diện là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trừ trường hợp ngươi đại diện cho
pháp nhân, họ gia đình, tổ hợp tác đó đồng ý.
- Đại diện theo uỷ quyền: đối với hình thức này ngưòi đại diện có thể là
bất cứ ai và phải dựa trên hợp đồng uỷ quyền. Trường hợp này, người đại diện
chỉ được xác lập, thực hiện những hợp đồng trong phạm vi đại diện. Nếu người
đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện
những hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đại
diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc không
nằm trong phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt
quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
Trong trường hợp này, nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp
22
đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng.
2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích,
nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội”. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợi
ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi
mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp
đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản,
công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp
đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể
có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện
hợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng
là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực
hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không.
Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của
hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là
yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được không
làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích
hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn
được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như
trong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở
hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác. Động
cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản của
hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng.
Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất
định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoản
trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là
tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng.
23
Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung
của hợp đồng được quy định cụ thể ở điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dung
của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương
thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp
đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có
thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và
nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích
công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi cho
chính xác hơn khi sử dụng cụm từ “điều cấm của pháp luật” thay cho cụm từ “
không trái pháp luật”- một cụm từ mang tính chung chung. Điều cấm của pháp
luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa
người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của con
người, góp phần làm hài hoà lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức xã
hội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật -mang tính
bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức
xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội.
Điều 1123- Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận “nghĩa vụ không có
mục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp
luật thì sẽ không có hiệu lực”. Hay tại Điều 138- Bộ luật dân sự Đức cũng quy
định hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếu
một bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế của
mình để áp đặt những điều khoản quá bất lợi cho bên kia. Ngoài ra hợp đồng sẽ
vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp như
quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công Đức… Một hình thức vi phạm đạo
đức xã hội nữa làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế
24
của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đó
những điều kiện bất lợi (khoản 2- Điều 138 - Bộ luật dân sự Đức)
5
. Như vậy, để
hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không
được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của
hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thực
hiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luật
cấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn..). Đối tượng của hợp
đồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điều
kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể. Nếu pháp luật
không quy định cụ thể thì các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồng
không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Các hợp đồng có mục
đích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.
Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối (vô
hiệu đương nhiên). Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham
gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu
Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời
hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo
Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng
vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy có vẻ
hợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô
hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích
cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh
cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp
đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết.
5
Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại- René David, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
25