Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình
doanh nghiệp đều có một loại văn bản pháp luật điều chỉnh, tạo nên môi trường
và địa vị pháp lí cho các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường.
Công ty TNHH do một cá nhân là một loại hình doanh nghiệp mới được ghi
nhận trong Luật doanh nghiệp (2005) cần được quan tâm và khuyến khích phát
triển. Sự mới mẻ này cũng là lí do tác giả chọn đề tài: “Công ty trách nhiệm
hữu hạn do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005)” làm khoá
luận cho mình.
2. Phạm vi, mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ khoá luận này tập trung nghiên cứu và làm rõ những
vấn đề sau:
+ Khoá luận nghiên cứu khái quát lý luận về công ty nói chung và công ty
TNHH nói riêng
+ Khoá luận nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt
động của công ty TNHH do một cá nhân làm chủ quy định trong luật doanh
nghiệp (2005)
+ Khoá luận tìm hiểu qua về thực tế của loại hình công ty TNHH do một
cá nhân làm chủ để đưa ra một số giải pháp thực thi luật doanh nghiệp (2005)
3. Phương pháp nghiên cứu khoá luận
Khoá luận được nghiên cứu trên nền tảng của phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin. Ngoài ra còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp… để
nhằm nêu rõ các quy định của pháp luật về công ty TNHH do một cá nhân làm
chủ ở Việt Nam.
4. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khoá luận
được kết cấu bởi 3 chương:
1
Chương 1: Nhận thức về công ty và công ty TNHH do một cá nhân làm chủ
Chương 2: Quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty TNHH do
một cá nhân làm chủ
Chương 3: Thực tiễn thi hành và một số kiến nghị nhằm thực thi Luật
doanh nghiệp ( 2005) về công ty TNHH do một cá nhân làm chủ
CHƯƠNG I
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN DO MỘT CÁ NHÂN LÀM CHỦ
1. Quan niệm chung về công ty
Cũng giống như các hiện tượng kinh tế khác, công ty ra đời tồn tại và phát
triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với tư cách
là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có trách nhiệm hữu
hạn(TNHH) xuất hiện với số lượng lớn từ năm 1870. Những công ty thương mại
đối nhân đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỉ 13, ở các thành phố lớn của một
số nước châu Âu có điều kiện địa lí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Sang
đầu thế kỉ 17, các công ty đối vốn ra đời. Đến thế kỉ 18, 19 cùng với quá trình
công nghiệp hoá ở châu Âu, châu Mỹ đã xuất hiện các công ty cổ phần đáp ứng
nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư.
Sự ra đời của các công ty xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan.
Trong xã hội khi nền sản xuất đã đạt được mức độ phát triển nhất định, xuất hiện
nhu cầu mở mang kinh doanh, từ nhu cầu mở mang quy mô kinh doanh xuất
hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu này các nhà kinh doanh phải liên
kết với nhau. Đầu tiên, những người quen biết, tin cẩn nhau liên kết lại tạo ra
các công ty đối nhân. Sau đó, sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có
thể không quen biết nhau mà chỉ cần có vốn, tài sản làm xuất hiện các công ty
đối vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường
rơi vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Để tránh sự bất lợi đó các nhà
kinh doanh cần liên kết nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một
doanh nghiệp nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro, trong trường hợp đó
đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi ro cho
nhiều người.
Tóm lại, khi hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập một doanh
nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành một
3
loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế thì mô hình này tỏ ra phù
hợp với nền kinh tế thị trường và rất hấp dẫn với nhiều nhà kinh doanh. Sự ra
đời của công ty là sản phẩm tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh
doanh, tự do khế ước và tự do lập hội. Tuy nhiên, công ty là gì lại được quan
niệm không hoàn toàn đồng nhất bởi các nhà luật học và luật thực định các
nước.
Nhà luật học Kubler người Đức quan niệm: “Khái niệm công ty được hiểu
là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp
lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung nào đó”
1
Bộ luật dân sự Pháp định nghĩa: “Công ty là một hợp đồng, thông qua đó
hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình
vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận qua hoạt động đó”
2
.
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định về công ty: “hợp đồng tổ
chức hội kinh doanh hoặc công ty là hợp đồng qua đó hai hay nhiều người thoả
thuận hợp nhau lại để tiến hành một công việc chung, nhằm chia lời có thể có
được qua công việc chung đó ” (điều 1012)
Ở Việt Nam luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển, mãi đến năm
1990, Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa(CHXHCN) Việt Nam mới
ban hành luật công ty nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong nước.
Điều 2 Luật công ty (1990) định nghĩa: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng
góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của
mình góp vào công ty ”.
Theo Luật công ty (1990) củaViệt Nam, công ty được hiểu theo nghĩa
truyền thống, đó là sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức thông qua hoạt động
1
F.Kubler-Jim Simon- mấy vấn đề pháp luật cộng hoà liên bang Đức, nhà xuất bản pháp lí
1992, trang 29
2
M.Cozian, A.viandier, Tổ chức công ty, Tập 1, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp,
Hà Nội 1989, tr7
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Theo Luật công ty (1990), Công ty chỉ bao gồm
hai loại hình, bao gồm công ty trách niệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Như vậy, tuỳ theo mục đích thành lập, công ty có thể là công ty thương
mại hoặc công ty dân sự nhưng công ty chủ yếu và phổ biến được hiểu là công
ty thương mại (công ty kinh doanh).
Công ty thương mại là loại hình công ty do hai hay nhiều người (tổ chức)
góp phần thành lập để kinh doanh với mụch đích tìm kiếm lợi nhuận. Từ khái
niệm trên công ty thương mại có những đặc điểm cơ bản sau đây
3
:
- Công ty là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân, sự liên kết này
thể hiện ở hình thức bên ngoài là một tổ chức.
- Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là
điều kiện quan trọng để thành lập công ty. Tuy nhiên, vai trò của vốn góp đối
với các loại công ty là khác nhau.
- Mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời chia
nhau. Như vậy, về thực chất công ty kinh doanh là một lọai hình doanh nghiệp
có sự liên kết của ít nhất hai bên, các bên tham gia có thể là thể nhân, pháp nhân,
nó hoàn toàn khác với doanh nghiệp một chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế hệ
thống pháp luật của một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã quy định công ty
TNHH một thành viên. Mặc dù vậy, dấu hiệu sự liên kết vẫn là đặc điểm phổ
biến, cơ bản của các loại hình công ty.
Ở Việt Nam, khi ban hành Luật doanh nghiệp (1999) đã không đưa ra một
định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các khái niệm về từng loại hình công ty
dưới dạng liệt kê các đặc điểm. Công ty theo quy định tại Luật doanh nghiệp
(1999) đã được mở rộng, bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp
danh. Công ty TNHH lại bao gồm công ty TNHH một thành viên là tổ chức và
công ty TNHH hai thành viên trở lên. Như vậy, Luật doanh nghiệp (1999) đã bổ
sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên và công ty hợp danh.
Theo Luật doanh nghiệp (1999) thì khái niệm công ty đã được mở rộng,
không còn nguyên vẹn theo nghĩa truyền thống là sự liên kết của hai hay nhiều
3
Giáo trình Luật thương mại, trường Đại học Luật Hà Nội
5
cá nhân hoặc pháp nhân. Ngoài sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp
nhân, công ty có thể là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, tức là pháp
luật Việt Nam cũng đã thừa nhận sự tồn tại của công ty TNHH một thành viên
như pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, do còn nhiều lực cản bởi
nhận thức và khả năng kiểm soát, thực thi pháp luật mà các nhà làm luật của
Việt Nam ở giai đoạn này mới chỉ ghi nhận và điều chỉnh tại Luật doanh nghiệp
(1999) đến loại hình công ty TNHH do một tổ chức làm chủ sở hữu mà chưa ghi
nhận, điều chỉnh đến loại hình công ty TNHH do một các nhân làm chủ.
Kế thừa và phát triển Luật doanh nghiệp (1999), Luật doanh nghiệp
(2005) cũng không đưa ra một định nghĩa chung về công ty mà đưa ra khái niệm
dưới dạng liệt kê các đặc điểm của từng loại hình công ty. Ngoài việc hoàn thiện
hơn các dấu hiệu để nhận biết mỗi loại hình công ty, Luật doanh nghiệp (2005)
còn bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm
chủ. Việc bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân
làm chủ của Luật doanh nghiệp (2005) là phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội ở
nước ta, góp phần vào việc đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp, đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của các nhà đầu tư. Quy định này cũng phù hợp với nhũng xu thế
phát triển pháp luật về doanh nghiệp của nhiều nước trên thế giới.
Luật doanh nghiệp (2005) đã đa dạng hoá các hình thức công ty, bảo đảm
cho các thành phần kinh tế có thể tham gia một cách dễ dàng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó tạo
tâm lí yên tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh, góp phần xây dựng
một nền kinh tế ổn định, bền vững. Do vậy, việc ban hành Luật doanh nghiệp
(2005) không những chỉ đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong
nước mà còn đảm bảo chế độ pháp lí cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, các nước khác nhau có thể có quan niệm khác nhau về công ty.
Công ty theo pháp luật Việt Nam cũng ngày càng được hoàn thiện và đa dạng
hoá, đặc biệt Luật doanh nghiệp (2005) đã bổ sung thêm công ty TNHH do một
cá nhân làm chủ- một loại hình công ty đã được luật pháp của nhiều quốc gia
trên thế giới thừa nhận.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Các loại hình công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành
2.1. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia làm
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người chủ sở hữu cổ phần ( gọi là cổ
đông) chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty và công ty được quyền phát hành
chứng khoán.
Công ty cổ phần có các đặc điểm cơ bản sau đây:
-Về thành viên: Công ty cổ phần thường có số lượng cổ đông lớn. Pháp
luật chỉ hạn định mức tối thiểu mà không hạn định mức tối đa số cổ đông của
công ty cổ phần. Theo luật doanh nghiệp, cổ đông của công ty cổ phần có thể là
tổ chức hay cá nhân với số lưọng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Quy định về số lượng cổ đông tối thiểu của luật doanh nghiệp có sự khác biệt
với Luật công ty (1990). Luật công ty (1990) quy định số lượng cổ đông tối
thiểu của công ty cổ phần phải là
-Về vốn điều lệ: vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần, giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần. Cổ đông của công
ty cổ phần có thể mua một hoặc nhiều cổ phần. Cổ phần được thể hiện dưới hình
thức chứng khoán đó là cổ phiếu.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ
xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần. Cổ phần có thể ghi tên hoặc
không ghi tên (điều 85 Luật doanh nghiệp).
- Về chế độ chịu trách nhiệm: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty( trách nhiệm hữu hạn). Như vậy, công ty cổ phần cũng có sự tách bạch
rõ ràng về tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty. Công ty cổ phần
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi tài sản của mình ( giống như công ty TNHH).
7
- Về chuyển nhượng vốn: Các cổ đông của công ty cổ phần được tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần quy định tại
khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 luật doanh nghiệp (2005). Như vậy, cơ chế
chuyển nhượng vốn của cổ đông ở công ty cổ phần có sự thông thoáng và tự do
hơn nhiều so với cơ chế chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH. Đặc
điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các nhà đầu tư có khả năng chuyển
đổi hình thức và mục tiêu đầu tư một cách nhanh nhậy và linh hoạt.
- Về phát hành chứng khoán: Công ty cổ phần được quyền phát hành
chứng khoán. Do được phát hành chứng khoán ra công chúng, nên công ty cổ
phần có khả năng huy động vốn rất lớn và rất rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng huy
động vốn càng rộng rãi và lớn trong công chúng thì khả năng gây rủi ro càng
cao, nên công ty cổ phần thường chịu nhiều ràng buộc bởi nhiều quy chế pháp
lý.
- Về tư cách pháp lý: Cũng như công ty TNHH, công ty cổ phần là một tổ
chức thoả mãn đầy đủ các điều kiện của một pháp nhân được quy định tại Bộ
luật dân sự, nên pháp luật thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty cổ phần kể
từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH theo pháp luật của Việt Nam bao gồm hai loại hình, đó là
công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.
* Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty trong đó các
thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty và công ty không
được phát hành cổ phần.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Về thành viên: Công ty phải có từ hai thành viên trở lên và không vượt
quá 50 thành viên. Luật công ty(21/12/1990) chỉ quy định mức tối thiểu số thành
viên của công ty TNHH là hai mà không hạn định mức tối đa. Luật doanh
nghiệp đã khống chế số lượng thành viên tối đa của công ty TNHH là 50 thành
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
viên. Như vậy, trường hợp công ty TNHH có sự tham gia của các thành viên với
số lượng vượt quá 50 thì công ty phải chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH
sang công ty cổ phần hoặc phải tổ chức lại công ty, như: chia, tách công ty.
- Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty của công ty TNHH hai thành
viên trở lên là tập hợp các phần vốn cam kết góp của các thành viên và được ghi
vào điều lệ công ty. Mỗi thành viên của công ty đóng góp một phần vốn và các
phần vốn đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Tên, địa chỉ và phần vốn
góp của mỗi thành viên được ghi trong sổ đăng ký thành viên, không đuợc thể
hiện dưới hình thức cổ phiếu để ghi nhận phần vốn góp của các thành viên công
ty.
- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp vào công ty ( trách nhiệm hữu hạn). Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của mình.
- Về chuyển nhượng vốn: Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên, thành viên
của công ty TNHH muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của
mình phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Thành viên công ty chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải
là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại không mua hoặc mua không hết
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. Quy định này cho thấy, trong chừng
mực nhất định các thành viên công ty vẫn quan tâm đến nhân thân, độ uy tín, độ
tin cậy của các thành viên. Nếu công ty không muốn có sự thâm nhập của người
lạ tham gia vào công ty thì các thành viên phải cùng nhau mau hết phần vốn của
thành viên muốn chuyển nhượng vốn. Khi các thành viên không mua hoặc
không mua hết thì thành viên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng vốn ra
ngoài công ty.
Thành có viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn
góp theo quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp hoặc sử dụng phần vốn góp để
9
trả nợ và người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp theo một trong
hai cách: hoặc trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp
nhận hoặc chào bán và chuyển nhượng theo Điều 44 Luật doanh nghiệp (2005)
- Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH hai thành viên trở lên không
được quyền phát hành cổ phần. Luật doanh nghiệp đã mở rộng hơn quyền cho
loại hình công ty này. Luật công ty (1990) không cho phép công ty TNHH phát
hành bất kỳ một loại hình chứng khoán nào như cổ phiếu, trái phiếu... Luật
doanh nghiệp chỉ cấm công ty TNHH hai thành viên trở lên phát hành cổ phần
mà không cấm phát hành trái phiếu. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty, trong những điều kiện nhất định có thể huy động vốn thông qua phát
hành trái phiếu.
- Về tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên hội đầy đủ các
dấu hiệu của một pháp nhân được quy định tại Bộ luật dân sự. Vì vậy, Luật
doanh nghiệp (2005) thừa nhận tư cách pháp nhân của loại hình công ty này kể
từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
*Công ty TNHH một thành viên:
Công ty TNHH một thành viên là công ty do một tổ chức hoặc cá nhân
làm chủ sở hữu ( gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty và công ty không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty TNHH một thành viên có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu. Bản chất pháp lý của hai loại hình doanh nghiệp này không có
sự khác biệt nhiều, ngoại trừ chủ sở hữu là cá nhân hay là tổ chức kéo theo sự
khác biệt nhất định về tổ chức, quản lý nội bộ công ty. Những đặc trưng cơ bản
của loại hình công ty này được đề cập ở phần sau của khoá luận.
2.3. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó ít nhất phải có hai thành
viên là đồng sở hữu chung của công ty và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty ( gọi là thành viên hợp danh) còn các
thành viên khác ( nếu có) chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong phm vi s vn ó cam kt gúp vo cụng ty ( gi l thnh viờn gúp vn)
v cụng ty khụng c phỏt hnh bt k loi chng khoỏn no.
Cụng ty hp danh cú nhng c im c bn sau:
- V thnh viờn: Cụng ty hp danh phi cú ớt nht hai thnh viờn hp danh
tr lờn. Thnh viờn hp danh phi l cỏ nhõn m khụng th l t chc.
Ngoi cỏc thnh viờn hp danh, cụng ty hp danh cú th cú thnh viờn
gúp vn. Thnh viờn gúp vn cú th l cỏ nhõn hoc t chc.
- V ch chu trỏch nhim: Cỏc thnh viờn hp danh cựng nhau liờn i
chu trỏch nhim bng ton b ti sn ca mỡnh v mi khon n ca cụng ty.
Trỏch nhim ca cỏc thnh viờn hp danh v cỏc khon n ca cụng ty l trỏch
nhim liờn i v vụ hn. Nu ti sn cũn li ca cụng ty khụng thanh toỏn
cỏc khon n n hn thỡ cỏc thnh viờn hp danh cũn phi em c ti sn riờng
ca mỡnh thanh toỏn.
Trng hp cụng ty cú thnh viờn gúp vn thỡ cỏc thnh viờn ny ch chu
trỏch nhim v cỏc khon n ca cụng ty trong phm vi phn vn ca mỡnh ó
cam kt gúp.
4
- V phỏt hnh chng khoỏn: Cụng ty hp danh khụng c phỏt hnh bt
k loi chng khoỏn no, nh c phiu, trỏi phiu c im ny cho thy, so
vi cụng ty TNHH v cụng ty c phn, kh nng huy ng vn ca cụng ty hp
danh l rt hn ch.
- V t cỏch phỏp lý: Cụng ty hp danh cú t cỏch phỏp nhõn.
Mc dự cỏc thnh viờn hp danh phi liờn i chu trỏch nhim vụ hn v
cỏc ngha v ti sn ca cụng ty, nhng cụng ty hp danh vn cú s tỏch bch rừ
rang gia ti sn ca cụng ty v ti sn cỏc thnh viờn cụng ty. Vỡ vy, khỏc vi
doanh nghip t nhõn (DNTN)- l mt phỏp nhõn. õy l quy nh mi ca lut
doanh nghip (2005) so vi lut doanh nghip (1999).
4
Luật doanh nghiệp có sự mâu thuẫn giữa điểm c khoản 1 Điều 130 với khoản 3 Điều 131
và điểm a khoản 2 Điều 140. Khoản 1 Điều 130 là quy phạm định nghĩa (quy định
chung), còn khoản 3 Điều 131 và khoản 2 Điều 140 là quy định riêng. Vì vậy, khi có sự
mâu thuẫn giữa các điều luật thì quy định riêng đợc u tiên áp dụng trớc quy quy định
chung của pháp luật.
11
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ
3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với công ty TNHH do một cá
nhân làm chủ
Mô hình công ty TNHH ra đời là sản phẩm của các nhà lập pháp. Công ty
cổ phần không thích hợp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư vừa và nhỏ. Đối
với doanh nghiệp có ít thành viên, các thành viên lại quen biết nhau thì những
quy chế khắt khe của công ty cổ phần là không cần thiết và đôi khi chính những
quy định này đã gây phiền hà cho quá trình hoạt động của các công ty như việc
tổ chức, quản lí, chế độ kiểm soát…Vì vậy, các nhà kinh doanh vừa và nhỏ
muốn thường thích ứng với mô hình công ty vừa tận dụng được khả năng chịu
trách nhiệm hữu hạn của nhà đầu tư giống như các cổ đông của công ty cổ phần,
vừa phát huy được khả năng quen biết, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên để
dễ quản lý, điều hành như các công ty đối nhân. Các nhà làm luật ở Đức đã đáp
ứng được nguyện vọng của các thương gia bằng việc sáng tạo ra mô hình công
ty TNHH vào năm 1892. Công ty TNHH đã kết hợp được ưu điểm về chế độ
chịu TNHH của công ty cổ phần và ưu điểm về sự quen biết, tin cậy lẫn nhau
giữa các thành viên của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục quy chế quản lí
phức tạp của công ty cổ phần và nhược điểm không hạn chế tối đa được rủi ro
của công ty đối nhân.
Trong hệ thống pháp luật của Đức, Anh, Mỹ thừa nhận lọai hình công ty
TNHH một thành viên. Tuy nhiên, một số nước như Ý, Tây ban Nha, các nước
Nam Mỹ lại không cho phép thành lập loại hình doanh nghiệp này, họ cho rằng
bản chất của doanh nghiệp một thành viên là doanh nghiệp cá thể chịu trách
nhiệm vô hạn chứ không phải là công ty.
Công ty TNHH một thành viên ra đời là kết quả pháp lí đặc biệt của quá
trình phát triển của các công ty TNHH, khi toàn bộ tài sản của công ty TNHH
nhiều thành viên đã chuyển vào tay một thành viên duy nhất (như có thành viên
chết hoặc ra khỏi công ty) và công ty vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trong những trường hợp như vậy, pháp luật nhiều nước vẫn cho phép công ty
này tiếp tục hoạt động mà không phải chuyển hình thức hay giải thể công ty.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sau này, trong quá trình hoạt động thương mại, công ty TNHH một thành viên
đã được thừa nhận bằng con đường thành lập mới và không ngừng được khuyến
khích phát triển.
Ở Việt Nam, công ty TNHH một thành viên mới được thừa nhận tại Luật
doanh nghiệp (1999). Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp (1999) cũng chỉ thừa nhận
công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, mặc dù mô hình công
ty TNHH do một cá nhân làm chủ đã được Ban soạn thảo đưa vào Luật doanh
nghiệp (dự thảo). Theo quan điểm của các nhà làm luật của Việt Nam ở giai
đoạn này (thực chất là quan điểm của đa số Đại biểu Quốc hội) thì những tổ
chức là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên phải là pháp nhân. Sự
tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản thành viên công ty là đặc điểm quan
trọng thể hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn. Thành viên công ty chỉ chịu trách
nhiệm tương ứng với phần vốn họ góp vào công ty. Trong khi đó nếu thành viên
công ty là một cá nhân thì rất khó để phân tách đâu là tài sản công ty, đâu là tài
sản cá nhân và chủ doanh nghiệp góp bao nhiêu vốn vào công ty. Mặt khác,
trong suốt quá trình hoạt động của công ty sẽ dễ có sự chuyển dịch tài sản cá
nhân chủ sở hữu công ty và tài sản công ty. Vì vậy, nguyên tắc trách nhiệm hữu
hạn trong công ty TNHH một thành viên dễ bị lạm dụng.
Ngoài ra, đa số các Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng không cần thiết phải
thừa nhận loại hình công ty TNHH do một cá nhân làm chủ, vì trên thực tế khi
một cá nhân muốn tham gia vào thị trường thì đã có loại hình doanh nghiệp tư
nhân. Việc thừa nhận công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ dễ
làm vô hiệu hoá các quy định về doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp
phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của của doanh nghiệp, trong khi
đó cá nhân chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu
hạn trong kinh doanh. Bởi vậy, Quốc hội đã không thông qua mô hình công ty
TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở tại Luật doanh nghiệp (1999).
Qua 6 năm thực thi Luật doanh nghiệp (1999), chúng ta thấy rõ một số bất
cập khi không ghi nhận loại hình công ty TNHH do một cá nhân làm chủ. Điều
111.3 Luật doanh nghiệp (1999) quy định, công ty phải giải thể nếu không còn
13
đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
Điều đó có nghĩa là khi một hoặc một số thành viên công ty chết hay mất tích
mà không có người thừa kế, hoặc người thừa kế không được chấp nhận, hoặc
khi thành viên công ty rút vốn thì công ty vẫn được phép tồn tại trong vòng 6
tháng với một thành viên duy nhất. Đây là khoảng thời gian khá dài để cho công
ty có thể thực hiện rất nhiều hoạt động kinh doanh, thực hiện các giao dịch làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ khác nhau giữa công ty với người lao động, giữa
công ty với các chủ nợ hay người có liên quan. Hơn nữa, mô hình công ty
TNHH do một cá nhân làm chủ đã được pháp luật nhiều nước trên thế giới công
nhận và thử nghiệm. Ở Việt Nam, thực chất những tiền lệ cho mô hình này cũng
đã tồn tại và được pháp luật quy định. Ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam ban hành lần đầu tiên năm 1986 đã thừa nhận doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Mô hình này được tồn tại
dưới hình thức công ty TNHH và là một pháp nhân Việt Nam. Bởi vậy, thật khó
lý giải khi pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân nước ngoài thành lập doanh
nghiệp 100% vốn của họ (thực chất là công ty TNHH do một cá nhân làm chủ)
mà lại không thừa nhận quyền tương tự đối với cá nhân Việt Nam. Nếu trong
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn cá nhân
được coi là một ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thì không
có lí do gì chúng ta lại ngăn cản, không cho các nhà đầu tư trong nước được
hưởng quyền đó.
Mặt khác, giữa công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở
hữu và doanh nghiệp tư nhân đều có những ưu, nhược điểm nhất định, không thể
nói công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ hoàn toàn ưu điểm
hơn doanh nghiệp tư nhân.
Vì vậy, khi ban hành Luật doanh nghiệp (2005) đã không có bất cứ trở
ngại nào trong việc thừa nhận công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Điều 63.1 Luật doanh nghiệp (2005) quy định: “Công ty TNHH một thành viên
là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Việc thừa nhận công ty TNHH do một cá nhân làm chủ có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Cá nhân có quyền
lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do
giao kết hợp đồng, thuê lao động, và các quyền khác phù hợp với quy định của
pháp luật. Việc thành lập công ty nói chung và công ty TNHH do một cá nhân
làm chủ nói riêng đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, thông qua đó, nhu cầu xã hội
cũng được đáp ứng ngày một tốt hơn.
Do vậy, các nhà làm luật Việt Nam thấy cần thiết phải ghi nhận và bảo vệ
loại hình doanh nghiệp này bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác đang tồn
tại ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và hoà nhập với xu hướng
chung của pháp luật về công ty trên thế giới.
Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ ra đời góp phần khẳng định
nguyên tắc cơ bản của công ty đó là sự tự do ý chí và tự do kinh doanh. Nguyên
tắc tự do ý chí và tự do kinh doanh được xem là nền tảng cơ bản thể hiện bản
chất pháp lí của công ty. Học thuyết tự do ý chí, tự do kinh doanh dựa trên nền
tảng của tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể ép buộc làm hay không làm
một việc gì đó ngoài ý muốn của họ, không ai có thể bị ép buộc làm hay không
làm một việc gì đó mà không xuất phát từ lợi ích bản thân họ. Lợi ích cá nhân là
động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Tự do ý chí được đề cao, con người vì
lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh, mang lại những lợi ích chung.
Tuy nhiên, tự do cá nhân sẽ bị hạn chế trong lợi ích chung của cả cộng đồng. Vì
thế, pháp luật đưa ra những quy định có tính bắt buộc để điều tiết các quan hệ cá
nhân vì một lợi ích lớn hơn đó là sự tồn tại và phát triển của xã hội
Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ ra đời phù hợp với thực tiễn
khách quan, phù hợp với các mối quan hệ mới phát sinh trong hoạt động kinh
doanh. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Nhà
nước với quyền lực được nhân dân giao cho, có trách nhiệm tạo ra môi trường
pháp lí và cung cấp phương tiện chỉ dẫn cách thức để từng cá nhân có thể đáp
15
ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của mình. Công ty
TNHH do một cá nhân làm chủ sẽ ra tăng lợi nhuận cũng như giải quyết việc
làm cho người lao động. Theo đó, nhu cầu của xã hội cũng được đáp ứng ngày
một tốt hơn, con người trao đổi sản phẩm và phục vụ lẫn nhau.
Mặt khác, với ưu thế về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn sẽ hấp dẫn các
nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các cá nhân nhà đầu tư an tâm rót vốn vào những
địa bàn, những lĩnh vực đầu tư mà khả năng rủi ro cao, ở đó các doanh nghiệp cá
nhân với chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ ngần ngại đầu tư vào.
3.2. Bản chất của công ty TNHH do một cá nhân làm chủ
Luật doanh nghiệp (2005) không định nghĩa khái quát về công ty TNHH
một thành viên mà liệt kê các đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành
viên tại khoản 1 Điều 63. Căn cứ vào quy định của pháp luật, ở mức độ khái
quát, có thể hiểu công ty TNHH một cá nhân làm chủ sở hữu như sau:
Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ là công ty do một cá nhân làm chủ
sở hữu ( gọi chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty và công ty không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ có những đặc điểm cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, thành viên công ty là một cá nhân làm chủ sở hữu công ty. Đặc
điểm này cho thấy về sở hữu, công ty TNHH một thành viên có thể giống với
doanh nghiệp tư nhân khi do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Công ty
TNHH do một cá nhân làm chủ không có sự liên kết góp vốn như những loại
hình công ty khác. Bên cạnh việc thừa nhận công ty TNHH một thành viên do
một tổ chức làm chủ, Luật doanh nghiệp (2005) đã thừa nhận chủ sở hữu công
ty TNHH là một cá nhân nhằm góp phần tạo môi trường pháp lí đa dạng và
thuận tiện để các cá nhân có khả năng thành lập công ty theo ý chí riêng của
mình. Với tư cách chủ sở hữu duy nhất và thống nhất, cá nhân chủ sở hữu công
ty TNHH một thành viên có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh
của công ty mà không bị phân chia quyền lực bởi bất kỳ ai. Đặc điểm này lại rất
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phù hợp với tâm lý chung của các nhà kinh doanh Việt Nam ưa sự mạo hiểm
theo phương châm: “được ăn cả, ngã về không”
Thứ hai, cá nhân chủ sở hữu công ty TNHH chịu trách nhiệm hữu hạn về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty.
Vốn điều lệ được hiểu là số do cá nhân chủ sở hữu cam kết góp và ghi vào
Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu công ty phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết, trường
hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp thì phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Vốn điều lệ của công ty có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các
tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của
công ty.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu phát sinh các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty (thực chất cũng là số vốn chủ sở hữu cam kết
góp vào công ty). Trong trường hợp công ty phá sản, tài sản còn lại của công ty
không đủ thanh toán các khoản nợ thì chủ sở hữu công ty cũng không phải đưa
tài sản riêng của mình để thanh toán các khoản nợ đó.
Vì thế mà chủ sở hữu đăng kí thành lập công ty phải đăng kí số vốn điều
lệ cuả công ty. Trường hợp vốn điều lệ là các tài sản thì tài sản đó phải được chủ
sở hữu định giá, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với
giá trị tài sản góp vốn. Trường hợp giá trị tài sản góp vốn được định giá cao hơn
với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì chủ sở hữu phải góp đủ vốn
như đã được định giá, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu
trách nhiệm bôì thường.
Điều này cho thấy tài sản của công ty với tài sản của chủ sở hữu công ty
có sự tách bạch rõ ràng. Đây là đặc điểm để phân biệt công ty TNHH do một cá
nhân làm chủ với DNTN. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về
17
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(trách nhiệm vô hạn). Vì vây, khi kinh doanh thua lỗ chủ doanh nghiệp tư nhân
rất dễ bị khánh kiệt gia sản.
Thứ ba, Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ có tư cách pháp nhân.
công ty TNHH một thành viên được thừa nhận là một pháp nhân vì đáp ứng
được đầy đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân
sự (2005), bao gồm:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Khi thành lập công ty, chủ sở hữu là thành viên duy nhất của công ty phải
cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể. Số
vốn góp của chủ sở hữu được thể hiện trong điều lệ công ty. Trường hợp chủ sở
hữu không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp thì số vốn chưa góp
được coi là nợ của cá nhân đó đối với công ty. Cá nhân chủ sở hữu công ty chỉ
phải chịu trách nhiệm với số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào công ty, mọi
nghĩa vụ phát sinh ngoài số vốn này thì không phải chịu trách nhiệm, trừ trường
hợp thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp thì
chủ sở hữu phải liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty. Đây cũng chính là
đặc điểm xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty TNHH một
thành viên.
Thời điểm ghi nhận tư cách pháp nhân của công ty TNHH do một cá nhân
làm chủ cũng được nhìn nhận là một vấn đề quan trọng. Theo quan điểm chung
của các luật gia nhiều nước thì công ty được coi là có tư cách pháp nhân ngay
sau khi hoàn tất thủ tục thành lập mà không phụ thuộc vào công việc công ty đó
đã được công bố hay chưa. Việc đăng bố cáo thành lập chỉ đơn thuần là việc
doanh nghiệp thông báo cho công chúng biết mà thôi.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Luật doanh nghiệp (2005) quy định cụ thể thời điểm phát sinh tư cách
pháp nhân của công ty nói chung và của công ty TNHH một thành viên nói riêng
là thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Thứ tư, Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ không được quyền phát
hành cổ phiếu để công khai huy động vốn. Điều 63.3 Luật doanh nghiệp (2005)
quy định, công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Cũng như loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật doanh nghiệp
(2005) chỉ cấm công ty TNHH một thành viên pháp hành cổ phần. Do vây, theo
nguyên tắc “công dân, tổ chức được làm những gì pháp luật không cấm”, khi
điều kiện cho phép công ty vẫn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn.
19
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP (2005) VỀ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DO MỘT CÁ NHÂN LÀM CHỦ
1. Quy chế thành lập và đăng kí kinh doanh, tổ chức lại, giải thể công ty
TNHH do một cá nhân làm chủ
1.1. Thành lập công ty
Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ được thành lập theo 2 con đường:
thành lập mới và chuyển đổi loại hình công ty.
Thành lập mới là việc một cá nhân đứng ra tiến hành thành lập theo trình
tự thủ tục luật định. Luật doanh nghiệp (2005), cũng như pháp luật nói chung
đều thừa nhận quyền tự do thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty nói
riêng. Mọi cá nhân đều có quyền lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để
thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật. Việc thành
lập công ty đều gắn mục đích lợi nhuận, làm tăng tài sản của các nhà đầu tư,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Quyền được thành lập công ty suy cho
cùng xuất phát từ quyền tự do kinh doanh cuả mỗi con người mà pháp luật cần
thiết phải ghi nhận và bảo vệ. Việc Nhà nước thừa nhận quyền tự do kinh doanh,
trong đó có quyền tự do thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển các hoạt động kinh doanh cũng như với sự phát
triển toàn diện của đất nước.
Điều 57, Hiến pháp 1992 khẳng định “Công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật”.
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh,
lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù
hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền tự do kinh doanh trong đó có quyền tự do thành lập
doanh nghiệp được xem như là một quyền tất yếu của con người. Quyền tự do
thành lập doanh nghiệp bao giờ cũng gắn với việc đăng kí kinh doanh.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt
Nam trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp (2005).
Như vậy, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng bị
cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành lập công ty TNHH
do một cá nhân làm chủ. Theo khản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp (2005), cá
nhân bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp lệnh về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lí
phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng
lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề
kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản doanh
nghiệp.
Bên cạnh con đường thành lập mới, công ty TNHH do một cá nhân làm
chủ còn được thành lập thông qua con đường chuyển đổi doanh nghiệp.Vấn đề
chuyển đổi công ty TNHH do một cá nhân làm chủ được quy định tại Điều 155
Luật doanh nghiệp (2005).
Cá nhân muốn thành lập công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục
đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật
Đăng kí kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh tư cách pháp lí
cho công ty, đồng thời xác lập thẩm quyền hoạt động thương mại cho công ty kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ trường hợp ngành
nghề kinh doanh là ngành nghề có điều kiện.
21
Theo pháp luật Việt Nam, việc đăng kí kinh doanh cho công ty TNHH do
một cá nhân làm chủ được thực hiện tại phòng đăng kí kinh doanh thuộc sở kế
hoạch đầu tư nơi dự định đặt trụ sở chính của công ty (gọi là phòng đăng kí kinh
doanh cấp tỉnh)
Người thành lập công ty phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp
lệ tại phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh và phải chịu trách nhiệm về tính chính
xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.
Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty TNHH do một các nhân làm chủ,
bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh (theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
kí kinh doan h có thẩm quyền quy định);
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người
thành lập công ty
5
;
- Xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với
công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn
pháp định;
5
Theo Điều 18 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, các giấy tờ chứng
thực cá nhân, bao gồm:
1. Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở
trong nước.
2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
sau đây:
a) Hộ chiếu Việt Nam;
b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một
trong các giấy tờ còn hiệu lực như: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận
mất quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấy xác nhận gốc Việt Nam; Giấy
xác nhận có gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam; Các giấy tờ khác
theo quy định của pháp luật.
3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực
đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác
nếu công ty kinh doanh ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn
pháp định;
Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấy
biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày nhận hồ sơ, phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh cho công ty nếu xét thấy công ty có đủ các điều kiện theo
quy định về đăng kí kinh doanh tại điều 24 Luật doanh nghiệp (2005).
Theo Điều 24 Luật doanh nghiệp (2005), điều kiện để công ty được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Có hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ;
- Tên công ty được đặt đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp;
- Nộp đủ số lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy dịnh của pháp luật
6
.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không
đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần
sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn
10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Luật doanh nghiệp (2005) rút ngắn thời hạn xem xét, cấp hoặc từ chối cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Theo Điều 15 Luật
doanh nghiệp (2005) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu sau 10 (mười) ngày làm việc mà
không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được
6
Lệ phí đăng kí kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng nghành, nghề đăng kí kinh
doanh. Theo Luật doanh nghiệp (1999), lệ phí đăng ký kinh doanh không phụ thuộc số lượng
ngành nghề kinh doanh nên các DN thường đăng ký kinh doanh đa ngành nghề để “dự phòng”
mà thực chất lại không hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề đó.
23
thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người thành
lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký vào Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt
động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, công ty TNHH do
một cá nhân làm chủ phải đăng bố cáo thành lập nhằm công khai hoá sự ra đời
của công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về công ty cho công chúng.
Theo luật doanh nghiệp (1999) doanh nghiệp chỉ có hai sự lựa chọn là đăng bố
cáo thành lập trên báo trung ương hoặc báo địa phương. Theo luật doanh nghiệp
(2005), doanh nghiệp có thể đăng bố cáo thành lập trên mạng thông tin doanh
nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết
hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Thời hạn đăng bố cáo thành lập doanh
nghiệp là 30 này kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nội
dung đăng bố cáo thành lập theo điều 28 Luật doanh nghiệp (2005). Trong
trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và phương thức như trên.
1.2. Tổ chức lại công ty
Việc tổ chức lại công ty được quy định khá cụ thể trong Luật doanh
nghiệp (2005). Mục đích và ý nghĩa của Luật doanh nghiệp (2005) khi quy định
về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là nhằm tạo điều kiện hết sức thuận
lợi cho nhà đầu tư. Bởi vì, cùng một loại hình kinh doanh, tại giai đoạn này thì
phù hợp nhưng sang giai đoạn khác không còn phù hợp nữa. Do đó, quy định
các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay
đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, tránh tình trạng
giải thể hay phá sản một cách không cần thiết. Hơn nữa, việc đưa ra một khung
pháp lí để tổ chức lại doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của các
bên liên quan như chủ nợ, người lao động, lợi ích nhà nước... là vấn đề hết sức
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo lập và ổn định môi trường
kinh doanh. Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp cũng phong phú và đa dạng,
gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, và chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh
nghiệp.
1.2.1. Chia công ty
Pháp luật hiện hành cho phép công ty TNHH một thành viên có thể được
chia thành một số công ty cùng loại. Quy định này hợp nguyên lý, song không
có nhiều ý nghĩa thực tiễn, bởi công ty này chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ
sở hữu. Sau khi chia công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ thì chủ
sở hữu công ty TNHH một thành viên bị chia vẫn là chủ sở hữu của các công ty
TNHH một thành viên mới được hình thành.
Việc chia công ty được thông qua quyết định của chủ sở hữu công ty theo
quy định của Luật doanh nghiệp (2005) và điều lệ công ty. Quyết định chia công
ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị chia, tên các công ty
sẽ thành lập, nguyên tắc và thủ tục chia tài sản của công ty, phương án sử dụng
lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, nguyên tắc giải quyết
các nghiã vụ của công ty bị chia, thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định
chia công ty được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động
biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định.
Chủ sở hữu công ty mới được thành lập có thể đảm nhận hoặc thuê Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng kí kinh doanh theo quy định của
Luật doanh nghiệp (2005). Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải kèm theo quyết định
chia công ty. Sau khi đăng kí kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm
dứt tồn tại. Các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới được thành lập từ
công ty bị chia có thoả thuận khác. Khi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được
thành lập từ công ty bị chia thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản này.
25