Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.35 KB, 32 trang )

Nhóm ngành: Dệt may
Vốn điều lệ: 134,613,250,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 13,461,325 cp
KL CP đang lưu hành: 13,461,325 cp
Tổ chức tư vấn niêm yết:- Công ty Cổ phần Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu
Tư Và Phát Triển Việt Nam - MCK: BSI
Tổ chức kiểm toán:- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam - 2010
- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam - 2011
Giới thiệu:
Lịch sử thành lập:
• - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp
May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số
488/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
• - Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc
Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí
nghiệp.
• Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành
lập lại theo Quyết định số 708/UB –QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992
của UBND tỉnh Bắc Thái.
• - Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với
tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số
676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
• - Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May
Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số
3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.
• - Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị
quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
• - Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo
Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược


phát triển Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các
năm tiếp theo
• - Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước
• Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết
bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư
và Thương mại TNG.
Lĩnh vực kinh doanh:
• May trang phục
• Xây dựng công trình công ích
• Xây dựng nhà các loại
• Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
• Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
• Vận tải hành khách đường bộ
• Giáo dục nghề nghiệp
• Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông
trong các cửa hàng chuyên doanh
• Lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình cơ khí, điện, nước, gia công sản
phẩm cơ khí
Địa chỉ: 160 Minh Cầu – Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 84-(280) 854 462 Fax: 84-(280) 852 060
Người công bố thông tin: Lý Thị Liên
Email:
Website:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Động lực lao động của cán bộ công nhân viên tại phòng lao
động-tiền lương của công ty TNHH TNG
Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Thu
Lớp:Đ5-QL4
Chuyên ngành ( ngành ): Quản trị nhân lực

Khóa: 2009-2013
Địa điểm thực tập: Phòng Lao động-Tiền lương công ty TNHH TNG
Thời gian thực tập: Từ ngày 26/03/2012 đến ngày 18/05/2012
Giảng viên hướng dẫn:
Hà nội, tháng 12 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Động lực làm việc trong các cơ quan, tổ chức và trong các doanh
nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan tổ chức.
Động lực làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất lao động
của người lao động. Sự phát triển của xã hội là không ngừng, hoàn cảnh thực
tế công việc và cuộc sống xã hội hiện tại đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực,
phấn đấu không ngừng trong lao động sản xuất. Các công việc và nhiệm vụ
ngày càng phức tạp và các điều kiện làm việc, phương tiện hỗ trợ trong lao
động không phải lúc nào cũng đáp ứng được hết các yêu cầu của nhiệm vụ
đặt ra. Do đó đòi hỏi con ngừơi luôn phải phấn đấu để thực hiện các yêu cầu
của nhiệm vụ đó. Áp lực đặt ra cho người lao động ngày càng nhiều hơn, mặt
khác cuộc sống hàng ngày vẫn xuất hiện nhiều khó khăn và trở ngại tiêu tốn
nhiều công sức và tâm trí của bản thân mỗi cá nhân người lao động. Do đó để
đảm bảo cho các cá nhân thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao
trong lao động sản xuất hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng.
Chính vì vậy việc tổ chức và xây dựng và tổ chức các biện pháp, chính
sách để nâng cao hơn nữa năng suất và hiệu quả công việc của ngừơi lao
động là vấn đề hết sức quan trọng. Trong hoạt động của doanh nghiệp công
tác tổ chức xây dựng tạo động lực làm việc rất được chú trọng và quan tâm.
Đây cũng là nội dung rất quan trọng trong hoạt động tổ chức, xây dựng và
hoạt động của hệ thống bộ máy trong doanh nghiệp. Đó cũng là một phần
quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Việc xây dựng, tổ chức và quản lý các chính sách nhằm tạo động lực
làm việc trong các tổ chức trong những năm qua tuy đã thu được một số hiệu
quả nhất định và mang lại hiệu quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một

số bất cập và thiếu sót vẫn chưa thật sự phát huy hết năng lực, tinh thần và
trách nhiệm của người lao động. Do vậy, đòi hỏi các tổ chức, các doanh
nghiệpcần chú trọng và quan tâm hơn nữa để phát huy hết tinh thần trách
nhiệm và khả năng của bản thân mỗi cán bộ công chức trong các tổ chức,
doanh nghiệp của mình.
Chính vì vậy tìm hiểu, điều tra và đề xuất các biện pháp trong việc tạo
động lực làm việc của phòng Lao động-Tiền lương tại công ty TNG hiện này là
cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của các nhiệm vụ
kinh tế xã hội trong tình hình hiện nay. Em là một sinh viên của khoa Quản lý
lao động trường Đại Học Lao Động Xã Hội. Được học tập và đào tạo về công
tác quản trị nhân lực trong các tổ chức. Với mong muốn nâng cao hiểu biết
về kiến thức và kỹ năng trong công tác xây dựng, tổ chức tạo động lực làm
việc trong các tổ chức, doanh nghiệp và xuất phát từ các lý do trên đây em đã
lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về các biện pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ,
công nhân viên tại phòng Lao động-Tiền lương của công ty TNG”\
Qua bài viết này và thực tế trong thời gian thực tập Em đã tìm hiểu và
nắm vững hơn về thực trạng tạo động lực làm việc của cán bộ, công nhân
viên hiện nay, em cũng đưa ra một số giải pháp và có một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc từ đó hướng tới mục tiêu
nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Với chúng em, hiện nay vẫn còn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà
trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn thì việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
trên còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp
ý của thầy giáo, cô giáo cùng các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG
1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
1.1.1. Chức năng
Phòng lao động thương binh xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

Ban Nhân Dân (UBND) quận Hà Đông, là cơ quan tham mưu giúp UBND
quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc
làm, dạy nghề, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo trợ và
chăm sóc trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội và bình đẳng giới trên địa bàn
Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội (TBXH) có tư cách pháp nhân. Có
con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH.
1.1.2. Nhiệm vụ
- Phòng Lao Động TBXH có trách nhiệm quản lý Nhà nước có trách nhiệm
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực do ngành quy định trên địa bàn quận quản
lý.
- Trình UBND quận:
+ Ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về lao động, người có công, chính sách xã hội, bảo vệ
và chăm sóc trẻ em trên địa bàn quận.
+ Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch công tác về lao động, thương
binh và xã hội.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao
động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, an toàn lao động, người có công với cách mạng, XĐGN, dự án
106, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, phòng chống tệ nạn,
bình đẳng giới trên địa bàn quận.
- Hướng dẫn, kiểm tra UBND các phường thực hiện việc chi trả chế độ cho
các đối tượng người có công.
- Phối hợp các ngành, đoàn thể các phường chỉ đạo, xây dựng phong trào
toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng người có công, chính sách xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ đột xuất về lĩnh vực lao
động, thương binh và xã hội với UBND quận và Sở Lao Động TBXH.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận.

1.1.3. Quyền hạn
- Bồi dưỡng dào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn thuộc lĩnh
vực được giao
- Tổ chức triển khai tập huấn phổ biến kịp thời chính sách, chế độ các đối
tượng xã hội
- Sử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện chế độ chính
sách. Tham mưu đề xuất biện pháp xử lý với UBND cùng cấp.
Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nhằm động viên khen thưởng kịp thời
những cá nhân và chức năng làm tốt công tác “ Đền ơn đáp nghĩa” thuộc địa
bàn quản lý của phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND quận và Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội giao.
1.2. Cơ cấu tổ chức phòng Lao Động – Thương binh và Xã Hội quận Hà
Đông:
Phòng Lao Động TBXH quận Hà Đông là cơ quan quản lý Nhà Nước
tham mưu giúp UBND Quận về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
trên địa bàn quận.
Theo quy chế làm việc của phòng LĐTB&XH năm 2011 thì: Tổng số biên
chế được giao năm 2011 gồm 07 biên chế theo kiểu trực truyền bao gồm: 1
trưởng phòng, 02 phó Trëng phòng và 4 chuyên viên
1.2.1 Quyền hạn của các thành viên trong phòng
- Đồng chí Nguyễn Thị thủy – Trưởng phòng Lao động quận: Có trách
nhiệm chỉ đạo chung các lĩnh vực công việc của phòng, đồng thời tham mưu
đề xuất các chủ chương chính sách trong việc thực hiện chính sách Lao động
– Xã hội trên địa bàn, chịu trách nhiệm tham mưu cho Quận ủy, HĐND –UBND
quận về các nội dung hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ được
quy định tại nghị định 14/CP. Đồng thời trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt
động. Trực tiếp lãnh đạo quản lý lĩnh vực cho vay vốn, và phụ trách lĩnh vực
lao động, việc làm, quản lý theo dõi biến động tăng giảm lao động, tiền công,
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chỉ đạo công tác xuất khẩu

lao động, dạy nghề, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tệ nạn xã hội.
Chủ trì các cuộc họp của phòng và phân công nhiệm vụ công tác cho
từng thành viên trong phòng.
- Đồng chí Bùi Thị Hà – Phó phòng lao động quận: Có trách nhiệm giúp
trưởng phòng điều giải quyết mọi công việc khi trưởng phòng ủy quyền và
giải quyết mọi công việc khi trưởng phòng đi vắng, đồng thời Phụ trách lĩnh
vực ưu đãi người có công, hướng dẫn việc làm chế độ thang bảng lương cho
doanh nghiệp chi trả cho người lao động, giao dịch cho các đối tượng và ký
các văn bản được trưởng phòng ủy quyền.
- Đồng chí Nguyễn Thị Thảo – Phã Trëng phßng quận : Có trách nhiệm
giúp trưởng phòng điều giải quyết mọi công việc khi trưởng phòng ủy quyền
và giải quyết mọi công việc khi trưởng phòng đi vắng, đồng thời Phụ trách
lĩnh vực Bảo trợ xã hội; Trẻ em; Bình đẳng giới- Vì sự tiến bộ phụ nữ, đồng
thời phụ trách giải quyết chế độ người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc
hoá học và con đẻ của họ. Giao dịch với các đối tượng và ký các văn bản được
trưởng phòng ủy quyền.
- Đồng chí Nguyên Thanh Phượng – chuyên viên: làm kế toán chi trả phụ
trách lĩnh vực ưu đãi giáo dục; thực hiện chi trả cho con thương binh, bệnh
binh được hưởng ưu đãi giáo dục, trực tiếp tiếp nhận và quản lý hồ sơ, ưu đãi
kháng chiến, theo dõi danh sách hộ nghèo, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổng
hợp tình hình công tác Xóa đói giảm nghèo ( XĐGN). Theo dõi quản lý hồ sơ
liệt sỹ và thực hiện chế độ của thân nhân liệt sỹ, lão thành cách mạng, tiền
khởi nghĩa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, phụ trách công tác điều dưỡng, trang
cấp cho đối tượng, công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ, thực hiện chế độ trang
cấp, theo dõi tăng giảm, chế độ tuất cho các đối tượng.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hiếu- chuyên viên: theo dõi tăng giảm, giải quyết
chế độ cho đối tượng khi có biến động, theo dõi chế độ cấp thẻ BHYT cho
thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ. Thực hiện chính sách cho đối tượng
hưởng chế độ theo Nghi định 129/CP. Theo dõi quản lý và cấp thẻ BHYT cho
trẻ em, theo dõi trẻ em trong độ tuổi bị suy dinh dưỡng, thực hiện chính sách

hỗ trợ cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Phẫu thuật chỉnh hình hệ
vận động, hở hàm ếch, xơ hóa cơ delta, học bổng các cấp các ngành trao tặng,
thực hiện chương trình hành động theo Quyết định số 19 của Thủ tướng
chính phủ, phụ trách lĩnh vực công tác bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người
tàn tật. Phụ trách quản lý hồ sơ và làm các thủ tục về tệ nạn xã hội như:
Mại dâm, ma tuý và hồ sơ quản lý sau cai chuyển giao cho các phường
- Đồng chí Vũ Thị Nhung - chuyên viên: chuyên phụ trách công tác lao
động việc làm, nhu cầu học nghề của các đối tượng là lao động nông thôn bị
thu hồi đất nông nghiệp, theo dõi, tiếp nhận giải quyết về Thang, bảng lương
của các doanh nghiệp trên địa bàn đến đăng ký, thụ lý giải quyết về thoả ước
lao động tập thể đối với các doanh nghiệp, lao động thất nghiệp… theo dõi
tăng giảm, giải quyết chế độ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ
chuyên viên của phòng hàng tháng và khi có biến động.
- Đồng chí Uông Thị Chiến – chuyên phụ trách công Văn thư, tiếp nhận hồ
sơ, phân loại hồ sơ và chuyển đến lãnh đạo và các chuyên viên để xử lý, giải
quyết đồng thời chịu trách nhiệm trả kết quả đối với các phường và công dân,
chuyển công văn. Kế hoạch, báo cáo đến các ban ngành trong quận và Sở Lao
động TB&XH thành phố Hà Nội.
Các bộ phận trong đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ
quan về những công việc được giao.Tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc
đã làm.
Nguyên tắc làm việc của tổ chức bộ máy tại phòng LĐTB&XH quận Hà
Đông:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan trước
UBND quận, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của phòng theo chức năng,
nhiệm vụ được giao. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo tổ chức cán bộ thực hiện
chính sách khen thưởng, kỷ luật, công tác cải cách hành chính quận. Khi
trưởng phòng đi vắng thì ủy quyền cho phó phòng chỉ đạo, điều hành hoạt
động đơn vị.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận và trước

pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số
mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng
được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ
luật, đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND quận quyết
định theo quy định của pháp luật và phân cấp của thành phố.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG
2.1 Khái quát chung về tạo động lực làm việc.
2.1.1 Một số khái niệm liên quan.
Khái niệm về động lực làm việc: Động lực làm việc là sự khao khát và
tự nguyện của cá nhân nhằm phát huy và hướng các nỗ lực của bản thân để
đạt được các mực tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức.
Tạo động lực: Là sự vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp
cách thức quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động
có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong
muốn được đóng ghóp cho tổ chức.
Như vậy, tạo động lực lao động là trách nhiệm và mục tiêu của mọi tổ
chức. Tổ chức nào cũng có mong muốn người lao động sẽ cống hiến hết năng
lực, trí tuệ và trình độ cũng như kinh nghiệm của mình cho sự phát triển và
tồn tai của tổ chức. Ngược lại, người lao động nào cũng mong muốn từ sự
cống hiến của mình sẽ thu được những lợi ích về mặt vật chất và tinh thần,
giúp họ tìm thấy niềm vui trong công việc và sẽ cố gắng thực hiện tốt các
nhiệm vụ mà tổ chức giao.
2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tạo động lực làm việc
Động lực làm việc có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân người

lao động và cả tổ chức cơ quan, nó gắn liền với một công việc cụ thể tổ chức,
cơ quan cụ thể. Động lực làm việc là yếu tố thường xuyên thay đổi có khi thấp
khi cao. Tuy nhiên động lực làm việc lại giống như một sức mạnh vô hình bên
trong mỗi cá nhân, nó chỉ phát huy hết sức mạnh khi con người được khơi
dậy những đam mê, những động cơ khiến cho con người hướng tới và mong
muốn đạt được nó. Việc khơi dậy nhưng nhân tố tiềm tàng trong mỗi cá nhân
đó được gọi là tạo động lực, khơi dậy những nhân tố đó sẽ thúc đẩy con
người làm việc hăng say hơn nhiệt tình hơn và mang lại hiệu quả lao động
cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tạo động lực cho người lao
động là một điều kiện rất cần thiết để duy trì cho tổ chức phát triển bền vững.
Đối với các cơ quan hành chính nà nước yếu tố này lại vô cùng cần thiết bởi
vì:
Thứ nhất, công chức là nguồn lực chính, nhân tố quyến định ảnh hưởng
tới hiệu quả của cả bộ máy hành chính nhà nước. Người công chức làm việc
không tốt thiếu động cơ làm việc, điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động của
bộ máy hành chính nhà nước sẽ thiếu hiệu quả và bị hạn chế.
Thứ hai, hiện nay với việc vận hành nền kinh tế thị trường sự phát triển
của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có rất nhiều sự hấp dẫn về mức lương và
cá chế độ đãi ngộ khác đối với người lao động. Trong khi đối với các cơ quan
hành chính nhà nước với những đặc thù riêng của mình lại không có những
chế độ đó được.
Động lực làm việc có vai trò quan trọng đối với cả cá nhân và tổ chức,
từ những động cơ thúc đẩy sự nỗ lực của người lao động làm việc tích cực và
có trách nhiệm đối với các công việc. Do vậy mục tiêu của tổ chức được thực
thi và tổ chức phát triển bền vững.
Việc tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức nói riêng và người lao
động nói chung đang là vấn đề rất quan trọng và cấp bách hiện nay, bên cạnh
việc thỏa mãn nhu cầu được cống hiến của người lao động mà còn đảm bảo
sự phát triển bền vững cho tương lai của tổ chức.
2.2 Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức ở phòng

Lao động Thương binh và Xã hội quận Hà Đông.
Năm 1985 với tiền thân là phòng Tổ chức Lao Động Thương Binh và Xã
Hội và bảo hiểm xã hội, với nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề về việc
làm, chính sách đối với người có công và thực hiện các vấn đề về bảo hiểm xã
hội- Năm 1985 có tên là phòng Tổ chức Lao Động Thương Binh và Xã Hội và
bảo hiểm xã hội.
- Năm 2000 tách ra làm 3 phòng tổ chức, Lao Động Thương Binh Xã Hội,
bảo hiểm xã hội.
- Năm 2002 sát nhập lại ba phòng và có tên là phòng Lao Động Thương
Binh Xã Hội, bảo hiểm xã hội và tổ chức.
- Tháng 4/2008 tách ra thành phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội
và Nội Vụ.
Ngày 18/4/2008 căn cứ Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) và ủy
ban nhân dân (UBND) đã được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn
cứ quyết định số 664/2008/QĐ – UBND ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh Hà
Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội về việc quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc tỉnh Hà Tây cũ quyết định thành lập phòng Lao Động
Thương Binh và Xã Hội (LĐB & XH) trực thuộc UBND quận Hà Đông.
Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Hà Đông là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND quận Hà Đông . Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức
có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của cơ quan đơn
vị. Đây là nhân tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động an sinh xã
hội trên địa bàn quận. Tuy mới thành lập được không lâu nhưng với chức
năng và nhiệm vụ của mình phòng đã thực hiện giải quyết và thu hút sự tham
gia hỗ trợ từ các đơn vị, cơ quan tổ chức và daonh nghiệp đóng trên địa bàn
quận tham gia vào các công tác hỗ trợ và thực hiện các chế độ an sinh xã hội.
Giúp đỡ các gia đình có công, gia đình và các đối tượng khó khăn, hỗ trợ cho

cuộc sống của họ bớt phần khó khăn từ đó đã củng cố lòng tin của nhân dân
vào Đảng và chính quyền địa phương ghóp phần đảm bảo trật tự an ninh
trên địa bàn quận.
Để nhận sự tài trợ từ phía các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân phòng
LĐ – TB & XH quận đã sử dụng các hình thức sau:
Giới thiệu địa chỉ và hoàn cảnh của các đối tượng chính sách có hoàn
cảnh khó khăn “ địa chỉ nhân đạo” để các doanh nghiệp, tổ chức, người hảo
tâm giúp đỡ trực tiếp với các mức độ trợ giúp thường xuyên hoặc các dịp lễ,
tết…
Trực tiếp cán bộ phòng LĐ – TB & XH quận nhận sự giúp đỡ của các
doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm đó ngay tại Phòng (Hình thức này là
chủ yếu). Sự tài trợ từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó chủ yếu là
vào các dịp lễ tết như: Ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7), ngày vì người nghèo
(17/10), Ngày quốc tế người cao tuổi; ngày quốc tế thiếu nhi (1/6), Tháng
hành động vì trẻ em; Tết Trung Thu; tết nguyên đán hàng năm
Ngoài ra phòng còn thực hiện các chính sách giải quyết, hỗ trợ,thực hiện
các chế độ đãi ngộ các đối tượng chính sách, hộ nghèo gia đình
có hoàn cảnh khó khăn trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo và chính
sách. Bên cạnh đó còn thực hiện quản lý về các chế độ khác về chi trả, giải
quyết các chế độ việc làm, hướng nghiệp dạy nghề….
Có thể nói phòng Lao Động thương binh và Xã hội quận Hà Đông đã thực
hiện rất tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, không những giải quyết tốt
các chế độ chính sách cho các đối tượng có công, hỗ trợ về việc làm, dạy nghề
v v.mà còn tạo được lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chính
quyền. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho người nghèo, khó khăn được hưởng
đầy đủ các chính sách, đãi ngộ và có niềm tin vươn lên trong cuộc sống.
Có được thành quả như vậy là nhờ sự nỗ lực và cố gắng rất nhiều của đội
ngũ cán bộ công chức tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận.
2.3 Các hoạt động của phòng Lao Động Thương binh và Xã hội quận Hà
Đông trong hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức.

2.3.1 Các chế độ đãi ngộ.
a. Tiền lương, và phúc lợi
Có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương, nó phản ánh nhiều mối
quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là giá cả của sức lao
động được thể hiện qua các hợp đồng lao động , đây là quan hệ kinh tế của
tiền lương.
Tiền lương có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh
đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí quan trọng của
quá trình sản xuất. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập chủ yếu với
đại đa số người lao động trong xã hội và có ảnh hưởng đến mức sống của họ.
Phấn đấu lao động làm việc là mục tiêu hầu hết của những người lao động,
mục đích này tạo động lực cho người lao động phát triển trình độ khả năng
lao động của mình.
Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm cơ bản về tiền lương đó là tiền
lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
- Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động. Số tiền này ít hay nhiều phụ thuộc vào năng suất lao động,
kinh nghiệm làm việc ngay trong quá trình lao động.
- Tiền lương thực tế: được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng
và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền
lương danh nghĩa.
Để tạo động lực cho người lao động tiền lương cần phải đảm bảo một
số yêu cầu sau đây;
- Công bằng trong trả lương: Trả lương tương xứng với công sức của
người lao động bỏ ra.
Tiền lương là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đếm
động lực làm việc của công chức nói chung và đội ngũ CBCC ở Phòng LĐTB &
XH quận Hà Đông nói riêng bởi vì tiền lương là khoản thu nhập chính để nuôi
sống gia đình và trang trải cho cuộc sống hàng ngày, mặt khác tiền lương
cũng đóng vai trog làm công cụ để tái sản xuất sức lao động. Mặc dù nước ta

đã có nhiều lần cải cách tiền lương nhưng nhìn chung mức lương cán bộ công
chức nước ta được hưởng vẫn còn khá thấp. Cơ bản chưa đáp ứng được hết
các nhu cầu về đời sống hàng ngày cũng như dùng để tích lũy. Mặt khác với
chế độ trả lương theo con đường chức nghiêp ( chức vụ ngạch bậc ) và cứ 3
năm lại tăng lương 1 lần ( nếu như không vi phạm ký luật ) sẽ tạo ra tâm lý
đến hẹn lại lên từ đó khiến cho người lao động không có nhiều động cơ để
phấn đấu trong công việc.
Các chế độ phúc lợi ghóp phần duy trì sự tồn tại của người lao động ở lại
làm việc lâu dài với cơ quan, tổ chức. Theo quy định của nhà nước cán bộ
công chức nói chung đều được hương các chế độ về bảo hiểm, thai sản, ốm
đau, tử tuất v.v. Tại phòng LĐTB & XH quận Hà Đông cũng được thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc các chế độ phúc lợi theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra cán bộ công chức trong phòng, hàng năm còn được hưởng một
số đãi ngộ khác như: Đi thăm quan du lịch, giao lưu văn hóa văn nghệ v.v.
Để hiểu rõ hơn về đội ngũ, và mức lương của cán bộ viên chức của
phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Hà Đông chúng ta tìm hiểu
qua bảng sau:
STT Họ và tên Năm
sinh
Giới
tính
Dân
tộc
Trình độ
chuyên môn
Chức vụ Thời
gian
Hệ số
lươn
công

tác
(năm)
g
1 Nguyễn Thị Thủy 1958 Nữ Kinh Cử nhân luật Trưởng
phòng

4,98
2 Bùi Thị Hà 1961 Nữ Kinh Cử nhân kinh
tế tài chính
Phó
phòng

3,99
3 Nguyễn Thị Thảo 1970 Nữ Kinh Cử nhân sư
phạm
Phó
phòng
1991 3,99
4 Nguyễn Thanh
Phượng
1974 Nữ Kinh Cử nhân kinh
tế tài chính
Chuyên
viên
1994 3,33
5 Nguyễn Thị Hiếu 1983 Nữ Kinh Cử nhân LĐXH
chuyên ngành
công tác xã hội
Chuyên
viên

2010 2,34
6 Uông Thị Chiến 1969 Nữ Kinh Cử nhân kinh
tế
Chuyên
viên
2010 2,72
7 Vũ Thị Nhung 1987 Nữ Kinh Cử nhân LĐXH
chuyên ngành
quản trị nhân
lực
Chuyên
viên
2011 2,34
b. Chính sách đào tạo bồi dưỡng
Với đặc điểm của xã hội ngày nay đó là vận động và phát triển không
ngừng, kéo theo đó là sự du nhập văn hóa giữa nhiều quốc gia khác nhau từ
đó cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức cũng phải thường xuyên được đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cũng như bản lĩnh chính
trị để đáp ứng kịp thời với những biến đổi của môi trường xung quanh và
của nhiệm vụ. Mặt khác còn giúp họ tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ
của tổ chức giao. Tuy nhiên hoạt động bồi dưỡng đào tạo ở Phòng LĐ TB &
XH hoạt động này chủ yếu do sự sắp xếp và bố trí của Phòng Nội Vụ đây là cơ
quan chuyên môn về các chính sách đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ
công chức trên địa bàn quận Hà Đông. Do đó hoạt động đào tạo bồi dưỡng
còn chịu nhiều sự ảnh hưởng và chi phôi từ phòng Nội Vụ và các quy định của
pháp luật. Tuy nhiên cán bộ công nhân viên trong Phòng LĐ TB & XH với tinh
thần đoàn kết, tương trợ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ, nhân
viên trong phòng có cơ hôi được đi đào tạo và học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn của mình. Tuy nhiên các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ chưa có nhiều, bên cạnh đó các tiêu chí đưa ra để được đi học

cũng hết sức ngặt nghèo và chủ yếu dựa vào thâm niên công tác chứ không
căn cứ vào trình độ, năng lực, nhu cầu của mỗi cá nhân. Tại phòng nếu muốn
có nhu cầu nâng cao trình độ thì cá nhân người lao động phải tự bỏ thời gian
kinh phí để học tập bồi dưỡng. Đây thực sự là hạn chế lớn của công tác đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, nó cản trở mong muốn
được học hỏi và phấn đấu của đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt là đối với
nhũng người trẻ tuổi.
c. Chính sách thăng tiến, chuẩn bị cán bộ nguồn
Thăng tiến là nhu cầu của bất kỳ cá nhân người cán bộ công chức nào
khi làm việc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, bởi lẽ thăng tiến
đồng nghĩa với việc họ được tổ chức, mọi người công nhận năng lực thực sự
và đóng ghóp của bản thân mình cho tổ chức.
Tại bất kỳ một cơ quan tổ chức nào chế độ thăng tiến đều được quy
định hết sức chặt chẽ theo quy định của pháp luật về thâm niên, ngạch, bậc.
Tại phòng LĐTB & XH quận Hà Đông do Đồng chí trưởng phòng chuẩn bị đến
tuổi nghỉ hưu nên công tác chuẩn bị cán bộ nguồn đã được chú ý và quan
tâm. Theo đó những người có đủ năng lực , trình độ và thâm niên công tác
được chú ý đào tạo bồi dưỡng để chuẩn bị đảm nhận vị trí của người tiền
nhiệm. Người thay thế cho vị trí này được chuẩn bị trước, tuy nhiên việc bổ
nhiệm thuộc thẩm quyền của UBND quận. Đây cũng là một trong những
khuyết điểm của nước ta hiện nay, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng cản trở những
công chức trẻ, những người thực sự có tài, có mong muốn được cống hiến,
được học hỏi kiến thức mới.
d. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật
Khen thưởng là hình thức khuyến khích nhằm ghi nhận, biểu dương
thành tích của cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác thi đua. Khen
thưởng đúng người đúng việc để các cá nhân và tập thể tích cực phấn đấu thi
đua trong lao động, sản xuất.
Đối với phòng LĐTB & XH quận Hà Đông nói riêng và các cơ quan hành
chính nhà nước nói chung công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với đội

ngũ cán bộ công chức, được tiến hành thông qua các chính sách khen thưởng
của phòng trong lĩnh vực văn nghệ, thể thao, thi đua góp phần khích lệ cán
bộ, nhân viên làm việc, hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, phòng còn xây dựng bản quy chế và nội quy chung áp dụng
cho tất cả các nhân viên trong phòng. Quy định về vấn đề giờ giấc, nhiệm vụ
cụ thể phải thực hiện, hình thức xử lý khi vi phạm quy chế chung.
Thực trạng trên cho thấy đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ
nhân viên trong cơ quan luôn được đảm bảo. Chính vì vậy tạo điều kiện
khuyến khích và phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy,cập nhật kiến thức,
kỹ năng và phong cách giao tiếp của cán bộ nhân viên, chuyên viên của
phòng được nâng cao.
e. , Môi trường làm việc
Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của
tổ chức cũng như động lực làm việc của cán bô công chức. Khi được làm việc
trong một tổ chức cơ quan có cơ sở vật chất hiện đại, được bố trí sắp xếp
khoa học sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình làm việc.
+ Về cơ sở vật chất
Tại Phòng LĐ TB & XH quận Hà Đông trong những năm gần đây cùng
với sự phát triển của kinh tế xã hội điêu kiện làm việc đã được cải thiện rất
nhiều, qua đó góp phần rất lớn vào hiệu quả hoạt động của cơ quan. Về cở sở
vật chất kỹ thuật của phòng LĐTB & XH quận Hà Đông được trang bị khá đầy
đủ và tiện nghi.
Phòng LĐTB & XH được trang thiết bị khá đầy đủ về mọi mặt để phục
vụ cho công tác lưu giữ hồ sơ và quản lý hồ sơ của đối tượng chính sách xã
hội cũng như những máy móc cần thiết cho việc in hay poto tài liệu. Cụ thể
như như sau:
- Tầng 1 là phòng làm việc của chuyên viên và phòng tiếp dân bao gồm 5
máy tính, 1 máy phô tô, 2 máy in, cùng với 1 két sắt để cất giữ tiền chi trả cho
đối tượng. Bao gồm 6 tủ đựng hồ sơ lưu trữ hồ sơ của đối tượng người có
công hay những hồ sơ quan trọng của phòng

- Tầng 2 phòng làm việc của trưởng phòng bao gồm 1 tủ đựng hồ sơ và
một máy tính, 01 máy in. Phòng làm việc của phó trưởng phòng và Kế toán
bao gồm 03 tủ đựng hồ sơ, tài liệu 02 máy tính, 02 máy in.
- Tầng 3 là phòng họp được trang bị bàn ghế đầy đủ và một bộ loa phát
thanh.
Ngoài ra phòng còn có một kho trong đó bao gồm 3 tủ đựng hồ sơ để lưu
giữ những tài liệu quan trọng của các năm và chứa vật liệu phục vụ công tác
nghiệp vụ chuyên môn của phòng
Hệ thống máy móc được đảm bảo chất lượng và có nối mạng internet để
phục vụ cho công việc.
Tuy nhiên do diện tích chật hẹp, nên bãi đỗ xe cho nhân viên vẫn còn hạn
chế, tình trạng mất xe vẫn thường xuyên xảy ra nên đã phần nào tạo tâm lý lo
lắng và bất an cho cán bộ công chức khi làm việc.
Nhận xét: Như vậy được sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND quận Hà
Đông, cơ sở vật chất, kỹ thuật của phòng LĐ – TB&XH quận Hà Đông được
trang bị khá hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của cơ quan
nói chung và hoạt động của từng bộ phận trong phòng nói riêng. Từ việc
được trang bị đầy đủ và tương đối tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật nên đã giúp
cho cán bộ công nhân viên trong phòng thực hiện các công việc liên quan đến
chuyên môn được nhanh và hiệu quả hơn. Đặc biệt phòng tiếp dân có một
phòng riêng biệt dành cho chuyên viên làm công Văn thư, đảm bảo đúng diện
tích, phòng có đủ ánh sang và chỗ ghi chép, tạo điều kiện tốt nhất cho các đối
tượng khi đến giải quyết các vấn đề của họ.
+ Về văn hóa tổ chức: Là các phong tục tập quán – nghi thức và các giá trị
được chia sẻ tạo thành các chuẩn mực hành vi chi phối hành vi ứng xử của cá
nhân.
Đội ngũ cán bộ công chức của phòng LĐTB & XH quận Hà Đông toàn bộ
là nữ giới vì vậy trong quá trình làm việc luôn có sự giúp đỡ và tinh thần
đoàn kết, tương trợ nhau trong công tác, góp phần tăng hiệu quả thực thi
công viêc và nhiệm vụ được giao. Tất cả các nhân viên trong phòng đều có

trình độ đại học trở lên do vậy việc thực hiện các công việc cũng có nhiều
thuận lợi trong công việc. Bên cạnh đó trưởng phòng là người hòa nhã vui vẻ
và thân thiện với mọi người nên đã chiếm được sự tôn trọng và uy tín của
mọi mọi người. Từ đó giúp cho công tác lãnh đạo được thực hiện thuận lợi và
mang lại hiệu quả.
Việc tham gia các phong trào thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ do
quận tổ chức cũng được các thành viên trong phòng hưởng ứng nhiệt tình từ
đó tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong phòng và các phòng bạn.
Một số thành tích mà tập thể cán bộ nhân viên phòng đạt được như: Giải nhì
hội diễn văn nghệ liên cơ quan trong quận Hà Đông năm 2010. Giải ba cầu
lông nữ quận năm 2011
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI PHÒNG
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẬN HÀ
ĐÔNG
3.1 Đánh giá.
3.1.1 Tích cực
Phòng LĐTBXH quận Hà Đông có cơ sở vật chất kỹ thuật cao, cùng với
đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết nhiệt
tình, sang tạo đổi mới phương thức làm việc nên nâng cao hiệu quả trong
công việc. Với cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ đã giúp cho cán bộ công chức
thực thi các công việc được hiệu quả tiện lơi và nhanh gọn, thực hiện các chế
độ chính sách nhanh chóng rút ngắn thời gian cho nhân dân.
Phòng được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy, HĐND, UBND
quận. Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong
việc chỉ đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên trẻ có
năng lực chuyên môn. Từ đó đã góp phần vào việc hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao, cơ quan thực hiện đầy đủ các chức năng và thẩm quyền của
mình, được nhân dân tin tưởng.

Không khí làm việc hòa nhã, các thành viên có tinh thần trách nhiệm cao.
Tinh thần đoàn kết và tập thể cao đối với mỗi cá nhân trong phòng đều coi
đây như là “ ngôi nhà thứ hai” của mình. Tạo được sự gắn kết bền vững giữa
các cá nhân trong cơ quan xậy dựng nên một tập thể vững mạnh.
3.1.2 Khó khăn, hạn chế
Qua môt thời gian thực tập được quan sát các hoạt động trong khung
cảnh làm việc của phòng LĐ TB & XH em đã nhận thấy một số mặt chưa được
trong phong cách làm việc của họ, hiệu quả công việc thực hiện chưa thực sự
hiệu quả như mong muốn, sự nỗ lực của mỗi cá nhân vẫn chưa hết mình hay
nói cách khác động lực làm việc của họ chưa thực sự được phát huy hết mức.
Như đã trình bày ở trên, phòng có tất cả 7 cán bộ, công chức và toàn bộ
đều là nữ giới từ đó nảy sinh khó khăn trong công tác và thực hiện công việc.
Do còn phải đảm nhiệm công việc của người nội trợ, và các chức năng của
một người phụ nữ với gia đình. Từ đó các nhiệm vụ của cơ quan chưa được
chú trọng đúng mức và một số công việc đáng ra được dành cho nam giới thì
các chị cũng phải thực hiện do vậy hiệu quả mang lại chưa cao.
Việc tập huấn cho cán bộ chính sách phường chưa nhiều. Năng lực
chuyên môn của một số cán bộ làm công tác Lao động thương binh xã hội
phường còn nhiều hạn chế, đa số chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn
nghiệp vụ, công việc quá tải, kiêm nhiệm nhiều và không được biên chế chính
thức.Chế độ phụ cấp thấp
Số lượng công việc của phòng cần phải giải quyết là rất lớn mà số biên
chế chỉ có 7 người dẫn đến tình trạng các công việc bị ùn ứ, chưa giải quyết
kịp thời hạn theo quy định. Tạo ra tâm lý căng thẳng và mệt mỏi cho người
lao động.
Việc giả quyết các công việc nhiều khi vẫn còn chậm và chưa thỏa đáng,
và các thủ tục vẫn còn rườm rà nhiều công đoạn khác nhau lãng phí thời gian
cho người dân.
Hơn nữa khối lượng công việc của phòng nhiều mà chỉ có 7 biên chế,
không có hợp đồng. Mà tất cả cán bộ công chức của phòng lại đều là nữ giới,

nên đây là những bất cập, những khó khăn trong việc hực hiện chức năng,
nhiệm vụ của phòng LĐ – TB & XH quận Hà Đông.
Hiệu quả thực thi công việc nói chung vẫn còn chưa hiệu quả,chất lượng
thực thi công vụ mới chỉ thực hiện được ở góc độ hoàn thành nhiệm vụ.
Sự lãng phí thời gian còn tồn tại tình trạng đi muộn về sớm vẫn còn tồn
tại, làm việc riêng trong giờ làm việc, việc sử dụng internet và máy tính vào
việc riêng vẫn còn phổ biến, tình trạng tán gẫu, nghỉ giải lao, ăn vặt khi làm
việc….
Qua những dấu hiệu trên ta có thể thấy nguồn nhân lực ở đây vẫn còn
thiếu vắng động lực làm việc, sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi người chưa được
phát huy hết, làm việc vì trách nhiệm hơn là vì yêu thích và lòng nhiệt tình với
công việc đó. Và hệ quả tất yếu đó là hiệu quả công việc chưa thực sự được
như mong muốn cũng như yêu cầu thực tế đặt ra.

×