Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu Luận Vai trò của ARF trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.92 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). 1
2. Vai trò của ARF trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. 2
3. Nhận xét đánh giá về hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế
của ARF, so sánh với hoạt động giữ gìn hòa bình của Hội Đồng
Bảo an trong Liên hợp quốc.
6
4. Triển vọng tương lai của ARF, đóng góp của Việt Nam cho sự phát
triển của diễn đàn này.
7
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ICJ Tòa án quốc tế vì Công lý
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương
ĐNA Đông Nam Á
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum – ARF) chính thức
được thành lập năm 1994, là một diễn đàn nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và
tham vấn về các vấn đề an ninh – chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và
phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là “Xúc tiến hòa bình và
an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á Thái Bình Dương”. Qua 17 năm hoạt
động và phát triển, ARF đã đạt được những hiệu quả hoạt động nhất định, có một
vai trò to lớn trong lĩnh vực an ninh – chính trị của khu vực và đồng thời cũng


bộc lộ những triển vọng phát triển mới trong tương lai. Sự ra đời của ARF là một
trong những sự kiện đánh dấu sự điều chỉnh chiến lược cũng như khái niệm an
ninh mới của ASEAN trước sự thay đổi nhanh chóng về ảnh hưởng và quyền lực
giữa các cực quyền và gia tăng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu của kỷ nguyên
hậu chiến tranh lạnh. Vậy từ khi ra đời cho đến nay ARF đã đóng vai trò như thế
nào trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
1.1. sự ra đời của ARF.
Trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị phức tạp, nhiệm vụ khởi xướng và
tổ chức hợp tác an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đặt vào tay
ASEAN.
3
Năm 1991, “Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược ASEAN” (ASEAN-
ISIS), cơ quan tham miêu của ASEAN – đã trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN
bản báo cáo “Thời đại của sáng tạo”. Trong đó, nêu ra ý tưởng xây dựng cơ chế
đối thoại hợp tác an ninh đa phương trên cơ sở các hội nghị đối thoại an ninh liên
quan tới toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị cấp cao ASEAN
họp đầu năm 1992 đã đạt được sự đồng thuận cao của các nước thành viên về việc
tăng cường đối thoại về chính trị và an ninh khu vực.
Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 26 họp tại
Singapore, tháng 7 năm 1993, ASEAN đã đặc biệt tổ chức một Hội nghị thân mật
với sự tham gia của 18 Ngoại trưởng của các nước, bao gồm 6 nước ASEAN
(Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia, Brunei), 7 nước đối thoại
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Astralia, New Guinea, Liên minh Châu Âu),
3 quan sát viên (Việt Nam, Lào, Papua New Guinea) cùng hai khách mời là Nga
và Trung Quốc. Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi ý kiến và các vấn đề an ninh
khu vực mà các bên quan tâm và nhất trí sẽ tổ chức hội nghị diễn đàn an ninh khu
vực đầu tiên với tên gọi “Diễn đàn an ninh khu vực” (Tên tiếng anh là ASEAN
Regional Forum, viết tắt là ARF) tại Bangkok vào năm 1994. Ngày 25/7/1994,

ARF chính thức được tuyên bố thành lập và tiến hành kỳ họp đầu tiên với sự tham
gia của 18 quốc gia và khu vực đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao trước
đó.
4
Về thành viên: Hiện nay, ARF quy tụ được 27 thành viên, bao gồm tất cả các
nước thành viên của ASEAN và gần như tất cả các quốc gia quan trọng trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương.
1.2. Về mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.
Mục tiêu của ARF được ghi nhận tại: “Tuyên bố của Hội nghị ARF lần thứ
nhất” tại Bangkok, Thái Lan, bao gồm 2 điểm: Tăng cường các cuộc trao đổi và
đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề các bên cùng quan tâm trong lĩnh
vực an ninh, chính trị. Thứ hai, đóng góp quan trọng cho những nổ lực xây dựng
lòng tin và ngoại giao phòng ngừa tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 (1994) đã khẳng định diễn đàn khu vực
(ARF) sẽ chính thức trở thành một diễn đàn hội đàm hiệu quả ở Châu Á – Thái
Bình Dương, thúc đẩy mở ra các cuộc đối thoại về hợp tác an ninh – chính trị
trong khu vực.
Về nguyên tắc hoạt động, được chia làm hai nhóm: Một là, nhóm các nguyên
tắc điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên ARF. Nhóm này gồm 6 nguyên tắc
được quy định trong “Hiệp ước thân thiện về hợp tác Đông Nam Á” (Hiệp ước
Bali I), với tính chất là quy tắc ứng xử và quản lý quan hệ giữa các thành viên và
là công cụ ngoại giao duy nhất của ARF; Hai là, nhóm nguyên tắc điều chỉnh các
hoạt động của ARF
1.3. Về cơ cấu tổ chức.
Bộ máy tổ chức của ARF như sau:
5
Hoạt động ở cấp Chính phủ là Hội nghị Diễn đàn khu vực ARF, gồm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao của tất cả các nước thành viên ARF. Ngay từ khi mới thành
lập, các nước thành viên đã nhất trí Hội nghị ARF sẽ được tổ chức ở cấp Ngoại
trưởng và diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm. Trong đó, Hội nghị mới

nhất được tổ chức vào ngày 23/7/2011 tại Bali, Indonesia.
Dựa trên cơ sở quy định tại “bản khái niệm về ARF” thông qua ngày
1/8/1995, cơ quan phối hợp hoạt động giữa các cuộc họp của ARF là chủ tịch
ARF (nhiệm kỳ luân phiên hàng năm, và cũng là chủ tịch của ASEAN).
Ban ARF thành lập trên cơ sở sự chấp thuận của Hội nghị quan chức cấp cao
ASEAN ngày 26/6/2004 và nằm trong cơ cấu của Ban thư ký ASEAN.
Hội nghị quan chức cấp cao (ARF SOM) là cơ quan giúp việc của ARF, được
tổ chức hàng năm vào tháng 5 và tháng 6, trước khi diễn ra Hội nghị ARF.
Trong cơ cấu tổ chức của ARF còn bao gồm các cố vấn của ARF, là các
chuyên gia và những cá nhân có năng lực (EEPs) do các thành viên bổ nhiệm từ
công dân nước mình với nhiệm vụ đưa ra những quan điểm hoặc khuyến nghị các
chính sách cho ARF thông qua chủ tịch ARF.
2. Vai trò của ARF trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
2.1. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hòa bình – an ninh quốc tế.
2.1.1. Là cầu nối trung gian, đàm phán.
Diễn đàn khu vực ASEAN có 2 mục tiêu chính là: thúc đẩy xây dựng các
cuộc đối thoại và hội đàm về các vấn đề chính trị và an ninh được quan tâm
6
chung; nỗ lực xây dựng sự tin tưởng và cơ chế ngoại giao phòng ngừa ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1994 tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ
27 ngoại trưởng các nước đã thỏa thuận: Diễn đàn khu vực ARF sẽ chính thức trở
thành một diễn đàn hội đàm hiệu quả ở Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy mở
ra các cuộc đối thoại về hợp tác an ninh và chính trị trong vùng. Cũng trong nội
dung này, ASEAN sẽ làm việc với các bên tham gia diễn đàn để có thể tự đoán
trước và xây dựng mối quan hệ giữa các bên trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Năm 1997 tại cuộc họp thường niên lần thứ 4 của ARF, các ngoại trưởng
đã hoan nghênh những nỗ lực hội đàm đang diễn ra giữa các nước thành viên và
các bên đối trọng của Hiệp ước SEANWFZ trong việc tạo điều kiện cho những
nước này gia nhập ngay vào hiệp ước. Với mục tiêu của mình, ARF đã đóng vai
trò xúc tiến các cuộc hội đàm đối thoại song phương và đa phương, trong đó có

liên quan tới những vấn đề nổi cộm nhằm tiếp tục ngăn chặn sự phát triển của các
hoạt động vũ trang hạt nhân và kêu gọi các nước đối trọng theo đuổi đàm phán về
việc giải trừ quân bị, với mục tiêu cuối cùng là loại bỏ vũ khí hạt nhân. Năm 2001
ARF đã chủ trì thành công cuộc họp giữa kỳ về hạn chế vũ khí hủy diệt và giải
trừ quân bị (ISM - NPD) lần thứ 3 tại Las Vegas, kêu gọi các bên bắt đầu đàm
phán về hiệp ước FFMCT ở cuộc hội thảo về giải trừ quân bị.
ARF còn là nơi để các quốc gia ASEAN đưa ra những sáng kiến của mình về
an ninh khu vực. Những năm đầu thế kỉ XXI, ARF tiếp tục phát huy vai trò là
một kênh đối thoại quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách của khu
7
vực. Tháng 6 năm 2003 tại ARF – 10 ở Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) liên quan tới
cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các ngoại trưởng vẫn giữ
nguyên quyết định trước đó của mình là đề cao Hiệp ước chống vũ khí hạt nhân.
Họ ủng hộ quan điểm phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên bằng các phương
pháp hòa bình. Hội nghị đã nhìn nhận lại và khẳng định ARF đóng vai trò quan
trọng và có những đóng góp đáng kể trong việc xoa dịu tình hình căng thẳng ở
bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng các nước thành viên ARF đã thông qua Tuyên
bố Hợp tác chống khủng bố để đảm bảo an ninh biên giới và Tuyên bố chung về
chống cướp biển. Ngày 28/7/2006 Hội nghị ARF được tổ chức tại Kuala Lumpur
tiếp tục ủng hộ Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, kêu gọi các nước duy
trì tình trạng trì hoãn thử nghiệm và sản xuất vật liệu phân hạch để sử dụng cho
vũ khí hạt nhân. Các Bộ trưởng cũng mạnh mẽ lên án hành động đánh bom tại
Mumbai - Ấn Độ (11/7) và nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuyên truyền để
mang đến sự hiểu biết rõ nét hơn trong việc ngăn chặn hoạt động liên kết giữa các
tổ chức khủng bố với một tôn giáo cụ thể hoặc một nhóm dân tộc. Các bộ trưởng
cũng kêu gọi tất cả các nước thành viên tham gia ký kết và phê chuẩn hai công
ước: công ước quốc tế chống các hành vi khủng bố hạt nhân và công ước sửa đổi
của công ước bảo vệ vật liệu hạt nhân.
ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song
phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và

hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến
8
bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên. Với
mục tiêu chủ yếu được đặt ra, có thể thừa nhận rằng ARF đã khá thành công
trong việc đề cao vai trò của các nước nhỏ trong khu vực, của ASEAN trong mối
quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là trong việc lôi kéo Trung Quốc (quốc gia
vốn không mặn mà với chủ nghĩa đa phương) tham gia vào diễn đàn.
2.1.2. Kiềm chế giữa các nước lớn.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thiên hướng dựa vào các sắp xếp
an ninh song phương hơn là đa phương để bảo vệ an ninh khu vực và duy trì lợi
ích của Mỹ. Mỹ cho rằng không cần phải lập thêm các thiết chế mới, có thể sử
dụng các thiết chế hiện có như APEC để bàn thêm về các vấn đề khác ngoài vấn
đề kinh tế. Còn phía Nhật Bản không tán thành hợp tác an ninh đa phương vì hai
lý do chủ yếu: Một là, phần đông người Nhật vẫn coi hợp tác an ninh Mỹ - Nhật
là trụ cột trong chính sách an ninh của mình và họ muốn tiếp tục duy trì hiệp ước
này; Hai là, Nhật cho rằng để thành lập diễn đàn an ninh đa phương thì trước hết
phải giải quyết vến đề tranh chấp lãnh thổ giữa Liên Xô và Nhật Bản.
Nhưng ngược lại, chính bản hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật lại làm gay gắt thêm
mối quan hệ xung đột giữa Mỹ Nhật với các cường quốc đối địch trọng khu vực
như Nga và Trung Quốc. Những thách thức đối với nền an ninh ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương liên quan nhiều đến việc tranh chấp lãnh thổ. Có thể kể
đến ở đây là tranh chấp biển Đông giữa các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ,
9
Nhật, tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc, tranh chấp quần
đảo Kuril giữa Nhật và Nga.
Ngoài những mâu thuẫn trên, khu vực này còn chứa đựng hai điểm nóng nữa
của thế giới đó là điểm nóng Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Giả sử như trong
kịch bản xấu nhất của là các mâu thuẫn kia không thể giải quyết ổn thỏa bằng các
cuộc đàm phán hay thương lượng mà các bên buộc phải dùng đến bạo lực thì tàn
bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ trở thành một bãi chiến

trường. Bằng cách đưa tất cả các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ tham gia vào ARF để thảo luận về
các vấn đề an ninh thì Diễn đàn đã tạo ra công cụ cân bằng và kiềm chế hành
động của các nước lớn, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế
giới.
2.1.3. Vai trò làm giảm căng thẳng giữa các bên tranh chấp.
Do các tranh chấp quốc tế được giải quyết hầu hết bằng phương pháp đàm
phán, chỉ khi thực sự cần thiết mới có sự tham gia của Tòa án Quốc tế vì Công lý
(ICJ). Diễn đàn khu vực ASEAN là nơi các nước thành viên tham gia các cuộc
đối thoại, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực. Do vậy, khi
có tranh chấp xảy ra, nhiệm vụ của ASEAN là làm giảm bớt căng thẳng chính trị
giữa các bên, tìm các giải pháp có thể vừa giải quyết được tranh chấp, vừa giữ
được mối quan hệ giữa các nước tranh chấp. Tuy nhiên, vai trò này hiện nay
ARF chưa thực sự đạt được thành công như mong đợi. Ví dụ như tại Hội nghị
10
diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Phnom Penh ngày 12-
13/7/2012, vấn đề đang leo thang trong quan hệ các quốc gia thành viên ASEAN
và Trung Quốc liên quan đến biển Đông không thực sự được chú trọng và không
làm giảm bớt đi căng thẳng giữa các quốc gia.
2.1.4. Tạo dựng niềm tin giữa các quốc gia thành viên thông qua các
hoạt động hợp tác.
Tác dụng của việc tạo dựng niềm tin đó là tạo mối quan hệ thân thiện, hợp tác
giữa các quốc gia trước khi có tranh chấp. Như vậy, các quốc gia có thể giải
quyết tranh chấp thông qua đàm phán một cách thuận lợi hơn. Ví dụ: ASEAN đã
thành công trong việc tạo ra sự gắn kết giữa hai châu lục Á – Âu, thông qua các
cuộc Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu. Điển hình cho vấn đề này là thiết lập Diễn
đàn hợp tác Á – Âu (Asia – Europe Meeting - ASEM) tháng 3 năm 1995, theo đề
xướng của Singapore. Tháng 3 năm 1996, Hội nghị cấp cao lần thứ nhất (ASEM
– 1) được tổ chức tại Băng - cốc (Thái Lan), đánh dấu sự ra đời của Diễn đàn hợp
tác Á – Âu (ASEM) với 26 quốc gia thành viên. Đến nay, dù mới sau 14 năm tồn

tại, nhưng ASEM được coi là diễn đàn liên châu lục lớn nhất, góp phần tăng
cường ổn định tình hình chính trị ở hai châu lục, giúp vị trí, vai trò của ASEAN
được nâng cao trên trường quốc tế. Mặc dù có những phê phán về tiến trình ARF
và triển vọng của nó trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, cần phải
thấy đây là một mô hình hợp tác thích hợp với thực tế an ninh của khu vực Châu
11
Á – Thái Bình Dương và nó đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc
xây dựng lòng tin ở khu vực.
2.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến kinh tế - thương mại.
Vai trò giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN được hoàn
thiện dần ở Nghị định thư 1996, Nghị định thư 2004 và Hiến chương ASEAN.
Nghị định thư 2004 đã sử dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết cho việc thành
lập Ban Hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm,
đảm bảo việc tất cả các tranh chấp thông qua tham vấn mà không có kết quả thì
đều được giải quyết ở Ban Hội thẩm. Ban Hội thẩm là cơ quan trực tiếp xem xét
giải quyết tranh chấp, đưa ra các khuyến nghị và kết luận cho tranh chấp đó, rồi
trình báo cáo lên Hội nghị Các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) để
cơ quan này xem xét đưa ra quyết định. Nghị định thư 2004 có cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế tương tự như cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO). Có thể nói rằng ASEAN tạo thành một mô hình thu nhỏ cơ
chế giải quyết tranh chấp về kinh tế của WTO. Khi hội nhập nền kinh tế thế giới,
cơ chế giải quyết này của ASEAN sẽ rất hợp lý.
Tuy nhiên, việc ASEAN sử dụng hầu như hoàn toàn cơ chế của WTO sẽ làm
ASEAN cũng mang những hạn chế mà WTO mắc phải, đó là quy định về thời
gian giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp là gần 15
tháng, chưa kể một số trường hợp phải gia hạn. Việc giải quyết tranh chấp chưa
12
đảm bảo được tính minh bạch, công khai, theo Nghị định thư 2004 thì cuộc họp
của Ban Hội thẩm hay các cơ quan phúc thẩm đều phải được giữ kín. Các nước
thành viên ASEAN chỉ biết đến kết quả giải quyết tranh chấp theo báo cáo của

Ban hội thẩm đã được SEOM thông qua chứ không biết được quá trình xem xét,
giải quyết tranh chấp của các cơ quan này như thế nào. Điều này sẽ dẫn đến việc
giảm lòng tin của các nước thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN vì nghi ngờ sự vô tư, khách quan và công bằng của các cơ quan giải
quyết tranh chấp.
Việc đảm bảo thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của
ASEAN vẫn còn chưa hiệu quả, mặc dù có nhiều biện pháp được đưa ra như đền
bù hoặc tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ, giám sát thực thi thông qua
SEOM, nhưng không có những đảm bảo mang tính chất bắt buộc nào, không có
một cơ quan cưỡng chế sự thi hành, quốc gia thua kiện vẫn có thể không thực
hiện phán quyết.
2.3. Giải quyết tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ.
Vai trò nổi bật của ARF trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến lãnh
thổ được thể hiện chủ yếu trong việc giải quyết những tranh chấp đang diễn ra
trên biển Đông hiện nay.
Có thể nói, ASEAN đã nỗ lực đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết
tranh chấp tại Biển Đông. Điều này thể hiện qua một loạt tuyên bố của Hiệp hội
về vấn đề này, thông qua đối thoại với Trung Quốc, tại Diễn đàn khu vực
13
ASEAN (ARF, bắt đầu năm 1994). Một trong những văn kiện quan trọng đạt
được là Tuyên bố ASEAN về Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực. Các bên tranh
chấp cần kiềm chế để tạo ra môi trường tin cậy hướng đến việc giải quyết triệt để
tranh chấp tại khu vực.
Đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã đưa các bên tranh chấp (trừ Đài Loan)
ngồi vào bàn đàm phán. Với vai trò hạt nhân của mình trong ARF, ASEAN đã
thành công trong việc đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của diễn
đàn mang tính đa phương này, bất chấp sự phản đối ban đầu của Trung Quốc.
Do bốn thành viên của ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia và
Philippines đều tuyên bố chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường

Sa, nên Hiệp hội không thể đóng vai trò là bên thứ ba trung gian giữa Trung
Quốc và các bên tranh chấp khác.
ASEAN và Trung Quốc đã thành lập Nhóm hành động chung nhằm soạn
thảo Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), bắt đầu làm việc từ 15/3/2000.
Thách thức đặt ra là làm sao dung hòa lập trường của ASEAN và Trung Quốc
đối với cơ chế giải quyết tranh chấp này. Ngay cả việc đạt được sự đồng thuận
trong nội khối ASEAN cũng gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng, các bên cũng đạt
được sự nhất trí dẫn đến ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) ngày 4/11/2002.
14
Hiện nay, trong khuôn khổ các Hội nghị Quan chức cao cấp liên quan
(ASEAN, ARF ) các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an
ninh và an toàn hàng hảng ở biển đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, tôn trọng pháp luật quốc tế và công ước Luật biển 1982, khuyến khích các
nổ lực thực hiện DOC và tiến tới COC. Theo đó, ARF sẽ giữ vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên biển Đông.
3. Nhận xét đánh giá về hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế của
ARF, so sánh với hoạt động giữ gìn hòa bình của Hội Đồng Bảo an
trong Liên hợp quốc.
Có thể thấy, so với khóa họp diễn đàn khu vực ASEAN đầu tiên được tổ
chức tại Băng cốc vào 25/7/1994 thì hiện nay, ARF đã đạt được những bước tiến
vượt bậc, có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết. Những hoạt động của diễn đàn
khu vực ASEAN đã đạt được nhiều thành tự to lớn, trong đó phải kể đến việc
thông qua Qui tắc hướng dẫn thực hiện DOC. Đó là một sự khởi đầu có ý nghĩa
để các bên tiếp tục đối thoại và hợp tác với mục tiêu tăng cường ổn định và tin
cậy trong khu vực. ARF đã có những bước tiến đáng kể trong viêc giải quyết các
tranh chấp trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực
nhằm triển khai những biện pháp xây dựng cơ chế ngoại giao ngăn ngừa cũng
như điều hoà các xung đột vẫn còn ở giai đoạn trứng nước. Trong khi ARF tiếp
tục tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin của diễn đàn này thì các thành

viên của nó cũng đã nhất trí với nhau rằng cơ chế ngoại giao ngăn ngừa cũng nên
15
được xúc tiến theo. Đặc biệt là trong những lĩnh vực còn chồng chéo, đan xen
giữa hai giai đoạn này.
Như vậy, so với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì diễn đàn ARF có những
điểm tương đồng đó là: cùng đóng vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu
vực nói riêng và thế giới nói chung. Cả Hội đồng bảo an và ARF đã và đang nổ
lực hết sức mình để giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp đang xảy ra ngày
càng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình,
Hội đồng bảo an được xem là cơ quan hoạt động khá hiệu quả, có trách nhiệm
chính trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Theo quy định của Hiến chương
Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có quyền điều tra mọi vụ tranh chấp hoặc mọi
tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia, xác định xem tình thế hoặc
tranh chấp ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế không.
Nếu thấy có dấu hiệu đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an có
quyền yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng các biện pháp
hòa bình nêu tại khoản 1, Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu không giải
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nêu trên, các bên phải đưa tranh
chấp ra trước Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an sẽ kiến nghị về những thủ tục
phương thức giải quyết thỏa đáng. Trong trường hợp Hội dồng bảo an xét thấy có
sự đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế hoặc có hành vi xâm lược,
cơ quan này có quyền thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 40, 41, 42 Hiến
chương Liên hợp quốc. Trong khi đó, ARF với tư cách là một diễn đàn khu vực
16
với mục tiêu: Tăng cường các cuộc trao đổi và đối thoại mang tính xây dựng về
những vấn đề các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực an ninh, chính trị; Đóng góp
quan trọng cho những nỗ lực xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa tại khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Do vậy mà vai trò của ARF chủ yếu nhằm
vào việc giải quyết tranh chấp trong khu vực còn Hội đồng Bảo an có
chức năng, nhiệm vụ cũng như thẩm quyền rộng hơn và được quy định

một cách cụ thể, chi tiết hơn tại Hiến chương.
4. Triển vọng tương lai của ARF, đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển
của diễn đàn này.
4.1. Triển vọng tương lai của ARF.
Có thể thấy những nhân tố thúc đẩy và thách thức sự phát triển trong tương
lai của ARF gần như ngang nhau. Vậy tương lai diễn đàn ARF sẽ như thế nào có
mấy giả thiết sau:
Một là do ARF tiếp tục né tránh thảo luận các vấn đề an ninh nổi lên của khu
vực trên nguyên tắc của ASEAN không can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia, sự vận động và sức ép của Mỹ sẽ có kết quả, và vai trò thảo luận các
vấn đề an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ được chuyển sang cho
APEC. Lúc đó ARF sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vai trò của ASEAN đối với
an ninh khu vực sẽ giảm dần.
Hai là, ARF vẫn tồn tại như một diễn đàn đa phương duy nhất ở khu vực tập
trung vào các vấn đề an ninh, nhưng do ASEAN thiếu sự cố kết và sức mạnh,
nên sẽ dần để tuột mất vai trò lãnh đạo ARF sang tay Mỹ và các nước phương
17
tây. Như vậy, ARF vẫn tiếp tục phát triển nhưng ASEAN sẽ không còn khả năng
chi phối chương trình nghị sự của ARF.
Ba là, ARF tiếp tục phát triển và ASEAN tiếp tục đóng vai trò “lực lượng
lãnh đạo” do các nước ASEAN củng cố được sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định
được chính trị nội bộ , tăng cường được sự liên kết của Hiệp hội về các mặt kinh
tế, an ninh, văn hóa – xã hội. Nhưng ASEAN sẽ phải thỏa hiệp phần nào lập
trường của mình về các vấn đề an ninh khu vực cũng như về tiến trình phát triển
của ARF với các nước thành viên khác ngoài ASEAN để giữ được sự hòa hợp và
sự ủng hộ của các nước thành viên khác về vai trò của ASEAN trong diễn đàn.
Hiện nay, khả năng thứ ba là khả năng được mong muốn hơn cả đối với ASEAN.
Tuy nhiên, việc duy trì được địa vị đó còn phụ thuộc vào những cố gắng của bản
thân ASEAN.
4.2. Đóng góp của Việt Nam.

ARF là một trong những diễn đàn khu vực đầu tiên Việt Nam tham gia thành
lập, trực tiếp kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 17 năm tham gia ARF, Việt Nam đã chủ động đề
xuất nhiều sáng kiến, tham gia soạn thảo nhiều văn bản, chủ trì thành công nhiều
hoạt động của ARF. Các hoạt động này của Việt Nam được các nước trân trọng
và đánh giá cao.
Những đóng góp cụ thể của Việt Nam cho ARF trước hết thể hiện qua những
lần chủ trì hoặc đồng chủ trì thành công các hội nghị của Diễn đàn như (ISM -
DR 98 - 99, Chủ tịch ARF 2000 - 2001, ISG - CBM 2001 - 2002, ISM - CTTC
2008 - 2009…), Việt Nam còn là Phó Chủ tịch đầu tiên của ARF (2008 - 2009).
18
Không những thế Việt Nam còn chủ động đề xuất và cùng các nước thực hiện
nhiều hội thảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong ARF như Hội thảo về thay
đổi nhận thức trong chính sách an ninh (Mông Cổ 2005), Hội thảo về phòng
chống dịch cúm gia cầm (Hà Nội, 2006), Tập huấn về an ninh mạng (Brunei
2010)… Ngoài những hoạt động này, thông qua các nước ASEAN khác, Việt
Nam cũng đã đi đầu trong quá trình cải tiến bộ máy, kiện toàn tổ chức, nâng cao
hiệu quả hợp tác của ARF, những sáng kiến này đang tiếp tục được thực hiện và
áp dụng rộng rãi.
Là Chủ tịch ASEAN từ tháng 1/2010, Việt Nam đã chuẩn bị từ sớm cho
nhiệm vụ Chủ tịch ARF. Ngay từ tháng 7/2009, ta đã đề xuất và được các nước
chấp thuận một số định hướng lớn cho Diễn đàn trong năm 2010. Nổi lên trong
số đó là tiếp tục củng cố và thúc đẩy ARF tiến lên trên cơ sở các nguyên tắc, các
định hướng đã có là ASEAN phải luôn ở vị trí trung tâm và là hạt nhân của cả
tiến trình và đồng thời các biện pháp xây dựng lòng tin vẫn phải là trọng tâm cho
các hoạt động của ARF.
Cụ thể hơn, Việt Nam đã đề xướng, điều hành và chủ trì soạn thảo thành
công Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF. Đây là
một kế hoạch rộng lớn, bao quát các lĩnh vực hợp tác của ARF, đề ra những bước
đi cụ thể cho cả Diễn đàn. Diễn đàn ARF 17 (Hà Nội, 23/7/2010) đã thông qua

văn kiện này, và Ngoại trưởng các nước đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam,
chất lượng của văn kiện và cam kết sẽ thúc đầy thực hiện nghiêm túc các hoạt
19
động đề ra trong kế hoạch. Với những đóng góp này, chắc chắn, nhiệm kỳ Chủ
tịch ARF 2010 của Việt Nam sẽ thành công, đi vào lịch sử của Diễn đàn như một
dấu mốc đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, hướng tới quan hệ đối tác toàn khu
vực vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích trên có thể thấy ARF có vai trò quan trọng trong việc
giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực cũng như thế giới. Để có thể phát huy hơn
nữa sức mạnh của diễn đàn này, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các nước
thành viên, góp phần thực hiện tốt khẩu hiệu của ARF là “Xúc tiến hòa bình và
an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á Thái Bình Dương”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2007.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.
ĐHQG, Hà Nội, 1997.
4. Nguyễn Thị Kim Ngân & Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
5. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) – Khóa luận tốt nghiệp – Đặng
Quỳnh Trang 2012.
20
6. Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị Asean và những
đóng góp của Việt Nam: Khóa luận tốt nghiệp – Phạm Mỹ Hương; Hà
Nội, 2010.
7. Tập bài giảng pháp luật cộng đồng asean.
8. Web: https:// vi.wikipedia.org

21

×