Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.57 KB, 6 trang )

Bài tập lớn học kì Môn Luật
quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu mà các quốc gia lựa chọn. Nhưng sự gia
tăng của quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất
đồng trong quá trinh chủ thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Ngay cả
trong khối liên minh ASEAN, phải giải quyết các tranh chấp phát sinh như thế
nào để đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp nói riêng và không
phương hại đến hòa bình, an ninh khu vực nói chung là vấn đề cơ bản. Trong
việc giải quyết tranh chấp khu vực Đông Nam Á thì ASEAN đóng vai trò như
thế nào, tốt hay chưa tốt? Sau đây em xin trình bày về vấn đề “Bình luận vai trò
của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực”.
NỘI DUNG
I, KHÁI NIỆM
1, Khái niệm tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên
quốc gia có chủ quyền. Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm nhất, chủ yếu nhất là tranh
chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên đất liền, trên các hải đảo,
trên biển, trên không, vv. Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách
chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể
tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu
cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
1
Bài tập lớn học kì Môn Luật
quốc tế
Hiến chương Liên hợp quốc và Công pháp quốc tế đã xác định các nguyên
tắc giải quyết tranh chấp quốc tế là giải quyết bằng phương pháp hòa bình,
thương lượng; không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giữ nguyên hiện
trạng cho đến khi đạt đến thỏa thuận cuối cùng; các bên tranh chấp phải tự kiềm


chế không tiến hành bất cứ hoạt động nào làm cho tình hình trở nên xấu đi. Nước
Việt Nam luôn luôn tôn trọng quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp, tập quán quốc tế trong giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các nước với
Việt Nam. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các nước lớn, mạnh thường không
tôn trọng và phá vỡ các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
2, Những hiểu biết chung về ASEAN
Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN là Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á, một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu
vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những
nước thành viên.
Sau 42 năm tồn tại và phát triển, đến nay, mô hình hợp tác của tổ chức đã
chuyển sang hình thức liên kết khu vực, đó là cộng đồng ASEAN trên cơ sở
Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (thông qua tại Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN lần thứ 11 ở Kuala Lampur, ngày 20/11/2007 và chính thức có
hiệu lực ngày 20/11/2008)
II, VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP KHU VỰC
2
Bài tập lớn học kì Môn Luật
quốc tế
1, Vấn đề giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN
Các tranh chấp trong khu vực ASEAN là những tranh chấp quốc tế mà chủ
yếu là về vấn đề lãnh thổ của các quốc gia ven biển. Ngoài ra ASEAN còn là một
liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á nên các tranh chấp liên quan đến các vấn đề khác cũng được
ASEAN xem xét và giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Hiến chương
của ASEAN: “ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp

trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN”.
Trong khuôn khổ ASEAN, các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên
được các bên chủ động giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Nếu không
đạt được thỏa thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập một hội đồng cấp
cao (cấp bộ trưởng) để xem xét tranh chấp và đưa ra những quyết định cũng như
những lời khuyến nghị thích hợp. ASEAN ở đây đóng vai trò như bên thứ ba
tham gia hòa giải các tranh chấp trong khu vực.
Các Quốc gia thành viên có tranh chấp, vào bất kỳ thời điểm nào có thể sử
dụng các phương thức như đề nghị bên thứ ba, hòa giải hoặc trung gian để giải
quyết tranh chấp trong khoảng thời gian thoả thuận. Các bên tranh chấp có thể
yêu cầu Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng thư ký ASEAN trong quyền hạn mặc nhiên
của mình, làm bên thứ ba, hoà giải hoặc trung gian
(*)
để giải quyết tranh chấp.
Cơ chế giải quyết các tranh chấp này đã được quy định cụ thể trong Hiệp
ước thân thiện và hợp tác khu vực Đông Nam Á được các quốc gia ASEAN ký
kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, tổ chức tại Bali, Indonexia, tháng
2/1976.
(*)
Điều 23 Hiến chương ASEAN
3
Bài tập lớn học kì Môn Luật
quốc tế
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, quá trình giải quyết tranh chấp được thực
hiện trên cơ sở Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp đã
được các nước thành viên ASEAN thông qua ngày 29/11/2004 (Nghị định thư
2004). Theo Nghị định thư 2004, việc giải quyết tranh chấp nếu không đạt được
thỏa thuận ở giai đoạn tham vấn hoặc sử dụng các biện pháp khác như trung
gian, hòa giải thì các bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra giải quyết ở tại Hội
nghị kinh tế cao cấp (SEOM).

Nhìn chung cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Nghị định
thư 2004 có nhiểu điểm tương đồng với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Tuy nhiên, khác với WTO, chỉ đơn thuần là một tổ chức hợp tác về kinh tế,
ASEAN là một tổ chức hợp tác toàn diện cả về chính trị, văn hóa, an ninh, xã
hội. Do đó, khi giải quyết bất cứ tranh chấp nào, các quốc gia ASEAN đều cố
gắng phải giải quyết ở giai đoạn tham vấn mà ít khi phải đưa ra các cơ quan giải
quyết tranh chấp. Điều này vừa giúp cho tranh chấp được giải quyết một các
nhanh chóng kịp thời, vừa không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác hữu
nghị trong các lĩnh vực khác giữa các bên tranh chấp.
(*)
2, Nhận xét về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp
khu vực
ASEAN đóng vai trò là trọng tài, hòa giải cho việc giải quyết các tranh chấp
khu vực, thành công lớn nhất của ASEAN là đã góp phần quan trọng vào việc
duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển
ở Đông Nam Á.
(*)
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009
4
Bài tập lớn học kì Môn Luật
quốc tế
Không giống các tổ chức khác hợp tác về một lĩnh vực, ASEAN là một khổi
liên minh về nhiều lĩnh vực nên việc duy trì hòa bình và giải quyết tranh chấp
khu vực là điều không đơn giản. Không chỉ xem xét giải quyết các vấn đề tranh
chấp bằng các văn bản mà ASEAN, mà vai trò quan trọng ở đây là Chủ tịch
ASEAN và Hội đồng cấp cao phải xem xét đến các vấn đề về an ninh, chính trị,
hợp tác lâu dài của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết tranh chấp là
môt điều không đơn giản. Các văn bản của ASEAN hầu hết quy định về vấn đề
giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quốc gia tranh chấp tự thương lượng hòa giải
chỉ khi nào không thương lượng được thì mới xem xét để giải quyết nhưng vẫn

trên cơ sở thân thiện và hợp tác khu vực.
Ngoài ra còn phải xem xét vị thế của các quốc gia trong khu vực không
đồng đều, đóng vai trò là trọng tài, ASEAN phải đảm bảo công bằng về lợi ích
hợp pháp giữa các quốc gia, vừa phải xử lý khéo léo tránh xung đột là việc
không đơn giản.
Theo điều 16 Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á: “Các điều
khoản trên đây của Hiệp định này sẽ không đuợc áp dụng đối với một cuộc tranh
chấp trừ phi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào
tranh chấp. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ việc các Bên khác tham gia Hiệp
ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ có thể để giải quyết
tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề
nghị giúp đỡ đó” thì ngày cả khi tranh chấp được ASEAN tham gia hòa giải
cũng vẫn cần sự đồng ý của các quốc gia xảy ra tranh chấp. Việc làm này khiến
cho việc giải quyết tranh chấp vẫn trên cơ sở tự nguyện của các quốc gia đóng
góp tích cực cho việc không ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác hữu nghị của các
quốc gia tranh chấp.
5

×