KHẢO SÁT CÂU HỎI BẰNG NGÔN TỪ
TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC HÌNH THÁI
VÀ GIÁ TRỊ NGỮ DỤNG
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP
TS. ĐỖ QUANG VIỆT
*
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan và lý do chọn đề tài
Câu hỏi giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, như
Goffman (1987:11) đã nhấn mạnh: “Mỗi khi người ta nói chuyện với
nhau là có thể nghe thấy những câu hỏi và câu trả lời”. Dưới góc độ
hình thái Benveniste (1966:130) coi câu hỏi như một trong “ba dạng
thức” phản ánh “ba hành vi ngôn ngữ cơ bản của con người”. Còn đối
với Diller (1980:162), dưới góc độ nghiên cứu lý thuyết về các hành
động ngôn ngữ thì “câu hỏi là một trong ba loại hành động ngôn ngữ
quan trọng đầu tiên của con người”. Kerbrat-Orecchioni (1991:5) -
người có chung quan điểm với Diller - nhấn mạnh vị thế đặc biệt của
câu hỏi: “Câu hỏi là một trong ba hoạt động cơ bản, độc đáo và phổ
dụng nhất, tất cả các hành động lời nói khác hoặc là hình thành từ
hoạt động hỏi hoặc chỉ là các dạng thức đặc biệt của nó mà thôi”.
Một vài những trích dẫn trên đây có lẽ đã đủ để khẳng định rằng câu
hỏi đóng một vai trò rất quan trọng và trên thực tế nó đã thu hút sự quan
tâm đặc biệt của giới ngữ học dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Trong lĩnh vực nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt, các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của quan điểm truyền thống
như Nguyễn Kim Thản (1975, 1997), Hồ Lê (1979), Hoàng Trọng
Phiến (1980), Nguyễn Phú Phong (1994), Diệp Quang Ban (1989,
1998) đã miêu tả, phân loại câu hỏi dựa trên tiêu chí hình thái-cú
pháp. Dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn ngữ, lý thuyết hội
thoại, gần đây một số nhà nghiên cứu đã đề cập, cắt nghĩa, phân loại
câu hỏi theo mục đích lời nói trong giao tiếp. Đó là Lê Đông (1994,
1996), Cao Xuân Hạo (1991, 2000)
Đối với tiếng Pháp, nhiều công trình đã nghiên cứu câu hỏi trên các
bình diện khác nhau: ngữ âm Grundstrom (1973), Fontaney (1987,
1991) ; cú pháp: Dubois và Lagane (1973), Grévisse (1975), Monnerie
*
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ & Kiểm định chất
lượng, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.
88
(1987), Gardes-Tamine (1988), Wagner và Pinchon (1991) ; ngữ
nghĩa: Cornulier (1982) Một số công trình khác tập trung tìm hiểu các
giá trị ngữ dụng của câu hỏi: Borillo (1978, 1979, 1981), Apostel
(1981), Ducrot (1983), Diller (1984), Nguyễn Việt Tiến (2002) Một
số công trình mới đây có xu hướng xem xét câu hỏi như một hành động
ngôn ngữ trong tương tác hội thoại, chẳng hạn như: Jacques (1981),
Traverso (1991), Kerbrat-Orecchioni (1986, 1991a, 1994, 2001),
Các công trình nghiên cứu đi trước về câu hỏi đã đạt được những
kết quả vô cùng to lớn, nhưng câu hỏi vẫn luôn là chủ đề rộng lớn có
một sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học.
Trong xu thế toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng
của nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những nghiên
cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng và
khác biệt của tiếng Việt với các ngôn ngữ phổ dụng trên thế giới, cho
phép tránh được những trở ngại trong giao tiếp, xung đột trong văn
hóa là cần thiết và ngày càng trở nên cấp bách. Tuy nhiên theo những
nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, ngoài một số bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo khoa học, chưa có một
công trình hoặc chuyên luận nào tiến hành khảo sát đối chiếu một
cách đầy đủ và có hệ thống về câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu Khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng
ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trong
tiếng Việt và tiếng Pháp được chúng tôi đăng ký thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng ngôn từ trong
tiếng Việt và tiếng Pháp trên cơ sở những thành tựu của các nghiên
cứu cơ bản đi trước, nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt về
mặt cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng của câu hỏi trên cứ liệu lời
thoại phim.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG do Trường
Đại học Ngoại ngữ quản lí, nhóm thực hiện đề tài xác định đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
3.1. Đối tượng nghiên cứu khảo sát là các phát ngôn nghi vấn mang
một trong các dấu hiệu hình thức sau:
- Trong tiếng Pháp:
89
+ “est-ce que” đứng đầu câu hoặc “hein?”, “non?”, “oui?” hay
“n’est-ce pas?” ở cuối câu.
+ Các từ hỏi “qui/qui est-ce qui” (ai), “que/qu’est-ce que” / “quoi”
(gì), “quel” (nào), “lequel” (cái nào), “quand” (khi nào), “où” (ở
đâu), “pourquoi” (tại sao), “combien” (bao nhiêu), “comment”
(thế nào).
+ Đảo trật tự Chủ ngữ-Động từ.
+ Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết).
- Trong tiếng Việt:
+ Các tiểu từ hỏi dùng trong câu hỏi toàn bộ: à, ư, chăng, chắc,
chứ, hoặc đấy à, đấy ư, nhỉ, (có) được không, (có) phải không,
(có) đúng không?, những cụm từ để hỏi: có không?, đã …
chưa?
+ Các đại từ hỏi dùng trong câu hỏi bộ phận: từ để hỏi nhằm vào
các thành phần được hỏi: ai?, gì?, nào?, (ở) đâu?, thế nào?, bao
giờ?, khi nào?, tại sao?, để làm gì?, bao nhiêu?.
+ Liên từ hay/hay là (ou) trong câu hỏi lựa chọn.
+ Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu này, nhóm thực hiện đề tài hoàn toàn ý
thức được tính phức tạp đặc biệt và các bình diện rộng lớn của câu
hỏi. Nếu xét dưới góc độ cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi được biểu đạt
thông qua các dấu hiệu từ vựng, hình thái-cú pháp, cú pháp hoặc ngôn
điệu. Với tư cách là một hành động ngôn ngữ, câu hỏi tồn tại dưới
dạng trực tiếp hoặc gián tiếp
1
tùy theo phát ngôn có dấu hiệu nghi vấn
hay không. Khi đóng vai trò là một đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc hội
thoại, câu hỏi có mối quan hệ đa chiều với các đơn vị ở cấp độ cao
hơn (tham thoại, cặp thoại ), với câu trả lời, với các chủ thể giao tiếp
và tình huống giao tiếp. Ngoài ra trong thực tế giao tiếp, câu hỏi còn
được biểu đạt dưới dạng phi ngôn từ thông qua hành vi ngoại ngôn
của người nói (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, thân thể ). Do điều kiện và
khả năng còn hạn chế, nhóm đề tài sẽ chỉ tập trung khảo sát câu hỏi
bằng ngôn từ mang dấu hiệu nghi vấn ở cấp độ cặp thoại dưới góc độ
1
Chúng tôi đồng ý với nhận xét của Kerbrat-Orecchioni (2001:88),
theo đó khi nói tới câu hỏi, các thuật ngữ “trực tiếp” và “gián tiếp” dễ gây
nhầm lẫn, vì chúng vừa quy chiếu tới sự phân biệt về mặt cú pháp lại vừa
hàm chỉ sự phân biệt về mặt dụng học: chẳng hạn đối với biểu thức ngữ vi
“Je vous demande quelle heure il est.” (Tôi hỏi anh mấy giờ rồi), câu hỏi
này là trực tiếp (hoặc tường minh) về mặt dụng học, nhưng lại là câu hỏi
gián tiếp về mặt ngữ pháp.
90
hình thức và ngữ dụng trong hai tập ngữ liệu gốc, được xây dựng từ
lời thoại trong kịch bản phim “Sóng ở đáy sông” và “Đông dương”
(Indochine).
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên sẽ không
bao gồm các câu hỏi nằm trong khuôn khổ các tam thoại (có ba chủ
thể giao tiếp khác nhau), những phát ngôn nghi vấn không có cấu trúc
hỏi, các yếu tố cận ngôn (ngôn điệu), các yếu tố ngoại ngôn (cử chỉ,
động tác, nét mặt ).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu này, nhóm đề tài sử dụng cả hai phương
pháp luận nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định tính thông qua việc khái quát những quan điểm
cơ bản về câu hỏi của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ điển hình
nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.
- Nghiên cứu định lượng thông qua việc thống kê, phân tích dữ
liệu nhằm đưa ra những nhận xét, bình luận về những tương
đồng và khác biệt về mặt hình thức và giá trị ngữ dụng của câu
hỏi trong hai thứ tiếng.
Để giải quyết những nhiệm vụ của nghiên cứu định lượng, nhóm
đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như so sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra
những bình luận, nhận xét có cơ sở khoa học.
5. Cơ sở xây dựng tập ngữ liệu gốc
Xây dựng được một tập ngữ liệu về câu hỏi từ các hội thoại thực
sẽ là cơ sở có độ tin cậy cao cho việc tiến hành một nghiên cứu về câu
hỏi, một hành động ngôn ngữ đặc biệt phức tạp. Tuy nhiên, đây là một
việc làm đầy khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và kinh
phí. Trong khuôn khổ một nghiên cứu đối chiếu về câu hỏi trong tiếng
Việt và tiếng Pháp, nhóm đề tài lựa chọn một phương pháp xây dựng
tập ngữ liệu gốc khả thi hơn thông qua việc thu thập ngữ liệu từ các
lời thoại trong kịch bản phim. Việc lựa chọn này dựa trên những cơ sở
sau đây:
- Về mặt lý thuyết: theo quan điểm của Kerbrat-Orecchioni (1996:
207-224) mặc dù các đối thoại tiểu thuyết (hoặc phim ảnh) thuộc loại
“nhân tạo” hay “hư cấu” (đối lập với hội thoại “tự nhiên”), nhưng lời
thoại tiểu thuyết (hoặc phim) là thuộc dạng văn nói và tương đối gần
với hội thoại thực. Mặt khác, lời thoại phim cung cấp rất nhiều loại
câu hỏi đa dạng.
91
- Về mặt thực tiễn, phương pháp lựa chọn ngữ liệu này cho phép thu
thập một khối lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn, điều
này hoàn toàn phù hợp với mối quan tâm của chúng tôi về tính kinh tế
và tính khả thi của nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
6.1. Về mặt lí luận, thông qua việc tìm hiểu, khái quát các quan điểm
cơ bản của các chuyên gia nghiên cứu về câu hỏi nhằm xây dựng
khung lí thuyết cho việc thu thập và phân tích số liệu, đề tài sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh về mặt lí thuyết của câu hỏi
trên bình diện hình thức (câu nghi vấn) và ngữ dụng (các giá trị ngôn
trung của câu hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
- Việc nghiên cứu khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ ở cấp độ cặp thoại
dưới góc độ dụng học, trong một chừng mực nào đó, sẽ cho thấy các
giá trị cơ bản và đa dạng của câu hỏi trong giao tiếp, mối quan hệ giữa
câu hỏi với câu trả lời, giữa người hỏi và người được hỏi và giữa câu
hỏi với tình huống giao tiếp.
- Việc khảo sát câu hỏi dựa trên cứ liệu lời thoại phim sẽ cho thấy
những giá trị, độ tin cậy cũng như những mặt hạn chế của cứ liệu văn
học trong phân tích diễn ngôn.
- Cuối cùng, việc so sánh đối chiếu một hành động ngôn ngữ (câu
hỏi) trong hai thứ tiếng có nguồn gốc văn hóa khác nhau sẽ cung cấp
thêm những thông tin, chứng cứ và đưa ra những giả định về tính phổ
quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp.
6.2. Về mặt thực tiễn, những kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần
chỉ rõ những tương đồng và khác biệt về mặt hình thức và ngữ dụng
của câu hỏi bằng ngôn từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp, làm tài liệu
quy chiếu cho những nghiên cứu đối chiếu khác về câu hỏi dựa trên cứ
liệu hội thoại “tự nhiên”.
Mặt khác, những hợp phần của đề tài có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo trong giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam ở bậc
đại học và sau đại học.
7. Những công bố liên quan đến đề tài
- Bài báo So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt hình thức trong tiếng
Việt và tiếng Pháp, đăng trên Tạp chí Ngoại ngữ của Đại học Quốc gia
Hà Nội, số 2/2008.
- Bài báo So sánh đối chiếu câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng trong
tiếng Pháp và tiếng Việt, dự kiến sẽ gửi đăng trên Tạp chí Ngoại ngữ
của Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/2009.
92
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính văn của đề tài được
chia thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về câu hỏi dưới góc độ hình thức và ngữ
dụng
Trong chương 1, nhóm thực hiện đề tài sẽ khái quát hóa những
quan điểm cơ bản về câu hỏi trên hai bình diện hình thức và ngữ
dụng của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ điển hình nhằm xây
dựng cơ sở lí luận cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 2: Nghiên cứu khảo sát câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng
Pháp dưới góc độ hình thức và ngữ dụng
Đây là chương trọng tâm và chính yếu của đề tài. Trước khi tiến
hành thống kê, phân loại dữ liệu, nhóm tác giả trình bày cơ sở
tiếp cận và xây dựng tập ngữ liệu gốc. Kết quả thống kê số liệu
trong hai tập ngữ liệu gốc sẽ được mô tả, phân tích, tổng hợp, so
sánh đối chiếu nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt về
mặt cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng của câu hỏi trong
tiêng Việt và tiếng Pháp.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ CÂU HỎI
DƯỚI GÓC ĐỘ HÌNH THỨC VÀ NGỮ DỤNG
Như đã trình bày ở trên, khi tiến hành nghiên cứu này, nhóm thực
hiện đề tài thật ấn tượng về số lượng và tính đa dạng của các lý thuyết
về câu hỏi. Để không đi quá xa so với mục tiêu chính đã được đề ra,
trong phần này tác giả đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu các lý thuyết
về câu hỏi mà chỉ tìm hiểu và tóm lược một số vấn đề cơ bản nhất trên
cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước nhằm xây dựng một
khung lí thuyết phục vụ cho việc thu thập và phân tích số liệu.
1.1. Xác định và mô tả câu hỏi dưới góc độ hình thức
1.1.1. Trong tiếng Pháp, các nhà ngữ pháp theo quan điểm truyền
thống như Jean Dubois và René Lagane (1973) dựa trên tiêu chí hình
thức để xác định và phân loại câu nghi vấn, theo đó câu nghi vấn đối
lập với các loại câu khác như câu kể, câu mệnh lệnh, câu cảm thán
và câu nghi vấn được chia thành nghi vấn trực tiếp/nghi vấn gián tiếp,
nghi vấn toàn bộ/nghi vấn bộ phận. Cũng như Jean Dubois và René
Lagane, Monnerie (1987) sử dụng những tiêu chí hình thái-cú pháp để
phân loại câu nghi vấn. Theo tác giả, trong tiếng Pháp, câu nghi vấn
được nhận diện từ những câu có một trong những dấu hiệu hình thức
93
sau: cụm từ “est-ce que”, đảo chủ ngữ hoặc láy lại chủ ngữ là danh từ
bằng một đại từ, các từ để hỏi, ngữ điệu (trong văn nói), trong văn
viết, câu hỏi luôn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).
Wagner và Pinchon (1991) cũng dựa trên những tiêu chí hình thức
để xác định và phân loại câu nghi vấn, theo đó câu nghi vấn mang
những đặc trưng sau: thể loại hỏi trực tiếp, gián tiếp hay gián tiếp tự
do, phạm vi hỏi toàn phần hoặc bộ phận, dấu hiệu hình thức, ý nghĩa
của các dấu hiệu đó.
Chúng tôi lựa chọn trích dẫn, như một ví dụ minh họa, nghiên cứu
của Wagne & Pinchon (1991:575-583) để trình bày câu nghi vấn trong
tiếng Pháp vì việc mô tả câu nghi vấn trên phương diện hình thức của
các tác giả này dường như rõ ràng và điển hình nhất. Wagne &
Pinchon chia câu hỏi thành câu hỏi toàn bộ và câu hỏi bộ phận.
1) Câu hỏi toàn bộ
a/ Câu hỏi có chứa đại từ nhân xưng
- Đại từ nhân xưng làm chức năng chủ ngữ.
[1] “T’es-tu bien amusée hier?” (G. Flaubert) (Bạn đã vui chơi
suốt ngày hôm qua phải không?)
- Đại từ nhân xưng thay thế cho một danh từ hoặc một đại từ làm
chủ ngữ.
[2] “Des champs est-il reparu?” (Diderot) (Những cánh đồng lại
xuất hiện ư?)
b/ Câu hỏi sử dụng ngữ điệu
[3] “Il se porte bien au moins?” (J. Anouilh) (Ít ra là anh ta vẫn
khỏe chứ?)
c/ Câu hỏi sử dụng “est-ce que”
[4] “Est-ce qu’elle ne m’aide pas dans le ménage?” (J. Giraudoux)
(Cô ta sẽ không giúp tôi việc nội trợ ư?)
2) Câu hỏi bộ phận.
a/ Hỏi thành phần chủ ngữ.
[5] “Qui te l’a dit?” (Racine) (Ai đã nói với anh điều đó?)
[6] “Quel sot t’a donné cet ordre?” (Beaumarchais) (Kẻ ngu ngốc
nào đã ra lệnh cho anh thế?)
[7] “Est-ce vous qui êtes monsieur Bossuet?” (V. Hugo) (Ông có
phải là Bossuet không?)
b/ Hỏi thành phần vị ngữ.
- Câu hỏi đảo chủ-vị.
[8] “Qui es-tu? Quelle sorte d’homme est-ce” (Anh là ai? Anh là
dạng người nào vậy?)
94
[9] “Quel est votre petit nom” (G. Flaubert) (Tên của anh là gì
vậy?)
- Câu hỏi sử dụng ngữ điệu.
[10] “Toi tu es comment” (J. Giraudoux) (Anh thế nào rồi?)
- Câu hỏi sử dụng “est-ce que”
[11] “Qui est-ce que vous êtes?” (Ông là ai?)
[12] “Qu’est-ce que je deviens, moi?” (J. Anouolh) (Tôi đã trở
thành gì?)
c/ Hỏi thành phần tân ngữ.
- Câu hỏi đảo chủ-vị.
[13] “Que prétends-tu encore?” (J. Giraudoux) (Bạn còn đòi hỏi
cái gì nữa?)
- Câu hỏi sử dụng ngữ điệu.
[14] “Tu as combien de jours de permission?” (J. Giraudoux) (Bạn
có bao nhiêu ngày phép?)
- Câu hỏi sử dụng “est-ce que”
[15] “Qui est-ce que vous avez rencontré? - Qu’est-ce que vous
dites?” (Ông đã gặp ai? Ông nói gì?)
[16] “Qu’est-ce que tu ferais dans ces villages de la plaine?” (A.
Chamson) (Bạn sẽ làm gì trong những ngôi làng ở đồng bằng?)
- Câu hỏi hỏi thành phần trạng ngữ
+ Câu hỏi sử dụng cấu trúc đảo chủ vị
[17] “Comment t’appelles-tu?” (J. Giraudoux) (Bạn tên là gì?)
+ Câu hỏi sử dụng “est-ce que”
[18] “Comment est-ce que qu’il va? - Où est-ce qu’il travaillle?”
(Nó có khỏe không? - Nó làm việc ở đâu?)
[19] “Comment est-ce que vous appelez ce monument gigantesque
que vous avez là au bout de la rue?” (Victor Hugo) (Anh gọi
công trình khổng lồ ở góc phố là gì nhỉ?)
Nói chung, khi giao tiếp người ta ít dùng dạng câu hỏi đảo chủ vị.
Dạng câu hỏi này chủ yếu được dùng trong văn viết. Tuy nhiên cũng
không phải hoàn toàn như vậy.
Trong ngôn ngữ tiểu thuyết, kể chuyện hay hồi ký, để phân biệt
với ngôn ngữ nói, phần lớn dạng câu hỏi sử dụng “est-ce que” hay câu
hỏi sử dụng ngữ điệu đều có phần phụ làm rõ chủ ngữ.
[20] “Quel âge est-ce qu’elle a, votre sœur?” (G. Sand) (Chị gái
anh bao nhiêu tuổi?)
[21] “Vous reviendrez demain, n’est-ce pas, madmoiselle Fischer?”
(H. De Balzac) (Ngày mai cô sẽ quay trở lại chứ tiểu thư
Fichischer?)
95
Tóm lại, các nhà ngữ pháp theo quan điểm truyền thống của Pháp
đã tương đối thống nhất trong việc sử dụng tiêu chí hình thức để nhận
diện và phân loại câu hỏi, theo đó câu hỏi mang một trong các dấu
hiệu hình thức sau:
a/ Câu hỏi toàn bộ:
- “est-ce que” đứng đầu câu hoặc “hein?”, “non?” hay “n’est-ce
pas?” ở cuối câu,
- Đảo chủ - vị,
- Sử dụng ngữ điệu hỏi (lên giọng cuối câu) trong văn nói, dấu
(?) trong văn viết.
b/ Câu hỏi bộ phận:
- Sử dụng từ để hỏi, có thể đi kèm hoặc không đặc ngữ “est-ce
que”:
+ tính từ hỏi: “quel (nào)”,
+ trạng từ hỏi: “quand (khi nào)”, “où (đâu)”, “pourquoi (tại
sao)”, “combien (bao nhiêu)”, “comment (thế nào)”,
+ đại từ hỏi : “qui (ai)”, “que/quoi (gì)”, “lequel/laquelle (cái
nào)”.
1.1.2. Vậy trong tiếng Việt, câu nghi vấn được nhận diện và phân loại
như thế nào về mặt hình thức?
Theo Nguyễn Kim Thản (1975:224-225), câu nghi vấn trong tiếng
Việt không khác câu khẳng định ở trật tự cú pháp. Nó chỉ khác là
trong câu nghi vấn có xuất hiện các đại từ hỏi hoặc ngữ thái từ đặc
thù. Cần lưu ý rằng ngữ điệu không phải là dấu hiệu duy nhất để nhận
biết câu hỏi. Trên thực tế, trong văn viết, nhất là trong văn học đôi khi
tác giả có thể dùng dấu chấm hỏi vào cuối một câu khẳng định. (Tôi? -
“Moi”), cách thức này không thể áp dụng trong văn nói.
Cũng như các nhà ngữ pháp Pháp, tác giả đề xuất những dấu hiệu
hình thái-cú pháp của câu nghi vấn để phân biệt với câu khẳng định
mà không đưa ra định nghiã câu nghi vấn chân chính.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983:202), các tác giả lại định
nghĩa câu nghi vấn dựa trên việc giải thích về mặt ngữ nghĩa của thuật
ngữ, theo đó, “Hỏi là đặt một câu hỏi nói chung để yêu cầu một câu
trả lời”.
Diệp Quang Ban (1998:226) dựa trên mục đích sử dụng lại cho
rằng câu hỏi thường được dùng để diễn đạt một điều không biết hoặc
còn chưa chắc chắn nhằm nhận được một câu trả lời, một lời giải thích
từ người nhận được câu hỏi.
96
Như vậy, các tác giả đã nêu trên đây mới chỉ đưa ra những tiêu chí
phân loại câu nghi vấn cũng như các dấu hiệu riêng về ngữ âm, từ
vựng và cú pháp của câu hỏi, chứ chưa đưa ra một định nghĩa đích
thực nào, và câu hỏi được xem xét như một hiện tượng ngôn ngữ
trong một hệ thống khép kín.
Mô tả câu hỏi trong tiếng Việt.
Trong phần này, chúng tôi trích dẫn nghiên cứu của Nguyễn Kim
Thản (1975) để giới thiệu các dạng câu hỏi tiếng Việt. Theo tác giả, về
hình thức câu hỏi tiếng Việt có thể chia thành 3 loại.
a/ Câu hỏi toàn bộ: thông tin cần hỏi liên quan đến giá trị thật của
toàn bộ nội dung mệnh đề. Câu hỏi toàn bộ được hình thành từ câu kể
nhờ một số cách thức sau:
- Thêm vào cuối câu kể một số ngữ thái từ chuyên dụng như à, ư,
chăng, chắc, chứ hoặc đấy à, đấy ư Ví dụ:
Câu kể Câu hỏi
[22] Tôi đi - Tôi đi à?
[23] Nó quên - Nó quên ư?
[24] Bé hát - Bé hát chứ?
[25] Nó biết điều đó - Nó biết điều đó chăng?
- Thêm có hoặc đã vào trước thành phần vị ngữ và thêm không
hoặc chưa vào cuối câu kể:
Câu kể Câu hỏi
[26] Anh Nam đến đây Anh Nam có đến đây không?
Anh Nam đã đến đây chưa?
- Thêm cụm từ hỏi (có) phải không hoặc (có) được không vào cuối
câu kể:
Câu kể Câu hỏi
[27] Anh (sẽ) đi. Anh đi (có) phải không?
Anh đi (có) được không?
b/ Câu hỏi bộ phận: Thông tin cần hỏi chỉ liên quan đến một bộ phận
của câu. Để hình thành dạng câu hỏi này, đại từ nghi vấn được sử
dụng để thay thế cho một thành phần của câu. Ví dụ:
[28] Ai đi?
[29] Đâu là chân lý?
[30] Nó thế nào?
[31] Mày làm gì?
[32] Bao giờ nó đến?
[33] Nó đến bao giờ?
[34] Tại sao hôm qua anh không đến họp?
97
Trong văn nói, để diễn đạt sắc thái tôn trọng, lịch sự hoặc thân
mật, câu hỏi trong tiếng Việt thường được đi kèm với một số từ chỉ
tình thái. Những từ này làm giảm sắc thái gay gắt thường thấy ở các
câu hỏi ngắn. Vì vậy việc sử dụng các từ tình thái này là rất cần thiết
để đặt câu hỏi để đảm bảo sự lịch sự trong giao tiếp.
[35] Ai đi? - Ai đi ạ? (Câu hỏi lịch sự)
[36] Ai đi đấy nhỉ? (Câu hỏi thân mật)
c/ Câu hỏi lựa chọn: Người hỏi đặt câu hỏi nhằm mục đích yêu cầu
người trả lời lựa chọn một trong số các thành phần cho sẵn trong câu
hỏi. Dạng câu hỏi này được hình thành với liên từ hay, hay là. Để tạo
nên câu hỏi loại này có những cách thức sau:
- Hai từ hoặc hai cụm từ tạo nên sự lựa chọn được nối với nhau
bằng liên từ hay, hay là. Ví dụ:
[37] Anh hay tôi đi?
[38] Anh đi hay ở?
[39] Anh đi nhanh hay đi chậm?
[40] Hôm nay hay ngày mai anh đi?
[41] Anh đi hay tôi đi?
- Sử dụng từ hỏi sao, có thể đi kèm hoặc không với từ hay sau câu
phủ định. Ví dụ:
[42] Anh không đi (hay) sao?
[43] Không phải nó làm (hay) sao?
- Từ hoặc cụm từ được hỏi được đặt giữa có và hay không, đã và
hay chưa, có phải và không, đã phải và chưa. Ví dụ:
[44] Anh có đi hay không?
[45] Anh đã đi hay chưa?
[46] Anh có nấu cơm hay không?
[47] Anh đã nấu cơm hay chưa?
Như vậy, câu hỏi trực tiếp trong tiếng Việt được hình thành nhờ
những cách thức sau:
- Sử dụng đại từ nghi vấn
- Sử dụng ngữ thái từ ở cuối câu kể
- Sử dụng liên từ trong câu lựa chọn
- Sử dụng các từ nối.
Cần chú ý là, không giống như tiếng Pháp, trật tự của câu hỏi
trong tiếng Việt không thay đổi có nghĩa là chủ ngữ luôn đứng trước
vị ngữ. Trong một số trường hợp, có sự khác biệt về nghĩa khi từ để
hỏi đứng đầu hay đứng cuối câu. Ví dụ:
[48] - Bao giờ nó đến? Quand viendra-t-il? (Tương lai)
[49] - Nó đến bao giờ? Quand est-il venu? (Quá khứ)
98
Mặc dù có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận và nghiên
cứu câu hỏi như một cấu trúc ngôn ngữ trong một hệ thống khép kín,
song việc xác định và phân loại câu hỏi dưới góc độ hình thức của các
nhà ngữ pháp truyền thống Pháp và Việt, theo chúng tôi, là cần thiết
và không thể bỏ qua, vì nó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về
câu hỏi trên các bình diện khác. Chúng tôi sẽ sử dụng những tiêu chí
phân loại này để tiếp cận, thu thập và phân tích số liệu các câu hỏi
trong tiếng Pháp và tiếng Việt trong khuôn khổ nghiên cứu này.
1.2. Sự cần thiết phải mô tả câu hỏi dưới góc độ phát ngôn
Chúng tôi chia sẻ quan điểm của A. Borillo (1978) và của
Richard-Zappella (1990:151) cho rằng những đặc điểm về hình thức
chưa đủ để lập ra những tiêu chí phân loại câu hỏi; thật vậy, có một
khoảng cách nào đó giữa một phát ngôn được xác định dưới góc độ cú
pháp như một câu hỏi hay câu kể và lực ngôn trung của nó. Chính vì
vậy, một câu đã được xác định theo tiêu chí hình thức là câu hỏi hoàn
toàn có thể mang lực ngôn trung khác và hoạt động như một câu
khẳng định hoặc một câu mệnh lệnh. Lyon (1970) đã từng nhận định
là rất khó để có thể phân loại một số câu.
“Thật vậy, một câu có hình thức giống câu hỏi như “Bạn muốn
đến đây đây không?” lại có thể tương đương về mặt ngữ nghĩa
với một câu mệnh lệnh “Hãy đến đây! Bạn muốn chứ?”, và thật
khó để xếp câu này vào một dạng thức nhất định” (1970:236)
2
Vì vậy, việc miêu tả câu hỏi dưới góc độ hình thái-cú pháp và hệ
quả của nó sẽ không cho phép thấy rõ hết các dạng thức của câu hỏi,
cũng như không cho phép nhận ra các cơ chế mà qua đó các dạng thức
câu hỏi được phân định một cách khác nhau và hoạt động theo các
tiêu chí lập luận-ngữ nghĩa.
Mặt khác, nếu cho rằng câu hỏi trực tiếp là câu độc lập và câu hỏi
gián tiếp là câu chính phụ thì chưa đủ để nhận ra hết các tính chất phát
ngôn của từng loại câu này.
Nếu phân tích sâu hơn một chút, nghĩa là nếu ta không giới hạn
việc miêu tả câu hỏi ở cấu trúc hình thức, ta sẽ nhận thấy “hỏi” nghĩa
là “hành động” để đạt được một mục tiêu nào đó xét về mặt diễn
ngôn. Điều này đòi hỏi ở người nói hai việc, vừa phải tính đến mặt nội
2
Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “En fait, une phrase
manifestement interrogative comme “Veux-tu venir ici?” ( ) peut être
équivalente sémantiquement à la phrase impérative “Viens ici, veux-tu?”
( ) et on a du mal à la classer dans une modalité plus qu'une autre”
(1970:236).
99
dung lẫn ý nghĩa mà anh ta đưa vào nội dung biểu đạt. Đây cũng là
công việc đồng thời của người nghe vì anh ta phải hiểu được ý nghĩa
hàm ẩn trong nội dung câu hỏi.
Theo Richard-Zappella (1990), dường như thật khó có thể nghiên
cứu câu hỏi mà không đặt câu hỏi vào mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau
giữa cú pháp, ngữ nghĩa và phát ngôn. Nhận định này cùng chung
quan điểm với A. Borillo (1978:3) khi cho rằng cần thiết phải tính đến
lực ngôn trung của phát ngôn:
“Việc diễn giải nội dung mệnh đề của câu hỏi phải đi kèm với
việc diễn giải ý nghĩa hàm ẩn mà người hỏi muốn ám chỉ. Để
làm được điều đó cần phải hiểu được dụng ý của người hỏi trên
phương diện là một hành động ngôn ngữ được phát ngôn trong
một tình huống diễn ngôn cụ thể. Nói cách khác, phải nhận biết
được hiệu lực ngôn trung của câu được phát ngôn.”
3
Việc nhắc lại nhận định trên của A. Borillo (1978) là cần thiết vì
một mặt, nhận định này cho thấy những giới hạn của nghiên cứu mô tả
câu hỏi theo ngữ pháp truyền thống, mặt khác, tác giả còn làm sáng tỏ
một số mối quan hệ, thiết lập tính hợp lệ của một số phạm trù tương
đồng như sự tồn tại của các yếu tố từ vựng và việc biểu hiện của một
số hiệu lực phát ngôn.
A. Borillo coi cấu trúc nghi vấn trực tiếp như một dạng phái sinh
của cấu trúc nghi vấn gián tiếp khi động từ của câu hỏi gián tiếp có giá
trị ngữ vi yêu cầu thông tin; hai loại mệnh này có sự tương đồng về
nghĩa, đặc biệt là sự tương đồng giữa động từ ngữ vi trong câu hỏi
gián tiếp và các yếu tố ngữ điệu trong câu hỏi trực tiếp.
Xét dưới góc độ này, sự phân biệt câu hỏi trực tiếp và gián tiếp lại
nằm ở một cấp độ khác, đó là sự tồn tại hay không của động từ ngữ vi,
cụ thể là động từ demander (hỏi) và dire (nói) gắn với khái niệm “yêu
cầu thông tin”.
Cách nhìn nhận này cho phép tác giả chia câu hỏi thành hai loại
sau:
- Tất cả các câu hỏi gián tiếp mà động từ dẫn do nghĩa từ vựng
hay cách sử dụng không thể đóng vai trò ngữ vi;
3
Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “A l'interprétation du
contenu propositionnel de l'interrogation doit s'ajouter l'interprétation de
la signification que se propose de lui donner le locuteur. Pour cela, il
faut comprendre l'emploi qu'il veut en faire, en tant qu'acte de langage,
dans la situation particulière de discours où il l'énonce. En d'autres
termes, il faut reconnaître la valeur illocutoire de la phrase énoncée”.
100
- Các câu hỏi gián tiếp có giá trị ngữ vi và các câu hỏi trực tiếp
tạo thành một tổng thể dưới tất cả các dạng thức của nó.
Khi ta có các phát ngôn (chúng tôi trích dẫn những ví dụ của tác
giả):
[50]a. - “Dites-moi si vous partez!” (Nói cho tôi biết liệu anh có đi
không!)
[51] - “Je vous demande si vous partez.” (Tôi hỏi anh liệu anh có
đi không.)
[52] - “Est-ce que vous partez?” (Anh có ra đi không?)
[53]b. - “Je vous dirai si je pars” (Tôi sẽ nói với anh là tôi có đi
không)
[54] - “Il m'a demandé si je partais” (Anh ta đă hỏi tôi xem tôi có
đi không)
[55] - “On verra s'il part ou s'il reste” (Người ta sẽ biết là anh ta đi
hay ở)
Nếu muốn phân biệt các phát ngôn này dựa trên những đặc tính
biến đổi của chúng, chúng ta nhận ra ngay rằng cũng có thể phân biệt
các phát ngôn đó dựa trên hiệu lực ngôn trung. Các câu trong ví dụ (b)
không có hiệu lực ngôn trung mà các câu trong ví dụ (a) diễn tả.
Như vậy, một mệnh đề về mặt cấu trúc cú pháp được coi như là
mệnh đề hỏi có thể được hiểu dưới góc độ hiệu lực ngôn trung trên
một trục đi từ “yêu cầu thông tin” tới “mệnh lệnh” thông qua “một
yêu cầu xác nhận”.
Nếu, theo nguyên tắc, việc người nói thông qua một hành vi hỏi
về mệnh đề (P) kêu gọi người đáp trả lời về một điều gì đó, cũng đồng
nghĩa với việc người hỏi thể hiện rằng anh ta không có khả năng hay
không biết về điều đó; nhưng theo tình huống giao tiếp, câu hỏi còn có
thể mang một ý nghĩa khác.
Nói cách khác, một câu hỏi không phải nhất thiết chỉ có giá trị hỏi
thông tin, trên thực tế, câu hỏi cũng có thể biểu đạt một sự khẳng định
hoặc phủ định.
[56] - A: Ne m’aimez-vous pas? (Bà không yêu tôi phải không?)
[57] - B: N’est-elle pas ridicule de s’attacher tant à un chat? (Bà
ta chẳng thật buồn cười hay sao mà lại gắn bó với một con
mèo như thế?)
Ví dụ A gần giống như một câu nhấn mạnh, gây áp lực mà ta có
thể thấy dưới dạng “Vous m’aimez, n’est-ce pas?” (Bà yêu tôi, không
phải vậy hay sao?). Còn trong ví dụ B, câu hỏi được dùng để kiểm tra
lại sự đồng thuận của người đáp.
101
Ngược lại, một câu hỏi không phủ định lại có giá trị phủ định
mạnh. Ví dụ câu hỏi:
[58] - “Est-il pensable que vous n’oubliez rien?” (Có thể nghĩ là
anh không quên gì chứ?)
có nghĩa là điều đó hoàn toàn không bao giờ xảy ra. Trong trường hợp
các ví dụ trên đây, ngữ pháp truyền thống sử dụng khái niệm câu hỏi
thực và câu hỏi giả.
Như vậy, những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các câu hỏi
trong những ví dụ trên không thuộc phạm vi cấu trúc mà thuộc phạm
trù biến đổi lực ngôn trung do tình huống giao tiếp tạo nên. Không
phải luôn có sự đồng nhất giữa hình thức của phát ngôn với chức năng
của phát ngôn trong diễn ngôn. Trên thực tế, có những câu hỏi thực
không hề mang cấu trúc hỏi và có những câu mang cấu trúc hỏi lại
hoàn toàn không phải là câu hỏi thực.
Việc người hỏi đưa ra một phát ngôn hỏi và phát ngôn đó được
hiểu đúng theo lực ngôn trung phụ thuộc vào cả những cơ chế hình
thức lẫn chuẩn mực trong hoạt động giao tiếp, tức là những quy tắc
phi ngôn ngữ. Đó chính là những quy ước xã hội chế định tương tác
hội thoại mà chủ thể giao tiếp cần phải biết.
Chính vì vậy không thể nghiên cứu câu hỏi mà không nghiên cứu
mối quan hệ giữa người hỏi và người đáp.
J. Milner (1973:17) đã đưa ra quan điểm của mình khi định nghĩa
câu hỏi:
“Cho dù đưa ra một định nghĩa sơ lược thế nào về câu hỏi thì
định nghĩa đó không thể được xem xét mà không dựa trên mối
quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe: người ta đã
chỉ ra rằng việc phát ngôn đơn thuần những câu hỏi phải được
đưa về cặp hỏi đáp trong đó có một câu hỏi và một câu trả lời
tiềm ẩn.”
4
Như vậy, mọi câu hỏi đều đồng thời đặt người hỏi và người đáp
vào tình huống giao tiếp, hay nói một cách chính xác hơn là người hỏi
phát ngôn một câu hỏi dựa trên những gì anh ta nghĩ về tình huống
4
Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Quelle que soit la
définition minimale qu'il faudra proposer de l'interrogation, elle devra
comporter qu'on ne peut l'interpréter en dehors du rapport
interpersonnel entre un locuteur et un auditeur: on a pu montrer que la
formulation même des seules questions doit être ramenée au couple d'une
certaine demande et d'une "réponse virtuelle”.
102
giao tiếp, về khả năng của người đáp và cả về điều mà anh ta mong
đợi ở người đáp.
Từ những phân tích này, Richard-Zappella (1990:160) đi đến nhận
định rằng việc phân chia sự “(hiểu) biết” giữa người hỏi và người
được hỏi về mệnh đề xác tín của câu hỏi dường như tạo nên tiêu chí
phân biệt các giá trị khác nhau của câu hỏi. Theo quan điểm này, tác
giả đã tập hợp các giá trị khác nhau của câu hỏi vào bảng tra hai cửa
5
(tableau à double entrée) dưới đây dựa trên việc phân ba khái niệm
“(hiểu) biết” (hiểu biết, hiểu biết mờ nhạt, không hiểu biết) của người
hỏi (theo trục ngang) và người đáp (theo trục dọc).
Người hỏi
Người đáp
KHÔNG BIẾT BIẾT MỜ NHẠT BIẾT
KHÔNG
BIẾT
Mais qu'est-ce
qu’on fait ici ?
(người ta làm gì ở
đây thế ?)
(Không chờ đợi
câu trả lời)
1
T’ai-je dit que Pierre
était venu ?
(Tôi đã nói với cậu là
Pierre đã đến rồi chưa
nhỉ?)
Sais-tu que P. est venu ?
(Cậu có biết Pierre đến rồi
không ?)
3
BIẾT MỜ
NHẠT
Pierre ne serait-il
pas venu ?
(Pierre có lẽ không
đến ư ?)
4 5
BIẾT
Pierre est-il venu ?
(Câu hỏi yêu cầu
thông tin)
6
Pierre n’est-il
pas venu?
(Pierre không
đến sao ?)
(Câu hỏi yêu cầu
xác nhận)
7
Pierre n'est-il pas venu ?
(Pierre mà lại không đến
à ?)
8
BIẾT ?
Question d'examen
(Câu hỏi kiểm tra)
5
Bảng tra hai cửa cho thấy giá trị của mỗi thông số ở giao điểm một
dòng hay một cột.
103
Bảng 1: Mô tả các giá trị phát ngôn của câu hỏi dựa trên việc
phân chia “Hiểu biết” giữa các chủ thể giao tiếp
1. Phẫn nộ: Người hỏi không chờ đợi câu trả lời.
3. Người hỏi cung cấp một thông tin cho người được hỏi thông qua
câu hỏi.
4. Người hỏi và người đáp bình đẳng, người hỏi tìm kiếm câu trả lời.
5. Hỏi vờ: Hình tam giác này có lẽ không đặc biệt phải không?
6. Yêu cầu thông tin.
7. Hỏi để yêu cầu xác nhận.
8. Câu hỏi tu từ.
Tóm lại, giống như mọi hành vi ngôn ngữ khác, một câu hỏi
không thể được diễn giải nếu không tính đến mối quan hệ liên nhân
giữa người hỏi và người được hỏi, câu hỏi được biểu đạt để gửi cho ai
đó. Các giá trị ngôn trung rút ra được qua phân tích sự hoạt động của
câu hỏi dưới góc độ phát ngôn trên cơ sở sự phân ba khái niệm “(hiểu)
biết” của người hỏi và người được hỏi sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng
trong nghiên cứu câu hỏi với tư cách là một hành động ngôn ngữ trong
giao tiếp.
Trên cơ sở những nhận xét và phân tích trên đây về sự cần thiết
phải tiếp cận và xem xét câu hỏi dưới góc độ phát ngôn, chúng tôi tiến
hành tìm hiểu các giá trị ngôn trung của câu hỏi thông qua các nghiên
cứu của các tác giả đi trước nhằm xây dựng một khung lí thuyết cho
việc khảo sát câu hỏi trên bình diện ngữ dụng trong tiếng Pháp và
tiếng Việt.
1.3. Nghiên cứu câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học
1.3.1. Định nghĩa
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu
định nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học của hai tác giả
điển hình sau đây:
Trong một nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động
ngôn ngữ trong giao tiếp, Kerbrat-Orecchioni (1991:14) cho rằng
“câu hỏi là phát ngôn được đưa ra nhằm mục đích chính là nhận
được một thông tin từ người được hỏi”.
Như vậy, quan điểm này của tác giả hàm ẩn hai luận điểm sau:
- Cần thiết phải đối lập câu hỏi (yêu cầu một thông tin) với câu kể
(cung cấp một thông tin) và đối lập hành vi yêu cầu một lời nói (hành
vi hỏi) với hành vi yêu cầu một hành động (hành vi thỉnh cầu).
104
- Hành vi hỏi và hành vi thỉnh cầu thuộc cùng một nhóm hành vi
cao hơn, đó là hành vi yêu cầu.
Điều này có thể được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
ĐIỀU KHIẾN XÁC TÍN
YÊU CẦU TRƯỜNG HỢP KHÁC XÁC TÍN
Hỏi Thỉnh cầu
Sơ đồ 1: Hành vi hỏi trong mối tương liên vói các hành vi quanh nó
Cao Xuân Hạo (1991:212) lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu
và dựa trên khái niệm giá trị ngôn trung, đã định nghĩa câu hỏi chính
danh như sau: Câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu
trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự
tình được tiền giả định là hiện thực.
Hai định nghĩa trên của hai tác giả có quốc tịch khác nhau, dựa
trên các ngôn ngữ quy chiếu khác nhau, được công bố cùng một thời
điểm (1991), có sự trùng hợp kỳ lạ về quan điểm. Tìm hiểu về sự
trùng hợp về quan điểm này chúng tôi thấy hai tác giả trên đã chia sẻ
quan điểm nghiên cứu về câu hỏi chính danh
6
với Borillo (1978),
Schegloff (1980), Ducro (1981, 1983) và Gofman (1987).
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ dựa trên định
nghĩa của hai tác giả trên làm cơ sở để phân biệt giá trị ngôn trung đặc
thù của câu hỏi (yêu cầu một thông tin) so với những giá trị ngôn
trung khác của hành động ngôn ngữ này.
1.3.2. Phân loại câu hỏi trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt theo
quan điểm ngữ dụng
Khi tiến hành nghiên cứu này, nhóm đề tài dự định xây dựng một
bảng phân loại các dạng câu hỏi trong tiếng Pháp và tiếng Việt dưới
góc độ ngữ dụng, để làm cơ sở cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một số bảng phân loại của các tác
giả Pháp và Việt nhằm đề xuất một bảng phân loại tổng hợp phù hợp
nhất cho vấn đề nghiên cứu.
1.3.2.1. Phân loại câu hỏi trong tiếng Pháp
6
Theo thuật ngữ của Cao Xuân Hạo (1991)
105
1) Sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ quy chiếu, Kerbrat-Orecchioni
(1991:18-23) cho rằng có bao nhiêu tiêu chí phân loại thì có thể lập ra
bấy nhiêu bảng phân loại câu hỏi, cụ thể các tiêu chí phân loại có thể là:
a/ Thành tố của câu mà câu hỏi nhắm vào: dựa trên tiêu chí này,
người ta phân biệt câu hỏi bộ phận và câu hỏi toàn bộ, câu hỏi lựa
chọn chỉ là một trường hợp đặc biệt của câu hỏi toàn bộ.
b/ Tiêu chí hình thức: dựa trên tiêu chí này, ta có thể phân loại câu
hỏi tùy theo phát ngôn có chứa hay không một cấu trúc hỏi, như vậy ta
sẽ có hành vi hỏi trực tiếp và hành vi hỏi gián tiếp.
c/ Mối quan hệ giữa câu hỏi với ngữ cảnh đúng ngay trước nó, với
tiêu chí này ta có thể có loại câu hỏi-đáp. Theo Borillo (1978:674 sqq)
thì loại câu hỏi này bao hàm cả câu hỏi-vọng (question-écho).
d/ Bản chất của thông tin được yêu cầu: với tiêu chí này ta có câu hỏi
“điều tiết” hoặc câu hỏi “siêu giao tiếp”.
e/ Khung cảnh phát ngôn của câu hỏi: tiêu chí này có tính đến cặp
câu hỏi-câu trả lời trong mối quan hệ với những đặc điểm của người
hỏi và người trả lời.
f/ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: thường là một cấu trúc hỏi trong chu
cảnh giao tiếp nhất định có giá trị ngôn trung khác với giá trị yêu cầu
một thông tin, chẳng hạn như xác tín gián tiếp, thỉnh cầu gián tiếp,
v.v
Như vậy, dựa theo quan điểm của Kerbrat-Orecchioni, ta có thể
phân loại câu hỏi tùy theo các loại tiêu chí khác nhau, hay nói cách
khác, với mỗi loại tiêu chí phân loại (hay một góc độ nghiên cứu) ta
có một bảng phân loại câu hỏi nhất định.
Quan điểm phân loại câu hỏi của Kerbrat-Orecchioni đưa ra như
đã trình bày trên đây mang tính chất tổng quan chứ không đi sâu vào
vào một bảng phân loại nhất định dựa trên một loại tiêu chí cụ thể nào.
2) Với suy nghĩ làm sao có thể xác định tối đa các giá trị ngôn trung
của câu hỏi nhằm xem xét các dạng thức khác nhau của câu hỏi thăm
dò, trên cơ sở những nghiên cứu của các chuyên gia về câu hỏi,
Richard-Zappella (1990:164-178) đã phân biệt 10 loại câu hỏi trong
tiếng Pháp dựa theo những giá trị phát ngôn của chúng trong giao tiếp.
1- Câu hỏi-yêu cầu thông tin, Ví dụ:
[59] Tu pars quand, en France? J’ai un courrier à te confier. (Khi
nào anh đi Pháp? Tôi có một phong thư nhờ anh chuyển hộ.)
Đây là một phát ngôn, theo định nghĩa của Kerbrat-Orecchioni
(1991), nhằm có được thông tin từ người được hỏi.
106
2- Câu hỏi-yêu cầu xác nhận thông tin (hay mong muốn người được
hỏi đồng thuận với thông tin đưa ra) (Question de confirmation). Ví dụ:
[60] Tu as bien envie de sortir? (Anh vẫn muốn ra đi phải không?)
(Câu trả lời người hỏi chờ đợi là “vâng”)
[61] Tu n’es donc pas parti? (Vậy là em đã không ra đi ư?) (Câu
trả lời người hỏi chờ đợi là “không”)
Nguồn: A. Grésillon (1981: 66)
Trong trường hợp này, hỏi nhằm khẳng định lại một giả thiết chứ
không phải để yêu cầu một thông tin mà người hỏi không biết. Khi đặt
câu hỏi này, người hỏi không chờ đợi có được một thông tin từ phía
người trả lời mà mong muốn người trả lời khẳng định lại hoặc xác
thực lại giả thiết ban đầu về sự tình đưa ra.
3- Câu hỏi-thông báo (question notificative)
[62] “Tu te rappelles pas qu’il y avait un arbre ici autrefois?”
(Anh không nhớ là trước đây đã có một cái cây ở đây ư?)
A. Borillo (1978:617)
Theo A.Borillo, câu hỏi loại này không được xây dựng trên cấu
trúc cú pháp của câu nghi vấn nhưng lại được cấu tạo với một lớp
động từ dẫn nhất định như savoir (biết), voir (nhìn), entendre (nghe),
remarquer (nhận thấy), se souvenir (nhớ). Với loại câu hỏi này, người
nói hỏi xem người nghe có biết, có nhớ một sự kiện nào đó thì đồng
thời lại báo cho người nghe hay cung cấp cho người nghe thông tin về
sự kiện đó: như vậy câu hỏi dạng này không nhằm tìm kiếm thông tin
mà ngược lại cung cấp thông tin.
Về mặt hình thức, câu hỏi loại này nhằm yêu cầu xác nhận thông
tin bằng từ “si” (liệu) nhưng việc truyền tải thông tin cùng với động từ
dẫn đã đem lại giá trị ngôn trung khác. Vì vậy A. Borillo đã xếp
những câu hỏi này vào loại câu hỏi thông báo chứ không phải loại câu
hỏi tu từ phủ định.
4- Câu hỏi-yêu cầu hành động (Question de demande d’agir ou de
proposition de faire)
[63] - “Pourquoi ne pas rejoindre les autres?” ou “On y va?” (Tại
sao lại không gặp lại những người khác? - Chúng ta đi thôi
chứ?)
[64] - “Tu peux me passer le sel?” (Anh có thể đưa cho tôi lọ muối
được không?)
Những câu hỏi loại này không hàm ý yêu cầu một câu trả lời bằng
ngôn từ mà yêu cầu một hành động. Khi biểu đạt một lời đề nghị dưới
dạng một câu nghi vấn, người hỏi dường như buộc người được hỏi
107
làm một việc gì đó, thực hiện một hành động cụ thể được nêu ra trong
câu hỏi. Nếu người được hỏi đưa ra một câu trả lời bằng ngôn từ thì
người hỏi sẽ không thực hiện được ý định giao tiếp, tình huống giao
tiếp này là thất bại.
5- Câu hỏi-đáp (Question-réplique)
Khác với những dạng câu hỏi trên đây, câu hỏi loại này thực sự
mở đầu cho việc đặt ra một loạt các câu hỏi tiếp theo. Thật vậy, với
câu hỏi-đáp, người hỏi muốn trở lại một mệnh đề xác tín hay một câu
hỏi nêu ra trước đó nhằm tiến triển thêm trong lập luận của mình. Câu
hỏi-vọng (question-écho) là một ví dụ điển hình của dạng câu hỏi-đáp.
[65] Loc 1: Je t’ai vu hier.
Loc 2: Tu m’as vu hier?
Chủ thể giao tiếp 1 đưa ra một thông tin, chủ thể giao tiếp 2 thấy
nghi ngờ, bối rối về thông tin này liền đưa ra câu hỏi dựa trên mệnh đề
xác tín của thông tin, câu hỏi này có vai trò khởi động cặp thoại, làm
cho chủ đề giao tiếp được tiến triển.
6- Câu hỏi-kết thúc (question clôturante)
[66] Loc.1- Q1: Mais alors, vous êtes brouillé?
Loc.2 - R = Q2: Brouillé? Pourquoi veux-tu que nous soyons
brouillés?
(- Thế là anh lại giận à?
- Giận? Tại sao cậu lúc nào cũng muốn chúng ta giận nhau
thế?) J. et J.C. Milner (1975)
Giống như câu hỏi tu từ, câu hỏi kết thúc dạng Q2 đã giới hạn tối
đa biên độ câu trả lời, nói cách khác, câu hỏi dạng này giảm khả năng
can thiệp của người được hỏi. Người đối thoại từ chối không tham gia
vào vấn đề mà người hỏi đề cập và vì thế kết thúc giao tiếp. Câu hỏi-
kết thúc (Q2) được đưa ra để đáp lại một câu hỏi trước đó (Q1) được
chủ thể giao tiếp L1 coi như câu hỏi tu từ. Chủ thể giao tiếp L2 tỏ ý
phản đối lại lối nói tu từ cường điệu này.
7- Câu hỏi tu từ (question rhétorique)
[67] “Est-ce que je ne suis pas ton ami?” (Tôi không phải là bạn
của cậu à?)
[68] “Est-ce de ma faute si tout va mal?” (Có phải lỗi của tôi nếu
như mọi thứ đều tồi tệ?)
A. Borillo (1978:714)
Câu hỏi tu từ quy về một tình huống không tìm kiếm thông tin,
cũng không tìm kiếm sự xác nhận một thông tin. Dạng câu hỏi này
108
hoàn toàn đối lập với việc yêu cầu đưa ra thông tin, do vậy khoảng
cách câu hỏi-câu trả lời bị thu hẹp, thậm chí thu hẹp tới O.
8- Câu hỏi kiểm tra (question de vérification ou d’examen)
[69] Tu pars demain? - Tu le sais bien!
[70] Qui a écrit Madame Bovary? - * Vous le savez bien!
Đây là dạng câu hỏi giả tượng ngôn ngữ; trong đó các chủ thể
giao tiếp đều biết rõ các quy tắc của trò chơi, và một khi không tuân
theo thì giao tiếp chấm dứt. Người hỏi đã biết câu trả lời, tự mình đã
xây dựng được câu trả lời và không hề chờ đợi trừ trường hợp có thêm
những chi tiết mới. Người được hỏi cũng biết là người hỏi đã có câu
trả lời và không hề muốn tìm kiếm thông tin. Như vậy dạng câu hỏi
này không nhằm nhận được một thông tin mà nhằm kiểm tra xem
người được hỏi có nắm được, có biết thông tin đó không.
9- Câu hỏi-đáp của cùng một chủ thể giao tiếp (question-réponse à
un seul locuteur)
Dạng câu hỏi này được sử dụng phổ biến trong các hội nghị hay
trong các diễn văn trước công chúng. Chủ thể giao tiếp nêu câu hỏi cho
cử tọa không phải để chờ đợi câu trả lời từ cử tọa mà nhằm thu hút sự
chú ý của người nghe vào vấn đề đang được trình bày. Chính chủ thể
giao tiếp đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Dạng câu hỏi này không
phải là không có mối liên hệ với các dạng câu hỏi trình bày ở trên.
[71] “Comment la reproduction de la force de travail est-elle
assurée? Elle est assurée en donnant à la force de travail le
moyen matériel de se reproduire: par le salaire.” (Việc tái sản
xuất sức lao động được đảm bảo như thế nào? Nó được đảm
bảo bằng cách cung cấp cho người lao động một phương tiện
vật chất để tái sản xuất đó là tiền lương.)
Althusser (1970)
10- Câu hỏi vô nhân xưng (question anonyme)
[72] “Faut-il restreindre le droit de grève des fonctionnnaires?”
(Có cần thiết phải hạn chế quyền đình công của các công nhân
viên chức không?)
Dạng câu hỏi này phổ biến trong các phương tiện thông tin đại
chúng, và nhằm gửi tới các chủ thể không xác định mà chúng ta gọi là
công chúng. Sự vắng mặt của chủ thể giao tiếp được thể hiện rõ trong
câu hỏi.
Các dạng câu hỏi được phân loại theo giá trị ngữ dụng nêu ra trên
đây chưa hẳn là đã đầy đủ. Lí do, theo chúng tôi, là tác giả chỉ nhằm
phân biệt các loại câu hỏi có giá trị ngôn trung khác nhau để phục vụ
109
cho mục đích nghiên cứu câu hỏi thăm dò, một thể loại diễn ngôn đặc
thù trong giao tiếp. Như vậy, danh sách này còn có thể kéo dài nếu ta
tính đến tất cả các sắc thái khác nhau của các giá trị hàm ẩn chứa
trong câu hỏi. Kerbrat-Orecchioni (2001:87) đã chỉ ra những giá trị
ngữ dụng khác của câu hỏi trong những trường hợp đặc biệt như: câu
hỏi điều tiết (questions régulatrices), câu hỏi dạm (questions
préliminaires), câu hỏi lễ nghi (questions rituelles), câu hỏi phi lí
(questions absurdes) hay câu hỏi chơi (questions ludiques), câu hỏi
giễu cợt (questions canulars) hay câu hỏi bẫy (questions pièges).
3) Trong công trình nghiên cứu của mình mang tiêu đề Hỏi và câu
hỏi theo quan điểm ngữ dụng học trên cứ liệu tiếng Pháp có so sánh
với tiếng Việt, trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu cơ bản về câu
hỏi của nhiều tác giả, xuất phát từ những phân tích và nhận xét của tác
giả trong việc tiếp cận câu hỏi và hành vi hỏi trên bình diện ngữ dụng,
Nguyễn Việt Tiến (2002:79) đã đề xuất một cách phân loại câu hỏi
theo các thang giá trị của chúng trên một trục phân bố như sau:
Câu hỏi thực
1 Câu hỏi – yêu cầu thông tin
2 Câu hỏi – đáp
3 Câu hỏi kiểm tra
4 Câu hỏi – yêu cầu xác nhận
5 Câu hỏi – yêu cầu hành động
6 Câu hỏi tu từ
7 Câu hỏi điều tiết
Câu hỏi giả
Theo bảng phân loại trên, tác giả phân biệt 7 dạng câu hỏi cơ bản
trong các tình huống phát ngôn điển hình dựa trên các giá trị ngôn
trung đặc thù của chúng, đi từ câu hỏi thực nhất (câu hỏi-yêu cầu
thông tin) đến câu hỏi giả nhất (câu hỏi điều tiết). Nếu so sánh bảng
phân loại câu hỏi của Nguyễn Việt Tiến với các nghiên cứu về câu hỏi
của các tác giả đi trước, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Bảy loại câu hỏi trong bảng phân loại này đã được đề cập và
phân tích trong các nghiên cứu đi trước. Song, cái mới trong bảng
phân loại này là xuất phát từ định nghĩa về câu hỏi dưới góc độ
ngữ dụng như một lời yêu cầu thông tin mà người nói chưa biết
và cần biết
7
, tác giả đã phát hiện ra các thang bậc giá trị ngôn
trung khác nhau của câu hỏi đi từ câu hỏi thực nhất đến câu hỏi
7
Xem Kerbrat-Orecchioni (1991) và Cao Xuân Hạo (1991).
110
giả nhất và sắp xếp chúng trên một trục phân bố tương đối hợp lí.
Tác giả đã nhất quán trong việc sử dụng tiêu chí phân loại: giá trị
ngôn trung đặc thù của từng loại câu hỏi so với giá trị của câu hỏi-
yêu cầu thông tin, có tính đến việc xem xét câu hỏi trong cặp hỏi-
đáp, trong mối quan hệ với các chủ thể giao tiếp và các thông số
của tình huống giao tiếp Tuy nhiên có một số điểm chúng tôi
muốn trao đổi cùng tác giả như sau:
- Liệu còn tồn tại trong tiếng Pháp các dạng câu hỏi “cơ bản”
khác nữa không? Tiêu chí để phân định các loại câu hỏi “cơ bản”
với các loại câu hỏi “không cơ bản” là gì? Theo chúng tôi có lẽ
chỉ có thể nói tới câu hỏi “cơ bản” khi dựa trên những kết quả
nghiên cứu định lượng quy mô, được tiến hành trên cơ sở một ngữ
liệu thật phong phú cả về số lượng lẫn chủ điểm giao tiếp. Có lẽ ở
đây nên nói tới phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào
những dạng câu hỏi mà tác giả cho là “cơ bản” trong những tình
huống phát ngôn điển hình. Bản thân tác giả cũng thừa nhận một
trong những nhược điểm của cách làm này là bảng phân loại
chưa bao gồm hết tất cả các loại câu hỏi (2002:124).
- Các loại câu hỏi như câu hỏi-thông báo, câu hỏi kết thúc, câu
hỏi-đáp của cùng một chủ thể giao tiếp, câu hỏi vô nhân xưng, câu
hỏi dạm, câu hỏi lễ nghi, câu hỏi phi lí, câu hỏi giễu cợt, câu hỏi
bẫy mà các tác giả đi trước nêu ra được trình bày ở phần trên sẽ
được phân bố thế nào trong bảng phân loại này?
- Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với tác giả khi đề cập đến đặc tính
biến đổi của giá trị tại ngôn của câu hỏi: giá trị của phát ngôn
luôn gắn chặt với tình huống phát ngôn: giá trị của một câu hỏi
sẽ khác nhau khi nó được phát ngôn trong các tình huống giao
tiếp khác nhau. Mặt khác, trong cùng một tình huống giao tiếp,
một phát ngôn có thể được diễn giải với với nhiều giá trị tại ngôn
khác nhau. (2002:124). Theo chúng tôi, đặc tính biến đổi của giá
trị tại ngôn của câu hỏi mà tác giả đề cập bắt nguồn từ tính nước
đôi hay tính pha tạp ngữ dụng của câu hỏi. Nói cách khác trong
cùng một câu hỏi tiềm ẩn hai hay nhiều giá trị tại ngôn khác nhau;
tùy theo ý định giao tiếp trong tình huống giao tiếp cụ thể, giá trị
tại ngôn nào đó sẽ được nổi trội hơn giá trị tại ngôn khác. Theo
Kerbrat-Orecchioni (2001:96), trong diễn ngôn thực hầu hết các
phát ngôn đều có tính nước đôi hoặc pha tạp, người ta phải xem
xét lại sự khẳng định về các hành động ngôn ngữ “thuần khiết”.
Để chứng minh cho luận cứ của mình, Kerbrat-Orecchioni đã dẫn
111
nhiều ví dụ, có thể trích dẫn dưới đây một trong số những ví dụ
đó: hiếm có câu hỏi với từ hỏi “pourquoi (ne pas)” hoạt động đơn
thuần như một lời yêu cầu giải thích: phát ngôn thường hàm chứa
một giá trị ngôn trung thứ hai có lực ngôn trung nổi trội hơn một
yêu cầu giải thích: một gợi ý, một lời phê phán, một lời trách móc
hoặc phản đối
8
Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích một số bảng phân loại câu hỏi
theo giá trị ngữ dụng của các tác giả kể trên, chúng tôi lập ra một bảng
phân loại bao gồm những giá trị ngôn trung khác nhau của câu hỏi
nhằm đưa ra một tập hợp các giá trị ngôn trung đa dạng nhất có thể,
cho phép quy chiếu các loại câu hỏi sẽ được thu thập và phân tích
trong tập ngữ liệu của đề tài nghiên cứu.
Các dạng
câu hỏi
Giá trị ngữ dụng Ví dụ
1 Câu hỏi - yêu
cầu thông tin
Nhằm nhận được
một thông tin từ
người được hỏi
- Pierre est-il venu?
(Pierre đã đến chưa?)
2 Câu hỏi kiểm
tra
Nhằm kiểm tra
xem người được
hỏi có nắm được
thông tin tích lũy
hay không.
Quels sont les différents
types de pollutions que vous
avez étudié?
(Anh đã nghiên cứu các loại
ô nhiễm môi trường nào?)
3 Câu hỏi - yêu
cầu xác nhận
Yêu cầu xác nhận
lại một giả thiết,
một thông tin.
(au téléphone) - Je suis bien
chez M. Deramond?
Qua điện thoại - Đây có phải
số máy nhà ông Deramond
không ạ?
4 Câu hỏi dạm Chuẩn bị cho một
câu hỏi tiếp theo
được cho là đặc
biệt táo bạo.
- Vous me permettez de vous
poser une question?
(Anh cho phép cho tôi hỏi
anh một câu chứ?)
5 Câu hỏi lễ nghi Nhằm đảm bảo
các quy tắc lịch sự
trong giao tiếp.
- Comment allez-vous? / ça
va?
(Ông có khỏe không ạ?)
6 Câu hỏi - yêu
cầu một hành
Nhằm yêu cầu
người được hỏi
- Pouvez vous me passer
votre journal?
8
Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: “… il est très rare
qu’une question en “pourquoi (ne pas)” fonctionne comme une simple
demande d’explication: l’énoncé se charge systématiquement d’une
valeur seconde, mais souvent dominante, de suggestion, critique,
reproche ou protestation”
112