MỤC LỤC
I. Lời mở đầu………………………………………………………… 2
II.Nội dung 3
1. Sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí……………………………… 3
2. Qua sự kiện: Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại
chức dân lập được đăng tải phân tích cách xử lí thông tin đa chiều linh hoạt,
tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm báo chí cụ
thể……………………………………………………………………………4
III. Kết luận 17
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp của người làm báo chỉ thực sự được đánh dấu bằng một tác phẩm
cụ thể. Mỗi tác phẩm báo chí trở thành thước đo vị trí, tài năng cũng như
phẩm hạnh của nhà báo. Tác phẩm báo chí hay sẽ giúp nhà báo khẳng định
được tài năng, nâng cao vị trí trong hàng ngàn “vì sao” sáng chói, để lại dấu
ấn cá nhân riêng trong lòng công chúng. Vậy làm thế nào để có một tác
phẩm báo chí hay, xuất sắc?
Muốn có một bài báo hoàn chỉnh hay, xuất sắc thì lẽ tất yếu các thành tố làm
nên bài báo phải hay, trong đó không thể không kể đến yếu tố sự kiện và vấn
đề. Đây là hai yếu tố cốt lõi, trung tâm của bài báo. Bài tiểu luận này của tôi
sẽ giúp cho các bạn hiểu được sâu sắc, thấu đáo khái niệm, vị trí, vai trò
cũng như chức năng của hai yếu tố trên để từ đó có thể áp dụng linh hoạt vào
quá trình viết bài, tìm được những sự kiện hay và vấn đề nổi cộm cho bài
báo của mình. Tuy nhiên trên thực tế mặc dù đã có rất nhiều sách báo đề cập
đến các yếu tố này nhưng dường như các bạn sinh viên vẫn còn khá mơ hồ,
thậm chí là nhầm lần khi phân biệt vấn đề và sự kiện. Vì vậy, dựa vào cuốn
“Tác phẩm báo chí đại cương” của TS Nguyễn Thị Thoa cùng những hiểu
biết nhỏ nhoi của một sinh viên báo chí năm hai với bài tiểu luận này tôi sẽ
giúp các bạn phân biệt được rõ ràng sự kiện, vấn đề của bài báo và cách
đánh giá một sự kiện hay và một vấn đề nổi bật.
Bài tiểu luận cũng sẽ đi phân tích một sự kiện nóng hổi gần đây mà rất được
công chúng quan tâm. Đó là sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ
những người học tại chức, dân lập. Qua đó chúng ta có thể thấy được và học
hỏi cách xử lí thông tin đa dạng linh hoạt, cách tạo dư luận và định hướng
dư luận đúng đắn của báo chí Việt Nam.
Bài tiểu luận là những suy nghĩ chủ quan của bản thân nên không thể tránh
khỏi những sai sót hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình
của thầy và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn thầy và các bạn!
2
NỘI DUNG
1.Sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí.
Sự kiện Vấn đề
- Khái niệm: -
là sự việc hay một biến cố xảy ra là những mâu thuẫn, góc khuất
trong một thời điểm xác định ( có điểm cần được xem xét, nghiên cứu, giải
đầu và điểm cuối), ít nhiều mang ý quyết trong cuộc sống.
nghĩa xã hội.
- Đặc điểm: -
+ là một lát cắt, một trạng thái, một + là bức tranh gần như toàn diện
phần của hiện thực cuộc sống về cuộc sống của cả
đang vận động không ngừng. một giai đoạn, thời kì lịch sử.
+ sự kiện được phản ánh đã được + vấn đề được phản ánh cũng được
“ sàng lọc” qua lăng kính của nhà báo. cân nhắc qua cái nhìn của nhà báo.
+ mang tính cụ thể: không gian, thời + vừa có tính cụ thể vừa có tính bao
gian, địa điểm, nhân chứng đều cụ quát: tính cụ thể phản ánh qua
thể, rõ ràng. từng bài báo, tính bao quát thể
hiện ở thời gian mang tính thời
đại và tính giai đoạn.
+ nhỏ hơn vấn đề. + tập hợp nhiều sự kiện có cùng bản
chất hợp thành.
- Vai trò: -
là hạt nhân, là trung tâm của một tác + là cái nút thắt cần phải được
phẩm báo chí. tháo gỡ trong tác phẩm báo chí.
- Tiêu chí: -
+ mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa + gồm nhiều sự kiện cùng bản
những đựng điều mà con người đang chất hợp thành.
tò mò muốn biết.
3
+ có liên quan đến quyền lợi của mỗi + chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả
con người. bề rộng lẫn bề sâu.
+ có khả năng chứng minh hay lí giải + mang tính thời đại, giai đoạn lịch
về một phần tiến trình vận động mang sử.
tính quy luật của tự nhiên và xã hội.
+ cụ thể, xác thực.
+ tính thời điểm.
2. Qua sự kiện: Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại
chức, dân lập được đăng tải phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh
hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm báo chí cụ
thể.
Với sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ người học tại chức, dân
lập xảy ra kéo dài trong một chuỗi ngày kế tiếp nhau, đặc biệt có ảnh hưởng
đến một bộ phận lớn công chúng, những người học tại chức, sinh viên học
không chính quy. Sự kiện này được báo chí đưa liên tục trong suốt quá trình
diễn ra sự kiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng chục
những bài báo in, báo mạng bày tỏ quan điểm của nhà báo đứng trên lập
trường của phần đông công chúng ra lò, rồi cả những bài phỏng vấn trực tiếp
ý kiến của người dân, của các vị lãnh đạo có liên quan. Thậm chí Đài Truyền
hình Việt Nam còn chiếu trực tiếp thông tin này trong chương trình Thời Sự
trên kênh VTV3. Vì vậy nó rất thu hút được sự quan tâm của công luận.
Đặc biệt báo chí Việt Nam đã thể hiện được tính ưu việt và đúng đắn qua sự
kiện này, củng cố lòng tin của công chúng khi biết định hướng dư luận đúng
đắn. Rõ ràng báo chí nắm bắt rất rõ những đặc điểm con người Việt Nam là
thiếu chính kiến trước một sự việc hoặc không có chính kiến vững vàng, lại
a dua a tòng hùa theo phần đông dư luận, nhưng báo chí đã không vì thế mà
lợi dụng định hướng dư luận sai lệch, lung tung hay làm nhiễu dư luận gây
4
hoang mang cho người đọc. Trái lại, ngay từ đầu với tư duy đúng đắn báo
chí đã khẳng định quyết định trên của tỉnh Nam Định là một sai lầm và bằng
những bài viết của mình đã tạo được sự đồng tình từ phía công chúng, một
trào lưu phản đối, chỉ trích quyết định này của ban lãnh đạo tỉnh Nam Định.
Báo chí đã cung cấp thông tin đa chiều xung quanh sự kiện này khá logic
theo trình tự thắt nút- mở nút. Mở đầu là thông tin lãnh đạo Nam Định đồng
nhất không tuyển công chức dân lập, tại chức từ ông Trần Tất Tiệp qua bài
“Thêm tỉnh Nam Định nói không với tuyển dụng công chức có bằng dân lập
và tại chức”. Tiếp đó, thông tin dư luận công chúng kịch liệt phản đối quyết
định này của Nam Định qua loạt bài “Về Nam Định xin làm công chức, Bill
Gates cũng bị “bật”.”, “Nam Định “chờ” dân lập: sai cả tình và lí”, “Tấn
công website để trả đũa việc Nam Định từ chối bằng ĐH tại chức”,… Thông
tin về những hậu quả của quyết định trên qua bài “Vụ 38 giáo viên Nam
Định: từ giáo viên thành thủ thư?” hay “ Nam Định giáo viên lo mất việc vì
bằng tại chức”,… Thông tin về việc Chính phủ không có chỉ thị trên qua các
bài “Chính phủ không chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập”, “GD sở Nội
Vụ Nam Định bị nhắc nhở vì “chờ” đại học tại chức”.
Với cách xử lí thông tin như trên báo chí đã cho công chúng cái nhìn đầy đủ,
khá toàn diện về sự kiện này. Nhưng nếu chỉ cung cấp thông tin thôi thì báo
chí chưa hẳn đã làm tròn chức năng của mình. Báo chí đã xử lí thông tin linh
hoạt, đứng trên lập trường, quan điểm và lợi ích của đại đa số công chúng
mà phản ánh sự kiện, định hướng dư luận. Đó là thái độ không đồng tình của
báo chí cũng như người dân đối với quyết định trên, từ đó tạo ra luồng dư
luận phản đối kịch liệt của công chúng buộc Chính phủ phải lên tiếng phê
bình lãnh đạo Nam Định và khẳng định tính phủ định của thông tin trên. Đây
thực sự là một thành công, một đóng góp đáng ghi nhận của báo chí.
Hơn thế nữa chỉ với sự kiện này báo chí còn mở rộng “bóc tách” ra được
nhiều vấn đề, hạn chế trong nền giáo dục của nước ta hiện nay: đó là nguy
mất việc của giáo viên tại chức và thất nghiệp của nhiều sinh viên học dân
lập, bổ túc, sự bất công đối với những giáo viên hợp đồng dự đã có nhiều
cống hiến cho nhà trường, sự phân biệt đối xử giữa chính quy và dân lập, bổ
túc, nạn “con ông cháu cha” cùng với nguy cơ tăng việc chạy bằng cấp,…
5
Để chứng minh cho những điều trên sau đây tôi xin đi phân tích một vài tác
phẩm báo chí cụ thể phản ánh sự kiện này.
Mở đầu giới thiệu thông tin sự kiện này là bài báo:
Thêm tỉnh Nam Định nói không với tuyển dụng công chức có bằng dân
lập và tại chức
- Họp Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiều đại biểu chất vấn tại sao con
em họ học ĐH chính quy 4-5 năm nhưng không có việc làm. Từ chất
vấn như vậy, cùng với thực tế chất lượng đào tạo ở hệ tại chức và dân
lập không bằng hệ chính quy nên Nam Định đã quyết: kỳ thi tuyển công
chức năm 2011 không tuyển ứng viên tốt nghiệp các trường dân lập và
hệ tại chức.
Ông Trần Tất Tiệp: "Tỉnh làm như vậy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức"
Chiều 18/10, trao đổi với báoVietNamNet, Tuổi trẻ TP.HCM, Nhân dân, Lao
động Giám đốc Sở Nội vụ Trần Tất Tiệp giữ nguyên quan điểm "Nam
Định không tuyển công chức đối với SV tốt nghiệp trường dân lập và hệ tại
chức vì xuất phát từ thực tế chất lượng cán bộ tốt nghiệp những hệ đào tạo
này không đảm bảo”. Rồi ông dẫn các văn bản, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh chứng minh cho việc làm này là không vi phạm quy định,
ngược lại, còn nhận được sự đồng thuận cao. Ông khẳng định: “Sản phẩm
6
tốt nghiệp ĐH dân lập, tại chức thì chất lượng kém hơn công lập. Lãnh đạo
23 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng thừa nhận điều này".
Thậm chí, trên địa bàn có Trường ĐH Lương Thế Vinh năm nào tuyển sinh
cũng trầy trật.
"Có năm còn có công văn xin UBND "can thiệp" để hạ điểm sàn - như vậy
thì làm sao có chất lượng?" - ông Tiệp đặt câu hỏi.
Còn hệ tại chức thì ông đã từng nghe "thầy chưa về đến Thường Tín thì học
viên đã chạy lên đón ". Do đó, để nâng chất lượng đội ngũ thì phải có đột
phá.
"Tỉnh làm như vậy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đồng thời,
tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy là có thể đăng ký thi tuyển
công chức ngay - ông Tiệp giải thích thêm.
"Nếu không thì sẽ chẳng thu hút được người tài học xong về địa phương
công tác. Người dân phần đông ủng hộ việc làm này của tỉnh. Hơn nữa,
trong kỳ thi tuyển không phải thi chuyên môn mà là thi kiến thức về quản lí
Nhà nước ở các lĩnh vực nên sẽ lựa chọn được người có năng lực, đúng
chuyên môn".
Trả lời câu hỏi "có công bằng không khi loại thí sinh ra khỏi cuộc thi chỉ vì
gắn mác dân lập, tại chức trong khi họ cùng do một hệ thống đào tạo?" ông
Tiệp quả quyết hệ này không thể đảm bảo chất lượng.
Có chủ trương từ trên
Ông Tiệp dẫn ra Nghị quyết 08, ngày 6/8/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ
Tỉnh uỷ Nam Định, rằng tỉnh đã không tuyển SV hệ tại chức từ mà “chỉ
tuyển dụng mới những người đã tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy vào làm
việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và
phải đảm bảo tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định của Nhà nước”.
Mới đây nhất, thông báo 59 của UBND tỉnh Nam Định ra ngày 20/4/2011 về
việc tuyển dụng công chức tiếp tục nêu:
Ông Trần Tất Tiệp: "Sản phẩm tốt nghiệp ĐH dân lập, tại chức thì chất
lượng kém hơn công lập. Lãnh đạo 23 cơ quan hành chính nhà nước
trên địa bàn tỉnh cũng thừa nhận điều này"
7
“Chỉ tiếp nhận những người tốt nghiệp ĐH chính quy dài hạn trong các
trường công lập thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành Y tế, Giáo
dục về làm công chức hành chính ở lĩnh vực quản lí nhà nước về Y tế, Giáo
dục. Đối với các ngành, lĩnh vực khác còn chỉ tiêu biên chế có nhu cầu bổ
sung công chức vào làm việc thì tuyển dụng thông qua thi tuyển”.
Trước một giờ học tại chức buổi tối.
Không những thế, một số đơn vị trên địa bàn còn đưa mục tiêu chỉ tuyển
sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên. Ví dụ, Sở Tài chính chỉ
tuyển sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính và Trường ĐH Kinh tế quốc
dân. Với chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" nhằm nâng chất lượng đội ngũ, trong
năm 2011, Nam Định mở cửa tuyển thẳng sinh viên tốt nghiệp ĐH chính
quy dài hạn loại giỏi và đã có 9 nguời được tuyển.
Riêng người có bằng thạc sĩ, ngoài việc được tuyển thẳng còn được hỗ trợ
15 triệu đồng (đến nay đã tuyển 13 người). Còn tiến sĩ được hỗ trợ 20 triệu
đồng/người. SV tỉnh ngoài tốt nghiệp ĐH chính quy dài hạn tốt nghiệp loại
Khá trở lên đúng chuyên ngành sẽ được tuyển dụng nếu cam kết phục vụ 5
năm trở lên.
Khi được hỏi liệu trong những năm tới, Nam Định sẽ tiếp tục "nói không"
với dân lập, tại chức, ông Tiếp cho hay: “Đây mới chỉ là thông báo. Tôi chưa
8
rõ năm sau có thực hiện không. Mình làm nhưng còn phải nghe ngóng tình
hình rồi tính tiếp”.
"Cửa" cho dân lập và tại chức vẫn rộng mở
Khẳng định không phải sinh viên tốt nghiệp ĐH dân lập, liên thông, tại chức
đều là kém bởi “ngày trước mình cũng học tại chức” và “nguyên chủ tịch
tỉnh Trần Văn Oanh cũng vậy”,… theo ông Tiệp: “Các em này vẫn được tạo
điều kiện tuyển thẳng vào làm viên chức các đơn vị sự nghiệp cấp xã. Làm
như vậy là quá ưu ái cho các em rồi”.
“Về xã cũng tốt lắm chứ! Điều kiện ăn uống, chi phí sinh hoạt không tốn
kém, sau này vẫn có thể cố gắng để làm chủ tịch huyện. Có con em cán bộ ở
Nam Trực còn không muốn thi vào công chức, muốn cho về xã” - vị lãnh
đạo Sở Nội vụ phân trần.
Trong báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ Nam Định
(từ 2007 đến 2011) đưa ra con số: số viên chức cấp xã mới tuyển được 273,
trong đó hệ ĐH, CĐ chính quy là 149, đào tạo tại chức (ĐH-CĐ-TCCN) là
124. Mục tiêu mà Tỉnh uỷ tỉnh này đưa ra là từ nay tới 2015 cán bộ lãnh đạo,
quản lí cấp xã cần đạt 25% có trình độ chính quy về chuyên môn (hiện là
19,1%).
Và “mặc dù tỉnh đã có chính sách tuyển dụng những SV tốt nghiệp ĐH
chính quy có chuyên ngành phù hợp về công tác tại xã, phường, thị trấn
nhưng tuyển dụng còn khó khăn. Thậm chí, một số địa phương chưa thực
hiện nghiêm túc, còn tư tưởng khép kín, gây khó cho cán bộ được tuyển
dụng”.
Chiều 18/10 chúng tôi tìm đến Trường ĐH Lương Thế Vinh khi Ban Giám
hiệu vừa kết thúc buổi họp "nâng cao chất lượng đào tạo".
Hiệu trưởng nhà Trường Hồng Trọng Yêm từ chối trả lời mọi câu hỏi liên
quan đến việc "Nam Định nói không với sinh viên dân lập, tại chức".
Mặc dù tỉnh đã có chính sách tuyển dụng những SV tốt nghiệp ĐH
chính quy có chuyên ngành phù hợp về công tác tại xã, phường, thị trấn
nhưng tuyển dụng còn khó khăn. Thậm chí, một số địa phương chưa
thực hiện nghiêm túc, còn tư tưởng khép kín, gây khó cho cán bộ được
tuyển dụng
9
Ông cho rằng đây là vấn đề tế nhị chỉ Bộ GD-ĐT và Hiệp hội các trường
ĐH, CĐ ngoài công lập sẽ có chức năng giải quyết vấn đề này.
Đây là bài báo mở đầu đơn thuần chỉ cung cấp thông tin sự kiện. Tít bài báo
súc tích, không dài dòng, quanh co mà đi thẳng ngay vào vấn đề “Thêm
Nam Định nói không với tuyển dụng công chức có bằng dân lập và tại chức”
gây ấn tượng mạnh cho độc giả. Sapo nêu lên 2 nguyên nhân chính đưa đến
quyết định trên ở Nam Định là: người học chính quy bị lấn át và chất lượng
đào tạo hệ tại chức, dân lập kém. Ở ngay phần dẫn nhập tác giả còn dẫn
nguyên lời ông Trần Tất Tiệp- Giám đốc sở Nội vụ Nam Định để khẳng
định tính độ tin cậy của thông tin nhằm bổ sung cho phần thân. Đoạn chính
văn 1 “có chủ trương ở trên” ở phần thân dựng nghị quyết, pháp luật khẳng
định một cách chắn như đinh đóng cột tính chính xác của thông tin sự kiện.
Và để thuyết phục hơn tác giả còn thêm đoạn chính văn 2 về cái cách giải
quyết hệ lụy do quyết định này gây ra: những em học dân lập, tại chức vẫn
có cửa về làm việc tại cấp xã. Tác giả dựng box thông tin về cuộc phỏng vấn
giữa phóng viên với hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh để kết bài.
Cách trả lời lấp lửng của ông hiệu trưởng đã mở ra nhiều suy nghĩ, trăn trở
cho bạn đọc.
Sau khi cung cấp thông tin báo chí liên tục đưa các bài phân tích, đánh giá
về quyết định này của Nam Định mà như ta thấy chủ yếu là những cái hại,
cái hạn chế. Kết hợp với đó là những bài phản ánh thái độ phản đối kịch liệt
của dư luận công chúng:
Từ chối dân lập, tại chức vào công chức: Có quá lệ thuộc bằng cấp?
(Dân trí) - Thông tin tỉnh Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức
vào công chức vừa công bố lập tức đã thu hút được nhiều ý kiến từ phía
dư luận. Tuy nhiên trong số đó có nhiều phản biện với những quan
điểm đáng chú ý.
>> Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức vào công chức
Liệu có phải đem con bỏ chợ?
Chỉ mới một vài tháng trước thôi, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn đau đầu trước
tình trạng đầu hàng trăm, hàng nghìn trường Dân lập cả nước kêu cứu trước
nguy cơ không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, vậy mà giờ đây khi năm
học mới vừa bắt đầu thông tin từ tỉnh Nam Định khiến nhiều sinh viên đang
theo học các trường Đại học Dân lập, Tại chức lo lắng.
10
“Nếu như vậy có phải là quá bất công đối với những sinh viên học dân lập
không? Không hẳn những sinh viên học dân lập là kém cũng như không có
kĩ năng chuyên môn. Thậm chí có một số sinh viên lựa chọn học dân lập để
cho mình được hưởng sự giáo dục tốt hơn. Hiện tại cơ sở vật chất của các
trường dân lập khá tốt. Sự lựa chọn trường học của một số sinh viên như trên
nhẽ nào là sai lầm? Nếu mọi tỉnh đếu như tỉnhNamĐịnh thì nhưng sinh viên
dân lập sẽ đi đâu về đâu? -vân:ăn khoăn.
“Nếu phân biệt như vậy sao tại sao cho ra đời nhiều trường dân lập, tư thục
chứ! May mà mình không ởNamĐịnh. Đâu cứ phải công lập mới giỏi chứ!
Chỉ coi trọng bằng cấp mà không cần biết kiến thức như thế nào thì liệu
tỉnhNamĐịnh có phát triển hơn các tỉnh bạn được không nhi?”
– thuong:đặt câu hỏi.
(nguồn ảnh: internet)
Thất vọng vì sự phân biệt của tỉnh
nhà,Hiền:án nản: “Mình cũng là 1
dânNamĐịnh chính cống! Mình đang là kế toán làm việc tại TP.HCM. Với
cái bằng trung cấp trong tay mình đang cố gắng học liên thông để có tấm
bằng đại học để quay về quê hương. Đọc bài báo này mình thấy hết đường
tìm về quê mẹ rồi Mình biết ngay từ hồi bước chân vào cấp 3 sự phân biệt
giữa Dân Lập và Công Lập ở quê hương Nam Định đã khá rõ. Hồi ấy mình
thi vào trường PTTH A Hải Hậu (1 trường công lập tốt nhất ở Hải hậu)
không đủ điểm, mình đủ điểm học trường dân lập Hải Hậu thôi nhưng vì
trường mang tên dân lập ba mẹ mình không cho đi. Mình đành lỡ học 1 năm,
cuối cùng mình cũng đậu trường Hải Hậu A chính cống, nhưng tới 3 năm
sau khi thi ĐH mình cũng chẳng đậu phải đi học trung cấp, còn đứa bạn của
mình đi học Dân Lập thì lại đậu ĐH đó thôi. Từ đó mình nghĩ rằng sự cố
gắng và bản lĩnh làm việc với là yếu tố quan trọng. Hãy cho những người
học dân lập chứng tỏ khả năng và chuyên môn của họ qua cuộc phỏng vấn
và làm bài test để kiểm tra. Như vậy mới thật sự công bằng và khách quan.
Bằng giỏi ở Đại Học có khi không phải năng lực của mình mà có khi là mua
= tiền hoặc thi giùm mà có”
“Sân chơi không bình đẳng. Tôi đồng ý với bạn có ý kiến trên, dân lập hay
công lập đều có người này người kia, chỉ khổ cho những người ham học và
có điều kiện phù hợp cho bản thân mình trên con đường công danh. Đừng
đem con bỏ chợ cứ đào tạo, thu được tiền là xong, sống chết mặc bay ư?”
-Phan Bỏ Tuân:ức xúc.
11
Mục đích tốt nhưng cách làm chưa thỏa đáng
Mục đích thì tốt nhưng cách làm thì không chuẩn , quá lệ thuộc bằng cấp. Vì
hiện tại chất lượng đào tạo của nhiều trường Dân lập còn khá hơn trường
công lập thuộc tốp " giữa và tốp dưới " . Muốn nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức thì hãy tổ chức thi tuyển thật công bằng và khách quan ( Chỉ
sợ tỉnhNamĐịnh không làm được việc này ) . Mặt khác, những người quyền
cao chức trọng và đại gia của Việt Nam mình hiện nay , thử hỏi có mấy
người có bằng cấp xịn trước khi thành danh và những sinh viên du học dưới
hoặc bằng điểm sàn Đại học thì dựng vào việc gì ?Người gửi:Nguyễn văn
Vương:
“Theo tôi, Ông/Bà ra quyết định đã vi phạm pháp luật khi giới hạn quyền tự
do của công dân. Hơn nữa đây là thi tuyển chứ không phải xét tuyển, thi
tuyển là để chọn người tài giỏi. Nếu SV tốt nghiệp Dân lập, Tại chức không
được tham dự thi tuyển thì e rằng đây cũng là tiền lệ xấu, vì lỡ sau này có
Tỉnh X không tuyển phụ nữ đã lập gia đình, không tuyển dân tộc thiểu số…
Cá nhân tôi đề xuất tổ chức thi kiểm tra trình độ giữa SV tốt nghiệp trường
Dân lập, Tại chức với cá nhân Ông/Bà ra quyết định trên để kiểm chứng
trình độ của các bên” -Trần Quốc Tuấn:
Đưa ra minh chứng là bằng cấp không phải là điều quan trọng nhất trong
tuyển dụngNguyễn Quốc Đạt:ết: “Quyết
định này thể hiện sự yếu kém và bất lực trong công tác tuyển chọn công
chức. Ở các công ty tư nhân hoăc liên doanh người ta tuyển chọn theo năng
lực thực tế. Bằng cấp của trường này trường nọ chỉ là tham khảo ban đầu.
Các buổi thi tuyển rất nghiêm túc và họ tìm được người phù hợp nhất trong
số ứng viên. Còn ở cơ quan nhà nước thì thi tuyển chỉ là một hình thức hợp
thức hóa cho người nhà vào cơ quan nhà nước miễn có bằng cấp theo qui
định. Cho nên quyết định củaNamĐịnh trong thời điểm này là không hợp lý”
Tương tự,Vị Minh:ận định: “Việc tuyển dụng như
vậy là biểu hiện của sự kỳ thị bằng cấp. Tuyển dụng là lựa chọn người tài,
bằng cấp chỉ là một tiêu chí mà thôi, cũng không phải là tất cả. Hẳn ai cũng
biết, sinh thời Bác hồ chỉ nhận mình là người có trình độ học vấn tương
đương lớp 4. Còn biết bao vị lãnh đạo tự học, tự hàm thụ mà trở thành chính
khách nổi tiếng. Ông Bil Gate một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác
giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ cúng chưa tốt
nghiệp đại học, sau này nhận bằng danh dự. Việc phân biệt đối xử trong
12
tuyển chọn là sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị không đáng có. Hãy tuyển dụng
khách quan, công bằng theo quy định hiện tại của nhà nước BÌNH ĐẲNG,
KHÁCH QUAN, CÔNG KHAI, DÂN CHỦ.
“Theo tôi, nhiều trường Đại học tư thục như RMIT, Hoa Sen, chất lượng
tốt. Không thi sao biết là ai hơn ai? TỉnhNamĐịnh làm như vậy là không
công bằng. Nên chăng cần nghĩ cách làm sao cho thi công chức là thi thật sự
chứ không phải là thi "chạy" để mọi người cùng được thi bình đẳng: ai giỏi
hơn thật sự thì được vào” - Thanh:đề xuất.
“Tôi nghĩ thi tuyển theo năng lực thì nên cho mọi đối tượng thi. Nếu tỉnh
nào cũng như tỉnhNamĐịnh thì khác nào nói không với trường Ngoài công
lập. Trong khi chủ trương Xã hội hóa giáo dục của Nhà nước ta không phải
như thế. Hy vọng quan điểm của những người đứng đầu tỉnhNamĐịnh sẽ
thay đổi trong thời gian tới” -Lưu Đức Dương:
……….
Từ việc làm này của tỉnh Nam Định mong rằng các nhà giáo dục sẽ tìm ra
những phương pháp hữu hiệu đối với chính “đứa con” do mình cấp phép, để
không chỉ Đại học Công lập và Dân lập, hay Tại chức đều có giá trị như
nhau.
Trần Bách
Bài báo có đủ tít mũ “Từ chối dân lập, công chức vào tại chức”, tít chính “có
quá lệ thuộc vào bằng cấp” đã ít nhiều khơi gợi ra vấn đề quá coi trọng bằng
cấp ở nước ta, một vấn đề nóng hổi, nan giải được nhiều người quan tâm.
Sapo bài báo nhắc lại thông tin và cung cấp thông tin cốt lõi: có nhiều phản
biện với những quan điểm đáng chú ý với quyết định này. Bằng những tít
xen nghi vấn bài báo đã đặt ra cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tác giả dẫn dắt
câu chuyện đơn giản qua việc miêu tả bối cảnh, không gian sự kiện. Điều
đặc biệt ở bài báo này là nhà báo chỉ dẫn những lời bình, nhận xét, suy nghĩ
của từng cá nhân công chúng tạo được tính khách quan cho bài viết. Nhà báo
rất tinh tế khi nắm bắt được đặc điểm hạn chế của người dân nước ta là
thiếu chính kiến, lập trường không vững vàng nên ngay từ đầu với khả năng
tư duy nhạy cảm, đúng đắn đã đưa ra suy nghĩ chính kiến của mình xuyên
suốt toàn bộ sự kiện. Đó là sự không đồng tình với quyết định trên, khẳng
định: “chờ” bằng dân lập lập là một sai lầm, “chờ” sinh viên dân lập là đi
ngược lại với sự phát triển, là không thực hiện đúng Luật Giáo dục. Từ đó đi
phân tích, “mổ xẻ” những hạn chế của quyết định, định hướng dư luận theo
13
hướng đó với việc tập hợp sơri những nhận xét của các cá nhân đồng thuận
tạo nên để tạo nên dư luận công chúng.
Quyết liệt hơn, không chỉ dựng lí lẽ mềm dẻo phân tích, đánh giá sự việc,
báo chí còn đưa vào những hành động phản ứng mạnh mẽ từ phía công
chúng như một phương pháp kết hợp sự mềm dẻo và cứng rắn nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất là tác động vào phía chính quyền buộc họ phải nhìn nhận
lại vấn đề mà thu hồi quyết định trên. Rõ ràng việc “các trường dân lập phản
đối Nam Định chờ sinh viên”, “nhiều trường ĐH ngoài công lập “phản
pháo”” có tác dụng không nhỏ tới suy nghĩ của những nhà lãnh đạo.
Và thực tế kết quả đem lại đúng như ý muốn. “Bộ Nội vụ triệu tập Giám đốc
Sở từ chối SV dân lập”, và “Nam Định đã thức tỉnh rất lớn…”.
Bộ Nội vụ 'triệu tập' Giám đốc Sở từ chối SV dân lập
Xem tin gốc
VTC - 3 tuần trước940 lượt xem2 tin đăng lại
(VTC News) – Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định đã bị
nhắc nhở vì không tuyển ĐH tại chức vào cơ quan cấp sở.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
14
Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định, người đang bị chỉ trích
vì quyết định "xem thường" người học dân lập, tại chức. Ảnh: Văn Chung
Sáng 21/10, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, ông Trần Tất Tiệp, đã
được “triệu tập” lên Bộ Nội vụ để giải trình về việc không tuyển những
người học tại chức, dân lập, tư thục vào cơ quan cấp Sở của tỉnh này.
Theo nguồn tin của VTC News, ông Thiệp đã bị nhắc nhở về quyết định
khiến người dân bức xúc này. Nhiều khả năng, quyết định đó sẽ bị thu hồi –
nguồn tin của VTC News cho hay.
Trước đó, tại cuộc hội thảo do Bộ Nội vụ tổ chức tại Hải Phòng, ông Trần
Tất Tiệp cũng là người phát biểu ý kiến cho rằng, cần hạn chế những người
tốt nghiệp tại chức vào làm những cơ quan cấp trên.
Một Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, điều mấu chốt là chúng ta cần đổi mới
khâu tuyển dụng trong cách ra đề thi, phỏng vấn, đánh giá…để bất kỳ người
nào cũng được sơ tuyển cho dù học bằng công lập, dân lập, chính quy hay
tại chức. Kết quả của việc sàng lọc đầu vào này chỉ phụ thuộc tài năng, đạo
đức, tố chất…của người muốn xin vào cơ quan Nhà nước chứ không phụ
thuộc vào bằng cấp mà họ có.
Hoàng Lan
15
Tít bài trên tạo ngay niềm hứng khởi cho nhiều bạn đọc “Bộ Nội vụ “triệu
tập” Giám đốc Sở từ chối SV dân lập”. Bởi nó cho thấy vấn đề trên đó được
chính phủ nhìn nhận một cách nghiêm túc và có hướng đúng đắn. Câu sapo
ngắn gọn, súc tích. Việc ông Trần Khắc Tiệp bị nhắc nhở với quyết định trên
đó phần nào thỏa mãn được yêu cầu của người dân. Phần thân đơn thuần chỉ
là nhắc lại thông tin ông Tiệp bị triệu tập, nhưng dựa trên cơ sở đó nhà báo
“định hướng” dự đoán tương lai gần có khả năng quyết định trên của tỉnh
Nam Định sẽ bị thu hồi. Đồng thời mở ra một phương hướng đào tạo mới
hiệu quả hơn mà vẫn phân loại được trình độ sinh viên, tuyển chọn đúng
nhân tài qua lời phát biểu của Thứ trưởng bộ Nội vụ ở phần cuối. Điều này
góp phần giải tỏa bớt tâm trạng lo lắng của 38 giáo viên tại chức ở Nam
Định cũng như tâm trạng hoang mang của nhiều người học bằng không
chính quy khác để họ yên tâm học hành, công tác, củng cố lại niềm tin cho
người dân vào chính quyền địa phương.
Những bài báo tương tự như trên giống như một kiểu hoàn tất tháo nút thắt
vấn đề đặt ra ở những bài đầu. Sự kiện được đưa ra và được lí giải thấu đáo.
16
KẾT LUẬN
Sự kiện và vấn đề là hai yếu tố cơ bản, hai thành tố chủ yếu cấu thành nên
tác phẩm báo chí. Nếu như sự kiện là hạt nhân, trung tâm của bài báo thì
cũng có thể coi vấn đề là mấu chốt cốt lõi của bài báo ấy. Một tác phẩm báo
chí hay thì phải có sự kiện tiêu biểu, ấn tượng và vấn đề nổi cộm, gây trăn
trở cho độc giả.
Sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức,
dân lập là sự kiện mới, tiêu biểu, nổi bật vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm
lí của một bộ phận người dân không nhỏ. Vấn đề được đề cập trong sự kiện
này cũng rất nổi cộm, nhức nhối, nan giải gây nhiều tranh cãi từ phía công
luận. Đó là nguy cơ mất nghiệp của giáo viên tại chức và thất nghiệp của
sinh viên dân lập, bổ túc, sự bất công đối với những người này; sự phi lí
trong việc tuyển dụng công chức, lựa chọn nhân tài: lớn hơn là sự bất cập,
hạn chế trong hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta.
Với sự kiện và vấn đề đáng nói trên, bằng những tác phẩm hoàn chỉnh, báo
chí đã xử lí thông tin đa chiều hợp lí, linh hoạt, tạo dư luận và định hướng
dư luận đúng đắn, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Báo chí đã làm
tròn chức năng của mình, khẳng định được vị trí, vai trò là diễn đàn của
nhân dân, tạo uy tín với công luận.
17