Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận phân tích rủi ro quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.41 KB, 36 trang )

PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC




NGÂN HÀNG QUỐC TẾ



ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA



GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm 5.2
Danh sách nhóm:
Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Đặng Thị Thu Hương
Phạm Quốc Kỳ
Thái Kim Loan
Nguyễn Bùi Thiên Lý





TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
2

LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn thế giới trong hầu
hết mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế
từng quốc gia khiến cho mọi nguồn lực trong nước bị tận dụng một cách triệt để và sự liên
kết giữa các quốc gia để tối ưu hóa hiệu quả của các nguồn lực này cho phát triển kinh tế là
một xu hướng tất yếu. Nhu cầu tìm kiếm các thị trường mới nhằm mục đích mở rộng và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực khiến cho các luồng vốn quốc tế liên tục được chu
chuyển qua lại từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ châu lục này sang châu lục khác. Đi
cùng với xu hướng toàn cầu hóa và chu chuyển vốn quốc tế được diễn ra sôi động trong
nửa cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các cầu nối cho các nguồn lực này là
các ngân hàng quốc tế cũng liên tục được ra đời và phát triển. Với đặc trưng riêng có là có
hệ thống mạng lưới trải rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động cung cấp hàng hóa
dịch vụ cho nhiều nền kinh tế khác nhau, trong nhiều nền văn hóa khác nhau và quan trọng
nhất là dưới nhiều thể chế chính trị khác nhau nên các công ty đa quốc gia nói chung và
ngân hàng quốc tế nói riêng thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mang tính chất quốc
gia như nợ công chính phủ, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát, rủi ro về bất ổn chính trị, rủi
ro về bạo loạn hay thiên tai của nước sở tại. Do đó, nhu cầu về hệ thống quản trị rủi ro
của các công ty đa quốc gia nói chung và ngân hàng quốc tế nói riêng trong giai đoạn hiện
nay là hết sức bức thiết và vấn đề rủi ro quốc gia là vấn đề mà các tổ chức này hết sức quan
tâm, bỏ nhiều công sức cũng như tiền bạc để đánh giá nhân tố này trước khi quyết định
tham gia vào thị trường một quốc gia.
Việt nam chúng ta cũng đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, các hàng rào thuế
quan dần được gỡ bỏ, các chính sách thu hút đầu tư hết sức tích cực của chính phủ trong
thời gian qua khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục được đổ vào. Dòng vốn này góp

phần rất lớn trong sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam suốt giai đoạn từ
những năm 1990 trở lại đây. Tuy nhiên, dòng vốn quốc tế đang ngày càng trở nên khó tính
trong việc chọn lựa bến đỗ mà rủi ro quốc gia là một nhân tố hết sức quan trọng được các
tổ chức quốc tế hết sức cân nhắc. Hiện tại cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề rủi ro quốc gia của một số tác giả trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu chính thức về vấn đề này do đó nhóm 5.2 lớp Ngân hàng đêm 1 xin thực hiện
một nghiên cứu sơ bộ về "Phân tích ảnh hưởng của rủi ro quốc gia đối với hoạt động của
ngân hàng quốc tế" nhằm mục đích làm rõ hơn về khái niệm rủi ro quốc gia và những tác
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
3

động của loại rủi ro này đối với các công ty đa quốc gia nói chung và ngân hàng quốc tế
nói riêng.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm như sau:
- Lý thuyết về rủi ro quốc gia
- Những ảnh hưởng của rủi ro quốc gia đối với hoạt động của ngân hàng quốc tế
- Thực tế về ảnh hưởng của những rủi ro này đối với hoạt động của ngân hàng quốc tế
trong thời gian qua.
- Một số khía cạnh thực tế về rủi ro quốc gia ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro quốc gia và gia tăng thu hút đầu tư cũng
như hoạt động của các tổ chức đa quốc gia nói chung và ngân hàng quốc tế nói riêng
tại Việt Nam.






















PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
4

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO QUỐC GIA
1. Khái niệm về rủi ro quốc gia
Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào, vấn đề rủi ro luôn được đề cập đến khi đánh
giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư đó. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự chu
chuyển vốn giữa các quốc gia càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Vấn đề xem xét đánh giá mức độ
rủi ro của từng quốc gia được đặt ra cũng trở nên phổ biến như việc đánh giá rủi ro của bất
kỳ hoạt động đầu tư nào đó.
Rủi ro quốc gia đề cập đến rủi ro mà một quốc gia sẽ không thể thực hiện, giữ đúng
được lời hứa đối với các cam kết tài chính của mình. Khi mà một quốc gia không hoàn
thành được nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tài chính
khác trong quốc gia đó cũng như đến những quốc gia mà nó có quan hệ.

Rủi ro quốc gia áp dụng cho cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn và hợp
đồng tương lai mà được phát hành trong một quốc gia cụ thể. Loại rủi ro này hầu hết
thường được thấy tại các thị trường mới nổi hay các quốc gia bị thâm hụt cán cân thương
mại nghiêm trọng.
Rủi ro quốc gia còn ám chỉ đến khả năng có thể xảy ra khi mà một chính phủ hay
người đi vay từ một quốc gia cụ thể có thể không có khả năng hay không sẵn sàng để thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ của họ đối với một hay nhiều người cho vay nước ngoài hay
nhà đầu tư nước ngoài.
Rủi ro quốc gia theo Bourke (1990) là khả năng của một quốc gia để tạo ra đủ dự trữ
ngoại hối để đáp ứng cho những nghĩa vụ nợ bên ngoài. Những yếu tố quan trọng của rủi
ro quốc gia là tình trạng hoạt động mậu dịch (xuất khẩu trừ nhập khẩu chia cho GNP) và
mức độ nợ nước ngoài. Roy (1994) đã bổ sung định nghĩa này và mô tả rủi ro nợ của chính
phủ. Đây là những khả năng tiềm tàng đối với những mất mát tài chính mà có nguồn gốc từ
các sự kiện kinh tế hay chính trị. Rủi ro này có thể nảy sinh từ việc nắm giữ những trái
quyền công hay tư nhân. Rủi ro quốc gia là một định nghĩa rộng hơn của rủi ro tín dụng và
cho vay xuyên biên giới. Nếu rủi ro này được xem xét từ khía cạnh một danh mục cho vay
thì nó bao gồm cả các yếu tố hệ thống (rủi ro không thể đa dạng hóa) và các yếu tố phi hệ
thống (rủi ro có thể đa dạng hóa).
Một quan điểm chủ yếu của lý thuyết tài chính là rủi ro tổng hợp được cấu thành từ
rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống cũng có thể xem như là rủi ro không
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
5

thể tránh được hay rủi ro không thể đa dang hóa. Rủi ro phi hệ thống cùng một lúc có thể
được mô tả như là rủi ro chính trị và rủi ro có thể đa dạng hóa. Rủi ro này là có thể tránh
được nhưng nó làm giảm tỷ suất sinh lợi và rủi ro này có thể tiến tới 0 khi một lượng các
chứng khoán (các tài sản vay mượn quốc tế) lựa chọn ngẫu nhiên được thêm vào danh
mục. Rủi ro phi hệ thống có thể được giảm thiểu một cách đáng kể với một lượng vừa phải
các chứng khoán được đa dạng hóa.

Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị ở
một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia
cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước
ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá
tiền tệ.
Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới và
được phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro quốc gia là rủi ro đơn nhất
mà nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi đầu tư vào một quốc gia khi so sánh đầu tư vào
quốc gia khác. Rủi ro quốc gia là một phần đơn lẻ của rủi ro đầu tư, được gây ra trong một
quốc gia. Việc hiểu về thuật ngữ rủi ro quốc gia đến mức độ nào là phụ thuộc vào dạng đầu
tư. Có 3 dạng đầu tư nước ngoài phổ biến: cho vay, đầu tư vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp
FDI. Cho vay bao gồm cho vay trực tiếp, hoặc mua trái phiếu của chính phủ hay trái phiếu
các công ty tư nhân ở quốc gia đó. Vốn cổ phần bao gồm đầu tư vào những công ty được
niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không được niêm yết trên thị trường chứng
khoán ở quốc gia đó. Đầu tư trực tiếp bao gồm việc đầu tư vào xí nghiệp và tài nguyên như
hầm mỏ hay giếng dầu và các tài sản thực khác. Liên quan đến việc cho vay, người đi vay
có thể phân loại thành hai nhóm: chính phủ vay và vay có bảo đảm của chính phủ, và vay
từ các công ty tư nhân không có bảo đảm. Khi thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng
trong cho vay xuyên biên giới và người đi vay là chính phủ thì rủi ro tín dụng được biết
đến như là rủi ro thể chế (sovereign risk) hay rủi ro tín dụng quốc gia. Rủi ro tín dụng là rủi
ro mà người đi vay sẽ không hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng vay mượn
dẫn đến những mất mát cho người cung cấp tín dụng hay người cho vay. Rủi ro quốc gia
đối với nhà đầu tư bao gồm cả khả năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “giảm giá” và có thể
đo lường bằng phương sai của thu nhập. Trong hầu hết các trường hợp khả năng các sự
kiện tiêu cực sẽ làm tăng giá trị đầu tư là rất thấp. Do đó rủi ro quốc gia có thể xem như là
những tác động mang tính quốc gia đến thu nhập từ đầu tư.
2. Phân loại rủi ro quốc gia
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
6


Có nhiều quan niệm trong việc phân loại rủi ro quốc gia, trong đó có những quan
niệm chủ chốt như sau:
a. Quan điểm thứ 1:
Một phân loại tương đối hợp lý đối với rủi ro quốc gia là rủi ro kinh tế, rủi ro thương
mại và rủi ro chính trị.
- Rủi ro kinh tế: Là các rủi ro xảy ra khi có sự thay đổi của các nhân tố kinh tế vĩ
mô của một quốc gia điển hình như lãi suất hay tỉ giá hối đoái gây ảnh hưởng tới lợi
nhuận của đầu tư.
- Rủi ro thương mại: Rủi ro liên quan đến một đầu tư xác định, chẳng hạn như rủi
ro liên quan đến việc hoàn thành đầy đủ các hợp đồng với các công ty tư nhân hay đối
tác địa phương.
- Rủi ro chính trị: Đối với nhiều quốc gia là loại quan trọng nhất. Một quốc gia là
một thực thể chính trị với những luật lệ và quy định áp dụng đối với đầu tư. Thêm vào
đó những điều luật bảo vệ quyền đối với tài sản cá nhân, sự sẵn sàng và khả năng của
một chính phủ thay đổi những luật lệ và quy định này sẽ tạo thành một nguồn rủi ro đối
với đầu tư. Rủi ro chính trị cũng có thể gây ra bởi hành vi của nhà nước hay các công ty
sở hữu nhà nước trên thị trường, hay trong các trường hợp nguy kịch như chiến tranh và
bạo loạn.
b. Quan điểm thứ hai:
Kiểu phân loại rủi ro quốc gia thứ 2 là phân loại rủi ro quốc gia thành rủi ro chính
trị, rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính. Đây là cách phân loại phổ biến nhất và thường được
các tổ chức xếp hạng sử dụng.
- Rủi ro chính trị: thể hiện tính ổn định về mặt chính trị của một quốc gia mà có thể
ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của
mình. Rủi ro chính trị tăng lên từ các sự kiện như chiến tranh, xung đột nội bộ hay xung
đột bên ngoài, khủng bố… dẫn đến những thay đổi trong chính phủ. Rủi ro chính trị còn
được thể hiện thông qua những vấn đề bất ổn chính trị của quốc gia láng giềng.
- Rủi ro kinh tế: thể hiện sức mạnh hay sự yếu kém của nền kinh tế của một quốc
gia.

- Rủi ro tài chính: thể hiện khả năng của một quốc gia để đáp ứng cho việc thanh
toán các khoản tín dụng chính thức, thương mại… nước ngoài.
 Rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính phản ánh năng lực chi trả của một quốc gia đối
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
7

với các khoản nợ của mình, trong khi đó rủi ro chính trị lại phản ánh thiện chí trả nợ
đó.
c. Quan điểm thứ ba:
Quan điểm thứ 3 đối với việc phân loại rủi ro quốc gia hướng cụ thể vào từng loại
rủi ro. Các nhà phân tích có khuynh hướng phân loại rủi ro quốc gia vào 6 loại chính: rủi
ro kinh tế, rủi ro chuyển giao, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro vị trí hay vùng lân cận, rủi ro
thể chế, rủi ro chính trị. Nhiều loại trong số các rủi ro này chồng chéo lẫn nhau, dựa trên
mối quan hệ quốc tế của nền kinh tế trong nước với hệ thống chính trị và cộng đồng
quốc tế. Mặc dù nhiều nhà phân tích rủi ro có thể không đồng ý hoàn toàn với cách phân
loại này nhưng các khái niệm này có khuynh hướng thể hiện rủi ro quốc gia.
- Rủi ro kinh tế: một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng
mà tạo ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một đầu tư. Rủi ro này phát
sinh từ khả năng tiềm tàng của những thay đổi bất lợi trong mục tiêu của các chính sách
kinh tế chủ yếu (chính sách tài khoá, chính sách quốc tế, chính sách phân bổ của cải hay
chính sách sản xuất) hay phát sinh từ một thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của
quốc gia (như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái công nghiệp, dịch chuyển dân cư).
- Rủi ro chuyển giao: rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc
gia về việc hạn chế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài. Những hạn chế này có thể là:
gây khó khăn cho việc chuyển lợi nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rủi ro chuyển giao
cũng có thể hiểu là khả năng mà một tài sản không thể chuyển đổi sang một đồng tiền
thanh toán (đồng tiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối
cần thiết hay kiềm chế khả năng này.
- Rủi ro tỷ giá: một sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái.

Trong ngắn hạn, rủi ro đối với nhiều đồng tiền có thể được loại bỏ ở một chi phí có thể
chấp nhận được thông qua các cơ chế phòng ngừa khác nhau và các hợp đồng tương lai.
Một chính sách tỷ giá hối đoái cố định của một quốc gia có thể giúp cô lập rủi ro rủi ro
tỷ giá. Kiềm chế mức độ thả nổi tỷ giá cùng với việc chính phủ cố gắng kiểm soát đồng
tiền trong một phạm vi chật hẹp, có khuynh hướng gây ra rủi ro cao hơn là hệ thống tỷ
giá cố định hay tỷ giá chuẩn tiền tệ. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi thông thường duy
trì rủi ro thấp hơn đối với việc gây ra một sự dịch chuyển tỷ giá bất lợi không mong đợi.
Mức độ đánh giá cao hay thấp của một đồng tiền cũng có thể giúp cô lập rủi ro tỷ giá hối
đoái.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
8

- Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận: bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên
bởi những khó khăn trong một khu vực, bởi một nước đối tác của một quốc gia, hay
trong các quốc gia với những tính chất tương tự.
- Rủi ro thể chế: liên quan đến việc hoặc một chính phủ sẽ không sẵn lòng hay
không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ, hoặc là có thể bội ước các cam đoan đối với
các khoản vay nợ.
- Rủi ro chính trị: liên quan đến một thay đổi trong thể chế chính trị xuất phát từ
một thay đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi kinh tế
khác. Loại rủi ro này bao hàm khả năng tiềm tàng đối với những xung đột bên trong và
bên ngoài, rủi ro sung công. Đánh giá rủi ro này đòi hỏi phân tích nhiều nhân tố, bao
gồm các mối quan hệ của các đảng phái khác nhau trong một quốc gia, quá trình ra quyết
định trong chính phủ, và lịch sử của quốc gia đó.
3. Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia
a. Các nhân tố kinh tế vĩ mô
Nhân tố đầu tiên trong các nhân tố này là quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài trong
mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó, bao gồm:
- Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng

hoảng thanh khoản.
- Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ
thu nhập, từ thuế và các nguồn khác, để đáp ứng nghĩa vụ nợ.
b. Điều kiện và tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia cũng là một
nhân tố quan trọng, bao gồm:
- Mức dự trữ quốc tế.
- Mức dự trữ nhập khẩu được cung cấp bởi dự trữ quốc tế của quốc gia.
- Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện
hữu của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với một sự sụt
giảm trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu.
- Khả năng tiềm tàng đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đoái và tác
động lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia.
c. Vai trò của các nguồn vốn nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ của
quốc gia là một sự suy xét quan trọng khác trong việc phân tích rủi ro quốc gia,
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
9

bao gồm:
- Việc tiếp cận các thị trường tài chính quốc tế của quốc gia và những ảnh hưởng tiềm
tàng của một tổn thất trong tính thanh khoản của thị trường.
- Mối quan hệ của quốc gia với các nhà cấp tín dụng của khu vực tư nhân, bao gồm
sự tồn tại của những cam kết vay mượn và thái độ của các chủ ngân hàng đối với quan hệ
trong việc cho vay thêm đối với các nhà đi vay trong quốc gia đó.
- Vị thế hiện thời của quốc gia đối với các nhà cấp tín dụng đa phương và chính thức,
bao gồm khả năng của quốc gia để có đủ tư cách và chịu đựng được những chương trình
điều chỉnh kinh tế của IMF hay các chương trình phù hợp khác.
- Xu hướng trong đầu tư nước ngoài và khả năng của quốc gia trong việc thu hút
Những cơ hội của tiến trình tư nhân hóa của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước.
d. Các yếu tố thuộc môi trường xã hội, chính trị và pháp luật

- Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia.
- Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề
ngân sách và hành động để sữa chữa bổ sung thích hợp.
- Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính
phủ của quốc gia đó.
- Bất cứ xu hướng nào về việc đánh thuế giá cả, lãi suất, hay kiểm soát ngoại hối.
- Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng lợi ích của các nhà
tín dụng nước ngoài và nhà đầu tư.
- Các chính sách khuyến khích của chính phủ trong việc quản lý hiệu quả rủi ro của
các tổ chức định chế.
- Mức độ gia nhập của quốc gia vào hệ thống pháp luật và các chuẩn mực kinh doanh
quốc tế.
e. Một số các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác, bao gồm:
- Mức độ mà nền kinh tế của quốc gia có thể bị tác động bất lợi thông qua sự lây lan
các vấn đề khó khăn từ các quốc gia khác.
- Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia, bao gồm hệ thống giám
sát hoạt động ngân hàng và bất kỳ gánh nặng tiềm tàng của các khoản nợ bất ngờ mà một
hệ thống ngân hàng yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ.
- Quy mô của vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp khác của chính phủ
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
10

có thể tác động bất lợi đến tính hoàn hảo của hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và khả năng
cạnh tranh của các ngành công nghiệp hay các công ty được ưu đãi.
- Mức độ tác động mà các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro
tín dụng của các đối tác của nhà đầu tư trong quốc gia đó.
- Viễn cảnh kinh tế của bất kỳ ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia.
- Đầu tư nước ngoài trong tương lai.
4. Rủi ro quốc gia và hoạt động của ngân hàng quốc tế

Cũng là một loại công ty đa quốc gia (TNCs), ngân hàng quốc tế mang đầy đủ các đặc
trưng nổi bật của một TNCs như:
- Đa dạng hoá (Diversification). Để thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường mục
tiêu nước ngoài, ngân hàng quốc tế không có cách lựa chọn tích cực nào khác là phải đa
dạng hoá sản phẩm, và do đó mỗi nhóm sản phẩm của công ty phải theo hướng “cá biệt
hoá” (Differentiation). Đặc trưng này là sự quán triệt nguyên lý chung “tư duy toàn cầu,
hành động địa phương” (Thinking global, Action Local) như đã nói trên để thực hiện chiến
lược cụ thể “sản phẩm toàn cầu, thị hiếu địa phương” (Global Product, Loccal Tastes).
- Tiêu chuẩn hoá (Standardization). Ngân hàng quốc tế xác định những nhu cầu, thị
hiếu giống nhau của thị trường nước ngoài khác nhau trên phạm vi địa lý rộng để hướng
vào những sản phẩm tiêu chuẩn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đồng nhất của số khách hàng
đông nhất trên nhiều thị trường, nhất là thị trường toàn cầu.
- Quốc tế hoá (Internationalization). Đây là đặc trưng nổi bật của ngân hàng quốc tế
diễn ra chủ yếu ở pha 3 trong tiến trình mở cửa quốc tế. Đó cũng là quá trình nỗ lực để mở
rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng quốc tế ra hàng loạt quốc gia trên toàn khu vực
có nhiều lợi thế nhất. Đặc trưng này còn gọi là đa quốc gia hoá hay khu vực hoá (như toàn
bộ khu vực châu á- Thái bình dương hay trên toàn bộ châu Âu…).
- Toàn cầu hoá (Globalisation). Đặc trưng này của ngân hàng quốc tế thường thể hiện
rõ nhất trong pha 4 của tiến trình mở cửa quốc tế. Toàn bộ hoạt động chiến lược Marketing
– mix của TNCs lớn thường mở rộng trên cấp độ toàn cầu, như chiến lược thị trường toàn
cầu, chiến lược sản phẩm toàn cầu, chiến lược giá toàn cầu. Đây cũng là đặc trưng nổi bật
hiện nay của nhiều công ty, điển hình như Coca – Cola, IBM, P&G, Toyota… Đặc trưng
này cũng là mục tiêu cao nhất mà ngân hàng quốc tế hướng tới, theo đó người lãnh đạo
ngân hàng quốc tê cần phải rất chú trọng nguyên tắc: “xem xét toàn bộ thị trường thế giới
như một đơn vị kinh tế thống nhất”.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
11

Và cũng do đó, các ngân hàng quốc tế cũng phải chịu những rủi ro như các công ty

đa quốc gia mà loại rủi ro nghiêm trọng nhất phải đề cập đến là rủi ro quốc gia. Cụ thể như:
1.Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị và luật pháp của một quốc gia
Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của chính phủ các nước
Chính phủ các nước có thể chiếm hữu tài sản của các công ty đa quốc gia nói chung
và ngân hàng quốc tế nói riêng bằng hai con đường chính: tịch thu và sung công. Tịch thu
được hiểu là sự thu hồi các tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài mà không có bất kỳ
một sự đền bù nào. Ví dụ, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 18/9/2013 cho biết nước này đã giành lại
quyền kiểm soát một tòa cao ốc ở khu vực Manhattan được cơ quan công tố cho là thuộc sở
hữu bí mật của Iran. Việc thu và bán tòa nhà 36 tầng nằm ở Đại lộ số 5 tại trung tâm New
York sẽ là "vụ thu giữ lớn nhất từng liên quan tới chủ nghĩa khủng bố" như tuyên bố của
Bộ Tư pháp. Các công tố viên cáo buộc những chủ nhân của tòa nhà là Quỹ Alavi và Quỹ
Assa, đã chuyển tiền cho thuê tòa nhà và các khoản tiền khác tới ngân hàng Meli do chính
quyền Iran sở hữu. Alavi cũng điều hành một tổ chức từ thiện cho Iran và quản lý tòa nhà
cho chính quyền. Theo cáo buộc của cơ quan công tố, tòa nhà được xây dựng vào những
năm 1970 bởi một tổ chức phi lợi nhuận do Shah Iran điều hành và được cấp vốn bởi Ngân
hàng Meli. Nó đã bị chính quyền Iran mới sung công sau cuộc cách mạng 1979. Họ nói
rằng tổ chức phi lợi nhuận của Shah là quỹ Pahlavi đã được đổi tên thành Quỹ Mostazafan
ở New York, sau đó là quỹ Alavi. Cựu chủ tịch quỹ Alavi đã thừa nhận có tội hồi năm
2009 vì cản trở chính quyền, khi hủy bỏ các chứng cứ liên quan tới vụ việc, vốn được
chính quyền đệ trình lên tòa án hồi năm 2008. Quỹ Alavi tuyên bố sẽ kháng án. Quỹ nói
trên trang web rằng họ "thất vọng" trước phán quyết và đã "không có cơ hội phản bác
chứng cứ của chính quyền trước một thẩm phán".
Cấm vận và trừng phạt thương mại (Embargo and Sanction)
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã ký kết các bản hiệp định và thỏa thuận
quốc tế về những luật lệ, nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành vi giao dịch thương mại trên
phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia vẫn có thể đơn phương dùng đến các
chính sách trừng phạt và cấm vận thương mại nhằm đối phó với các động thái gây hấn của
các nước khác. Trừng phạt thương mại là một hình thức cấm các giao dịch thương mại
quốc tế, thường được một hoặc một nhóm các quốc gia sử dụng để đối phó với một quốc
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG

NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
12

gia khác khi nhận định rằng quốc gia này có những động thái đe dọa hòa bình và an ninh.
Cấm vận là những lệnh cấm chính thức đối với một hay một vài quốc gia đặc biệt về xuất
khẩu hoặc nhập khẩu một số loại hàng hóa, hoặc về các phương thức vận chuyển. Lệnh
cấm vận thường được ban hành trong thời gian chiến tranh, hoặc khi có căng thằng gia tăng
giữa các quốc gia. Cấm vận là một trong những hình thức ngăn chặn giao dịch thương mại
trên một số mặt hàng nhất định đối với một số quốc gia nhất định. Việc cấm vận và trừng
phạt thương mại này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng quốc tế, vốn dĩ
dựa vào thương mại quốc tế để hoạt động.
Ví dụ như Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) ngày 11/12/2013 đã phải đồng ý
nộp phạt 100 triệu USD để dàn xếp những cáo buộc liên quan đến việc vi phạm các lệnh
trừng phạt của Mỹ do có quan hệ làm ăn với Iran, Myanmar và Sudan. Tuyên bố của Bộ
Tài chính Mỹ nêu rõ ngân hàng RBS đã vi phạm lệnh cấm vận của Washington khi tiến
hành các giao dịch bí mật với các khách hàng Iran và các nước chịu lệnh trừng phạt trong
giai đoạn 2005 - 2009, cũng như thực hiện hơn 3.500 vụ giao dịch trị giá 500 triệu USD
với các ngân hàng có quan hệ làm ăn với khách hàng Sudan và Iran trong giai đoạn 2002 -
2011. Tổng số tiền phạt mà RBS phải trả là 133 triệu USD, trong đó 50 triệu USD được
nộp cho Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed), 50 triệu USD nộp cho Cơ quan quản lý tài
chính bang New York, còn 33 triệu USD phải nộp phạt cho Bộ Tài chính Mỹ. Song RBS sẽ
chỉ phải nộp 100 triệu USD, vì Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ hài lòng với khoản chi trả từ
phần nộp phạt cho Fed. Trong một thông báo, RBS đã phải ngậm đắng lên tiếng thừa nhận
và bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" về những hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngân
hàng này cũng đã đồng ý tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm ngăn chặn sự việc này tái
diễn, đồng thời đã sa thải một số nhân viên liên quan đến vụ việc trên.
Tẩy chay kinh tế (boycotts) đối với một số quốc gia hay một số doanh nghiệp
Người tiêu dùng và một số nhóm quyền lợi đặc biệt đôi khi vẫn thường tẩy chay một
số doanh nghiệp nếu họ nhận thấy các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng xấu đến thị hiếu
tiêu dùng ở địa phương. Khách hàng cũng thường từ chối ủng hộ các doanh nghiệp nếu

cho rằng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp đó là không phù hợp. Tẩy chay
(boycotts) được hiểu là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương
mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó. Tẩy chay và các hình thức phản đối giao
dịch thương mại khác của người dân sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm, còn các chi phí
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
13

liên quan đến hoạt động quan hệ cộng đồng sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải tăng cường
cải thiện hình ảnh của công ty trong dân chúng. Đối với hệ thống ngân hàng quốc tế, khi có
động thái tẩy chay từ phía khác hàng đối với chính ngân hàng hoặc chính phủ nơi mà ngân
hàng có trụ sở thì tình hình kinh doanh của ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không
nhỏ.
Ví dụ như ngày 4/3/2014, Chính phủ Nga đã tuyên bố trong trường hợp Mỹ tiến
hành các biện pháp trừng phạt do vấn đề Ukraine, Nga sẽ buộc phải chuyển sang loại tiền
tệ khác, tạo lập hệ thống thanh toán riêng. Chính phủ Nga cũng cảnh báo: “Ý đồ áp đặt
trừng phạt chống Nga sẽ biến thành sự phá sản của hệ thống tài chính Mỹ, dẫn đến chấm
dứt sự thống trị của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu”. Và cũng theo thông tin chính
phủ Nga công bố, ngay cả khi lệnh trừng phạt được tiến hành, Nga sẽ buộc phải xác nhận
thực tế không thể trả nợ cho các ngân hàng Mỹ. Phía Nga cũng cho hay, các lệnh trừng
phạt của Mỹ là con dao hai lưỡi, nếu Mỹ đóng băng các tài khoản của Nga, thì, tương tự,
các khoản nợ của Nga bằng đồng đô-la cũng sẽ bị đóng băng. Điều này có nghĩa là các
ngân hàng và các doanh nghiệp của Nga sẽ không phải trả nợ cho các đối tác Mỹ và nếu
Mỹ đóng băng các tài khoản của doanh nghiệp và công dân Nga, thì Moscow “sẽ kêu gọi
tất cả bán tháo trái phiếu quốc gia của Mỹ”, Trong một động thái liên quan, Bộ Tài chính
Nga thông báo từ ngày 4/3 sẽ ngừng mua dự trữ ngoại tệ. Như vậy, nếu lệnh cấm vận của
Mỹ đối với Nga được ban hành thì cả hệ thống ngân hàng của Mỹ và Nga sẽ phải chịu
không ít thiệt thòi.
Hay như ngày 17/03/2012, hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng toàn thế
giới (SWIFT), chuyên tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển tiền vừa cấm 30 nhà băng

Iran sử dụng dịch vụ. Đây là hệ quả trực tiếp từ các hành động đa phương và mang tính
quốc tế nhằm siết chặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran.
Đánh giá về tác động của lệnh cấm vận này, theo Ali Ansari - chuyên gia về Trung
Đông của Viện Nghiên cứu chính sách Chatham House tại Anh, việc cấm các ngân hàng
của Iran tiếp cận với SWIFT có thể sẽ "thắt thòng lọng vào cổ" quốc gia này. Bằng việc
buộc SWIFT không cho Iran sử dụng dịch vụ của công ty này, các nước phương Tây đang
tìm cách gây thêm khó khăn cho Iran trong việc bán dầu cho ngay cả những đối tác thiện
chí nhất. Thông thường, một chiếc tàu chở dầu có thể chuyên chở lượng dầu trị giá tới 100
triệu USD, chính vì vậy việc thanh toán qua ngân hàng điện tử là điều rất quan trọng.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
14

Không chỉ SWIFT, tháng 1/2012, EU đã phong tỏa tài sản của 116 cá nhân và 442
công ty và thực thể, trong đó có Ngân hàng Trung ương Iran. Những biện pháp này là một
phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân được cho là phục
vụ những mục đích quân sự.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Iran có thể sẽ tìm một vài cách để tránh bị tác
động của các biện pháp trừng phạt, như trực tiếp đổi dầu lấy tiền mặt, vàng hoặc các tài sản
khác. Thậm chí, Iran có thể "trộn" dầu của họ vào dầu của các nước khác tại các "ga cuối"
quốc tế và các đường ống dẫn dầu để ngụy trang. Bên cạnh đó, quốc gia Hồi giáo này cũng
có thể sẽ nhận được sự giúp đỡ từ ngân hàng trung ương của những nước có mối quan hệ
thân thiết với Iran.
Các biện pháp trừng phạt phần nào cũng gây ra những ảnh hưởng thực sự, tác động
đến lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Iran, làm sụt giá đồng rial và khiến các doanh nghiệp
cũng như giới chóp bu Iran khó khăn hơn khi chuyển tiền cũng như gây khó khăn cho
người dân nước này trong việc nhận tiền từ người thân đang sinh sống ở nước ngoài gửi về.
Chiến tranh, đảo chính, và cách mạng
Chiến tranh, đảo chính và cách mạng có tác động lớn đối với hoạt động kinh doanh.
Những sự kiện chính trị này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, tuy

nhiên chúng lại có tác động gián tiếp hết sức mạnh mẽ.
Điển hình như vụ khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ukraine. Ngày 27/02/2014,
tiếp sau ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank, ngân hàng lớn thứ hai của Nga VTB cũng
vừa ra thông báo ngừng hoạt động cho vay mới tại Ukraine.
Động thái mới nhất của các ngân hàng hàng đầu của Nga này càng làm gia tăng mối
quan ngại về những rủi ro tài chính ở Ukraine sau khi Tổng thống nước này, Viktor
Yanukovich, bị phế truất cuối tuần trước.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/2, Giám đốc điều hành VTB, Andrei Kostin, nói
rằng "khó có thể đánh giá rủi ro vào thời điểm hiện nay." Chính vì vậy, VTB đã ngừng
cung cấp các khoản cho vay mới cho cả các công ty lẫn cá nhân tại Ukraine.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
15

Trước đó, ngày 21/2, German Gref, người đứng đầu ngân hàng lớn nhất nước Nga
Sberbank, cũng thông báo Sberbank sẽ tạm ngừng cho các doanh nghiệp Ukraine vay,
ngoại trừ các doanh nghiệp có quy mô lớn và tình hình tài chính tốt.
Trong 5 năm kể từ sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Mỹ),
trong khi các ngân hàng nước ngoài khác cắt giảm tỷ lệ các khoản cho vay có nguy cơ bị
mất mát hay thua lỗ từ mức 40% giá trị tài sản của các ngân hàng Ukraine trong năm 2008
xuống 20% năm 2012, thì các ngân hàng Nga không thay đổi và hiện giữ tỷ lệ này ở mức
12%.
VTB cho hay giá trị các khoản tín dụng của ngân hàng này có nguy cơ bị tổn thất tại
Ukraine hiện vào khoảng 20 tỷ rúp (560 triệu USD), trong khi của Sberbank là 130 tỷ rúp
(4 tỷ USD).
Hoạt động kinh doanh của VTB tại Ukraine hiện chiếm khoảng 2-3% tổng giá trị
hoạt động kinh doanh của VTB, trong khi của Sberbank là chưa đầy 1%. Ngân hàng lớn
thứ hai nước Nga này cũng khẳng định sẽ tiếp tục hoạt động tại Ukraine trong dài hạn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay các ngân hàng Nga ước tính giá trị những
khoản tín dụng của các ngân hàng này có nguy cơ bị thiệt hại tại Ukraine vào khoảng 28 tỷ

USD.
Gazprombank, Vnesheconombank (VEB), Sberbank và VTB là những ngân hàng
cho vay chủ chốt tại đây.
Cả hai hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's và Fitch tuần này đều cảnh báo những rủi
ro mà những ngân hàng trên phải đối mặt khi cung cấp các khoản cho vay cho các doanh
nghiệp Ukraine, nếu nền kinh tế này trượt vào suy thoái và đồng nội tệ hryvnia tiếp tục sụt
giảm mạnh.
Nạn khủng bố
Khủng bố (terrorism) là hình thức sử dụng vũ trang và vũ lực nhằm đạt được một
mục tiêu chính trị nào đó, bằng cách đe dọa và tác động lên nỗi sợ hãi của con người.
Trong những năm gần đây, khủng bố trở thành một dạng rủi ro quốc gia hết sức nghiêm
trọng. Nạn khủng bố đang không ngừng leo thang trên khắp thế giới, mà một ví dụ điển
hình là vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Không chỉ lấy đi sinh mạng của
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
16

hàng trăm con người, vụ khủng bố còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thị trường tài
chính New York cũng như làm ngưng trệ hoạt động kinh doanh của vô số doanh nghiệp.
Nạn khủng bố khiến người dân sợ hãi, dẫn tới giảm lượng tiêu thụ hàng hóa và có nguy cơ
dẫn đến nên khủng hoảng kinh tế. Các ngành thương mại dịch vụ như du lịch, hàng không,
giải trí và các ngành bán lẻ hàng hóa đặc biệt bị ảnh hưởng. Nạn khủng bố cũng tác động
xấu đến các thị trường tài chính, cụ thể là trong quãng thời gian sau cuộc tấn công
11/9/2001, giá trị thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giảm khoảng 14%.
Bên cạnh chế độ chính trị, những khác biệt trong hệ thống luật pháp ở các quốc gia
khác nhau cũng là một nguyên nhân tạo nên rủi ro quốc gia. Đặc biệt liên quan đến kinh
doanh quốc tế là luật thương mại và tư pháp, trong đó luật thương mại bảo trùm toàn bộ
các giao dịch thương mại, còn Tư pháp điều tiết mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ
chức, bao gồm các điều luật hợp đồng cũng như trách nhiệm và bổn phận của mỗi bên nảy
sinh trong những trường hợp vi phạm. Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống luật pháp thiên

về bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, các tổ chức bản địa. Các bộ luật thường được xây
dựng nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh và thúc đẩy kinh tế ở địa phương.
Hệ thống luật pháp ở cả “nước chủ nhà” và “nước ngoài” đều tạo nên những khó
khăn thử thách khác nhau đối với các công ty đa quốc gia nói chung và ngân hàng quốc tế
nói riêng.
Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước ngoài
Đối với một số quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, để bảo hộ cho nền kinh
tế trong nước cũng như các ngân hàng nội và sự yếu kém trong một số mảng quản lý khiến
cho chính phủ các quốc gia này sử dụng luật pháp như một công cụ để cấm một số hoạt
động giao dịch của ngân hàng. Việc này gây ra không ít cho những ngân hàng ngoại, vốn
dĩ đang chật vật với việc gây dựng cơ sở ở nước sở tại. Chẳng hạn như tại Anh, trong báo
cáo công bố ngày 26/2/2014, Cơ quan Luật lệ An toàn (PRA) thuộc Ngân hàng Trung ương
Anh (BoE) đã đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc đối với các ngân hàng nước
ngoài không thuộc Liên minh châu Âu (EU) mở chi nhánh ở Đảo quốc này. Một số ngân
hàng nước ngoài có nguy cơ bị cấm hoạt động ở Anh do không thỏa mãn những điều kiện
khắt khe lần đầu tiên được áp dụng này. PRA sẽ yêu cầu các ngân hàng nước ngoài phải
đáp ứng những tiêu chuẩn về hoạt động giám sát của Anh trong lĩnh vực tài chính. Đây
được coi là điều kiện tiên quyết để xem xét liệu ngân hàng nước ngoài có được phép mở
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
17

chi nhánh hoạt động ở Anh hay không. Nếu không đạt được những tiêu chuẩn này, các
ngân hàng nước ngoài có thể bị cấm hoạt động ở Anh. Trước đây, các chi nhánh ngân hàng
của Iceland từng mở dịch vụ nhận tiền gửi ở Anh. Sau đó, họ đã không thể thanh toán do
lâm vào khủng hoảng, buộc giới chức Anh phải vào cuộc nhằm giảm thiểu thiệt hại cho
người gửi tiền. Trong khuôn khổ những quy định mới, các ngân hàng nước ngoài phải cung
cấp thông tin về thực trạng tài chính cho PRA. Trên cơ sở đó, PRA sẽ phân tích và đánh
giá mức độ ảnh hưởng đối với hệ thống tài chính Anh trong trường hợp ngân hàng gặp rắc
rối. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải chuẩn bị những phương án và giải pháp ứng phó với

nguy cơ xảy ra khủng hoảng. PRA còn quy định rằng họ có thể sẽ rút giấy phép kinh doanh
của các ngân hàng ở một quốc gia nào đó, nếu họ thấy lo ngại về chất lượng của hoạt động
giám sát nội địa. Quy định này đã châm ngòi cho nhiều ý kiến phản đối và chỉ trích cho
rằng Anh đang cố ý bảo hộ cho các ngân hàng thuộc khối Eurozone mà bỏ quên đi sự thiệt
thòi của các ngân hàng nước ngoài khác trong bối cảnh Chính phủ Anh đang tìm cách thu
hút các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, nhằm tăng cường vị thế của
Trung tâm tài chính London.
Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước mình
Theo thống kê từ ngân hàng nhà nước, các ngân hàng ngoại kiếm lãi gấp hơn 8 lần so
với những ngân hàng nội mà phần lợi nhuận này phần nhiều là nhờ chiêu thức mua bán
ngoại tệ lòng vòng, lách luật. Khi mà ngân hàng nội địa bị ràng buộc bởi hàng loạt các quy
định hành chính liên quan đến kinh doanh ngoại tệ, không thể lách luật, thì ngân hàng nước
ngoài tỏ ra linh hoạt. Suốt một thời gian dài họ mua bán đô la Mỹ với doanh nghiệp thông
qua một ngoại tệ thứ ba để đạt được tỷ giá mong muốn và khi NHNN cấm nghiệp vụ này,
họ vẫn sử dụng ngoại tệ thứ ba thông qua một ngân hàng thứ ba.
Thí dụ doanh nghiệp XYZ muốn mua đô la Mỹ của họ, thì đầu tiên doanh nghiệp đó
phải mua euro của ngân hàng nội địa XYZ với một tỷ giá thỏa thuận. Họ bán euro cho ngân
hàng XYZ để XYZ bán cho doanh nghiệp. Có euro rồi, doanh nghiệp bán lại cho họ cũng
theo giá thỏa thuận vào ngày hôm sau, làm sao tương ứng với sự chênh lệch của đô la Mỹ
(giữa giá niêm yết của ngân hàng và giá thị trường tự do) mà họ bán cho doanh nghiệp.
Trên hợp đồng, giá mua bán đô la vẫn tuân thủ quy định của NHNN, nhưng trên thực tế,
sau một sự lòng vòng, giá thực mua - bán đã khác nhiều.
Ngoài ra một số ngân hàng nước ngoài áp dụng phí ngoại tệ linh hoạt (flexible fees)
khi doanh nghiệp chuyển khoản ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh… Với các công ty đa
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
18

quốc gia, việc đưa ra các mức phí càng thuận lợi hơn, nhất là khi các công ty này nhập
khẩu máy móc, nguyên vật liệu, triển khai dự án đầu tư. Không phải ngẫu nhiên, các công

ty của nước nào thì thường giao dịch với ngân hàng của nước ấy mở ở Việt Nam. Chẳng
hạn các công ty Hàn Quốc giao dịch với ngân hàng Hàn Quốc, Đài Loan với Đài Loan,
Pháp với Pháp, Úc với Úc…Ngân hàng trong nước không thể “bắt chước” cách kinh doanh
ấy của ngân hàng nước ngoài vì nếu làm vậy có thể bị thanh tra, kiểm tra liên tục.
Tuân thủ đúng quy định, ngân hàng nội khó tìm lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối.
Một khi giá mua bán đô la Mỹ chuyển khoản và tiền mặt luôn kịch trần và bằng nhau, các
ngân hàng cổ phần chỉ còn cách giới thiệu các doanh nghiệp với nhau để tự thương lượng.
Hậu quả là doanh thu kinh doanh ngoại tệ của nhiều ngân hàng cổ phần sụt giảm mạnh, có
ngân hàng thậm chí lỗ ở mảng này trong khi các ngân hàng quốc tế khác lại lãi một cách
mạnh mẽ.
2. Rủi ro từ yếu tố kinh tế và tài chính của một quốc gia
Rủi ro đến từ các yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế
Đây là yếu tố đầu tiên mà các công ty đa quốc gia nói chung cũng như ngân hàng
quốc tế nói riêng rất cân nhắc khi quyết định có tham gia hay tiếp tục đầu tư hay kinh
doanh tại một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thể hiện giá trị tăng thêm
của sản phẩm dịch vụ trong một năm mà quốc gia đó sản xuất được, nó là nhân tố tiên
quyết quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia. Nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu về
vốn hiển nhiên sẽ lớn và hiệu quả tất yếu sẽ là các tổ chức kinh doanh tiền tệ nói chung
cũng như ngân hàng quốc tế nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để kinh doanh cũng như nhiều cơ
hội đề phát triển hơn. Ngược lại, với một nền kinh tế đầy bất ổn với tỷ lệ tăng trưởng thấp,
doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ kéo theo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ
thống ngân hàng nói chung và khả năng thua lỗ cũng như mất vốn lớn.
Rủi ro đến từ các biến động trong tỷ giá hối đoái
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh tại nước sở tại, các công ty đa quốc gia nói
chung cũng như ngân hàng quốc tế nói riêng phải chịu rất nhiều áp lực đến từ tỷ giá hối
đoái của quốc gia đó. Có rất nhiều phương thức tỷ giá mà các quốc gia có thể chọn lựa, tỷ
giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi có điều chỉnh.
Với mỗi phương thức điều hành tỷ giá sẽ phát sinh mỗi vấn đề khác nhau cho các thành
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2

19

phần của nền kinh tế mà ngân hàng quốc tế là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất. Vốn dĩ không có sẵn nguồn nội tệ để kinh doanh tại các quốc gia sở tại nên
hệ thống ngân hàng quốc tế phụ thuộc rất lớn vào chính sách tỷ giá của quốc gia đó. Nếu
quốc gia áp dụng tỷ giá hối đoái cố định vào một ngoại tệ mạnh nào đó, ngân hàng quốc tế
có thể phần nào yên tâm về khả năng chủ động về nguồn vốn nội tệ của mình để phục vụ
kinh doanh, ngược lại khi chính phủ thả nổi tỷ giá thì ngân hàng quốc tế sẽ gặp phải rủi ro
rất lớn trong việc kinh doanh bằng nội tệ tại quốc gia sở tại đó.
Rủi ro đến từ biến động trong lãi suất
Lãi suất là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng then chốt đến kết quả hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng quốc tế nói riêng. Đối với các ngân
hàng hoạt động theo mô hình truyền thống, thu nhập từ lãi vốn là nguồn thu nhập chính,
chiếm bình quân khoảng 80% nguồn thu nhập của ngân hàng, còn với hệ thống ngân hàng
hiện đại, thu nhập từ lãi vốn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, không dưới 50%. Do đó sự
biến động về lãi suất là cả một vấn đề đối với hệ thống ngân hàng nói chung chứ không
riêng gì ngân hàng quốc tế. Với hệ thống ngân hàng quốc tế, dòng vốn của nó được huy
động từ rất nhiều quốc gia trên thế giới và sẽ được phân bổ vào các nền kinh tế theo thứ tự
ưu tiên về mức lãi suất cho vay đang được áp dụng trong nền kinh tế đó. Nếu lãi suất cho
vay có sự biến động đột ngột theo chiều hướng đi xuống sẽ khiến các ngân hàng quốc tế
phải chịu cảnh sụt giảm trong lợi nhuận hoặc mất rất nhiều chi phí để di chuyển dòng vốn
đến các quốc gia khác có mức lãi suất cao hơn.
Rủi ro đến từ nợ công quốc gia
Rủi ro đến từ nợ công quốc gia là loại rủi ro được gây ra bởi tình trạng mất khả năng
thực hiện nghĩa vụ của chính phủ một quốc gia đối với một số quốc gia khác hay một tổ
chức hay một doanh nghiệp hay một ngân hàng quốc tế nào đó. Nhìn chung, yếu tố này ít
gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng quốc tế bởi các chương trình tài trợ vốn
cho chính phủ các quốc gia thường được thực hiện bởi ngân hàng thế giới hoặc các tổ chức
kinh tế phi ngân hàng khác. Rủi ro gây ra bởi nợ công quốc gia chủ yếu tác động gián tiếp
đến hệ thống ngân hàng quốc tế thông qua việc nợ công quá mức cho phép sẽ làm đổ vỡ

nền kinh tế tại quốc gia sở tại mà ngân hàng quốc tế đang hoạt động, từ đó gây nên các rủi
ro cho các ngân hàng này trong việc kinh doanh cũng như di chuyển dòng vốn ra khỏi quốc
gia này.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
20

CHƯƠNG II
THỰC TẾ VỀ RỦI RO QUỐC GIA TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI TẠI MỘT SỐ GIAI ĐOẠN
1. Rủi ro quốc gia tại Thái Lan năm 1997
Những tiềm ẩn rủi ro
Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa đất nước từ năm 1961. Tốc độ tăng trưởng
GDP trong thập niên 60 vào khoảng 8%/năm, thập niên 70 vào khoảng 7%/năm, thập niên
80 vào khoảng 8%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ mức 440USD năm
1995 lên 3012USD năm 1996. Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 630USD năm 1991
tăng lên 1177USD năm 1996.
Với mức lãi suất tiết kiệm trong nước cao, bình quân là 16,3%/năm, trong khi ở Mỹ là
7,6%/năm. Cộng thêm chính sách tỷ giá hối đoái gần như là cố định, đã tạo nên môi trường
kinh doanh hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay
ngắn hạn và tín dụng thương mại.
Nguồn tiền dồi dào, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cao, dẫn đến tín dụng tăng
trường nóng, các ngân hàng và các công ty tài chính Thái Lan tích cực vay nợ từ nước
ngoài để tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước, các dự án bất động sản, thị trường chứng
khoán.
Khi rủi ro bộc phát:
Hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Do các doanh nghiệp gia tăng vay vốn bên ngoài mà
không thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ROA của đa số doanh nghiệp đến
năm 1996 chỉ đạt 1%/năm trong khi đó lãi suất cho vay đã trên 16%/năm.
Hệ thống ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả. Kiểm soát lỏng lẻo, đầu tư

nhiều vào các dự án bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, nợ xấu gia tăng.
Thị trường bất động sản đóng băng và dần suy thoái. Do đầu tư quá ồ ạt vào bất động
sản, tỷ lệ phòng trống không cho thuê được của các tòa nhà cao ốc văn phòng lên đến 20%,
các công ty chủ đầu tư gặp khó khăn lớn trong việc tìm nguồn trả nợ, cộng thêm vào là
mức lãi suất cho vay rất cao.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
21

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường chứng khoán sụt giảm từ 1.280
vào cuối năm 1995 xuống còn 372 vào cuối năm 1997, mức vốn hóa thị trường giảm từ
141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD.
Thái Lan tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán. Cán cân thương mại luôn thâm hụt
trong suốt những năm 1991 – 1996, tổng thâm hụt lên đến 35,26 tỷ USD. Thâm hụt tài
khoản vãng lại năm 1996 lên đến 14,7 tỷ USD. Trong khi tỷ giá gần như cố định, nhưng
lạm phát trong nước lại cao hơn so với Mỹ (Thái Lan 5%, Mỹ 3%). Vay nợ nước ngoài gia
tăng từ 35,99 tỷ USD năm 1991 lên đến 89 tỷ USD năm 1996, bằng 54% GDP, trong đó nợ
ngắn hạn chiếm 51% tổng nợ và gấp 1,18 lần dự trự ngoại tệ quốc gia, tính đến tháng
06/1997 nợ nước ngoài ngắn hạn đã gấp 1,5 lần dự trữ ngoại tệ.
Ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ:
Lo sợ nguy cơ khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư đổ xô đi mua USD, làm cho cầu USD
tăng. Ngân hàng trung ương Thái Lan sau khi tung gần 24 tỷ USD để giữ giá đồng Bath
nhưng không thành, ngược làm còn làm sụt giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia lúc này chỉ còn
10 tỷ USD.
Đến tháng 03/1997, người dân và các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn ở dạng tiền mặt ra khỏi
các ngân hàng và công ty tài chính. Chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán 1
ngày 03/03/1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải gia tăng dự trữ tiền mặt, 10 công ty
tài chính ở trạng thái kiểm soát (Unico Housing Co.,LTD, Thai-Fui Royal International, ).
Ngày 04 và 05/03/1997 hơn 21,4 tỷ Bath (820 triệu USD) đã được rút khỏi các ngân
hàng và công ty tài chính. Ngày 25/06/1997 Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài

chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58 công ty trên tổng số 91 công ty tài
chính đang hoạt động.
Ngân hàng trung ương Thái Lan đã phải thả nổi đồng Bath, làm cho đồng Bath mất giá
từ mức 25,26Bath/1USD xuống mức kỷ lục 54,1Bath/1USD (06/01/1998). Có thể thấy sự
phá giá của đồng Bath Thái Lan như một ngòi nổ mở màn cho cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ của Thái Lan và các nước Đông Nam Á.
Ngân hàng trung ương Thái Lan cạn kiệt nguồn ngoại tệ và phải nhờ đến sự giúp đỡ của
IMF, Nhật Bản. Tiếp đó là đồng Peso bị ảnh hưởng và Philippines phải tuyên bố phá giá
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
22

đồng Peso từ 26,4Peso/1USD xuống còn 46,5Peso/1USD. Một phản ứng dây chuyền, ngày
11/08/1997 Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối để tránh các thiệt
hại nặng nề hơn. Cuộc khủng hoảng còn lan sang cả Hàn Quốc, đồng Won đã giảm xuống
976KRW/1USD mặc dù Hàn Quốc đã kiên quyết không phá giá đồng tiền, Đài Loan cũng
phải tuyên bố thả nội tiền tệ, thị trường tài chính tiền tệ Hồng Kông thì bị xáo trộn dẫn đến
nhiều vụ khủng hoảng chứng khoán toàn cầu.
2. Ukraine: Rủi ro chính trị và hoạt động của ngân hàng quốc tế
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng
thống Yanukovych hồi cuối năm 2013 bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị,
thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu (EU) chỉ vài ngày trước khi sự kiện
này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn
với Moscow. là “cuộc đấu” giữa Nga với Mỹ và Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông
Âu. Ukraine đang bị chia rẽ giữa một bên là lực lượng thân Nga và bên kia là phe thân
phương Tây.
Sau khi phe đối lập thực hiện một cuộc “đảo chính” lật đổ chính quyền của Tổng thống
Yanukovych, Mỹ và phương Tây đã nhanh chóng thừa nhận và hậu thuẫn cho chính quyền
lâm thời mới ở Ukraine. Trong khi đó, Nga chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền
do phe đối lập dựng lên và tuyên bố chỉ làm việc với Ukraine khi một chính phủ mới chính

thức được thành lập. Trong bối cảnh này, báo chí Ukraine và phương Tây đã “tung” không
ít những thông tin gây bất lợi cho Nga.
Ngày 3-3-2014, giới chức Ukraine khẳng định 16.000 lính Nga đã được huy động đến
Crimea, dấu hiệu cho thấy Nga đã mở rộng can thiệp quân sự vào bán đảo Crimea
Căng thẳng quân sự leo thang giữa Ukraine và Nga đã khiến các đồng nội tệ của cả hai
nước giảm giá mạnh so với đồng USD. Do đó, các công ty của Nga và Urkraine vốn có
nhiều nợ nước ngoài sẽ đối mặt với việc giá trị của các khoản nợ tăng lên trong tương quan
với giá trị của tài sản. Điều này khiến nguy cơ vỡ nợ tăng lên.
Nói một cách ngắn gọn, khi đồng USD tăng lên, thanh khoản giảm và rủi ro tín dụng
tăng. Đây sẽ là vấn đề lớn đối với hệ thống ngân hàng của các nước mới nổi.

PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
23


Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng của Ukraine có thể dẫn tới một cuộc
khủng hoảng toàn diện của các thị trường mới nổi nói chung. Ngoài ra, vấn đề của Ukraine
cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới các ngân hàng của Nga vốn phụ thuộc nhiều vào Ukraine. Từ
đầu năm 2014 tới nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 10%.
Tài chính Nga, Ukraine thiệt hại hàng chục tỷ đôla vì xung đột. Căng thẳng leo thang
giữa hai quốc gia khiến chứng khoán trong nước lao dốc, đồng rouble Nga và hryvnia
Ukraine đều chạm đáy so với USD, còn giá vàng - dầu thế giới liên tục tăng cao.
Theo Bloomberg, tài sản của 300 người giàu nhất thế giới đã giảm 44,4 tỷ USD hôm
qua, do chứng khoán toàn cầu lao dốc mạnh nhất một tháng và đồng rouble Nga xuống
thấp kỷ lục.
Trong đó, đà giảm mạnh nhất là tại Nga. Chỉ số Micex mất 11%, trong khi đó Market
Vectors Russia ETF (RSX) giảm 6%. Cổ phiếu các hãng lớn như Tập đoàn năng lượng
Gazpro giảm hơn 10%, hay công cụ tìm kiếm Yandex giảm 14%.
Thị trường chứng khoán Nga cũng bốc hơi 58,4 tỷ USD chỉ trong gần một ngày. Đến

chiều qua (3/3), giá trị vốn hóa các cổ phiếu trong chỉ số Micex chỉ còn 512 tỷ USD, giảm
so với gần 570 tỷ USD chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, Reuters cho biết.
Rouble Nga hôm qua xuống thấp nhất từ trước đến nay, khi mất giá 2% so với USD và
1,2% so với euro. Để ngăn nội tệ lao dốc, Reuters cho biết Ngân hàng trung ương Nga đã
phải bán 10 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Cơ quan này cũng phải nâng lãi suất cho vay cơ bản từ
5,5% lên 7%.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
24

Đồng hryvnia của Ukraine cũng lập đáy so với USD hôm qua. Giới phân tích cho biết
nguyên nhân là thiếu đôla Mỹ và giao dịch bị ảnh hưởng bởi căng thẳng với Nga. Nội tệ
mất giá và vỡ nợ quốc gia hiện là rủi ro chính với các ngân hàng Ukraine. Theo Moody’s,
các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro vỡ nợ là Savings Bank of Ukraine,
Ukreximbank và Ukrgazbank.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Ukraine đã phải hạn chế số ngoại tệ người gửi có thể
rút và tuyên bố sẵn sàng bơm thêm thanh khoản. Theo thống kê, Ukraine đang ôm khối nợ
13 tỷ USD và 16 tỷ USD sẽ đáo hạn năm 2015. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, họ sẽ vỡ
nợ.
Tình hình tại châu Âu còn u ám hơn khi tất cả các thị trường lớn hôm qua đều đỏ lửa.
Chỉ số Dax của Đức đóng cửa giảm hơn 3%, CAC 40 (Pháp) giảm hơn 2%, còn FTSE 100
(Anh) giảm 1,5%.
Căng thẳng tại Ukraine cũng khiến châu Á lao đao. Hang Seng (Hong Kong, Trung
Quốc) đóng cửa hôm qua giảm 1,5%. Nikkei 225 (Nhật Bản) mất 1,3%. Đến sáng nay, hầu
hết các thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau hai ngày lao dốc. “Nhà đầu tư đang có cơ
hội mua vào. Cuộc khủng hoảng này sẽ được giải quyết sớm thôi, vùng Crimea sẽ về với
Nga và chiến tranh sẽ không xảy ra”, Andreas Utermann – Giám đốc Đầu tư tại Allianz
Global Investors nhận xét.
Tình hình bất ổn đã khiến nhà đầu tư tìm đến các công cụ trú ẩn. Giá vàng chốt phiên
hôm qua tại Mỹ tăng gần 2% lên 1.350 USD một ounce. Nhà đầu tư cũng tăng mua trái

phiếu Chính phủ Mỹ, đẩy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm xuống dưới 2,6%.
Giá dầu thô WTI hôm qua cũng tăng gần 2%, lên hơn 104 USD mỗi thùng. Đến 2h30
chiều nay (giờ Hà Nội), giá mới giảm 0,9%. “Sự tham gia của Nga rõ ràng đã làm lớn
chuyện, tăng khả năng giá năng lượng thế giới bị ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp”,
Stephanie Flanders – chiến lược gia thị trường châu Âu tại JPMorgan nhận xét.
3. Rủi ro quốc gia tại Hy Lạp: Rủi ro nợ công
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các
quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế. Hy Lạp đứng
trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều nước trong khu vực đồng euro cũng nợ ở mức báo động. Mức
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
NH ĐÊM 1 – NHÓM 5.2
25

nợ công của Việt Nam nếu tính theo GDP sắp xấp xỉ mức nợ tối thiểu tính theo GDP đối
với các thành viên thuộc khu vực euro.
Hai năm trước, Hy Lạp gia nhập khu vực đồng euro. Ngày nay, với nợ công lên tới
110% GDP, Hy Lạp bị khủng hoảng và gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cũ, khó bán
các khoản nợ mới ở mức giá hợp lý; thậm chí có nguy cơ bị khai trừ hoàn toàn khỏi thị
trường nợ. Thế giới đứng trước nguy cơ Hy Lạp trở thành một Lehman Brothers, tập đoàn
đầu tư lớn thứ tư của Mỹ, phá sản tháng 9/2008, là mồi lửa gây "hoả hoạn" Phố Wall, lây
lan ra hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới.
Khủng hoảng nợ nhà nước của Hy Lạp cũng có khả năng lây lan thành một đợt rối loạn
tài chính toàn cầu mới. Dưới sức ép của EU, Hy lạp có 3 tháng để tự cứu mình. Quốc hội
Hy Lạp vừa thông qua các giải pháp thắt lưng buộc bụng mất lòng dân, "đau đớn nhất" mà
hoàn cảnh trước đây không cho phép thực hiện, như cắt giảm chi tiêu khu vực nhà nước,
hạn chế trả lương, thưởng và ngừng trợ cấp hưu trí; tăng thuế giá trị gia tăng, tăng thuế
nhiên liệu, thuốc lá, rượu và hàng xa xỉ.
Hy Lạp, cũng như các nước sử dụng đồng euro, đã từng thực hiện nhiều thủ thuật che
giấu thực trạng tài chính và nhằm đạt được những chỉ tiêu đề ra cho các nước thành viên,
như tổng dư nợ không quá 60% GDP và thâm hụt ngân sách hàng năm không quá 3%

GDP. Để đạt được những chỉ tiêu ấy, nhiều năm qua các chính phủ EU đã bán ra nhiều tài
sản quốc gia và che giấu nhiều khoản chi. Hy Lạp che giấu một số khoản chi quốc phòng,
với lý do "bí mật nhà nước". Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu euro (1,13 tỉ USD)
cho quân sự, chỉ bằng 1/4 con số 3,17 tỉ euro mà sau đó họ thừa nhận đã chi cho quốc
phòng. Nay Hy Lạp thừa nhận đã báo cáo mức chi cho quốc phòng thấp hơn thực tế tới 8,7
tỉ euro trong giai đoạn 1997-2003. Từ năm 2007-2010, nợ công của toàn thế giới lên tới
15.300 tỉ USD, trong đó 8 phần là đến từ nhóm G-7. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo,
đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế nhóm G-20 có thể chiếm 118% GDP, cũng
chẳng khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp. Về phần các nước khác, đến lượt một số quốc
gia cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản.
4. Tác động từ rủi ro nợ công: bài học từ khủng hoảng nợ công ở châu Âu
Xuất khẩu giảm :Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu : tốc
độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, có thể theo hình chữ W thay vì chữ V, đặc biệt khu

×