Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HÀNH năo và TIỂU não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.2 KB, 3 trang )

HÀNH NÃO
Hành não cũng như tuỷ sống có 2 chức năng: phản xạ và dẫn truyền,
nhưng chức năng phản xạ của hành não quan trọng vì liên quan mật thiết với
tính mạng.
I. Chức năng của hành não: Ở hành não có trung tâm của nhiều phản xạ.
1. Phản xạ điều hoà hô hấp:
Ở hành não có trung tâm hít vào và thở ra. Qua 2 trung tâm này và trung
tâm điều chỉnh ở cầu não được thực hiện những phản xạ điều hoà hoạt động
của bộ máy hô hấp.
2. Phản xạ điều hoà hoạt động tim:
Ở hành não có nhân của dây X và qua dây X thực hiện được những phản
xạ điều hoà hoạt động tim.
3. Các phản xạ tiêu hoá:
- Phản xạ nhai, nuốt.
- Phản xạ tiết nước bọt, dịch vị, dịch tụy, mật.
- Phản xạ vận động của dạ dày.
- Phản xạ non: Phản xạ này có bộ phận nhận cảm và đường truyền về thay
đổi tuỳ theo trường hợp.
4. Phản xạ hô hấp: có tính chất bảo vệ như phản xạ ho, hắt hơi.
5. Phản xạ giác mạc: được dùng để theo dõi gây mê, hôn mê.
II. Chức năng dẫn truyền của hành não:
Hành não là trạm mã tất cả những đường truyền lên xuống giữa não và tuỷ
đi qua, ngoài ra còn dẫn truyền:
1. Cảm giác: Từ da mặt, niêm mạc mắt, tai mũi họng, từ các tạng của lòng
ngực và ở bụng.
2. Vận động: Theo các dây thần kinh sọ não V, VII, IX, X, XI, XII.
III. Hoạt động điều hoà trương lực cơ của hành não;
1. Thí nghiệm:
Cắt ngang não của một con vật (thỏ, mèo) trong khoảng giữa nhân đỏ và
nhân tiền đình thì con vật xuất hiện nhiều rối loạn gọi là hện tượng duỗi
cùng mặt não. Tất cả cơ trở nên co cứng, bốn chân duỗi thẳng, thân uốn


cong về phía lưng, đầu ưỡn lên lưng, đuôi quặt lên lưng. Nếu nhát cắt ở phía
dưới nhân tiền đình hoặc ở trên nhân đỏ thì sẽ không có hiện tượng trên.
2. Giải thích:
Bình thường nhân đỏ phát những xung động theo bó nhân đỏ - tuỷ đến
các cơ làm giảm trương lực cơ, còn nhân tiền đình thì phát những xung động
theo bó tiền đình tuỷ làm tăng trương lực cơ. Khi não bị cắt ngang trong
khoảng giữa nhân đỏ và nhân tiền đình thì tác dụng của nhân đỏ bị loại trừ,
do đó nhân tiền đình phát huy tác dụng làm trương lực cơ tăng, các cơ trở
nên co cứng. Ngoài ra vì các cơ duỗi khoẻ hơn các cơ gấp nên các bộ phận
của cơ thể con vật được giữ ở tư thế duỗi.
Nếu nhát cắt ở trên nhân đỏ hoặc ở dưới nhân tiền đình thì tác dụng của cả
hai nhân đều còn hoặc mất nên trương lực cơ vẫn bình thường.

TIỂU NÃO
I. Một số đặc điểm về giải phẫu chức năng:
1. Phân chia tiểu não: Dựa vào quá trình phát triển và chức năng người ta
chia tiểu não ra làm 3 phần:
- Nguyên tiểu não (gồm thuỳ nhung, ở phần dưới của mặt trước)là phần
xuất hiện sớm trong bậc thang tiến hoá của động vật.
- Cựu tiểu não gồm thuỳ trước, phần trước của thuỳ nhộng (thuỳ đun
vermis) và hạnh nhân của thuỳ bên còn gọi là tiểu não cổ.
- Tiểu não mới là phần mới được hình thành, chỉ phát triển ở những động
vật cao cấp gồm đại bộ phận bán cầu tiểu não.
2. Liên hệ giữa tiểu não và cả bộ phận khác:
2.1. Những đường đến tiểu não gồm các bó sợi thần kinh:
- Bó tiền đình tiểu não xuất phát từ mê cung qua nhân tiền đình và đến
phần nguyên tiểu não. Bó này mang về tiểu não cảm giác không gian.
- Bó tuỷ tiểu não chéo và thẳng từ tuỷ sống đi lên mang về tiểu não có
cảm giác trương lực cơ.
- Bó vỏ - cầu – tiểu não: Đi từ vỏ não bên kia qua nhân cầu và đến phần

tiểu não mới.
2.2. Những đường đi từ tiểu não gồm:
- Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não: Xuất phát từ nhân răng cưa qua đồi thị và
tận cùng ở vỏ não bên kia. Bó này cùng với bó vỏ - cầu - tiểu não bảo đảm
quan hệ giữa tiểu não và vỏ não.
- Bó tiểu não – tiểu não: Xuất phát từ nhân răng đến tiểu não mới bên kia
đảm bảo liên hệ giữa hai bán cầu tiểu não.
- Bó tiểu não – nhân đỏ đi từ nhân răng đến nhân đỏ bên kia rồi tiếp xúc
với bó nhân đỏ - tuỷ.
- Bó tiểu não – tiền đình đi từ nhân mái đến nhân tiền đình rồi tiếp xúc
với bó tiền đình – tuỷ.
- Bó tiểu não – hành não đi từ nhân mái đến nhân tiền đình rồi tiếp xúc
với bó trám – tuỷ.
Ba bó tiểu não – nhân đỏ, tiểu não – tiền đình, tiểu não – hành não có chức
năng dẫn những xung động của tiểu noã đi đến các cơ để điều hoà trương lực
cơ.
Tóm lại: - Liên quan giữa tiểu não và 2 bán cầu não đều tréo
- Liên quan giữa tiểu não và vùng ngoại biên là cùng bên.
III. Rối loạn do cắt bỏ tiểu não:
Sau khi tiểu não bị cắt bỏ toàn bộ, ở con vật xuất hiện nhiều rối loạn có thể
chia làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu: Con vật có những rối loạn giống như trong hiện tượng
duỗi cứng mặt não.
2. Giai đoạn 2: Sau khoảng 1 tuần hiện tượng duỗi cứng mặt não giảm
dần và con vật bắt đầu làm được các động tác tuỳ ý. Nhưng quan sát thì
con vật có nhiều rối loạn:
Các cơ mệt mỏi, yếu
Trương lực cơ giảm
Do vận động thiếu phối hợp cho nên các động tác:
- Sai hướng

- Sai tầm (chưa đến tầm, quá tầm)
- Run
- Lúc nhanh, lúc chậm
2.4. Đi lảo đảo, bị ngã luôn
III. Chức năng tiểu não:
Tiểu não điều hoà trương lực cơ, qua đó thực hiện ba chức năng là giữ
vững thăng bằng cơ thể, điều hoà các phản xạ tư thế, chính thế điều hoà các
động tác tuỳ ý.
1. Nguyên tiểu não: Phá huỷ nguyên tiểu não thì con vật đi lảo đảo, đầu
lắc lư. Rối loạn giống như khi bị phá huỷ mê cung. Như vậy, nguyên tiểu
não liên hệ với mê cung và có chức năng giữ vững thăng bằng cơ thể.
2. Tiểu não cổ (cựu tiểu não): Kích thích tiểu não cổ một bên thì các cơ
của con vật ở mặt thân bên phía kích thích mềm nhũn đi và con vật bị đổ về
phía đó. Cắt bỏ tiểu não có cả hai bên thì con vật sẽ có hiện tượng cứng mặt
não. Như vậy, tiểu não cổ có chức năng làm giảm trương lực cơ và điều hoà
những phản xạ tư thế, chỉnh thế.
3. Tiểu não mới:
Cắt bỏ tiểu não mới thì ở con vật trương lực cơ giảm, các động tác tuỳ ý
trở nên thiếu chính xác, vụng về. Như vậy, tiểu não mới có chức năng làm
tăng trương lực cơ và điều hoà những động tác tuỳ ý, tức là làm cho những
động tác tuỳ ý được chính xác.
4. Triệu chứng do tổn thương tiểu não ở người:
Khi tiểu não bị tổn thương (abces, khối u, nhiễm độc rượu v.v ) thì sẽ
xuất hiện những triệu chứng giống như những rối loạn của giai đoạn hai ở
con vật bị cắt bỏ tiểu não.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×