1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP "GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT" CỦA
LỚP 10CA TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 2"
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là:
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực
tiễn và truyền thống Việt Nam , tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, với những mặt tích cực
đạt được như: Đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu cuộc sống ngày một
tăng lên, các giá trị truyền thống văn hoá được khơi dậy và được mỗi người dân chăm
lo vun trồng. Không khí dân chủ hoá đời sống xã hội ngày càng phát triển.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường cũng có những tiêu cực
làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như: Một bộ phận phụ huynh ít quan tâm đến
việc học của con cái, một số học sinh có thói quen sống hưởng thụ, lười học và lao
động , các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ phát triển, các em dễ bị lôi kéo vào
các tệ nạn, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, mại dâm là những liều thuốc độc có hại cho sự
hình thành nhân cách của các em.
Với một số nguyên nhân trên đã dẫn đến một bộ phận nhỏ học sinh trong các nhà
trường nói chung và trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nói riêng có ý thức đạo đức yếu, vi
phạm điều cấm đối với học sinh như: Vô lễ với thầy cô giáo, bỏ giờ, bỏ học, đánh
nhau, cờ bạc
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh cá biệt nói
riêng là rất cần thiết và phải thường xuyên. Để từ đó từng bước nâng cao chất lượng
đạo đức của học sinh trong nhà trường, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành
mục tiêu giáo dục toàn diện trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện
nay.
Để làm được điều đó tôi đã đề ra một số biện pháp "Giáo dục học sinh cá biệt"
của lớp 10CA trường THPT Cẩm Thuỷ 2, cụ thể như sau:
3
II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP 10CA TRƯỜNG THPT
CẨM THUỶ 2.
1. Thuận lợi.
- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được Chi bộ, BGH nhà trường quan tâm
chỉ đạo, được các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường ủng hộ nhiệt tình.
- Đa số các phụ huynh học sinh trong lớp đều có sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình (qua phiên họp phụ huynh đầu năm và cuối học kỳ I số phụ huynh tham
gia 100% đã phần nào cho thấy điều đó).
- Đa số học sinh của lớp là chăm ngoan, có ý thức đạo đức tốt, có tinh thần đoàn
kết xây dựng tập thể lớp, giúp đỡ bạn bè.
- Tại các địa phương là vùng tuyển sinh của nhà trường, các tệ nạn xã hội xuất hiện
ít, nên nó cũng ít tác động đến học sinh.
- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm có tuổi đời còn trẻ, luôn chấp hành tốt mọi quy
định của ngành, nội quy của nhà trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm
trong công việc.
2. Khó khăn.
- Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 là một trường miền núi thuộc phía nam Huyện Cẩm
Thuỷ. Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, chất lượng tuyển sinh đầu vào
thấp, nền kinh tế của địa phương thuộc vùng tuyển sinh nhà trường chậm phát triển.
- Phần lớn học sinh của lớp là con của các gia đình thuần nông, hoàn cảnh kinh tế
còn nhiều khó khăn, ít có điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con, em mình.
Đặc biệt một số ít gia đình cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa, nên việc phối hợp giữa gia
đình và nhà trường còn nhiều hạn chế (như hs: Đỗ thị Anh, Đặng Thị Thu Huệ cả bố,
mẹ đều đi làm ăn trong Miền Nam ). Số học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo
năm 2012 của lớp là 14/42 (chiếm tỉ lệ 33,3%); Học sinh mồ côi, học sinh người dân
4
tộc thiểu số là 11/42 (chiếm tỉ lệ 26,2%) nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo
dục của lớp.
- Phần lớn các học sinh trong lớp thuộc các vùng Cẩm Vân, Cẩm Yên (bên kia
Sông Mã) phải đi đò vào mùa nước lũ, dẫn đến học sinh đi chậm, nghỉ học nhiều. Một
số học sinh thuộc các vùng Cẩm Phú, Cẩm Long phải đi học xa (có em phải đi gần 10
km) do không có điều kiện trọ lại, là một nguyên nhân dẫn đến học sinh đi học chậm.
- Cũng vì điều kiện một số gia đình phụ huynh học sinh ở xa như vậy, nên việc
thăm gia đình học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.
Kết quả chất lượng cuối học kỳ I năm học 2011 – 2012 :
Lớp Sĩ số
Xếp loại đạo đức
Tốt Khá TBình Yếu
SL % SL % SL % SL %
10CA
42
30 72 8 18,7 1 2,3 3 7,0
Xếp loại văn hoá
Giỏi Khá TBình Yếu
SL % SL % SL % SL %
0 0 20 48,8 22 51,2 0 0
Các học sinh cá biệt tính đến cuối học kỳ I năm học 2011 – 2012 :
TT
Họ và
tên
Ngày
sinh
Giới
tính
Lỗi thường
xuyên vi
HK HL
Hoàn
cảnh GĐ
5
ph
ạm
1
Vũ
Hoàng
Anh
28/02/9
6
Nam
Bỏ giờ, đi
học chậm,
trong giờ
học không
nghiêm túc
Yếu TB
- Gia đình
Làm đồi.
- Gia đình
tương đối
chiều con,
vì con một
2
Cao Việt
Thắng
16/08/9
6
Nam
Vô lễ với
giáo viên, đi
học chậm,
nghỉ học vô
lí do, trong
giờ học
không
nghiêm túc
Yếu TB
- Gia đình
Làm ruộng
- Bố đi
làm ăn xa
3
Đinh Việt
Duẩn
18/9/96 nam
Trong giờ
học không
nghiêm túc,
đánh nhau
Yếu TB
- Bố mẹ cả
ngày đi
làm trên
đồi
4
Vũ Văn
Ngọc
30/03/9
6
nam
Đi học
nhưng
không đến
lớp, không
nghiêm túc
trong giờ
TB TB
- Gia đình
Làm ruộng
- Nhà ở
Cẩm Vân ,
phải đi đò
6
học vào mùa
nước lũ
- Bố đi
làm ăn xa.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP "GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT" CỦA LỚP
10CA TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 2.
1. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, đa số học sinh trong lớp phải hiểu và
thực hiện nghiêm túc nội quy của cơ quan, không vi phạm những điều cấm đối với học
sinh. Qua đó để học sinh chậm tiến thấy được những lỗi vi phạm của mình gây ảnh
hưởng đến tập thể lớp như thế nào?
Để làm được điều đó tôi sử dụng các biện pháp:
- Cho học sinh viết cam kết thực hiện nghiêm nội quy nhà trường, không vi phạm
điều cấm đối với học sinh theo điều lệ trường trung học sau đó cho phụ huynh ký xác
nhận (bản cam kết được viết làm 2 bản, học sinh giữ 01 bản, GVCN giữ 01 bản).
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về các nội quy nhà trường, luật an toàn giao
thông trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt chi
đoàn cuối tháng với các hình thức như: Cập nhật các học sinh vi phạm trong nhà
trường chỉ rõ lỗi vi phạm, nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lí của nhà trường đối
với các học sinh đó như thế nào? Tại sao lại xử lí như vậy? Để các em rút kinh nghiệm
hoặc đưa ra các tình huống giao thông thông thường cho các em thảo luận khi đó sẽ
làm giảm bớt sự căng thẳng tạo không khí buổi sinh hoạt thân thiện hơn.
- Hướng dẫn để các em tổ chức buổi hoạt động tập thể như: Toạ đàm nhân ngày
Phụ nữ Việt Nam 20/10 (tổ chức văn nghệ, bốc thăm tặng quà ), hoạt động chào
mừng ngày 20/11 (các em tham gia văn nghệ do Đoàn trường tổ chức, hát về thầy cô,
mái trường đi thăm chúc tết thầy cô giáo), qua đó để các em hiểu hơn về truyền
7
thống "Uống nước nhớ nguồn", truyền thống " tôn sư trọng đạo " của người Việt
Nam
Từ các buổi sinh hoạt tập thể như vậy đã tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các em học
sinh trong lớp hơn.
2. Lập kế hoạch đi thăm gia đình học sinh trong lớp (mỗi tháng thăm được ít nhất
02 gia đình học sinh; trong 02 năm học lớp 10 và 11 có thể thăm được hết gia đình học
sinh trong lớp), để hiểu hơn về hoàn cảnh của học sinh và có biện pháp giáo dục phù
hợp.
3. Phân loại được những học sinh cá biệt, xác định những lỗi mà học sinh đó hay vi
phạm, tìm hiểu các nguyên nhân như: Điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh đó, học
sinh đó thường đi học, chơi với nhóm học sinh nào
Qua theo dõi và thăm gia đình học sinh, xác định ở lớp 10CA có 04 học sinh thuộc
diện học sinh cá biệt đó là:
TT
Họ và tên
Lỗi thường
xuyên vi
phạm
HK HL
Nguyên
nhân
Hoàn cảnh
GĐ
1
Vũ Hoàng
Anh
Bỏ giờ, đi
học chậm,
trong giờ
học không
nghiêm túc
Yếu
TB
- Gia đình ít
có thời gian
quan tâm
đến con cái.
- Quá tin vào
con.
- Gia đình
Làm đồi.
- Gia đình
tương đối
chiều con, vì
con một
2
Cao Việt
Thắng
Vô lễ với
giáo viên, đi
học chậm,
Yếu
TB
- Gia đình ít
có thời gian
quan tâm
- Gia đình
Làm ruộng,
đông con.
8
nghỉ học vô
lí do, trong
giờ học
không
nghiêm túc
đến con cái.
- Việc giáo
dục con cái
còn hạn chế
- Bố đi làm
ăn xa
- Diện hộ
cận nghèo
3
Đinh Việt
Duẩn
Không
nghiêm túc
trong giờ
học, đánh
nhau
Yếu
TB
- Gia đình ít
quan tâm
đến việc học
của con cái.
- Bị bạn bè
lôi kéo đi
chơi điện tử
- Bố mẹ cả
ngày đi làm
trên đồi
4
Vũ Văn
Ngọc
Đi học
nhưng
không đến
lớp, không
nghiêm túc
trong giờ
học
TB TB
- Nhà xa, đi
học trọ lại
nhưng thiếu
sự giám sát
của gia đình.
- Bị bạn bè
lôi kéo đi
chơi điện tử
- Gia đình
Làm ruộng
- Nhà ở Cẩm
Vân, phải đi
đò vào mùa
nước lũ
- Bố đi làm
ăn xa.
4. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt đầy đủ chính xác mọi hoạt động, những lỗi vi
phạm hay những biểu hiện tích cực của học sinh cá biệt trong từng buổi học để tác
động, uốn nắn hoặc biểu dương học cá biệt đó ngay trong giờ sinh hoạt 15 phút của
buổi học hôm sau, tuy nhiên tránh sự trì chiết học sinh để học sinh hiểu nhầm giáo
viên trù dập mình.
9
Vậy dựa vào đâu để thu thập được các thông tin trên?
- Thông qua nhận xét trong sổ đầu bài.
- Thông qua giáo viên bộ môn.
- Thông qua ban theo dõi nề nếp của nhà trường.
- Thông qua ban cán sự lớp.
- Thông qua bạn bè thân quen với học sinh đó
5. Để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, GVCN đã đến thăm
gia đình của học sinh cá biệt, mời phụ huynh của những học sinh đó đến trường để
trao đổi, lập kế hoạch cụ thể phối hợp với những phụ huynh của học sinh cá biệt:
- Lựa chọn hình thức trao đổi thông tin:
Bằng sổ liên lạc, để thông báo thường xuyên mỗi tuần 01 lần: Giáo viên chủ nhiệm
nhận xét về kết quả học tập, số buổi nghỉ, số lần bỏ tiết, đi học chậm và các vi phạm
khác, nhận xét về thái độ, chiều hướng tiến bộ của học sinh cá biệt đó và đưa học sinh
chuyển về cho phụ huynh vào thứ 7, phụ huynh học sinh xem sau đó nhận xét các hoạt
động của học sinh tại gia đinh và ký xác nhận rồi chuyển lại cho giáo viên chủ nhiệm
vào sáng thứ 2 tuần sau (phụ huynh học sinh phải ký mẫu vào sổ liên lạc).
Bằng điện thoại: Giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh đăng ký số điện thoại và
thông báo số điện thoại của mình cho phụ huynh học sinh biết, ngay từ buổi họp phụ
huynh học sinh đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm có thể liên lạc trực tiếp với phụ huynh
học sinh bằng số điện thoại khi cần thiết và ngược lại phụ huynh học sinh có thể liên
lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm thông tin về học sinh.
Đặc biệt đối với học sinh hay nghỉ học, bỏ giờ như: Cao Việt Thắng, Vũ Văn Ngọc,
Vũ Hoàng Anh nếu nghỉ học không có lí do, hoặc viết giấy phép nhưng không có chữ
ký phụ huynh, có chữ ký phụ huynh nhưng không đúng thì giáo viên chủ nhiệm
điện trực tiếp cho gia đình học sinh ngay trong buổi học hôm đó để xác định thông tin.
10
6. Thường xuyên quan tâm, gần gũi với các học sinh cá biệt, để các em cảm thấy
mình không bị xa lánh, ghét bỏ và các em có thể chia sẻ những vướng mắc, từ đó có
những lời khuyên đúng đắn, phù hợp tháo gỡ cho các em.
7. Phân công các bạn học sinh trong lớp theo dõi, giúp đỡ học sinh cá biệt: Tất cả
các bạn học sinh trong lớp đều phải có trách nhiệm giúp đỡ các bạn học sinh chậm tiến
trong lớp, nhưng để theo dõi chính xác, đầy đủ và có trách nhiệm hơn, cần phải phân
công cụ thể người theo dõi, giúp đỡ học sinh cá biệt:
TT Học sinh cá
biệt
Học sinh theo dõi Chức vụ Ghi chú
1 Vũ Hoàng Anh Hoàng Thuý Hằng Bí thư
2 Cao Việt Thắng
Cao Thị Ánh Lớp trưởng
3 Đinh Việt Duẩn
Nguyễn Thị THuý Lớp phó văn
thể
4 Vũ Văn Ngọc Vũ Thị Thư Lớp phó học
tập
8. Hình thức xử lí học sinh vi phạm:
- Cho học sinh vi phạm viết bản tự kiểm điểm, kiểm điểm trước lớp và tự nhận hình
thức kỉ luật.
- Tuỳ vào mức độ vi phạm có thể khiển trách trước lớp hoặc đề nghị lên Hội đồng
kỉ luật để xử lí.
- Xếp loại hạnh kiểm không quá mức trung bình trong tháng đó.
- Thông báo cho gia đình học sinh biết.
11
9. Trong một số trường hợp với các mức độ vi phạm nghiêm trọng hoặc học sinh
chậm sửa chữa, cần phối hợp với Đoàn trường, Ban giám hiệu để có biện pháp giáo
dục học sinh.
IV. KẾT QUẢ:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên kết quả thu được cuối học kỳ II là:
Kết quả chất lượng cuối học kỳ II năm học 2011 – 2012 :
Lớp Sĩ số
Xếp loại đạo đức
Tốt Khá TBình Yếu
SL % SL % SL % SL %
10CA 42
36 85,7
6 14,3 0 0 0 0
Xếp loại văn hoá
Giỏi Khá TBình Yếu
SL % SL % SL % SL %
0 0 23 54,8 19 45,2 0 0
Như vậy việc tác động các biện pháp nêu trên đã thu được một số kết quả nhất
định:
- Lớp không còn học sinh xếp vào diện học sinh cá biệt.
- Ý thức đạo đức của các học sinh này nói riêng và của cả tập thể lớp nói chung đều
có sự tiến bộ (100% HS có hạnh kiểm từ khá trở lên).
- Các học sinh đều hiểu và thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường, không
có học sinh vi phạm điều cấm đối với học sinh.
12
- Trong các giờ học các em chú ý xây dựng bài, chuẩn bị bài tốt hơn và chất lượng
văn hoá cũng được nâng lên.
- Cuối năm không có học sinh bỏ học.
V. KẾT LUẬN:
Sáng kiến kinh nghiệm này qua trải nghiệm qua thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục
đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng là nhiệm vụ không
dễ. Vì vậy để đạt được kết quả nhất định thì cần phải có:
- Sự phối hợp tốt từ nhiều phía: Giáo viên chủ nhiệm, tập thể lớp, ban cán sự lớp,
đồng nghiệp, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, các đoàn thể
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với đối tượng học sinh.
- Người giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách
nhiệm với công tác chủ nhiệm.
Tôi viết đề tài này với mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp về những kinh
nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm. Song vì đề tài được viết còn mang tính
chủ quan, dựa trên những kinh nghiệm cá nhân nên không tránh khỏi những hạn chế
nhất định. Rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Cẩm Thuỷ, ngày 02 tháng 3 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
13
Lê Thế Thắng