Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KIẾN THỨC về vỏ não CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77 KB, 5 trang )

VÕ NÃO
1. Sự tiến hóa của vỏ não:
Vỏ não chưa có ở lưỡng cư. ở bò sát, có vỏ não cổ, vỏ não cũ và bắt đầu
phát triển vỏ não mới. Ở chim, vỏ não cổ và vỏ não cũ kém phát triển, chưa có vỏ
não mới. Vỏ não mới thực sự phát triển ở động vật có vú. Theo sự phát triển của
não bộ các bán cầu đại não tăng dần về thể tích, khối lượng và các rãnh, do đó
làm tăng mạnh về bề mặt của vỏ não. Diện tích chung của vỏ não người trưởng
thành trung bình là 220.000 mm
2
, trong đó có 1/3 diện tích tự do, 2/3 nằm khuất
trong các rãnh.
Cùng với các neuron, trong vỏ não có rất nhiều neuroglia. Số lượng các
neuroglia nhiều gấp 10 lần so với số lượng các neuron. Các neuroglia chiếm từ
60 đến 90% toàn khối lượng của não bộ. Các neuroglia thực hiện 3 chức năng:
làm chỗ tựa cho các neuron, điều hòa quá trình trao đổi chất trong não bộ, tham
gia vào việc chương trình hóa tập tính và lưu trữ thông tin (trí nhớ).
Nười ta phân biệt: vỏ não cổ, vỏ não cũ, vỏ não mới và vỏ não trung gian.
Thuộc vỏ não cổ có não khứu, gồm: củ khứu, hồi dưới thể chai, hồi bán nguyệt
và hồi khứu bên. Thuộc não cũ có hồi cá ngựa hay sưng ammon, hồi răng. Tất cả
phần còn lại là vỏ não mới.
2. Cấu trúc tế bào của vỏ các bán cầu đại não:
Chiều dày của vỏ các bán cầu đại não (gọi tắt là vỏ não) ở người trung bình
khoảng 2,5 – 3mm. Nơi dày nhất là hồi trung tâm trước.
Ở các động vật có vú bậc cao và ở người vỏ não được cấu tạo từ 6 lớp (hoặc 7
lớp tùy cách phân chia): 1- lớp phân tử ngoài, 2- lớp hạt ngoài, 3- lớp tế bào tháp,
4- lớp hạt trong, 5- lớp tế bào tháp trong, 6- lớp có nhiều loại neuron.
Trong lớp I có rất ít tế bào thần kinh và cấu tao chủ yếu bằng các sợi thần kinh
đan nhau.
Trong lớp II có nhiều tế bào thần kinh có kích thước nhỏ, có đường kính
khoảng 4 - 8µm. Thân tế bào có dạng hình tròn, hình tam giác và hình đa giác.
Trong lớp III có các tế bào tháp có kích thước khác nhau.


Trong lớp IV, giống như ở lớp II, có nhiều tế bào có kích thước nhỏ. Trong
một số vùng của vỏ não, ví dụ trong vùng vận động, có thể không có lớp IV.
Trong lớp V có các tế bào tháp lớn. Nhánh đỉnh của tế bào tháp lớn chia nhánh
hướng lên các lớp mặt của vỏ não, còn axon của nó đi vào chất trắng và chạy đến
các nhân dưới vỏ hoặc đến tận tủy sống.
Trong lớp VI có các tế bào hình tam giác và các tế bào hình thoi nhiều sợi.
Theo chức năng có thể chia các tế bào thần kinh trong vỏ não thành 3 loại:
neuron cảm giác, neuron vận động và neuron trung gian.
Thuộc cá neuron cảm giác có các tế bào tiếp xúc với sợi trục của các neuron
thứ ba thuộc các đường hướng tâm đặc hiệu. Các tế bào cảm giác làm nhiệm vụ
tiếp nhận các xung động hướng tâm từ các nhân đặc hiệu ở đồi não truyền lên
võ não. Chức năng này chủ yếu được thực hiện bởi các tế bào hình sao được phân
bố với số lượng rất lớn trong các lớp II và IV của các vùng võ não cảm giác.
- Thuộc các neuron vận động là cacs tế bào có axon chạy xuống các nhân dưới
vỏ, xuống thân não và tủy sống. Đó là các tế bào tháp lớn. Chúng tập chủ yếu
trong lớp V của vùng vỏ não vận động.
- Thuộc các neuron trung gian có các tế bào có chức năng liên hệ giữa các
neuron khác nhau trong cùng mọt vùng và giữa vùng này với vùng khác trong vỏ
não. Đó là các tế bào tháp và các tế bào hình thoi có kích thước nhỏ và trung
bình.
Vỏ não được chia làm bốn thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy
chẩm. Mỗi thùy lại được chia làm nhiều hồi.
Theo đặc điểm cấu trúc tế bào người ta chia vỏ ra làm 52 vùng.
Theo chức năng có thể chia các vùng vỏ não làm ba vùng: vùng cảm giác,
vùng vận động và vùng vỏ não liên hợp.
3) Hiện tượng điện trong vỏ các bán cầu đại não.
Các tế bào thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não cũng như các tế bào trong
các cấu trúc khác của hệ thần kinh trung ương có khả năng phát điện khi chúng bị
kích thích hoặc có các xung động từ các tế bào thần kinh khác truyền đến. Trong
vỏ não có rất nhiều xinap, ở đây cũng phát sinh các điện thế hưng phấn và ức chế

sau xinap. Sự tổng cộng các điện thế tế bào và điện thế xinap sẽ tạo ra điện thế
tổng hợp được biểu hiện bằng các dao đông điện thế.
Nếu đặt lên bề mặt vỏ não hay đặt lên da đầu hai điện cực và nối chúng với
máy máy ghi điện não ta có thể ghi được được các dao động điện đường ghi các
dao động điện từ vỏ não được gọi là điện não đồ.
Theo tần số và biên độ có thể phân biệt được trên điện não đồ của người bình
thường bốn loại nhịp cơ bản:
a) Nhịp alpha:
Đó là những dao động diện thế nhịp nhàng có dạng hình sin có tần số từ 8-
13 Hz, trung bình là 10Hz và biên độ khoảng 50 µv. Do các sóng alpha có
biên độ khác nhau, nên chúng thường tạo thành các thoi sóng.
Có hai vùng vỏ não, ở đó nhịp alpha có biên độ lớn nhất và có đặc điểm ổn
định nhất đó là vùng chẩm và vùng đỉnh.
b) Nhịp beta: Thê hiện rõ nhất ở vỏ não vùng trán và vùng đỉnh. Nhịp beta
cũng ghi được ở các vùng vỏ não khác, khi não hoạt động và khi có kích
thích từ ngoại vi.nhịp beta là phịp có tần sô từ 14-50 Hz, có biên độ khoảng
20-25 µv.
c) Nhịp teta: Là những dao động điện thế có tần số từ 4-7 Hz, biên độ khoảng
100-150 µv. Nhịp teta ghi được khi ngủ và khi não ở trạng thái bệnh lý, khi
thiếu oxi, khi bị gây mê không sâu lắm
d) Nhịp denta; Là những dao động điện thế có tần số từ 0,5-3,5 Hz và biên độ
khoảng 250-300 µv. Nhịp denta ghi được khi ngủ say, khi bị gây mê sâu,
khi bị ám thị và não ở trong các điều kiện bệnh lý.
4) Chức năng các vùng vỏ não:
- Vùng cảm giác soma và cảm giác nội tạng nằm ở hồi trung tâm sau, tương
ứng với các vùng 1, 2, 3 và một phần của các vùng 5, 7 của vỏ não, ở người
chiếm khoảng 5,4% diện tích của toàn vỏ não.
Vùng này nhận các xung động từ các thụ cảm thể ở da, từ các thụ cảm thể ở cơ,
khớp và từ các thụ cảm thể trong các cơ quan nội tạng.
Các đường truyền cảm giác da tập trung chủ yếu trong vùng 2, 3, còn các

đường truyền cảm giác bản thể chiếu đến vùng 1. Vùng cảm giác soma nhận
xung động chủ yếu từ nữa phần cơ thể phía đối diện, đồng thời cũng nhận các
xung động ở cả phần cơ thể phía cùng bên.
Trên hình 13.25, trình bày sự phân bố các đường chiếu từ các phần khác nhau
của cơ thể người trong vùng cảm giác soma. Trên hình thấy rõ vùng có diện
tích lớn nhất là vùng có các đường chiếu từ các thụ cảm thể của bàn tay, của bộ
máy phát âm và mặt; vùng có diện tích nhỏ nhất là vùng chiếu từ các thủ cảm
thể của thân: đùi và cẳng chân. Trên hình còn thấy rõ các phần nằm trên của vỏ
não ở hồi trung tâm sau tiếp nhận các xung động từ các thụ cảm thể của các chi
sau: các vùng nằm sát dưới nó tiếp nhận các xung động từ thân, từ các chi
trước; cò các vùng nằm dưới nữa thì tiếp nhận các xung động từ các thụ cảm
thể ở mặt. Như vậy, phần trên cùng của võ não nhận cảm giác từ các phần ở
dưới cùng của cơ thể và ngược lại.
Các vùng nhận các xung động cảm giác từ các cơ quan nội tạng phân bố trong
vùng có các đường chiếu từ các thụ cảm thể da của các phần cơ thể tương ứng.
Khi hồi trung tâm sau bị tổn thương sẽ bị mất cảm giác hay bị giảm cảm giác.
Tổn thương vùng 2, 5, 7 sẽ bị rối roạn khả năng tiếp nhận hình dạng, thể tích
và trọng lượng của đối tượng.
- Vùng cảm giác thị giác nằm ở mặt trong thùy chẫm trong rãnh cựa, chiếm
một phần hồi chêm và thùy lưỡi, tương ứng với các vùng 17, 18, 19 của
Brodman.
Vùng chiếu thị giác nhận xung động từ các thụ bản thể của hai mắt.
Vùng 17 ở cả hai bán cầu đại não bị tổn thương gây mù hoàn toàn. Tổn thương
vùng 18 gây mất trí nhớ thị giác. Tổn thương vùng 19 vẫn còn khả năng nhìn,
nhận biết các sự vật, nhưng mất hả năng định hướng môi trường không quen
thuộc.
- Vùng cảm giác thính giác nằm ở mặt ngoài của thùy thái dương, chủ yếu là ở
thùy thái dương trên và phần trước của hồi ngang, tương ứng với các vùng 41,
42, 20, 21, 22, 36, 37 thai Brodman.
Các xung động thính giác truyền đến các vùng 41, 42, 20, 21, 22 và 36, còn

các xung động từ các bộ máy tiền đình được truyền đến vùng 37.
- Vùng cảm giác khứu giác nằm ở đáy não khứu, ở hồi móc câu ở phần trước
hồi quả lê và một phần ở sừng ammon. Mỗi dây thần kinh khứu giác đều chạy
đến cả hai bán cầu, do đó tổn thương phần khứu giác một bên chỉ làm giảm
cảm giác khứu giác. Tổn thương hồi móc câu gây rối loạn hay làm mất hoàn
toàn cảm giác khứu giác.
- Vùng cảm giác vị giác nằm trong vùng tiếp nhận cảm giác da và cơ mặt, gần
các trung khu nhai và nuốt và gần vùng khứu giác. Ở đây cũng có các tế báo
thần kinh tiếp nhận các cảm giác xúc giác và cảm giác nhiệt ở lưỡi. Cảm giác
vị giác sẽ bị rối loạn khi bị tổn thương vùng 43.
- Vùng vận động của vỏ não nằm ở mặt ngoài và một phần ở mặt trước của hồi
trung tâm trước, dọc theo rãnh trung tâm. Vùng vận động vỏ não chiếm 3,9%
toàn vỏ não.
- Phần trên cùng của vùng vận động là vùng điều khiển vận động các chi sau.
Dưới nó là vùng chi phối các cơ của thân. Dưới nữa là phần giữa của hồi vận
động trung tâm- phần điều khiển vận động chi trước.
Trước vùng vận động là vùng tiên vận động.
- Vùng trán là vùng đạt mức phát trển cao nhất trong bước thang tiến hóa. Về
mặt giải phẫu vùng trán là phần của bán cầu đại não nằm trước rãnh trung tâm,
trong đó có 2 phần khác nhau: vùng trước trung tâm (vùng vận động và tiền
vận động) và vùng trán chính thức.
Vùng trán chính thức được xem là nơi diễn ra quá trình so sánh, xử lý, tổng
hợp các loại thông tin, nơi tổ chức thực hiện tập tính thích nghi của động vật và
các hoạt động có ý thức, có mục đích của con người.
- Vùng đỉnh liên hợp nằm giữa các vùng chiếu cảm giác soma, cảm giác thính
giác và cảm giác thị giác, gồm các vùng 5, 7, 39, 40 theo Brodman.
- Các vùng vỏ não liên quan với ngôn ngữ. Có 3 vùng vỏ não liên quan với
ngôn ngữ
+ Vùng nói nằm dưới chân hồi trán lên, nơi tiếp giáp với hồi trán 3. Tổn
thương vùng này không nói dược do mất khả năng chi phối vận động của các

cơ phát âm.
+ Vùng nghe hiểu tiếng nói nằm ở cuối hồi thái dương, nơi tiếp giáp với thùy
đỉnh và thùy chẩm. Tổn thương vùng này thì vẫn còn nghe được âm thanh,
nghe tiếng nói, nhưng không hiểu được người ta nói gì.
+ Vùng đọc hiểu chữ nằm ở cuối hồi đỉnh 1 và 2. Tổn thương vùng này tuy
vẫn đọc được nhưng không hiều là đang đọc gì.

×