Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước ở trường đại học hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
- - -  - - -
PHẠM XUÂN DƯƠNG
CHỦ ĐỘNG TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ THU
Hà Nội, năm 2011
1
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương I: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển và
nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước
6
1.1. Một số khái niệm cơ bản 8
1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay và nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển
1.3 xu thế phát triển kinh tế vân tải biển khu vực và thế giới
27
16
Chương
II:
Chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập
quốc tế nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển
của đất nước tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
20


2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 20
2.2. Những khó khăn, thách thức đối với Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực hàng
hải cho đất nước trong xu thế hội nhập
26
2.3. Những giải pháp của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nhàm chủ
động tháo gỡ khó khăn, chủ động hội nhập quốc tế và đào tạo theo
nhu cầu xã hội
30
2.4. Những kết quả mà Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã đạt được
trong việc chủ động vượt qua khó khăn, chủ động hội nhập và đào
tạo theo nhu cầu xã hội trong những năm vừa qua
33
Chương
III:
Đề xuất nâng cấp tổng thể Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
để đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Chiến lược biển Việt
Nam
50
3.1. Sự cần thiết của việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam để phục vụ chiến lược biển của đất
nước
50
3.2. Định hướng quy mô phát triển 53
PHẦN KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
2
Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển 3.260 km, với diện tích

hơn 1 triệu km vuông mặt biển, dọc theo bờ biển có nhiều vị trí tự nhiên thuận
lợi cho sự hình thành hệ thống cảng biển từ Bắc vào Nam. Vị trí của Việt
Nam rất gần với đường Hàng hải Quốc tế, lại ở vào một khu vực có tốc độ
phát triển kinh tế cao và thị trường vận tải biển sôi động. Do vậy, Việt Nam
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ thương mại với thế giới
và khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Hơn nữa, Việt Nam còn có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển của một số quốc gia và vùng lãnh
thổ láng giềng không ven biển hoặc không có điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành kinh tế biển của mình (vận tải hàng quá cảnh cho các nước láng giềng
như Lào, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc…).
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, biển có vai trò, vị trí rất
quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước.
Với vị trí địa lý chiến lược như vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang
quan tâm rất lớn đến sự phát triển của kinh tế biển nói chung và ngành vận tải
biển nói riêng, một trong những ngành được xem là hiệu quả nhất trong lưu
thông hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra vận tải biển còn đóng một vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, trao đổi văn hóa, khoa học
công nghệ, làm giảm nhanh sự cách biệt về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các
khu vực. Vấn đề đặt ra là làm sao để đánh thức tiềm năng to lớn đó của đất nước
để kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong cơ cấu kinh tế đất nước, đồng thời góp phần quan trọng trong chiến
lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc?
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát
triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ
tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Được xác định là động lực cho sự phát triển chủ yếu của đất nước về

kinh tế, an ninh - quốc phòng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, trong
những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho kinh tế biển sự quan tâm
3
đặc biệt, nhiều quyết sách đầu tư, phát triển đã được phê duyệt, hệ thống cơ
sở hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển được
đầu tư trọng điểm và có được sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, khả năng
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế biển nước ta còn hạn chế, mới chỉ khai thác
được một phần tiềm năng vùng biển quốc gia mà chưa vươn ra được vùng
biển quốc tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cơ
cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, phần lớn mới chỉ tập trung vào phát triển cở
sở hạ tầng, trang thiết bị mà chưa chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân
lực một cách tương xứng. Việc thiếu quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực không chỉ làm giảm hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị hiện có mà còn cản trở khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược dài
hạn như được nêu trong Chiến lược Biển Việt Nam 2020.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cái nôi cung cấp nguồn nhân lực
chủ yếu cho ngành kinh tế biển đất nước. Bản thân rất tâm huyết với vấn dề
đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
ngày càng cao với sự phát triển kinh tế biển. Vì vậy, tôi chọn đề tài “chủ
động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nhằm
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước ở Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận
Chính trị- hành chính
1.2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xuất phát từ thực tiễn kinh nghiệm tại Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam, cái nôi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành kinh tế biển đất
nước trong những năm qua, nội dung của đề tài nghiên cứu khái quát những
vấn đề về quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với chiến lược biển, nguồn
nhân lực phục vụ chiến lược biển, xu hướng phát triển của ngành hàng hải thế

giới, vai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong việc thực hiện
chiến lược biển, đề tài nêu lên những thuận lợi và những khó khăn, thách thức
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Hàng hải cho đất nước những thành
tựu, kinh nghiệm và bài học trong việc chủ động đào tạo theo nhu cầu xã hội,
chủ động hội nhập quốc tế để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược
4
biển của đất nước; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó
khăn, chủ động hội nhập quốc tế và đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng tốt
hơn nữa những đòi hỏi của chiến lược phát triển kinh tế biển đất nước trong
tình hình mới của trường đại học Hàng Hải trong xu thế hội nhập.
1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển và nguồn
nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước.
- Chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước tại
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
- Đề xuất nâng cấp tổng thể Trường Đại học Hàng hải Việt Nam để đáp
ứng được nhu cầu cấp bách của Chiến lược biển Việt Nam
1.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng Hải Việt
Nam trong xu thế hội nhập, nêu những thuận lợi, khó khăn, giải pháp tháo gỡ
và những kết quả đạt được, đáp ứng nhu cầu chiến lược biển của trường Đại
học Hàng Hải Việt Nam trong 5 năm (2006-2010),
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá vai trò của đào tạo nhân lực cho ngành hàng hải nói chung và
vai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng đối với Chiến lược biển
của đất nước, tác giả đã sử dụng đồng thời các phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lê Nin để thực hiện toàn bộ quá trình đánh giá năng lực của Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam trong hiện tại, tương lai; trong xu thế hội nhập với khu

vực và quốc tế.
- Phương pháp thống kê để điều tra, thu thập số liệu thống kê.
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa một số chỉ số về đào tạo, về
tài chính của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với một số trường Đại học
Hàng hải khác trên thế giới.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu
trong đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hàng hải
5
Việt Nam trong 5 năm (2006-2010), để từ đó xây dựng kế hoạch hành động
phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của Nhà trường trong
tương lai.
- Phương pháp chuyên gia để thu thập những ý kiến của các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, huấn luyện Hàng hải để có
những kinh nghiệm đối với chiến lược phát triển Nhà trường trong tương lai,
phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện
thắng lợi Chiến lược biển của đất nước.
Để có thể đánh giá được vai trò và chất lượng đào tạo, huấn luyện của
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập các thông
tin, minh chứng từ nhiều nguồn khác nhau.
Thông tin, minh chứng là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh
họa cho các nhận định trong luận văn. Thông tin được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác.
Một số thông tin, minh chứng thu được đã được xử lý bằng các kỹ thuật
thống kê. Các thông tin điều tra được sử dụng ở dạng số liệu tổng hợp, tránh
sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các cá nhân cung cấp thông tin.
Thông tin, minh chứng thu được và kết quả xử lý cho phép:
- Mô tả một cách ngắn gọn về các hoạt động Nhà trường theo các nội
dung cần đánh giá.
- Có cơ sở để so sánh với các cơ sở tương tự, với mặt bằng chung hay
với các quy định do Nhà nước và Nhà trường đề ra.

- Có cơ sở để đưa ra những nhận xét về những điểm mạnh, điểm yếu,
giải thích nguyên nhân,
1.5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 chương,.
Phần Nội dung được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
6
Chương I: Chương này tập trung phân tích quan điểm của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế biển và nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển
của đất nước trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Chương II: Chương này tập trung phân tích vai trò của Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam trong chiến lược biển của đất nước, những khó khăn và
thách thức, những kinh nghiệm và bài học của Nhà trường trong việc chủ
động đào tạo theo nhu cầu xã hội, chủ động hội nhập quốc tế để nâng cao chất
lượng và số lượng nguồn nhân lực hàng hải phục vụ chiến lược biển.
Chương III: Từ những phân tích của các chương I và II, chương này đưa
ra đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước để Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, qua đó đóng góp
được nhiều hơn, hiệu quả hơn cho việc thực hiện thắng lợi Chiến lược biển
của đất nước.
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN VÀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ
CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nhân lực, nguồn nhân lực
Nhân lực b
ao gm tt c các tim nng ca con ng i trong mt t chc

hay xã hi (k c nhng thành viên trong ban lãnh   o) tc là tt c các thành
viên trong t chc s dng kin thc, kh nng, hành vi ng x và giá tr   o
  c   thành lp, duy trì và phát trin t chc.
Thut ng ngu n nhân l c (hurman resourses) xut hin vào thp
niên 80 ca th k XX khi mà có s thay   i cn bn v ph  ng thc qun lý,
s dng con ng i trong kinh t lao   ng. Nu nh tr  c ây ph ng thc
qun tr nhân viên (personnel management) vi các   c trng coi nhân viên là
lc l  ng tha hành, ph thuc, cn khai thác ti a sc lao   ng ca h vi
chi phí ti thiu thì t nhng nm 80   n nay vi ph  ng thc mi, qun lý
ngun nhân lc (hurman resourses management) vi tính cht mm do hn,
linh hot hn, to i u kin tt hn   ng  i lao   ng có th phát huy  mc
cao nht các kh nng tim tàng, vn có ca h thông qua tích ly t nhiên
trong quá trình lao   ng phát trin. Có th nói s xut hin ca thut ng
"ngun nhân lc" là mt trong nhng biu hin c th cho s thng th ca
ph ng thc qun lý mi   i vi ph ng thc qun lý c trong vic s dng
ngun lc con ng  i.
Có khá nhiu nhng  nh ngha khác nhau v "ngun nhân lc" chng
hn nh:
- Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con
người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như
vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
- Theo tổ chức lao động quốc tế thì Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn
bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được
8
hiu theo hai ngha: Theo ngha rng, ngun nhõn lc l ngun cung cp sc lao
ng cho sn xut xó hi, cung cp ngun lc con ngi cho s phỏt trin. Do ú,
ngun nhõn lc bao gm ton b dõn c cú th phỏt trin bỡnh thng. Theo ngha
hp, ngun nhõn lc l kh nng lao ng ca xó hi, l ngun lc cho s phỏt trin
kinh t xó hi, bao gm cỏc nhúm dõn c trong tui lao ng, cú kh nng tham

gia vo lao ng, sn xut xó hi, tc l ton b cỏc cỏ nhõn c th tham gia vo quỏ
trỡnh lao ng, l tng th cỏc yu t v th lc, trớ lc ca h c huy ng vo quỏ
trỡnh lao ng.
-Tip cn di gúc ca Kinh t Chớnh tr cú th hiu: Ngun nhõn
lc l tng ho th lc v trớ lc tn ti trong ton b lc lng lao ng xó
hi ca mt quc gia, trong ú kt tinh truyn thng v kinh nghim lao ng
sỏng to ca mt dõn tc trong lch s c vn dng sn xut ra ca ci
vt cht v tinh thn phc v cho nhu cu hin ti v tng lai ca t nc.
- Cỏch hiu khỏc: Ngun nhõn lc l ngun lc con ng i ca nhng
t chc (vi quy mụ, loihỡnh, chc nng khỏc nhau) cú kh nng v tim
nng tham gia vo quỏ trỡnh phỏt trin ca t chc cựng vi s phỏt trin kinh
t - xó hi ca quc gia, khu vc, th gii
(1)
. Cỏch hiu ny v ngun nhõn lc
xut phỏt t quan nim coi ngun nhõn lc l ngun lc vi cỏc yu t vt
cht, tinh thn to nờn nng lc, sc mnh phc v cho s phỏt trin núi chung
ca cỏc t chc;
- Trong bỏo cỏo ca Liờn hp quc ỏnh giỏ v nhng tỏc ng ca ton
cu hoỏ i vi ngun nhõn lc ó a ra nh ngha ngun nhõn lc l trỡnh
lnh ngh, kin thc v nng lc thc cú thc t cựng vi nhng nng lc tn ti
d i dng tim nng ca con ng i . Quan nim v ngun nhõn lc theo h ng
tip cn ny cú phn thiờn v cht l ng ca ngun nhõn lc. Trong quan nim
ny, i m c ỏnh giỏ cao l coi cỏc tim nng ca con ng i cng l nng lc
kh nng t ú cú nhng c ch thớch hp trong qun lý, s dng. Quan nim
v ngun nhõn lc nh vy cng ó cho ta thy phn no s tỏn ng ca Liờn
hp quc i vi ph ng thc qun lý mi;
- Ngun nhõn lc l tng th cỏc yu t bờn trong v bờn ngoi ca mi
cỏ
nhõn bo m ngun sỏng to cựng cỏc ni dung khỏc cho s thnh
cụng, t c mc tiờu ca t chc

(1)
.
(1)
Nicholas Henry - Public Administration and Public afairss, Tr. 256. Tạ Ngọc Hải, Viên Khoa học Tổ chức
nhà nớc, Một số nội dung về nguồn lực và phơng pháp đánh giá nguồn lực, đã trích).
(1)
George T.Milkovich and John W.Boudreau - Hurman resourses management, Tr. 9.
9
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con
người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng,
Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc
(2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương
sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp
ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh
trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động.
Tuy có nhng  nh ngha khác nhau tu theo giác   tip cn nghiên
cu nhng i m chung mà ta có th d dàng nhn thy qua các  nh ngha trên
v ngun nhân lc là:
- S l ng nhân lc : Nói   n ngun nhân lc ca bt k mt t chc,
mt  a ph ng hay mt quc gia nào câu hi   u tiên   t ra là có bao nhiêu
ng i và s có thêm bao nhiêu na trong t  ng lai. Ðy là nhng câu hi cho
vic xác  nh s l  ng ngun nhân lc. S phát trin v s l  ng ngun nhân
lc da trên hai nhóm yu t bên trong (ví d: nhu cu thc t công vic òi
hi phi tng s l ng lao   ng) và nhng yu t bên ngoài ca t chc nh
s gia tng v dân s hay lc l ng lao   ng do di dân;
- Cht l ng nhân lc : Cht l ng nhân lc là yu t tng hp ca
nhiu yut  b phn nh trí tu, trình   , s hiu bit,   o   c, k nng, sc
kho, thm m.v.v ca ng i lao   ng. Trong các yu t trên thì trí lc và
th lc là hai yu t quan trng trong vic xem xét ánh giá cht l  ng ngun

nhân lc;
- C cu nhân lc : C cu nhân lc là yu t không th thiu khi xem
xét ánh giá v ngun nhân lc. C cu nhân lc th hin trên các ph  ng
din khác nhau nh: c cu trình   ào to, gii tính,   tui.v.v C cu
ngun nhân lc ca mt quc gia nói chung    c quyt  nh bi c cu ào
to và c cu kinh t theo ó s có mt t l nht  nh nhân lc.
Tóm li, ngun nhân lc là khái nim tng hp bao gm các yu t s
l  ng, cht l  ng và c cu phát trin ng i lao   ng nói chung c  hin ti
cng nh trong t  ng lai tim nng ca mi t chc, mi  a ph  ng, mi
quc gia, khu vc và th gii.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc
biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con
người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm
trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu
tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia.
10
Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất
cho sự phát triển bền vững.
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có
nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan
niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào
tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống. nguồn nhân lực.
Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: Là gia tăng giá trị
cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng
như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có
những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to
lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng

lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử
dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống
phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội.
Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một
quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên
các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo
ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát
nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng
lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản
thân mỗi con người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là
đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn
nhân lực của một quốc gia
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một
người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng
với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn,
kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành
nghề. Giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng NNL là
muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL CLC là bộ phận
11
cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi
vậy, khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước.Nguồn nhân lực chất
lượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế,
tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm
việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Như vậy, NNL CLC cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và
thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo

đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần
đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất. Trong thế giới hiện đại, khi
chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu
hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiện
vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ
cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng
cao chất lượng NNL. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng
kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNL CLC, tức là
những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh
nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn
nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết
liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNL CLC, có môi trường
pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định. Nguồn
nhân lực chất lượng cao có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội ta hiện nay.Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì
nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh
tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động là
cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu
tố số một của LLSX. Trong truyền thống VN xác định ''Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia ". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao
động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất;
12
Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà
còn lớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer)
Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao
động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các
nguồn lực khác.

Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất
kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng
trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố
hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu
biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều
đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp
với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ
thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội
lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện
thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh
và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện :
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và
đông đảo.
+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được
đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một
quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
13
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận
kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu
cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự
thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Đảng

ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước
nhiều thách thức lớn.
Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế
diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp
liên quan đến khai thác biển. Cụ thể là:
- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi
trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm
muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải
diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển
hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao
gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào
lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công
nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên
lạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi
trường biển
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế biển,nguồn
lực phục vụ chiến lược biển của đất nước.
14
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nhờ các chính sách đổi

rất mới của nền kinh tế mở, thương mại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh
trong thời gian qua. Thêm vào đó, để phát triển nền kinh tế quốc dân, phục vụ
cho công cuộc “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, yêu cầu về xây
dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đã và đang
trở nên vô cùng cấp thiết. Các số liệu thống kê cho thấy, thương mại của Việt
Nam có tốc độ tăng hàng năm từ 15% đến 20%. Tốc độ này còn tiếp tục tăng
khi ngành dầu khí Việt Nam đang đạt tới mức độ tăng trưởng vững chắc, các
liên doanh nước ngoài ngày càng mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Các mặt
hàng xuất nhập khẩu cũng tăng liên tục cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt
là hàng lỏng, hàng khí hóa lỏng, hàng container và nhiều loại hàng khác.
Thực tế này đòi hỏi Đảng và Nhà nước không chỉ cần có chiến lược phát triển
nền kinh tế hướng ra biển mà còn phải chú trọng vào các ngành dịch vụ có
liên quan trực tiếp đến ngành Hàng hải.
Có thể khẳng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước
ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Trước hết
là dầu khí với trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu qui đổi, cùng các loại khoáng
sản có giá trị khác như than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh. Bên cạnh đó là nguồn lợi
hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, có tổng trữ lượng khoảng từ 3
đến 4 triệu tấn. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong
đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo có
tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi
biển lớn, nhỏ, nông thoải, nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khí
trong lành với cảnh quan đẹp là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu
nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp.
(a) Về mặt tài nguyên sinh vật:
Biển Đông hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh
năm, nhiệt độ nước biển đều lớn hơn 25
0
C, do đó có nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo các số liệu thống kê, biển Việt Nam có khoảng 110 loài cá kinh tế,
tổng trữ lượng cá biển khoảng 3-3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép
là trên 1 triệu tấn mỗi năm, trong đó, cá nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm
54,37% tổng trữ lượng cá.
15
Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ
lượng đáng kể có giá trị kinh tế cao. Vùng biển nước ta còn có hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo,
hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát,…. có tính đa dạng sinh học rất cao.
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông,
đầm phá, vũng vịnh và vùng ven biển là rất lớn. Diện tích tiềm năng nuôi
trồng thủy sản của nước ta khoảng 2 triệu ha (thực tế năm 2001 mới sử dụng
755,000 ha mặt nước). Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản
lượng lớn thủy sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ
nghệ,… phục vụ cho cuộc sống.
(b) Về mặt tài nguyên khoáng sản và năng lượng:
Nước ta cũng nằm trong một ví trí giao nhau của vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Những hoạt động
mac-ma ứng với các vành đai sinh khoáng này đã làm cho tài nguyên khoáng
sản nước ta rất đa dạng.
Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể
trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn
được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất,
với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí,
trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể.
Ngoài ra, còn có các loại sa khoáng khác với trữ lượng ước tính hàng
trăm tỷ tấn có thể được khai thác để thay thế cho các nguồn trên lục địa đang
dần cạn kiệt và nguồn tài nguyên năng lượng (thủy triều, sóng và gió) là
nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trên các vùng biển đảo Việt Nam.
(c) Tài nguyên từ đặc điểm địa chính trị của Việt Nam

Khó có thể đánh giá được trữ lượng, nhưng loại tài nguyên này đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là
đặc điểm địa chính trị của Việt Nam cũng như là của biển Đông.
Vùng biển - đảo nước ta nằm trong vùng nhiệt đới và có vùng diện tích
khoảng 3,5 triệu km2, quanh năm không có nước đóng băng tạo điều kiện để
giao thông – thương mại phát triển. Biển Việt Nam nói riêng và Biển Đông
nói chung có vị trí huyết mạch tại một trong các đường hàng hải quốc tế quan
16
trọng đi từ Đông Bắc Á sang Nam Á, Tây Á và các khu vực khác trên thế giới
thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương vào Địa Trung Hải để ra Đại Tây
Dương. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam, thông qua eo biển Malaska
để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi
có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và
Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Indonesia, Singapre đến Australia và
New Zealand, v.v Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải
biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với
các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Theo số liệu thống kê trong nhiều năm gần đây, hơn 90% tổng lượng
hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, trong đó, 45% được
vận chuyển qua biển Đông. Hiện nay, lượng dầu và khí hóa lỏng được vận
chuyển qua biển Đông lớn hơn 3 lần khối lượng vận chuyển qua kênh đào
Xuy-ê, 15 lần qua kênh đào Panama. Đa số lượng dầu thô từ Vịnh Pec-xich
được đưa đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đáp ứng cho khoảng 2/3 nhu
cầu khí hóa lỏng của Hàn Quốc và 60% của Nhật Bản và Đài Loan.
Trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của các quốc gia Châu
Á sẽ tăng 4% một năm, đặc biệt, Trung Quốc sẽ chiếm một nửa tổng sản
lượng tiêu thụ. Khoảng 25 triệu thùng dầu sẽ được tiêu thụ mỗi ngày bởi các
quốc gia Châu Á. Điều này minh chứng rõ nét cho vai trò của Biển Đông tại
một trong các đường hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới.
(d) Tài nguyên từ địa hình bờ và đảo

Địa hình bờ biển nước ta rất đa dạng, độc đáo do được phát triển trên các
loại đất đá khác nhau trong điều kiện khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo chiều
Bắc – Nam. Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ gồm các quần
đảo gần bờ và xa bờ. Các quần đảo gần bờ có ý nghĩa to lớn trong sự phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước và đảm bảo an ninh trên bờ biển và
biển nước ta. Còn các đảo và quần đảo xa bờ có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia. Các thành tạo địa hình bờ biển và đảo trên đây là điều kiện thuận lợi để
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác - chế biến hải sản, giao thông
vận tải đường biển, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng, v.v Ngoài ra, một số
17
thành tạo địa hình có giá trị thẩm mỹ còn được sử dụng trực tiếp cho khách
tham quan phong cảnh và là kho lưu trữ các loại tài nguyên khác của biển như
thổ nhưỡng và sinh vật.
Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo
của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm
35,47% lao động cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hình 1.3. Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong tuyến hàng hải quốc tế
Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề then
chốt như khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, kinh tế biến đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta.
Trong mấy thập kỷ gần đây, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, chính sách, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác
biển. Có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế biển phải kể đến
Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng,
18

phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ

chủ quyền và lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài
nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về
biển vào năm 2020. Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ
thị triển khai thực hiện như Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm
1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra
một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên
những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu,
quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo
vệ môi trường, đào tạo nhân lực”. Quan điểm này được cụ thể hoá bằng các
giải pháp: “Đầu tư thích đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lực
điều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng
tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỷ tới. Từ nay đến
năm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm
thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển,
nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ
văn”. Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã
được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản 2010; Chiến lược phát
triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010…
Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục
tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế
mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản
làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh
công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế
biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo
vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp
kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng

để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ
hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế
19
với bảo vệ an ninh trên biển”. Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng
định tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006).
Từ những quan điểm, biện pháp nêu trên, cùng với việc tiếp tục nhấn
mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển,
phát triển kinh tế- xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu
cầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt
kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các
vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một
số thành tựu quan trọng. Ðến nay, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp gần
50% GDP của cả nước (trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm hơn 20%
GDP), với quy mô tăng khá nhanh, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo
hướng phục vụ xuất khẩu đem về một lượng ngoại tệ lớn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hình thành một số trung tâm phát triển để hướng ra biển Tuy
nhiên, xét cả về mặt chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trong
việc khai thác lợi thế từ biển còn không ít hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy
mô kinh tế biển và vùng ven biển nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng, giá trị tổng sản phẩm hằng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung
Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển của thế
giới. Những năm qua, do chưa có chiến lược tổng thể, cho nên các ngành, các
địa phương thiếu căn cứ để quy hoạch. Tính đồng bộ của các chủ trương,
chính sách ở tầm vĩ mô, nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm phát
triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế. Cho đến
trước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, cũng chưa có cơ quan chuyên trách
giúp Chính phủ quản lý, điều hành chung, dẫn đến những hoạt động đầu tư
manh mún, chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, kinh tế biển phát triển chậm, thiếu

bền vững và cơ cấu chưa hợp lý.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng
các quan điểm chỉ đạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược.
Ngày 09/2/2007, tại hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã đưa ra Nghị quyết 09 NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”, trong đó xác định:
20
“Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh”.
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát này, chúng ta cần phải thực hiện
các mục tiêu cụ thể như sau: “Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố an ninh làm cho đất
nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu năm 2020, kinh tế
biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước”.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát
triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng
biển và ven biển: “Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển. Trên cơ sở quy hoạch từng ngành, lĩnh
vực thuộc kinh tế biển và vùng ven biển, phát triển mạnh nguồn nhân lực biển
bao gồm: cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia và đội
ngũ lao động được đào tạo chuyên sâu về các nghề như: hàng hải, khia thác
và chế biến dầu khí; đánh bắt và nuôi trồng hải sản; du lịch biển, nghiên cứu
khoa học biển… Khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành,
nghề về biển (đại học, cao đẳng, dạy nghề) ở các thành phố biển”
(1)
.
Ngày 03/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 35/2009/QĐ-
TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh:
“…phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, bao gồm cảng trung chuyển
quốc tế tại Vân Phong, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại
ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ
mới, các cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu
hạ tầng cảng biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và
hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng.
…Chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng như tàu container, tàu
hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng, tàu Lash … trẻ hóa đội tàu biển đạt
(1)
Nghị quyết 09 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 09/2/2007 về Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020
21
độ tuổi bình quân 12 năm vào năm 2020. Nghiên cứu phát triển tàu chở khách
cao tốc ven biển và tàu khách du lịch. Đến năm 2020 đội tàu quốc gia có tổng
trọng tải là 12 ÷ 14 triệu DWT”.
Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, Chính phủ cũng đề ra các giải pháp, chính sách áp dụng khoa học – công
nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực: “Nâng cao năng lực các Viện nghiên
cứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệm trong ngành giao thông vận tải; …
Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở
đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng
cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công
ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo”
(1)
.
Xác định được tầm quan trọng của kinh tế hàng hải trong chiến lược phát
triển kinh tế biển nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngày

15/10/2009 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1601/2009/QĐ-TTg “Quy
hoạch phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030” với quan điểm và mục tiêu phát triển cơ bản như sau:
“…đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ 2 và sau 2020 kinh tế hàng
hải đứng thứ nhất trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển.
Về vận tải biển: khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110 - 126
triệu tấn vào năm 2015; 215 - 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng
gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9 - 10
triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020; Phát triển đội tàu biển
Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu
container, hàng rời, dầu…) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6
- 6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5 - 9,5 triệu đến năm 2020 đạt 11,5
- 13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ
tuổi bình quân 12 năm.
(1)
Trích Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển
ngành Giao thông Vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
22
Về hệ thống cảng biển: … xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển
Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước;
hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các
khu vực, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công
nghiệp lớn; phát triển cảng trung chuyển quốc tế lớn và các cảng cửa ngõ
quốc tế tại các khu vực thích hợp nhằm khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế
biển, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước với
nước ngoài để thực hiện tốt những mục tiêu của Chiến lược biển.
Về công nghiệp tàu thủy: Đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp
tàu thuỷ nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng
trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ
cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình đáp ứng 65 - 70% nhu cầu bổ sung

đội tàu trong nước giai đoạn 2010 - 2020; sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện,
điện tử cho các tàu có trọng tải đến 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài góp phần thu
ngoại tệ cho đất nước; Phát triển cân đối công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.
Nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, chú trọng đầu tư chiều sâu để phát
huy hiệu quả cơ sở đóng, sửa chữa tàu hiện có kể cả công nghiệp phụ trợ.
Về dịch vụ hàng hải: Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đồng bộ, đặc
biệt là dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức với chất lượng cao,
hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội
nhập…. Phát triển đồng bộ cơ sở hậu cần, bảo đảm hàng hải, tìm kiếm cứu
nạn; hệ thống công nghệ thông tin hàng hải đáp ứng yêu cầu phát triển, phù
hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế” .
Cùng với quan điểm và những mục tiêu này, Chính phủ cũng đưa ra
những định hướng, giải pháp và chính sách chủ yếu để phát triển nguồn nhân
lực như sau:
“… Từ nay đến năm 2020 đào tạo và bồi dưỡng 39.000 sĩ quan thuyền
viên, trong đó đào tạo mới khoảng 24.000 người (bao gồm 16.000 người bổ
sung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người bổ sung thay thế lực
lượng hiện có; cơ cấu đào tạo: sĩ quan, quản lý khoảng 9.600 người, thuyền
viên và công nhân kỹ thuật hàng hải khoảng 14.400 người); bồi dưỡng đào
23
tạo nâng bậc cho 15.000 người trong lực lượng lao động hiện có. Khuyến
khích đào tạo sĩ quan, thuyền viên có tay nghề cao phục vụ cho xuất khẩu
thuyền viên; Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistic, công nghiệp
đóng tàu, khai thác cảng biển; Đổi mới phương thức đào tạo, chương trình
đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải, đặc biệt đối với công tác
đào tạo cán bộ quản lý, sĩ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạt
động logistics, vận tải đa phương thức. Coi trọng đào tạo ngoại ngữ, thực
hành đi đôi với lý thuyết. Tăng cường tính gắn kết giữa các công ty vận tải
biển với các cơ sở đào tạo, huấn luyện.

… Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo bao gồm cả đào tạo trong nước
và liên kết nước ngoài; củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng,
dạy nghề chuyên ngành vận tải biển ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho vận hành khai thác tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu
thuỷ, dịch vụ logistic và xuất khẩu thuyền viên; … Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
về biển, tích cực tham gia và thực hiện Công ước quốc tế, Hiệp định song
phương - đa phương trong lĩnh vực hàng hải”
(1)
.
Bên cạnh đó, ngày 24/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
2190/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với các mục tiêu chính:
“ Phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thống
nhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội
nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu
vực và trên thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước;
đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Hình thành
những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát
triển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển.
Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa
các vùng miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
(1)
Trích Quyết định số 1601/2009/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch
phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030)
24
- xã hội của đất nước. Dự kiến lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng
biển tại các thời điểm trong quy hoạch như sau:
- 500 ÷ 600 triệu T/năm vào năm 2015;
- 900 ÷ 1.100 triệu T/năm vào năm 2020;

- 1.600 ÷ 2.100 triệu T/năm vào năm 2030.
Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa
để tiếp nhận được tàu container sức chở 9.000 ÷ 15.000 TEU hoặc lớn hơn,
tàu chở dầu 30 ÷ 40 vạn DWT; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa -
Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 ÷ 10 vạn DWT, tàu container sức
chở 4.000 ÷ 8.000 TEU …”.
( Trích Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030).
1.3. Xu thế phát triển kinh tế vận tải biển của khu vực và thế giới
Trong những năm gần đây, cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế
Châu Á, kinh tế thế giới cũng có những tiến triển đầy triển vọng. Mặc dù
trong năm 2008 và 2009, nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn nhưng
không thể phủ nhận khả năng phục hồi và phát triển tiềm năng trong những
năm tiếp theo.
Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới (theo khu vực)
Khu vực
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Thống kê Dự kiến
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Thế giới 3.6 4.0 3.8 1.7 -2.3 2.7 2.4 2.8 3.0 3.1
Hoa Kỳ 3.1 2.7 2.1 0.4 -2.5 2.5 1.4 2.0 2.2 2.3
Châu Âu 2.0 3.2 2.8 0.7 -4.1 0.9 1.1 1.6 1.9 2.0
Châu Á &
Châu Úc
5.0 5.5 6.0 2.7 0.2 4.5 4.1 4.3 4.2 4.2
(Nguồn: Country Report 2009, Vietnam, Economist Intelligence Unit)
25

×