Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở việt nam giai đoạn 2011 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.19 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
GVHD: TS. Phạm Hùng Tiến
SVTH: Bùi Lệ Hằng
Lớp: QH2007E – KTĐN
Hệ: Chính Quy

Hà nội, 05/2011
LỜI CẢM ƠN
1
  
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ts. Phạm Hùng Tiến đã nhiệt tình giúp
đỡ, đưa ra những gợi ý, cung cấp những nguồn số liệu quan trọng và tạo điều
kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn
Thầy Ts. Hà Văn Hội đã cung cấp cho em một số tài liệu quan trọng để bài khóa
luận của em được hoàn chỉnh. Do sự phát triển của ngành dịch vụ logistics còn
khá mới mẻ và hết sức phức tạp, đồng thời số liệu thống kê về ngành dịch vụ
logistics cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này chưa được hoàn chỉnh
và thống nhất, năng lực nghiên cứu của tác giả có hạn nên mặc dù đã rất cố gắng,
bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Hà nội, tháng 5 năm 2011
Tác giả
Bùi Lệ Hằng
2
MỤC LỤC


Danh mục các từ viết tắt 5
Danh mục bảng biểu, hình vẽ 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Những đóng góp mới của luận văn 10
6. Kết cấu của luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT
NAM 11
1.1 . Khái niệm và sự phát triển ngành dịch vụ logistics
11
1.1.1 Khái niệm logistics và dịch vụ logistics
11
1.1.2. Sự phát triển ngành dịch vụ logistics
13
1.2. Những tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam
17
3
1.2.1. Sự phát triển logistics trong nền kinh tế 17
1.2.2. Những tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics 22
1.3. Những điều kiện để phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam 28
1.3.1. Nguồn nhân lực 28
1.3.2. Vận tải và cơ sở hạ tầng 29
1.3.3. Yếu tố công nghệ thông tin 30
1.3.4. Các yếu tố khác 31
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM 32

2.1. Khái niệm chung về phát triển nguồn nhân lực 32
2.2. Những đặc trưng của nguồn nhân lực Việt Nam

35

2.2.1 Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực 35
2.2.2 Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực 35
2.2.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động ở Việt Nam 36
2.2.4. Thói quen, nếp nghĩ, tác phong của nguồn nhân lực 39
2.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics 40
2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở Việt
Nam 42
2.4.1. Nhu cầu 42
2.4.2. Khả năng cung ứng

44

4
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 – 2020 49
3.1. Giải pháp từ khía cạnh chất lượng nguồn nhân lực 49
3.1.1. Đối với đội ngũ quản lý 49
3.1.2. Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ đội ngũ nhân công lao động trực tiếp
50
3.2. Giải pháp từ khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực

51

3.2.1. Về phía các hiệp hội 51

3.2.2. Về phía các công ty 53
3.2.3. Các cơ quan quản lý, các Bộ, các Ngành 54
3.2.4. Các cơ sở đào tạo 57
PHẦN KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA - ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEM - The Asia-Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á - Âu
APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương
CLM - The Council of Logistics Management: Hội đồng Quản trị Logistics của
Mỹ
DWT - Deadweight Tonnage: Năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng
tấn
DN: Doanh nghiệp
ECR - Efficient Consumer Response: Đáp ứng người tiêu dùng hiệu năng
FDI - Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIATA: Hiệp hội giao nhận Quốc tế
GDP – Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
HRDPC - Human Resource Development Planning Center: Trung tâm kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực
IATA: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
ILO: International Labor Oganization: Tổ chức lao động Quốc tế
LPI - Logistics performance index: Chỉ số năng lực Logistics
MTO – Multimodal Transport Operator: Dịch vụ vận tải đa phương thức
ODA - Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức
6
UNESCO:


United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization: Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.
UNDP -

The United Nations Development Programme: Chương trình hỗ trợ
phát triển của Liên Hiệp Quốc
RFID - Radio Frequency identification – Nhận dạng bằng sóng Radio
TTHQĐT: Thủ tục hải quan điện tử
TPS: Toyota Production System
VIFFAS: Hiệp Hội Giao nhận Kho vận Việt Nam
WTO – World Trade Oganization: Tổ chức Thương mại Quốc tế
WEF - The World Economic Forum: Diễn đàn kinh tế thế giới
XNK: xuất nhập khẩu
3PL: Third Party Logistics: Logistics bên thứ ba
4PL: Fourth Party Logistics: Logistics bên thứ tư
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT Tên Số trang
1 Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một
số nước
18
2 Bảng 1.1: Bảng xếp hạng quốc gia về năng lực logistics
năm 2010
19 - 20
3 Biểu đồ 1.2: Năng lực dịch vụ logistics ở Việt Nam và khu
vực Châu Á Thái Bình Dương
22
4 Hộp 1.1: Các dịch vụ logistics cam kết mở cửa khi Việt
Nam gia nhập WTO

23
6 Biểu đồ 1.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khu vực
vận tải
25
7 Hình 1.1: Bản đồ Việt Nam với đường bờ biển 26
8 Bảng 1.2: Vốn đầu tư nước ngoài FDI và ODA vào Việt
Nam
27
9 Biểu đồ 2.4: Trình độ giáo dục dân số của Việt Nam, năm
2009
36
10 Hình 3.2: Chiến lược nhân lực với các thông tin đầu vào từ
các chiến lược phát triển dịch vụ logistics.
56
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là một nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển lực lượng
sản xuất xã hội ở mọi thời đại. Ở nước ta, nguồn nhân lực là một tiềm năng dồi
dào để tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Nhân tố con người trở thành mũi nhọn quyết định sức mạnh cạnh
tranh của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Trong bất cứ lĩnh vực kinh
doanh nào, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự
thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. Trong những năm gần đây,
ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ
một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có
1.200 DN được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Sự phát triển một
cách tự phát của các công ty giao nhận, logistics thời gian qua trong khi nguồn
nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ này lại phát triển một cách không tương
xứng, bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập

WTO, bên cạnh những thuận lợi các doanh nghiệp logistics của Việt Nam cũng
phải đối mặt với những khó khăn hết sức to lớn bởi khi đó các doanh nghiệp
logistics nước ngoài với tiềm lực tài chính hết sức to lớn sẽ đổ xô vào Việt Nam.
Phát triển ngành dịch vụ Logistics đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ lao động có
chất lượng cao, cơ cấu hợp lý.
Thực tiễn trên đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành dịch vụ logistic – một ngành
đang có những tiềm năng phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Do vậy, việc chọn đề
tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ
9
logistics ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” nhằm góp phần giải quyết những
vấn đề trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển nguồn
nhân lực trong ngành dịch vụ logistics và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
của Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. Để
đạt được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ hơn về thị trường logistics ở Việt Nam và một số lý luận chủ yếu
về phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực logistics của Việt Nam.
- Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung
ứng cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ
logistics ở Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong ngành logistics ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.
- Phạm vi: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành
dịch vụ logistics ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu như khảo sát, điều tra, phỏng vấn.
Tuy nhiên, do còn nhiều mặt hạn chế nên luận văn sử dụng một số phương pháp
10
nghiên cứu cơ bản như phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp
thống kê.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã nêu được những điều kiện cơ bản để ngành logistics ở Việt
Nam có thể phát triển.
- Luận văn đã nêu ra được cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
- Luận văn có đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ
logistics ở Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1 . Khái niệm và sự phát triển ngành dịch vụ logistics
1.1.1 Khái niệm logistics và dịch vụ logistics
Thuật ngữ logistics là một thuật ngữ xuất hiện lâu đời trên thế giới nhưng
vẫn còn khá mới mẻ với Việt Nam. Đã có rất nhiều tài liệu tìm hiểu về ý nghĩa
của thuật ngữ này, trong số đó những thuật ngữ như “tiếp vận” hay “hậu cần”
được sử dụng nhiều nhất nhưng xét về bản chất thuật ngữ trên chưa thể Việt hóa
được toàn bộ nội dung của logistics.Tướng Chauncey B.Banker, tác giả cuốn

“Transportation of Troops and Material” nhà xuất bản Hudson thành phố Kansas
có viết: “Một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu có liên quan tới việc di chuyển
và cung cấp lương thực, trang thiết bị cho quân đội được gọi là “logistics”.
Napoleon, một trong những vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp và thế giới đã từng
định nghĩa “logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”. Ông cũng cho
rằng logistics đóng vai trò rất lớn trong chiến tranh với câu nói nổi tiếng “kẻ
nghiệp dư bàn về chiến thuật còn người chuyên nghiệp bàn về logistics”. Thật
vậy, vai trò của logistics trong chiến tranh với ý nghĩa là hậu cần là vô cùng quan
trọng vì nó đảm bảo sự hoạt động bình thường và thông suốt cho toàn bộ quân
đội với hàng triệu người.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều thập kỷ qua, logistics được
nghiên cứu sâu và áp dụng sang các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh.
Ngày nay, thuật ngữ này được hiểu với nghĩa quản lý hệ thống phân phối vật
chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội.
12
Hiện nay, trên thế giới, chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics
hay hệ thống logistics. Khái niệm về logistics được đưa ra tùy theo giác độ mà
người ta nghiên cứu nó. Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (The Council
of Logistics Management - CLM) thì “Quản trị logistics là quá trình lên kế
hoạch, thực hiện, kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và
lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm
xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách
hàng. Theo Viện Logistics và Vận tải của Anh thì: “Logistics là việc định vị các
nguồn lực đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng chi phí và đúng chất lượng”
Trong cuốn “An Integrated Approach to Logistics Management” của viện
công nghệ Florida - Mỹ thì logistics được hiểu như sau: “Logistics là việc quản
lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp của hàng
hóa, trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh
nghiệp”
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics”

mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” trong mục 4, điều 233 như sau: Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005,
coi logistics gần như là tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Theo trường
13
phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá
trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ
logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp
dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác
động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối
cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền với quá trình nhập
nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa
và đưa vào kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng. Nhóm định nghĩa
này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng
dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối,
dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logistics
chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành
và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch
vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để
cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là công việc
mang tính chuyên môn hóa cao.
Tóm lại, dịch vụ logistics được hiểu là nghệ thuật tổ chức sự vận động của
hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất,

phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng với mục tiêu tối ưu hóa về
thời gian và hiệu quả kinh tế.
1.1.2. Sự phát triển của ngành dịch vụ logistics
Mặc dù khái niệm dịch vụ logistics đã được quy định rõ tại điều 133 Luật
Thương mại năm 2005, nhưng trên thực tế dịch vụ logistics cần được nhận thức
là sự phát triển ở giai đọan cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng
14
những thành tựu của công nghệ thông tin, điều phối hiệu lực và hiệu quả hàng
hóa, dịch vụ từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển ngoại thương cũng như thị trường
nội địa, thị trường dịch vụ logistics (còn được gọi là thị trường thuê ngoài
logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL (third party logistics) cũng có mức phát
triển rất khả quan với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25%, góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước.
1

 Giai đoạn 2001-2005: Hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận
vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà
nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô
toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận
chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu
tư phương tiện hoặc tự làm. Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh
tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một
trong những ngành kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát
triển. Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại
thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB, điều
này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được
từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
 Giai đọan 2006-2010: Thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển
biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics,

số vốn và tay nghề hạn chế.
2
Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh
nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, “miếng bánh”
1
Nguồn: Datamonitor, GlobalLogistics, 12/2008, Thị trường logistics Việt Nam, N. H. Duy,
Vietnam Supply Chain Insight 3/2009
2
Số liệu ghi chép được tại VIFFAS
15
ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài với
phần lớn nhất: 70%.
Có thể phân tích SWOT thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong thời
kỳ này như sau:
+ Điểm mạnh:
- Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) theo báo cáo
Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2009 là trung bình - khá, đứng đầu các nước có
thu nhập thấp, mặc dầu xếp hạng 53/155 nền kinh tế, nhưng được đánh giá có
biểu hiện đặc biệt về hoạt động logistics.
- Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều
thành phần, cả nước có khoảng 1.200 DN (vượt qua Thái lan, Singapore) trong
đó các công ty logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã
có mặt tại Việt Nam. Tuy lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ
logistics đến năm 2014, nhưng dưới nhiều hình thức, các công ty nước ngoài đã
hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ công
nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển.
+ Điểm yếu:
- Tuy số lượng đông nhưng hoạt động dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp Việt Nam còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ
cung cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng nên chỉ

gia công lại cho các công ty 3PL, 4PL nước ngoài.
- Do hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ
hiệu quả nên chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP (so với các
nước phát triển chỉ từ 9 đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá
16
thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các quốc gia khác), điều này làm giảm khả
năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tiềm lực các doanh nghiệp logistics Việt Nam yếu về tài chính (80%
doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ dưới 1,5 tỉ đồng), nhân sự, tổ chức mạng
lưới toàn cầu, hệ thống thông tin, tính liên kết
+ Cơ hội:
- Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2 - 4% GDP) nhưng tốc
độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ
(đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng
hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2010 dự kiến 280 triệu tấn, năm
2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm
2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn.
3
- Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và
sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân
Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC),
hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao
tốc, đường sắt xuyên Á. Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục
hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế
giới.
+ Thách thức:
- Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ đặc
biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung
chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn.
3

Quy hoạch hệ thống cảng biển đến 2020, định hướng 2030 số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng
12 năm 2009
17
Hệ thống thông tin thiếu và chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics
chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt thiếu các
chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh
nghiệp.
- Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không
đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Chi
phí kinh doanh không chính thức cao.
1.2. Những tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam
1.2.1. Sự phát triển logistics trong nền kinh tế
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm
10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với
hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều
lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP cho đất nước.
Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời,
nhất là khi trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phát
triển, nhưng ngành logistics đã và đang từng bước góp phần rất lớn của mình vào
công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Theo biểu đồ dưới đây, khoản chi phí dịch
vụ logistic ở Việt Nam chiếm 25 % GDP (năm 2010). Căn cứ vào số liệu của
tổng cục thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 tính theo giá thực
tế, đạt 1,98 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 104,6 tỷ USD,
4
như vậy chi phí
cho dịch vụ logistics sẽ chiếm khoảng 26 tỷ USD - một khoản tiền rất lớn và gắn
với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế (Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số nước
4


18
Nguồn: Bài trình bày của Narin Phol, country Damco Vietnam/Cambodia, tại
hội thảo Vietnam Logso, 29/7/2010
Biểu đồ trên cho thấy, trong khi chi phí logistics so với GDP của Mỹ chỉ là
7,7%, của Singapore là 8% thì Việt Nam chiếm tới 25% GDP, trong đó chủ yếu
là giá trị hàng tồn kho. Với các nhà hoạt động logistics, thì một nước có chi phí
logistics quá lớn như vậy sẽ là một thị trường đầy tiềm năng thỏa sức cho họ vẫy
vùng. Chính vị vậy, tại hội thảo Logso 2010, đại diện của Mapletree Logistics đã
khẳng định Việt Nam là một mảnh đất đầy tiềm năng. Nếu chỉ tính riêng khâu
quan trọng nhất của logistic là vận tải, chiếm từ 40 - 60% chi phí thì cũng đã là
một thị trường dịch vụ khổng lồ. Điều này cho thấy, dịch vụ logistics có ý nghĩa
quan trọng và việc giảm chi phí này sẽ góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.
Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2010 Việt Nam tiếp tục xếp thứ 53 trên thế
giới và thứ 5 trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về hiệu quả hoạt động
dịch vụ logistics (Bảng 1).
19
Bảng 1: Bảng xếp hạng quốc gia về năng lực logistics năm 2010
20
Nguồn: Conecting to compete: Trade Logistics in the Global Economy, 2010
Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI
của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như
Indonesia, Tunisia, Honduras…). Ngoài ra với tư cách chủ tịch ASEAN 2010,
Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN xây dựng hệ thống “mềm” trong
21
phát triển lĩnh vực logistics. Đặc biệt mới đây (1/2010) Công ty SplendID
Technology đã đưa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency
identification) vào Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước
đang triển khai công nghệ RFID.
5

Thẻ RFID có thể thay thế cho các mã vạch
trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ và thay thế công nghệ tìm dấu vết
bằng những máy phát radio nhỏ và không đắt tiền lắm. Thông tin có thể được
truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả.
Tương tự, Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đã áp dụng hệ thống phần mềm quản
lý container tại cảng Cát Lái làm giảm được nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng
khỏi cảng, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn tại cảng này. Tuy nhiên đây là
điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Hơn nữa, Trong thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng cung
cấp dịch vụ logistics của các quốc gia, Việt Nam được đánh giá không thua kém
so với các nước trong khu vực về khả năng vận tải quốc tế (International
shipment).
5

22
Biểu đồ 1.2: Năng lực dịch vụ logistics ở Việt Nam và khu vực Châu Á
Thái Bình Dương
1.2.2. Những tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển ngành dịch vụ
logistics. Theo ông Nguyễn Hùng – Phó tổng giám đốc công ty kho vận Miền
Nam (Sotrans), có sáu lý do có thể kết luận rằng Việt Nam có tiềm năng phát
triển ngành dịch vụ này, đó là:
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi
quốc tế. Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những
cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật
kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau bốn năm gia nhập WTO,
23
Việt Nam đang thể hiện sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế khu
vực và quốc tế. Theo số liệu của Bộ Công thương tại cuộc giao ban xuất nhập
khẩu chiều 29/11, kim ngạch xuất khẩu tính đến tháng 11/2010 đã đạt trên 64,3

tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2010 (60,5 tỷ USD).
6
Bên
cạnh đó, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác
kinh tế quốc tế có uy tín như AFTA, ASEM, APEC, WEF và các khuôn khổ hợp
tác tiểu khu vực Mekong. Nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng cung cấp nguồn
FDI và ODA từ Mỹ, EU, Nhật Bản đã được thực hiện cho thấy triển vọng phát
triển của thương mại Việt Nam trong dài hạn.
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ
hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam vào
năm 2011. Điều này đặt DN Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên
sân nhà.
Hộp 1.1: Các dịch vụ logistics cam kết mở cửa khi Việt Nam gia nhập
WTO
6

24
Nguồn: Cam kết WTO về phân phối – logistics,http://trung tâm wto.vn
Mặc dù còn thực hiện theo lộ trình nhưng ngành logistics của Việt Nam đã
thực sự gia nhập WTO, một tổ chức thiết lập các nguyên tắc và quy tắc nhằm tạo
thuận lợi cho các nước đang phát triển trong thương mại dịch vụ cũng như mở
rộng xuất khẩu dịch vụ của các nước này thông qua việc tăng cường khả năng
cạnh tranh trong nước. Đó là mục tiêu gia nhập WTO của ngành thương mại
dịch vụ và như vậy logistics VN đã có cơ hội lớn hơn để xã hội hóa dịch vụ của
mình. Thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp logistics Việt Nam đã
cung cấp dịch vụ logistics ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia và phối
hợp với bạn hàng nước ngoài để thắng thầu cung cấp dịch vụ logistics từ nước
thứ ba quá cảnh Việt Nam đi Trung Quốc, Lào hay Campuchia. Đây thực sự là
những sản phẩm dịch vụ đã xuất khẩu và thu ngoại tệ về cho đất nước, cho
doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp cận, hợp tác, liên kết với các bạn hàng nước ngoài

một cách bình đẳng, đặc biệt là những bạn hàng thuộc các nước đã có nghề
logistics phát triển cao để học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý nghề nghiệp,
chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp khách hàng nước
ngoài ngay trên đất nước mình. Và theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch
vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại
Việt Nam, đóng góp khoảng 3% trong tổng GDP (năm 2010). Đặc biệt, trong 10
năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ
USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn.
7
Từ đây có thể thấy
được, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics.
Thứ hai, khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khu vực vận tải của Việt
Nam càng ngày càng tăng, cho thấy nhu cầu về vận tải ngày càng tăng. Đây cũng
7

25

×