Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.32 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiêt của đề tài
Phát triển các khu công nghiệp là đòi hỏi khách quan của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp đóng góp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tiếp nhận và chuyển giao công khoa học- công nghệ, đào tạo lao động có tay nghề
cao… Khu công nghiệp là trung tâm kinh tế- công nghiệp, đầu tàu và động lực kinh tế
của một vùng. Có thể nói, các khu công nghiệp là trụ cột chính, là xương sống của
nền kinh tế trong thời đại công nghiệp. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho
thấy, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải tập
trung phát triển mạnh các khu công nghiệp, nếu không thì công cuộc công nghiệp hóa
nền kinh tế không thể thành công
Trong những năm qua, từ Nghị quyết Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
xác định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, các khu công nghiệp được hình thành và
phát triển mạnh ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh,
thực sự là đầu tàu và là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải
quyết lao động, việc làm, tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng và xuất
khẩu
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, việc phát triển các
khu công nghiệp trên địa bàn tình Thanh Hóa vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập .
Việc quản lí nhà nước đối với các khu công nghiệp đang còn thiếu sót như: thủ tục
hành chính còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, việc quy hoạch các khu công nghiêp
chưa bài bản, chưa có kế hoạch tổng thể còn mang tính tự phát, chính sách liên quan
tới đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù cho nhân dân mất đất, vấn đề giải quyết lao
động, việc làm cho lực lượng lao động quanh khu vực công nghiệp, vấn đề xử lí vi
phạm vệ sinh môi trường…đang còn nhiều lúng túng, chưa rõ ràng. Quan điểm phát
triển khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng chưa thống nhất, bộ máy và
nguồn nhân lực quản lí khu công nghiệp đang còn nhiều bất cập, hoạt động kém hiệu
quả, công tác thanh tra, kiểm tra chưa phát huy hết tác dụng…
Tất cả tình hình trên đang là trở ngại cho việc thu hút đầu tư, phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa. Để giải quyết những tồn tại, thiếu khuyết nêu trên đòi


hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến khu công
nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tế các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, bài báo cáo tốt nghiệp đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lí luận vè quản lí nhà nước với các KCN
Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra
kinh nghiệm
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của báo cáo tốt nghiệp là công tác quản lí nhà nước đối với các
khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
3.2. phạm vi nghiên cứu
hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 8 khu công nghiệp, việc quản lí nhà nước, giải pháp
phát triển các khu công nghiệp trong công cuộc “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” hiện nay là một vấn đề rất được quan tâm. Bài báo cáo tốt nghiệp sẽ đi vào những
nội dung cơ bản về tình hình phát triển khu công nghiệp của tỉnh, và từ đó đưa ra các giải
pháp trong giai đoạn hiện nay và các phương hướng giải pháp xác định cho tới năm 2020
4. phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng phương pháp luận cơ bản: phương pháp logic lịch sử, phân tích,
tổng hợp, so sánh, điều tra, thống kê, trong đó chú trọng phương pháp điều tra, khảo sát
và tổng kết thực tiễn để rút ra vấn để. Từ thực tiễn thực tập tại vụ quản lí các khu kinh tế
thuộc bộ kế hoạch đầu tư tôi chọn đề tài “ giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa” làm báo các thực tập với mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển
của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng nhanh và đạt nhiều hiệu quả
tốt hơn nữa
Đề tài được kết cấu thành 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển KCN
Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP
1.1. Khái niệm và phân loại các KCN
1.1.1. Quá trình hình thành KCN
KCN hình thành và phát triển sau khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban
hành. Theo đó, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới
nhiều hình thức. Sau đó, phát triển KCN đã được Đảng và Nhà nước ta nhiều lần
khẳng định chủ trương qua các lần Đại hội Đảng. Chính sách phát triển KCN được
chính thức ra đời cùng với sự ra đời KCx Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh (1991)
và việc ban hành Quy chế KCX. Đây là những cơ chế đầu tiên đư ra hệ thống các quy
định điều chỉnh hoạt động của các KCN, trong đó có những quy định tương đối đầy
đủ và cơ bản về khái niệm KCN
Bảng so sánh một số chỉ tiêu phát triển KCN ở Việt Nam (tính đến tháng 12/2010
STT
Tỷ suất đầu
tư hạ
tầng/ha đất
TN (tr.USD)
Tỷ suất đầu tư 1 dự
án/ha đất CN đã cho
thuê
Tổng số
LĐ/ha đất
CN đã cho
thuê
Dự án
FDI(tr

USD)
Dự án
DDI(tỷ
đồng)
1
Trung du miền núi phía
bắc
0,13 0,83 22,72 59,65
2
Đồng bằng Sông Hồng
0,17 3,29 16,97 82,81
3
Duyên hải Miền Trung
0,11 0,89 15,76 62,00
4
Tây nguyên
0,06 0,29 22,05 35,48
5
Đông Nam B
0,10 3,22 13,82 87,28
6
Đồng bằng Sông Cửu Long
0,13 0,91 20,28 48,88

Bình quân cả nước
0,12 2,55 15,97 76,76
Các giai đoạn phát triển KCN có thể tóm lược như sau:
- Giai đoạn 1- kế hoạch 5 năm 1991- 1995
- Giai đoạn 2- kế hoạch 5 năm 1996- 2000
- Giai đoạn 3- kế hoạch 5 năm 2001-2005

- Giai đoạn 4- từ 2006 đến nay
- Giai đoạn 1- Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995:
Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, KCX.
Trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng chính trị tại Liên
Xô, hệ thống viện trợ duy trì cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bị cắt đứt, nước ta
đứng trước đòi hỏi phải thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khắc phục khó khăn, ra
khỏi khủng hoảng. Đây là thời kỳ hình thành các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể, trong đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu
tư kinh doanh tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cụ thể hoá chủ
trương này, năm 1991, Nghị định số 322/HĐBT đã ban hành quy chế KCX, nhằm thể chế
hoá mô hình KCX như một giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong giai đoạn này, một số KCX được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh mang
tính chất thử nghiệm, gồm KCX Tân Thuận (1991) và KCX Linh Trung (1992), đây
đều là những KCX được đầu tư hạ tầng theo hình thức liên doanh với nước ngoài
(Trung Quốc, Đài Loan).
Từ hiệu quả bước đầu của hai KCX nêu trên, KCX được chính thức công nhận trong
Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 và năm 1994, Chính phủ đã ban hành Quy
chế KCX (kèm theo Nghị định 192/CP) tiếp tục triển khai thêm mô hình KCN. Sau
khi mô hình KCN, KCX được thể chế hoá tại các văn bản nêu trên, một số KCN đã
được hình thành ở những tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện thuận lợi, đầu tiên là KCN
Nomura (Hải Phòng), sau đó là KCN Nội Bài, KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN
Amata (Biên Hoà, Đồng Nai) đều được thành lập năm 1994 và đều được đầu tư dưới
hình thức liên doanh. Năm 1995 hình thành thêm 5 KCN đầu tư bằng nguồn vốn
trong nước và 1 KCN do nước ngoài đầu tư (KCN Hà Nội - Đài Tư) nâng tổng số các
KCN, KCX trong thời kỳ này lên 12 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha.
Trong giai đoạn này, mới có 2 Ban quản lý các KCN được thành lập tại Hải Phòng,
Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1995.
Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, phần lớn các KCN, KCX đang trong quá trình triển
khai xây dựng, do đó số dự án có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được mới đạt 155 dự
án với tổng vốn 1.550 triệu USD, chủ yếu tập trung tại KCX Tân Thuận và KCX Linh

Trung. Chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 200 tỷ VNĐ đầu tư
vào các KCN, KCX. Đóng góp của KCN, KCX vào GDP không đáng kể.
- Giai đoạn 2 - Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000:
Đây là giai đoạn kết thúc giai đoạn thí điểm thành lập KCN, KCX, tiến hành mở rộng
thành lập KCN, KCX trên phạm vi rộng hơn và với số lượng nhiều hơn. Riêng trong
năm 1996, đã thành lập thêm 10 KCN với tổng diện tích 1.830 ha, bằng xấp xỉ 80%
về số lượng và diện tích so với cả giai đoạn trước.
Trong giai đoạn này có thể nói các chủ trương của Đảng, hệ thống pháp luật về KCN,
KCX tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Nghị Quyết Đảng VIII (1996) đã chủ trương
phát triển KCN, KCX gắn với bảo đảm giải quyết các vấn đề xã hội và hạn chế ô
nhiễm; Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã quy định về KCN, KCX về khái
niệm, hình thức đầu tư, quan hệ xuất nhập khẩu Đáng chú ý trong giai đoạn này,
Quy chế KCN, KCX, KCNC được ban hành năm 1997 (kèm theo Nghị định 36/CP)
đã đưa ra một hệ thống đầy đủ các quy định về hoạt động của KCN, KCX, KCNC và
đặc biệt đã đưa ra mô hình tổ chức, hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của Ban quản
lý KCN, KCX, KCNC. Đồng thời Quy hoạch phát triển KCN, KCX đã được ban hành
nhằm định hướng phát triển và phân bố KCN, KCX trên cả nước. Các Quy hoạch
KCN, KCX đã được phê duyệt và triển khai là một bước cụ thể hoá Nghị quyết Đại
hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm và khu công nghiệp, khu chế xuất.
Danh mục các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày
30/8/1997 và số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998 với tổng số 56 KCN, KCX dự
kiến thành lập. Đây là cơ sở để thành lập các KCN, KCX trong các năm sau của Kế
hoạch 5 năm 1996-2000.
Cùng với việc ban hành văn bản trên, KCN, KCX được thành lập với số lượng lớn, từ
1997 – 2000, có thêm 43 KCN, KCX được thành lập mới với tổng diện tích 7.876,12
ha. Một số địa phương mới được thành lập KCN trong giai đoạn này như Khánh Hoà,
Long An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tiền Giang, Tổng số các KCN, KCX được
thành lập trong cả giai đoạn này là 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên
9.706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5 năm

1991–1995, nâng tổng số KCN, KCX đến cuối năm 2000 lên cụ thể trong kế hoạch 5
năm 1996-2000 thành lập.
Trong số 53 KCN được thành lập trong giai đoạn này có 8 KCN do doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư hạ tầng.
Trong giai đoạn này, có thêm 26 Ban quản lý các KCN được thành lập thêm ở các
tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần
Thơ, Bình Dương và Ban quản lý KCN Việt Nam – Singapore, Quảng Ninh, Phú Thọ,
Tiền Giang, Long An, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Khánh Hoà,
Đồng Tháp, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Bình Định, Nghệ An, Tây Ninh,
Vĩnh Long, Bình Thuận, Bắc Ninh.
Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng
thêm đạt 7.213 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư
đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991–1996. Số dự án trong nước tăng thêm đạt 450 dự
án, tăng 9 lần so với kế hoạch 5 năm 1991–1995, tổng vốn đầu tư trên 35.000 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đều tăng dần qua các năm, trong kế
hoạch 5 năm 1996-2000, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN,
KCX đều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng
giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX thời kỳ 1996 – 2000 đạt khoảng 9,5
tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng công
nghiệp bình quân trên cả nước chỉ đạt 12%.
Trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là kế hoạch triển khai phân cấp, uỷ quyền cho Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý các KCN. Năm 1997, tại công văn số 07/KCN
ngày 16/6/1997, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận để Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ
quyền cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước
ngoài đầu tư vào KCN, KCX ở 10 địa phương gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đồng Nai, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ và Bà Rịa –
Vũng Tàu và Dung Quất. Sau đó tại Quyết định 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998,
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho các Ban
quản lý KCN cả nước cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi Giấy phép đầu tư và quản lý
hoạt động đầu tư của các dự án đầu tư vào KCN, KCX có quy mô vốn dưới 40 triệu

USD. Từ năm 1997 đến năm 2000, gần 30 Ban quản lý các KCN đã được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư uỷ quyền theo các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1996, 2000 là những năm đánh dấu sự thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước
KCN, KCX ở trung ương. Tại Quyết định số 969/TTg ngày 28/12/1996, Thủ tướng
Chính phủ đã thành lập Ban quản lý các KCN Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính
phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển KCN,
hoạch định chính sách và thực hiện hướng dẫn, theo dõi hoạt động của các KCN,
KCX cả nước. Đến ngày 17/8/2000, tại Quyết định số 99/2000/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo chuyển giao nguyên trạng Ban quản lý các KCN Việt Nam vào Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. Từ đó đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Quản lý KCN và
KCX) là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về KCN, KCX.
Giai đoạn 3 – Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005:
Trong Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, các KCN tiếp tục được thành lập mới và mở
rộng, có thêm 66 KCN, KCX được thành lập mới với tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng
24,5% về số lượng và 35,4% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2000. Các dự
án phát triển hạ tầng trong giai đoạn này chủ yếu do doanh nghiệp trong nước làm chủ
đầu tư, chỉ có 3 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư (Linh
Trung III, Thuận Đạo – Bến Lức và Phúc Khánh).
Số dự án đầu tư nước ngoài tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001–2005 là 1.377
dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự
án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001. Tốc độ tăng bình
quân về số dự án và tổng vốn đầu tư luỹ kế giai đoạn 2001-2005 là 23% và 14%.
Về đầu tư trong nước, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp
4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm trong kỳ
kế hoạch trên 80.000 tỷ VNĐ. Trong 2 kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001-2005, xu
hướng gia tăng đầu tư trong nước vào KCN, KCX ngày càng rõ rệt. Đặc biệt năm
2003, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa các doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp nước ngoài về cơ bản áp dụng một hệ thống ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp chung, do đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tiến
hành đầu tư vào KCN, trong 2 năm 2004 và 2005, số dự án trong nước còn hiệu lực

đầu tư vào các KCN, KCX đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài.
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong giai đoạn này ở
mức cao và ổn định. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của
các doanh nghiệp KCN, KCX (kể cả trong nước và nước ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ
USD, gấp gần 5 lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân khoảng 32%/năm,
trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân cả nước chỉ đạt 16%. Tỷ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên
14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005. Đến cuối năm
2005, toàn bộ 46 Ban quản lý các KCN được thành lập đều đã được Bộ Kế hoạch và
Đầu tư uỷ quyền.
Năm 2006 đến nay
Trong năm 2006, có thêm 9 KCN được thành lập mới với tổng diện tích đất tự nhiên
2.081 ha và 3 KCN mở rộng với tổng diện tích 526 ha, nâng tổng số KCN được Thủ
tướng Chính phủ cho phép thành lập lên 139 KCN với tổng diện tích 29.392 ha.
Theo Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, việc uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cho Ban quản lý trong quản lý hoạt động đầu tư đã chấm dứt từ thời điểm Nghị
định trên có hiệu lực (ngày 25/10/2006). Các Ban quản lý KCN được phân cấp cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong KCN, KCX.
Đây là chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về KCN, KCX, quá
trình phân cấp sẽ nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và tính chủ động của các Ban quản
lý KCN, KCX; đồng thời tập trung nhiệm vụ thanh tra, giám sát và hoạch định chính
sách vào cơ quan trung ương.
Tính đến 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên 76000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN thành lập
trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa lí kinh
tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lí một
số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm tạo ddieuf kiện cho
ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển
Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương đang có sự điều

chỉnh về mô hình, tổ chức và nhận thức để triển khai nhiệm vụ theo Nghị định mới.
1.1.2. Định nghĩa về KCN
Trong đời sống đương đại, khái niệm khu công nghiệp là khái niệm được dùng rộng rãi
trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, việc hiểu đầy đủ nội hàm các khái niệm này cũng chưa thống nhất. không ít
người đồng nhất khu công nghiệp với khu chế xuất hoặc khu kinh tế. Dưới góc độ khoa
học quản lí, điều hành.
Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của chính phủ khu công nghiệp là khu
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định
Khu chế xuất là khu một dạng khu công nghiệp có tính đặc thù, chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
danh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định
Giống và khác nhau giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Khu công nghiệp về cơ bản giống như khu chế xuất, đều là địa bàn sản xuất công nghiệp
mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đều gồm những doanh nghiệp vừa
và nhỏ, được xây dựng ở những khu không có dân cư sinh sống
Tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản của hai loại hình này là : sản phẩm sản xuất ra trong khu
chế xuất chủ yếu là xuất khẩu, còn sản phẩm của khu công nghiệp vừa xuất khầu, vừa
tiêu thụ ở thị trường nội địa, quan hệ giữa các doanh nghiệp khu chế xuất và thị trường
nội địa là quan hệ ngoại thương, còn quan hệ giữa khu công nghiệp với thị trường nội địa
là quan hệ nội thương. Hơn nữa, xét trên góc độ thị trường quốc tế, khu chế xuất có thể
được coi là khu thương mại tự do vì không có thuế xuất nhập khẩu, lại ít ràng buộc bởi
các biện pháp phi thuế quan
Khu kinh tế có mô hình rộng hơn, là khu kinh tế đa năng, tổng hợp, tổ chức thành các khu
chức năng như khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải
trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng phù hợp

với đặc điểm của từng khu kinh tế
Khu công nghiệp là hình ảnh của một thể chế pháp lý đơn giản hơn các mô hình phát
triển kinh tế khác, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư một cách thỏa đáng, tạo sự an
toàn yên tâm đầu tư cho họ
1.1.3. Phân loại khu công nghiệp
Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa cùng với các điều kiện
cụ thể của mỗi quốc gia và với sức ép của thời đại, thế giới ngày nay đã định hình ra
các mô hình KCN khác nhau, các mô hình KCN này có những đặc điểm chung và các
đặc điểm riêng, song ranh giới giữa chúng rất mỏng manh, dễ sử dụng nhầm lẫn. Tuy
nhiên, xét về quy mô và tính chất hoạt động KCN có thể phân ra theo các nhóm sau:
- Phân theo quy mô: có 2 loại:
+ KCN tập trung: có quy mô từ 50 ha trở lên
+ KCN vừa và nhỏ: có quy mô nhỏ hơn 50 ha
- Phân theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN: có 3 loại
+ KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư
+ KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp trong nước
Đặc trưng của các KCN này là được xây dựng hiện đại có quy mô thường lơn hơn
100 ha, xuất đầu tư bình quân 1triệu USD/ha. Thường ở các KCN này khi xây
dựng hoàn chỉnh mới cho các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng
+ KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư.
Đặc trưng của các KCN này thường được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu
(xây dựng đến đâu cho các nhà đầu tư thuê sau đó mới tiếp tục xây dựng tiếp),
xuất đầu tư của các KCN này bình quân 120.000 USD/ha
Điển hình ở Việt Nam có các khu: KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Lễ Môn
(Thanh Hóa)
- Phân theo mục đích phát triển KCN. Có các hình thức sau:
+KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thường tập trung ở các thành phố lớn của
đất nước. quy mô thường lớn hơn 100 ha
+ KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn.

Thường tập trung ở các thành phố lớn, có quy mô nhỏ hơn 100 ha. Đơn cử như
KCN Phú thị (Hà Nội), KCN Thanh Trì (Hà Nội)
+ KCN gắng với ưu thế của địa phương. Thường có quy mô nhỏ hơn 100 ha, gắn
với lợi thế của địa phương và chế biến của nông sản, thực phẩm do địa phương đó
sản xuất ra. Điển hình ở Việt Nam có các khu: KCN Tiền Hải (Thái Bình), KCN
Tâm Thắng (Đắc Lắc)…
- Phân theo đặc điểm ngành công nghiệp
+ KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo: như KCN
Phú Mỹ 1 (Bà Rịa – Vũng Tàu) tập trung các dự án về thép, phân bón, điện, khí
+ KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng: sản xuất
các sản phẩm : may mặc, điện tử, da – giấy, xe máy, …vv. Như KCN Biên Hòa II
(Đồng Nai), KCN Đồng An (Bình Dương)
+ KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ: chuyên sản xuất các sản phẩm
phục vụ cho các ngành công nghiệp như : bao bì, đóng gói … vv. Như KCN Bình
Dương (Bình Dương)
+ KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn: gồm các ngành công nghiệp chế biến sản
phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn.
Như KCN Phúc Khánh ( Thái Bình), Tâm Thắng (Đắc Lắc 0 vv
- Phân theo trình độ công nghệ hóa:
+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ tha và trung bình
tương đương với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài khu.
Như KCN Bình Đường (Bình Dương), KCN Lê Minh Xuân (Hồ Chí Minh)
+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với các
ngành công nghiệp trong nước như chỉ đạt mức trung bình trong khu vực. Như
KCN Nội Bài (Hà Nội), KCN Sài Đồng B (Hà Nội)…vv
+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với khu
vực như KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Vĩnh Lộc (Hồ Chí Minh)…vv
+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tiên tiến so với khu vực và
thế giới. Như KCN Nomura (Hải Phòng)
1.1.4. Đặc điểm và vai trò các KCN trong nền kinh tế

Khu công nghiêp được coi là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới tốt nhất của mỗi
quốc gia, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại và là đầu tầu tiên phong trong sự
phát triển nền kinh tế quốc dân. Khu công nghiệp là trọng điểm kinh tế địa phương,
đóng góp lớn cho ngân sách. Việc xây dựng các khu công nghiệp có thể thay đổi cả
diện mạo một vùng kinh tế, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế khác.
Do vậy, khu công nghiệp đóng vai trò to lớn và rất quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế
Khu công nghiệp là nơi thu hút và chuyển giao công nghệ: KCN ra đời từ một
dụng cụ hữu hiệu đẩy nhanh khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI để
đạt được tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở tạo lập năng lực sản xuất mới và phát huy có
kết quả nền kinh tế đất nước của các nước đang phát triển trong xu thế quốc tế ngày nay,
đặc biệt Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần nguồn vốn thu hút đầu tư nước
ngoài
Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, một số đóng góp rất lớn nữa của khu công
nghiệp đối với các nước đang phát triển là góp phần vào việc tiếp thu công nghệ hiện đại.
Để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, các
nhà đầu tư nước ngoài
Đẩy mạnh xuất khẩu: Một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra khi xây dựng
các khu công nghiệp là góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Trên thực tế hoạt động của khu công nghiệp ở các nước, đặc biệt là các nước Châu Á, đá
thực hiện thành công mục tiêu này, điển hình là Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Thái
Lan
Tạo công ăn việc làm: Hoạt động của khu công nghiệp đòi hỏi một lực lượng lao động
tưowng đối lớn từ nước nhà, chính vì vậy rất nhiều người lao động trong nước có cơ hội
có công ăn việc làm. Ngoài ra việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất, dịch vụ hỗ trợ bên
ngoài đã giải quyết được một số lượng lao động khá lớn cho các vùng lân cận
Bổ sung nguồn vốn: đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi
một sản lượng vốn đầu tư rất lớn. Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nược ngoài vào KCN là rất quan trọng vì KCN phản ánh tiềm
năng phát triển của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới, các dự án thực hiện trong KCN

do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên
doanh với nước ngoài, 33% do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước).
Do vậy KCN đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
nước chủ nhà
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa: do
tác động của vốn, khoa học kỹ thuật, do đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước mang lại lam cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh. Hướng chuyển dịch là
tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số
doanh nghiệp đầu tư trong KCN tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải
quyết được công ăn việc làm cho dân cư địa phương. Ngoài ra, khu công nghiệp còn góp
phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế: ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh
tranh của các nước tiếp đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi
đầu tư
1.2. Các nhân tố hình thành và phát triển KCN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa đặt KCN là cơ sở ban dàu dẫn đến sự thành công của KCN. Các điều kiện
về vị trí địa lý của KCN như: KCN đặt ở vị trí thuận hay khó khăn. Về cơ sở hạ tàng
kĩ thuật:đường xá, cầu cống, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông, điều kiện
về nguồn nhân lực, tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư về vị trí địa lý và các điều kiện
sinh hoạt. Vị trí địa lý có thuận lợi để đặt khu công nghiệp, có ảnh hưởng đến đời
sống của người dân. Địa hình có phù hợp giao thông vận chuyển đến khu công
nghiệp. Đất đai dùng để hình thành khu công nghiệp có thích hợp
1.2.2. Khả năng cung cấp nguyên liệu
Nguyên liệu được cung cấp cho hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp như thế nào, có thuận tiện không
Sự sẵn có đến mức nào? Số lượng, chất lượng của nguyên liệu đó đến đâu
Khu vực lân cận khu công nghiệp có tiềm năng để phát triển nguyên liệu cung cấp
cho doanh nghiệp hay không
1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ công
nghiệp
Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, để khu công nghiệp phát triển thì các
doanh nghiệp cũng phải phát triển. Vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh
nghiệp là vô cùng quan trọng, gần khu công nghiệp dân cư như thế nào, thị hiếu, sở
thích, thu nhập được doanh nghiệp chú ý để phát triển sản phẩm phù hợp, tiêu thụ sản
phẩm một cách tối đa
1.2.4. Thị trường lao động
phát triển khu công nghiệp đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị
trường sức lao động, nhất là lao động có trình độ cao ở nước ta. Hiện nay, lao động
làm công ăn lương có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở
các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung. Về cơ
bản, khu công nghiệp sản xuất sảnphẩm dùng cho xuấtkhẩu. ở đó, doanh nghiệp được
thử thách trong môi trường cạnh tranh sôi động không chỉ trong nước, mà còn trong
môi trường cạnh tranh quốc tế rất gay gắt, tạo động lực để người lao động không
ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề.
1.2.5. Sử dụng đất trong KCN
Điểm 5.d, điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hđnh Luật Đất đai quy định
trường hợp được cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp: “Khi người sử dụng
đất cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho
thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công
nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao;
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp,
khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê,
cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp)”.
Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổng diện tích đất công
nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đã cho các dự án đăng kí đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu
tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%

1.2.6. Quy hoạch
Một KCN phù hợp với quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển của KCN đó về lâu
dài, đồng thời góp phẩn đảm bảo cho cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo
đúng định hướng. Khi xem xét tính phù hợp của quy hoạch, chúng ta cần chú ý tới hai
nội dung:
Thứ nhất, KCN có phù hợp với quy hoạch phát triển KCN của đất nước hay không?
Có phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và của địa
phương không? Có phù hợp với quy hoạch của ngành, của địa phương không? Và phù
hợp ở mức độnào? Các vấn đề này sẽ được đánh giá ngay từ khi thẩm định dự án thành
lập KCN, tuy nhiên điều quan trọng ở đây là khi KCN đã đi vào vận hành, nó có phù hợp
với sự thay đổi về quy hoạch về chiến lước phát triển của ngành và của địa phương nữa
hay không
Thứ hai, việc xây dựng KCN có phù hợp với quy hoạch chi tiết KCN đã được phê
duyệt hay không? Nếu có những nội dung không phù hợp thì mức độ không phù hợp đó
đến đâu? Khi đánh giá về vấn đề này, chúng ta phải đánh giá được mức độ ảnh hưởng
của việc không tuân thủ quy hoạch đối với hiệu quả chung của KCN. Trong đó, vấn đề sử
dụng hiệu quả đất trong KCN ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của
KCN. Thường tiêu chí này do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ra quyết
định nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Theo nghị định số 07/2003/NĐ- CP
ngày 30/1/2003 của chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, cơ
cấu sử dụng đất trong KCN gồm có các bộ phận sau: khu vực doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp thường chiếm 55- 62% diện tích KCN. Khu vực các doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ thường chiếm 5-7% diện tích KCN. Khu vực các doanh nghiệp dịch vụ sản
xuất công nghiệp thường chiếm 5-7% diện tích KCN. Khu vực các doanh nghiệp dịch vụ
sản xuất công nghiệp thường chiếm 3-5% diện tích KCN. Khu vực trung tâm điều hành,
công trình công trình công trình công cộng, dịch vụ (nhà hàng, khu giới thiệu sản phẩm,
trưng bày hàng hóa, tổng kho trung chuyển, trạm xăng và bảo dưỡng ô tô…) thường
chiếm 3-5% diện tích KCN. Khu vực các công trình kết cấu hạ tầng KCN(đường giao
thông, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: trạm biến áp, trạm xử lý nước thải, trạm
cấp nước…, đất cây xanh…) thường chiếm từ 21-34%.

Vấn đề phù hợp về quy hoạch sẽ là điều kiện tiên quyết đánh giá hiệu quả của KCN và
tiến tới “ xếp hạng” KCN đó, bởi nếu một KCN không phù hợp với quy hoạch thì sẽ ảnh
hưởng tới sự cân đối chung của ngành và của địa phương. Vì vậy, mặc dù trước mắt
KCN có tỏ ra thu hút nhiều dự án đầu tư đi nữa thì không thể đánh giá cao hiệu quả
chung của KCN đó được.
1.2.7. Cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách nhà nước ảnh hưởng rất quan trọng tới việc phát triển của KCN,
chính sách sẽ định hướng các KCN hoạt động và phát triển theo những hướng đó khác
nhau. Ở Việt Nam, KCN được thành lập và tổ chức theo chính sách đổi mới “mở cửa
tại chỗ” do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986. Theo đó, Nhà
nước đã thể ché hóa các chủ trương chính sách của Đảng về phát triển khu công
nghiệp như: quy hoạch, đàu tư phát triển hạ tầng, đất đại, đào tạo nguồn nhân lực, ưu
đãi đầu tư cho các doanh nghiệp vào các KCN, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc
“mở cửa tại chỗ”.
1.2 8. KCN với kinh tế xã hội
Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ có mối
liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ gia công, chế
biến sản phẩm cho KCN thông qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu vào cho
các doanh nghiệp trong KCN sẽ giúp các khu xung quanh KCN sẽ có điều kiện phát
triển
1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển KCN
1.3.1. Vị trí đặt KCN
KCN cần phải có điều kiện thuận lợi về vị trí, về giao thông và hiện trạng KCN
KCN được xây dựng ở vị trí cách biệt với dân cư nhưng đảm bảo thuận tiện trong
việc đi lại sẽ tránh được những ảnh hưởng trong hoạt động của KCN đối với dân cư,
đồng thời tạo điều kiện tận dụng đươc các nguồn lao động tại chỗ ở địa phương và vùng
xung quanh KCN
Ngoài ra, giao thông thuận tiện cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN dễ dàng
vận chuyển nguyên vạt liệu vào KCN phục phụ kip thời cho sản xuất và vận chuyển hàng
hóa tới thị trường tiêu thụ. Điều này sẽ góp phần vào việc giảm chi phí sản xuất của

doanh ngiệp và cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư vào KCN
Hiện trạng đất đai khi xây dựng KCN bao gồm các vấn đề như: thổ nhưỡng của khu
vực đó như thế nào, có ảnh hưởng tới việc san lấp mặt bằng ở mức độ nào? Khu vực đó
có nhiều nhà dân sinh sống hay không và mức độ khó khăn khi tiến hành công tác đền bù
giải phóng mặt bằng? Xung quanh KCN có đất để mở rộng diện tích sau này không?
Khi đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng KCN thì hệ thống hạ tầng KCN có đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp hay không? Doanh nghiệp có gặp trở ngại gì về hạ tầng
trong quá trình hoạt động
Đây là một chỉ tiêu định tính, song để hỗ trợ cho việc đánh giá chỉ tiêu này, có thể xây
dựng một số chỉ tiêu định tính, chẳng hạn như số hộ dân trên một đơn vị diện tích, chi phí
đền bù và thời gian đền bù giải phóng mặt bằng… Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá
sự thành công của KCN. KCN đẩm bảo vị trí thuận lợi gần cảng biền, cảng hàng không,
có cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, hấp dẫn các nhà
đầu tư, chi phí phát triển của KCN rất thuận lợi và ngược lại những KCN không đáp ứng
được các yêu cầu trên thì sẽ gặp rất khó khăn trong việc hình thành và phát triển KCN
1.3.2. Quy mô đất tại KCN
Tiêu chí này đánh giá mạng lưới KCN trong cả nước có phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế của cả nước hay không? Phân bổ tỉ lệ KCN ở các vùng, miền có thích
ứng với định hướng phát triển của khu vực đó hay không? Diện dích đất để phát triển
KCN phù hợp chưa
1.3.3. Tỷ lệ lấp đầy KCN
Tiêu chí này được đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp và
dịch vụ thuê so với tổng diện tích KCN. Tất nhiên không thể ngay từ đầu tỉ lệ
lấp đầy không phải đạt cao ngay từ đầu mà mó phải được đánh giá theo từng
giai đoạn. Giai đoạn đầu là thời kỳ thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng
4-5 năm, tiếp sau đó là giai đoạn từng bước hoàn thiện chính sách và thủ tục
với mục tiêu là thu hút các nhà đầu tư vào KCN nhanh chóng làm sống KCN
để thu hồi chi phí xây dựng, tạo việc làm cho người lao động. Kinh nghiệm
quốc tế cho thấy: thời gian để thu thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng có thể kéo
dài khoảng 15- 20 năm, vì vậy nếu sau 10- 15 năm mà tỉ lệ khoảng trống trong

KCN còn cao thì coi như KCN này không có khả năng đạt hiệu quả
1.3.4. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế trong KCN
Tiêu chí này đánh giá thực chất vấn đề hiệu quả tài chính, kinh tế trong hoạt động của
các doanh nghiệp, quyết định khả năng sống, còn của doanh nghiệp trong khu công
nghiệp. Tiêu chí này bao gồm: tổng doanh thu, tổng giá trị gia tăng, tổng lao động thu
hút, tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu, tổng thu trên
một đơn vị lao động, thu nhập bình quân của một đơn vị lao động
1.3.5. Chất lượng hạ tầng kỹ thuật- xã hội KCN
Trong chỉ tiêu này cần làm rõ tình hình xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong hàng rào và
ngoài hàng rào KCN. Cần đánh giá rõ số các dự án và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN, có bao nhiêu dự án đo doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bao nhiêu dự án liên
doanh, bao nhiêu dự án do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, việc đánh giá thông
số này có nhiều ý nghĩa, thứ nhất đánh giá chính sách Nhà nước trong việc khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế,
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN nhằm huy động
vốn của thành phần kinh tế, mặt khác trên cơ sở số dự án và vốn đầu tư do doanh nghiệp
trong nước làm chủ đầu tư, tính toán được nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp này trong việc xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN. Chỉ tiêu này đánh giá được giá
thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước về
KCN có những giải pháp thích hợp cho việc tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư
giúp cho các nhà đầu tư có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm
thời gian và tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình.
1.3.6. Mức độ thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư
Tiêu chí này đánh giá hiệu quả môi trường thu hút đầu tư vào KCN, trong tiêu chí này
cần làm rõ số các dự án mới đầu tư đang thời kỳ xây dựng nhà xưởng, số các dự án đã
đi vào sản xuất, số các dự án phải dừng hoạt động. qua các thông số này có thể đánh
giá được môi trường đầu tư ở các KCN thuận lợi cho dự án trong nước và nước ngoài
từ đó có quyết sách điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư vào KCN cho phù hợp.
Các KCN có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại với giá thuê đất và chi phí hạ tầng
hợp lí sẽ có điều kiện thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng kí

vào KCN phản ánh mức độ hấp dẫn của KCN đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để
đánh giá đóng góp của KCN đối với phát triển công nghiệp cần phải đánh giá hiệu
quả hoạt động thực tế của từng doanh nghiệp KCN, do đó cần tính toán tỷ lệ vốn thực
hiện trên tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp KCN
Ngoài ra giá thuê đất cũng quyết định mức độ môi trường đầu tư
1.3.7. Trình độ công nghệ và mức độ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
Trong tiêu chí này một mặt đòi hỏi phải xác định đượ trang thiết bị và trình độ công nghệ
của các doanh nghiệp trong KCN so với trình độ công nghệ chung của thế giới, khu vực
và mặt bằng chung của cả nước. Mặt khác cần phải đánh giá được việc kiểm soát và bảo
vệ môi trường trong KCN.
1.4. Kinh nghiệm phát triển các KCN ở các địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Bắc Ninh
Các KCN Bắc Ninh đã thu hút được các dự án đầu tư trong và ngoài nước có quy mô
lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến sử dụng nhiều lao động có trình độ kĩ thuật cao, có
thương hiệu và uy tín trong khu vực và thế giới như: Sam Sung, Canon, ABB… các
KCN đã xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mình, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư
vệ tinh khác, tạo thành các KCN chuyên ngành và công nghiệp hỗ trợ
Lũy kế đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh có 527 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư đăng kí 4,1 tỷ USD. Các kết quả thu hút đầu tư và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN cho thấy việc hình thành và phát
triển ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh tập trung vào lĩnh vực điện tử, cơ khí chế
tạo, chế biến công nghệ cao và xác lập mô hình công nghiệp hỗ trợ cho phát triển
công nghệ cao
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Hải Dương
Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn
liền với bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, tỉnh Hải Dương đã đặc biệt quan
tâm huy động các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp, thực hiện các quy định về quản lí, bảo vệ môi trường.
Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, đồng thời thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp, tỉnh Hải

Dương đã xác định vai trò và tầm quan trọng của các KCN trong việc thu hút vốn,
công nghệ, giải quyết việc làm nên đã quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển được 4
KCN tập trung. Không dừng ở đó, tỉnh đã tích cực nghiên cứu, xây dựng đề án và đã
được Chính phủ phê duyệt
Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN
Các KCN của tỉnh sau khi được chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được
quy hoach động bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư. Phần lớn các nhà
đầu tư đã được lựa chọn đảm bảo năng lực tài chính và có kinh nghiệm trong công tác
xúc tiến đầu tư. Các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy tương đối nhanh
Trong thời gian qua, với sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, cùng với sự hỗ trợ
tích cực của các Bộ, ngành trung ương, sự phối hợp của các chủ đầu tư hạ tầng nên
công tác xúc tiến đầu tư đã được thực hiện có hiệu quả. Cho đến nay, kể cả các dự án
đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, trong các KCN của tỉnh có 148 dự án
đầu tư có hiệu lực, trong đó có 110 dự án đầu tư nước ngoai với tổng vốn đầu tư đăng
kí trên 1,8 tỷ USD và 38 dự án đầu tư trong nwocs với tổng vốn đầu tư đăng kí gần
8000 tỉ tồng. Các dự an đầu tư vào KCN chủ yếu là các dư án có công nghệ cao thuộc
các tập đoàn lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Canada, Malaysia, Pháp,…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH
THANH HÓA
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Thanh hóa ảnh hưởng đến phát triển
KCN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh hóa nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1560 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh
Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An phía Tây giáp Hủa Phăn (nước cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc

bộ với Trung bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắ xuyên Việt, đường Hồ
Chí Minh. Các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông
ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và quốc tế. Hiện tại,
Thanh Hóa có sân bay sao vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục
vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch
2.1.1.2. Địa hình
Thanh Hóa có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn
tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600-700m, độ dốc trên 25
o
; vùng trung du có độ cao
trung bình 150-200m, độ dốc từ 15 -20
o
.
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn
tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao
trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã
có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng
Vùng ven biển có diệc tích 110.655ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài
102 km, địa hình tương đối bằng phăng. Chay dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất
cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ
mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hóa) và Hải Hòa ( Tĩnh gia)…, có những vùng đất đai
rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch
vụ kinh tế biển
2.1.1.3. Khí hậu
Thanh hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng1600-2300
mm
, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày
mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600- 1800 giờ.

Nhiệt độ trung bình 23
0
C - 24
0
C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao
Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đồng nam
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiêp.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Thanh hóa có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
245.367, đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha, đất nuôi trồng thủy sản 10.157 ha, đất chưa
sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây chưa
lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả
2.1.2.1. Tài nguyên rừng
Thanh Hóa là một trong tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246
ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m
3
gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000- 60.000 m
3
.
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ,
loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi,
de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn
có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa,
mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả
nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu,
nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây
nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù

Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn
gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách
2.1.2.2. Tài nguyên biển
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km
2
, với những bãi cá, bãi
tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra
vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi
bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn
sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi
nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò…
Vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000- 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại
hải sản có giá trị kinh tế cao
2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ
lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m
3
), đá vôi làm xi
măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn),
quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có
vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác
2.1.2.4. Tài nguyên nước
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với
tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km
2;
tổng lượng nước trung bình
hàng năm 19,52 tỉ m
3
. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là

tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về
trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và
phun trào.
Thanh hóa cũng là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên
có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển
công nghiệp khai khoáng. Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang triển hành
khai thác nguồn tài nguyên như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, xi măng Nghi Sơn, phân bón
Hàm Rồng… Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ.
2.1.2.5. Tài nguyên du lịch
hanh Hoá là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn bao gồm tiềm năng du lịch thiên nhiên và
tiềm năng du lịch nhân văn như du lịch biển, bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng, vườn quốc gia
Bến, động Từ Thức, động Hồ Công, hang Con Moong, hang cá Cẩm Hương, khu di tích
Lam Kinh, thành nhà Hồ, đền Bà Triệu.
2.1.3. Tình hình kinh tế của Thanh Hóa
2.1.3.1. Công nghiệp
Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng
cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh
tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong
đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%).Trong bảng xếp
hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa
xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành.Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công
nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp:
 Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn
 Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia
 Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa
 Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa
 Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân
Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành
quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này
nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt

quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến.
Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang
được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường
Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
2.1.3.2. Nông nghiệp
Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng
khai thác.
 Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn
 Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía
đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn
7.000 ha; cói 5.000 ha
2.1.3.3. Lâm nghiệp
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng
436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-
40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá
rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa
mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có:
luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ các
loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung
vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên
các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất
trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi,
hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim Đặc biệt ở phía
nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây
bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam
có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien,
động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn.
2.1.3.4. Ngư nghiệp

Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển
Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi
tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì
vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt
2.1.3.5. Ngân hàng
Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm
Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển
phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm
2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.
2.1.3.6. Bảo hiểm
Là tỉnh có dân số đông thứ ba cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị trường tiềm năng
ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám
công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm trên địa bàn
đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng.
2.1.3.7.Thương mại dịch vụ
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát
triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu
cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các
năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58
triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật
Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà
phê ), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ
nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói ), đá ốp lát, quặng crôm
2.1.3.8. Giao thông

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông cơ bản là đường sắt,
đường bộ và đường thủy. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò Lèn, Nghĩa
Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long trong đó có một ga chính
trong tuyến đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc lộ
1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc
lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km ; một cảng nước sâu. Thanh Hóa có sân bay quân
sự Sao Vàng. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua
Thanh Hóa.
2.1.4. Vấn đề xã hội
2.1.4.1. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình năm 2011 đạt 3.411,2 nghìn người, tăng 4,4 nghìn người so với năm
2010, tốc độ tăng dân số 0,13%; tỷ lệ sinh 14,4%o, tỷ lệ chết 7,4%o, tỷ lệ tăng tự nhiên
7,0%o và mức giảm sinh 0,1%o. 9 tháng đầu năm đã sắp xếp 44,6 nghìn lao động có việc làm
mới, đạt 78,2% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động 6 820 người) và dự kiến cả năm giải
quyết được 57 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo toàn tỉnh 9 tháng lên 43,0%, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.4.2. Đời sống dân cư
Tính đến ngày 10/9 toàn tỉnh có 1.452 hộ, tương ứng với 6.696 nhân khẩu thiếu đói. Tỷ lệ
hộ thiếu đói chiếm 0,22%, tăng 0,11% so với tháng trước và giảm 0,47% so với tháng cùng
kỳ năm trước. Hộ thiếu đói tập trung chủ yếu ở một số huyện vùng núi cao như: Mường Lát
5,50%, Quan Sơn 2,46%, Quan Hoá 2,04%, Lang Chánh 2,75%, Như Xuân 1,19%, Như
Thanh 0,59% và Tĩnh Gia 0,70%. Trong 9 tháng đầu năm 2011 có 6/9 tháng hộ thiếu đói tăng
so cùng kỳ (tháng 2; 3; 4; 5; 6; 7), đặc biệt là tháng 5 có số hộ phát sinh thiếu đói cao nhất
(17.098 hộ, tương ứng với 70.187 khẩu phát sinh đói, tỷ lệ hộ thiếu đói chiếm 2,56% hộ).
Theo báo cáo của Sở Lao động thương binh và Xã hội, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ bù giá
điện cho 216.048 hộ nghèo, với số tiền 45,37 tỷ đồng; hỗ trợ 6.349 tấn gạo cho nhưng gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai và các gia đình chính sách
để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và đời sống. Tính đến ngày 10/2 toàn tỉnh có 5.454
hộ tương ứng với 18.861 nhân khẩu thiếu đói. Tỷ lệ hộ thiếu đói 0,83%, tăng 0,37% so với
tháng trước và

2.1.4.3. Giáo dục phổ thông
Năm học 2010-2011, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có 68 học sinh đoạt giải, tăng 10 giải
so với năm học 2009-2010; có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Vật
lý và tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 99,23%, BTTHPT đạt 99,7%; kết quả kỳ thi vào
Đại học, Cao đẳng vừa qua, Thanh Hoá được xếp thứ 3 toàn quốc có số học sinh thi đạt 28
điểm trở lên và có 8 trường trong tốp 200 trường có điểm bình quân thi đại học cao.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo, đầu năm học 2011-2012 toàn
tỉnh có: 2.135 trường học mầm non và trường học phổ thông các cấp với 26.659 lớp học, tăng
343 lớp; 739,1 nghìn học sinh, tăng 10 nghìn học sinh so với năm học 2010-2011. Đến cuối
tháng 8 năm 2011 toàn tỉnh có 21.011 phòng học kiên cố, chiếm 83,5% tổng số phòng học, tỷ
lệ phòng học kiên cố tăng 2,9% so với cùng kỳ.
2.1.4.4. Đào tạo
Năm học 2011-2012 trường Đại học Hồng Đức tuyển sinh được 999 sinh viên nguyện
vọng 1, đạt 54,0% kế hoạch, giảm 72 sinh viên so với năm học trước, trường đang tiếp
tục tuyển sinh theo nguyện vọng 2; Trường Cao đẳng y tế tuyển 1.053 sinh viên, đạt
66,5% kế hoạch; Cao đẳng nghề Thanh Hoá tuyển được 415 học sinh, sinh viên, đạt
47,4% so với kế hoạch.
2.1.4.5.Y tế
Đến 30/8/2011 có 401 xã, phường, thị trấn có bác sỹ, tăng 3,1%, tỷ lệ gường bệnh đạt
18,3 gường/vạn dân, tăng 0,18%; 489 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm
76,7% tổng số xã, phường, thị trấn và tăng 5,5% so với cùng kỳ (8 tháng đầu năm công nhận
mới 2 xã).
Theo báo cáo của Ngành Y tế, tính đến 16/2/2012 trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh
lớn phát sinh; công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết Nhâm Thìn được đảm
bảo. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm H
5
N
1
đã xuất hiện ở Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Bỉm Sơn và
Nông Cống có nguy cơ lây sang người; Ngành Y tế cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các

cấp, các ngành khoanh vùng, dập dịch tránh lây lan ra diện rộng; chuẩn bị các điều kiện và
đẩy mạnh công tác truyền thông phòng tránh, phát hiện triệu chứng lây nhiễm sang người từ
dịch cúm gia cầm H
5
N
1
cho nhân dân; sẵn sàng điều trị, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Thực hiện tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm (10/1 đến 10/2/2012) Ban chỉ đạo liên ngành
VSATTP tỉnh đã thành lập 4 đoàn cấp tỉnh, 26 đoàn cấp huyện và 505 đoàn cấp xã tiến hành
thanh tra, kiểm tra 5.872 cơ sở sản xuất; qua kiểm tra phát hiện 97 cơ sở vi phạm, trong đó
nhắc nhở 10 cơ sở, xử phạt 87 cơ sở với số tiền 143,3 triệu đồng và tiêu huỷ 14 loại sản phẩm
kém chất lượng.
Giáo dục mũi nhọn được quan tâm, đầu tư, tuyển chọn; UBND tỉnh đã ban hành quy định
mới về chế độ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc
gia, khu vực và thế giới. Theo báo cáo từ ngành Giáo dục học kỳ 1 năm học 2011-2012 chất

×