Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận Văn học việt nam trong xu thế hội nhập và vai trò của văn học với công tác giáo dục tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.56 KB, 14 trang )

VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VÀ VAI
TRÒ CỦA VĂN HỌC VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
I. Nền văn học Việt Nam tính cho đến nay đã qua nhiều lần hội
nhập với các nền văn hoá, văn học nước ngoài
Trong thời kỳ phong kiến, nền văn học nước ta chỉ nằm trong vùng
ảnh hưởng hạn hẹp của văn hoá, văn học Trung Hoa cổ, trung đại, chưa
có sự hội nhập rộng rãi với văn hoá thế giới.
Lần hội nhập thứ nhất diễn ra vào đầu thế kỷ XX, đó là sự hội
nhập với văn hoá, văn học phương Tây hiện đại thông qua nền văn hoá,
văn học Pháp.
Đây là thời kỳ đất nước bị đặt dưới ách thực dân. Nhưng do sức
sống quật cường của dân tộc, nền văn học nước ta đã chủ động tiếp thu
được ảnh hưởng tích cực của các nền văn hoá, văn học phương Tây hiện
đại, thông qua nền văn hoá Pháp đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn.
Tạo ra được nền văn học hiện đại hoá với những sáng tạo rất có giá trị
như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, trào lưu văn học
hiện thực phê phán và dòng văn học cách mạng với nhiều tên tuổi lớn
như Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Nguyễn Công
Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Hồ Chí Minh,
Tố Hữu v.v
Bài học rút ra ở đây là: nhờ ảnh hưởng của tư tưởng, văn hoá, văn
học phương Tây hiện đại mà có sự thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân ở
những người cầm bút. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân rất quan trọng đối với
sáng tạo nghệ thuật. Vì sao văn học nước ta cuối thời trung đại (thế kỷ
XVIII, XIX) lại có sự xuất hiện một loạt những cây bút lớn như Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, các nhà văn
1
trong Ngô Gia văn phái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn
Khuyến, Tú Xương v.v ? Đó là do tình trạng khủng hoảng sâu sắc của ý
thức hệ phong kiến cùng với sự suy tàn của chế độ phong kiến, từ đó có
sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong giới cầm bút.


Sự thức tỉnh ý thức cá nhân kết hợp với trào lưu tư tưởng nhân đạo
chủ nghĩa đã đẻ ra những thành tựu văn học rực rỡ nói trên.
Có điều: bản thân ý thức cá nhân không đủ sáng tạo một cái gì đó
có giá trị. Văn học là một hoạt động tư tưởng. Nó phải kết hợp được với
một trào lưu tư tưởng lành mạnh, cao đẹp mới dẫn đến được những sáng
tạo nghệ thuật có giá trị.
Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX là ý thức cá nhân kết hợp
với trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Còn văn học nửa đầu thế kỷ XX là sự
kết hợp ý thức cá nhân với lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, thể hiện ở
nỗi đau mất nước, ở tình yêu tiếng mẹ đẻ, ở lòng căm thù bọn cướp nước
và tinh thần nhân văn, dân chủ tiếp thu được ở nền văn hoá phương Tây
hiện đại, trước hết là nền văn hoá Pháp.
Cách mạng tháng Tám thành công, nền văn học nước ta bước vào
một thời kỳ mới. Nhưng sau tháng Tám năm 1945, đất nước ta hầu như
không có được một ngày hưởng hoà bình. Dân tộc phải cầm súng chiến
đấu trong suốt 30 năm mới giành lại được độc lập, tự do trong hoà bình,
thống nhất.
Như vậy văn học Việt Nam có một thời kỳ diễn ra trong hoàn cảnh
chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là thời kỳ 1945 - 1975.
Thời kỳ này văn học Việt Nam không có điều kiện tiếp xúc rộng
rãi với văn học thế giới. Quan hệ quốc tế của văn học chỉ giới hạn trong
quan hệ với phe XHCN mà chủ yếu là Trung Quốc và Liên Xô (cũ).
2
Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường của đất nước,
nên mọi hoạt động xã hội đều không bình thường, trong đó có văn học
nghệ thuật.
Do hoàn cảnh chiến tranh nên văn học phải thu hẹp vào một chức
năng gọi là vũ khí chiến đấu, văn học phải tập trung vào một nhiệm vụ là
phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Các chức năng khác như chức năng
nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí không được coi

trọng.
Do hoàn cảnh chiến tranh nên ý thức cộng đồng được đề cao tuyệt
đối, ý thức cá nhân bị coi là tiêu cực.
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm,
Một bông lúa chín, chẳng nên mùa màng
Một người đâu phải nhân gian
Có chăng một đốm lửa tàn mà thôi ”.
(Tố Hữu)
Quan niệm về con người của văn học thời kỳ này vì thế bị gói gọn
trong 4 chữ: Yêu - Căm - Chiến - Lạc. Những giáo viên luyện thi môn
Văn đã đúc kết hình tượng con người mới trong văn học thời kỳ 1945 -
1975 một cách ngắn gọn như thế cho học sinh phổ thông dễ nhớ. Các
phương diện khác của con người không được quan tâm. Thậm chí tình
yêu, tình cảm với thiên nhiên đôi lúc cũng bị phê phán là mang màu sắc
cá nhân hưởng lạc.
Do hoàn cảnh chiến tranh nên đối tượng phục vụ của văn học được
xác định chủ yếu là Công - Nông - Binh. Yêu cầu này buộc sáng tác văn
học phải dễ hiểu, dễ nhớ. Thơ trí tuệ, thơ không vần, thủ pháp biểu
tượng hai mặt của văn học v.v bị phê phán. Những tìm tòi đổi mới xa
3
lạ với đại chúng cũng bị phê phán, vì thế không gian sáng tạo của nhà
văn bị hạn chế.
Do đề cao cộng đồng, đề cao con người chính trị, con người của
lịch sử, gắn với số phận của cộng đồng, và do yêu cầu ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng, nên văn học thời kỳ này chủ yếu được viết theo khuynh hướng
sử thi, cảm hứng lãng mạn.
Ý thức cá nhân bị coi là tiêu cực, nên nhà văn khó có thể phản ánh
hiện thực bằng kinh nghiệm cá nhân, không được phát biểu những suy
nghĩ cá nhân và bộc lộ thật tư tưởng cá nhân. Từ đó, sinh ra chủ nghĩa
minh hoạ trong văn học, minh hoạ tư tưởng cộng đồng, minh hoạ đường

lối chính trị.
Đây là thời kỳ văn học có tính đồng phục, mọi sáng tác dường như
cùng một màu sắc, cùng một giọng điệu, cùng một nội dung tư tưởng, cá
tính phong cách nhà văn không được phát huy
1
.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước được giải phóng, dân tộc
được sống trong hoàn cảnh hoà bình. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đời
sống thay đổi, tất nhiên văn học cũng thay đổi, tuy nhiên do hoàn cảnh
chiến tranh kéo dài, mọi sinh hoạt thời chiến (vốn dĩ là không bình
thường) đã thành nếp, đã thành thói quen bền vững không dễ gì thay đổi
nhanh chóng. Vì thế từ năm 1975 đến 1986, văn học Việt Nam tuy có
thay đổi chút ít về đề tài, nhưng căn bản chưa có chuyển biến thật sự -
nghĩa là vẫn vận động theo quy luật (quán tính) của văn học thời kỳ
chiến tranh 1945 - 1975.
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI phát động toàn dân tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy. Văn học Việt
Nam chuyển sang một thời kỳ mới - gọi là thời kỳ đổi mới. Chặng đầu
1
“Những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung gương mặt.
Nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ in nhau”.
(Chế Lan Viên - “Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”)
4
của văn học thời kỳ đổi mới hết sức sôi nổi, hào hứng. Đây là giai đoạn
văn học gặt hái được nhiều tác phẩm có giá trị. Lúc đầu là hàng loạt bút
ký và đặc biệt là phóng sự và tiểu thuyết phóng sự như Cù lao Chàm,
Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn. Sau đó là tiểu thuyết, truyện
ngắn của Nguyễn Khải (Cha và con và, Thời gian của người, Gặp gỡ
cuối năm), của Nguyễn Minh Châu (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát,
Cỏ lau ), của Lê Lựu (Thời xa vắng ), của Ma Văn Kháng (Mùa lá

rụng trong vườn, Đám cưới không giấy giá thú ). Tiếp đó là một số
cây bút trẻ đầy tài năng như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Bảo
Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê lần lượt xuất hiện.
Trong khuynh hướng đổi mới của văn xuôi phải kể đến người có
công đầu là Nguyễn Minh Châu. Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu nổi lên
trong thời kỳ chống Mỹ với tác phẩm Cửa sông, Dấu chân người lính,
Miền cháy, và cũng chính Nguyễn Minh Châu đã nhạy cảm với hướng
miêu tả mới chống lại khuynh hướng quy phạm hoá và đề cao giá trị
hiện thực và nhân bản của trang viết. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu được viết ra với cách nhìn chân thực, thấu hiểu chiều sâu và
bản chất của cuộc sống con người. Tập truyện Cỏ lau được tặng giải văn
xuôi của Hội Nhà văn đã thể hiện sâu sắc phong cách sáng tạo đó.
Nếu đứng về hoàn cảnh và thời điểm tạo nên sự đổi mới trong văn
xuôi, có tác động lớn tới tư tưởng độc giả, có ý nghĩa cắm mốc phải kể
đến tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Thời xa vắng nhắc lại một
thời trong cuộc sống mà ý thức làm chủ của một cá nhân trong quan hệ
xã hội, trong cuộc đời riêng bị vi phạm. Nhân vật Sài trở thành một kiểu
“nạn nhân” của lối sống bao cấp, của quan hệ gia trưởng thấm sâu trong
nhiều cơ quan đoàn thể ở Việt Nam ta. Lê Lựu đã chân tình vạch ra ranh
giới của cái riêng và cái chung. Cái riêng phải phục vụ cái chung, và
phần riêng tư của mỗi cuộc đời cần được tôn trọng.
5
Ma Văn Kháng cũng là tác giả có công và tạo ra được hiệu quả cao
qua những cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng sâu sắc với công chúng. Từ
Mưa mùa hạ, đến Mùa lá rụng trong vườn, và Đám cưới không giấy
giá thú, cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng đã khá liên tục, mạnh
mẽ, thẳng thắn. Điều đáng quý mà độc giả thu nhận được từ những tác
phẩm của ông là ý thức xây dựng và động cơ vì cuộc đời chung, không
có sự hận thù mang tính riêng tư. Biên giới giữa sự phê phán và khẳng
định về con người và cuộc đời khá cheo leo, nhưng cuối cùng thì tình

cảm yêu ghét đã có ranh giới rõ rệt.
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đã phát
hiện những xung đột về quan hệ họ hàng, gia tộc chìm sâu dưới lớp vỏ
của chính quyền và đoàn thể địa phương. Những mâu thuẫn lâu đời của
làng quê mà trên lý thuyết tưởng như đã bị loại bỏ từ lâu rồi, song vẫn
tồn tại dai dẳng và có dịp lại bùng lên phá vỡ từng mảnh bộ mặt thanh
bình ở nông thôn Việt Nam.
Viết về sự thật đời sống với cách nhìn nhận và đánh giá công bằng
về quá khứ đã trở thành nhu cầu thực sự trong tư tưởng của độc giả thời
kỳ đổi mới. Nắm bắt được tâm lý và tư tưởng của một bộ phận công
chúng, một số nhà văn trở lại với vấn đề cải cách ruộng đất. Những tác
phẩm được viết lại về đề tài này như: Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Luật
đời cha và con (Nguyễn Bắc Sơn) đã tương đối sát đúng và chân thực
hơn.
Đề tài chiến tranh cách mạng là vấn đề được quan tâm hơn cả.
Trước đây trong chiến tranh, nhiều tác phẩm văn xuôi đã thể hiện được
ưu điểm khi viết về đề tài này: thể hiện được cuộc chiến đấu quyết liệt
giữa ta và địch, mà người viết là người đã từng tham dự trực tiếp hoặc
gián tiếp với cuộc chiến, tạo cho trang viết có sức sống mãnh liệt và hào
hùng, có tác dụng góp phần động viên tinh thần chiến đấu và tư tưởng ở
6
người đọc. Tuy nhiên thiên hướng chung là sự miêu tả có phần dễ dãi,
bộ mặt kẻ thù còn ngây ngô, chiến thắng dành được dễ dàng. Người viết
còn ít nói đến tổn thất và số phận cá nhân của người lính trong chiến
tranh. Đề tài chiến tranh trong các trang văn thời đổi mới được miêu tả
với nhiều ý tưởng mới. Nhân vật người lính được miêu tả có sự sâu sắc
về tâm trạng, chân thực và giàu cảm xúc. Qua trang viết, chiến trường
ngổn ngang và nhiều tổn thất, nên chiến thắng dành được càng vinh
quang và xứng đáng với phẩm chất của người lính ngoài mặt trận (Đất
trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị

Hảo, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh v.v ). Song mặt trái của vấn đề
là ở chỗ có tác phẩm còn quá nhấn mạnh những đau thương tổn thất,
miêu tả không có căn cứ những tâm trạng tiêu cực của người lính ra trận.
Việc đánh giá lại những tác phẩm vốn bị đối xử thiên lệch của thời
gian trước đây cũng là một thành tựu lớn trong nhận thức và tư tưởng
của văn học thời kỳ đổi mới. Với quan niệm nghệ thuật có phần hẹp hòi,
và sự vận dụng quan điểm giai cấp để phân tích các hiện tượng văn học
còn đơn giản, máy móc, nên nhiều tác phẩm văn học bị hạ thấp giá trị so
với giá trị đích thực. Nhiều bài thơ như Tây tiến của Quang Dũng, Màu
tím hoa sim của Hữu Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm đều bị
xem là vướng vào quan điểm tiểu tư sản. Cách phân tích và đánh giá văn
chương lãng mạn thời kỳ 1930 - 1945 còn nặng nề. Tự lực văn đoàn,
Thơ mới, hai hiện tượng văn học này cũng có những đóng góp quan
trọng cho tiến trình phát triển văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Điều
này chưa dễ dàng được thừa nhận, nhất là với những tác phẩm của Nhất
Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Ngày nay với quan điểm mới trong văn
học, chúng ta đã đánh giá lại, đánh giá đúng, trả lại cho những tác giả và
tác phẩm trên giá trị vốn có. Từ đó chúng ta đã dần dần khôi phục lại
đầy đủ, trọn vẹn nhiều giá trị tinh thần bị mất mát, hiểu sai lệch, với tư
tưởng tôn trọng di sản văn hoá của dân tộc.
7
Đây là thời khá khởi sắc của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, và
nhìn một cách tổng quát dễ dàng nhận thấy thành tựu về văn xuôi phong
phú hơn thành tựu về thơ.
Do đâu mà có sự khởi sắc nói trên?
- Đó là do văn nghệ (nói chung) được “cởi trói’ được tự do trong
sáng tạo. Cuộc gặp gỡ của đồng chí Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ
năm 1987 với sự khẳng định của Tổng bí thư: nhà văn phải được tự do,
được nói thẳng, nói thật, khiến cho người cầm bút hết sức lạc quan, tin
tưởng.

- Đảng khuyến khích nhà văn nhập cuộc không phải chỉ bằng nhiệt
tình mà còn bằng tư tưởng của mình. Nhà văn được coi như những nhà
tư tưởng, không phải chỉ minh hoạ tư tưởng của Đảng, mà còn được phát
biểu cả tư tưởng riêng của cá nhân, không chỉ phản ánh hiện thực một
cách thụ động và trong khuôn khổ cho phép của lý thuyết chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa, mà còn nghiền ngẫm về hiện thực, khám phá hiện
thực bằng con mắt và kinh nghiệm của cá nhân mình. Trong điều kiện
đó, các nhà văn có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân trong suy nghĩ
và sáng tạo.
Phấn khởi tin tưởng ở công cuộc đổi mới do Đảng phát động, các
nhà văn, với nhiệt tình cách mạng, nhiệt tình công dân, hăng hái sáng tác
đã tạo nên một giai đoạn văn học có nhiều tìm tòi sâu sắc về hiện thực,
về con người với nhiều phương diện phong phú, đa dạng của nó và về
hình thức nghệ thuật (giai đoạn này bắt đầu từ sau Đại hội Đảng VI -
1986 đến khoảng những năm 90 của thế kỷ XX).
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, văn học vẫn phát
triển mạnh mẽ về số lượng nhưng về chất lượng có phần sút kém hơn.
8
Đây là giai đoạn nền văn học nước ta hội nhập lần thứ hai với các
nền văn học thế giới. Một sự hội nhập rộng rãi nhất, tự do nhất, đặc biệt
là từ khi phương tiện thông tin bằng mạng vi tính trở nên phổ biến. Sự
giao lưu quốc tế của văn học tuy đã mở ra từ giai đoạn trước, nhưng ở
giai đoạn này mới thật sự nới rộng với mọi nền văn học, với mọi xu
hướng tư tưởng khác nhau trên toàn thế giới.
Nhưng vì sao ở giai đoạn này văn học Việt Nam lại tỏ ra chững lại
và có phần sút kém? Nhiều độc giả từng yêu thích văn học đã tỏ ý than
phiền về tình trạng xuống cấp của văn học (từ khâu sáng tác đến phê
bình văn học).
Phải chăng vì sự giao lưu với văn học nước ngoài luôn luôn có hai
mặt: lợi và hại đi đôi với nhau?

Nếu người cầm bút có bản lĩnh, nắm vững những tinh hoa truyền
thống của văn học dân tộc, đặc biệt là về truyền thống tư tưởng, thì sự
cộng sinh, cộng hưởng với văn học nước ngoài sẽ thu hút được những
yếu tố tốt đẹp để sáng tạo ra được những tác phẩm mới mẻ và có phẩm
chất nghệ thuật cao. Nhưng ngược lại, nếu không có được bản lĩnh nói
trên thì chỉ có thể đẻ ra những sản phẩm lai căng mất gốc không có giá
trị thật sự.
Có thể giới cầm bút những năm gần đây không có được bản lĩnh
nói trên. Thật ra, ở thế hệ cầm bút hiện nay có sự thức tỉnh mạnh mẽ về
ý thức cá nhân, nhưng cái gốc tư tưởng, cái gốc văn hoá truyền thống
không vững vàng, nên dẫn tới tình trạng sút kém nói trên của văn học.
Và “Bất cứ nền văn học nào trong quá trình phát triển cũng có lúc rơi
vào tình trạng không thể khai thông được, hoặc sáng tác được rất nhiều
thứ, nhưng không có tác phẩm đỉnh cao. Lý do tại sao thế, lại phải xét
trên tư duy văn học của người Việt. Đó là một tư duy vẫn ảnh hưởng bởi
tư duy tiểu nông, của một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún.
9
Do vậy, nó không có nội lực mãnh liệt kiểu tư duy như phương Tây dựa
trên cơ sở lý tính và những thao tác phân tích Nhà văn Việt Nam thực
sự đang thiếu một ý thức triết học , phần lớn coi viết văn là nghề tay
trái, hoặc chỉ coi đó là cuộc chơi”
1
. Trong giới viết văn trẻ người ta thấy
có khuynh hướng thiên về cách tân hình thức, mô phỏng văn chương hậu
hiện đại của thế giới, nhưng mà thấy thiếu gốc truyền thống và thiếu gốc
tư tưởng. Những cách tân nghệ thuật trở thành trống rỗng, hình thức chủ
nghĩa. Dường như có sự khủng hoảng về niềm tin ở Đảng, ở đất nước, ở
tương lai dân tộc - nghĩa là một sự khủng hoảng về tư tưởng, chỉ còn trơ
lại những cái “tôi” đầy khát vọng tự khẳng định mình bằng những tìm
tòi xoay xoả về hình thức mới lạ, về các thủ pháp khác tuy tânkỳ nhưng

không có nội dung. Về điều này, nhà văn Tô Hoài thời gian gần đây
cũng đã có nhận xét thật xác đáng: “ Các anh chị ấy mở ra nhiều
cách, nhưng chữ nghĩa thì chểnh mảng lắm! Vị nào cũng gọi bố mẹ là
“họ”, chữ này rất lạnh! còn sex thì thiên hạ thiếu gì! Kim Bình Mai,
Liêu Trai, thiếu gì sex. Còn Bóng đè sex cả với ông cha Thơ mới bây
giờ như cái người say rượu, câu được, câu không. Phải đổi mới, phải
khác đi, nhưng khác thế nào? Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam thì
lúng túng quá! ”
2
.
Vấn đề cơ bản về tư tưởng của văn học những năm gần đây có thể
khái quát như vậy.
II. Văn học là một hoạt động tư tưởng. Vì vậy tác dụng giáo
dục tư tưởng của văn học là một điều đương nhiên
1. Tác dụng giáo dục tư tưởng của văn học có nhiều mặt rất
phong phú hơn bất cứ một hình thái văn hoá nào khác
Chúng ta có một thời đã thu hẹp tác dụng giáo dục của văn học ở
bình diện tư tưởng chính trị (rõ nhất là thời kỳ 1945 - 1975). Thực ra văn
1
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái - “Ở ta chưa có nhà văn đường trường”, Báo Lao động, số 249/2010.
2
Trích Báo Văn nghệ số 41 + 42 (16/10/2010), tr.21.
10
học có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn con người về nhiều phương diện, bởi
vậy nhà văn Nguyễn Khải đã từng gọi văn học là khoa học về tâm hồn.
Văn học là một sản phẩm tinh thần cao quý của con người, là
thước đo trình độ, bản sắc và tầm vóc văn hoá của mỗi dân tộc. Sự tiếp
nhận văn học mỗi người khác nhau, có người đọc để giải trí, có người
đọc để học tập, người khác nghiên cứu, lại có người chỉ để thẩm định
một hiện trạng cũ - mới. Dù thế nào thì văn học phải đảm bảo những giá

trị của nó, phải gánh trên mình nó nhiệm vụ làm cho con người tiến bộ,
cho cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Văn học giáo dục con người không phải chỉ về mặt lý trí, mà còn
về tình cảm, cảm xúc, sẽ sản sinh ra sự yêu thương, lòng bác ái, sáng tạo
ra cái đẹp, cái thiện và làm nền tảng cho văn hoá tinh thần của đất nước.
Nó giúp con người hiểu chính bản thân mình, có khả năng tự ý thức sâu
sắc, do đó có thể tiếp thu đạo đức một cách tự giác, tự nguyện. Nó làm
cho tâm hồn con người trở nên tinh tế, uyển chuyển, nhạy cảm với cái
đẹp, cái thiện, cái cao thượng. Nó còn có khả năng đánh thức tài năng
sáng tạo của con người. Nhà vật lý vĩ đại Anhxtanh cho biết, những sáng
tạo của ông về vật lý không chịu ảnh hưởng của các phát minh của
những nhà vật lý học khác, mà lại do sự kích thích của tiểu thuyết của
nhà văn Nga Đôxtôiépxky. Nguyễn Tuân cũng cho biết, mỗi khi ngòi bút
của ông bị tắc lại, sức sáng tạo như muốn bỏ ông mà đi, rồi ông đọc một
số đoạn trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) và tự nhiên sức sáng tạo của
ông lại được hồi phục, ngòi bút lại chạy đều đều trên trang giấy. Nhà
toán học nổi tiếng Việt Nam Ngô Bảo Châu cho biết ngay từ thời còn là
học sinh phổ thông chuyên toán, ngoài thú vui là toán, anh thường xuyên
đọc sách và rất yêu thích văn học. Anh quan niệm văn học là “môn học
khó nhất, môn học làm người”.
11
2. Nhưng văn học chỉ có tác dụng nói trên khi nó là văn
chương đích thực, nghĩa là tác phẩm có phẩm chất nghệ thuật cao,
thực sự sáng tạo ra sự sống và cái đẹp.
Bản chất của văn học là lấy sự sống tác động lại sự sống. Do đó
cái mới trong văn học trước hết phải là cái mới từ cuộc sống, cái mới
trong đời sống. Quay lưng với đời sống là đứng bên bờ vực thẳm. Không
đứng vững trên mảnh đất của cuộc sống dân tộc thì sự tiếp thu cái mới từ
bên ngoài dễ rơi vào sao chép, dẫm phải cái bóng của người khác.
Văn học là một hình thái hoạt động tư tưởng. Muốn dẫn dẵn và soi

sáng, nhà văn phải là những nhà tư tưởng. Tất nhiên tư tưởng trong văn
học khác với các hình thái tư tưởng khác. Các hình thái tư tưởng khác
nói chung thường có tác dụng về mặt lý trí đơn thuần. Tư tưởng trong
văn học là tư tưởng nghệ thuật (khái niệm của nhà phê bình văn học Nga
vĩ đại Biêlinxki được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh vận dụng trong
chuyên luận “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”). Đó
là một hình thái tư tưởng có tính tổng hợp cao bao gồm lý trí, tình cảm,
cảm xúc, nghĩa là toàn bộ năng lực tinh thần của nhà văn được huy động
một cách triệt để, trong những giây phút cảm hứng, vào việc nhận thức
và diễn tả thế giới. Tư tưởng ấy tự nó đẻ ra thế giới hình tượng trong tác
phẩm văn chương. Tư tưởng ấy chỉ có một cách biểu hiện duy nhất là
hình tượng nghệ thuật có phẩm chất nghệ thuật cao. Trong lĩnh vực nghệ
thuật, tác phẩm không có phẩm chất nghệ thuật thì chỉ là tác phẩm vô
nghĩa.
Vậy một kết luận rút ra: giáo dục tư tưởng con người qua văn học
trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm xuất sắc, những kiệt tác
nghệ thuật, không phân biệt cổ hay kim, đó là những tác phẩm có sức
sống lâu bền, trường tồn, thường được gọi là tác phẩm của muôn đời.
12
3. Hiện nay chúng ta đang đứng trước cuộc hội nhập giữa nền
văn học Việt Nam và thế giới. Một cuộc hội nhập cởi mở hơn bao giờ
với đủ mọi nền văn học thuộc đủ các xu hướng khác nhau trên thế
giới.
Vấn đề đặt ra như trên đã nói là làm sao giữ vững được bản sắc
văn hoá dân tộc. Muốn chuyển tải các giá trị văn hoá hoặc giữ vững
được bản sắc văn hoá nhà văn phải là nhà văn hoá. Phải cắm sâu vào
truyền thống dân tộc thì sự tiếp thu văn hoá nước ngoài mới đạt được
những sáng tạo có giá trị.
Vì thế vấn đề khai thác truyền thống tư tưởng, truyền thống văn
hoá văn học của dân tộc phải được chú ý hơn bao giờ hết khi đề cập đến

vấn đề giáo dục tư tưởng con người qua văn học.
Đó là truyền thống yêu nước, tự cường có từ thời kỳ Bà Trưng, Bà
Triệu, đó là truyền thống nhân nghĩa được Nguyễn Trãi khẳng định
trong Bình Ngô đại cáo, đó là truyền thống bao dung văn hoá thể hiện ở
quan niệm “tam giáo đồng nguyên” có từ đời Lý, đời Trần
Về truyền thống mỹ học của dân tộc, ý kiến của các nhà nghiên
cứu chưa thống nhất, cần tiếp tục tìm hiểu và trao đổi. Một số người như
giáo sư Trần Đình Hượu, Nguyễn Đình Chú, nhà văn Nguyễn Đình
Thi cho rằng về khuynh hướng thẩm mỹ, dân tộc ta chuộng cái đẹp
thanh nhã, xinh xắn hơn là cái đẹp đồ sộ. Một dân tộc đã tạo nên được
những chiến công vĩ đại như Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đánh
thắng B52 của giặc Mỹ, Chiến dịch Hồ Chí Minh , nhưng về mặt mỹ
học lại chỉ để lại một ngôi chùa Một Cột nhỏ nhắn, những câu ca dao
ngắn gọn, một Tháp Rùa xinh xắn, tác phẩm Truyện Kiều chỉ vài trăm
trang, cây đàn bầu giản dị đơn sơ chỉ có một giây nhưng tạo nên cả một
thế giới âm thanh đa dạng, độc đáo v.v
13
Đấy là những ý kiến rất nên tham khảo và tiếp tục nghiên cứu cho
thấu đáo. Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời, tuy nằm trong
ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Hoa (Chế Lan
Viên gọi là những bể người và bể chữ), nhưng vẫn giữ được tiếng nói
riêng, truyền thống văn hoá riêng, và nhân tài không phải là hiếm:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có ”.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).
Hy vọng rằng trong cuộc hội nhập lần thứ hai này, nền văn học
Việt Nam sẽ xuất hiện những tài năng, phát huy được những truyền
thống lâu đời của dân tộc, trên cơ sở ấy tiếp thu các tinh hoa của văn hoá

thế giới, tạo nên được những công trình nghệ thuật có giá trị xứng đáng
với thời đại, góp phần nâng cao trình độ dân trí.
14

×