Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận Rối loạn chức năng sinh dục - tiết niệu sau sinh. nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, biện pháp điều trị và phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.76 KB, 30 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiểu không kiểm soát (TKKS) hay són tiểu là hiện tượng thoát nước tiểu qua
miệng sáo không theo ý muốn, được Tổ chức Y tế Thế giới nhận định là một bệnh
lý phổ biến có tính chất toàn cầu nhưng là một trong những lĩnh vực còn ít được
ngành y tế ở nhiều quốc gia quan tâm đến. Ước tính có tới hơn 200 triệu người trên
toàn thế giới phải chung sống với chứng són tiểu [39]. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ
với tỉ lệ khoảng 27, 6% (dao động từ 4, 8 –58, 4%) [18], [37]. Với phụ nữ ở độ tuổi
lao động, TKKS chiếm tỉ lệ 25 - 40% [ 31], [35]. Ở Việt nam, tỷ lệ mắc són tiểu là 25.
4% [4]. Tình trạng thừa cân, thai nghén (đẻ thai to, sinh đẻ nhiều), tuổi tác, mãn kinh
và bệnh lý phối hợp (táo bón, viêm đường tiết niệu) là các yếu tố nguy cơ thường được
nhắc tới [31].
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tiểu không kiểm soát là một gánh
nặng tâm lý làm giảm chất lượng sống. Người phụ nữ mắc chứng TKKS thường
cảm thấy buồn bã, kém tự tin, xấu hổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, không muốn hoà
nhập với xã hội. TKKS cũng gây mất khả năng tập trung làm việc, giảm năng suất
lao động, các quan hệ xã hội, bạn bè bị hạn chế, hạnh phúc gia đình bị đe doạ.
TKKS còn gây tốn kém cho dịch vụ y tế và cá nhân người bị mắc có cuộc sống
giảm chất lượng về nhiều mặt do tâm lý lo lắng, xấu hổ, buồn chán, khó hoà nhập
cộng đồng. Không ít phụ nữ bị đau hay bị ra nước tiểu trong khi giao hợp khiến họ
mặc cảm, lảng tránh quan hệ tình dục, mất đi hạnh phúc gia đình
Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị TKKS: nội khoa, tập phục hồi
chức năng (TPHCN) và phẫu thuật. Tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu bằng bài
tập Kegel, kích thích xung điện, phản hồi sinh học có thể cải thiện và điều trị khỏi
cho khoảng 70% - 90% các trường hợp TKKS nên vẫn là lựa chọn đầu tiên do tính
an toàn, hiệu quả cao và ít tốn kém. Tập sớm trong thời kỳ mang thai và sau sinh có
khả năng phòng TKKS và sa sinh dục.
Mang thai, sinh đẻ làm tăng nguy cơ són tiểu nhưng đương nhiên chúng ta
không thể khuyên người phụ nữ từ bỏ thiên chức của mình là sinh ra những người
con cho xã hội. Làm sao hạn chế những yếu tố nguy cơ trong sản khoa, áp dụng tập
phục hồi chức năng cơ đáy chậu trước và sau đẻ sẽ là các biện pháp hữu hiệu góp
phần phòng ngừa són tiểu.


1
Do vậy chuyên đề này được thực hiện nhằm mục đích:
- Trình bày những kiến thức cơ bản về tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân, biểu hiện
lâm sàng của rối loạn chức năng sinh dục - tiết niệu sau sinh.
- Trình bày một số biện pháp điều trị và phòng rối loạn chức năng sinh dục -
tiết niệu sau sinh.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỶ LỆ MẮC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SINH DỤC - TIẾT NIỆU
Rối loạn chức năng sinh dục – tiết niệu (SD - TN) sau sinh là bệnh lý có tính chất
phổ biến toàn cầu, chiếm tỷ lệ 25% ở phụ nữ mọi lứa tuổi [31], [35]. Các rối loạn
bao gồm: tiểu không kiểm soát (TKKS), són phân, bất thường trong quan hệ tình
dục (giảm hưng phấn, đau, són tiểu khi giao hợp). Tuy không nguy hiểm đến tính
mạng nhưng gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, công việc, chất lượng sống và hạnh
phúc gia đình của người bị mắc.
Biểu đồ 1. 1 - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi
(Theo Norton - 2006 - Lancet) [39]
1. 2. SINH LÝ TIỂU TIỆN VÀ SINH LÝ BỆNH CỦA TIỂU KHÔNG
KIỂM SOÁT
1. 2. 1. Các yếu tố tham gia duy trì sự tự chủ trong tiểu tiện
Sự tự chủ hay kiểm soát tiểu tiện được quyết định bởi một phức hợp bao gồm
nhiều yếu tố: hệ thống thần kinh, bàng quang, niệu đạo, cơ đáy chậu và các tổ chức
liên kết bao quanh. Thay đổi của một trong các yếu tố kể trên sẽ dẫn đến sự thoát
nước tiểu không theo ý muốn (són tiểu).
Sự tự chủ bình thường được duy trì khi áp lực của cổ bàng quang và niệu đạo
cao hơn áp lực trong lòng bàng quang. Áp lực ở cổ bàng quang và niệu đạo được
3
duy trì và điều khiển bởi sự phối hợp phức tạp của hệ thống bàng quang, niệu đạo,
cân, dây chằng, cơ đáy chậu và thần kinh. Quá trình chứa và lưu giữ nước tiểu được

kiểm soát một cách có ý thức và được điều chỉnh thông qua trung tâm tiểu tiện.
Mối liên quan của bàng quang, niệu đạo với các cơ quan và thành phần trong
tiểu khung được thể hiện qua thiết đồ đứng dọc qua tiểu khung (Hình 1. 1).
Hình 1. 1 - Thiết đồ cắt dọc qua hố chậu [9]
1. 2. 1. 1. Bàng quang
Bàng quang có thể giãn ra theo lượng nước tiểu chứa trong lòng (thể tích lấp đầy
sinh lý là khoảng 500 - 600ml) và thay đổi để tăng thể tích mà không tăng áp lực trong
lòng bàng quang. Cơ chế giãn này không gặp ở bất cứ cơ quan nào khác nhờ chức năng
đặc biệt của cơ trơn thành bàng quang và điều chỉnh thần kinh [10].
1. 2. 1. 2. Niệu đạo và các yếu tố tham gia tạo áp lực đóng cổ bàng quang - niệu
đạo
Có nhiều yếu tố phối hợp: chiều dài chức năng niệu đạo, niêm mạc phủ, tổ chức
liên kết chun giãn, cơ trơn, mạch máu, cơ vân quanh niệu đạo và cơ đáy chậu [5]:
- Chiều dài niệu đạo: Niệu đạo phụ nữ bình thường dài 3 - 4 cm, giữ áp lực đủ
4
Cơ thắt ngoài
hậu môn
moommôn
Âm
đạo
Miệng
sáo
Xương mu
Cổ bàng
quang
Niệu đạo
Đáy chậu
Cơ thắt trong
hậu môn
Trực

tràng
Tử
cung
Xương
cùng
để chống thoát nước tiểu khi áp lực bàng quang tăng lên (ho, hoạt động thể lực).
- Lớp niêm mạc gồm các liên bào phủ giúp duy trì hoạt động chức năng của
niệu đạo.
- Lớp tổ chức liên kết chun giãn: tập trung nhiều ở vùng cổ bàng quang - niệu
đạo, giữ trương lực niệu đạo khi nghỉ.
- Lớp cơ trơn: nằm trong lòng bàng quang, vùng tam giác trigone và niệu đạo
duy trì lực giữ thụ động. Cơ dọc ngoài khi co làm đóng cổ bàng quang. Cơ dọc
trong khi co làm mở cổ bàng quang. Các cơ này chịu ảnh hưởng của nội tiết nên bị
thay đổi trong quá trình kinh nguyệt hay mãn kinh.
- Lớp mạch máu: chiếm 30% vai trò giữ trương lực thụ động của niệu đạo khi nghỉ.
- Lớp cơ vân gồm có 2 phần: phần bao quanh lòng niệu đạo giữ trương lực niệu
đạo thụ động khi nghỉ và phần ngoại vi, chống són tiểu khi gắng sức (cơ thắt ngoài).
- Lớp cơ đáy chậu đóng vai trò quan trong trong cơ chế tự chủ. Cơ nâng hậu
môn khi co sẽ ép âm đạo về phía xương mu, tạo nên sức cản phía sau của dòng tiểu.
Sự cản phía sau này chèn vào hai thành niệu đạo, chống lại són tiểu khi gắng sức
1. 2. 1. 3. Vị trí giải phẫu của đoạn bàng quang - niệu đạo
Vị trí của cổ bàng quang và phần niệu đạo trên được duy trì bởi hệ thống nâng
đỡ giống như một chiếc võng nằm ở phía sau cổ bàng quang - niệu đạo. Hệ thống
này do nhiều cân, cơ, tổ chức liên kết hợp thành, có vai trò ngăn cản sự sa niệu đạo
khi gắng sức. Rối loạn nâng đỡ của cổ bàng quang và niệu đạo trên là nguyên nhân
hay gặp nhất của són tiểu khi gắng sức [20].
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố tham gia vào việc kiểm soát tiểu tiện. Các yếu tố
quan trọng phải kể đến là: sức chứa bàng quang, vị trí giải phẫu cổ bàng quang và
niệu đạo trên, áp lực đóng niệu đạo, cơ nâng hậu môn và điều khiển thần kinh.
1. 2. 2. Sinh lý bệnh

1. 2. 2. 1. Định nghĩa tiểu tiện không tự chủ (són tiểu)
Theo Hội quốc tế tự chủ đại tiểu tiện (International Continence Society - ICS)
“Tiểu tiện không tự chủ hay són tiểu là tình trạng thoát nước tiểu ra ngoài miệng
sáo không theo ý muốn, là một vấn đề xã hội và vệ sinh có thể xác định một cách
khách quan” [8].
5
Tiểu không tự chủ hay són tiểu có 3 loại biểu hiện khác nhau:
- Són tiểu khi gắng sức (STDGS) xảy ra khi có hoạt động gắng sức như ho, hắt
hơi, cười to, mang vác vật nặng…
- Són tiểu do mót tiểu khẩn cấp (STDMTKC): cảm giác buồn tiểu đến nhanh
và mạnh, không có báo trước, són tiểu xảy ra trước khi đến được nhà vệ sinh.
- Són tiểu phối hợp: bao gồm cả hai loại trên.
1. 2. 2. 2. Sinh lý bệnh
Đáy chậu hay còn gọi là sàn chậu được tạo nên bởi một nhóm các cơ và dây
chằng có vai trò nâng đỡ các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng, giữ các
cơ quan này ở đúng vị trí. Các cơ sàn chậu cũng kiểm soát sự đóng, mở của niệu
đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) và hậu môn, giúp duy trì khả
năng kiểm soát tiểu tiện và trung, đại tiện. Ở một số phụ nữ, việc mang thai và sinh
đẻ làm tổn thương hệ thống nâng đỡ kể trên, khiến cho âm đạo rộng, các tạng trong
tiểu khung như bàng quang, tử cung, trực tràng bị sa xuống thấp. Bên cạnh đó còn
kèm theo sự mất tự chủ về tiểu tiện (són tiểu) và đại tiện (són phân), giảm ham
muốn hoặc đau khi quan hệ vợ chồng.
Són tiểu là do rối loạn chức năng của bàng quang hoặc niệu đạo.
* Són tiểu do gắng sức
Xảy ra khi áp lực trong lòng bàng quang vượt quá áp lực niệu đạo. Nguyên
nhân do thay đổi giải phẫu (mất sự nâng đỡ phía sau cổ bàng quang, sa bàng quang)
hoặc tổn thương thần kinh - cơ của bản thân các cơ thắt. Mất sự nâng đỡ biểu hiện
bằng tăng di động quá mức cổ bàng quang - niệu đạo. Điều trị chủ yếu là cố định cổ
bàng quang và tái lập lại sự nâng đỡ này bằng tập phục hồi chức năng hay phẫu
thuật. [27].

Són tiểu gắng sức phần lớn là do sang chấn cơ, thần kinh, tổ chức liên kết trong
quá trình mang thai và đẻ. Tổn thương mạch máu do đầu thai đè vào gây ảnh hưởng
đến cả thần kinh và cơ, hậu quả là cổ bàng quang và niệu đạo không đóng được kín
khi có sự tăng áp lực ổ bụng như ho, hắt hơi, hoạt động thể lực (Hình 1. 4).
6

Hình 1. 3. Thay đổi giải phẫu trong đẻ
Hình 1. 2 - Thay đổi giải phẫu trong đẻ. (Theo Boston Scientific - 2006)
Di động quá mức cổ BQ - NĐ Suy yếu cơ thắt
Hình 1. 3 - Nguyên nhân són tiểu do gắng sức [9]
Hai cơ chế này có thể xuất hiện độc lập hoặc phối hợp với nhau [9]
* Són tiểu do mót tiểu khẩn cấp (STDMTKC)
Nguyên nhân do bàng quang cường hoạt động (BQCHĐ) hay bàng quang không
ổn định. Xuất phát điểm là do 1 cơn co thắt bàng quang tự phát, không bị ức chế, làm
tăng đột ngột áp lực trong lòng bàng quang. Cơn co này dẫn đến són tiểu nếu hệ thống
đóng của cổ bàng quang – niệu đạo thay đổi về giải phẫu hoặc suy yếu.
Suy yếu hệ thần kinh trung ương trong kiểm soát quá trình trữ nước tiểu cũng
7
THAY ĐỔI GIẢI PHẪU
Thay đổi trong đẻ
Bình thường
Căng giãn

dây chằng
Chèn ép BQ
Bàngquang
Âm đạo
Dây chằng
Trực tràng
Cơ nâng

HM
Vách AĐ-TT tràng
Mặt
Căng cơ nâng HM
Đứt vách AĐ-TT
Tổn thương thần
kinh- mạch máu
Mạch máu và
thần kinh
gây són tiểu do mót tiểu khẩn cấp. Nhiều bệnh lý như tổn thương tuỷ sống, sang
chấn hộp sọ hay vùng tuỷ, đột quỵ cũng gây chứng BQCHĐ [12].
* Các trường hợp phức tạp: nhiều nguyên nhân phối hợp.
Giảm lượng Estrogen khi mãn kinh ảnh hưởng đến chức năng của cả bàng
quang và niệu đạo gây són tiểu do nhiều nguyên nhân phối hợp ở người cao tuổi.
1. 3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đã được kể đến trong các nghiên cứu dịch tễ.
Những yếu tố được nói đến nhiều nhất là tuổi tác, các yếu tố sản khoa, tiền sử mổ cắt
tử cung…Tuy nhiên có 3 nhóm nguy cơ lớn đối với TKKS là:
- Thể trạng: tuổi tác và béo phì
- Sản khoa: thai nghén, đẻ đường dưới, đẻ nhiều lần, thai to, són tiểu sau sinh.
- Phụ khoa: cắt tử cung
Những yếu tố nguy cơ khác được nhắc đến ít thường xuyên hơn là trình độ văn
hoá, chủng tộc, hoạt động thể lực mạnh, táo bón, tiểu đường, ho kéo dài, viêm đường
tiết niệu mãn tính, mãn kinh, hút thuốc, loại nước và lượng nước uống vào
1. 3. 1. Thể trạng
* Tuổi:
Các nghiên cứu đều thống nhất tỷ lệ són tiểu tăng lên theo tuổi [6], [40]. Tuổi >
40 có nguy cơ són tiểu cao hơn (RR=2, 16, CI=1, 86 - 2, 57) [40]. Chính vì phổ biến
ở người cao tuổi, són tiểu bị coi là sự tiến triển bình thường không thể tránh được của
tuổi tác. Tuy vậy, không nên coi són tiểu là bình thường ở người có tuổi cho dù sự

thay đổi ở bàng quang và tổ chức trong tiểu khung góp phần làm bệnh xuất hiện [7].
* Béo phì:
Nguy cơ són tiểu tăng lên cùng chỉ số cơ thể (BMI) [13], [35]. Trong nghiên cứu
phân tích đa biến của Song 2005, người có chỉ số BMI > 22 có nguy cơ són tiểu là 1, 8 (CI
= 1, 5 - 2, 2). Theo Doran và Peyrat, mỗi cân nặng thừa sẽ tạo thêm áp lực lên bàng quang
và gây són tiểu, giảm cân nhiều cũng làm giảm rõ rệt són tiểu ở phụ nữ béo phì [40].
1. 3. 2. Yếu tố sản khoa
- Thai nghén là yếu tố nguy cơ [7]: nguy cơ tương đối bị TKKS ở người có thai
là 2, 22 (CI = 1, 7 - 2, 87) [40], tương tự như kết quả của McKinnie (OR = 2, 46, CI =
1. 53 - 3, 95) [34]. Són tiểu trong thời kỳ mang thai phổ biến 31% [82], trên 50% [24].
- Đẻ đường âm đạo: tăng nguy cơ són tiểu lên 2, 47 - 2, 8 lần [38], [42]
8
- Mổ đẻ: là yếu tố bảo vệ [42], là yếu tố nguy cơ gây són tiểu [40], [35]
- Tăng cân quá mức thời kỳ mang thai ( trên 14kg), con to trên 3500g, són
tiểu sau đẻ được coi là yếu tố nguy cơ [3], [6], [7]. Số lần đẻ liên quan đến són tiểu:
OR = 2, 2 (đẻ 1 lần), OR = 3, 9 (2 lần), OR = 4, 5 (sau 3 lần) [38].
1. 3. 3. Phụ khoa
Tổng hợp các tài liệu đã công bố, Brown (2000) thấy có sự phối hợp giữa tiền
sử mổ cắt tử cung và són tiểu [14]. Có thể do tổn thương thần kinh trong phẫu thuật
hay phá vỡ hệ thống cân cơ nâng đỡ bàng quang với thành tiểu khung [16].
1. 3. 4. Các yếu tố khác
* Hút thuốc:
Người hút thuốc có nguy cơ són tiểu tăng do hay ho. Hút thuốc gây ho làm thay
đổi sự dẫn truyền áp lực vượt quá khả năng co thắt của các van niệu đạo, tác động đến tổ
chức liên kết và ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, niệu đạo [41].
* Mãn kinh:
Giảm nội tiết nữ sau mãn kinh gây teo tổ chức mỡ, da, cơ, gây són tiểu, khô âm
đạo và đau khi giao hợp. Điều trị Estrogen thay thế có thể cải thiện được tình trang
trên [7].
* Hoạt động thể lực mạnh:

Tập thể thao hay làm việc nặng gây tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến TKKS [25].
* Táo bón:
Táo bón là nguy cơ gây són tiểu và sa sinh dục [7]. Ba nghiên cứu thuần tập lớn
tiến hành ở phụ nữ Úc thấy có mối liên quan giữa tăng áp lực ổ bụng và són tiểu như
táo bón và béo phì [17].
* Chủng tộc:
Theo Abrams và một số tác giả: phụ nữ da trắng bị són tiểu nhiều gấp 2, 3 lần
người da đen [7]. Một số khác lại thông báo tỷ lệ tương đương giữa phụ nữ da trắng
và da đen [30].
* Các bệnh lý phối hợp:
Viêm đường tiết niệu mạn tính, tiểu đường phối hợp với són tiểu trong một số
nghiên cứu [33]. Tiểu đường không kiểm soát gây tăng lượng nước tiểu, ảnh hưởng
9
đến cơ chế tiểu tiện bình thường [35].
1. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Tuy phương pháp phẫu thuật điều trị TKKS bằng sử dụng vòng đai âm đạo - mu
được Giordano áp dụng từ năm 1907 nhưng người có công phát triển chuyên ngành
Phụ - Tiết niệu sớm là Howard Kelly. Năm 1914, ông công bố kỹ thuật điều trị
STDGS bằng phẫu thuật qua đường âm đạo [32]. Từ cuối những năm 1970, những
phương tiện mới (máy kích thích điện cơ, phản hồi sinh học, nội soi phẫu thuật )
cho phép các thầy thuốc phát triển những kỹ thuật tốt hơn để điều trị bệnh nhân.
1. 4. 1. Các phương pháp điều trị
1. 4. 1. 1 Các phương pháp điều trị không phẫu thuật
*Điều trị són tiểu do mót tiểu khẩn cấp:
- Điều chỉnh lượng nước uống vào là một thay đổi lối sống quan trọng.
- Luyện tập cơ đáy chậu: rèn luyện bàng quang, loại bỏ cảm giác mót tiểu khẩn
cấp, tăng cường dung tích và sự kiềm chế của bàng quang [21].
- Điều trị thuốc loại bỏ co bóp bàng quang bằng thuốc uống hoặc tiêm vào cơ
bàng quang [22].
- Kích thích thần kinh: tăng khả năng ức chế co thắt cơ bàng quang [15].

*Điều trị són tiểu do gắng sức
- Tập phục hồi cơ đáy chậu (TPHCĐC): tập phục hồi chức năng các cơ đáy
chậu được Arnold Kegel, nhà Sản - Phụ khoa người Mỹ đề xuất lần đầu tiên năm
1949. Trong thời kỳ mang thai, tập cơ đáy chậu giúp bù trừ sự tăng áp lực trong ổ
bụng do thai phát triển, giảm áp lực niệu đạo vì nội tiết và sự lỏng lẻo của các cân,
dây chằng vùng chậu. Việc phòng són phân cũng được giải thích tương tự [29].
TPHCĐC cải thiện chất lượng hoạt động tình dục: tăng ham muốn, dẻo dai, dễ đạt
được sự thoả mãn [11].
- Sử dụng thuốc: Duloxetine đang được dùng ở giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng
*Điều trị són tiểu phối hợp
Sử dụng phương pháp có tác dụng đối với cả hai loại són tiểu như: thay đổi
thói quen, điều chỉnh lượng nước, tập phục hồi cơ đáy chậu và dùng thuốc.
1. 4. 1. 2. Điều trị phẫu thuật
Chỉ định cho STDGS, STDMTKC thất bại với điều trị bảo tồn [16].
- Cố định niệu đạo hoặc cổ bàng quang vào dây chằng Cooper hay vào sau
10
xương mu (kỹ thuật Burch và Marchall - Marchetti - Krantz) [14] (Hình 1. 5).

Hình 1. 4 - Kỹ thuật cố định sau xương mu
- Vòng đai dưới niệu đạo (suburetral sling): Kỹ thuật nâng đỡ cổ bàng quang -
niệu đạo được Giordano mô tả năm 1907 [23] (Hình 1. 6)
Hình 1. 5 - Vòng đai dưới niệu đạo
Vòng đai tạo thành “võng” nâng đỡ cổ bàng quang và sau đó cố định vào mạc
ngang bụng hay dây chằng Cooper. Cải tiến mới về dải đai không ép vào niệu đạo giữa
(tension - free vaginal tape). Kỹ thuật vòng đai giữa niệu đạo đi qua hố bịt (Trans -
Obturator Vaginal tape - TOT) đang được nhiều nhà phẫu thuật thử nghiệm [19].
Nhược điểm của phẫu thuật là đắt tiền và tai biến chảy máu, nhiễm trùng, đau,
bí tiểu sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ khoảng 2 - 10% -
- Tiêm các chất làm căng: collagen, silicone và các hạt phủ Cac - bon vào tổ chức
xung quanh niệu đạo tại cổ bàng quang. Phương pháp này đắt tiền và phải tiêm nhắc lại

[28].
11
Dây chằng
Copper
Xương mu
N
i

u

đ

o
B
à
n
g

q
u
a
n
g

Vòng đai
Tóm tắt
- Những người bị són tiểu bị giảm chất lượng sống về nhiều mặt. Họ hay lo
lắng, trầm cảm, không hài lòng với cuộc sống. Són tiểu làm “huỷ hoại” chất lượng
sống không chỉ của người bệnh mà còn gia đình và bạn bè họ. [7].
- Các yếu tố nguy cơ:tuổi tác, béo phì, thai nghén, đẻ đường dưới, mổ cắt tử

cung. Các yếu tố được nói đến ít hơn là chủng tộc, mãn kinh, hoạt động thể lực
mạnh, thai to, hút thuốc, táo bón. Mổ đẻ có là yếu tố bảo vệ hay không còn có nhiều
tranh cãi. Một số bệnh lý phối hợp với són tiểu là: tiểu đường, ho kéo dài, viêm
đường tiết niệu mạn.
- Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) chỉ định cho phần lớn các trường hợp són
tiểu, mổ chỉ áp dụng cho một số trường hợp són tiểu do gắng sức không đáp ứng với
tập PHCĐC. Tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu vẫn được khuyến cáo như là biện
pháp đầu tiên và trụ cột trong điều trị do tính an toàn, rẻ tiền và hiệu quả điều trị cao.
1. 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Nghiên cứu đầu tiên năm 1996 tại Phòng khám Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai
thấy tỷ lệ TKKS ở phụ nữ trên 20 tuổi đã từng sinh đẻ là 12, 5% [2]. Són tiểu gặp ở
33, 9% phụ nữ trên 50 tuổi và 37, 3% ở những người đã mãn kinh. Tỷ lệ TKKS là
25, 4% trong nghiên cứu năm 2007 ở nhân viên nữ bệnh viện Bạch Mai, trong đó
11% có phối hợp với són tiểu khi giao hợp [3]. Chưa có thông báo nào về áp dụng
tập phục hồi trong điều trị TKKS ở phụ nữ Việt nam. Tại lớp tiền sản bắt đầu từ
năm 2004 ở Bệnh viện Bạch Mai một số bài tập cơ đáy chậu đã được hướng dẫn
cho phụ nữ mang thai thực hành.
Gần đây, một vài trung tâm ngoại khoa thông báo bước đầu áp dụng kỹ thuật
Burch [2] và kỹ thuật vòng đai dưới niệu đạo không kéo căng (Tension free vaginal
tape) qua hố bịt (Trans - obturator - tape - TOT) nhưng chưa có kết quả theo dõi lâu dài
[1]. Vì các nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài nên giá thành cho một cuộc mổ còn
khó chấp nhận với mức sống của người Việt nam nói chung (khoảng 1000 $).
Ở Việt nam, hiện tại chưa có một cơ sở Sản - Phụ khoa nào có phòng khám Tiết
niệu, TKKS ở phụ nữ cho tới nay chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định
chiến lược chính sách Y tế cũng như các thầy thuốc Niệu khoa và Sản - Phụ khoa.
12
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH
Mang thai và sinh đẻ là thiên chức cao quý của người phụ nữ nhưng có thể để
lại cho người phụ nữ nhiều phiền toái. Để hạn chế và khắc phục được những hậu

quả không mong muốn sau sinh thì việc không tăng cân quá mức khi mang thai và
tập phục hồi cơ đáy chậu trước và sau sinh là thực sự cần thiết.
2. 1. TĂNG CÂN TRONG THỜI KỲ MANG THAI
Số cân cần tăng trong thời kỳ mang thai là trong khoảng 7 - 18kg. Tăng bao
nhiêu phụ thuộc vào cân nặng ( tình trạng dinh dưỡng) của người mẹ trước khi
mang thai. Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ được đánh giá theo chỉ số BMI
(Body Mass Index), được tính như sau:
BMI = Cân năng (kg)/[Chiều cao(m)]
2
Phân loại tình trạng dinh dưỡng của cơ thể theo Hội Đái tháo đương Châu Á:
+ Thiếu năng lượng trường diễn: BMI < 18, 5
+ Bình thường: 18, 5 ≤ BMI < 23
+ Thừa cân: 23 ≤ BMI < 25
+ Béo phì độ 1: 25 ≤ BMI < 30, béo phì độ 2: 30 ≤ BMI < 35, độ 3: BMI ≥ 35
Mức tăng cân của người mẹ trong suốt thai kỳ như sau:
+ Tình trạng dinh dưỡng tốt (18, 5 ≤ BMI < 23): mức tăng cân nên đạt 20%
cân nặng trước khi có thai.
+ Tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI < 18, 5): mức tăng cân nên đạt 25% cân
nặng trước khi có thai.
+ Tình trạng dinh dưỡng thừa cân – béo phì (25 ≤ BMI): mức tăng cân nên đạt
15% cân nặng trước khi có thai.
Như vậy, mức tăng cân thai kỳ ở mỗi người không giống nhau, với người gầy
khác người béo. Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng của từng người để tính ra mức
tăng cân hợp lý. Nếu người phụ nữ cao1, 6m, nặng 45 – 55kg (BMI nằm trong mức
bình thường), chỉ nên tăng 9 – 11kg.
13
Hình 2. 1 - Kiểm soát cân năng trong thời kỳ mang thai
http://www. denthan. com/thamkhao/c35/576494
Một khuyến nghị của Viện Y dược Hoa Kỳ đưa ra 1990 là: Hãy đạt cân nặng
chuẩn trước khi bắt đầu có thai [43]. Đây là cách đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai

phụ, hạn chế được tình trạng huyết áp cao hay tiểu đường thai kỳ hay phải sinh mổ.
Những đứa trẻ sinh ra từ những sản phụ thừa cân sẽ có nguy cơ sinh non, bị thừa
cân cũng như mắc tiểu đường sau này.
Dưới đây là những khuyến nghị mới: [43]
- Lên cân bình thường trong suốt quá trình mang thai là khi chỉ số BMI nằm
trong khoảng 18, 5 - 24, 5 trước thời điểm mang bầu.
- Với người có chỉ số BMI từ 25 - 29, 9 (thừa cân), chỉ nên tăng từ 6 - 11kg
- Với người có chỉ số BMI từ 30 trở lên (béo phì), chỉ nên tăng từ 5 - 9kg
- Với người có chỉ số BMI dưới 18, 5 thì cần lên 12, 5 - 18kg.
Hướng dẫn mới cũng kêu gọi tăng cường dinh dưỡng, kết hợp tập luyện trong
quá trình mang thai. Các bác sĩ cần hỗ trợ thai phụ trong việc xây dựng chế độ ăn
phù hợp ngay từ đầu để đảm bảo đủ chất mà không gây tăng cân quá nhiều.
Theo BS Patrick Catalano, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa của trường ĐH
Case Western Reserve (bang Ohio, Mỹ): khi mang thai, phụ nữ thường cho rằng
tăng cân nhanh là an toàn cho bé nhưng thực chất, tăng cân hợp lý mới là tốt nhất
cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
14
Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2. 550 kcal, nhiều
hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể
ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal),
hoặc thêm một củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều
kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
2. 2. LUYỆN TẬP CƠ ĐÁY CHẬU KHI MANG THAI VÀ SAU ĐẺ
Sàn chậu là một vùng cơ và nhóm dây chằng hỗ trợ bàng quang, cổ tử cung và
ruột. Những đường thông của các cơ quan này, niệu đạo từ bàng quang, âm đạo từ
cổ tử cung và hậu môn từ đường ruột đi qua vùng sàn chậu. Sàn chậu giúp kiểm
soát sự thoát nước, phân và góp phần tăng cảm giác trong khi giao hợp. Ảnh bên
dưới giải thích sàn chậu thực hiện chức năng trên như thế nào.
Hình 2. 2 - Hình ảnh cơ sàn chậu
Thông thường tiểu không kiểm soát là do suy yếu hệ thống nâng đỡ sàn chậu.

Các tác giả đưa ra giải thích về nguyên nhân như sau:
- Đầu thai khi lọt xuống âm đạo gây chèn ép, làm căng giãn và chuyển dời vị
trí các cơ, làm tổn thương thần kinh, mạch máu nằm trong tổ chức liên kết do đó
làm yếu hệ thống nâng đỡ cổ bàng quang, đáy chậu
- Tổn thương đáy chậu do sang chấn vùng tầng sinh môn trong quá trình đẻ
(cắt tầng sinh môn, đẻ fóc xép, giác hút, thai to) cũng dẫn đến suy giảm hệ
thống nâng đỡ các tạng trong tiểu khung, làm sa tạng.
15
Cơ sàn chậu
Niệu đạo
Âm đạo
Hậu môn
Cơ sàn chậu
Đùi
Trựctràng
Tử cung

ccccung
xươngmu
u mu
Bàngquang
Cơ sàn chậu
- Không tập phục hồi chức năng sau đẻ càng làm cho những thương tổn trên
không được sửa chữa [24], [36]. Một số nghiên cứu so sánh tỷ lệ són tiểu ở những
người trước và sau đẻ có tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu (bài tập Kegel) thấy
nhóm có tập bị són tiểu ít hơn có ý nghĩa thống kê [47]. Đây là cơ sở cho nhiều
trung tâm sản khoa trên thế giới duy trì các lớp hướng dẫn và tư vấn về tập phục hồi
chức năng cơ đáy chậu trước và sau sinh.
Tập PHCN cơ đáy chậu là biện pháp được Tố chức Tự chủ Quốc tế
(International Continence Society - ICS) khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên do tính

hiệu quả cao, an toàn, không gây đau đớn, ít tác dụng phụ. Tập PHCN sớm sau sinh
có tác dụng dự phòng TKKS và sa sinh dục.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu bằng
bài tập Kegel, kích thích xung điện, phản hồi sinh học có thể cải thiện và điều trị
khỏi cho khoảng 70% - 90% các trường hợp TKKS. Tập còn làm giảm đau, tăng độ
khít âm đạo, tạo sự thoả mãn trong quan hệ tình dục. Cải thiện hoặc chữa khỏi
chứng tiểu không kiểm soát trả lại khả năng hòa nhập cuộc sống, tăng chất lượng
sống cho người bị bệnh.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất về các lợi ích của bài tập Kegel
về phòng, điều trị TKKS, sa sinh dục và cải thiện sinh hoạt tình dục [11], [29], [39].
2. 2. 1. Bài tập Kegel trước và sau khi sinh
Bài tập luyện cơ vùng chậu mang tên vị bác sĩ đã sáng tạo ra nó: Kegel
Arnold. Sau nhiều năm nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ, bác sĩ Kegel nhận thấy các
cơ ở vùng chậu gắn với xương chậu và hoạt động như một cái võng, ôm lấy cơ
quan sinh dục của người phụ nữ. Quá trình mang thai, tuổi tác hay trọng lượng cơ
thể quá nặng sẽ làm cho vùng này suy yếu. Bài tập của ông giúp kích hoạt các cơ
vùng chậu, khiến cơ quan sinh dục săn chắc hơn, các cơ sàn chậu mạnh sẽ nâng đỡ
tốt các cơ quan trong khung chậu. Bài tập Kegel được gợi ý nên sử dụng cho tất cả
các phụ nữ ở mọi lứa tuổi và có thể tập hàng ngày. Đây là bài tập đơn giản làm co
giãn và tăng sự đàn hồi của cơ phía “vùng nhạy cảm” của mỗi người.
2. 2. 1. 1. Lợi ích của bài tập Kegel đối với bà bầu
Trong thời gian mang thai, chuẩn bị cho các cơ âm đạo sẵn sàng với “nhiệm
vụ” sinh con sắp tới là một điều nên làm do tập Kegel giúp kiểm soát tốt hơn các cơ
trong thời gian sinh, tránh bị tổn thương và đau rát.
16
Nhiều phụ nữ đã tìm được lợi ích thực sự từ việc tập Kegel vì nó có thể giảm
thiểu những cơn co thắt do việc giãn cơ gây ra. Sau sinh âm đạo cũng sẽ không
“rỗng hoác” mà khít lại như hồi chưa sinh em bé.
.
Hình 2. 3 - Có thể tập Kegel ở mọi lúc mọi nơi

http://www. denthan. com/thamkhao/c35/576494/bai - tap - kegel - truoc - va - sau - khi - sinh
Bài tập Kegel còn giúp cho những phụ nữ mang thai giảm bị trĩ. Nó trợ giúp
tuần hoàn cho khu vực tiêu hóa.
2. 2. 1. 2. Lợi ích của tập Kegel sau khi sinh
Trong thời gian 40 tuần mang thai, các cơ bị giãn ra rất nhiều, trở nên yếu,
kém đàn hồi. Tiếp tục tập Kegel sau khi sinh giúp:
- Kiểm soát được bàng quang, giảm chứng tiểu không kiểm soát.
- Giúp các vết thương (khâu tầng sinh môn) mau lành, giảm đau do tăng
cường máu tới vùng âm đạo.
- Giảm nguy cơ bị sa dạ con, trĩ.
- Làm cơ âm đạo săn chắc và sớm ổn định để mang lại sự thỏa mãn trong sinh
hoạt tình dục cho cả hai vợ chồng. Bình thường phải mất vài năm, âm đạo mới săn
chắc trở lại sau một lần sinh đẻ. Nên bắt đầu tập sớm ngay từ khi mang thai để đề
phòng các chứng tiểu không kiếm soát, sa tử cung. Duy trì tập để giữ cho cơ âm đạo
được khỏe mạnh khi người phụ nữ đã có tuổi.
17
Tuy nhiên không nên áp dụng bài tập Kegel trong những trường hơp có hở eo
tử cung trong khi mang thai, dọa sinh non, vỡ ối non, rau tiền đạo, nhiễm trùng tiết
niệu, viêm âm đạo.
2. 2. 2. Vậy phải tập Kegel như thế nào?
Khi bắt đầu, hơn 90% số phụ nữ không biết co cơ như thế nào, thông thường
là nhịn thở, giữ hơi trong bụng và co cơ đùi.
Hình 2. 4 - Kegel Exercises
http://www. dulichchuabenh. vn/tieukhongtuchu. html
Hiện nay có ba phương pháp tập: tập bằng tay, tập với dụng cụ đặt trong âm
đạo và kích thích xung điện.
*Tập bằng tay:
- Động tác co và nâng: co mạnh vào
hai ngón tay của hướng dẫn viên đặt trong
âm đạo, giữ trong 6 giây, thả lỏng. Tập 6 lần

- Động tác co và thả nhanh. Tập 6 lần
Hình 2. 5 - Bài tập Kegel
http://www. google. com. vn/imglanding?q=bai+tap+kegel
18
*Tập bằng dụng cụ Kegel master (USA).
Hình 2. 6 - Dụng cụ Kegel Master. (http://www. ecstasytoybox. com)
- Đặt dụng cụ vào âm đạo giúp nhận biết chính xác cơ sàn chậu. Co thắt cơ
như tập với tay. Dụng cụ được thiết kế để thay đổi theo kích cỡ và tăng dần mức độ
tập. Dễ làm sạch sau khi sử dụng. Có thể duy trì tự tập tại nhà. Hiện có nhiều triệu
phụ nữ trên khắp thế giới dùng Kegel Master.
*Kích thích xung điện:

Hình 2. 7 - Máy tạo xung điện
Máy tạo xung điện đặt trong âm đạo để kích thích làm tăng sức mạnh và độ săn
chắc các cơ sàn chậu. Không gây đau, giúp nhận biết chính xác cơ sàn chậu. Người tập
có thể biết được sự tiến bộ của bản thân hiển thị bằng vạch đo trên máy.
19
Tóm lại đây là một bài đơn giản, chỉ cần tập vài phút mỗi ngày và có thể tập
bất kỳ lúc nào: sáng ngủ dậy, trong lúc cho con bú, trên xe buýt, trong phòng làm
việc, khi xem Tivi hay ngay cả lúc ái ân…
2. 2. 3. Những điểm quan trọng cần nhớ:
- Thời gian tập: khi mang thai và sau sinh.
- Không tập khi bàng quang đầy nước tiểu.
- Bắt đầu tập những bài đơn giản với số lần lặp lại ít.
- Tập trong 6 tuần, mỗi tuần 2 buổi với hướng dẫn viên, sau đó tập tại nhà.
- Cần có thời gian để các cơ được phục hồi dần. Duy trì tập các cơ giống như
hoạt động thường ngày của bạn để tránh cơ suy yếu lại. Giống như các cơ khác, nếu
không vận động sẽ bị teo và yếu đi.
- Nghiên cứu trên thế giới: nhóm phụ nữ duy trì tập bị mắc chứng sa sinh duc,
són tiểu ít hơn hẳn so với những người không tập [26]. Các cơ có độ co mạnh.

- Bắt đầu tập lúc nào cũng không muộn.
2. 2. 4. Đánh giá hiệu quả bài tập
Nếu bạn có kinh tế vững vàng, có thể mua máy chuyên đo cơ vùng chậu để
kiểm tra độ chắc khoẻ của âm đạo. Nhưng còn một cách ít tốn kém hơn: hãy hỏi
chính người đàn ông của mình. Anh ấy sẽ cảm nhận được những tiến bộ của bạn
trong chuyện chăn gối. Đa số các phụ nữ thấy có kết quả sau 3 tuần tập luyện.
Có thể tư vấn ai và tập ở đâu?
Liên hệ lớp Tư vấn trước và sau sinh của Khoa Sản - Phụ, Bệnh viện Bạch
Mai. Lớp học cung cấp những kiến thức hữu ích về thai sản cho chị em và gia đình.
Điện thoại liên hệ 38686985, máy 3333 để hỏi lịch và nội dung của các buổi tư vấn.
Với đội ngũ thầy thuốc và nữ hộ sinh nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện, chị
em giải tỏa được những lo lắng thắc mắc và biết cách tập đúng. Đây cũng là cơ sở
duy nhất có xử dụng hệ thống máy hiện đại Urostym tạo xung điện để phục hồi
chức năng cơ nhanh chóng ở khu vực miền Bắc.

20
KẾT LUẬN
Rối loạn chức năng sinh dục - tiết niệu sau sinh, đặc biệt tiểu không kiểm soát
rất phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 25%. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng
làm giảm chất lượng sống của người phụ nữ. Việc trang bị kiến thức cho cộng đồng
về mức độ phổ biến của TKKS, nguyên nhân và tư vấn điều trị là rất cần thiết.
Khuyến khích phụ nữ mang thai tham gia các lớp trước sinh, thực hành bài tập
Kegel có khả năng làm giảm được tỷ lệ mắc các rối loạn chức năng SD - TN sau
sinh. Tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu không những ngăn ngừa và điều trị được
các rối loạn chức năng SD - TT sau sinh một cách hiệu quả mà còn tăng khả năng
lao động, giảm gánh nặng tâm lí, cải thiện quan hệ tình dục, giúp cho người phụ nữ
có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên người bạn đời của mình.
Lời khuyên của chúng tôi với các bạn:
- Thực hiên bài tập Kegel mỗi ngày.
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI từ 2123.

- Xiết chặt cơ đáy chậu khi hắt hơi, nâng vật nặng, nhảy.
- Ăn thức ăn giàu chất xơ, tránh táo bón, hạn chế các chất kích thích.
- Hãy tham gia lớp tập và tư vấn tiền sản. Lớp học này không chỉ giúp bạn
chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở mà còn dạy cho bạn cách chăm sóc và khắc phục
các rối loạn SD - TN sau sinh.
- Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc Kỹ thuật viên vật lý trị liệu nếu bạn có vấn đề rối
loạn SD - TN sau sinh.
Khuyến nghị:
- Do lợi ích của việc tư vấn trang bị kiến thức cho thai phụ và tập PHCN có thể
phòng được các rối loạn SD - TN sau sinh nên các lớp trước sinh nên được mở tại
các trung tâm sản khoa.
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục kiến thức trên các phương tiện thông tin đại
chúng về tư vấn phòng và điều trị các rối loạn SD - TN sau sinh.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Lê Sĩ Trung (2006). "Điều trị són tiểu ở phụ nữ bằng phương pháp T. O. T:
kinh nghiệm ban đầu qua 15 trường hợp " Y học Việt nam 326: 1 - 6.
2. Nguyễn Tế Kha và CS. (2005). "Điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức
bằng phẫu thuật Burch qua nội soi ổ bụng ngoài phúc mạc. Kinh nghiệm ban
đầu qua 8 trường hợp. " Y học Việt nam 313: 191 - 197.
3. Nguyễn Thị Tân Sinh and Colette Claude (2005). "Nghiên cứu rối loạn
niệu động học ở phụ nữ sau mổ đẻ. " Công trình nghiên cứu. Hội nghị Sản -
Phụ khoa Châu Á - Thái Bình Dương: 124 - 130.
4. Nguyễn thị Tân Sinh (2007) "Nghiên cứu thực trạng són tiểu và một số yếu tố
liên quan ở nữ nhân viên BV Bạch Mai. Luận văn BS chuyên khoa cấp II.
Đại học Y khoa Hà Nội năm 2007.
Tiếng Pháp:
5. Bourcier A. (1989). "Continence urinaire et miction. " Editions Vigot. France:

31 - 37.
6. Sengler J. (1995). "Epidemiologie et consequences psycho - sociales de
l’incontinence urinaire. " La Revue du praticien 45(281 - 285).
Tiếng Anh
7. Abrams P. (1999). "Incontinence. " United Kingdom: Health Publication Ltd.
8. Abrams P. (2002). "The standardisation of terminology of lower urinary
tract function: Report from the standardisation sub - commitee of the
international Conference Society. " Neurourol Urodyn 21: 167 - 178.
9. Alfred EB. (2003). "Pathophysiology. " Ostergard's Urogynecology and
Pelvic Floor Dysfunction. Fifth Eddition ed. Lippincott William& Wilkins,
Philadelphia: 43 - 50.
10. Andersson K. E. (2004). "Detrusor contraction - focus on muscarinic
receptors. " Scand J Urol Nephrol Suppl 215: 54 - 57.
11. Beji, N. K. (2003). "The effect of pelvic floor training on sexual function of
treated patients. " Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct 14(4): 234 - 238.
12. Brittain K. R., P. S. I., Peet S. M. (2000). "Prevalence and impact of urinary
symptoms among community - dwelling stroke survivors. " Stroke 31: 886 - 91.
13. Brown J. S. (1999). "Prevalence of urinary incontinence and associated risk
factors in postmenopausal women. Heart&amp; Estrogen/Progestin
Replacement Study(HERS) Research Group. " Obstet Gynecol 94: 66 - 70.
14. Brown J. S. (2000). "Hysterectomy and incontinence. " A systematic review
356: 535 - 540.
15. Brubaker L. (1997). "Transvaginal electrical stimulation for female urinary
incontinence. " Am J Obstet Gynecol 177: 536 - 40.
16. Brubaker L. (2004). "Surgical treatment of urinary incontinence in women.
" Gastroenterology 12(1): 71 - 76.
17. Chiarelli P. (1999). "Leaking Urine in Australian Women: Prevalence and
Associated Conditions. " Neuroulogy and urodynamics 18: 567 - 577.
18. Corcos J. (2002). "Quality of life assessment in men and women with
urinary incontinence. " J Urol 168: 896 - 905.

19. Costa P. (2004). "Surgical treatment of female stress urinary incontinence
with a trans - obturator - tape(T. O. T). Uratape: short term results of a
prospective multicentric study. " Eur Urol 46: 102 - 06.
20. DeLancey, J. O. L. (1998). "Anatomy and mechanics of strusture around the
vesical neck: how vesical neck position might affect it's closure. " Neurourol
Urodyn 7(3): 161 - 162.
21. Diokno AC., et al. (2004). "Medical and self - care practices reported by
women with urinary incontinence. " Am J Manag Care 10(2 Pt 1): 69 - 78.
22. Domchowski R. R. (2002). "Efficacy and safety of transdermal oxy butynin
in patients with urge and mixed urinary incontinence. " J Urol 168: 580 - 86.
23. Donald O. (1994). "Urogynecology. " Danforth's Obstetric and Gynecology,
7th ed. Philadelphia:Lippincott Company: 837 - 865.
24. Eason E. (2004). "Effects of carrying a pregnancy and of method of delivery
on urinary incontinence: a prospective cohort study. BioMed Central. "
Pregnancy and Childbirth 4: 4.
25. Eliasson K. (2001). "Prevalence of stress incontinence in nulliparous elite
trampolinists " Scandinavian Journal of Medicine and Science in Sport 12:
106 - 110.
26. Fitzgerald S. T. (2000). "Urinary incontinence. Impact on working women.
" AAOHN J 48(3): 112 - 8.
27. Fleischmann N. (2003). "Sphincteric urinary incontinence: relation ship of
vesical leak point pressure, urethral mobility and severity of incontinence. "
J Urol 169: 999 - 1002.
28. Gross M. and Appell RA. (2003). "Periurethral injections. " Ostergard's
Urogynecology and Pelvic Floor Dysfunction. Fifth Eddition ed. Lippincott
William& Wilkins, Philadelphia: 495 - 502.
29. Hay - Smith J. (2002). "Physical therapies for prevention of urinary and
fecal incontinence in adults. " The Cochrance Database of Systematic
Reviews 2002(2:CD003191. DOI: 10. 1002/14651858. CD003191).
30. Howard D., D. O. (2000). "Racial diffrerences in the structure and function of

stress urinary continence mechanism. " Obstet Gynecol 95: 713 - 17.
31. Hunskaar S. (2000). "Epidemiology and natural histology of urinary
incontinence " Int Urogynecol J 11: 301 - 319.
32. Kelly H. A. (1914). "Urinary incontinence in women without manifest injury
to the bladder. " Surg Gynecol Obstet 18: 444.
33. Laboratory EC. (2000). "European urinalysis guidelines. " Scand. J Clin
Lab invest Suppl. 231: 1 - 86.
34. McKinnie V., S. S. E., Wang W., (2005). "The effect of pregnancy and
mode of delivery on the prevalence of urinary and fecal incontinence" Am J
Obstet Gynecol 193(2): 512 - 7.
35. Melville J. K. (2005). "Urinary incontinence in US women: a population -
based study. " Arch Intern Med 165(5): 537 - 42.
36. Meyer S. and Schreyer A. (1998). "The effect of birth on urinary
continence mechanisms and other pelvic floor characteristics. " Obstet
Gynecol 92: 613 - 618.
37. Minassian V. A. (2003). "Urinary incontinence as a worldwide problem. "
Int J Gynaecol Obstet 82(3): 327 - 38.
38. Moller LA. (2000). "Risk factors for lower urinary tract symptoms in
women 40 to 60 years of age. " Obstet Gynecol 96: 446 - 451.
39. Norton P. (2006). "Urinary incontinence in women" Lancet 367: 57 - 67.
40. Peyrat L. (2002). "Prevalence and risk factors of urinary incontinence in
young women. " Prog Urol 12(1): 52 - 9.
41. Samuelsson E. (2000). "Determinants of urinary incontinence in a
population of young and middle - aged women. " Acta Obstetricia et
Gynecologica Scandinavica. 78: 208 - 215.
42. Scotta A. F. (2001). ". Parturition and Urinary Incontinence in Primiparas. "
Obstet & Gynecol 97: 350 - 6.
Tài liệu trực tuyến
43 Nhân Hà(theo Reuter) " Khuyến nghị mới nhất về tăng cân trong quá trình
mang thai". http://dantri. com. vn/c7/s7 - 328264/ngày thứ 7 - 30/05/2009.

×