Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tổng quan công ty cổ phần vĩnh hoàn chỉnh sửa lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.95 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – BỘ MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN
TÍCH
CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm sinh viên thực hiện: TCCL1 – K38
Trần Ngọc Thiên Hương – 01663.938.948 –
Lê Hải Dương
Nguyễn Quỳnh Anh Thư
Nguyễn Phạm Linh Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014
Bảng 1.2 Doanh thu của công ty qua các năm 2010 - 2014
Danh mục hình
Hình 1.1 Giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (đồng/kg)
Hình 1.2 Doanh thu công ty qua các năm 2010 - 2014

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Tên tiếng Việt đầy đủ
AQUAGAP Chứng chỉ chất lượng vùng
nuôi cá tra đạt chuẩn
CTCP Công ty cổ phần
DOC Department of Commerce Bộ Thương mại Mỹ
GAA Global Aquaculture Alliance Liên minh nuôi trồng thủy
sản toàn cầu
IMO Institute For Marketecology Viện nghiên cứu thị trường
MTV Một thành viên


VHC Vinh Hoan Corporation Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
VASEP Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam
3
1. Tổng quan Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
1.1. Giới thiệu chung
• Công ty: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
• Tên tiếng Anh: VinhHoan Corporation.
• Biểu tượng công ty
• Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đ (Ba trăm tỷ đồng chẵn).
• Trụ sở chính: Quốc lộ 30, Phường 11, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
• Điện thoại: (84-67) 891.166
• Fax: (84-67) 891.672
• Website: www.vinhhoan.com.vn
• Email:
• Giấy CNĐKKD: 5103000069 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp đăng ký ngày
17/04/2007
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn được thành lập đầu tiên dưới hình thức một công ty tư nhân
(12/1997) với một phân xưởng nhỏ có lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến, xuất khẩu cá
tra, cá basa đông lạnh, sau đó chuyển đổi thành công ty TNHH vào năm 1999. So với các
công ty có doanh thu xuất khẩu cá da trơn nằm trong top 10, Vĩnh Hoàn là một trong số
những công ty có thâm niên hoạt động lâu đời nhất
1
, trong khi công ty cổ phần Hùng Vương
đến năm 2003 mới thành lập
2
Đến năm 2005, Vĩnh Hoàn thực hiện dự án mở rộng phân
xưởng sản xuất và lắp đặt dây chuyển thiết bị nhằm nâng cao công suất cũng như quy mô sản
1 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập năm 2001, Công ty Hùng

Vương và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia được thành lập năm 2003, Công ty cổ
phần Nam Việt thành lập 2006… (Danh sách các công ty có doanh thu xuất khẩu nằm trong Top 10
năm 2014)
2 Công ty CP Hùng Vương được thành lập và đi vào sản xuất năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang với ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cá tra philê đông lạnh, tính
đến nay, công ty đã hoạt động trong nghề được 13 năm. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng có thể thấy, công
ty Hùng Vương cũng đã có bước phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu, mức vốn hóa thị trường
cũng như thị phần trong ngành đứng thứ hai trong cả nước năm 2014. Đây có thể được xem là một đối
thủ lớn của công ty Vĩnh Hoàn.
4
xuất của Xí nghiệp 1. Chính nhờ cải tiến và nâng cấp nhà máy với hệ thống băng chuyền tự
động hoàn toàn mới mà công ty có thể cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất. Cũng trong giai
đoạn này, các sản phẩm cá da trơn của Vĩnh Hoàn đã được nghiên cứu, chế biến thành nhiều
loại thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, đây được xem là một ý tưởng tiên phong trong
ngành. Trong khi đó, công ty Hùng Vương chỉ tập trung vào sản phẩm thô là philê đông lạnh.
Sau đó, ban lãnh đạo công ty nhận thấy thị trường đang dần được mở rộng, nên bắt đầu đẩy
mạnh phát triển vùng nguyên liệu với 2 vùng nuôi rộng lớn ở Tân Thuận Tây và Tân Hòa
(Đồng Tháp). Một sự kiện nổi bật trong năm 2006 là Vĩnh Hoàn được Bộ Thương Mại Mỹ
(DOC) giảm mức thuế chống bán phá giá từ 36.84% xuống còn 6.81%. Đây là một lợi thế to
lớn của công ty vì mức thuế chống bán phá giá này là thấp nhất so với tất cả các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá basa philê của Việt Nam vào thị trường Mỹ
3
. Để có thể
theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường xuất khẩu cá da trơn, công ty tiến hành đầu
tư xây dựng Xí nghiệp 2 và bắt đầu đưa vào sản xuất cuối năm 2007. Việc thành lập Công ty
Cổ phần Vĩnh Hoàn Hoa Kỳ
4
là một quyết định đúng đắn vì đã giảm được tối đa chi phí trung
gian, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty. Vĩnh Hoàn chính thức chuyển đổi từ Công ty
TNHH thành Công ty Cổ phần và niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh cũng vào năm 2007 trong khi công ty Hùng Vương đến năm 2009 mới được niêm yết.
Tháng 4 năm 2008 công ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Vĩnh Hoàn 1 được thành lập và đi
vào hoạt động. Việc thành lập nhà máy sản xuất thức ăn này đã giúp Vĩnh Hoàn chủ động thu
mua nguyên liệu để sản xuất thức ăn ở thời điểm giá thấp, trong tình hình giá cả nguồn
nguyên liệu này luôn biến động theo chiều hướng tăng, từ đó ổn định và giảm thiểu chi phí
thức ăn sử dụng trong nuôi cá. Vĩnh Hoàn được nhận chứng chỉ AQUAGAP về nuôi trồng
của tổ chức IMO – Thụy Sỹ, đây cũng là công ty Châu Á đầu tiên và duy nhất nhận được giải
thưởng Nutrition & Health Award Seafood Prix d’Elite (Hội chợ Thủy sản Châu Âu 2009), từ
đó nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Năm 2011, Công ty
TNHH Lương thực Vĩnh Hoàn 2 và Vĩnh Hoàn 3 được thành lập để sản xuất gạo, đánh dấu
một sự mở rộng ngành nghề kinh doanh của công ty.
Vĩnh Hoàn Collagen 5 cũng được thành lập để sản xuất collagen và gelatin từ phụ phẩm
trong quá trình sản xuất là da cá tra. Năm 2014 là năm mà công ty có lợi nhuận bất thường
khá cao từ việc chuyển nhượng 70% phần vốn nắm giữ tại CTCP Thức Ăn Thủy sản Vĩnh
3 Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá của Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ (CFA) đối với các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu bắt đầu từ năm 2002 cho đến năm 2006.
4 Đây được xem là nhà đại diện cho Vĩnh Hoàn trong các giao dịch cũng như chủ động nhập khẩu sản
phẩm của công ty để phân phối lại cho các nhà tiêu thụ khác trong thị trường Mỹ.
5
Hoàn 1 cho công ty Pilimco International Pte.Ltd và chuyển nhượng 85% vốn tại Công ty Cổ
phần Vĩnh Hoàn Hoa Kỳ. Ngoài việc chuyển nhượng, công ty còn tiến hành mua lại công ty
cổ phần thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang và thành lập công ty Octagone Holding
Pte Ltd tại Singapore và Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Hậu Giang.
Mặc dù lúc mới hình thành, Vĩnh Hoàn chỉ là một xí nghiệp chế biến cá da trơn nhỏ với số
vốn điều lệ ít ỏi là 300 triệu, nhưng sau khoảng gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực này,
công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế vững mạnh, đứng đầu về doanh thu cũng như sản
lượng xuất khẩu cá da trơn trong cả nước. Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất có mức thuế
chống bán phá giá 0% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đến năm 2017. Đây có thể được
xem là một lợi thế rất lớn của công ty so với các đối thủ trong ngành
5

mà cụ thể là công ty
Hùng Vương có mức thuế 0.97USD/kg, từ đó thúc đẩy Vĩnh Hoàn tăng xuất khẩu sang Mỹ -
một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam.
1.3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh đa dạng
• Ngành nghề chính : Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đặc biệt là cá Tra
và cá Basa đông lạnh. Mua bán thủy hải sản và mua bán máy móc thiết bị, hóa chất, nông sản
thực phẩm, súc sản, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản; chế biến thức ăn
thủy sản.
Với chiến lược phát triển dài lâu, Vĩnh Hoàn đã và đang áp dụng quy trình sản xuất khép kín
từ nhà máy chế biến thức ăn, vùng nuôi cho đến các nhà máy chế biến sản phẩm có khả năng
đáp ứng đến 70% nhu cầu chế biến xuất khẩu nên Vĩnh Hoàn không bị động khi nguyên liệu
tăng giá ngoài thị trường nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Ngành nghề phụ trợ : Doanh nghiệp sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm và thủy
sản, thuốc thú y thủy sản; và cung cấp các dịch vụ thú y thủy sản (tư vấn sử dụng thuốc, thức
ăn và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản).
• Ngành nghề khác : Doanh nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch
sinh thái; sản xuất bao bì giấy, in các loại và xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản.
Hiện nay, doanh nghiệp còn lấn sang kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể là, doanh nghiệp mới
xây dựng 2 nhà máy chế biến và xuất khẩu gạo đồ đạt chuẩn ở Lấp Vò (Đồng Tháp) và cũng
đã sớm tính đến phương án triển khai mô hình canh tác khép kín sản phẩm gạo. Dự tính đến
5 Ngày 17 tháng 1 năm 2015, Bộ Thương Mại Mỹ công bố kết quả đối với sản phẩm cá tra, basa Việt
Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, với mức thuế áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày
1/8/2012 đến 1/8/2013 mà các công ty Việt Nam phải chịu là 0.97USD/kg, mức thuế chung cho các
doanh nghiệp Việt Nam không được liệt kê trong danh sách là 2.39USD/kg (Theo Danh sách áp thuế
chống bán phá giá với từng doanh nghiệp (POR10))
6
năm 2015, doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai vùng 24 ha đất để làm khu liên hợp về gạo để
đặt cơ sở từ nghiên cứu giống lúa cho đến nhà máy sấy, xay xát, chế biến và công ty xuất
khẩu gạo riêng của Vĩnh Hoàn. Thời điểm Vĩnh Hoàn xây dựng 2 nhà máy gạo trên cũng là

lúc Bộ Công Thương siết chặt quản lý hoạt động xuất khẩu gạo. Theo đó, các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo phải có nhà xưởng rộng với sức chứa lớn, đầu tư máy móc hiện đại nên kéo
theo tổng vốn đầu tư khá lớn. Trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thể tiếp tục
tham gia thì với tiềm lực tài chính mạnh, Vĩnh Hoàn đã quyết tâm lấn sân sang mảng này vì
thấy được tiềm năng lớn.
Các công ty con của Vĩnh Hoàn đang hoạt động trên hai lĩnh vực là sản xuất gạo và sản xuất
Collagen/ Gelatin chiết xuất từ cá, cả hai đều hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của
công ty mẹ.Theo báo cáo tài chính, doanh thu từ hoạt động chính là chế biến xuất khẩu cá Tra
năm 2014 là 5,040 tỷ đồng trong tổng doanh thu là 6,300 tỷ đồng, tức chiếm tỷ trọng 80%. So
với tỉ trọng doanh thu năm 2013 về chế biến xuất khẩu cá là 82%, năm 2014 có sự sụt giảm
nhưng không đáng kể cho thấy mặc dù doanh nghiệp có sự đa dạng hóa trong ngành nghề cao
nhưng vẫn giữ được hoạt động kinh doanh chủ lực là chế biến và xuất khẩu cá Tra và cá
Basa
Chuỗi khép kín cũng là mô hình mà CTCP Hùng Vương đang theo đuổi và doanh nghiệp
cũng có sự đa dạng hóa trong ngành nghề cao. Tuy nhiên tỉ trọng doanh thu về hoạt động chế
biến xuất khẩu cá của Hùng Vương năm 2013 là 43.32%
6
, thì Vĩnh Hoàn có tỉ trọng cao hơn
38% cho thấy doanh nghiệp Hùng Vương đang bị lệch ngành, mặc dù có sự đa dạng hóa
ngành nghề cao nhưng lại không tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ lực như CTCP Vĩnh
Hoàn.
1.4. Rủi ro kinh doanh
1.4.1. Rủi ro kinh doanh gắn với đặc thù ngành
 Rủi ro từ nguyên vật liệu đầu vào
Cá tra, cá basa là nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm cá tra, cá basa ngày càng được mở rộng, chính vì thế, công ty phải đối mặt với sự cạnh
tranh thu mua nguyên liệu từ các công ty khác, giá cá tra nguyên liệu sẽ gia tăng, từ đó gây ra
sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Từ đồ thị có thể thấy, giá cá tra nguyên liệu luôn biến động, để có
thể giảm thiểu rủi ro này, công ty cần có chính sách dự trữ hợp lý, cũng như đầu tư mở rộng

vùng nuôi từ đó đáp ứng nhu cầu nguyên liệu một cách kịp thời, chủ động, đảm bảo hoạt
động kinh doanh ổn định và tối thiểu hóa chi phí sản xuất.
6 Theo BCTC hợp nhất năm 2013.
7
Hình 1.1 Giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (đồng/kg)
Nguồn: CSDL Agro Monitor
 Rủi ro do tính biến đổi, cạnh tranh của giá bán
Trong thời gian qua, có thể thấy tình hình xuất khẩu cá tra tăng về sản lượng nhưng giảm về
giá trị xuất khẩu, xảy ra tình trạng này là do có sự cạnh tranh không lành mạnh của một số
doanh nghiệp bằng cách giảm chất lượng sản phẩm để từ đó hạ giá bán, giành giật khách
hàng. Việc làm giảm giá trị sản phẩm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các công ty
còn lại trong ngành, từ đó làm sụt giảm sản lượng xuất khẩu, và cũng vì giá cá giảm nhiều và
ở mức thấp đã tạo điều kiện cho Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cao đối với mặt hàng
philê đông lạnh của Việt Nam. Chính vì sự cạnh tranh trong giá bán càng nhiều mà rủi ro
kinh doanh càng cao.
 Rủi ro kinh doanh đến từ yếu tố tự nhiên
Ngành nuôi trồng và chế biến cá da trơn là một ngành dễ chịu tác động của lũ lụt. Cụ thể các
vùng nuôi cá tra ở An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ là những nợi chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất trong mùa mưa do tác động kết hợp của nước biển dâng cao và những thay đổi về lượng
mưa. Hàng năm khi đến mùa mưa, mực nước ở các sông dâng cao, lũ tràn về, từ đó làm thất
thoát một lượng lớn cá của các hộ chăn nuôi cũng như các doanh nghiệp. Ngành này chịu tác
động nhiều của yếu tố tự nhiên sẽ bị rủi ro kinh doanh cao.
1.4.2. Rủi ro kinh doanh gắn với đặc điểm công ty
 Rủi ro về nguồn nhân lực
Tính chất của ngành chế biến thuỷ sản là luôn cần một lực lượng lớn lao động có tay nghề,
khả năng làm việc dưới áp lực cao khi hoạt động sản xuất vào mùa cao điểm. Tuy nhiên sự
8
biến động về nguồn cung ứng lao động luôn diễn ra ở mức độ cao, do đó, rủi ro về thiếu hụt
nhân lực luôn thường trực, từ đó ảnh hưởng đến năng suất của các nhà máy chế biến.
 Năng lực quản trị

Năng lực quản trị tốt sẽ giảm được rủi ro kinh doanh, yếu tố này được xem là quan trọng nhất
trong các yếu tố. Có thể thấy để làm giảm rủi ro về nguồn nhân lực, công ty luôn quan tâm
đến việc đảm bảo điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên đào tạo
nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên, ban quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao
năng lực quản lý vì thế tính biến động trong nguồn nhân lực của công ty không nhiều. Về rủi
ro kinh doanh đến từ sự biến động, cạnh tranh của giá bán, công ty có thể giảm thiểu bằng
cách kí kết các hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo và nâng cao chất lượng
sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín của công ty, tạo một hệ thống khách hàng trung thành. Rủi ro
về nguyên vật liệu đầu vào, công ty triển khai các dự án tự nuôi trồng để khắc phục sự khan
hiếm, chủ động nguồn nguyên liệu, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.
1.5. Lợi thế kinh tế của công ty
1.5.1. Lợi thế về quy mô
 Tăng trưởng xuất khẩu cá tra
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam với kim
ngạch xuất khẩu cá tra fillet đứng đầu trong nhiều năm liên tiếp, cụ thể trong 9 tháng đầu năm
2014 Công ty đạt doanh thu 125 triệu USD, cao gấp 1.4 lần so với doanh thu của công ty đạt
vị trí thứ hai là Công ty Cổ phần Hùng Vương. Đến cuối năm 2014, Hội nghị VASEP công bố
Vĩnh Hoàn vẫn duy trì ở vị trí dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra, đạt giá trị 203 triệu USD tăng
khoảng 22% nhờ tăng trưởng về giá và sản lượng. Từ đó cho thấy Công ty tiếp tục đứng đầu
về kim ngạch xuất khẩu cá tra với thị phần là 12% tăng 3.3% so với mức 8.7% của năm 2013.
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014 (Nguồn : Vasep)
Ngoài ra năm 2014 là một năm đại thành công đối với Công ty Vĩnh Hoàn. Trong khi các
doanh nghiệp khác trong đó có CTCP Hùng Vương bị sụt giảm doanh thu do bị đánh thuế
chống bán phá giá cao hơn thì Công ty Vĩnh Hoàn lại là doanh nghiệp duy nhất có mức thuế
bằng 0% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đến năm 2017. Đây có thể được xem là một lợi
thế rất lớn của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn so với các công ty trong ngành, nhằm thúc đẩy
thị phần của Công ty tại Mỹ - một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam.
 Tăng trưởng doanh thu hoạt động kinh doanh
9
Từ năm 2010 đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng doanh thu của CTCP Vĩnh Hoàn là 20%. Năm

2014 là một năm đầy ấn tượng với doanh thu đạt 6,300 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước (theo
BCTC hợp nhất). Doanh thu từ cá tra đạt 5,044 tỷ đồng, đóng góp phần lớn 80%. Doanh thu
thuần hợp nhất (tỷ đồng)
Đơn vị (tỷ VND) 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh thu 3,009 4,104 4,228 5,095 6,015
Giá vốn 2,421 3,380 3,680 4,491 5,133
Lợi nhuận gộp 587 724 548 604 882
Doanh thu tài chính 68 101 86 93 222
Chi phí tài chính 88 112 67 91 53
Lợi nhuận sau thuế 228 413 233 176 539
Bảng 1.2: Doanh thu của công ty qua các năm 2010 - 2014
Nguồn: BCTC hợp nhất (tỷ đồng)
Hình 1.2 Doanh thu công ty qua các năm 2010 - 2014
So với CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Hùng Vương có qui mô tổng doanh thu năm 2014 là 14,903
tỷ đồng lớn gấp 5 lần Vĩnh Hoàn
7
. Tuy nhiên doanh thu của Hùng Vương chủ yếu tập trung
vào các hoạt động kinh doanh ngoài ngành vì vậy tỉ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh
chế biến và xuất khẩu cá Tra và Basa thấp hơn so với CTCP Vĩnh Hoàn.
Bên cạnh đó, việc thoái vốn khỏi CTCP thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 và mua lại Công ty
TNHH MTV Vạn Đức Tiền Giang đã giúp Công ty Vĩnh Hoàn cải thiện biên lợi nhuận gộp
nhờ qui trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của Vạn Đức Tiền Giang đã giảm bớt hoạt
động kinh doanh ngoài ngành và tập trung phát triển mảng cá tra xuất khẩu để tạo lợi thế quy
mô. Với tình hình đầu ra khả quan, cùng với các kế hoạch tăng thêm qui mô sản xuất và việc
nhà máy Collagen
8
sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 1/2015 dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận tháng
4/2015.
1.5.2. Mạng lưới phân phối
 Dòng sản phẩm nổi tiếng

7 CTCP Vĩnh Hoàn năm 2014 có doanh thu thuần là 3,009 tỷ đồng
8 Vĩnh Hoàn đã đầu tư hơn 420 tỉ đồng để thành lập Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Collagen 5 sản xuất chế biến collagen
cung cấp cho ngành mỹ phẩm và thực phẩm
10
Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn hiện nay là chế biến
xuất khẩu các sản phẩm từ cá Tra, Basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, các sản phẩm giá trị
gia tăng từ cá tra) cùng một số sản phẩm từ các loại thuỷ sản khác. Sản phẩm cá tra cá basa
của tông ty được thị trường quốc tế đánh giá là sản phẩm đạt chất lượng cao, vì vậy công ty
đã cung cấp được cho các hệ thống thức ăn nhanh, các siêu thị ở những thị trường khó tính
như Mỹ và Châu Âu… và nhu cầu này đang có khuynh hướng gia tăng. Cá tra, basa philê
được phân loại theo tiêu chuẩn khác nhau như màu săc, sản phẩm, kích cỡ và cách đóng gói,
… Trên thị trường hiện nay, cá nguyên liệu nếu phân theo màu sắc gồm nhiều loại như các
thịt trắng (chất lượng cao nhất), thịt vàng, thịt đỏ. Tuy nhiên, hiện tại của Vĩnh Hoàn chỉ dùng
cá nguyên liệu thịt trắng (và một số ít sản phẩm từ cá nguyên liệu thịt vàng) để xuất khẩu cho
thị trường và khách hàng chính của công ty phần lớn là Mỹ và các nước thuộc EU. Ngoài các
sản phẩm chính là cá tra, cá basa phi-lê, công ty đã mở rộng sản xuất sang các sản phẩm giá
trị gia tăng có chất lượng dinh dưỡng cao như các loại Burger cá, Cá đút lò “Fish’s in wrap”,
Cá tra tẩm bột “Crispy n happy”, A-ti-sô cuộn cá “Floral touch”… Những sản phẩm này của
công ty chủ yếu được phân phối ở các của hàng thức ăn nhanh, siêu thị và các nhà hàng lớn ở
nhiều nước trên thế giới. Collagen và gelatin là những sản phẩm được chiết xuất từ da cá,
được sử dụng làm đồ mỹ phẩm, công nghệ làm bánh hoặc dụng cụ chế tác ảnh. Đây là một
trong các chiến lược của Vĩnh Hoàn để tận dụng một cách có hiệu quả nguồn phụ phẩm từ
chế biến cá Tra, xây dựng một chuỗi hệ thống sản xuất khép kín qui mô công nghiệp, làm gia
tăng giá trị lợi nhuận, giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Trong đó AMIGEN (bột
collagen thủy phân) được sử dụng như một nguồn protein trong các thực phẩm bổ sung dinh
dưỡng, mỹ phẩm và dược phẩm. AMIGEN được hấp thụ dễ dàng vào cơ thể, có những lợi ích
sức khỏe đáng kể trong các lĩnh vực như dinh dưỡng (bổ sung amino acid, kiểm soát trọng
lượng cơ thể), chăm sóc sắc đẹp và chống lão hóa (cải thiện khả năng giữ nước và đàn hồi
của da, giảm bớt các nếp nhăn), sức khỏe (duy trì các mô liên kết, tăng trưởng cơ bắp, cải
thiện cấu trúc xương khớp). Trong những năm gần đây, công ty bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ

những ngành khác, trong đó có việc đầu tư sang lĩnh vực trồng và xuất khẩu gạo. Sản phẩm
gạo của công ty cũng khá đa dạng về chủng loại như Gạo thơm KDM (hạt dài, thơm, trắng,
hương lài), Gạo tấm (từ gạo hạt dài hoặc Jasmine), Gạo đồ (hạt dài, màu vàng nhạt hoặc vàng
đậm),… Các loại sản phẩm của công ty được đánh giá là sản phẩm đạt chất lượng cao, có khả
năng truy suất từ ao nuôi cho đến bàn ăn với các dòng sản phẩm khá đa dạng và phong phú.
Đặc biệt công ty cũng đang tích cực công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia
tăng, hiện tại đang triển khai chế biến và xuất khẩu một số sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị
dinh dưỡng (hơn 20 loại sản phẩm giá trị gia tăng), hình thức mẫu mã sản phẩm đa dạng, dự
11
kiến trong tương lai sẽ mở rộng hoạt động, đưa ra thị trường những loại sản phẩm giá trị gia
tăng căn cứ vào nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường trong khi công ty cổ phần Hùng
Vương chỉ tập trung sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu là cá tra, cá basa fillet, tôm, mặt
hàng giá trị gia tăng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ tổng sản lượng cá tra xuất khẩu hàng năm,
khoảng 5% tổng sản lượng tiêu thụ.
 Thành tựu đạt được
Các thành tựu đạt được như một cách để chứng minh vị thế, uy tín, tiếng nói, sức mạnh và
tiềm năng của công ty trên thị trường đồng thời cũng là một cơ hội để công ty dễ dàng tiếp
cận gần hơn và hợp tác lâu dài với nhiều đối tác, tạo lập được một hệ thống lớn các khách
hàng trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy công ty đang hướng tới việc tiếp
tục duy trì, phát triển và mở rộng hơn nữa các sản phẩm của mình đat được các tiêu chuẩn
được đề ra tiêu biểu như: Công ty Việt Nam đầu tiên đạt chứng nhận ASC cho thực hành nuôi
trồng bền vững
9
, đặc biệt là ở Châu Âu, đạt giải thưởng Nutrition & Health Award Seafood
Prix d’Elite (Hội chợ Thủy sản Châu Âu 2009), nhận giấy chứng nhận thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt nhất (tiêu chuẩn BAP – Best Aquaculture Practive) với cấp độ “2 sao” cho nhà
máy chế biến và vùng nuôi do GAA (Liên minh thủy sản toàn cầu) cấp. Đây là tiêu chuẩn
được sự quan tâm của rất nhiều các nhà bán lẻ và phân phối ở Mỹ, đạt giải thưởng sản phẩm
Bán lẻ tốt nhất Seafood Prix d’Elite ( Hội chợ Thủy sản Châu Âu 2011), nhận huân chương
lao động hạng 3 năm 2011, hạng 2 năm 2012, Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt

Nam được trao bởi tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư. Ngoài ra Công ty là doanh nghiệp duy nhất có
mức thuế chống bán phá giá 0% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đến năm 2007. Đây có thể
được xem là một lợi thế rất lớn của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn so với các công ty trong
ngành, nhằm thúc đẩy Công ty tăng xuất khẩu sang Mỹ - một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn
của Việt Nam.
 Năng lực quản trị
Vĩnh Hoàn là một công ty có thâm niên hoạt động gần 20 năm trong nghề, để có được thành
tựu như ngày hôm nay, phải kể đến sự đóng góp to lớn của bộ máy quản trị với ban lãnh đạo
dày dặn kinh nghiệm và thời gian gắn bó lâu dài từ những ngày đầu tiên thành lập doanh
nghiệp. Người đóng góp nhiều công sức nhất đó chính là nữ chủ tịch Hội đồng quản trị
Trương Thị Lệ Khanh. Bà tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế ở trường Tài chính kế toán Thành phố
Hồ Chí Minh. Sau đó, Bà vào làm việc ở Sở Tài Chính An Giang, và chỉ sau 3 năm, Bà được
cử làm Phó Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Với những kinh
9 Đây là một hệ thống cấp chứng nhận cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm trên toàn
thế giới, là chứng nhận được đánh giá cao và quan tâm của người tiêu dùng
12
nghiệm tích lũy sau khi nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các đơn vị khác nhau
10
, Bà
quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn vào năm 1997. Lúc mới thành lập,
công ty có số vốn điều lệ khá khiêm tốn, chỉ 300 triệu đồng, nhưng với khả năng lãnh đạo và
sự am hiểu đối với lĩnh vực cá da trơn cũng như lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bà đã đưa Vĩnh
Hoàn đi đến những thành công ngày hôm nay với số vốn điều lệ tính đến cuối năm 2014 là
khoảng 924 tỷ đồng. Trong danh sách top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam của Forbes,
với doanh thu 2013 đạt 5.100 tỷ đồng, và giá trị thị trường đạt 1980 tỷ đồng, Vĩnh Hoàn đã
xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh mà cụ thể là công ty Hùng Vương để trở thành công
ty duy nhất của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được nêu trong danh sách
của Forbes. Bà Trương Thị Lệ Khanh cũng được mệnh danh là một trong ba nữ tướng giàu
nhất sàn chứng khoán Việt Nam, và được vinh dự góp mặt trong top 10 nữ doanh nhân thành
đạt do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn vào tháng 6/2013

11
. Chính nhờ sự quyết đoán trong
cách lãnh đạo mà Bà đã đưa ra những chiến lược đúng đắn và kịp thời. Cụ thể như việc nữ
Chủ tịch này nhanh chóng quyết định đầu tư nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, từ đó
nâng cao công suất, giảm chi phí, giá thành khi nhận thấy nhu cầu thị trường đang ngày càng
lớn hoặc việc nghiên cứu chế biến sản phẩm cá tra, cá basa thành những sản phẩm có giá trị
gia tăng cao – ý tưởng này được xem là tiên phong trong lĩnh vực này. “Chuỗi khép kín”
cũng được xem là một bí quyết giúp Vĩnh Hoàn vươn lên vị trí đầu tiên trong kim ngạch xuất
khẩu cá da trơn từ năm 2010 đến nay. Chính nhờ mô hình khép kín từ nhà máy chế biến thức
ăn, vùng nuôi cho đến nhà máy chế biến sản phẩm nên Vĩnh Hoàn không bị động khi nguyên
liệu tăng giá ngoài thị trường, từ đó giữ vững tốc độ tăng trưởng qua các năm. Bà Lệ Khanh
đã thể hiện tài năng và bản lĩnh một cách xuất sắc khi đưa Vĩnh Hoàn trở thành công ty duy
nhất có mức thuế chống bán phá giá 0% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Với sự nhạy bén
trong kinh doanh mà thông qua các vụ mua bán, chuyển nhượng, Bà đã đem về những
khoảng lợi nhuận lớn cho công ty trong năm 2014. Khả năng “dùng người và giữ người” của
vị chủ tịch này cũng góp phần tạo nên một bộ máy quản trị vững mạnh, thời gian gắn bó lâu
dài với quá trình đi lên của công ty như hiện nay. Cụ thể như:
• Bà Trương Tuyết Phương – Cử nhân kế toán kiểm toán, trường Đại học Tài chính kế toán TP
Hồ Chí Minh, hiện đang là giám đốc nhân sự và giám đốc thu mua.
1998 – 2005: Kế toán trưởng Chi nhánh công ty TNHH Vĩnh Hoàn
10 Kế toán trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang (1986 – 1987), Phó Giám đốc
Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang (1986 – 1990), Phó Giám Đốc Công ty Thương
Nghiệp Tổng Hợp An Giang (1991 – 1996), Trợ lý Tổng Giám Đốc Công ty FIDECO (1996 – 1997)
11 Dựa trên tiêu chí: có vai trò quyết định cao nhất trong doanh nghiệp, có thời gian lãnh đạo đủ dài
để tạo nên dấu ấn tích cực với công ty và ngành kinh doanh mà họ hoạt động.
13
2005 – 03/2007: Phó Giám đốc tài chính công ty TNHH Vĩnh Hoàn
04/2007 – 04/2009: Thành viên HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn
04/2007 – 01/2015: Giám đốc tài chính sau đó làm Phó Tổng giám đốc tài chính công ty CP
Vĩnh Hoàn.

• Ông Đặng Văn Viễn – Kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm
1998 – 1999: Công tác tại công ty CP thủy sản CAFATEX
1999 – 2002: Nhân viên phòng nghiệp vụ cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y
thủy sản Cần Thơ.
2002 – 2007: Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH Vĩnh Hoàn
2007 – 2013: Phó Tổng Giám đốc phụ trách nuôi trồng công ty CP Vĩnh Hoàn
2007 – 2014: Thành viên HĐQT, Trưởng phòng kế hoạch công ty cổ phần Vĩnh Hoàn
• Ông Huỳnh Đức Trung – Kỹ sư chế biến thực phẩm, hiện đang là Giám đốc dự án
2001 – 2007: Phó Giám đốc sản xuất công ty TNHH Vĩnh Hoàn
2007 – 2009: Trưởng BKS CTCP Vĩnh Hoàn
2007 – 2014: Phó Tổng Giám đốc công ty CP Vĩnh Hoàn
Bộ máy quản trị của Vĩnh Hoàn được chia ra thành từng bộ phận riêng biệt gồm 7 giám đốc
phụ trách những mảng riêng, từ đó có thể kiểm soát chuyên sâu hơn, và có những định hướng
phát triển cụ thể cho từng bộ phận. Đội ngũ lãnh đạo gồm 7 thành viên này có lợi thế lớn đó
là có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực chế biến, điện lạnh, tài chính kế toán, và thời gian
làm việc ở công ty đủ để học có thể nắm rõ tình hình hoạt động của công ty, những trụ cột
đắc lực này cùng với sự dẫn dắt của Bà Lệ Khanh đã đưa Vĩnh Hoàn lên một tầm cao mới.
Đối với công ty Hùng Vương, ông Dương Ngọc Minh được xem là một người có nhiều kinh
nghiệm, “anh cả” của làng thủy sản Việt Nam. Ông cũng thường xuyên nằm trong top 20
người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Trước khi thành lập công ty Hùng Vương, cuộc
sống của ông cũng gặp khá nhiều thăng trầm, ông đến với kinh doanh khá sớm, và trở thành
Giám đốc công ty đông lạnh Hùng Vương ở năm 28 tuổi. Tuy nhiên chỉ sau 11 năm nhậm
chức, ông đã phải nhận án tù vì tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sau 6 năm, ông trở ra
và bắt đầu gầy dựng lại sự nghiệp kinh doanh của mình. Thay vì trước đây, chuyên môn
chính của ông Minh là nuôi trồng, chế biến tôm, sau khi mãn hạn tù, ông đã quyết định đầu tư
sang lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa để xuất khẩu, đây có thể được xem là một
quyết định khá táo bạo. Cùng hỗ trợ ông Minh để điều hành công ty là một bộ máy quản trị
khá khiêm tốn với 3 người, 2 Phó tổng giám đốc và 1 kế toán trưởng. So với công ty Vĩnh
Hoàn, thì Hùng Vương thiếu những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, và
khoảng thời gian gắn bó với công ty cũng ít hơn, chính vì vậy mà công ty Hùng Vương thiếu

chiến lược phát triển chiều sâu, chỉ tập trung vào philê đông lạnh, trong khi nhu cầu thị
trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm có giá trị cao hơn. Nhờ đội ngũ lãnh đạo nhạy bén,
nhanh nhạy nắm bắt thị trường mà Vĩnh Hoàn đã theo đuổi những sản phẩm này từ rất sớm,
từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty.
14
Dưới sự dẫn dắt của bà Trương Thị Lệ Khanh mà sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vĩnh
vực chế biến xuất khẩu cá da trơn, Vĩnh Hoàn từ một xí nghiệp sản xuất nhỏ với mức vốn
điều lệ 300 triệu đồng đã trở thành công ty có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu về số lượng cũng
như chất lượng, sản phẩm của công ty hiện có mặt ở 40 Quốc gia và vùng lãnh thổ, mà trong
đó chủ yếu là thị trường Mỹ và châu Âu
12
. Bà là người có tầm nhìn chiến lược khi đưa ra
những quyết định tiên phong trong lĩnh vực này
13
, nhờ đó đưa Vĩnh Hoàn ngày một phát
triển, nâng cao và củng cố vị thế của mình trên thương trường.
12 Thị trường Mỹ và châu Âu chiếm trên 70% tổng giá trị xuất khẩu, ngoài ra còn có thị trường Úc
5%, Hong Kong 5% và các thị trường khác.
13 Quyết định nghiên cứu sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng khi nhu cầu đối với mặt hàng này ngày
một gia tăng, quyết định mở công ty con tại Mỹ để nhập khẩu, phân phối sản phẩm của công ty từ đó
giảm đi chi phí trung gian đáng kể, quyết định đầu tư nhà máy, dây chuyền sản xuất collagen và
gelatin từ da cá tra, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thực hiện chiến lược đầu tư
này.
15

×