Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đồ án tốt nghiệp Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển tự động hệ thống xử lý nước thải của nhà máy lắp ráp ô tô VIDAMCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.07 KB, 85 trang )

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 5
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ 5
1.1. Vị trí, địa lý nhiệm vụ của công ty 5
1.1.1. Địa điểm 5
1.1.2. Đặc điểm địa lý và địa hình 5
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 5
1.2. Giới thiêu dây chuyền công nghệ 6
1.2.1. Công nghệ hàn lắp thân, vỏ xe 6
1.2.2. Công nghệ sơn xe con 7
1.2.3. Công nghệ lắp ráp và hoàn thiện 10
1.2.4. Công nghệ kiểm tra 12
1.2.5. Sản phẩm 13
1.3. Giới thiêu hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp 13
1.3.1. Công suất 13
1.3.2. Nguồn cấp điện 14
1.3.3. Trạm biến thế 14
1.3.4. Điện trong nhà 15
1.3.5. Lưới điện bên ngoài 15
1.3.6. Chống sét và nối đất 16
CHƯƠNG 2 17
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 17
2.1. Tổng quan về môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi
trường hiện nay 17
2.1.1. Khái niệm và nguyên nhân ô nhiễm môi trường 17
2.1.2. Các phương pháp đánh giá 17
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 1 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa


Chất
2.2. Các nguồn nước thải của nhà máy 17
2.2.2. Nước thải sinh hoạt 17
2.2.3.Nước thải công nghiệp 18
2.3.Những thông số đánh giá chất lượng nước và vấn đề xử lý nước thải hiện
nay 18
2.3.1. Những thông số đánh giá chất lượng nước 18
2.3.2. Vấn đề xử lý nước thải hiện nay 20
2.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải 24
2.4.1. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy 24
2.5. Các loại cảm biến dùng trong hệ thống: 29
2.5.1. Lưu lượng kế 29
2.5.2. Cảm biến đo mực nước : 29
2.5.3. Điện cực đo độ pH : 30
2.5.4. Cảm biến dòng điện : 31
CHƯƠNG 3 33
LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG
TY VIDAMCO – BẰNG PLC S7 - 300 33
3.1. Giới thiệu bộ logic khả trình S7-300 33
3.2. Ghép nối mạch phần cứng 37
3.3. Lập trình điều khiển hệ thống xử lý nước thải dùng PLC S7-300 47
CHƯƠNG 4 69
GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI HỆ THỐNG BẰNG WIN CC 69
4.1. Tổng quan về SCADA 69
4.2. Tổng quan về phần mềm thiết kế WINCC 69
4.2.1. Giới thiệu chung 69
4.2.2. Các bước tiến hành thiết kế 70
4.3. Giao diện giám sát và điều khiển 76
KẾT LUẬN 85
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 2 Lớp: Tự Động Hóa K50

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề muôn thuở không của riêng ai,
riêng quốc gia nào. Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng, vượt bậc của
nền khoa học công nghệ tiên tiến, vấn đề ô nhiễm môi truờng lại càng trở nên
cấp thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
Nước ta đang trên đà hội nhập quốc tế, càng ngày càng có nhiều nhà
máy, cơ sở sản xuất, xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn và nhỏ
phát sinh. Điều đó tạo tiền đề phát triển kinh tế song đây lại là mối lo ngại lớn
về vấn đề rác thải. Các xí nghiệp này là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
vấn đề sức khỏe con người và sinh vật có trên trái đất.
Hầu hết các cơ sở sản xuất này sẽ thải ra khối lượng lớn các loại nước
thải, trong đó có rất nhiều loại nước thải vô cùng độc hại. Nếu không xử lý tốt
vấn đề thoát nước và xử lý nước thải, sẽ gây ô nhiễm lớn và ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng mạnh đến mọi nền kinh tế quốc
dân.
Công ty liên doanh ô tô VIỆT NAM – DAEWOO (VIDAMCO) là một
công ty có lượng nước thải với công suất khá lớn:
+ Nước thải công nghiệp: 100 /ngày đêm.
+ Nước thải sinh hoạt: 50 /ngày đêm.
Vì vậy vấn đề xử lý nước thải là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp
thiết hiện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất trong việc xử lý nước
thải chúng ta cần sử dụng các quy trình xử lý hiện đại và hệ thống tự động
hóa cao.
Sau 5 năm học tập, em được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: Xây dựng
hệ thống giám sát và điều khiển tự động hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy lắp ráp ô tô VIDAMCO. Nội dung đồ án gồm có 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nhà máy lắp ráp ô tô VIDAMCO.
Chuơng 2: Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 3 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
Chương 3: Tổng quan về PLC S7-300.
Chương 4: Giám sát và theo dõi hệ thống bằng WINCC.
Với sự chỉ bảo tận tình của PGS TS: Đào Văn Tân cùng với sự nỗ lực
của bản thân, đồ án đã đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên đồ án vẫn còn
những hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS TS Đào Văn Tân. Thời
gian qua thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em để hoàn thành
đồ án. Cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn tự động hóa về những kiến thức
mà thầy cô đã truyền thụ cho chúng em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Cẩm Thùy
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 4 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ
1.1. Vị trí, địa lý nhiệm vụ của công ty
1.1.1. Địa điểm
Công ty liên doanh ôtô Việt Nam – DAEWOO (VIDAMCO) được xây
dựng trên một phần đất của xí nghiệp liên hợp cơ khí 7983 thuộc thị trấn Văn
Điển, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 12 - 13 km về phía nam. Diện
tích khu xây dựng 48.044 km
2
.
1.1.2. Đặc điểm địa lý và địa hình

Phía đông: Cách quốc lộ 1B khoảng 5Km theo đường chim bay.
Phía Tây: Giáp quốc lộ 1A.
Phía Nam: Giáp doanh trại quân đội và khu tập thể quân đội.
Phía Bắc: Giáp khu sản xuất còn lại của xí nghiệp liên hợp cơ khí 7983.
Địa điểm của công ty VIDAMCO có rất nhiều thuận lợi.
- Vị trí nằm cách thủ đô không xa, nằm sát quốc lộ 1A thuận lợi cho việc
giao dịch và giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.
- Nằm ở gần ga Văn Điển trên tuyến đường sắt xuyên việt thuận lợi cho
việc chuyên chở vật tư, phụ tùng để phục vụ sản xuất cũng như phân phối và
tiêu thụ sản phẩm đến các đại lý trong nước.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,4
0
C.
- Nhiệt độ cực đại trung bình của không khí: 27,3
0
C.
- Nhiệt độ cực tiểu trung bình của không khí: 20,5
0
C.
- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối của không khí: 41,6
0
C.
- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối của không khí: 3,1
0
C.
- Độ ẩm tương đối trung bình của không khí hàng năm: 83%.
- Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất của không khí hàng năm: 10%.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 5 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa

Chất
-Hướng gió chính: +Mùa lạnh: Hướng đông bắc.
+Mùa nóng: Hướng Nam - Đông Nam.
- Vận tốc gió lớn nhất: 3,9 m/s.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.661mm.
- Lượng mưa cực đại trong10 phút = 35,2mm, 30 phút = 56,8mm, 60 phút =
93,4 mm
- Tổng số giờ nắng trong năm: 1.646 giờ.
1.2. Giới thiêu dây chuyền công nghệ
-Việc sản xuất ôtô được thực hiện từ lắp ráp tiến dần đến chế tạo, trong
công nghệ lắp ráp được thực hiện từ lắp SKD tiến lên CKD1 đến CKD2 sau
đó là IKD.
Với việc nâng cao dần thiết bị, bộ phận được chế tạo trong nước đối với
xe tải và xe bus thì không lắp SKD mà thực hiện ở dạng CKD1 đến CKD2.
-Dạng CKD, CKD nhập vào. Các chi tiết được nhập vào dưới 2 dạng
sau:
+ Cụm thành tổng gồm động cơ hộp số, cần chủ động, trục cardan , các
cụm điện và điện tử.
- Các chi tiết và của xe như vành, bánh, may ơ, phanh, lốp, giảm sóc sẽ
được lắp ráp tại liên doanh.
-Các chi tiết và bán thành phẩm khác sản xuất ở Việt Nam sẽ được kết
hợp lắp ráp hoàn chỉnh tại công ty.
-Việc lắp ráp ôtô được tiến hành theo 4 công đoạn sau:
- Hàn thân xe và vỏ xe.
- Sơn.
- Lắp hoàn chỉnh.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh.
1.2.1. Công nghệ hàn lắp thân, vỏ xe
Các bộ phận thân xe, vỏ khung, gầm xe đã được dập định hình sẵn theo
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 6 Lớp: Tự Động Hóa K50

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
từng loại. Xe tải, xe bus, xe du lịch được chuyển tới khu vực hàn lắp bằng xe
đẩy tay. Mỗi dây chuyền lắp ráp xe bố trí một hệ thống hàn lắp thân, vỏ xe
chuyên dùng.
Việc định vị các bộ phận thân, vỏ xe trước khi hàn được thực hiện:
- Gầm xe, khung thân xe được định vị bằng đinh tán.
- Vỏ xe được định vị bằng các đồ gá hàn chuyên dùng.
Các chi tiết rời của thân xe, vỏ xe, gầm xe sau khi được định vị xong
được hàn ráp lại bằng máy hàn điểm di động. Các mối nối giữa thân xe, vỏ
xe, gầm xe tuỳ từng trường hợp, sử dụng phương pháp hàn đồ quang dưới lớp
khí bảo vệ hoặc hàn hơi ôxi- axetylen.
Sau khi hàn xong toàn bộ thân, vỏ xe được kiểm tra lần cuối để sửa lại
các mối hàn chưa đạt yêu cầu và làm sạch các mối hàn để chuyển sang khu vực
phốt phát hoá trươc khi sơn. Công nghệ của công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe được
tóm tắt ở sơ đồ sau:
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ hàn lắp thân, vỏ xe
1.2.2. Công nghệ sơn xe con
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 7 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
Sau khi hàn lắp xong và hoàn thiện ở phân xưởng thân xe. Thân xe mộc
được đưa vào bộ phận làm sạch sơ bộ. Dầu mỡ, vảy hàn, bụi bẩn được tẩy rửa
bằng dụng cụ cầm tay, giấy ráp và dung môi sau đó đưa tới phân xưởng sơn
bằng xe đẩy trên đường ray.
Trước khi sơn điện ly bằng phương pháp nhúng người ta phải làm sạch
bụi bẩn và tạo điều kiện bề mặt cho catốt ( tức thân xe) để khi thực hiện công
nghệ sơn điện ly được tốt. Thân xe đã làm sạch sơ bộ được đưa tới bộ phận
tiền xử lý.
Bộ phận này là một hệ thống gồm sáu bể. Tại đây thân xe đã được làm

sạch sơ bộ được lần lượt đi qua mỗi bể bằng hệ thống tời kéo điều khiển bằng
tay, tại mỗi bể . xe được nhúng chìm và được tự động rửa bằng các bơm tuần
hoàn.
Thân xe đã làm sạch sơ bộ được đưa vào bể chứa kiềm nóng (TK101) ở
nhiệt độ 70
0
C, dung tích: 48m
3
.
Xe được tời kéo nhúng chìm trong bể và tự động rửa bằng hệ thống bơm
tuần hoàn. Tại bể này dầu mỡ được tẩy sạch sau đó thân xe được đưa tới bể
chứa nước IDWATER-nước khử ion (TK102) để rửa sạch kiềm và thu hồi lại
kiềm còn ở thân xe. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bề mặt catốt.
Nước khử ion (TK102) để rửa sạch kiềm và thu hồi lại kiềm còn ở thân
xe. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bề mặt catốt. Xe được đưa tới bể dung tích:
48m
3
. Sau khi qua bể này xe được đưa tới bể chứa dung dịch phốt phát
(TK104) có dung tích 48m
3
, tại đây thân xe được phốt phát hoá bằng phun tự
động dung dịch kẽm phốt phát ở nhiệt độ 45 ÷ 60
0
C bằng hệ thống bơm tuần
hoàn. Sau khi phốt phát hoá xong, xe được đưa tới bể chứa nước khử ion –
IDWATER (TK1O5) để rửa lớp phốt phát không bám được vào thân xe. Bể
có dung tích 48m
3
. Tại đây xe được rửa tự động bằng hệ thống bơm tuần
hoàn. Cuối cùng của bộ phận tiền xử lý xe được đưa tới bể chứa nước thường-

DIWATER (TK106) để rửa lại lần cuối trước khi đi vào bể sơn điện ly (bể
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 8 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
sơn ED).
Sau khi đã xử lý xong bề mặt, xe được đưa tới bể sơn ED (TK207) có
dung tích 48m
3
. Bể này gồm một hệ thống bản cực dương dùng làm anốt, cực
âm catốt là thân xe. Nguồn điện một chiều để thực hiện quá trình sơn điện ly
được cung cấp bằng bộ chính lưu cầu 3 pha. Sơn được đưa vào bể dưới dạng
đã được pha chế thích hợp bởi hệ thống bơm tuần hoàn, nhờ có sự tuần hoàn
này mà sơn không bị lắng cặn. Sơn luôn được giữ ở một nhiệt độ thích hợp 28
÷ 30
0
C. Để làm được điều này hệ thống sử dụng bộ làm lạnh để cung cấp
nước có nhiệt độ thấp, nhờ bơm và bộ trao đổi nhiệt mà sơn được làm lạnh.
Khi xe được đưa vào sơn để thực hiện quá trình tạo lớp sơn lót trên thân xe.
Xe được nhúng chìm và bắt đầu thực hiện quá trình sơn điện ly. Dưới tác
dụng của dòng một chiều sơn được bám trên bề mặt xe. Sau khi sơn xong xe
được đưa tới bể TK208 để rửa phần sơn không bám được vào thân xe trong
quá trình sơn và bể thu hồi lại lớp sơn dư trên thân xe. Bể này có dung tích là
48m
3
, tiếp theo xe được đưa đến bể nước thường để rửa lần cuối trước khi đi
vào lò để sấy. Để tạo lớp sơn ED có bề dầy khoảng 25 đến 32µm. Xe được
đưa vào bộ phận sấy, bộ phận này là hệ thống lò ED OVEN, lò có hai buồng
sấy. Tại đây xe được sấy trong 25 phút ở nhiệt độ 165
0
C khi ở trong buồng

sấy sơ bộ, ở 185
0
C khi ở trong buồng sấy chính. Tiếp theo xe được đưa tới bộ
phận đánh bóng và làm sạch những phần sơn không đạt yêu cầu, tại đây thân
xe được trát mát tít, phủ PVC ở gầm và phủ lớp cách âm .Sau đó xe được đưa
tới bộ phận tạo lớp sơn phủ lớp đầu, trước khi được đưa vào buồng sơn phủ
lớp đầu xe được làm sạch và thổi bụi. Khi đã làm sạch xong xe được đưa vào
buồng sơn phủ lớp đầu. Tại đây lớp sơn phủ được tạo ra nhờ thiết bị sơn
chuyên dụng bằng súng phun cầm tay, sau khi tạo được lớp sơn phủ lớp
đầu.Xe được đưa tới bộ phận làm sạch lần cuối trước khi đi vào lò sấy lớp sơn
phủ lớp đầu. Lò này là lò PRIMER OVEN gồm 2 buồng sấy, xe được đưa tới
đây và sấy ở 80
0
C khi ở trong buồng sấy sơ bộ ở 100
0
C khi ở buồng sấy
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 9 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
chính trong thời gian 25 phút. Sau đó xe được đưa tới một bộ phận mài ướt để
đánh bóng và loại lớp sơn không đạt yêu cầu của công đoạn sơn phủ lớp đầu.
Sau khi mài xong xe được đưa vào lò để sấy khô lớp sơn phủ lớp đầu đã được
đánh bóng bằngphương pháp mài ẩm. Tại lò DRY OFF OVEN thân xe được
sấy ở 100
0
C trong khoảng thời gian 8 phút 20 giây tiếp theo xe được đưa vào
bộ phận làm sạch bụi bẩn trước khi vào buồng sơn phủ lớp ngoài cùng. Khi đã
làm sạch bụi bẩn, xe được đưa vào buồng sơn có màn nước để tạo lớp sơn phủ
cuối cùng. Tại đây sử dụng súng phun cầm tay và các thiết bị chuyên dùng để
tạo lớp sơn này, công đoạn này được thực hiện xong. Thân xe được đưa vào

bộ phận làm sạch lớp sơn phủ ngoài không đạt yêu cầu để vào lò sấy TOP
OVEN. Khi lớp sơn TOP COAT BOOT được làm sạch xong. Xe được đưa tới
lò TOP OVEN được sấy trong 33 phút ở nhiệt độ 110
0
C khi ở buồng sấy sơ
bộ, ở 130
0
C khi ở buồng sấy chính. Khi xe ra khỏi lò này trên thân xe được
phủ một lớp sơn là 40 ÷ 50µ. Tiếp theo xe được đưa tới bộ phận kiểm tra sơn
có đạt yêu cầu không, nếu đạt yêu cầu thì cho xe ra và chuyển tiếp vào phân
xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện. Nếu không đạt yêu cầu thì đem vào bộ
phận sửa chữa.
Sơ đồ công nghệ của công đoạn sơn xe con được trình bày ở hình sau.
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sơn xe ôtô con
1.2.3. Công nghệ lắp ráp và hoàn thiện
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 10 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
- Công nghệ lắp ráp xe du lịch (xe con) ở giai đoạn SKD, ở giai đoạn này
thân xe được nhập về ở tình trạng đã làm xong kể cả sơn. Khung chassis khi
nhập về đã lắp hoàn chỉnh. Động cơ và hệ truyền động khi nhập về đã gắn
liền với nhau, trục đã lắp sẵn với các cơ cấu có liên quan. Bánh xe và săm lốp
cũng đã được lắp sẵn.
Các bộ phận bên trong: Ghế, đệm, lót v.v đều được lắp trước vào thân
xe, ống dây nối, ống mềm v.v đã được lắp ở mức độ tối đa vào khung. Do
đó việc lắp ráp các cụm SKD hoàn chỉnh lại với nhau thành xe ôtô hoàn chỉnh
chỉ cần là việc lắp các ốc vít. Công việc này được tiến hành bằng tay và các
dụng cụ lắp vạn năng, ở giai đoạn này nếu cần thì chỉ sửa sơn mà thôi.
- Công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh xe con ở giai đoạn CKD phần vỏ thân xe
sau khi sơn phủ lớp cuối cùng được chuyển tới bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh

các bộ phận bên trong của thân xe, ở đây việc lắp ráp được tiến hành.
+ Lắp các bộ phận chung và các bộ phận phụ của khung chassis.
+ Lắp động cơ và hệ thống truyền động.
+ Lắp ổ trục và tay phanh vào trục giữa, trục vi sai. Lắp buồng lái: đồng
bộ, bảng điều khiển, lắp cửa, lắp các bộ phận bên trong như: ghế, đệm lót, lắp
các bộ phận trang trí.
+ Chuyển thân xe đã lắp hoàn chỉnh các bộ phận bên trong tới bộ phận
ráp thân vào khung chassis. Khung chassis đã được lắp ráp trước, thân xe
được đặt lên khung chassis và tiến hành ráp thân xe vào khung chassis, sau
đó lắp tiếp bánh xe.
Trong giai đoạn này sử dụng các dụng cụ lắp ráp vạn năng và chuyên
dùng, các tuốc vít khi nén.
Việc lắp ráp được tiến hành trên băng chuyền và các thiết bị nâng hạ bằng
mônoray.
Các bước công nghệ của công đoạn lắp nội thất và hoàn thiện xe con
được tóm tắt ở sơ đồ sau:
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 11 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ lắp ráp nội thất và hoàn thiện
1.2.4. Công nghệ kiểm tra
Khi đi ra phân xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện, việc lắp rắp hoàn
thiện một ôtô đã xong. Xe được đưa tới phân xưởng kiểm tra trước khi xuất
xưởng đem ra bãi chứa để giao hàng, ở công đoạn này xe được kiểm tra các
yêu cầu sau.
- Kiểm tra độ trượt dốc / phanh/ tốc độ (A.B.S).
- Kiểm tra đèn phía trước.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 12 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất

- Kiểm tra khói.
- Kiểm tra độ kín ga.
- Kiểm tra bán kính quay.
- Kiểm tra độ ổn định.
- Kiểm tra độ dội nước 100%.
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ lắp ráp ôtô con
1.2.5. Sản phẩm
* Sản phẩm.
Sản phẩm chính của công ty liên doanh ôtô vidamco gồm có:
- Xe bus: BG - 150; BS -090; BS - 106
- Xe du lịch (xe con) Matiz; Lanos; nubira; leganza, magus.
1.3. Giới thiêu hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp
1.3.1. Công suất
- Tổng công suất đặt của các thiết bị điện: 2928KW+6500KVA.
Trong đó +Điện động lực: 2778KW+6500KVA.
+Điện chiếu sáng:150KW
- Công suất điện tính toán: 3874KW
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 13 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
Trong đó: +Điện động lực: 3739KW
+Điện chiếu sáng:135KW
- Công suất dự kiến phát triển cho tương lai:442KW.
1.3.2. Nguồn cấp điện
Nhà máy được cung cấp điện từ trạm biến áp 110/35/6KV Văn Điển
điện áp 6KV bằng hai đường cáp ngầm.
1.3.3. Trạm biến thế
Nhà máy xây dựng một trạm phân phối 6KV(trạm cắt) và hai trạm biến thế
phân xưởng.
-Trạm phân phối 6KV(trạm cắt 6kV). Sơ đồ điện trạm bao gồm một hệ

thống thanh cái có hai phân đoạn, có hai lộ nhận điện từ nguồn đến hai lộ đặt
máy biến áp đo lường, một lộ phân đoạn và tám lộ ra cung cấp cho hộ dùng
điện trong đó có hai hộ dự phòng. Trạm đặt liền kề với trạm biến thế phân
xưởng thân xe có kích thước 9mx8.65m=77.85m
2
.
-Trạm biến thế phân xưởng thân xe và hoàn thiện N
o
.01A. Trạm đặt ở
tầng một tại khu vực hàng cột A÷B trục cột 1÷2, phân xưởng lắp ráp ô tô con
N
o
.01 kích thước 9mx10.35m=93.15m
2
. Nếu tính cả trạm phân phối 6KV kích
thước tổng 9mx19m=171m
2
. Trạm lắp ba máy biến thế 1000KVA,
6.3±5%/0.4-0.2KV,11 tủ phân phối 400V và 3 tủ tụ điện bù để cung cấp cho
phân xưởng và các phụ tải chiếu sáng bên ngoài, trung tâm bảo dưỡng N
o
.21,
nhà kho N
o
.17, trạm khí nén N
o
.06.
-Trạm biến thế phân xưởng sơn N
o
.25. Trạm đặt độc lập bên ngoài phân

xưởng, bên cạnh trạm cấp nước N
o
.05 và nhà ăn ca N
o
.04. Kích thước
9mx10.35m=93.25m
2
.
Trạm lắp 3 máy biến thế 1000KVA, 6.3±5%/0.4-0.2KV, 11 tủ phân phối
400V và 3 tủ tụ điện bù để cung cấp cho phân xưởng và các phụ tải cấp nước
N
o
.05, nhà nồi hơi N
o
.02, trạm xử lý nước N
o
.07, nhà hành chính N
o
.03, nhà
ăn ca N
o
.04.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 14 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
-Lựa chọn các thiết bị: Máy biến thế sử dụng loại máy biến thế ngâm
trong dầu do Việt Nam sản xuất. Thiết bị 6KV chọn loại tủ trọn bộ lắp máy
cắt điện không khí và loại cầu dao cầu chì. Tủ phân phối 0.4KV chọn loại tủ
trọn bộ lắp máy cắt điện tự động đóng bằng tay(đối với dòng 2000A có bộ
phận đóng bằng điện cắt tự động).

-Bố trí thiết bị: Máy biến thế đặt ở các buồng riêng biệt có hố thu đầu, có
thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức, có cửa mở ra phía ngoài. Ở trạm
biến thế phân xưởng sơn trong buồng máy biến thế có bố trí một cầu dao cách
ly. Tủ phân phối 400V đặt trong một buồng riêng kề với buồng máy biến thế.
Kết cấu của trạm tường được xây gạch, có lỗ thông gió,hố thu 100% dầu. Hệ
thống mương cáp được thiết kế chống thấm có lắp đậy, cáp đi trên giá đỡ
trong mương.
1.3.4. Điện trong nhà
- Đường dây thuộc lưới điện động lực trong nhà được thiết kế loại 3 pha
4 dây, 2 pha 3 dây. Cáp và dây dẫn loại lõi đồng được cách điện bằng nhựa,
vỏ nhựa. Cáp đi trên mương cáp.
- Chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng trong xưởng sản xuất. Chiếu sáng cục
bộ dùng đèn huỳnh quang lắp trên giàn đỡ, chiếu sáng chung dùng đèn
Sodium ở độ cao sát vì kèo. Chiếu sáng cho khu pha chế sơn dùng đèn chống
nổ. Trong xưởng bố trí các tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng, tủ kiểu kín
chống bụi. Đường dây chiếu sáng dùng dây lõi đồng. Hệ thống chiếu sáng cho
nhà hành chính, nhà ăn ca và các công trình phụ khác dùng phối hợp đèn
huỳnh quang, đèn sợi tóc, đèn trang trí. Sử dụng máy cắt điện tự động, cầu chì
và hãm đèn để điều khiển và bảo vệ đèn. Dây dẫn dùng loại lõi đồng cách
điện bằng nhựa đi theo kết cấu xây dựng và chôn trong lớp vữa trát tường.
1.3.5. Lưới điện bên ngoài
-Lưới điện động lực: Đường dây cung cấp điện 6KV từ bên ngoài đến
trạm phân phối 6KV và từ trạm phân phối 6KV đến trạm biến thế phân xưởng
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 15 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
sơn. Dùng dây cáp ngầm chôn trực tiếp trong đất. Từ trạm biến thế phân
xưởng sơn đến phân xưởng sơn dây cáp đi trên máng đỡ dây. Từ trạm biến
thế đến các hộ dùng điện khác dây cáp chôn trực tiếp trong đất.
-Lưới điện chiếu sáng bên ngoài: Chiếu sáng bên ngoài dùng đèn thủy

ngân cao áp lắp trên các cột và trên tường của phân xưởng.
1.3.6. Chống sét và nối đất
Chống sét và nối đất cho nhà xưởng và nhà hành chính, đài nước, ống
khói thực hiện theo tiêu chuẩn cho công trình cấp 3. Sử dụng phối hợp giữa
kim thu sét tạo thành ô lưới. Bố trí hệ thống cọc, dây nối đất xung quanh.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 16 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY
2.1. Tổng quan về môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm
môi trường hiện nay
2.1.1. Khái niệm và nguyên nhân ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên
độc hại.
- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên,
như hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bão hoặc các hoạt động do con người
thực hiện trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt.
2.1.2. Các phương pháp đánh giá
- Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường dựa vào
tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người và sinh vật sống trong môi
trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường.
- Với mỗi loại môi trường (đất, nước, không khí…) ta có cách xử lý ô
nhiễm khác nhau.
- Trong phạm vi đồ án này “khảo sát hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy lắp ráp ô tô VIDAMCO”,vì vậy ta chỉ trình bày tổng quan những vấn đề
về ô nhiễm môi trường nước và xử lý nước thải ở nhà máy.
2.2. Các nguồn nước thải của nhà máy
2.2.2. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải do con người thải ra từ những hoạt động
sinh hoạt hằng ngày như nấu nướng,vệ sinh,
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng lớn các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy(hydratcacbon, protein, chất béo), các chất vô cơ sinh
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 17 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
dưỡng (phosphor, nitơ) cùng với các vi khuẩn (có thể sinh vật gây bệnh ),
trứng giun, sán…
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc
vào điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng vào hệ thống tiếp
nhận nước thải. Để đánh giá chính xác, cần khảo sát đặc điểm nước thải từng
vùng dân cư như ở đô thị, nông thôn, miền núi ,đồng bằng, khu du lịch…Để
có thể dễ tính toán người ta tính số lượng nước dùng cho một người trong một
ngày là 100-150 lít và kể cả trại chăn nuôi là 250lít/người/ngày.
2.2.3.Nước thải công nghiệp
Nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao
thông vận tải gọi chung là nước thải công nghiệp. Nước thải loại này không
có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào quy trình công nghệ của từng loại sản
phẩm.
Nói chung nước thải của các ngành công nghiệp hoặc các xí nghiệp khác
nhau có thành phần hóa học và hóa sinh là rất khác nhau.
2.3.Những thông số đánh giá chất lượng nước và vấn đề xử lý nước thải
hiện nay
2.3.1. Những thông số đánh giá chất lượng nước
a. Độ pH:
- Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải.
Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất
cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn.
- Sự thay đổi trị số pH làm thay đổi quá trình hòa tan hoặc keo tụ, làm

tăng, giảm vận tốc của các phản ứng hóa sinh xảy ra trong nước.
b. Hàm lượng các chất rắn:
- Các chất vô cơ dạng muối hòa tan hoặc không hòa tan như đất đá ở
dạng huyền phù lơ lửng.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 18 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
- Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động
vật phù du.
- Các chất hữu cơ như phân bón, các chất thải công nghiệp.
- Các chất rắn trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu thông
nước, làm giảm lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi
trồng thủy sản.
c. Độ cứng:
- Nước tự nhiên được phân thành nước cứng và nước mềm.
- Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại
cho sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây ảnh hưởng đến công nghệ,
như cấu tạo lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước.
d. Màu:
- Nước có thể có màu, đặc biệt là nước thải có màu đen hoặc đỏ nâu.
- Nước có sắt và man gan ở dạng keo hoặc hòa tan.
- Nước có chất thải công nghiệp.
- Màu của nước được phân thành hai dạng: màu thực do các chất hòa tan
hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo
nên. Trong thực tế người ta xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi lọc
bỏ các chất không tan.
e. Độ đục:
- Độ đục của nước là do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc
do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng quang hợp của các sinh
vật tự dưỡng trong nước gây giảm thẩm mỹ và giảm chất lượng của nước khi

sử dụng. Vi sinh vật có thể bị hấp thụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn
khi bị khử khuẩn.
f. Oxi hòa tan:
- Oxi hòa tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxi
hòa tan trong nước khoảng 8-10 mg/l,chiếm 70-80% khi oxi bão hòa. Nồng
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 19 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô
nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa
sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi
được dùng nhiều cho quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi
trầm trọng.
2.3.2. Vấn đề xử lý nước thải hiện nay
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật
lý- hóa học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nguồn nước là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm.
- Các phương pháp xử lý nước thải:
a. Xử lý bằng phương pháp cơ học:
- Trong nước thải thường có các tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo
như rơm cỏ, gỗ mẫu, bao bì, chất dẻo, giấy, dầu mỡ gỗ, cát sỏi, các vụn gạch
ngói… Ngoài ra còn có các loại hạt (lơ lửng ở dạng huyền phù) rất khó lắng.
Tùy theo kích cỡ, các hạt huyền phù được chia thành hạt chất rắn lơ lửng có
thể lắng được, hạt chất rắn keo được khử trùng bằng đông tụ.
- Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp
(trừ các hạt dạng rắn keo).
- Trong phương pháp này ta dùng song chắn rác để giữ lại các vật thô,
kích thước lớn. Sau khi chắn rác ta dùng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất nhỏ

hơn,mịn hơn.
- Ngoài ra dựa vào nguyên lý trọng lượng để chế tạo các “bẫy” lắng cát,
sỏi hay để tách dầu mỏ. Đối với bể lắng cát, sỏi, thì cát, sỏi nặng sẽ lắng
xuống và kéo theo một phần chất đông tụ.
- Đối với những tạp chất phân tán nhỏ mà bể lắng không lắng được thì
người ta dùng phương pháp lọc.Trong các loại phin lọc thường có loại phin
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 20 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
lọc dung vật liệu dạng tấm và loại hạt. Ngoài tác dụng tách các phần tử tạp
chất phân tán trong nước, các màng sinh học trên các vật liệu lọc cũng biến
đổi các chất hòa tan trong nước thải nhờ quần thể vi sinh vật có trong màng
sinh học.
b. Xử lý bằng phương pháp hóa lí và hóa học:
- Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình
hóa lí diễn ra giữa các chất bẩn với hóa chất thêm vào là oxi hóa, trung hòa và
đông keo tụ.Thông thường là quá trình keo tụ thường kèm theo quá trình
trung hòa các hiện tượng vật lí khác.
- Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa khử,
phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại.
- Trung hòa: Nước thải thường có giá trị PH khác nhau. Muốn nước thải
được xử lý tốt bằng phương pháp hóa học phải tiến hành điều chỉnh PH về
vùng 6.9-7.2.Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit,
các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa nước thải.
- Keo tụ: Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các chất rắn huyền
phù có kích thước lớn hơn 10-20 mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không
thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích cỡ các hạt nhờ tách dụng tương hỗ
giữa các hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn
vậy trước hết phải trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng với
nhau.Quá trình trình trung hòa điện tích giữa các hạt gọi là quá trình đông tụ,

còn quá trình tạo thành từ các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ.
- Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc
muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có:
Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O, NaAlO
2
, Kal(SO
4
)
2
.12H
2
O.Trong số này phổ biến nhất là
Al
2
(SO
4
)
3
vì chất này hòa tan tốt trong nước, giá rẻ và hiệu quả đông tụ cao ở
pH từ 5-7,5.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 21 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa

Chất
- Các muối sắt dùng làm chất keo tụ là Fe
2
(SO
4
)
3
.2H
2
O, FeSO
4.
7H
2
O và
FeCl
3
.
- Hấp thụ:
+ Phương pháp hấp thụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào
nước mà phương pháp xử lý sinh học và các phương pháp khác không loại bỏ
được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có
độc tính cao hoặc có mùi, vị và màu rất khó chịu.
+ Các chất hấp thụ thường là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen,
keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như sỉ tro, sỉ
mạt sắt.
- Tuyển nổi:
Các phần tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả
năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách
các bọt khí cùng các phần tử khí ra khỏi nước.
- Phương pháp tuyển nổi được dùng rộng rãi trong luyện kim, thu hồi

khoáng sản quý và cũng được dùng trong xử lý nước thải.
- Trao đổi ion:
Thực chất của phương pháp trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion
trên bề mặt chất rắn trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi
tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit. Chúng hoàn toàn không tan trong
nước.
Phương pháp này làm sạch nước nói chung, phổ biến nhất là dùng để
làm mềm nước, loại ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước cứng.
- Khử khuẩn:
Dùng các hóa chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên
sinh, giun, sán để làm sạch nước, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn
hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hóa chất hoặc tác
nhân vật lý như Ozon, tia tử ngoại…
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 22 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
Hóa chất sử dụng để khử khuẩn phải đảm bảo tính độc đối với vi sinh
vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc bay hơi,
không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào các mục đích sử
dụng khác.
Bảng 2.1: Bảng hóa chất thường dùng để điều chỉnh pH nước thải
Tên hóa chất Công thức hóa học Lượng chất cần thiết(mg/l)
để trung hòa 1mg/l axit
hoặc kiềm tính theo
CaCO
3
(mg/l)
Canxi cacbonat CaCO
3
1

Canxi oxit CaO 0,56
Canxi hidroxit Ca(OH)
2
0,74
Magie oxit MgO 0,403
Magie hidroxit Mg(OH)
2
0,583
Vôi sống [CaO
0,6
MgO
0,4
] 0,497
Vôi tôi dolomit [(Ca(OH)
2
)
0,6
(Mg(OH)
2
)
0,4
] 0,677
xut NaOH 0,799
soda Na
2
CO
3
1,059
Axit sulfuric H
2

SO
4
0,98
Axit clohidric HCl 0,72
Axit nitric NaNO
3
0,63
c. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống
của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh, trong đó có nước thải.
Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn
được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ trong nước và hàng loạt các
yếu tố ảnh hưởng khác.
- Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số
khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh
dưỡng làm cho chúng sinh sản làm tăng số lượng tế bào (tăng sinh khối),
đồng thời làm sạch (có thể là gần hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa tan hoặc các
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 23 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy, trong xử lý sinh học, người ta phải loại bỏ các
chất thô ra khỏi nước thải trong giai đoạn xử lý sơ bộ. Đối với các chất vô cơ
trong nước thải thì phương pháp xử lý sinh học có thể khử các muối sulfat
muối amoni, nitrat…các chất chưa bị oxi hóa hoàn toàn. Sản phẩm của quá
trình phân hủy này là khí CO
2
, nước, khí N
2
, ion sulfat.
- Các quá trình sinh học chủ yếu trong nước thải:

+ Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải đều xuất xứ trong tự
nhiên. Nhờ thực hiện các biện pháp tăng cường hoạt động của vi sinh vật
trong công trình nhân tạo quá trình làm sạch chất bấn diễn ra nhanh
hơn.Trong thực tế hiện nay người ta vẫn tiến hành xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học ở điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo tùy thuộc
khả năng kinh phí, yêu cầu công nghệ, địa lý cùng hàng loạt các yếu tố khác.
Nói chung, các quá trình sinh học trong xử lý nước thải gồm năm quá trình
chủ yếu sau: quá trình hiếu khí, quá trình kỵ khí, quá trình trung gian-anoxic,
quá trình trình tùy tiện và quá trình ở ao hồ. Từ những quá trình chủ yếu này
lại thêm các quá trình phụ như sinh trưởng lơ lửng, quá trình dính bám.
d. Xử lý nước bằng phương pháp tổng hợp:
- Tùy theo từng loại nước thải với các thành phần khác nhau ta có thể sử
dụng 3 phương pháp trên một cách riêng biệt. Nhưng trong thực tế thì nước
thải sau khi được sử dụng, nhất là nước thải công nghiệp sẽ qua nhiều giai
đoạn làm nguồn nước bị ô nhiễm với nhiều thành phần rất phức tạp. Việc xử
lý các nguồn chất thải này cần có một phương pháp tổng hợp để xử lý hầu hết
các thành phần cặn, chất độc trong nước.
2.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
2.4.1. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy
1. Công nghệ xử lý.
Trạm xử lý nước thải công ty GM Daewoo- Việt Nam được xử lý qua 2
công đoạn.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 24 Lớp: Tự Động Hóa K50
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa
Chất
 Xử lý hoá lý: giảm hàm lượng các chất rắn lơ lững, các chất vô
cơ, giảm COD, cặn sơn, ổn định pH …, bằng hoá chất.
 Xử lý vi sinh: Giảm hàm lượng các chất hữu cơ khó phân huỷ có
trong nước thải, hàm lượng BOD bằng vi sinh vật hiếu khí
2. Quy trình xử lý nước thải

Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải
3. Nguyên lý làm việc :
- Các hóa chất được chuẩn bị sẵn ở dạng dung dịch chứa trong các thùng
chứa hóa chất. Trong quá trình xử lý các bình này luôn được trộn đều. Các
hóa chất sẽ theo đường ống dẫn đến các nơi cần xử lý thông qua các van.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Thùy 25 Lớp: Tự Động Hóa K50

×