Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích thiệt hại môi trường do khai thác than ở quảng ninh giai đoạn 2008 2013 và giải pháp khai thác bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.14 KB, 25 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành khai thác khoáng sản đã có lịch sử phát triển rất lâu đời và đóng góp một
phần rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Được sự ưu ái của tự nhiên, các mỏ
khoáng sản có mặt ở rất nhiều vùng trong nước, với triển vọng lớn. Kết quả của các
công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng
sản đa dạng và phong phú. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn, đa dạng về chủng loại
như than, sắt, apatit, bô-xít…
Bên cạnh việc phát triển ngành khai thác dầu khí và một số ngành khác thì phát
triển công nghiệp khai thác than cũng là một vần đề vô cùng quan trọng. Công nghiệp
khai thác than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu
chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất,
phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất
đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần
đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đóng góp một phần không
nhỏ vào GDP và kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Xong vẫn còn đó những khó
khăn hạn chế. Việc khai thác khoáng sản luôn kéo theo các vấn đề về môi trường như
ô nhiễm đất, nước, không khí. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên
lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng
phương pháp hầm lũ hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu
hao gỗ chống lũ và gõy cỏc tai nạn hầm lũ. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và
nước thải chứa than, kim loại nặng. khí SO2, CO2.
Mặc dù vậy vấn đề bảo vệ môi trường ở các nơi khai thác vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. : Nạn khai thác than trái phép, quá mức phát triển tràn lan, "người
người làm than", "nhà nhà làm than" đã làm cho tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị
hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự thống
nhất, đồng bộ của công tác quản lý và giáo dục ý thức của người dân dẫn đến việc
khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và


đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện
tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển
ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng.
i

Vì vậy, để đánh giá chính xác những thiệt hại về môi trường và tìm ra phương
hướng khai thác than bền vững, em chọn đề tài “ Phân tích thiệt hại môi trường do
khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 và giải pháp khai thác bền
vững
ii
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thiệt hại môi trường do việc khai thác mỏ than ở Quảng Ninh giai đoạn
2008-2013 nhằm đề ra giải pháp khai thác bền vững
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình khai thac than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013.
- Phân tích các thiệt hại môi trường của việc khai thác than ở Quảng Ninh giai
đoạn 2008-2013.
- Đánh giá môi tường xung quanh mỏ than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013
- Đề xuất các giải pháp cải thiện, bảo vệ môi trường, khai thác một cách hiệu
quả và bền vững mỏ than ở Quảng Ninh
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Nguồn thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ:
+ Niên giám thống kê, tài liệu đánh giá tác động môi trường của sở Tài Nguyên
– Môi Trường tỉnh Quảng Ninh, báo cáo của tập đoàn khai thác khoáng sản Việt Nam,
Tổng Cục Thống Kê.
+ Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan.
+ Thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Phương pháp được áp dụng là thống kê mô tả, phân tích biểu bảng thống kê. Sử
dụng các số tuyệt đối, số tương đối để phân tích và chứng minh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ii
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện ở Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Thu thập số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2008-2013
- Phân tích và xử lý số liệu vào 9-2013
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Thiệt hại môi trường do khai thác than ở Quảng Ninh và giải pháp khai thác bền
vững
iii
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN
Ở QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008-2013
2.1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT CÁC MỎ THAN Ở QUẢNG NINH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành khai thác than ở Quảng Ninh
Theo sử sách đã ghi, tháng 12 năm 1839 dưới triều đình Minh Mạng, Tổng đốc
Hải An (tên gọi của Quảng Ninh lúc đó ) Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin triều đình được
thuê dân công để khai thác than ở núi Yên Lãng ( xã Yên Thọ - Đông Triều ngày nay).
Ngày 12/3/1883 thực dân Pháp đánh chiếm Hòn Gai - Cẩm Phả nhanh chóng chiếm
đoạt tài nguyên than và tiến hành khai thác. Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT)
thành lập ngày 24/5/1888, đây là công ty đầu tiên, cũng là công ty lớn nhất, mạnh nhất
của các công ty tư bản Pháp. Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty đã có tới 3.000
người. Như vậy, công nhân mỏ than Quảng Ninh là một trong những đội ngũ công
nhân ra đời sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương, là cái nôi của giai cấp công nhân
Việt Nam.
Ngành Than Việt Nam đã có trên 170 năm lịch sử khai thác với 75 năm truyền
thống vẻ vang. Từ cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả đêm

12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đã làm rung chuyển chính quyền
thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương - giảm
giờ làm - không đánh đập người lao động đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử
hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc. Khi vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng 25/4/1955 thợ mỏ đã thi đua ngày đêm
khôi phục hầm mỏ, xưởng máy để sản xuất nhiều than phục vụ kiến quốc. Khi đế
quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền bắc (5/8/1964) dưới sự lãnh đạo của Đảng, công
nhân nhanh chóng chuyển sang sản xuất thời chiến: Vừa sản xuất đủ than cho nhu cầu
phục vụ sản xuất, chiến đấu; vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng mỏ. Sau ngày Miền
Nam được giải phóng, đặc biệt là khi bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sự ra đời Tổng
công ty than Việt Nam (10/10/1994) ngành than đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng
và Nhà Nước ta.
Theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTG ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt
Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than -
1
Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Vinacomin hiện nay là Tập đoàn kinh
doanh đa ngành trên nền công nghiệp than và khoáng sản, hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con từ ngày 1/7/2010, Vinacomin chuyển sang hoạt động theo
mô hình Công ty TNHH MTV theo luật doanh nghiệp (Quyết định 989/QĐ-TTg ngày
25/6/2010) và Điều lệ hoạt động của Vinacomin được ban hành theo Quyết định
418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Với 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Vinacomin được giao nhiệm vụ chính
trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, là doanh
nghiệp Nhà nước đầu tiên được chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế đặt dưới sự điều
hành trực tiếp của Chính phủ, là một trong ba Tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2.1.2. Đặc điểm và hình thức khai thác ở các mỏ than Quảng Ninh
2.1.2.1. Theo quy mô khai thác

a. Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Khai thác, chế biến than quy mô công nghiệp ở các công ty lớn như đang từng
bước được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các
mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế,
về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường.
b. Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các mỏ than lộ thiên và
tập trung chủ yếu vào các mỏ dễ khai thác, không cần nhiều máy móc Ngoài ra nhiều
tỉnh còn khai thác than dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác
bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác,
chế biến đã làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan.
2
2.1.2.2. Theo công nghệ khai thác
a. Khai thác lộ thiên
Mô hình công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khai thác lộ thiên được cơ giới hóa hoàn toàn gồm công nghệ và các
thiết bị sau:
- Phá vỡ đất đá: chủ yếu bằng khoan nổ mìn, máy khoan xoay cầu CBIII-250, máy
khaon xoay thủy lực, khoan đập cáp
- Xúc bốc: sử dụng máy xúc điện EKG-5A, các loại máy xúc thủy cầu ngược
- Vận tải: chủ yếu bằng xe tải co tải trọng 15-55 tấn hoặc sử dụng băng chuyền, đường
sắt
- Đổ thải đất đá: sủ dụng ô tô tải kết hợp máy gạt. Bãi thải thường là bãi thải ngoài,
khai trường đã qua khai thác
Ngoài ra còn có các khâu phụ khác như: thoát nước, làm đường
b. Khai thác hầm lò
Mô hình công nghệ khai thác hầm lò
- Giai đoạn đào lò chuẩn bị:

3
Khoan
nổ mìn
Khoan Bốc, xúc, vận chuyển Sàng tuyển,
chế
Vận
chuyển
Bốc xúc
đất đá
Chống đỡ lò bằng vật liệu thép,
bê tông, gỗ
- Giai đoạn khai thác than;

Khai thác hầm lò cũng có một số khâu phụ như: thoát nước, làm đường
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC Ở CÁC MỎ THAN QUẢNG NINH
2.2.1. Sản lượng khai thác trong giai đoạn 2008-2012
Bảng 1: SẢN LƯỢNG KHAI THÁC TỪ NĂM 2008 - 2012
NĂM SẢN LƯỢNG
(triệu tấn)
MỨC ĐỘ GIA TĂNG
SẢN LƯỢNG(%)
2008 36,710 100
2009 40,325 109,8
2010 44,640 110,7
2011 45,640 102,2
2012 47,335 103,6
(Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Than Việt Nam của VINACOMI 2013)
4
Chống đỡ bằng vỉ sắt,
gỗ, giá thủy lực

Vận chuyển than nguyên chất
(bằng tàu điện, băng tải )
Sàng tuyển, lọc,
chế biến
Vận chuyển
than đến nơi
tiêu thụ
Khoan
nổ mìn
2.2.2. Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác than
2.2.2.1. Thuận lợi
Than ở Việt Nam có 5 loại chính: Than Antraxit, Than mỡ, Than bùn,Than
ngọn lửa dài, than nâu. Những loại than này này rất giàu tiềm năng kinh tế
a. Than Antraxit
Theo thống kê, trữ lượng than loại này có 3,5 tỷ tấn, trong đó 3,3 tỷ tấn ở
Quảng Ninh, số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang
Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí- Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa than, trong đó 6-8 vỉa có giá trị
công nghiệp
- Dải phía Nam (Gòn Gai- Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa than, trong đó 10-15 vỉa có giá
trị công nghiệp
Trước đây sản lượng than ở các mỏ lộ thiên rất cao, chiếm 80% tổng sản lượng.
Nhưng thời gian gần đây tỉ lệ này ngày càng giảm và hiện chỉ còn 60%, trong tương
lai sẽ xuống thấp hơn nữa. Dự đoán đến giai đoạn 2015-2020 các mỏ lộ thiên sẽ cạn
kiệt, các mỏ mới cũng sẽ không còn sản lượng cao được nữa, dưới 0,5 - 1 triệu tấn/
năm
Ở các vùng khác, than Antraxit nằm ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lượng từ vài trăm nghìn đến chục triệu tấn nên
sản lượng khai thác không cao, chỉ dưới 100-200 nghìn tấn/ năm.
b. Than mỡ

Trữ lượng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai mỏ Làng
Cẩm ( Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố ( Nghệ An). Ngoài ra, còn rải rác ở các tỉnh với
trữ lượng nhỏ như: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình
c. Than Bùn
Phân bố rải rác trên cả nước, tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long với hai mỏ
là U-Minh Thượng và U-Minh Hạ. Theo tài liệu đánh giá, trữ lượng than bùn owrw
đông bằng Nam Bộ là khoảng 1 tỷ tấn nhưng do nận cháy rừng đã phá hủy đi rất nhiều
sản lượng than
5
d. Than ngọn lửa dài
Chủ yếu ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn) nên còn được gọi là Than Na Dương.
Than Na Dương thuộc loại than lửa dài, hàm lượng pirit rất cao khiến than dễ tự bốc
cháy, thích hợp để nung các lò xi măng. Trữ lượng đạt 97,6 triệu tấn.
e. Than Nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ với trữ lượng theo dự báo là 100 tỷ tấn,
nhưng để khai thác được cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh- Khoái Châu
(Hưng Yên). Một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ khai thác than nâu ở đồng bằng sông
Hồng từ giai đoạn 2015-2020 trở đi.
Mặc dù có nhiều thuận lợi trong việc khai thác than như sự đa dạng về chủng
loại than, nhiều mỏ than lộ thiên, dễ khai thác, được sự quan tâm đặc biệt của Chính
Phủ Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn mà quan trọng nhất là vấn đề môi
trường khai thác.
2.2.2.2. Khó Khăn
Khai thác than chưa đạt hiệu quả cao nguyên nhân là do các chủ đầu tư không
trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ khai thác, an toàn lao động cũng như
các khâu xử lý nước thải sau quá trình khai thác mà lại thải thẳng ra môi trường, gây
tổn hại đến môi trường, sức khỏe người lao động, dẫn đến hiệu quả khai thác. Bên
cạnh đó còn các vấn nạn khai thác than trái phép gây tổn hại ngiêm trọng đến lợi ích
của ngành.
2.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN

2.3.1. Lợi thế của các doanh nghiệp
Với số lượng các mỏ đang hoạt động trên cả nước (không kể các mỏ địa
phương) lên đến 32 mỏ được thăm dò tỉ mỉ, 14 mỏ được thăm dò sơ bộ,, còn 5 mỏ
đang được tìm kiếm tỉ mỉ (theo tổng cục thống kê 2013) cùng với gần 25 công ty, xí
nghiệp khai thác than trên 4 khu vực chính là Đông Triều- Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm
Phả, khu vực thuộc công ty than Nội Địa. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng
được nguồn tài nguyên phong phú để gia tăng sản lượng khai thác từ 38 triệu tấn
(2008) lên 45,6 triệu tấn (2012) và đóng góp cao lớn vào kim ngạch xuất khẩu
6
2.3.2. Cơ hội và thách thức
2.3.2.1. Cơ hội:
Dự đoán nhu cầu than trên thế giớ sẻ tăng cao trong thời gian tới, đây là cơ hội
cho ngành than Việt Nam. Hơn nữa sẽ được Chính Phủ đầu tư thăm dò các mỏ than
mới dẫn đến tăng năng suất khai thác và sản lượng.
2.3.2.2. Thách thức:
Sự tranh giành thị trường giữa các doanh nghiệp trong nước và các nước trên
thế giới với nhau, điều kiện khai thác cũng như cộng nghệ chưa được hiện đại, ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
2.4. THỊ TRƯỜNG THAN
2.4.1. Thị trường than thế giới
Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38%
trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó
chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Lượng than khai thác được dự báo tới năm
2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Biểu đồ 1: SẢN LƯỢNG CỦA CÁC NƯỚC KHAI THÁC THAN TRÊN THẾ
GIỚI (triệu tấn)
7
Biểu đồ 2: LƯỢNG THAN TIÊU THỤ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
(triệu tấn)
8

(Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Than của VINACOMI 03-2011)
Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến
năm 2030. Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn
thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có
nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công
nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ những nước không thể khai
thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng
phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất
lượng.
2.4.2. Thị trường than trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu
của Việt Nam giảm 5,1% so với cuối năm 2008, nhưng có một số ngành tăng như:
xuất khẩu đá quý, kim loại quý (vàng…) tăng 3,052.6%, xuất khẩu gạo tăng 113.2%
9
và xuất khẩu than tăng 9.4% Điều này cho thấy, ngành than là một trong những
ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này.
Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ Than đang có xu hướng tăng trong thời gian tới, Chính phủ
đã phê duyệt xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện ở nhiều nơi dẫn đến sự thiếu hụt về
nhiên liệu đốt trong nước. Tính đến hết tháng 7 năm 2009, Điện tiêu thụ đến 32% sản
lượng than trong các ngành tiêu thụ than chính như: giấy, phân bón
Biều đồ 3: CÁC NGÀNH TIÊU THỤ THAN CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM
( tấn)
(Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Than của VINACOMI 03-2011)
Bảng 2: NHU CẦU THAN TRONG NƯỚC TA TƯƠNG LAI (triệu tấn)
2012 2015 2020
P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao
10
Tổng cầu 31,0 32,7 56,2 60,7 112,4 120,3
Nhu cầu
than cho

điện
13 14,2 33,6 38 82,8 90,8
Than phải
nhập khẩu
cho nền
kinh tế
5,0 40 - 52,4 45 - 55,3
(Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Than của VINACOMI 03-2011)
Theo số liệu ở bảng trên, nhu cầu than tăng cao sẽ dẫn đến việc nước ta từ một
nước xuất khẩu than phải nhập khẩu khoảng 80-100 triệu tấn than đá vào năm 2020 để
phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Đây là lúc nên điều chỉnh lại chính sách khai thác
than, do nhiều năm nay VINACOMI chưa đầu tư thêm được mỏ nào mới để khai thác
bền vững, trong khi sản lượng khai thác luôn ở mức tối đa. Đây là một vấn đề cần
được xem xét trước khi quá muộn.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THIỆT HẠI MÔI
TRƯỜNG DO KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH
3.1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM Ở CÁC MỎ THAN
11
3.1.1. Các môi trường bị ô nhiễm
Bên cạnh hiệu quả to lớn đóng góp cho nền kinh tế nước ta, hoạt động khai thác
than ở các mỏ vẫn đang đẩy nhanh năng suất. Điều này khiến môi trường, hệ sinh thái
bi ô nhiễm trầm trọng.
3.1.1.1. Ô nhiễm nước
Những năm trước đây các báo cáo về nước mặt và nước ngầm ở Quảng Ninh có
chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhưng hiện nay, do
hoạt động khai thác quá mức và xả thải bừa bãi khiến nước bẩn lẫn vào nước ngầm và
các vùng nước mặt.
Cụ thể tại vùng than Quảng Ninh, theo chính con số của TKV (Tập Đoàn Than-
Khoáng Sản Việt Nam) đánh giá, có khoảng 25 – 30 triệu m3/ nước thải được thải ra

môi trường mỗi năm. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng
cặn lơ lửng thường vượt TCCP (tiêu chuẩn cho phép) từ 1,7 – 2,4 lần, có nơi lên tới
hơn 8 lần. Nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi sinh
sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất
lượng nước… Ta dễ dàng chứng kiến, do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai thác
than trong đó có các hoạt động khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại vùng
Đông Triều của Quảng Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông
nghiệp tại đây.
Tại vùng mỏ khai thác đồng Sin Quyền của tỉnh Lào Cai, độ pH đo tại các khu
nước thải khai thác lên tới 10 – 10,3, đã vượt quá TCCP. Hàm lượng cặn lơ lửng trong
nước thải khu vực này có thời điểm vượt TCCP 3,9 lần.
3.1.1.2. Ô nhiễm không khí
Hoạt động khai thác than đã khiến Quảng Ninh trở thành nơi ô nhiễm vì bụi cao
nhất nước ta. Trung bình để có được 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11-12kg bụi,
còn ở mỏ lộ thiên thì gấp đôi. Nồng độ bụi ở máy xúc lên đến 400mg/m3, khi phá nổ
1m3 đất đá bằng mìn tạo ra 0.027-0.17kg bụi. Ngoài ra trong thành phần bụi còn có
các chất độc hại như CO, SO2, H2S, CH4 sinh ra từ nổ mìn, gây hại cho sức khỏe.
3.1.1.3. Ô nhiễm đất
Các chất thải rắn từ hoạt động khai thác than là nguyên nhân chủ yếu gây ô
nhiễm môi trường đất như đất đá, vật liệu hoặc công cụ khai thác hư hỏng Biểu hiện
cụ thể của ô nhiễm đất là xói mòn, sạc lỡ, lún sụt do một phần lớn đất đá được lấy ra
12
để khai thác mỏ than để lại nhiều khoảng trống trong lòng đất. Những tác hại này
không kết thúc khi cơ sở ngưng hoạt động khai thác mà còn kéo dài mãi về sau.
Theo báo cáo của TKV lượng chất thai rắn thải ra hàng năm khoảng 150triệu
m3. lượng chất thải này làm mất qũy đất, ảnh hưởng đến nông nghiệp và du lịch sinh
thái địa phương. tính toán sơ bộ để khai thác 1 tấn than bằng phương pháp lộ thiên
phải bóc 5-6m3 đất đá và 1 tấn than hầm lò thải ra 1m3 chất thải rắn. Không những thế
những chất thải này con làm biến đổi đa dạng sinh học, ảnh hương sức khỏe con người
3.1.2. Tình hình thiệt hại môi trường

3.1.2.1. Môi trường nước
Vùng Hòn Gai- Cẩm Phả: bản chất nước bị thay đổi thành phần, mang tính axit
do chứa nhiều ion sunfat. Nguồn nước bi suy giảm về chất lượng và trữ lượng. Theo
một kết quả điều tra của địa phương nơi đây, trong 150 giếng khoan để lấy mẫu đã có
64 giếng bị nhiễm bẫn Nitơ. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì không lâu nữa 100% số
hộ dân ở đây không có nước sạch để dùng
Vùng Đông Triều- Uông Bí nước bị nhiễm khuẩn coliform với hàm lượng
cao.Đặc biệt ở hồ Nội Hoàng Tràng Bạch, múc độ ô nhiễm vượt 86 lần. Cặn lơ lửng,
BOD trong suối Lép Mỹ, Khe Tam Vượt, nước bị chua hóa.
3.1.2.2. Môi trường không khí
Môi trương thị xã Uông Bí lượng bụi ở phường Vàng Danh la 750-800 tấn/năm.
Tổng lượng bụi do hoạt động sản xuất, vận chuyển than tại thị xã Uông Bí vào
khoảng 1900-2200 tấn/năm. vượt chuẩn cho phép 2-3 lần, thậm chí 10 lần trong mùa
khô.
Lượng khí độc thoát ra do hoạt động nổ mìn khai thác than từ các vỉa than và
đất đá như khí meetan, butan, sunfuahidro, cacbonoxit Theo thống kê của cục Tài
Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Ninh lượng khí độc, khí nổ đã tăng từ 23,857 triệu
m3 năm 2005 và dự kiến lên đến 27.777 triệu m3 năm 2020 vượt mức cho phép. Tại
các khu nghiền, sàng chế biến than xảy ra quá trình oxy hóa làm giảm hàm lượng oxy
cần cho hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân.
3.1.2.3. Môi trường đất
13
Đất được sử dụng làm bãi thải không chỉ khiến môi trường ô nhiễm mà còn làm
biến đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Ở khu vực khai thác, hiện trạng ô nhiễm đã
phá hủy một khối lượng lớn số loài động thực vật, phá vỡ hệ thống sinh thái nông, lâm
nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan.
Một ví dụ khác tại khoáng sàng than gần bờ biển vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long, hàng chục ngàn m3 đất đá từ các bãi thải bị mưa lớn cuốn trôi vào sông, suối đổ
ra biển. Sự bồi đắp đất đá đã làm mất trắng 200ha đất canh tác từ thị xã Cẩm Phả đến
Cọc Sáu. Bờ biển bị lấn chiếm 700-800m. Cảnh quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm phục hồi, bảo vệ môi trường
- Chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường và hậu quả về sau
- Vấn đề khai thác an toàn và bền vững không được quan tâm
- Chưa đầu tư hệ thống sử lý chất thải cũng như các xây dựng chính sách, dự án cho
vân đề này.
- Sự yếu kém trong công tác quản lý, tuyên truyền, xử phạt hành vi vi phạm. Mức phạt
còn quá nhẹ so với lợi nhuận mang lại.
- Hiện tượng khai thác trái phép, không hợp lệ
3.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Thiên tai, mưa lũ vào các yếu tố tự nhiên không thể biết trước đã cuốn trôi các chất
thải, làm giảm chất lượng đất và nguồn nước
3.3 ĐÁNH GIÁ CÁC THIỆT HẠI
14
3.3.1 Chi phí quản lý, cải tạo môi trường
Theo báo cáo của tập đoàn khoáng sản Việt Nam (VINACOMI) quy mô đầu tư
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Vinacomin tăng gấp gần hai lần so với 2-3 năm
trước đây. Toàn bộ chi phí bảo vệ môi trường hiện nay khoảng trên 700 tỷ đồng một
năm. Trong đó 60-70% là dành cho các dự án sử dụng nguồn Quỹ Môi trường tập
trung, phần còn lại là dành cho các công việc bảo vệ thường xuyên và các dự án bảo
vệ môi trường của các công ty con, được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất của đơn
vị. Từ năm 2009 đến nay, Vinacomin đã đầu tư xây dựng 30 trạm xử lý nước thải,
trong đó có những trạm hợp tác với nước ngoài với quy mô đầu tư gần 90 tỷ đồng như
trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu. Đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường các bãi
thải mỏ, Vinacomin cũng đã và đang đầu tư thực hiện các dự án lớn như cải tạo bãi
thải Ngã Hai - Dương Huy với tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, bãi thải vỉa 7, 8 Hà Tu
với tổng mức đầu tư 58 tỷ đồng. Công trình cải tạo môi trường 4 hồ Đông Triều với
tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng đang được thực hiện. Vinacomin vẫn tiếp tục đầu tư vào
các hệ thống kè, đập chống trôi lấp đất đá như kè mức +75 bãi thải Chính Bắc, kè chắn

Giáp Khẩu bảo vệ khu dân cư Hà Khánh. Các tuyến đường vận chuyển than chuyên
dùng tiếp tục được quan tâm đầu tư như tuyến đường mỏ Mạo Khê ra cảng Bến Cân,
Đồng Vông - Tân Dân, mỏ Cọc Sáu - QL18A. Một dự án thí điểm xây dựng một hệ
thống rửa ô tô vận chuyển than tuyến mỏ Núi Béo - cảng Nam Cầu Trắng và lập dự án
đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý chất thải nguy hại phục vụ cho các đơn vị sản xuất
than tại Quảng Ninh.
Hơn nữa để giải quyết hai vấn đề quan trọng là cải tạo, phục hồi các bãi thải và xử
lý nước thải mỏ các nhà đầu tư phải xem xét đến việc thay đổi hệ thống, công nghệ .
Đầu tiên là vấn đề bải thải, trước đây hầu hết các mỏ than lộ thiên sử dụng hệ thống
bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải bãi thải cao nên thường gây ra các hiện tượng
không ổn định, dễ sạt lở, thảm thực vật khó phát triển do nghèo dinh dưỡng. Tránh
hiện tượng trên, các mỏ than đã thay đổi công nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới
sẽ phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải hiện tại sẽ được cải tạo,
san cắt tầng. Công nghệ này đã được ứng dụng cho cải tạo các bãi thải như bãi thải
V.7, 8 Hà Tu, lộ vỉa 14 Hà Tu (cũ), Ngã Hai, Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong -
Hà Tu, Khe Rè - Cọc Sáu. Bên cạnh đó nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt lở đất
đá, giải pháp sử dụng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2007 tại sườn
phía Tây bãi thải Chính Bắc - Công ty CP Than Núi Béo.
Trong lĩnh vực xử lý nước thải mỏ, việc ứng dụng công nghệ hoá - lý để xử lý
nước thải mỏ được áp dụng thay thế cho phương pháp xử lý đơn giản, kém hiệu quả
bằng các giải pháp hố lắng trước đây. Tính đến nay, đã có 29 trạm xử lý nước thải mỏ
được đầu tư xây dựng, trong đó đã đưa vào vận hành 23 trạm.
15
3.3.2 Hậu quả để lại cho tương lai
Do sự gia tăng của nạn khai thác than trái phép, không hợp lệ (gần 90% tập
trung ở Quảng Ninh. Các lò than trái phép mọc lên như nấm, lò này bị đánh sập thì lò
khac mọc lên. Đã thê các lò trái phép ngày các mở rộng về quy mô, mượn danh các dự
án "than tận thu", nuôi trồng thủy sản để trá hình gây ra hậu quả nghiêm trọng:
- Số người chết vì sập hầm tăng đáng kể
- Những người lao động khai thác tự do sẽ mau xuống sức do phải làm việc cực nhọc

mới đủ tiền sinh sống, không những thế họ dễ bị lừa gạt, sức khỏe yếu dễ bị bệnh tật
- Nhà dân xung quanh các lò bị lún, nứt đổ gây chết người, ảnh hưởng đời sống
- Gây ô nhiễm các hồ chứa nước, nguồn nước
- Biến các hồ thủy lợi thành bãi thải
- Ảnh hưởng đến lúa và hoa màu xung quanh gây mất sản lượng
CHƯƠNG 4
16
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC THAN HIỆU QUẢ, BỀN
VỮNG VÀ AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG
Hiệu quả hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh chưa đạt hiệu quả cao, trong
khi nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt và tương lai nước ta phải nhập
khẩu than để bù đắp thiếu hụt, bên cạnh đó những vấn đề về ô nhiễm môi trường đang
gây nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp thiêt thực để khai thác hiệu quả, bền
vững và hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường.
4.1. Về khai thác tại mỏ than:
Ban đầu khi mở mỏ khai thác cần chú ý các tiêu chí:
+ Xã hội
+ Kinh tế
+ Môi trường
+ Diện tích lớp đất phủ bị bóc đi
+ Mức độ của các nguy cơ ô nhiễm từng loại mỏ
Trong quá trinh khai thác cấn chú ý
+ Nước thải trong quá trình tuyển quặng phải được xử lý đạt tiêu chuẩn
+ Chất thải rắn cần được gom góp để tránh bị mưa lũ dẫn vào lam ô nhiễm nguồn
nước
+ Tuyên truyền ý thức công nhân về sự quan trọng của môi trường.
+ Trồng cây cây rừng, phủ xanh thảm thực vật
4.2. Về chính sách khai thác:
+ Khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước. Cần
có sự cân đối giữa lượng than xuất khẩu và nhu cầu than trong nước, nên giảm xuất

khẩu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu đốt trong nước phục vụ phát triển kinh tế nước nhà
+ Đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào thăm dò, sàng tuyển, chế biến và sử
dụng than
17
+ Tích cực tìm kiếm các mỏ than mới để bù đắp thiếu hụt trong tương lai
+ Hinh thành môi trương cạnh tranh lành mạnh trong nước, tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp phát triển, đa dạng các đầu tư và kinh doanh trong ngành than
+ Xây dựng các chính sách cải tạo môi trường, bù đắp thiệt hại cho những hộ gia đình
bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường vì hoạt động khia thác than
+ Tận dụng những phế phẩm, vật liệu cũ còn sử dụng được để tái sản xuất, chất thải
rắn có thể bán lại cho các công ty có nhu cầu sử dụng (Ví dụ: kim loại phế liệu được
chào bán cho các đơn vị cơ khí )
CHƯƠNG 5
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của ngành khai thác than đối với sự phát triển nền kinh tế và xã
hội của đất nước ta là không thể phủ nhận. Hiện nay ngành than được đánh giá là một
thành ngành kinh tế mạnh của đất nước, có nhiệm vụ đáp ứng nguồn than cho thị
trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.Sự đóng góp của ngành than đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng là rất
lớn. Ngành than đã tạo việc làm cho trên 100 nghìn cán bộ, công nhân, và nộp ngân
sách của tỉnh Quảng Ninh trên 7000 tỷ, tổng đóng góp ngân sách của cả nước trên 13
nghìn tỷ. Sự đóng góp này có ý nghĩa to lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Công nghiệp than không những đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
quốc dân mà còn dành một phần quan trọng để xuất khẩu, bù lỗ cho thị trường nội địa
và có tích lũy, đã bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Vì vậy trong thời gian Chính
Phủ nên có sự quan tâm đặc biệt cho ngành than trở thành một mũi nhọn cho kinh tế
đất nước.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế xá hôi mà ngành mang lại, cũng thấy

được những chuyển biến tích cực về mặt bảo vệ môi trường. Tuy chưa đem lại hiệu
quả rõ rệt nhưng hi vong trong tương lai môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc sẽ
từng bước được cải thiện, đời sống thợ mỏ sẽ ngày càng ổn định và nâng cao.
5.2 KIẾN NGHỊ
Ngành than là một ngành công nghiệp nặng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
than, điện, vật liệu công nghiệp, khoáng sản Do tính chất công việc đòi hỏi kỹ thuật
cao như thế cho nên để tạo ra được một lực lượng cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu
công việc là một đòi hỏi rất bức thiết, phải tập trung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên
môn cho người thợ mỏ làm ở các dây chuyền sản xuất ngành than phải có chất lượng
và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, huấn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân khi
làm việc trong môi trường ô nhiễm cao. Vì việc này không chỉ đẹp lại lợi ích cho
doanh nghiệp mà bản thân người thợ mỏ, công nhân cũng giảm được rủi ro, thiệt hại
không đáng có cho bản thân
Xác định là một trong những ngành đóng góp quan trọng cho công nghiệp Việt
Nam nói chung, các công ty, tập đoàn khai thác than phải tiếp tục hoàn thiện đổi mới
cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động của ngành Than - Khoáng sản. Đồng thời nên tiếp
nghiên cứu, sắp xếp đổi mới lại tổ chức sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý từ công ty,
tập đoàn cho đến đơn vị cho phù hợp với lộ trình phát triển theo xu hướng thị trường
hóa, bền vững cho những năm tiếp theo. Nên có những chính sách chỉ đạo trực tiếp và
19
chi tiết cho ngành về chi tiêu, định hướng cũng như xây dựng các kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn để có thể ứng phó với tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-www.dangcongsan.vn
-www.pvcoal.com.vn/
- www.gso.gov.vn/
-www.vinacomin.vn
1. Nguyễn Văn Biên - Phó tổng giám đốc VINACOMI, 2011. Thực trạng và chiến
lược để đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế.

2. Viện Địa Lý, trung tâm KHTN & CNQG - Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức, Báo cáo
kết thúc: Các biện pháp về thực hiện khung biến đổi khí hậu, nghiên cứu vùng
Quảng Ninh, Việt Nam, quyển 1.
21

×