Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
Môc lôc
L I M UỜ ỞĐẦ .............................................................................................................................1
N I DUNGỘ .................................................................................................................................2
I. M c tiêu chuy n d ch c c u ng nh công nghi p xây d ng trong k ho ch 5 –ụ ể ị ơ ấ à ệ ự ế ạ
n m 2001 2005–ă ....................................................................................................................2
II. Tình hình th c hi n k ho ch chuy n d ch c c u ng nh công nghi p xây –ự ệ ế ạ ể ị ơ ấ à ệ
d ng giai o n 2001 2005–ự đ ạ .................................................................................................3
1. K t qu th c hi n k ho ch chuy n d ch c c u c a ng nh công nghi p –ế ả ự ệ ế ạ ể ị ơ ấ ủ à ệ
xây d ngự .................................................................................................................................3
2. Ng nh công nghi p xây d ng - u t u thúc y quá trình chuy n d ch c –à ệ ự đầ ầ đẩ ể ị ơ
c u ng nh kinh tấ à ế.................................................................................................................9
3. C c u ng nh kinh t trong quan h so sánh v i các n c trong khu v cơ ấ à ế ệ ớ ướ ự ...........11
III. Quá trình th c hi n k ho ch chuy n d ch c c u ng nh công nghi p - xây ự ệ ế ạ ể ị ơ ấ à ệ
d ng giai o n 2001 2005: nh ng th nh t u v h n ch–ự đ ạ ữ à ự à ạ ế........................................12
1. Th nh t u à ự .......................................................................................................................12
2. H n chạ ế............................................................................................................................16
IV. M t s gi i pháp nh m thúc y chuy n d ch c c u ng nh công nghi p xây–ộ ố ả ằ đẩ ể ị ơ ấ à ệ
d ng theo h ng công nghi p hoá - hi n i hoáự ướ ệ ệ đạ .........................................................18
1. Coi tr ng công tác quy ho ch, k ho ch ọ ạ ế ạ ....................................................................18
2. C c u l i v h p lý hoá ng nh công nghi p xây d ng–ơ ấ ạ à ợ à ệ ự .......................................18
3. i m i o t o v s d ng ngu n nhân l c có ch t l ngĐổ ớ đà ạ à ử ụ ồ ự ấ ượ .................................19
4. y m nh ng d ng ti n b khoa h c công nghĐẩ ạ ứ ụ ế ộ ọ ệ...................................................19
5. Ho n thi n h th ng chính sách khuy n khích phát tri n công nghi pà ệ ệ ố ế ể ệ ..............19
K T LU NẾ Ậ ...............................................................................................................................19
DANH M C T I LI U THAM KH OỤ À Ệ Ả ................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và
phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một
giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốc
gia tiến lên một trình độ mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch, Việt Nam đã coi chuyển
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
1
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội. Bởi nó phản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự phát
triển. Chuyển dịch cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế -
xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước,
tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập.
Đóng góp vào quá trình chuyển dịch ấy phải kể đến vai trò vô cùng quan
trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành
công nghiệp đạt được hiệu quả trong chuyển dịch sẽ thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc. Trong giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu ngành
công nghiệp đã đạt được mở rộng theo hướng phát triển những ngành mới hiện
đại hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều
khuyết điểm và hạn chế cần phải khắc phục để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng ở
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005”.
NỘI DUNG
I. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong
kế hoạch 5 năm 2001 – 2005
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại
hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tổng quát đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
2
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
của nhân dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước
công nghiệp hiện đại. Do đó trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã đề ra mục tiêu cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 như sau:
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 – 21%.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 – 39%.
Tỷ trọng dịch vụ 41 – 42%.
Riêng đối với ngành công nghiệp và xây dựng, hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế là:
- Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến trong GDP của toàn
nền kinh tế bởi tỷ trọng của ngành là một trong những tiêu chí quan trọng quyết
định sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.
- Giảm dần tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP bởi một quốc
gia phát triển nhờ vào khai thác cạn kiệt tài nguyên là sự phát triển không bền
vững.
- Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao đặc biệt là công nghệ
thông tin, viễn thông, điện tử. Từ đó gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm
công nghiệp.
II. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005
1. Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của ngành công
nghiệp – xây dựng
Nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra trong kế hoạch 5
năm 2001 – 2005, ngành công nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Nhờ vậy, tỷ trọng của
công nghiệp – xây dựng trong GDP không ngừng tăng lên trong những năm qua.
Bảng 1: Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP qua các năm
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
3
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị: %
Năm 1995 1997 1999 2001 2002 2003 2004 2005
Kế
hoạch
Ước
TH
GDP
(giá h.hành)
100 100 100 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp-
xây dựng
28,75 32,06 34,49 38,18 38,49 39,47 40,09 38-39 41
Công nghiệp 21,85 25,52 29,05 32,32 32,59 33,14 33,84
Xây dựng 6,9 6,54 5,44 5,8 5,89 6,05 6,25
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng số liệu tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trong
GDP tăng liên tục từ 28,75% năm 1995 lên 40,09% năm 2004. Phần trăm của
công nghiệp – xây dựng trong tổng sản phẩm quốc dân năm 1995 chỉ cao hơn
nông nghiệp 1,57% thì đến năm 2004 ngành công nghiệp – xây dựng đã gấp gần
2 lần phần trăm của nông nghiệp. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của
ngành trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng trong
GDP của công nghiệp – xây dựng đã tăng 2,82%, bình quân 5 năm tăng 0,56%.
Năm 2005, ngành chiếm 41% trong GDP vượt mục tiêu của kế hoạch
2001- 2005 là 2 – 3%. Với đà phát triển như vậy thì khu vực công nghiệp – xây
dựng chiếm trong GDP đến năm 2010 sẽ vượt chỉ tiêu 42 - 43% của kế hoạch 5
năm 2006 – 2010.
1.1. Xây dựng
Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng của xây dựng trong tổng sản phẩm
quốc dân tăng từ 5,8% năm 2001 lên 6,25% năm 2004, bình quân tăng
0,11% / năm. Như vậy, ngành xây dựng đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
4
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
mục tiêu mà kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành đặt ra. Nhưng nếu so với tỷ
trọng của ngành vào năm 1995 lại cao hơn 0,75% năm 2004, nguyên nhân là do
sự gia tăng đột ngột của giá xăng dầu, giá thép; sự chậm trễ của công tác giải
phóng mặt bằng và những bất cập trong quản lý đầu tư là những lý do chủ yếu
hạn chế tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng. Mặc dù vậy ngành xây dựng đã
có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng,
phát triển đô thị và nhà ở cũng như những công trình quy mô lớn đòi hỏi chất
lượng cao, công nghệ hiện đại trong và ngoài nước. Công nghiệp vật liệu xây
dựng đã chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều dây chuyền
công nghệ có quy mô lớn, hiện đại đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt là xi măng,
gạch, sứ vệ sinh... Nhờ vậy mà sản lượng xi măng sản xuất đã hoàn thành kế
hoạch đặt ra, thực hiện năm 2005 là 29,3 triệu tấn trong khi kế hoạch đặt ra chỉ
cần 24,5 triệu tấn hay hoàn thành 119,6% mục tiêu kế hoạch
(xem chi tiết bảng 3 )
1.2. Công nghiệp
Giá trị của ngành công nghiệp do sự đóng góp của ba ngành công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, gas, nước. Nếu coi GDP
của ngành công nghiệp là 100% ta sẽ có tỷ trọng của những ngành nêu trên đóng
góp trong GDP công nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân phân theo ngành
công nghiệp giai đoạn 1995 -2004
Đơn vị: %
Năm 1995 1997 1999 2001 2002 2003 2004
Công nghiệp(CN) 100 100 100 100 100 100 100
CN khai thác 22,01 24,69 29,00 28,50 26,42 28,18 30,05
CN chế biến 68,60 64,58 60,90 61,20 63,15 61,71 60,05
CN điện, gas, nước 9,39 10,73 10,10 10,30 10,43 10,11 9,9
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
5
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
Nguồn: Tổng cục Thống kê
a. Ngành công nghiệp khai thác
Tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP công nghiệp liên tục tăng
từ 22,01% năm1995 lên 30,05% năm 2004. Đây là sự phát triển không phù hợp
với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu tỷ trọng của ngành tiếp tục
tăng trong những năm tiếp theo sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo
được, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đối với
Việt Nam đi lên từ sản xuất nhỏ, lạc hậu thì ban đầu phải dựa vào nguồn thu của
ngành để tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Sự phát triển nhanh của
ngành công nghiệp khai thác mà điển hình là ngành khai thác dầu, đã đóng góp
không nhỏ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Sản lượng dầu thô khai thác
tăng liên tục qua các năm 2001: 16,8 triệu tấn; 2003: 17,6 triệu tấn, năm 2004:
20,0 triệu tấn và ước tính năm 2005 sản lượng là 18,5 triệu tấn. Mặc dù sản
lượng có giảm vào năm 2005( giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2004) song ngành
dầu khí đã tạo ra những sự thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp
chế biến và mở ra triển vọng phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngoài
ra cũng phải kể đến những ngành khai thác có tốc độ phát triển cao đang dần
chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp. Cụ thể là ngành công
nghiệp nguyên liệu than. Ước tính năm 2005 sản lượng than khai thác được là 27
triệu tấn (tăng 0,7 triệu tấn so với năm 2004). Sản lượng than khai thác năm 2005
hoàn thành 168,7% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết bảng 3). Có thể
nói trong những năm gần đây, công nghiệp khai thác đã đóng góp rất nhiều cho
sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ khu vực công
nghiệp – xây dựng nói chung.
b. Ngành công nghiệp chế biến
Tỷ lệ của ngành công nghiệp chế biến trong GDP công nghiệp có xu
hướng giảm từ 68,6% năm 1995 xuống 60,05% năm 2004, mặc dù tỷ lệ này có
tăng lên trong những năm 1999 – 2003. Mặt khác, tỷ trọng trong GDP của ngành
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
6
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
công nghiệp chế biến năm 2004 chỉ đạt 20,3% và với tốc độ tăng trưởng liên tục
giảm giai đoạn 2001 - 2004 thì đến 2020 tỷ trọng của ngành trong GDP vẫn dưới
30% ( thấp hơn ranh giới 37% mà các chuyên gia quốc tế cho rằng là điều kiện
để chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp). Sự đóng góp
của ngành công ngiệp chế biến vào sự phát triển của ngành công nghiệp nói
riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung là chỉ tiêu quan trọng để một quốc gia
được đánh giá chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền công nghiệp hiện
đại. Nhưng ở Việt Nam tỷ trọng của ngành này lại đang có xu hướng giảm, một
xu hướng không phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngành công nghiệp chế biến đã không hoàn thành nhiệm vụ mà toàn nền kinh tế
giao phó. Sản phẩm của công nghiệp chế biến bao gồm hai loại: nông sản chế
biến và sản phẩm chế tạo. Đối với nông sản chế biến do công nghệ lạc hậu, cơ sở
kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên những nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản
phẩm thô mới chỉ qua sơ chế. Do đó, đóng góp của chế biến nông sản thấp và
hạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các nước trong khu vực. Đối với
sản phẩm chế tạo do chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao và sự phụ thuộc vào giá
nguyên liệu nhập khẩu. Sản phẩm của ngành chủ yếu vẫn là những sản phẩm
mang tính gia công lắp ráp như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy...và sản lượng liên
tục tăng trong những năm 2001 -2004. Ví dụ: ti vi lắp ráp tăng từ 1,1 triệu chiếc
năm 2001 lên 2,5 triệu chiếc năm 2004 ( tăng 27,3%). Sản lượng vải lụa sản xuất
cũng tăng đều qua các năm bình quân 9,3% năm ( xem chi tiết bảng 3). Chúng ta
mới chỉ thực hiên gia công sản phẩm mà không phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào để từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm
giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập quốc tế. Những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng
tạo giá trị tăng thêm, nhất là công nghệ thông tin khởi đầu từ việc lắp ráp một số
linh kiện như mạch in, bóng hình...còn phát triển chậm. Đóng góp vào giá trị gia
tăng của ngành công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là những ngành sản xuất thay
thế nhập khẩu và được hưởng chính sách bảo hộ của Nhà nước. Do đó hạn chế
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
7
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
khả năng cạnh tranh của ngành được bảo hộ nói riêng cũng như ngành công
nghiệp chế biến nói chung.
c. Các ngành công nghiệp điện, gas và cung cấp nước
Những ngành này là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó
được chú trọng đầu tư phát triển. Đóng góp của ngành trong GDP công nghiệp
mặc dù tăng trong những năm 1997 – 2002 nhưng từ năm 2003 trở về đây tỷ
trọng của ngành có xu hướng giảm từ 10,43% năm 2002 xuống 10,11%
năm2003 và năm 2004 chỉ còn 9,9%. Mặc dù vậy, ngành đã có những đóp góp
quan trọng cho sự phát triển chung của toàn bộ khu vực II công nghiệp và xây
dựng.Về điện đã phát triển nguồn cung cấp cả về thuỷ điện và nhiệt điện nên sản
lượng điện phát ra tăng từ 30,7 tỷ KWh năm 2001 lên 46 tỷ KWh năm 2004,
bình quân tăng 3,8 tỷ KWh / năm. Ước tính năm 2005 sản lượng điện sản xuất ra
là 51,7 tỷ KWh, hoàn thành 117,5% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết
bảng 3). Đây quả thực là một dấu hiệu đáng mừng trong việc kết hợp 2 nguồn
cung cấp điện: nhiệt điện và thuỷ điện. Mạng lưới điện cũng được đầu tư đảm
bảo cung cấp điện cho nông thôn và một số vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó,
nguồn nước sạch cũng được cung cấp cho cả nông thôn, thành thị, thực hiên
đồng bộ quy hoạch cung cấp điện nước cho các khu công nghiệp.
Bảng 3: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành
công nghiệp – xây dựng
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 Kế
hoạch
2005
Thực hiện
2005
Dầu thô
Than
Triệu tấn
Triệu tấn
16,8
12,9
16,8
16,3
17,7
19,6
20,0
26,3 15 - 16
18,5
27,0
Bùi Thị Thu Hương – Kế hoạch 44 - KTQD
8