Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

báo cáo thực tập tại công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.08 KB, 39 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển xã hội loài người.
Để thực hiện nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao, cần phải định hướng quá trình sản
xuất và tổ chức thực hiện theo những hướng đã định.Vì vậy, xuất hiện nhu cầu tất
yếu thực hiện chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, sự cần thiết phải có giám đốc và quản lý quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh không phải chỉ là nhu cầu mới được phát sinh gần đây mà thực ra
đã phát sinh rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại trong các hình thức kinh tế
xã hội khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con
người đến hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng, nghĩa là càng cần thiết phải
tăng cường quản lý sản xuất.
Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Dặc biệt sau sự
kiện nước ta gia nhập WTO (07/11/2006) trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
này đó vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Cạnh tranh
là điều tất yếu xảy ra, đối thủ và phạm vi cạnh tranh đã vượt ra khỏi biên giới của
một quốc gia. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay tất cả các thành phần kinh
tế đều bình đẳng có điều kiện cùng nhau phát triển. Vì vậy, yêu cầu các doanh
nghiệp phải có hệ thống quản lý hợp lý để tồn tại và phát triển, nhận thức đúng đắn
vị trí, vai trò của hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý.
Em là sinh viên chuyên ngành kế toán – khoa kinh tế trường CĐN Cơ điện
Hà nội. Để gắn lý luận với thực tiễn nhà trường đã có kế hoạch cho sinh viên đi
thực tập tại các Doanh nghiệp, đây là điều kiện tốt để sinh viên áp dụng những
kiến thức đã được nhà trường trang bị đồng thời cũng có điều kiện so sánh giữa lý
thuyết và thực tế.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty TNHH Một thành viên
Đầu tư xây dựng và phát triển Hợp Phát được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện
của các phòng ban trong công ty và nhất là phòng kế toán đã giúp đỡ em trong quá
1
trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty đặc biệt là công tác hạch toán
kế toán trong công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại công ty đây là môi trường còn mới


đối với sinh viên vừa rời ghế nhà trường và do hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên chắc rằng báo cáo của em còn nhiều thiếu sót chưa đầy đủ. Vậy em rất
mong được sự quan tâm đóng góp của công ty và các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo
viên hướng dẫn Nguyễn Thế Hoàn để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện
hơn.
Trong báo cáo thực tập này em có nêu ra những quan sát về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh trong công ty đặc biệt là công tác hạch toán kế toán có
thể báo cáo cáo của em gồm những nội dung cơ bản sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Tình hình cơ bản của cơ sở
Phần III: Thực trạng công tác kế toán theo nội dung thực tập tại cơ sở.
Phần IV: Kết luận
2
PHẦN II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị:
Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và phát triển được thành lập tháng
04/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp. Khi mới thành lập công ty gặp
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động, vốn. Vì là công ty mới thành
lập nên đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa trong ngành xây
dựng đòi hỏi cao của chất lượng. Công ty mới thành lập chưa có vị thế trên thị
trường, lại làm việc trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như Hà Nội. Tuy
nhiên đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Cán bộ CNV trong Công ty. Nhận
thức được điều này cán bộ, công nhân viên trong công ty không ngừng vươn lên,
tìm tòi, học hỏi nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển.
Sau khi đi vào hoạt động ổn định Công ty đã nhanh chóng mở rộng lĩnh vực
hoạt động, tham gia xây lắp các công trình thông tin Bưu chính viễn thông trên
khắp mọi miền đất nước góp phần tích cực vào việc phát triển không ngừng mạng
lưới Bưu chính viễn thông VN.
1.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
+ Sản xuất mua bán các thiết bị nội thất

+ Sản xuất, chế biến và mua bán, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ
nội thất.
+ Sản xuất, chế biến và mua bán các mặt hàng nông, lâm sản (trừ loại lâm
sản, gỗ Nhà nước cấm).
3
1.2. Quy trình công nghệ sản xuất
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Hiện nay Công ty quản lý theo 2 cấp: cấp Công ty và cấp phân xưởng. Cơ
cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu quản lý hiện nay rất phù
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Mỗi một phòng ban có một
chức năng, nhiệm vụ riêng.
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước
cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật. Về điều hành hoạt động của DN. Giám đốc
có quyền hành cao nhất trong DN.
Đồng chí Giám đốc trực tiếp phụ trách
- Phòng tổ chức hành chính bảo vệ
- Trưởng ban thi đua khen thưởng
- Chủ tịch hội đồng kỷ luật
- Chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ và an ninh quốc phòng
4
Nguyên vật liệu
Gia công cơ khí
Khu chế suất
Nhập kho bán thành phẩm
Lắp ráp
Sơn
Khu chế suất
Thành phẩm
* Phòng Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc, trực tiếp chỉ
đạo khối kinh tế và nghiệp vụ gồm các phòng ban chức năng.

+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn.
+ Phụ trách công tác cung cấp vật tư, nguyên nhiên vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm.
+ Chịu trách nhiệm công tác đối ngoại, giao dịch mở rộng thị trường, mở
rộng sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ đạo công tác thống kê - kế toán, hạch toán của công ty
* Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất:
+ Chỉ đạo công tác tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
và thiết kế sản phẩm mới.
Dưới quyền của giám đốc và phó giám đốc là các phòng ban:
- Phòng kế hoạch – thương mại: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn, điều hành sản xuất, ký các hợp đồng mua bán quản lý kho tàng thống
kê tổng hợp.
- Phòng tài vụ: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động của Công
ty, giám sát tình hình sử dụng vốn tình hình tài chính và các hoạt động khác.
- Phòng tổ chức hành chính bảo vệ
- Phòng kỹ thuật – công nghệ: Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới và cải
tiến sản phẩm, xây dựng định mức vật tư nguyên nhiên vật liệu và định mức lao
động cho sản phẩm mới, quản lý về chất lượng sản phẩm.
- Phân xưởng sản xuất trung tâm có nhiệm vụ thực hiện và hoàn thành sản
phẩm thông qua các bước công nghệ.
- Ban kiến thiết cơ bản: Có nhiệm vụ sửa chữa, thiết kế các công trình của
công ty.
- Nhà khách có nhiệm vụ tiếp khách đến giao dịch với Công ty.
- Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty.
5
Các bộ phận của Công ty đã tạo được mối quan hệ mật thiết luôn hỗ trợ cho
nhau và giải quyết các vấn đề chồng chéo lên nhau, cùng nhau tạo ra hiệu quả tốt
trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ bộ máy quản lý

1.4. Tình hình lao động và sử dụng lao động của đơn vị
Đây là điều tất yếu hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất
bại của Công ty. Chính vì thế, ngay từ khi thành lập Công ty không ngừng đầu tư
phát triển nguồn nhân lực.
Hàng năm Công ty vẫn tổ chức tuyển thêm công nhân viên từ nguồn cao
đẳng, đại học và trường dạy nghề … Đến nay Công ty đã có 120 cán bộ công nhân
viên , điều quan trọng là tuổi đời của cán bộ công nhân viên trong công ty còn trẻ
nên đã không ngừng phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ.
Để phát huy tối ưu thế mạnh này nhờ công ty đã áp dụng chế độ tiền lương
thoả đáng. Mỗi cán bộ công nhân viên được giao nhiệm vụ cụ thể và trực tiếp chịu
trách nhiệm trước Công ty, người làm tốt se có thưởng vào cuối tháng. Công ty
cũng đã áp dụng chế độ khoán theo sản phẩm nên mọi công nhân trong công ty đều
tận tâm với công việc của mình.
6
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc xí nghiệp
Phòng
kế
hoạch
thương
mại
Phòng
Tài vụ
Ban
thiết kế
Nhà
khách
Cửa
hàng
Phòng kỹ

thuật công
nghệ
Phân xưởng
trung tâm
Tổ
điện
CB
Quản
lý,
NV
phục
vụ
Tổ

điện
Tổ
lắp
ráp
sơn
Phòng tổ chức hành chính
bảo vệ
Đầu tư cho đào tạo tăng cường chất xám cho cán bộ công nhân viên cũng là
một điều kiện quan trọng vững chắc tạo nên sự thành công của Công ty. Tất cả
100% công nhân viên vào làm việc của công ty đã được đào tạo qua các trường
lớp.
+ Xét theo giới tính: vì công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi người lao
động cần có sức khoẻ bền bỉ chịu được điều kiện khắc nghiệt nên số lao động nam
luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Năm
2011 lao động nam là 82 người, chiếm 89,76%, sang năm 2012 tăng 6 người chiếm
7,5% trong khi đó nữ chỉ có 12 người, chiếm 10,24% sang năm 2012 số lao động

nữ tăng lên 1 người vì công việc xây dựng nặng nhọc nên việc tăng nhận sự nam là
hợp lý.
+ Xét theo tính chất công việc: Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực xây dựng các công trình, sản xuất gỗ nên lao động tham gia trực tiếp vào công
việc chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011 số người trực tiếp tham gia vào công việc là 75
người chiếm 84,27%. Sang năm 2012 là 81 người chiếm 84,36% trong khi đó số
lao động gián tiếp chỉ có 14 người, chiếm 15,73% năm 2011 và snag năm 2012 là
15 người chiếm 7,14%.
+ Xét theo trình độ: số lao động có trình độ ĐH, Trung cấp thấp so với lao
động phổ thông và công nhân. Ta thấy công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm
48,31% năm 2011, trong khi đó tỷ lệ ĐH, TC chỉ chiếm 7,86%. Đến năm 2012 cơ
cấu lao động tăng lên trình độ ĐH, TC tăng lên 1 người chiếm 25% so với năm
2011 lao động phổ thông và công nhân tăng 6 người chiếm 14,67%. Điều này
chứng tỏ công ty ngày càng có nhiều công trình, nhiều dự án nên cần nhiều lao
động phổ thông và cong nhân. Mặt khác ta thấy trình độ lao động cũng phù hợp
với ngành nghề nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn.
7
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2011 – 2012
Chỉ tiêu
2011 2012
So sánh
2011/2012
SL % SL % +/- %
Tổng số lao động 94 100 101 100 7 7,787
1. Theo giới tính
Nam
Nữ
82
12
89,76

10,24
88
13
89,5
10,56
6
1
7,59
10
2. Theo tính chất công việc
Trực tiếp
Gián tiếp
75
14
84,27
15,73
81
15
84,36
15,63
6
1
8
7,14
3. Theo trình độ văn hoá
Đại học
Trung cấp
Lao động phổ thông
Công nhân
03

04
39
43
3,37
4,49
43,82
48,31
03
05
42
46
3,13
5,21
43,75
47,92
0
1
03
03
0
25
7,69
6,98
Thu nhập bình quân
của lao động
710.000đ/
tháng
845.000đ/
tháng
135.000đ/

tháng
19,01
8
1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị
Bảng 2. Tình hình vốn và tài sản của Công ty
Chỉ tiêu 2011 2012
So sánh 2012/2011
+/- %
Tổng tài sản 6.518.256.157 9.596.385.49
6
3.078.129.33
9
47,2
A. Tài sản ngắn hạn 4.945.862.25
2
7.842.681.35
7
2.605.552.81
5
72,2
1. Tiền và các khoản tương
đương
1.287.527.634 3.681.297.34
1
2.393.769.70
7
185,2
2. Phải thu khách hàng 2.534.821.473 3.049.778.37
0
514.956.897 20,32

3. Hàng tồn kho 527.351.284 824.336.279 296.984.995 56,32
4. Tài sản ngắn hạn khác 596.161.861 287.269.367 -308.892.494 -81,82
B. Tài sản dài hạn 1.572.393.90
5
1.753.704.139 181.310.234 11,53
1. TSCĐ 1.314.827.39
1
1.497.254.39
1
182.427.000 13,87
2. Tài sản dài hạn khác 257.566.514 256.449.748 -1.106.766 -0,43
Tổng nguồn vốn 6.518.256.157 9.596.385.49
6
3.078.129.33
9
47,22
I. Nợ phải trả 2.557.286.15
9
3.817.356.24
3
1.260.070.08
4
49,27
1. Nợ ngắn hạn 1.825.149.853 3.170.527.30
0
1.345.377.44
7
73,71
2. Nợ dài hạn 732.136.306 646.828.943 -85.307.363 -11,65
II. nguồn vốn chủ sở hữu 3.960.969.99

8
5.879.029.25
3
1.918.059.25
5
48,42
1. Nguồn vốn kinh doanh 3.792.000.000 5.652.000.000 1.860.000.00
0
49,05
2. Các quỹ thuộc VCSH 72.130.248 89.785.546 17.655.298 24,48
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
96.839.750 137.243.707 40.403.957 41,72
* Nhận xét:
9
+ Xét theo tình hình tài sản: Từ bảng số liệu tròn ta thấy quy mô tài sản của
công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.078.129.339đ chiếm 47,22%. Trong đó
tài sản ngắn hạn tăng đáng kẻ từ 4.945.862.252đ năm 2011 lên đến 7.842.681.357
năm 2012 chiếm 72,90%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền và các khoản
tương đương tiền tăng mạnh từ 1.287.527.6374đ năm 2011 lên đến 3.049.778.370đ
năm 2012 chiếm 185,92%. Điều này chứng tỏ năm 2010 công ty đã dự trữ lượng
tiền lớn, và việc dự trữ tiền này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua nguyên
vật liệu phục vụ công trình đang thi công dở hay chuẩn bị cho năm 2013 vì công ty
hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng.
Tư thấy, năm 2012 các khoản phải thu khách hàng tăng 514.956.897đ chiếm
20,32% điều này cho thấy công ty vẫn chưa chú trọng vào việc thu hồi các khoản
nợ từ khách hàng.
Hàng tồn kho của công ty tăng từ 527.351.284đ năm 2011 lên đến
824.336.279đ năm 2012 chiếm 56,32%, do năm 2012 nhiều công trình được đấu
thầu thành công và đang thi công dở dự kiến đến năm 2013 sẽ hoàn thành, nền đòi

hỏi phải dự trữ số lượng nguyên vật liệu trong kho để xây dựng công trình cũng
như sản xuất các mặt hàng từ gỗ.
Tài sản dài hạn năm 2011 từ 1.572.393.905đ tăng lên 1.753.704.139 chiếm
11,53%. Tài sản dài hạn có tăng nhưng chỉ tăng ở mức thấp chủ yếu là TSCĐ tăng
182.427.600đ chiếm 13,87%, tuy nhiên TSCĐ tăng không đáng kể vì vào thời
điểm này công ty đã đảm bảo được cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ cho
công tác thi công xây dựng công trình đầy đủ đảm bảo chất lượng tốt nên việc tăng
TSCĐ cũng chỉ là thay thế các thiết bị cũ hay hết hạn sử dụng với giá trị nhỏ. Bên
cạnh đó thì tài sản dài hạn khác giảm 1.106.766đ chiếm -0,43% lượng này giảm
không đáng kể.
+ Xét theo nguồn hình thành:
Từ những số liệu trên cho ta thấy cơ cấu nguồn vốn năm 2012 tăng chủ yếu
là do nợ phải trả và nguồn vốn kinh doanh tăng. Nợ phải trả tăng mạnh từ
2.557.286.159đ năm 2011 lên .817.356.243đ năm 2012, chiếm 49,27%, trong đó
nợ ngắn hạn tăng 1.345.377.447đ chiếm 73,71% công ty đã vay ngắn hạn để trả nợ
10
vay dài hạn đến hạn trả làm cho nợ dài hạn giảm 85.307.363đ chiếm -11,65%.
Đồng thời sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư vào mua nguyên vật liệu. Bên cạnh đó
nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên đáng kể từ 3.792.000.000đ đến
5.652.00.000đ, chiếm 49,05%, do công ty hoàn thành một số công trình với gói
thầu thấp và việc bán các mặt hàng mỹ nghệ năm qua tăng mạnh. Điều này chứng
tỏ công ty có mức độ độc lập về tài chính trong kinh doanh, tạo được sự uy tín trên
thị trường.
Qua sự gia tăng của nguồn vốn cho thấy công ty có sự chuyển biến tích cực
trọng huy động vốn, tuy nhiên số vốn vay vẫn không giảm đòi hỏi công ty phải có
sự tính toán hợp lý để giảm thiểu sự ảnh hưởng này đến kết quả kinh doanh. Vì
vậy, để duy trì hiệu quả như năm 2012 thì công ty phải đầu tư và phát huy hơn nữa
hiệu quả đó trong tương lai. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty năm 2012 phát triển hơn năm 2011. Do vậy, Công ty cần phát huy và
duy trì hiệu quả này.

1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2011 – 2012.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy doanh thu của Công ty năm
2011 đạt 7 tỷ đồng năm 2012 đạt hơn 15 tỷ đồng tăng gấp đôi, tăng 112,63% so
với năm 2011 tương ứng với 8 tỷ đồng. Có thể nói doanh thu của Công ty có sự
tăng trưởng tương đối nhanh. Điều đó chứng tỏ công ty không ngừng nỗ lực đàm
phán tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm tăng doanh thu đồng thời
cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao,
tạo được uy tín trên thị trường.
Năm 2011 doanh thu của công ty là 7.320.525.338đ. Đây là năm công ty chú
trọng vào sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp đáp ứng nhu cầu thị hiếu của
khách hàng, đây cũng là năm công ty chú trọng đầu tư vào việc tìm kiếm các gói
thầu, có lợi cho công ty, tìm hiểu thị trường về gỗ, tung ra các sản phẩm với mẫu
mã đẹp, chất lượng, sang trọng, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng.
Năm 2010 doanh thu của công ty là 565.357.415đ tăng khoảng 8 tỷ đồng tương
ứng 112,63%. Đây là năm doanh thu tăng vượt bậc gấp đôi.
11
Bên cạnh đó, thì giá vốn cũng tăng mạnh tăng 7.279.870.414 tương ứng với
116,10% vì giá vốn nguyên vật liệu để đầu tư vào các công trình còn đang dở dang
và biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường ảnh hưởng làm cho giá vốn tăng
lên.
Mặt khác, ta thấy tổng chi phí kinh doanh của công ty tăng tương đối nhanh
năm 2011 chỉ là 730 triệu đồng nhưng sang năm 2012 đã là 1,3 tỷ đồng. Trong đó
thì chi phí bán hàng là tăng mạnh nhất tăng 289.946.674đ tương ứng với 107,31%,
để lý giải vì sao chi phí bán hàng tăng phải nhìn vào thực tế là công ty đã không
ngừng cải thiện nâng cao doanh thu, do đó lượng hàng bán ra ngày càng nhiều nên
chi phí bán hàng tăng. Bên cạnh đó thì chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng gần
gấp đôi, tăng 265.715.595đ tương ứng với 78,11%, điều này chứng tỏ doanh
nghiệp chưa chú trọng trong việc quản lý kinh doanh. Chi phí tài chính tăng
40.311.240 tương ứng 33,51%, điều này chứng tỏ Công ty đã đi vay để bổ sung
vào nguồn vốn.

Năm 2011 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 325.070.520 năm 2012 con số này
đã tăng lên đến 699.059.087đ chiếm 115,05%. Trong các nhân tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận thuần thì doanh thu thuần là nhân tố ảnh hưởng tích cực nhất tới lợi nhuận
thuần. Mức tăng 112,63% của doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 là nhờ
vào việc công ty cải tiến mẫu mã sản phẩm, uy tín trong các công trình, ảnh hưởng
lớn nhất tới việc gia tăng lợi nhuận thuần; bên cạnh đó, việc chi phí tăng nhanh lại
là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận do đó công ty phải có biện pháp để
giảm chi phí.
Kết quả hoạt động kinh doanh của DN được thể hiện qua bảng sau:
12
Bảng 3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua 2 năm
2011 - 2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
So sánh 2012/2011
Chênh lệch %
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
7.320.525.338 15.565.357.415 8.244.832.072 112,6
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ
7.320.525.338 15.565.357.415 8.244.832.072 112,6
4. Giá vốn 6.270.230.636 13.550.10.054 7.279.870.414 116,1
5. Lợi nhuận gộp 10.050.294.702 2.015.256.360 964.961.658 91,2
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
5.415.096 10.415.514 5.000.418 207,2
7. Chi phí hoạt động tài

chính
120.276.050 160.587.290 40.311.240 33,51
8. Chi phí bán hàng 270.192.573 560.139.247 289.946.674 107,31
9. Chi phí QLKD 340.170.655 605.886.250 265.715.595 78,11
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động SXKD
325.070.520 699.059.087 373.988.567 115,05
11. Lợi nhuận trước thuế 325.070.520 699.059.087 373.988.567 115,05
12. Thuế TNDN 81.267.630 174.764.772 93.497.142 115,05
13. Lợi nhuận sau thuế 81.267.630 174.764.772 93.497.142 115,05
1.7. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong quá tình hoạt động
của Công ty.
- Thuận lợi:
13
+ Là đơn vị xay dựng đóng trên địa bàn TP. Hà Nội, là thành phố phát triển
nên có nhiều dự án và khu công nghiệp đang được quan tâm và đầ tư nên có nhiều
cơ hội để tham gia đấu thầu, tìm hiểu việc làm.
+ Công ty có đội ngũ tay nghề cao. Đó là yếu tó thuận lợi trong việc xây
dựng đơn vị vững mạnh trong cơ chế thị trường.
+ Thị trường xây dựng đặc biệt xây dựng dân dụng tương đối thuận lợi do
ngành xây dựng có mức tăng trưởng cao, có nhiều dự án đầu tư lớn trong những
năm qua và trong thời gian tới.
+ Thị trường gỗ tăng trưởng khá nhanh và sôi động là điều kiện để Công ty
ngày càng phát triển.
- Khó khăn:
+ Công ty mới mở rộng thị trường hoạt động nên cơ sở vật chất và trang
thiết bị phục vụ công tác xây dựng còn hạn chế.
+ Lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu so với nhu cầu từ các công trình trong
hoạt động xây dựng của Công ty.
2. Đặc điểm chung về công tác tổ chức kế toán tại cơ sở.

2.1. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán.
Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty tổ
chức bộ máy tế toán theo mô hình kế toán tập trung.
Công ty dùng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá nguyên vật
liệu.
Khấu hao TSCĐ theo đường thăng
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Loại tiền sử dụng là Việt Nam đồng, ngoại tệ …
Thời điểm mở sổ kế toán từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12
Thể hiện qua sơ đồ sau:
14
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
tiền mặt
và thanh
toán
Kế toán
công nợ

TGNH
Kế toán
vật tư –
tài sản
Thủ quỹ
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

* Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy
kế toán. Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho giám đốc, trực tiếp
lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty, kiểm tra công tác thu thập và xử lý
chứng từ kiểm soát và phân tích tình hình vốn của đơn vị. Cuối tháng, kế toán
trưởng có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán do kế toán tổng hợp lập nên để
báo cáo cho lãnh đạo.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của các kế toán
viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý. Tập hợp chi phí xác định
doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Kế toán
tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước.
- Kế toán tiền mặt và thanh toán: Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy
đủ các khoản thu chi tiền mặt, thanh toán nội bộ và các khoản thanh toán, đôn đốc
việc thực hiện tạm ứng.
- Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng; Theo dõi tình hình biến động của
tiền gửi và tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức.
- Kế toán vật tư – tài sản: Theo dõi tình hình cung ứng xuất - nhập vật tư,
kiểm tra giám sát về số lượng hiện trạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm, tính
và phân bổ khấu hao cho các đối tượng.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm theo dõi tình hình thu – chi và quản lý tiền mặt
của Công ty.
2.2. Hình thức ghi sổ kế toán.
15
Hiện tại Công ty đang sử dụng một bộ phẩn sổ kế toán và áp dụng hình thức
kế toán chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ như sau:
- Căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ liên quan, định kỳ kế toán lập
chứng từ ghi sổ, trình kế toán trưởng duyệt rồi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau
đó vào sổ cái.
- Định kỳ, kế toán cộng sổ sau đó lập bảng cân đối phát sinh, đối chiếu, kiểm

tra và cuối năm lập báo cáo quyết toán.
- Hệ thống tài khoản của Công ty áp dụng là hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp (ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).
16
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ4: Sơ đồ trình tự ghi sổ của Công ty
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
2.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định
hàng nào nhập trước sẽ xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá
nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau
cùng.
Trị giá thực tế
NVL xuất kho
=
Giá thực tế đơn vị của NVL
nhập kho theo từng lần nhập
kho trước
x
Số lượng NVL xuất kho
trong kỳ thuộc số lượng
từng lần nhập
2.4. Hệ thống sổ sách chứng từ mà đơn vị sử dụng.
2.4.1. Chứng từ kế toán.
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu thu
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) - Phiếu chi
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)

17
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết
Sổ đăng ký GGS Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 08VT)
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01-GTKT-3LN)
- Hoá đơn bán hàng (mẫu 02-GTKT-3LN)
- Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH).
2.4.2. Sổ kế toán
- Sổ kho
- Sổ kế toán chi tiết vật liệu
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ cái
- Sổ nhật ký chung
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết.
2.5. Hệ thống tài khoản sử dụng.
DN sử dụng hệ thống tài khoản theo QĐ15 của Bộ tài chính.
3. Thực trạng công tác kế toán theo nội dung thực tập tại cơ sở.
3.1. Nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng của
Công ty.
3.1.1. Kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn
tại dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất. Bao gồm tiền mặt tại quỹ,
tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao. Vốn
bằng tiền được dùng để mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở
nhóm TK11:
TK111: Tiền mặt

TK112: Tiền gửi ngân hàng
TK113: Tiền đang chuyển.
* Sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty.
- Sổ quỹ tiền mặt
18
- Bảng kê chứng từ ghi Nợ - Có TK111
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái.
* Trình tự luân chuyển chứng từ.
* Quy trình hạch toán
Giải thích quy trình kế toán
Từ các chứng từ gốc như là các phiếu chi, phiếu thu các giấy báo có, báo nợ,
… kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ gốc,
kế toán tiền mặt vào các sổ chi tiết tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt, còn kế toán tiền gửi
ngân hàng vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và sổ tiền gửi ngân hàng. Đến cuối 6
tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm từ các chứng từ ghi sổ đã lập kế toán vốn bằng
19
Chứng từ
gốc (hoá đơn
mua hàng,
bán hàng,
giấy đề nghị
tạm ứng …)
Phiếu thu
Phiếu chi
Bảng kê nợ TK 111
Bảng kê có TK 111
Chứng
từ ghi

sổ
Sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK tiền Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TGNH
Sổ quỹ tiền Sổ cái TK111, 112 Sổ TGNH
Bảng
cân đối
số phát
sinh
Báo
cáo tài
chính
tiền tiến hành vào sổ cái các TK111, TK112, từ đó vào bảng cân đối phát sinh và
lập báo cáo tài chính.
20
Đơn vị: Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng
và phát triển
Địa chỉ:
Mẫu số: 02 – TT
QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI Quyển số:
Ngày 20 tháng 01 năm 2012 Nợ 156
Có 111
Họ tên người nhận tiền: Lê Bảo Sơn
Địa chỉ: NV mua hàng
Lý do chi: Trả tiền hàng
Số tiền: 15.000.000đ (Viết bằng chữ: Mươi lăm triệu đồng chẵn)
Kèm theo: … chứng từ gốc: …

Ngày 20 tháng 02 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
21
3.1.2. Kế toán các khoản phải thu.
Các khoản phải thu là các khoản cần phải thu do DN bán chịu hàng hoá,
thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, trong điều kiện sản xuất thị trường và lưu
thông hàng hoá càng phát triển thì việc bán chịu ngày càng tăng để đẩy mạnh bán
ra. Do vậy các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản
phải thu và có xu hướng tăng trong các khoản phải thu của DN.
* Quy trình hạch toán
22
Phiếu thu
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
thanh toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
TK111, 112, 131
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ chi tiết
tiền mặt,
tiền gửi
PHIẾU THU
Ngày 24/01/2012
Đơn vị: Công ty TNHH MTV
đầu tư xây dựng và phát triển
Hợp Phát
Địa chỉ:


Quyển số:
Nợ 111
Có 112
Mẫu số: 01-TT
QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
Họ và tên người nộp tiền: Công ty TNHH Đức Lâm
Địa chỉ: 18 Thanh Lãm – Phú Lãm – Hà Đông – Hà Nội
Lý do nộp: Trả tiền hàng
Số tiền: 16.500.000đ (Viết bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng
chẵn).
Kèm theo: … chứng từ gốc: …
Ngày 24 tháng 01 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
23
3.1.3. Kế toán các khoản tạm ứng
Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho
người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết
một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động
làm việc tại doanh nghiệp. đối với người nhận tạm ứng thường xuyên phải được
giám đốc chỉ định bằng văn bản.
* Quy trình hạch toán
24
Phiếu chi
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ Sổ chi tiết tiền mặt
Bảng tổng hợp

chi tiết
Sổ cái TK 141
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: - Giám đốc công ty
- Kế toán trưởng công ty
Tên tôi là: Trần Lan Trinh
Bộ phận: Văn phòng
Xin đề nghị tạm ứng số tiền: 10.000.000 đồng
Viết bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn
Về khoản: Mua văn phòng phẩm
Thời gian thanh toán:
Kính đề nghị giám đốc công ty giải quyết cho tôi tạm ứng số tiền trên.
Ngày 28 tháng 01 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên, đóng dấu) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
25

×