Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1C học tốt môn Tiếng Việt Giai đoạn học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.47 KB, 12 trang )

Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1C học tốt môn
Tiếng Việt (Giai đoạn học vần).
1. Thực trạng hoặc vấn đề đặt ra
- Hệ thống bài dạy phân môn học vần lớp 1 gồm 64 bài.
- Đặc trưng của phân môn học vần là sử tranh hoặc vật
thật một cách thành thạo của giáo viên và học sinh.
- Tất cả các bài đã học giúp cho học sinh đọc viết được
tiếng từ đã học.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Các em học sinh lớp 1C trường TH Xã Phan.
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt phân môn học
vần.
- Một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng về kỹ năng đọc viết nhuần nhuy ễn môn Tiếng
Việt.
- Đối tượng nghiên cứu là phần vần ở lớp 1.
- Tham khảo tài liệu ở sách giáo viên lớp 1.
- Tham dự các buổi chuyên đề do tổ, trường, ngành tổ
chức.
a. Tài liệu nghiên cứu
- Đọc tài liệu: Tìm đọc các loại sách, tạp chí giáo dục,
các văn bản chỉ đạo về đổi mới
phương pháp, tài liệu có liên quan đến như:
+ Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu
học chu kỳ III (2003- 2007).
+ Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tiếng Việt
lớp 1 – Theo chuẩn kiến thức
kỹ năng các môn học ở tiểu học – Nhà xuất bản Giáo
dục.
+ Tài liệu dạy Tiếng Việt 1 nhà xuất bản Giáo dục.


+ Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1 nhà xuất
bản Giáo dục.
b. Điều tra:
- Điều tra để nắm được hoàn cảnh sống, tâm sinh lý của
từng học sinh.
- Điều tra cơ bản về tình hình lĩnh hội kiến thức
của học sinh để nắm được thực trạng học môn Tiếng
Việt (giai đoạn vần) của học sinh.
- Thống kê đối chiếu: Thống kê số liệu cụ thể qua
các lần kiểm tra ở từng thời điểm theo dõi sự tiến bộ
của học sinh.
- Thông qua các phương pháp như trực quan, thực
hành giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu kết quả trước
và sau khi vận dụng đề tài để thấy được kết quả của quá
trình thực hiện đề tài.
- Đưa những kinh nghiệm vào kế hoạch dạy học để dạy
thử nghiệm cho đề tài.
- Trao đổi ý kiến với các bạn đồng nghiệp đưa ra
phương pháp dạy học cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh cụ thể. Đồng thời rút ra kinh
nghiệm cho bản thân.
- Đàm thoại: thường xu y ên trao đổi chuyên môn
cùng đồng nghiệp nhằm rút ra các
biện pháp hữu hiệu áp dụng vào việc dạy môn Tiếng Việt
giai đoạn học vần tốt hơn.
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài
- Trước thực tế giảng dạy tôi xác định yêu cầu đạt được
như sau:
+ Sử dụng tối đa có hiệu quả các đồ dùng như tranh ảnh
hoặc vật thật.

+ Học sinh hứng thú học tập và rèn kỹ năng tìm
tiếng, từ và đọc thành thạo các
tiếng từ đó.
- Học sinh tự tìm được tiếng, từ sau mỗi tiết học giúp
học sinh nắm vững vần đã học,
giúp học sinh đọc nhanh viết đúng, làm nền tảng để
học sang giai đoạn luy ện tập tổng hợp
– tập đọc.
- Từ những thực tiễn trên chúng tôi đã nhìn thấy
được tồn tại của học sinh và của
giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nên ngay từ
đầu năm học Ban giám hiệu đã bàn bạc
và thống nhất với tổ chuyên môn xây dựng ngay
chu yên đề học vần vào tuần 7. Bên cạnh
đó nhà trường tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ
giáo viên nắm vững việc đổi mới
phương pháp dạy học trong việc giảng dạy . Để các
em học tốt môn Tiếng Việt nói chung,
giai đoạn học vần nói riêng, trước tiên phải hướng
dẫn các em nắm chắc cách phân tích
vần, cơ chế đánh vần và đọc trơn vần, để đạt được mục
tiêu bài học.
- Từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi nghiên cứu
tìm ra những kinh nghiệm dạy
Tiếng việt (giai đoạn học vần) để giúp học sinh
nắm vững vần hơn để chuẩn bị sang giai
đoạn luyện tập tổng hợp.
- Bên cạnh, nó còn phát huy tính tích cực của học
sinh trong tiết dạy. Phối hợp chặt
chẽ với gia đình học sinh, tạo ra môi trường dạy – học

thân thiện trong lớp học.
+ Đối với giáo viên: gần gũi với học sinh để tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình của các
em giúp đỡ các em trong học tập.
+ Đối học sinh: Có ý thức học tập tự giác hoàn thành tốt
nhiệm vụ giáo viên giao.
. Tích cực tham gia các hoạt động học tập theo nhiều
hình thức như: đọc nhóm đôi.
. Biết đọc ,viết đúng các vần, tiếng, từ đã học.
+ Phát huy khả năng nghe, nói, đọc, viết và khả năng
tìm tiếng, từ qua bài học.
- Tăng cường khả năng quan sát để phân biệt và nhận
biết chính xác, động não và ghi
nhớ từng âm, từng vần, từng tiếng, qua đó hiểu và
tìm được những tiếng, từ cần thiết của
bài học.
- Qua quá trình giảng dạy, bản thân chúng tôi nhận
thấy vấn đề cần thiết để giúp học
sinh học tốt giai đoạn học vần là:
+ Giáo viên phải phát âm chuẩn.
16
+ Ở giai đoạn này việc hướng dẫn học sinh cách đánh
vần là điều cần thiết vì đó là
nền tảng trong suốt giai đoạn học vần. Ví dụ tiết 1 (dạng
bài cung cấp vần mới).
+ Dạy bài ia - ua - ưa: Đây là những bài dạy vần đầu
tiên sau khi học sinh kết thúc
giai đoạn học âm. Có thể các em còn bỡ ngỡ với cách
đánh vần. Giáo viên cần giúp các em
nắm vững cấu tạo vần: âm nào đứng trước, âm

nào đứng sau, đánh vần như thế nào. (Âm
nào đứng trước, đọc trước. Âm đứng sau, đọc sau) Ví
dụ: vần ia đánh vần i – a – ia đọc là
ia,vần ua đánh vần u- a – ua đọc là ua, vần ưa đánh vần ư
– a – ưa đọc là ưa. Đó là qu y chế
đánh vần. Giáo viên cần đánh vần mẫu thật chuẩn,
nhắc nhở học sinh chú ý cách phát âm
của giáo viên, học sinh đọc được đó chỉ là bước đầu
của trọng tâm bài học, bước tiếp theo
là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp các vần. Cuối
cùng phát triển tư duy học sinh bằng
cách cho các em ghép tiếng, từ có vần vừa học.
- Để học sinh nắm được cách đánh vần ngay từ
bài đầu tiên phải giúp học sinh nắm
vững cấu tạo vần. Ví dụ: vần ia có i đứng trước, a
đứng sau. Cách đánh vần âm nào đứng
trước, đọc trước. Âm nào đứng sau, đọc sau: i- a - ia
đọc là ia.
- Học sinh đọc được đó chỉ là bước đầu của trọng
tâm bài học; bước tiếp theo là
luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp các vần,
cuối cùng phát triển tư duy học sinh bằng
cách cho các em tự ghép tiếng có vần vừa học. Giáo viên
phải hướng dẫn các em chọn một
trong những âm đã học để ghép vào trước vần
đang học để có tiếng mới. Ví dụ: : Em A
chọn âm b, em B chọn âm h, em C chọn âm t,…
ghép vào phía trước vần đang học thêm
dấu thanh và tự đánh vần tiếng vừa ghép, giáo viên
theo dõi chỉnh sửa cho những em phát

âm sai hoặc ghi dấu thanh chưa đúng vị trí.
* Ví dụ: Dạy vần ua em A chọn âm b ghép vào
vần ua được tiếng búa, em B âm h
ghép vào vần ua được tiếng hùa, em C chọn âm t ghép
vào vần ua được tiếng tủa…
- Để động viên học sinh, giáo viên chọn tiếng
hay , viết lên bảng để tiết 2 luy ện đọc.
Đối với những em khá, giỏi, có thể gợi ý các em tìm từ.
- Giáo viên khắc sâu cho học sinh nắm, nhưng thực tế
không phải bất cứ phụ âm nào
khi đứng trước vần đều tạo thành tiếng có nghĩa. Ví dụ
các vần: ia, iu, êu, eo, iêu, inh, ênh,
iêt, oa, oanh… không thể ghép được với âm c, mà chỉ
ghép được với âm k, kh và một điều
mà giáo viên cần nắm vững nữa là qu y tắc về
dấu thanh. Ví dụ: những vần có âm: t, c, p,
ch không thể ghi dấu thanh huy ền, hỏi, ngã hoặc
không dấu thanh mà chỉ sử dụng thanh
sắc và thanh nặng.
- Điều này đòi hỏi giáo viên phải thật chuẩn về
luật chính tả mới tránh sự sai sót
trong giảng dạy.
* Ví dụ: học tập, chắc chắn, tấc đất, sạch sẽ
- Khi học sinh nắm được cơ chế đánh vần, tiếng,
nâng dần cho học sinh đọc trơn
tiếng.
- Buổi sáng: đầu giờ chúng tôi kiểm tra lại bảng
âm, trong tiết học chúng tôi thường
xu y ên gọi những em yếu phân tích vần, tiếng để khắc
sâu kiến thức nhiều hơn.

- Buổi chiều: tiếp tục kiểm tra lại bảng âm kết hợp với
bảng vần và một số tiếng giáo
viên gọi học sinh đọc cá nhân bảng âm, bảng vần
đã học. Giáo viên yều cầu học sinh tự
ghép âm, vần vừa ôn để được tiếng mới viết vào bảng
con và đọc tiếng đó.
- Chúng tôi thực hiện như thế hằng ngày và giao việc
cho học sinh vào buổi chiều ở
các tiết tăng viết lại bảng âm, vần, tiếng, từ vừa học hôm
sau lại kiểm tra lại.
* Học sinh trung bình, khá, giỏi ngồi xen kẽ nhau để
thuận lợi trong việc học tập.
- Bên cạnh đó, chúng tôi ân cần, gần gũi, vui vẻ
giúp các em tự nhiên hòa nhập vào
hoạt động chung của lớp. Giáo viên còn phải quan
tâm, khen ngợi sự cố gắng tiến bộ của
các em, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của mỗi
học sinh. Trong tiết dạy giáo viên cần
17
chú ý, đặt câu hỏi cho từng đối tượng học sinh.Ví dụ:
câu hỏi khó dành cho học sinh khá,
giỏi. Câu hỏi dễ dành cho học sinh trung bình, yếu.
- Giới thiệu bài, giáo viên chuẩn bị tranh, ảnh hoặc
vật thật gần gũi với các em để
giới thiệu từ khóa và vần mới học. Trước khi đến
trường, các em đã biết nói tiếng mẹ đẻ,
nay chỉ còn học “viết” nói ra mà thôi. Để phát huy
tính tích cực của học sinh trong tiết học
vần, giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh, ảnh,
vật thật hay mô hình gắn với nội dung

từ khóa, từ ngữ ứng dụng, cho các em nghe giọng
đọc, nhìn khuôn miệng của giáo viên
phát âm, đánh vần mẫu.
4. Hiệu quả đem lại
- Với giải pháp trên tôi đã cố gắng thực hiện có kết
quả tốt trong năm học, giúp học
sinh nắm vững phương pháp học tập của bộ môn,
góp phần vào việc phát triển tư duy học
sinh và ren kỹ năng đọc viết trong Tiếng Việt.
- Nâng cao trình độ chu y ên môn nghiệp vụ của giáo
viên.
- Tăng dần số lượng học sinh y ếu lên trung bình và từ
trung bình lên khá, giỏi.
- Học sinh biết áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách
hiệu quả.
- Hình thành tính cẩn thận, kiên trì cho học sinh.
Kết quả: Năm học 2012 – 2013
Tổng số học sinh lớp 1C: 32
GHKI: 32: đọc đúng chính xác âm 24 em, tỷ lệ:
75,0%. Đọc còn sai: 8 em, tỷ lệ:
25,0%.
CHKI: 32 em đọc đúng chính xác 30 em, t ỷ lệ:
93,75%. Đọc còn sai 2 em, tỷ lệ:
6,25%.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại
a. Về tính mới và tính sáng tạo
- Giáo viên cần phát huy tối đa tính tích cực của
học sinh, tổ chức mọi tình huống
phát triển tư du y cho học sinh, giáo viên yêu cầu học
sinh phải biết biết tự tìm tiếng, tìm từ

và đọc được tiếng từ vừa tìm. Cần tổ chức cho các
em thi đua tìm tiếng, từ, giúp các em
tích cực hơn trong học tập.
- Giúp học sinh nắm vững tiếng, từ đã học.
- Rèn cho học sinh.
- Học sinh phải dựa vào những kiến thức đã vận
dụng các thao tác tư duy để tìm ra
những tiếng, từ mà trong sách giáo khoa không có.
- Rèn tính cẩn thận, kiên trì ở học sinh.
b. Hiệu quả xã hội: Vận dụng kiến thức đã học các em
biết đọc sách báo ngoài sách
Tiếng Việt mà các em đã học. Từ đó giúp các em
biết quý trọng sách vở của mình và tình
yêu quê hương, y êu đất nước. Tham gia tích cực các
hoạt động bảo vệ môi trường.
c. Về triển vọng áp dụng và triển khai: Chúng tôi thực
hiện ở lớp 1C và cả khối 1,
trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp ở trường bạn
nhằm hướng tới giải pháp tối ưu để giúp
các em còn lại (chưa ghép được vần, tiếng) sẽ tiến bộ
hơn.

×