Kinh nghiệm rèn học sinh viết đúng chính tả ở lớp 2C.
1. Thực trạng hoặc vấn đề đặt ra
Bậc Tiểu học được xem là nền móng của quá trình xây dựng tri
thức, góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của con người. Môn Tiếng Việt từng bước hình thành cho các
em những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao
tiếp trong môi trường hoạt động thông qua các phân môn như: Tập
đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn, Chính
tả. Trong đó, phân môn Chính tả được xem là một phân môn
có vị trí đặc biệt quan trọng, thực hiện mục tiêu của môn
Tiếng Việt và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, nhất
là năng lực viết chữ. Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp
2 là giúp học sinh rèn luy ện kĩ năng viết và nắm vững các
quy tắc chính tả. Thực tế cho thấy học sinh Tiểu học nhất là
học sinh lớp 2 đa số các em chỉ biết viết thành chữ mà
không hề chú ý đến nghĩa của tiếng, có em viết đúng chính tả
nhưng tốc độ viết rất chậm, có em viết nhanh đạt tốc độ quy
định nhưng chữ viết lại quá cẩu thả, không đều nét hoặc
thiếu nét, thiếu dấu thanh. Muốn rèn học sinh viết đúng chính tả
đồng thời rèn tính nắn nót, cẩn thận thì phải rèn cho học sinh
cách phát âm chuẩn, nắm các quy tắc chính tả thường
gặp thông qua các bài tập cần làm trong chuẩn để khi diễn đạt
thành chữ thì các em sẽ viết đúng chính tả và có kiến thức vững
vàng học tập lên các lớp trên.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và một số quy tắc viết chính tả thường gặp
trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 năm học 2012 - 2013
Kinh nghiệm rèn học sinh viết đúng chính tả ở lớp 2 được áp
dụng trực tiếp cho học sinh lớp 2C trường TH Thuận An.
3. Giải pháp mới, tính sáng tạo của đề tài
Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên cần hướng dẫn học sinh
thực hiện một số
điều sau:
1) Thói quen chuẩn bị bài. Tư thế ngồi khi học, khi viết.
2) Phân tích nghĩa của tiếng, từ dễ viết sai. Nắm qu y tắc và mẹo
viết chính tả.
3) Khắc phục lỗi chính tả từ các môn học khác.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đề ra những giải
pháp cụ thể giúp học
sinh viết đúng chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung chương trình
Chương trình phân môn Chính tả ở lớp 2 được rèn luyện theo
kiểu tập chép hoặc
nghe viết một đoạn văn hoặc một bài thơ. Chính tả âm, vần,
thanh được luyện viết các từ
MS: 11
34
có âm, vần, thanh dễ viết sai do không nắm vững quy tắc
chính tả hoặc do ảnh hưởng của
cách phát âm địa phương.
Thực ra chính tả tập chép là một bước chuẩn bị cho chính tả
nghe viết, giáo viên cần
hướng cho học sinh thấy sự khác nhau ở chỗ tập chép tức là
học sinh tự đọc lấy để viết,
còn nghe viết có nghĩa là giáo viên đọc cho học sinh viết,
tránh cho học sinh hiểu nhằm
tập chép là nhìn từng âm từng chữ để viết.
b. Chuẩn bị tiết dạy
Để tiết dạy đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị hết sức quan trọng
không phải chỉ riêng
giáo viên mà các em học sinh cũng phải chuẩn bị.
- Về giáo viên: Đối với giáo viên khi dạy chính tả không nên
chỉ dừng lại ở mức độ
đọc cho học sinh viết rồi kiểm tra và chữa lỗi. Với mức độ đó
thì kết quả đạt được không
mấy khả quan. Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho chính mình
một số kinh nghiệm sau:
+ Kiến thức về từ vựng.
+ Luyện phát âm chuẩn.
+ Tìm hiểu và vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong đó có
phương pháp diễn
giải, phân tích.
+ Dùng lời giải thích và dẫn chứn g cụ thể bằng đồ dùng trực quan
đ ể hướng cho
các em hiểu nghĩa từ hoặc có thể giải thích rõ ràng hơn
bằng cách cho các em đặt từ
trong văn cảnh.
Với những cách làm trên, tuy mất nhiều thời gian nhưng mang
lại kết quả rất tốt, học
sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
Đối với bài tập ngoài việc tra từ điển, chuẩn bị tâm lý ứng xử
tình huống trong giảng
dạy giáo viên cần ghi sẵn bảng phụ để các em mạnh dạn, tự
tin giải bài thi đua cá nhân
hoặc theo nhóm, giáo viên khen thưởng tu y ên dương tạo hứng thú
giúp cho các em học tập
tích cực.
- Về học sinh: Giáo viên cần tập cho các em những thói quen sau:
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: sách, vở, viết, bảng con, phấn.
+ Tập thói quen đọc bài nhiều lần, lọc từ khó viết vào vở rèn chữ
viết.
+ Ôn lại quy tắc viết chính tả đã học.
+ Tư thế ngồi học thoải mái, lưng thẳng, hai chân song song.
Khi thực hiện được những việc như trên thì chắc chắn kết quả
rất khả quan. Mỗi em
cần có ý thức cố gắng học tập thông qua việc luyện đọc, luy ện viết
thì việc viết đúng chính
tả không còn khó khăn nữa.
c. Tìm hiểu nguyên tắc dạy phân môn Chính tả
Thực tế cho thấy dạy phân môn Chính tả dựa vào rất nhiều
nguyên tắc, các nguyên
tắc này không tách rời nguyên tắc dạy học môn Tiếng Việt. Phân
môn Chính tả có tính chất
thực hành làm cơ sở cho việc dạy học môn Tiếng Việt. Để
khắc phục được tình trạng viết
sai lỗi chính tả, nâng cao dần kỹ năng viết cho các em, tôi
đã tìm hiểu một số nguyên tắc
sau:
* Nguyên tắc dạy phân môn Chính tả gắn với việc phát triển tư
duy
Tư duy của trẻ khi đến trường là tư duy trực quan cụ thể,
mang tính hình thức dựa
vào đặc điểm trực quan. Khi phân tích, lu y ện tập, sửa chữa hay
cung cấp kiến thức mới cần
tiến hành theo một số thao tác tư duy, để kích thích hứng thú
tìm hiểu, giúp học sinh nắm
chắc hiện tượng, nhận ra hướng đúng. Tránh áp đặt máy
móc những quy tắc mà phải để
học sinh tự chiếm lĩnh và áp dụng, có như vậy các em mới nhớ lâu.
Ví dụ: Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo
thành những từ viết đúng
chính tả
A B
35
bênh trái
bên vực
bện tật
bệnh dây
* Nguyên tắc dạy phân môn Chính tả chú ý đến trình độ phát triển
ngôn ngữ
Trước tuổi đi học, trẻ em sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói.
Bước vào lớp 1 các em
mới bắt đầu học chữ, tiếp xúc với dạng thức viết của ngôn
ngữ. Do đó dạy chính tả chú ý
đến trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Khi đến lớp 2
trở đi thì dần dần hình thành
những quy tắc biểu hiện mối quan hệ âm - chữ - nghĩa theo
dạng thức viết. Đối với học
sinh lớp 2, Chính tả được xem là tri thức mới. Khi viết chữ,
trình độ tư duy và ngôn ngữ
của các em sẽ có một bước phát triển nhảy vọt từ tư duy trực
quan cụ thể cảm tính các em
tiến đến tư duy khái quát lý tính, qua đó ngôn ngữ cũng phát triển
theo.
Ví dụ: Qua bài tập điền vào chỗ trống học sinh biết lựa chọn
để điền vào chỗ chấm
cho có nghĩa như:
+ Điền vào chỗ trống tr hay ch: cây…e, mái…e,…ung thành,…ung
sức.
+ Điền vào chỗ trống ân hay âng: v… lời, bạn th…, bàn ch…
* Nguyên tắc dạy phân môn Chính t ả hướng v ề dạng thức viết
của hoạt động lời nói
Ngôn ngữ được hiện thực hóa theo dạng thức nói và dạng
thức viết. Nói và viết là
những hoạt động có hai mặt: một là phát ra âm thanh, hai là tái
hiện lại âm thanh bằng chữ
viết. Vì vậy chữ viết và chính tả được xem là hệ thống hoạt
động chức năng của ngôn ngữ
có liên hệ hình thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn
bản. Dạy phân môn Chính tả
hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói sẽ kích thích
hứng thú và hình thành động
cơ học tập của học sinh để đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc.
Ví dụ: Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n:
- Chỉ vật đội trên đầu để che mưa nắng. Ví dụ: nón.
- Chỉ con vật kêu ủn ỉn. Ví dụ: lợn.
- Trái nghĩa với già. Ví dụ: non.
Ví dụ: Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng:
- Chỉ đồ dùng để xúc đất. Ví dụ: xẻng.
- Chỉ vật dùng để chiếu sáng. Ví dụ: đèn.
- Trái nghĩa với chê. Ví dụ: khen.
* Nguyên tắc dạy phân môn chính tả theo hướng song song dạng
thức nói và dạng
thức viết của ngôn ngữ
Nói và viết đều là hình thức nói của ngôn ngữ dựa trên mối liên
hệ âm - chữ - nghĩa
nhằm hoàn thiện kĩ năng đọc - hiểu - viết. Các em biết phân
biệt nghĩa, vận dụng những
qu y tắc, hiểu biết được tích lũy và tái hiện thông qua các bài
tập Luy ện từ và câu, Tập làm
văn. Nguyên tắc này hướng cho các em lựa chọn từ diễn đạt
cho bài Tập làm văn bằng
cách đặt từ trong văn cảnh thì các em sẽ thấy được nghĩa rõ
ràng, rèn tính cẩn thận tránh
được tình trạng nói thế nào viết thế ấy.
Ví dụ: Học sinh nói và viết câu thế này : “Chị hai em có
khuôn mặt rất sinh đẹp”.
Giáo viên gạch dưới từ sai rồi đưa lên bảng phân tích bằng
cách đặt từ trong văn cảnh:
“Mẹ em vừa mới sinh em bé. Em là học sinh lớp 2”, để các em thấy
rằng khi nào thì viết
tiếng “sinh”, khi nào thì viết tiếng “xinh”.
d. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai chính tả
* Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả
Nhiều năm liền trực tiếp giảng dạy và kiểm tra bài viết thực tế
của học sinh, tôi nhận
thấy những học sinh hay viết sai chính tả do một số nguyên nhân
sau:
36
- Đọc yếu, đọc chậm, đọc đánh vần, đọc sai tiếng. Ví dụ:
“màu vàng” đọc thành
“màu quàng”.
- Thói quen phát âm theo vùng, miền hay phương ngữ địa
phương. Ví dụ: “về nhà”
đọc thành “dề nhà”.
- Học sinh lơ là chưa tập trung khi giáo viên phân tích và
giải nghĩa từ; chưa nắm
vững quy tắc chính tả; ngồi viết chưa đúng tư thế.
* Tác hại của việc viết sai chính tả
Học sinh Tiểu học, do tri giác củ a các em còn h ạn hẹp hay nó i
đún g hơn là một tờ
giấ y trắng mà giáo viên là người trực ti ếp viết lên đ ấy ch ữ và
ngh ĩa. Nếu các em sai mà
chúng ta không chỉnh sửa kịp thời thì tác hại mang lại rất to
lớn có thể nói là lâu dài về
sau. Sau này, khi viết văn bản sẽ không tránh khỏi tình
trạng n gười đọc hiểu sai nghĩa.
Do đó, việc giúp học sinh vi ết đúng chính tả là vấn đề được
giáo viên qu an tâm nhiều
nhất và giáo viên nào cũng đều mong muốn tìm biện pháp
khắc phục lỗi ch ính tả cho
các em cũn g như mong muốn rèn luyện nhân cách cho học sinh.
e. Biện pháp khắc phục
Để khắc phục lỗi và rèn luy ện kĩ năng viết đúng chính tả tôi
đã từng bước cung cấp
cho các em những kiến thức thông qua bài tập, bài dạy trong những
giờ Chính tả như sau:
- Lỗi chưa nắm vững cấu tạo âm vần, cấu tạo âm tiết của vần tôi
cho các em phát âm
để phân biệt.
- Lỗi phát âm theo phương ngữ tôi kết hợp với bài tập đọc để
hướng các em phát âm
đúng từ đó các em sẽ viết đúng.
- Lỗi do không nắm quy tắc viết chính tả tôi lập bảng ghi
nhớ và cho học sinh đọc
mỗi ngày.
Ngoài những biện pháp trên, tôi còn cung cấp cho các em
một số mẹo viết đúng
chính tả như sau:
Mẹo viết âm đầu s/x; mẹo viết dấu hỏi/ngã; Mẹo viết vần có
âm cuối n/ng tôi luôn
nhắc các em chú ý khi giáo viên phát âm.
Mẹo viết vần có âm cuối “c, t” thường đi kèm với dấu sắc hoặc dấu
nặng.
Qua bài tập, tôi có thể dễ dàng sửa lỗi cho các em bằng
nhiều hình thức, thông qua
trò chơi để tạo điều kiện cho những em yếu tự tin, mạnh dạn tham
gia học tập.
Ngoài những giải pháp nêu trên tôi còn chú trọng vào việc
chấm bài thật kĩ. Khi
chấm bài tôi gạch dưới những phụ âm, vần hoặc dấu thanh
mà các em viết sai để các em
nhận biết mình sai chỗ nào rồi yêu cầu các em viết lại dưới
bài chính tả cho nhớ. Nếu em
nào mắc từ 6 lỗi trở lên thì tôi y êu cầu viết lại cả bài. Tôi
cũng đã hướng dẫn cách đối
chiếu bài chính tả của mình với bài trong sách giáo khoa hoặc
bài chép của giáo viên trên
bảng. Qua cách này học sinh biết dò bài soát lỗi và gạch
dưới chỗ sai bài viết của mình
hoặc của bạn.
* Phối hợp với các môn học khác trong việc khắc phục lỗi sai chính
tả của học sinh
Để việc ch ữa lỗi chính tả thường xu yên cho học si nh ghi
nhớ và khắc phục
không chỉ dựa vào phân môn Ch ính tả mà còn ph ải kết hợp
chữa lỗi qua nhiều mô n
học kh ác như:
+ Phân môn Tập đọc: Tôi luyện phát âm cho các em rất k ỹ ,
chú ý đến những em
đọc đánh vần và phát âm sai, tôi cho các em phát âm lại nhiều
lần. Bởi vì muốn viết đúng
các em phải phát âm chuẩn.
+ Phân môn Luyện từ và câu: Trước khi các em làm bài tập tôi yêu
cầu các em đọc
lại lệnh của bài khi phát hiện các em phát âm sai tôi chỉnh sửa
trước lớp. Khi chấm bài tôi
đưa từ sai lên, phân tích, giải thích nghĩa để các em tự nhận xét và
ghi nhớ.
37
+ Phân môn Tập làm văn: Khi học sinh làm bài miệng trước lớp
nếu phát hiện các
em phát âm sai tôi chỉnh sửa ngay để khi làm bài viết các
em viết đúng. Đối với bài văn
viết của các em khi chấm bài tôi gạch dưới từ mà các em đã
dùng sai chữa lại từ đúng rồi
giải thích cho các em hiểu nghĩa của cả hai từ và lưu ý khi nào
thì dùng từ này khi nào thì
dùng từ kia.
+ Môn Toán: Khi giải toán có lời văn thông qua bài toán tôi
luôn lưu ý các thuật
ngữ trong bài là mấu chốt để hướng dẫn các em giải bài toán bằng
cách gạch dưới những từ
đó. Khi chấm bài tôi chỉnh sửa lời giải rất kỹ. Nếu phát hiện lỗi sai
tôi đưa lên bảng lớp sau
đó phân tích rồi chữa lại.
Qua việc áp dụng những giải pháp nêu trên và việc phối kết hợp
nhiều phương pháp
trong dạy học, các em học sinh trong lớp tôi có hứng thú
học tập hơn. Khi học các phân
môn trong môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Chính tả thì kết
quả học tập của các em có
tiến bộ rõ rệt. Ngay cả khi học môn Toán thì các em có thói
quen cẩn thận, viết đẹp, đúng
chính tả. Việc trình bày trong vở không còn tình trạng bôi xóa nữa.
4. Hiệu quả đem lại: Sau khi áp dụng những giải pháp trên thường
xuyên trong mỗi
giờ dạy cho học sinh. Tôi rất hài lòng khi thấy số lượng học sinh
yếu kỹ năng viết giảm rất
nhiều, bài viết nhanh đạt tốc độ quy định, chữ viết đẹp không sai lỗi
chính tả.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
a. Về tính mới và tính sáng tạo: Tiếng Việt là môn học
chiếm khoảng thời gian
rất lớn trong su ốt ch ương trì nh bậc Tiểu học. Tron g đó,
phân môn Chính tả có nh iệm
vụ chủ yếu là tái h iện lạ i lời n ói thành chữ viết. Ch ính tả
còn thể hiện rõ vốn hiểu biết
củ a họ c sinh thông qua chữ viết, thể h iện kết q uả của việc
học Tiến g Việt. Do đó, để
học sinh viết đún g ch ính tả, giáo viên luôn đổi mới phươn
g pháp, hình thức tổ chức
dạ y học tạo đ iều kiện cho các em h ọc sinh phát hu y tín
h sáng tạo, khả năng tư du y,
thường xu yên vận dụn g nh ững qu y t ắc chính tả và mẹo
viết ch ính tả vào bài viết, bài
tập thì chắc chắn rằng tất cả các em đều học tốt ph ân môn này.
b. Hiệu quả xã hội
Qua việc áp dụng những giải pháp khi học phân môn Chính tả thì kết
quả học tập của
các em có tiến bộ rõ rệt. Ngay cả khi học môn Toán và các
môn học khác thì các em có
thói quen cẩn thận, viết đẹp, đúng chính tả, trình bày vở sạch đẹp.
Tôi tiến hành thao giảng, thực hiện chuyên đề để trao đổi trực
tiếp với giáo viên dạy
Tiếng Việt ở các đơn vị bạn để tìm ra những biện pháp mới,
áp dụng vào giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Chính tả nói riêng.
c. Về triển vọng áp dụng và triển khai
Với “Kinh nghiệm rèn học sinh viết đúng chính tả ở lớp 2C” đã
mang lại kết quả khả
quan. Học sinh rất tự tin, phấn khởi tham gia tích cực các hoạt
động trong giờ học. Giảm tỷ
lệ học sinh y ếu kĩ năng viết và tăng tỷ lệ học sinh viết chữ đẹp đúng
chính tả.
Từ những giải pháp trên tôi rút ra bài học như sau:
- Giáo viên phải nắm chắc hệ thống kiến thức kỹ năng cơ bản.
- Lu y ện phát âm chuẩn, trau dồi kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài thật tốt, từ khâu đồ dùng, kiến thức, phương
pháp, hình thức tổ chức
dạy học cho đến khâu xử lý tình huống trong tiết dạy, tạo
được nhiều giờ dạy đa dạng,
phong phú.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp.
- Thường xuy ên quan tâm đến học sinh và có biện pháp giúp đỡ
ngay tại lớp.
- Tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh, học sinh phát biểu
chưa đúng nên tế nhị
nhận xét và động viên các em, khi các em phát biểu đúng thì tuyên
dương khen thưởng kịp
thời tạo đà tâm lý cho học sinh hứng thú trong học tập.
38
- Giúp các em nắm vững các qu y tắc chính tả, mẹo viết chính tả
thông qua những tiết
dạy trên lớp dù bất kỳ môn học nào để các em ghi nhớ và khắc
sâu.