Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích công ty dược Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.06 KB, 19 trang )

PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG
PHẦN A: XU HƯỚNG NGÀNH DƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
Tiêu dùng thuốc gia tăng: Giai đoạn từ 2001-2008, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt
Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9%. Nếu như năm 2002 mới chỉ
tăng 15% so với năm trước đó, thì đến năm 2008 đã tăng 25,5% so với năm 2007.
Tổng doanh thu toàn thị trường năm 2008 đạt mức 1,4 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP của
cả nước. Trong những năm gần đây người Việt Nam ngày càng gia tăng các khoản
chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như năm 1998 việc
chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 đô la Mỹ, thì năm 2008 con
số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần năm 1998. Nếu so sánh với phần thu
nhập tăng thêm, chúng tôi nhận thấy rằng người dân đang có xu hướng chi tiêu ngày
càng nhiều hơn cho dược phẩm. Và tính cho đến nay, cứ mỗi USD thu nhập tăng
thêm (khoảng 17.000 VND) thì người Việt Nam đã trích ra thêm khoảng 1 cent
(khoảng 170 đồng) cho tiền thuốc - tức khoảng 1% phần tăng thêm của thu nhập.
Dự báo mức tăng trưởng của ngành dược tối thiểu sẽ đạt là 9,6% trong năm 2009, dự
báo dựa vào các giả định sau:
 Dân số của Việt Nam là 87.9 triệu người năm 2009 (Nguồn: IMF).
 Mức chi tiêu thêm cho y tế tình trên phần thu nhập tăng thêm vẫn duy trì ở
mức 1,6% như năm 2008.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 F
GDP/người theo PPP (USD) 2.140 2.357 2.589 2.774 2.858
Tăng trưởng 10% 10% 10% 7% 3%
Chi tiêu dùng thuốc/người (USD) 9,9 11,2 13,4 16,5 17,8
Tăng trưởng 15% 14% 19% 23% 8%
Chi tiêu tiền thuốc toàn thị trường (tr
USD)
820 948 1,147 1,428 1,565
Tăng trưởng 16,2% 15,6% 21,0% 24,5% 9,6%
Nguồn: IMF, Bộ Y tế, BVSC
PHẦN B: VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ DƯỢC HẬU GIANG
1


Thành lập ngày 2/9/1974: Doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 2/9/2004: Cổ phần hóa, vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng – Nhà nước giữ 51%
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến;
xuất khẩu dược liệu, dược phẩm; nhập khẩu trang thiết bị sản xuất thuốc, trang thiết
bị y tế, dược liệu, dược phẩm.
DHG Pharma hoạt động và phát triển vì lợi ích cổ đông, vì sự phát triển ngày càng
hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty; chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Dựa trên các
cơ sở căn bản như: sứ mạng để thực hiện tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi. Đây là
tiêu chí đạo đức, định hướng chiến lược dài hạn của công ty. Bên cạnh đó, Bản sắc
văn hóa DHG là nét văn hóa riêng của DHG là vũ khí sắc bén cạnh tranh trên thương
trường. DHG định hướng thực hiện
Tầm nhìn: « Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn » bằng chính năng lực lõi và tay nghề
chuyên môn của mình và mở rộng kinh doanh trên nguyên tắc đa dạng hóa đồng tâm.
Sứ mạng: "Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao
thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn.

PHẦN C: PHÂN TÍCH SWOT
I. Điểm mạnh (Strong):
1. Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường Dược Việt Nam (Theo IMS, số liệu
năm 2009)
− Đứng thứ 4 trên thị trường Dược Phẩm Việt Nam, đứng đầu trên thị trường
Generics.
2
− Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi
mới.
− 1997, được người tiêu dùng bình chọn Hàng việt Nam Chất Lượng Cao trong
12 năm liền.
− Năm 2002: nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu
chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, Phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2001.

− Năm 2005, doanh nghiệp đầu tiên thử tương đương lâm sàn 2 sản phẩm thuốc
bột Haginat và Klamentin tại Viện Nhi Trương Ương.
− Năm 2006, đứng trong Top 100 doang nghiệp mạnh nhất Viết Nam, nhà máy
được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP.
− Năm 2008 là năm thứ 4 liên tiếp đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
2. Tiềm lực về sản xuất:
− Có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm.
3
− Có khả năng nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm,
sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống, và các sản phẩm chiết
xuất từ thiên nhiên.
− Sản phẩm chia làm 3 dạng: dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm
với hơn 200 sản phẩm lưu hành, chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm-diệt ký
sinh trùng, hệ thần kinh, giảm đau-hạ sốt, mắt; TMH-hen suyễn, sổ mũi, tim
mạch, tiêu hóa-gan mật, cơ xương khớp, chăm sóc sắc đẹp, da liễu; vitamin và
chất khoáng, tiểu đường.
− Khả năng cung ứng 100% nhu cầu thuốc cảm, vitamin và 80% nhu cầu các
loại thuốc kháng sinh trên thị trường Việt Nam.
− Có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt
tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng
nhận. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001 do
Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận. Hệ thống
quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh
BVIQ chứng nhận.
3. Tiềm lực bán hàng:
− Đến nay có 8 công ty con, 44 chi nhánh, đại lý trên toàn quốc.
− Có hơn 40.000 khách hàng là nhà thuốc, đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn,
phòng mạch tư DHG giao dịch trực tiếp… trong đó có 7.455 thành viên CLB
Khách hàng thân thiết DHG.
− Có trên 100 Bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm DHG.

4
− Có 43 siêu thị bán sản phẩm DHG; trong đó 08 siêu thị có cửa hàng
Healthcare.
− Có 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc bệnh viện đặt tại bệnh viện tỉnh và huyện
trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
− Đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu giúp sản phẩm của DHG có mặt khắp
cả nước.
− Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành
công nghiệp dược Việt Nam
− Về xuất khẩu: có 85 sản phẩm có số dăng ký tại các nước: Moldova, Nga,
Mông Cổ, Philipin, Campuchia, Nigeria… Doanh thu xuất khẩu tăng qua các
năm.
Năm Doanh thu xuất khẩu
USD VND
2004 264.878 4.172.338.100
2005 400.936 6.360.098.934
2006 746.908 11.952.660.504
2007 826.896 13.317.808.625
2008 1.099.546 18.080.516.672
4.Tiềm lực về marketing:
− Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, thử tương đương sinh học nhiều sản
phẩm.
5
− Thương hiệu “Dược Hậu Giang”, “ Hapacol” là thương hiệu nổi tiếng Việt
Nam.
− Đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo năng động.
5. Tiềm lực về nguồn nhân sự:
− Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của DHG, quyết tâm xây dựng
một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được
cơ hội để phát huy tài năng.

− Luôn đào tạo phát triển và bổ nhiệm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để các
nhân viên cảm thấy tự hào về nơi mình công tác.
6. Tiềm lực vè nguồn tài chính:
− 21/12/2006 Cp của DHG chính thức giao dịch tại Sàn GDCK TP.HCM, giá
chào sàn: 320.000 đ/cp.
− Quý 2/2007 phát hành 2.000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 100 tỷ
và mang lại thặng dư vốn cổ phần 379 tỷ đồng.
− Quý 4/2007 phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ
đồng.
− Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: HSBC, Vietcombank,
Incombank...
7. Trách nhiệm với môi trường.
− Là một tổ chức có ý thức bảo vệ môi trường, liên tục tìm cách cải thiện môi
trường qua việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội trong ngành công nghiệp
dược để hướng tới sự phát triển bền vững
− Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công nghệ
sạch và phù hợp trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm
II. Điểm yếu (Weak)
6
− Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90%
nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các
dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin... và chiếm
trên 80% giá trị nhập khẩu.
− Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên ngành
dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá
cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại.
− Chưa sản xuất được các loại vacxin.
III. Cơ hội (Opportunity)
− Nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng.
− Tuy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng suy

thoái kinh tế toàn cầu. Mãi lực của người tiêu dùng suy giảm sẽ ảnh hưởng
đến lực cầu hàng hóa nhưng riêng với ngành dược, thách thức này hiện đang
trở thành một lợi thế của ngành, so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong
khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thể cắt giảm nhu cầu sử dụng
thuốc để phòng chống bệnh tật. Theo IMF, tại Việt Nam, dự tính mức chi tiêu
thêm cho y tế tính trên phần thu nhập tăng thêm của mỗi người dân trong năm
2009, vẫn ở mức 1,6%, bằng với năm 2008.
− Tiềm năng phát triển của ngành dược tại Việt Nam luôn được đánh giá là ổn
định và ở mức cao.
IV. Thách thức (Threat)
− Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dược trong nước nói chung và
HDG nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược
phẩm nước ngoài.
− Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên dễ gặp phải rủi ro tỷ
giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro
thương mại. Theo thống kê, hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều
phải nhập khẩu. Trong khi đó, ngành dược đang phải đối mặt với việc giá
nguyên liệu gia tăng chóng mặt. Chỉ tính 2 năm 2006, 2007 giá nguyên liệu
7

×