Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC VIÊN QUA HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.15 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC NGỮ VĂN
CHO HỌC VIÊN
QUA HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Người thực hiện: Nguyễn ….
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2011-2012
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn ….
2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1987
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: 20B2, tổ 12, khu …
5. Điện thoại: … (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0985….
6. Fax: E-mail: …@gmail.com
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009


- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm môn Ngữ Văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: môn Ngữ Văn
Số năm có kinh nghiệm: 2
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
BM02-LLKHSKKN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả học Ngữ văn cho học viên qua
hướng dạy học tích hợp
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tích hợp là sự phối hợp các tri thức có liên quan gần gũi, mật thiết với nhau trong
thực tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh
chóng và vững trắc.
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói
lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho
học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên
mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động
tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp
học tốt môn Ngữ Văn.
Từ thực tế dạy học, tôi nhận ra rằng vốn kiến thức về Ngữ văn ( Văn học – Làm
văn – Tiếng Việt) của các em bị hổng khá nhiều nguyên nhân chủ yếu là do các em
chưa biết xâu chuỗi, liên hệ và vận dụng được những kiến thức mình đã được học
trong bộ môn hoặc các môn ban Xã hội ( Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) . Các
em vẫn cho rằng các phân môn là riêng biệt không liên quan với nhau. Chính vì
vậy kiến thức các em có được vô cùng rời rạc, có ngọn mà không có gốc dẫn đến
khả năng cảm nhận một tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa sâu sắc hoặc sai một
số kiến thức cơ bản không đáng có. Đễ nâng cao chất lượng trong giờ Ngữ văn,
giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn tôi đã chọn đề tài này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi

Ngữ văn là bộ môn có tính tích hợp cao. Tích hợp ngay trong phân môn (Văn
học-Tiếng Việt-Làm văn) và tích hợp ngoài phân môn giữa Ngữ văn với các môn
học khác. Vì vậy việc dạy học theo hướng tích hợp là không hề khó.
Học viên có khả năng tích hợp nhưng các em không chịu tư duy, thụ động trong
suy nghĩ, hoạt động thiếu tích cực. Nên thầy cô giáo phải là người khơi gợi, dẫn
dắc các em trong quá trình đi đến tri thức.
BM03-TMSKKN
Mục đích của môn Ngữ văn là hướng học viên đến cái chân, thiện, mĩ thông
qua khả năng cảm thụ tác phẩm. Để cảm thụ tốt các em phải hiểu sâu sắc vấn đề.
Đó là ưu thế của hướng dạy tích hợp.
Từ những cơ sở nêu trên ở mỗi tiết dạy dù là Văn học, Tiếng Việt hay Làm văn
tôi đã vận dụng triệt để hướng dạy học tích hợp để có thể nâng cao chất lượng môn
Ngữ văn
2. Khó khăn
- Học sinh: xuất phát từ đặc thù của học viên bổ túc, các em vừa học vừa làm nên
thời gian ôn bài và làm bài rất hạn hẹp. Hơn thế nữa độ tuổi của các em không
giống như học sinh phổ thông, quá trình học không liên tục nên khả năng tiếp thu
bài của các em còn chậm, một số kiến thức các em sẽ không nắm vững vì vậy cần
phải kiên trì khi dạy học theo hướng tích hợp.
- Giáo viên: phải là người nắm vững kiến thức về Ngữ văn từ các cấp học, các
khối lớp, có khả năng tổng hợp và khái quát vấn đề. Bởi đây là những kiến thức
chủ yếu là do kinh nghiệm giảng dạy đem lại chứ không có trong bất cứ giáo án
nào. Không những vậy giáo viên còn phải là người am hiểu về xã hội và các môn
học khác, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Làm được
điều này chủ yếu là những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
- Ngoài ra còn hạn chế từ chính đề tài: nếu nội dung nào cũng tích hợp bài học sẽ
rất dài, không đảm bảo được thời gian của giờ dạy, vì vậy giáo viên phải có kế
hoạch dạy học hợp lý, chỉ tích hợp những nội dung cơ bản trọng tâm thật cần thiết
cho học viên
3. Số liệu thống kê

Qua một năm giảng dạy 3 khối lớp (Lớp 10, 11, 12) tôi đã áp dụng hướng dạy
học này cho học viên và rút ra nhận xét :
- Trước khi dạy, các em hầu như tiếp thu kiến thức hoàn toàn mới mẻ, các em
chưa biết liên hệ kiến thức giữa các phân môn và các môn học khác.
- Sau khi ứng dụng cách dạy, trong vòng một năm kết quả đã nâng cao rõ rệt,
những học viên năm trước học lớp 10 và 11, nay là học viên 11, 12 các em nắm
bắt vấn đề khá nhanh, cảm thụ tác phẩm văn học đã có hồn hơn, vốn từ ngữ được
nâng cao, đặc biệt là phương pháp làm bài các em nắm khá vững.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Về phía học viên : trước khi học bài mới học viên phải đọc bài trước ở nhà ,
tìm hiểu những nội dung trong sách giáo khoa đã hướng dẫn.
- Về phía giáo viên: chuẩn bị bài kĩ, ngoài ra giáo viên còn phải giúp học viên
nhận biết lượng những kiến thức cũ đã được học và kiến thức mới để những kiến
thức đó thành một hệ thống logic, chặt chẽ
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
a. Tùy theo từng bài mà giáo viên gợi dẫn cho học viên theo hướng tích hợp sao
cho hợp lí nhất. Giáo viên có thể tích hợp theo những hướng sau:
- Tích hợp ngang: là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm
văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách
đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi
bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn
khác .
- Tích hợp dọc: là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn
với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa Tiếng Việt với Tiếng Việt , giữa
Làm văn với Làm văn trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều
dọc từ trên xuống .
Tích hợp ngoài Văn: mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức
của các bộ môn KHTN-KHXH các ngành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến
thức đời sống mà học viên tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu

thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học viên.
b. Trong quá trình viết sách giáo khoa, các tác giả đã thể hiện hướng tích hợp rất
rõ nét ở việc sắp xếp bài học ở các khối lớp ( từ thấp đến cao: Tiểu học- THCS-
THPT) và ở từng phân môn ( Văn học-Tiếng Việt- làm Văn) trong cùng khối lớp
theo trình độ nhận thức của học viên. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học giáo viên không ý thức
tích hợp cho học viên thì kết quả đạt được lại không cao. Có thể trong vấn đề này
tôi quá chú trọng đến khối lượng kiến thức nhưng cũng không phải là không có lí
bởi: muốn hướng học viên đến chức năng “thẩm mĩ” thì trước hết các em phải
hiểu, phải nắm thấu đáo và sâu sắc vấn đề . Từ đó các em mới thấy được cái hay,
cái đẹp của văn chương như chính tên của bộ môn đã thể hiện. Ngữ văn được chia
làm 3 phân môn: Văn học-Tiếng Việt- Làm Văn. Trong sáng kiến này tôi xin đưa
ra một số ý nhỏ khi dạy các phân môn theo hướng tích hợp như sau:
- Phân môn Văn học: Khi dạy học thông thường giáo viên sẽ chú trọng đến
những vấn đề sau.
+
+
Về tác giả: cuộc đời - hướng học viên đến thời đại tác giả sống (Lịch sử) để
học sinh thấy rõ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến con người và phong cách
sáng tác của tác giả đó. Qua đó liên hệ với những tác giả sống cùng thời đại để
thấy được sự giống và khác nhau về giọng thơ, văn của từng người.
+
+
Về tác phẩm: thể loại- thuộc thể loại nào? Hướng học viên đến đặc trưng thể
loại thông qua những tác phẩm các em đã được học từ các lớp dưới; hoàn cảnh
sáng tác - chú ý vào những sự kiện liên qua đến sự ra đời của tác phẩm (thể loại,
hoàn cảnh ra đời ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hình thức của tác phẩm) ; giá
trị nội dung, giá trị nghệ thuật- trong quá trình tìm hiểu, giáo viên gợi cho học sinh
thấy được cái hay cái đẹp qua từ ngữ, hình ảnh và từng chi tiết trong tác phẩm.
Ngoài ra, giáo viên còn phải liên hệ với những tác phẩm cùng thời để thấy được

nét chung, nét riêng, sự mới lạ cũng như những hạn của tác phẩm từ đó học viên
mới cảm thụ được tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
 Quá trình trên đều là hướng tích hợp trong dạy học
Ví dụ cụ thể: khi tìm hiểu về tác phẩm “Việt Bắc”của nhà thơ Tố Hữu có những
nội dung tôi đã vận dụng hướng tích hợp như sau:
 GV: Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách thơ của
Tố Hữu?
 HS: Quê hương, gia đình và quá trình hoạt động cách mạng.
 GV: Tại sao quê hương, gia đình và quá trình hoạt động cách mạng lại ảnh
hưởng đến phong cách thơ Tố Hữu?
Đây là câu hỏi mang hướng tích hợp khiến các em phải vận dụng những hiểu
biết về lịch sử, địa lý và văn hóa: Tố Hữu sinh ra ở quê hương Thừa Thiên-Huế
mảnh đất của núi Ngự Bình và dòng sông Hương thơ mộng, không những thế nơi
đây còn là nơi giàu giá trị văn hóa bởi từng là cố đô của một thời. Thân sinh của
Tố Hữu là nhà nho nghèo, cả hai người đã truyền lại cho con tình yêu tha thiết đối
với văn học dân gian. Chính vì vậy quê hương, gia đình đã tạo nên cho Tố Hữu
giọng thơ đậm chất trữ tình. Tố Hữu giác ngộ lí tưởng và hoạt động cách mạng từ
rất sớm (Bài thơ “Từ ấy” Ngữ văn 11) ông sáng tác thơ để phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng nên thơ ông phản ánh rõ nhất nhất những sự kiện chính trị của đất nước
ta. Qua những yếu tố trên ta thấy thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất
sâu sắc- đây cũng chính là phong cách thơ cần chú ý nhất của Tố Hữu.
 GV: Em hãy cho biết Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?
 HV: Liên hệ đến sự kiện lịch sử 7-1954 hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương
được kí kết, 10- 1954 trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại
thủ đô Hà Nội .
Đây là khiến thức lịch sử vô cùng quan trọng mà HS cần phải nắm kĩ cần liên
hệ để các em biết rằng Lịch sử và Văn học gắn bó chặt chẽ với nhau.
 GV: Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
 HV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.
 GV: Em hãy nhắc lại đặc trưng về thơ và một số hiểu biết về thơ lục bát (Học

viên đã được học trong chương trình 11).
 HV: Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình, thơ thể hiện cảm xúc tâm trạng con người
bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm và giàu nhạc điệu. Lục bát là thể thơ thuần dân
tộc, đây là thể thơ có khả năng thể hiện tình cảm của con người Việt Nam một
cách chân thật và sâu sắc nhất.
Nếu học viên không nhớ được giáo viên phải nhắc lại cho các em vì nếu nắm
được đặc trưng thể loại các em sẽ tiếp nhận bài một cách dễ dàng. Đặc trưng thể
loại rất quan trọng, tác phẩm Văn học nào cũng gắn liền với một thể loại nếu vì
vậy học viên sẽ không khó khăn trong việc nắm kiến thức này nếu như giáo viên
ôn lại cho các em qua mỗi bài. Qua đó khi nghị luận một tác phẩm hoặc một đoạn
trích thơ các em cũng sẽ biết được phải đi vào từ ngữ và hình ảnh để từ đó làm nổi
bật nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.
Hoặc về hai câu thơ:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
 GV: Hai câu thơ trên là lời của ai? Em có nhận xét gì về cách xưng hô?
 HV: Là lời của người Việt Bắc tỏ bày với người chiến sĩ khi chia tay, cách
xưng hô “mình-ta”.
 GV: Cách xưng hô ấy có quen thuộc không ? Em đã gặp ở đâu?
 HV: Cách xưng hô quen thuộc, đã bắt gặp trong văn học dân gian.
 GV: Các em đã trả lời rất chính xác, chúng ta đã bắt gặp cách xưng hô “mình –
ta” rất giản dị, mộc mạc mà ẩn chứa biết bao tình cảm qua những câu ca dao.
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Hoặc
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
Qua cách xưng hô này ta thấy được tình cảm chân thành, thắm thiết của người
Việt Bắc và những người chiến sĩ. Tình cảm được thể hiện chân thành đằm thắm
như tình cảm của những đôi lứa yêu nhau.

 GV: “Mười lăm năm ấy” theo các em là khoảng thời gian nào?
 HV: Đó là khoảng thời gian từ năm 1940 thời kì kháng chiến chống Nhật và
tiếp theo là phong trào Việt Minh đến năm 1954.
 GV: Mười lăm năm vừa là con số cụ thể vừa là con số tượng trưng nói lên chiều
dài gắn bó thương nhớ vô vàn “thiết tha mặn nồng”. Câu thơ còn gợi cho em
nhớ đến tác phẩm nào chúng ta đã được học?
 HV: Tác phẩm “Truyện Kiều” Nguyễn Du.
 GV: Câu thơ mang dáng dấp của một câu Kiều, mười lăm bằng thời gian Kim-
Kiều xa cách thương nhớ mong đợi hướng về nhau
“ Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”
Cảm xúc đậm đà chất dân gian,đậm đà chất Kiều, với âm điệu ngọt ngào
giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy mà dạt dào tha thiết.
 Qua hai câu thơ ta thấy hướng tích hợp được thể hiện rất rõ nét, học viên
không chỉ củng cố được những kiến thức lịch sử cơ bản mà còn ôn lại được
được kiến thức về văn học từ văn học dân gian đã dược học từ những năm học
dưới đến văn học viết với những tác phẩm nổi tiếng như “Truyện Kiều”. Nếu
như không dạy theo hướng tích hợp học sinh sẽ cảm nhận câu thơ rất đơn thuần
là “Tình cảm của những người Việt Bắc dành cho người chiến sĩ”, học viên sẽ
thừa hưởng giá trị văn hóa dân gian, văn học viết trong cách thể hiện tình cảm
tình cảm thắm thiết của con người Việt Nam được thể hiện qua thể thơ thuần
dân tộc.
- Phân môn Tiếng Việt: Tiếng Việt vô cùng quan trọng, khi bắt đầu cầm bút
những chữ các em viết đầu tiên là Tiếng Việt, hàng ngày các em sử dụng Tiếng
Việt để giao tiếp. Có thể sử dụng đúng tiếng Việt nhưng sử dụng hay Tiếng Việt
thì không phải học viên nào cũng làm được. Mục đích của phân môn Tiếng Việt
trong chương trình THPT là hướng học viên sử dụng Tiếng Việt đúng và hay. Từ
những kiến thức đã có từ các cấp học trước, các em vận dụng để tạo lập một văn
bản sao cho từ ngữ thật rõ ràng, câu văn thật trong sáng. Để làm được điều ấy
trong quá trình dạy giáo viên phải tích hợp rất nhiều nguồn: phải lấy những ngữ

liệu từ văn bản Văn học phân tích cho các em thấy cách sử dụng từ ngữ, câu văn,
liên kết đoạn văn của tác giả, cách sử dụng ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tư
tưởng tình cảm, từ cơ sở đó giúp các em tạo lập văn bản qua tiết Làm văn.
Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài “ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” tôi đã tích
hợp theo hướng sau:
 GV: Như những ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt đã trải qua hàng ngàn
năm tồn tại, trong suốt quá trình đó cha ông ta đã không ngừng sàng lọc, mài giũa
để tiếng Việt đến ngày hôm nay đạt được phẩm chất trong sáng. Vậy, em hiểu như
thế nào về sự trong sáng của tiếng Việt ( Muốn hiểu được các em phải giải nghĩa
được: “Trong” là gì? “Sáng” là gì? Đây là vốn từ hàng ngày chúng ta vẫn hay sử
dụng).
 HV: “Trong” là không đục, “sáng” là tỏ rạng.
 GV: Các em trả lời rất đúng, khi hiểu rõ về nghĩa của từ các em đã và đang giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Ngoài ra giáo viên cho các em hiểu thêm qua bài
“ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” – Phạm Văn Đồng , “Sáng nghĩa, trong
lời” – Xuân Diệu trích trang 46SGK Ngữ Văn 12 tập 1).
 GV: Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào?
 HS: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực các quy tắc về phát âm, chữ viết, về
dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn…
 GV: Các em hãy lấy một số ví dụ đễ chứng tỏ tiếng Việt có hệ thống chuẩn
mực các quy tắc về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài
văn…?
 HS: Ví dụ
• Trong tiếng Việt có nguyên âm, phụ âm và các thanh điệu.
• Tiếng do sự kết hợp của các âm và thanh theo quy tắc nhất định.
• Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ: “ Đất”- là một tiếng cũng là một từ, “đẹp
đẽ” là một từ nhưng được cấu tạo bởi hai tiếng-> tiếng có thề có nghĩa
nhưng cũng có thể không có nghĩa, từ thì bắt buộc phải có nghĩa.
• Cấu tạo câu theo quy tắc như: câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả
bằng cặp quan hệ từ vì….(cho) nên…và hai cụm chủ vị) như vì tôi chăm

chỉ nên tôi đã làm hết bài tập…
• ….
 GV: Các em cho ví dụ rất đúng ( thực ra những kiến thức này ở bậc THPT các
em đã được học rất kĩ qua bài “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt”- Ngữ văn
10 tập 2, “Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân”- Ngữ văn 11 tập 1. Nhưng qua
kinh nghiệm dạy tôi thấy rằng khi yêu cầu các em cho ví dụ về những chuẩn mực
và quy tắc về từ, câu, đoạn văn các em rất lúng túng không cho được ví dụ. Vậy
để học viên nắm vững vấn đề này giáo viên phải tích hợp từ hai bài đã được dạy ở
chương trình 10 và 11).
 GV: Vậy, muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta cần phải làm gì?
 HV: Khi nói và viết chúng ta phải sử dụng đúng theo hệ thống chuẩn mực và
quy tắc của tiếng Việt.
 GV: Trong thực tế các em đã nói đúng Tiếng Việt chưa? Rất nhiều bạn khi nói
thiếu chủ ngữ, khi viết thì không sử dụng dấu câu, như thế các em đã giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt chưa? (GV có thể cho học viên thấy được lỗi sai của
mình qua bài viết số 1 các em mới làm, yêu cầu các em sửa lại lỗi sai, đễ đạt hiệu
quả thao tác này giáo viên phải chuẩn bị trước, sẽ không có gì thiết thực hơn việc
học viên thấy được lỗi sai của chính mình, tự sửa được bài. Khi tiến hành thao tác
này tức chúng ta đã biến khối lượng kiến thức khô cứng thành những ứng dụng
thiết thực của việc dạy và học tiếng Việt. Đây cũng chính là sự tác động qua lại
giữ phân môn Tiếng Việt và Làm văn).
 GV: Tiếng Việt có những chuẩn mực nhưng chúng ta cũng không phủ nhận
những sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo miễn là cái sáng ạo và cái mới phù hợp
với cái chung. Qua các tác phẩm Văn học các em hãy lấy một số ví dụ về sự
chuyển đổi sáng tạo này?
 HS: Ví dụ
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
( Trích “ Tự tình II- Hồ Xuân Hương)
Ở đây Xuân Hương đã sử dụng cách đảo trật tự cú pháp trong câu: Cho vị ngữ

“Xiên ngang mặt đất” lên trước chủ ngữ “rêu từng đám” (câu sau tương tự) để thể
hiện sự phẫn uất và sức sống mãnh liệt của phận rêu, đá đó cũng chính là sự phẫn
uất của tâm trạng, và sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương).
 GV: Đây là ví dụ rất tiêu biểu về sự chuyển đổi sáng tạo các thành phần cấu
tạo câu để tạo tính nghệ thuật, qua ví dụ trên một lần nữa các em lại phong cách
thơ Hồ Xuân Hương, một thi sĩ có bản lĩnh cứng cỏi, táo bạo, trong hoàn cảnh nào
bà cũng gắng gượng vươn lên không chấp nhận số phận. Trong Văn học còn rất
nhiều trường hợp tác giả sự dụng sáng tạo cách dùng từ và đặt câu, các em phải
chú ý phân tích tính nghệ thuật và dụng ý của tác giả khi sự dụng những câu văn
câu thơ như vậy.
Qua đây ta nhận ra rằng tiếng Việt tác động rất nhiều trong qúa trình học viên
cảm thụ tác phẩm Văn học vì vậy việc dưa ngữ liệu từ nhưng tác phẩm Văn học
vào tiết tiếng Việt là hết sức cần thiết.
 GV: Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện như thế nào?
 HV: Sự trong sáng khi không dung nạp tạp chất.
 GV: Các em hiểu tạp chất trong tiếng Việt là gì?
 HS: Là việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong quá trình sử dụng tiếng Việt.
 GV: Đúng vậy, tiếng Việt không chấp nhận sự lai căng, pha tạp vì vậy muốn
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta cẩn phải làm gì?
 HV: Không lạm dụng quá nhiều tiếng nước ngoài.
 GV: Hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mà các em thấy chưa giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nêu ra biện pháp khắc phục?
 HV: Ví dụ như: nhiều cửa hàng Việt Nam nhưng lấy nhiều tên rất Tây như
style, pro, supersta, diamond, chúng ta nên lấy tên thuần Việt để cửa hàng mang
dấu ấn của văn hóa Việt Nam, hay khi nói chúng ta cũng hạn chế pha tạp tiếng
nước ngoài một cách không cần thiết như: sắp đến ngày valentin I sẽ tặng You một
mobile phone loại xịn.
 GV: Những ví dụ trên của các em rất đúng, khi các em nói đúng tiếng Việt các
em cũng đang hướng tới tính văn hóa và lịch sự của lời nói. Đây là một trong
những yếu tố thể hiện nhân cách của mỗi con người. Một lời nói văn minh lịch sự

sẽ là cơ sở để đánh giá một con người. Từ hiểu biết từ những biểu hiện trong sáng
của tiếng Việt các em sẽ rút ra được kết luận: muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt thì cần phải làm gì?
Qua bài học này, các em không chỉ củng cố thêm kiến thức mà còn thực hành
được rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày, nếu như qua mỗi phần giáo viên biết liên
hệ với vốn sống cá nhân của các em. Làm cho các em nhận thức được kiến thức
học được từ sách vở phải ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Đó cũng là một trong
những mục đích chính của phân môn tiếng Việt
- Phân môn Làm văn: để có được một bài làm văn tốt cần rất nhiều các
yếu tố tụ hợp
+
+
Nắm vững phương pháp làm ở mỗi dạng bài.
+
+
Có khả năng cảm thụ Văn học , nắm bắt và nhạy cảm với những vấn đề xã hội.
+
+
Sử dụng tiếng Việt tốt, vốn từ ngữ phong phú.
+
+
Đam mê với vấn đề trình bày
Từ những yếu tố trên ta thấy rằng để làm được một bài văn đúng và hay là
chuyện không dễ nhưng không phải là không có khả năng làm được. Các dạng bài
chúng ta đã được học (Văn tự sự, văn thuyết minh -Lớp 10; văn nghị luận gồm
nghị luận xã hội và nghị luận văn học – Lớp 11, 12). Tuy mỗi dạng có những đặc
trưng riêng nhưng hầu như các bước triển khai làm bài như nhau, vì vậy hầu như
các em chỉ ôn lại phương pháp làm bài. Nếu như, ở mỗi bài giáo viên đều củng cố
lại cho các em cách làm bài , kết hợp với kiến thức Văn học và tiếng Việt, khơi
dậy cảm xúc tình yêu đối với văn chương thì tiết Làm văn của các em sẽ nhẹ nhàng

hơn, học viên sẽ không còn sợ những tiết thực hành Làm văn như trước đây nữa.
Ví dụ cụ thể: Khi học bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” giáo viên có
thể gợi mở cho học viên đi vào bài một cách nhẹ nhàng hơn thay vào việc hướng
dẫn học viên ngay cách làm bài như trong sgk trình bày:
 GV: Thực tế cuộc sống hàng ngày các em đã thấy những hiện tượng đời sống
nào?
 HV: Hiện tượng như: tệ nạn xã hội nghiện game, ma túy, mại dâm, đua xe
 GV: Các em đã phát hiện rất đúng, những hiện tượng đó không chỉ có trong đời
sống mà trong chương trình học chúng ta cũng sẽ đề cập đến một trong những hiện
tượng trên đó là: đại dịch HIV/AIDS với ý kiến “ Đánh đổ các thành lũy của sự im
lặng, kì thị và phân biệt đồi xử đối với những người bị HIV/AIDS”. Từ hiện tượng
trên chúng ta nên nhìn nhận, đánh giá vấn đề đó như thế nào? Đó cũng chính là
cách Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 Từ một hiện tượng đang là điểm nóng của xã hội các em được biết nhiều
qua sách báo, ti vi, truyền hình vì vậy nó vô cùng gần gũi và thiết thực. Việc các
em tiếp nhận không hề khó. Từ đó dẫn đến việc nắm được cách làm một bài văn
nghị luận về hiện tượng đời sống một cách dễ dàng hơn so với việc giáo viên cho
các em tìm hiểu về hiện tượng “ Nguyễn Hữu Ân” như trong sách giáo khoa đã
trình bày, phần này có thể cho các em làm ở phần luyện tập trên cơ sở đã nắm
được cách làm bài.
Đây cũng chính là ý tưởng từ hướng dạy học tích hợp. Nếu theo hướng này
các em sẽ không những biết được các hiện tượng nổi cộm của đời sống mà còn
nắm được sâu sắc nội dung văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS, 1-12-2003” từ đó hình thành tư tưởng, thái độ tình cảm đúng đắn đối với
vấn đề cần đề cập. Sau đó giáo viên có thể giúp các em hình thành các thao tác làm
bài sau.
 GV: Để làm một bài văn, điều đầu tiên các em cần phải làm gì?
 HS: Chúng ta phải đi tìm hiểu đề.
 GV: Tìm hiểu đề chính là các em đi xác định trọng tâm của đề bài. Em hãy xác
định trọng tâm của đề bài trên?.

 HS: Bày tỏ ý kiến của mình về việc “ Đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì
thị và phân biệt đối xử đối với những người bị HIV/AIDS”.
Gồm những ý chính sau:
+
+
HIV/ AIDS đang là một đại dịch, cần được sự quan tâm của xã hội( thực trạng).
+
+
Một trong những nguyên nhân khiến nó lây lan nhanh là do sự im lặng và kì thị
của xã hội đối với những người bị nhiễm căn bệnh quái ác này( nguyên nhân).
+
+
Đánh đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối với những người bị
nhiễm HIV là hành động đúng đắn và cần thiết. Phê phán thái độ kì thị, phân
biệt của số đông người trong xã hội ( giải pháp).
+
+
Liên hệ bản thân, gia đình, xã hội.
 GV: Xác định phạm vi dẫn chứng?
 HV: Những dẫn chứng có thật thuộc phạm vi xã hội .
 GV: Củng cố cách xác định phạm vi dẫn chứng của từng dạng bài, đối với nghị
luận xã hội thì các em lấy dẫn chứng từ đời sống xã hội, đối với nghị luận văn học
thì phạm vi dẫn chứng trong văn học để các em thấy rõ tầm quan trọng và cần thiết
của những dẫn chứng mà các em lấy.
 GV: Các em đã xác định được trọng tâm, phạm vi dẫn chứng của đề của đề.
Vậy, thao tác tiếp theo để làm một bài văn nghị luận như đã học là gì?
 HV: Từ trọng tâm chúng ta đi lập dàn ý cho bài.
 GV: Thông thường một bài văn hoàn chỉnh gốm mấy phần? Nội dung của từng
phần là gì (Thao tác này rất quan trọng vì nhiều em khi làm bài vẫn làm thiếu các
phần, nếu có đầy đủ thì lại không đúng chức năng của từng phần vì vậy giáo viên

phải củng cố lí thuyết lại cho học viên).
 HV: Một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần: Mở bài- giới thiệu vấn đề cần nghị
luận, thân bài- triển khai những ý chính ở phần tìm hiểu đề thông qua các thao tác
lập luận (phân tích, chứng minh, bình luận), kết bài- đánh giá chung và nêu cảm
nghĩ chung của người viết.
 GV: Căn cứ vào những hiểu biết trên các em lập dàn ý cho bài văn ( thao tác
này giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự làm trên cơ những ý chính các em xác
định thêm những luận cứ và dẫn chứng cần thiết. Có thể chia tổ để các em làm sau
đó gọi đại diện lên bảng làm bài, giáo viên bổ sung, sửa chữa khi cần thiết. Điều
quan trọng là phải hình thành phương pháp làm bài cho học viên).
 GV: Căn cứ vào bài, em hãy cho biết để làm một bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống chúng ta cần phải làm gì?
 HV: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng- sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân
và bày tỏ ý kiến thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề cần nghị luận.
 GV: Ngoài ra, khi làm một bài nghị luận nói riêng và bài văn nói chung cần đáp
ứng yêu cầu gì?
 HS: Cần diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, lời văn trong sáng, phần cảm nghĩ của
bản thân cần có cảm xúc.
 GV: Củng cố lại phương pháp làm bài cho học viên: nghị luận bàn về một vấn
đề xã hội các em cần làm theo những thao tác sau:
+
+
Nêu thực trạng của vấn đề (dẫn chứng).
+
+
Trình bày nguyên nhân của vấn đề (dẫn chứng).
+
+
Trình bày giải pháp của vấn đề (dẫn chứng)
→ Cần chú ý bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân ở cả ba thao tác)

+
+
Liên hệ bản thân.
Với cách tiến hành bài dạy như trên, học viên đã hình thành cho mình được
các thao tác làm một bài nghị luận về hiện tượng xã hội. Khi đã hình thành được
những thao tác đó việc làm một bài văn đảm bảo đúng ý, đủ ý đủ ý đối với học
viên không thành vấn đề. Từ đó các em có thể tự tin làm bất cứ đề bài nào. Thông
qua bài học cũng hình thành cho các em suy nghĩ về những vấn đề xã hội, vai trò
trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội ( giáo dục tư tưởng tình cảm cho học viên,
có thể tích hợp với môn Giáo dục công dân để nâng cao hiệu quả) . Để đạt được
hiệu qua trên tôi đã phối hợp rất nhiều thao tác. Đó cũng là kết quả của quá trình
tích hợp các phân môn học với nhau
c. Kết luận :
Thực chất, hướng dạy học tích hợp này cũng là một phần nhỏ theo chuyên đề:
“Ôn- Giảng- Luyện” trước đây. Tôi xin đưa ra ba ví dụ nhỏ ở cả ba phân môn
nhằm minh họa cho hướng dạy học trên. Nếu giáo viên chú ý sẽ đem lại hiệu quả
tổng hợp cao trong qua trình học tập của học viên.

IV. KẾT QUẢ
Khi áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học kết quả thu được rất khả
quan:
- Đối với học sinh:
+
+
Các em nắm chắc bài hơn, hiểu vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện hơn.
Biết cách cảm thụ một tác phẩm văn học, vận dụng để làm một bài văn hoàn chình
đảm bảo yêu cầu cả về nội dung lẫn hình thức.
+
+
Các em biết liên hệ kiến thức giữa các phân môn và giữa các môn học với nhau

tạo thành kết quả tổng hợp.
Đối với giáo viên: tìm được cho mình hướng đi đúng đắn trong quá trình tìm
tòi, sáng tạo, kết hợp những phương pháp dạy học thích hợp có khả năng nâng cao
chất lượng học tập cho học viên.
Đối với phương pháp dạy học: đóng góp vào quá trình thể nghiệm phương
pháp dạy học để tìm ra phương pháp dạp học phù hợp nhất cho môn Ngữ văn nói
riêng và các môn học khác nói chung.
Kết quả thực nghiệm:
+
+
Trước khi dạy, các em hầu như tiếp thu kiến thức hoàn toàn mới mẻ, các em
chưa biết liên hệ kiến thức giữa các phân môn và các môn học khác.
+
+
Sau khi ứng dụng cách dạy, trong vòng một năm kết quả đã nâng cao rõ rệt,
những học viên năm trước học lớp 10 và 11, nay là học viên 11, 12 các em nắm bắt
vấn đề khá nhanh, cảm thụ tác phẩm văn học đã có hồn hơn, vốn từ ngữ được
nâng cao, đặc biệt là phương pháp làm bài các em nắm khá vững. Kết quả khả
quan được thể hiện cụ thể qua bài viết số 1 và bài kiểm tra học kì I (Năm học
2011-2012) của 47 học viên lớp 12D1:
Cụ thể :
Điểm Điểm<5 % Điểm >=5 % Điểm >=7 %
Bài viết số 1 20/47 42.55% 27/47 57.45% 5/47 10.63%
Bài kiểm tra
cuối kì I
10/47 21.27% 42/47 78.73% 12/47 25.53%
Chênh lệch 10 21.28% 15 21.28% 7 14.9%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Các luận cứ khoa học về hướng dạy học tích hợp môn Ngữ văn có tác dụng
cho việc hoạch định một phương pháp dạy học tích cực.

Giáo viên nên sử dụng hướng dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng dạy học
Trong tiết Ngữ văn.
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã đạt hiệu quả cho hoc viên Trung tâm
GDTX TP Biên Hòa.
VI. KẾT LUẬN
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, nếu giáo viên chú ý hướng dẫn các em
theo hướng dạy học tích hợp các em nắm kĩ bài hơn, biết cách phân tích, cảm thụ
một tác phẩm theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu chứ không hời hợt như trước nữa.
Tuy thời gian dạy học chưa lâu nhưng tôi cũng xin trình bày chút ít kinh
nghiệm mà tôi thấy đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học Ngữ văn. Nếu có gì
thiếu sót xin góp ý, bổ sung và sửa chữa.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ sách giáo khoa Ngữ văn – Bộ GD&ĐT- NXBGD- 2010
- Phương pháp dạy học Tiếng việt.
- Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - Interne
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
……
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả học Ngữ văn cho học viên qua
hướng dạy học tích hợp
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
TRUNG TÂM GDTX
BIÊNHÒA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa., ngày 08 tháng 05 năm 2012
BM04-NXĐGSKKN

Họ và tên tác giả: .Nguyễn Thị Xuân Đơn vị (Tổ): Xã hội
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


×