Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực hiện quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại thôn cổ dương xã tiên dương huyện đông anh hà nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.06 KB, 62 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thịt
lợn, mô hình chăn nuôi lợn theo hướng tập trung quy mô trang trại đang được áp
dụng trên cả nước. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần đẩy mạnh
các biện pháp kỹ thuật như: Giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đặc
biệt chú trọng đến công tác giống, giống tốt thì vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả
năng tận dụng thức ăn tốt, thích nghi và chống chịu bệnh cao.
Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại thì việc
phát triển đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, một
trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái hiện nay
đang nuôi ở các trang trại là bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi
của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh
ở cơ quan sinh dục như: đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy
thai truyền nhiễm Các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh,
chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, do vi
khuẩn, virus gây nên Chính vì vậy mà việc chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở
cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăn
nuôi và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại Thôn Cổ Dương - Xã Tiên
Dương - Huyện Đông Anh - Hà Nội”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất”, nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao hiểu biết về
thực tế, phục vụ cho công việc sau này.
- Kết quả góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn giống, góp
phần vào sự phát triển kinh tế Hà Nội.
- Hình thành phong cách làm việc sáng tạo, công nghiệp.


1
- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và phòng trị bệnh sinh
sản cho lợn nái.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Bản thân là sinh viên khoa chăn nuôi thú y, có tinh thần học tập hăng
hái, ham học hỏi, yêu ngành yêu nghề, có tâm huyết với nghề, tác phong
nhanh nhẹn, tu dưỡng đạo đức tốt, luôn luôn thực hiện đúng quy định của nhà
trường, khoa chăn nuôi và cơ sở thực tập đề ra.
Với công tác phòng bệnh và điều trị bệnh cho lợn là một khâu vô cùng
quan trọng, quyết định đến năng suất chăn nuôi, quy trình phòng bệnh rất nghiêm
ngặt với các loại vacxin chính như: Dịch tả, LMLM, THT,… chính vì vậy bản
thân phải luôn nắm bắt được tầm quan trọng của việc phòng và trị bệnh cho lợn.
Nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình chu đáo về
công việc làm đề cương thực tập, chọn chuyên đề, hướng dẫn thực hiện đề tài.
Đã được trang bị những kiến thức cơ sở, chuyên ngành ở nhà trường.
Được sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè.
1.3.2. Điều kiện cơ sở
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Anh là huyện có phong trào chăn nuôi phát triển, với sự quan tâm
của Đảng, chỉ đạo sát xao của UBND tỉnh, đặc biệt là sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Ngành chăn nuôi thú y đang ngày càng khởi sắc, điển hình là
“Trại lợn gia đình ông Đinh Văn Đoàn - Thôn Cổ Dương - Xã Tiên
Dương - Huyện Đông Anh - Hà Nội”.
Trại chăn nuôi được xây dựng xa khu dân cư, cách quốc lộ 3 khoảng
1,5km và nằm ngay quốc lộ 23 chạy qua. Trại luôn cách khu dân cư, luôn
đảm bảo độ thông thoáng, không ảnh hưởng tới môi trường. Trong trại có hệ
thống ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, lượng nước được cung cấp chủ yếu thông
qua lượng nước mưa tự nhiên. Mặt khác qua đánh giá sơ bộ cho thấy trại có
trữ lượng nước ngầm khá phong phú, lượng nước ngầm nông, khả năng khai

thác và sử dụng tương đối dễ dàng. Hiện nay đã được trại khai thác và sử
dụng để phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
2
- Vị trí địa lý
Tiên Dương là xã thuần nông của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Xã nằm ở hướng tây so với thị trấn Đông Anh. Xã là nơi cung cấp rau sạch
cho trung tâm thành phố Hà Nội. Xã có 6 thôn: Trung Oai, Lương Nỗ, Tiên
Kha, Tuân Lề, Lễ Pháp, Cổ Dương.
- Trại có vị trí tương đối thuận lợi cách quốc lộ 3 khoảng 1,5km về phía Đông
và đường quốc lộ 23 chạy qua, xa trường, xa chợ, nhưng thuận tiện giao thông.
- Lãnh thổ của trại chạy dọc dài theo hướng Đông Nam
Phía đông giáp: Thị Trấn Đông Anh
Phía nam giáp: xã Vĩnh Ngọc
Phía tây giáp: xã Vân Nội
Phía bắc giáp: xã Nguyên Khê và thị trấn Đông Anh
Tổng diện tích của trang trại khoảng 5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn
nuôi, 2,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh
trang trại.
- Thời tiết, khí hậu trong khu vực trại
Trại mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình, một
năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Nhiệt độ: Trại có nhiệt độ cao, độ chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông
và mùa hạ khá lớn.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 23 - 24
0
C.
Mùa đông: Trời rét và khô, nhiệt độ xuống thấp, bình quân từ 10 -
18
0
C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) là: 8.3

0
C
Mùa hạ nắng nóng và mưa nhiều có khi lên tới 40
0
C (tháng 6), tháng có
nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 7 với nhiệt độ đến 34.6
0
C
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là: 166 giờ
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1400 - 1700mm nhưng
lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân thành hai mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khô
+ Mùa mưa: Từ tháng 4 - tháng 10, lượng mưa chiếm từ 80 - 82% tổng
lượng mưa của cả năm. Lượng mưa bình quân là 75mm/tháng
3
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô trùng với các
tháng có nhiệt độ thấp trong năm. Lượng mưa bình quân là 25mm/tháng.
Độ ẩm không khí ở trại tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%, tháng
cao nhất là 88% (tập trung vào các tháng 3 và tháng 4) tháng thấp nhất là:
65% (tập trung vào tháng 12).
- Giao thông, thủy lợi
Hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện nên việc đi lại trong trại hết
sức dễ dàng.
Đoạn đường quốc lộ 23 chạy qua trại được đổ hết đường nhựa, lòng
đường rộng thuận lợi cho ô tô có thể ra vào vận chuyển con giống, thức ăn,
vật tư thú y cũng như các sản phẩm chăn nuôi.
Trại có hệ thống ống thoát nước thải đã qua xử lý xuống ao thả cá để
kết hợp nuôi lợn với nuôi cá, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của trại và hạn
chế chất thải trong chăn nuôi thải ra ngoài đồng ruộng ảnh hưởng đến người
dân và môi trường xung quanh.

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
- Quá trình thành lập
Trang trại nằm trên địa phận xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trại được thành lập năm 2007.
Tổng diện tích của trang trại khoảng 5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn
nuôi, 2,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh
trang trại: Nhà điều hành (phòng làm việc, phòng ở cho công nhân) và các
công trình phụ trợ khác.
- Đội ngũ cán bộ công nhân trong trại gồm:
+ 01 quản lý trại.
+ 02 kỹ thuật.
+ 6 công nhân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Tổng diện tích trang trại: 5 ha.
+ Diện tích xây dựng chuồng trại là: 1ha.
+ Diện tích ao hồ: 2,5ha.
4
+ Diện tích 1,5ha còn lại xây dựng nhà ở cho công nhân, kho cám,
phòng kĩ thuật, phòng sát trùng và một số cây trồng khác
Trang thiết bị trong trại: trại có 6 dãy chuồng, mỗi chuồng có 4 quạt
thông gió, có hệ thống làm mát bằng nước, là một hệ thống chuồng kín và vào
mùa đông thì có hệ thống bằng đèn điện sưởi ấm, chuồng có hệ thống máng
ăn máng uống tự động, có tủ thuốc trong chuồng, hố sát trùng bằng vôi có 2
máng nước thải.
Trại có một kho cám, một phòng sát trùng, hai máy sát trùng di động,
một tủ thuốc chính để tại phòng kĩ thuật. Có một máy phát điện to phòng
trường hợp mất điện, có hệ thống máy bơm nước liên tục để cung cấp nước
cho trang trại.
Khu nhà ăn, nhà ở của công nhân được xây dựng 1 khu riêng gọn gàng
sạch sẽ. Công nhân được ở một phòng riêng, còn kĩ thuật phòng riêng, quản lý

phòng riêng.
1.3.2.3 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi thú y
- Tình hình chăn nuôi:
Nhiệm vụ chính của trang trại là chăn nuôi lợn sinh sản và chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, lợn con được bán cho khách hàng làm
thương phẩm và chăn nuôi lợn thịt.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2 - 2,5 lứa/năm. Số
lượng lợn nái vào 291 con còn lại là lợn hậu bị đang chờ lên giống. Trại hoạt
động vào mức khá theo đánh giá của công ty CP. Hoạt động chăn nuôi của
trại là chỉ chăn nuôi lợn nái sinh sản và bán con giống, cơ cấu đàn lợn của trại
được biểu thị qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn tại trại qua 3 năm gần đây (2011 - 2013)
Năm Số lượng lợn của các năm (con)
2011 2012 4 tháng đầu năm 2013
Lợn nái 275 287 291
Lợn hậu bị 12 19 15
Lợn đực 5 5 5
(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Qua bảng ta thấy
5
- Số lượng lợn tăng đều qua các năm, tính tại thời điểm tháng 04 năm
2013: là 306 con lợn nái và hậu bị chờ phối. Chứng tỏ sản xuất của trang trại
có sự phát triển tốt. Tại trại, lợn được nuôi sau cai sữa đến 5 tuần tuổi (chậm
nhất là 6 tuần), sau đó xuất chuồng bán cho các trang trại và thương lái chăn
nuôi lợn thịt và cho hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ.
- Thức ăn: các loại thức ăn trong trại cho lợn ăn theo khẩu phần, điều
này đảm bảo cung cấp đầy đủ cho tất cả các con lợn trong một ô được ăn và
phát triển đồng đều. Thức ăn do công ty CP cung cấp được đưa về từ nhà máy
ở Xuân Mai - Hà Nội hoặc có thể lấy từ nhà máy cám của công ty tại Hưng
Yên. Các loại cám cho lợn ăn của trại bao gồm các loại sau:

- Thức ăn cho lợn hậu bị, lợn nái chửa, và lợn nái nuôi con và lợn nái
chờ phối:
+ Cám 567S (cám 567SF; cám HG 17)
+ Cám 966
- Thức ăn cho lợn con tập ăn và cai sữa gồm các cám:
+ 550S và 951
- Thức ăn cho lợn thịt gồm các loại cám:
+ 952; 952S và 953S
+ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:
Hàng ngày buổi sáng khi vào trại thì phải đi kiểm tra đàn lợn một
cách tổng thể, xem lợn có con nào bị bệnh hay chết không, nếu bị chết thì
phải mang ra ngoài, báo kỹ thuật trại biết và sử lý đưa ra hướng điều trị cụ
thể và sau đó cho lợn ăn các chuồng xong rồi tiến hành đi đi hớt phân trên
nền chuồng vào máng chứa nước thải, sau đó thì đi đẩy máng và cho nước
mới vào máng. Sau khi làm xong các công việc trên thì đi điều trị bệnh cho
lợn và quét dọn hành lang, quét màng nhện trong chuồng. Sau đó trước khi
ra nghỉ thì kiểm tra tổng thể đàn lại một lần nữa. Buổi chiều tương tự như
công việc buổi sáng. Cứ cách 2 đến 3 ngày phải phun sát trùng chuồng trại
một lần, và phun 4 ngày một lần ngoài khu vực chuồng trại (có thể thay đổi
tuỳ theo mùa).
Hàng tháng trang trại thường nhập thuốc và vacxin của nhà phân phối
công ty TNHH Hoàng Kim, Tiến Thành, Hanvet và một số loại thuốc của
6
công ty khác cung cấp thuốc về cho trại cứ 2 tuần đến 1 tháng một lần và
cung cấp đủ các loại thuốc để trị các bệnh hay xảy ra.
- Tình hình thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn nái luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên trong trại và
kĩ thuật viên công ty CP.
+ Công tác vệ sinh:

Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun
thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.
+ Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự
tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách
nghiêm ngặt. Với phương châm phòng bệnh là chính, nên tất cả gia súc ở đây
đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh,
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh
mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ
tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
Lịch tiêm phòng cho lợn tại trại cụ thể theo từng giai đoạn qua bảng sau:
7
Bảng 1.2. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại
Giai đoạn Loại vaccine
Thời gian tiêm
(tuần tuổi)
Liều lượng
(ml )
Đường
đưa
Cách ly
(từ tuần 24- 30)
PRRS 24 2 Bắp cổ

Parvo1(khô thai) 25 2 Bắp cổ
Dịchtả1(Coglapet) 26 2 Bắp cổ
LMLM (Aftopor) 27 2 Bắp cổ
Giả dại (Begonia) 28 2 Bắp cổ
Parvo2 (khô thai) 30 2 Bắp cổ
Lợn chửa
(từ 31 - 58 tuần)
Nghỉ 31 - 33 2 Bắp cổ
Dịch tả (Coglapet) 44 2 Bắp cổ
LMLM 58 2 Bắp cổ
Lợn đực
PRRS 3 2 Bắp cổ
Dịch tả (Coglapet) 4 2 Bắp cổ
LMLM + Giả dại 5 2 Bắp cổ
PRRS 7 2 Bắp cổ
- Với lợn hậu bị (chuyển lên chuồng cách ly chờ phối từ tuần tuổi 24 -
30): Tiến hành tiêm 6 mũi gồm Tai xanh, Parvo mũi 1, Dịch tả mũi 1, LMLM,
Giả dại, Parvor mũi 2.
- Với lợn mang bầu thì từ tuần thứ 31 đến tuần thứ 33 nghỉ tiêm
vaccine, đến tuần thứ 34 bắt đầu phối thời gian này không tiêm vaccine cho
heo mang bầu vì có thể gây sảy thai, đến tuần thứ 44 thì tiêm Dịch tả, tuần thứ
58 tiêm LMLM.
- Với lợn đực giống tiêm phòng vaccine PRRS mũi 1 tuần thứ 3, Dịch
tả tuần thứ 4, LMLM + Giả dại tuần thứ 5, PRRS mũi 2.
Bảng 1.3. Quy trình tiêm phòng cho lợn con theo mẹ.
Loại vaccine
Thời gian tiêm
(ngày tuổi)
Liều lượng
(ml)

Đường đưa
Ferrum 10% + B
12
3 2 Bắp cổ
Nova - coc 5% 3 1 Uống
Ferrum 10% + B
12
7 2 Bắp cổ
PRRS 7 2 Bắp cổ
Dịch tả 1 14 2 Bắp cổ
Dịch tả 2 35 2 Bắp cổ
8
- Với heo con:
Tiêm sắt 2 mũi: Mũi 1 ngày thứ 3, mũi hai ngày thứ 7, liều 1ml/con.
Cho uống phòng bệnh cầu trùng vào ngày thứ 3, liều 2ml/con.
Tiêm PRRS vào 7 ngày tuổi, liều 2ml/con.
Dịch tả mũi 1 vào lúc 14 ngày tuổi, mũi 2 vào lúc 35 ngày tuổi, liều
2ml/con.
Ngoài quy trình phòng bệnh riêng cho từng giai đoạn lợn thì trại còn
tiêm vaccine cho quy mô tổng đàn, cụ thể như sau:
Tháng 5 + tháng 11 tiêm phòng vaccine Dịch tả.
Tháng 3 + tháng 7 + tháng 11 tiêm phòng LMLM + Giả dại.
Tháng 4 + tháng 8 + tháng 12 tiêm phòng PRRS.
+ Công tác điều trị bệnh:
Kỹ thuật viên của trang trại luôn theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên,
các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm,
cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong
một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc.
1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã Tiên Dương tạo điều kiện
cho sự phát triển của trại.
- Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
- Nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc.
- Công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Khó khăn
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng của lợn.
- Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng
cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại.
- Giá thành như điện, nước, tu sửa thiết bị tăng cao.
- Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
9
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
Để thu được kết quả tốt trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những
nội dung đã đề ra. Bản thân em đã đề ra một số mục tiêu để thực hiện như sau:
- Nắm vững quy trình nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái giai đoạn chửa và đẻ.
- Nắm vững quy trình chăn nuôi lợn nái giai đoạn nuôi con.
- Nắm vững các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con theo mẹ.
- Học hỏi kinh nghiệm kiến thức chuyên môn tại cơ sở.
- Có đủ khả năng chẩn đoán, điều trị bệnh viêm tử cung và một số bệnh
thông thường ở lợn.
- Đưa ra quy trình phòng và điều trị một số bệnh ở lợn nái sinh sản.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái
* Chọn giống
Muốn chọn được con giống có chất lượng tốt thì từ khi sinh ra đến khi

chọn giống phải đạt trọng lượng ≥ 80 kg. Lợn phải được nuôi dưỡng trong
điều kiện tốt nhất, thức ăn có chất lượng cao để bộc lộ đầy đủ khả năng.
Đến lúc đó mới tiến hành chọn giống theo các chỉ tiêu: tăng trọng/ngày, chỉ
số tiêu tốn thức ăn, dày mỡ lưng. Ngoài ra để chọn con giống tốt cần chọn
đến các yếu tố sau:
+ 4 chân phải vững chắc.
+ Có số vú cân, từ 12 - 16 vú, khoảng cách đều nhau và lộ rõ.
+ Thân hình cân đối, nhanh nhẹn.
+ Lợn nái phối giống lần đầu phải có tuổi ≥ 8 tháng tuổi và trọng
lượng ≥ 120 kg.
* Quy trình phối giống cho lợn nái
- Xác định thời điểm phối giống cho lợn nái:
Để đảm bảo cho kết quả phối giống được tốt, người chăn nuôi cần
kiểm tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra
ngày hai lần sáng và chiều sau bữa ăn. Nếu lợn nái mà lên giống trước 5
ngày thì nên phối giống chậm sau 12 giờ.
10
Nếu lợn nái cai sữa phối giống chậm 5 ngày, khi kiểm tra thấy lên
giống thì phối ngay, sau đó phối chậm lại 12 giờ.
Nếu lợn nái hậu bị hay lợn phối giống không thành công, khi kiểm
tra thấy chịu đực thì cho phối giống ngay.
- Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống:
Khi đã xác định được thời điểm chịu đực của lợn nái trước khi phối
giống, chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và
vùng xung quanh, dùng nước muối sinh lý rửa sạch cơ quan sinh dục trong
và dùng bông lau khô.
Đưa nái vào chuồng lợn đực để công tác phối giống được thuận lợi.
- Kỹ thuật phối giống:
Dùng que phối giống một lần đã được hấp tiệt trùng, cho chất bôi
trơn vào phía đầu que rồi đưa vào từ từ chếch góc 45

0
và hướng lên trên.
Xoáy nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ, khi ta có cảm giác qua cổ tử cung
thì có thể bơm tinh.
Có thể ngồi cả lên lưng lợn nái và mặt quay về phía sau.
Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh, tuy nhiên khi ta đặt liều tinh quá
cao tinh sẽ vào nhanh nhưng dễ bị trào ra ngoài.
- Thời gian phối giống cho lợn nái:
Thời gian phối giống thao tác tốt nhất trong vòng 10 - 15 phút.
Nên phối giống cho lợn nái vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát,
thời gian cách nhau 12 giờ.
Nếu kiểm tra thấy lợn nái chịu đực tiếp thì cho phối liều hai và liều ba.
* Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa:
Cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa thì sự tổng hợp vật chất được
đẩy mạnh, còn quá trình oxy hóa thì giảm tương đối. Quá trình trao đổi chất
và năng lượng tăng lên do sự đẩy mạnh các quá trình này ở cơ thể mẹ cũng
như cơ thể phôi thai. Đồng thời với quá trình trao đổi nhiệt là quá trình tích
lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ tăng dần. Trong thời gian lợn nái
chửa, cơ thể trao đổi chất rất mạnh, quá trình đồng hóa lớn hơn quá trình dị
hóa. Trung bình khối lượng lợn nái tăng lên 15 - 20%, khoảng 60% khối
lượng phôi thai tăng lên ở 20 - 30 ngày cuối của thời kỳ chửa. Qua nghiên cứu
11
cho thấy rằng, điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể lợn nái
có chửa như nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, mức
độ dinh dưỡng… Cường độ và thời gian tác động của mỗi yếu tố nêu trên sẽ
phản ánh lên các quá trình diễn ra trong cơ thể mẹ và cơ thể phôi thai trong tất
cả các giai đoạn phát triển của nó. Ví như nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ làm
giảm tỷ lệ thụ thai. Nếu tăng cao trong thời kỳ chửa cuối sẽ gây sảy thai, thai
chết lưu hoặc tiêu thai. Độ ẩm môi trường cao cũng gây hại cho lợn nái nhất
là trong trường hợp độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao.

Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa/ngày chúng ta cần chú ý
các yếu tố sau: giống và khối lượng lợn nái chửa, giai đoạn chửa, thể trạng
của lợn nái, tình trạng sức khỏe của lợn nái, nhiệt độ môi trường và chất
lượng thức ăn. Ví dụ như nái chửa kỳ II cho ăn nhiều hơn nái chửa kỳ I, lợn
nái gầy cho ăn nhiều hơn nái bình thường, mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới
15
0
C thì cho lợn ăn nhiều hơn 0,3 - 0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ 25 - 30
0
C
để tăng khả năng chống rét cho lợn.
Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10-15% vì ngoài
cung cấp dinh dưỡng cho bào thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể mẹ.
Số bữa ăn/ngày: ngày cho ăn 2 bữa sáng, chiều. Cung cấp đủ nước sạch
cho lợn nái chửa.
Thức ăn của lợn nái chửa có yêu cầu phối hợp nhiều loại thức ăn, mùi
vị phải thơm ngon, không bị hôi thối, hư hỏng, thức ăn có phẩm chất tốt.
Trước lúc lợn nái đẻ cần giảm số lượng thức ăn, nhưng cần duy trì đủ các
chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
Không nên cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 3-5 ngày đầu sau khi
phối giống có chửa, kể cả lợn nái gầy.
Vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc, quản lý lợn nái chửa là
phòng bệnh sảy thai, nghĩa là cần phải làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho
thai sinh trưởng phát triển bình thường, tránh các tác động cơ giới gây đẻ non
hoặc gây sảy thai, nhất là trong giai đoạn chửa kỳ II. Những nguyên nhân gây
sảy thai có thể là nền chuồng hoặc sân chơi không bằng phẳng, mấp mô, làm
cho lợn bị trượt ngã, cửa ra vào chuồng quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô
nhau, do đánh đuổi lợn quá gấp, do tắm nước quá lạnh hoặc quá đột ngột.
12
Tắm chải cho lợn chửa là điều rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da,

thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, tạo cảm giác dễ
chịu, lợn cảm thấy thoải mái kích thích tăng tính thèm ăn, phòng chống bệnh
ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra còn tạo điều kiện gần gũi giữa người và lợn
nái để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái khi đẻ. Việc tắm cho
lợn chửa cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt là mùa hè nóng bức, ngoài các tác
dụng kể trên còn có tác dụng chống nóng cho lợn chửa.
Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Cần tạo không khí yên tĩnh, thoải mái cho lợn chửa nghỉ ngơi, dưỡng
thai. Không gây tiếng ồn xáo trộn không cần thiết có ảnh hưởng xấu đến lợn.
Mỗi nái chửa cần có một phiếu theo dõi về tình hình chửa như thời
gian chửa, những biến cố xảy ra trong quá trình mang thai, nguy cơ sảy thai,
tỷ lệ chết thai để có biện pháp xử lý đề phòng.
Bên cạnh đó thì chúng ta phải chú trọng đến công tác thú y đối với lợn
nái chửa. Từ 3-5 ngày trước ngày dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái cần được cọ
rửa sạch, phun sát trùng bằng thuốc sát trùng Crezin 5% hoặc bằng loại thuốc
sát trùng khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
Hàng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện không bình thường của
lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem có nóng, sốt không.
Quy trình tắm ghẻ: thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, 14 ngày trước ngày dự kiến đẻ, tắm lần thứ nhất sau đó 7 ngày tắm
ghẻ lần thứ 2. Đây là yêu cầu bắt buộc để dự phòng lợn mẹ bị ghẻ rồi lây
truyền sang lợn con ngay từ sau sơ sinh.
Cần tiêm vacxin E.coli cho lợn nái chửa vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước
khi đẻ, liều lượng: 2ml/con, tiêm bắp.
Lợn nái được đưa từ chuồng bầu sang chuồng đẻ trước từ 5 - 7 ngày so
với ngày đẻ dự kiến.
* Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con
Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa
học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con

13
sinh trưởng phát dục nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao.
Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn ảnh hưởng tốt
đến sản lượng và chất lượng sữa. Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại
thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng.
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công
nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin,
khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal,
protein 15%, Ca từ 0,9-1,0%, P từ 0,7%.
- Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con:
Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:
- Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
- Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1-
2-3 kg tương ứng.
- Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
- Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho heo ăn theo công thức tính:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/ con)
Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều)
- Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì bớt đi 0,5 kg
thức ăn/ngày.
- Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20-30%.
- Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Đối với những lợn nái có số con lớn hơn 10, đàn con mập, lợn mẹ gầy
thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa
ăn/ngày cho lợn mẹ.
+ Kỹ thuật cho ăn
Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ, mỗi bữa cho ăn một ít một,

nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3-4 bữa. Khoảng cách
các bữa ăn nên chia đều nhau.
Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.
14
Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con.
Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây ảnh
hưởng tới quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần.
Chú ý những biểu hiện sắp đẻ của lợn nái để có biện pháp tác động hợp
lý. Lợn nái có hiện tượng bầu vú căng to, vú căng ra hai bên, có hiện tượng
giãn khớp xương chậu như cảm nhận lợn nái sụt mông, âm hộ tiết dịch nhờn
và mở to, đi lại, đứng lên nằm xuống bồn chồn, vú có sữa chảy ra, ỉa cục phân
không dính vào chỗ nhất định. Khi lợn mẹ tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước
nhờn, có phân lợn con kèm theo là lợn bắt đầu đẻ, từ đó chúng ta có kế hoạch
đỡ đẻ kịp thời.
1.5.1.2. Sinh lý sinh sản của lợn
* Sinh lý sinh dục của lợn nái: Sinh lý sinh dục của lợn nái được biểu
hiện ở các đặc điểm như là tuổi động dục lần đầu tiên, chu kỳ động dục, tuổi
đẻ lứa đầu, sự hao mòn khối lượng cơ thể lợn mẹ.
* Đặc điểm động dục của lợn nái: Biểu hiện động dục của lợn nái tùy
thuộc vào giống, tuổi và cá thể. Toàn bộ thời gian động dục của lợn nái có thể
chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực, giai đoạn chịu đực, giai
đoạn sau chịu đực.
- Giai đoạn trước khi chịu đực: Đặc điểm chung của lợn nái khi bắt đầu
động dục là thay đổi tính nết, kêu rít, bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, cơ thể
bồn chồn, tai đuôi ve vẩy, thích gần lợn đực, nếu nhốt nhiều con thích nhảy
lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, xưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng
chưa chịu cho con đực nhảy.
- Giai đoạn chịu đực: Còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mông
lợn nái thì lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng
xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín,

chảy dịch nhờn. Khi lợn đực lại gần thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo
dài khoảng 2 ngày (lợn nội thường ngắn hơn khoảng 28-30 giờ).
Giai đoạn sau chịu đực: Lợn nái trở lại bình thường, ăn uống như cũ,
âm hộ giảm độ nở, se nhỏ, thâm, đuôi cụp không cho con đực phối (Trần Văn
Phùng và cs, 2004) [18].
15
* Quá trình mang thai và đẻ: Sau thời gian lưu lại ống dẫn trứng
khoảng 3 ngày để tự dưỡng (noãn hoàng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết)
hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình
thành bào thai. Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể mẹ thời gian chửa như sau:
Progesterol trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất là vào ngày
chửa thứ 20, sau đó nó hơi giảm xuống một chút ở 3 tuần đầu, sau đó duy trì
ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục; 1-2 ngày trước
khi đẻ Progesterol giảm đột ngột. Estrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì
ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng hai tuần thì bắt đầu tăng dần, đến
khi đẻ thì tăng cao nhất (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2005) [21].
Trần Văn Phùng và cs (2004) [18] cho biết: Thời gian có chửa của lợn
nái bình quân là 114 ngày (113-116 ngày), chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ chửa kỳ 1: Là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
- Thời kỳ chửa kỳ 2: Là thời gian lợn chửa từ ngày thứ 85 đến khi đẻ.
* Sự tiết sữa của lợn nái: Quá trình tiết sữa của lợn nái là một quá trình
phản xạ, do những kích thích vào đầu vú gây nên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái
tương đối ngắn và chuyển dần từ trước ra sau. Trong đó yếu tố thần kinh đóng
vai trò chủ đạo, khi lợn con thúc vú mẹ những kích thích này truyền lên vỏ
não, vào vùng Hypothalamus, từ đó tuyến yên sản sinh ra kích tố Oxytocin
tiết vào máu, kích tố này kích thích lợn nái tiết sữa. Do tác động của Oxytocin
trong máu khác nhau cho nên các tuyến vú khác nhau có sản lượng sữa khác
nhau. Những vú ở phần ngực tiết nhiều sữa hơn những vú ở phần sau. Lượng
sữa của lợn nái tiết sữa tăng cao dần từ khi đẻ, cao nhất lúc 21 ngày sau khi
đẻ, sau đó giảm dần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [18].

1.5.1.3. Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn
* Bệnh đẻ khó
Theo Đỗ Quốc Tuấn (2005) [26] khi gia súc sinh đẻ thì thời gian sổ thai
kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này do nhiều
nguyên nhân, điều kiện dẫn đến, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Đẻ khó gây ra nhiều tổn thất kinh tế trong chăn nuôi. Nó không những
gây bệnh cho cơ quan sinh dục dẫn đến hiện tượng vô sinh mà có thể làm cho
cả mẹ lẫn con chết. Vì vậy, việc can thiệp các trường hợp đẻ khó là điều vô
16
cùng cần thiết. Để quyết định phương pháp can thiệp thích hợp, trước hết cần
phải tiến hành chẩn đoán kịp thời và chính xác.
- Nguyên nhân: Lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình từ
hậu bị đến chửa, đẻ như: Ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn yếu,
xương chậu hẹp. Những trường hợp xương chậu hẹp do bẩm sinh, thai quá to, thời
tiết nóng bức, cơ thể mẹ yếu do ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng kém, lợn chửa hay
sốt cao, mắc một số bệnh truyền nhiễm và đã được điều trị, lợn nái quá già, nội
tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormone kích đẻ (Oxytocin và Prostagladin F2α)
quá thấp trong thời gian đẻ, lợn nái bị liệt 1/3 thân sau, nơi đẻ không phù hợp,
cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [13].
- Triệu chứng: Lợn nái dặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được,
cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều
có lẫn cả máu (màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đẻ một con rồi
nhưng vẫn khó đẻ con tiếp sau. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung
xương chậu không qua được (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [13].
- Chẩn đoán: Theo dõi chặt chẽ ngày phối giống, ngày đẻ, cơn co thắt,
rặn đẻ, nếu 1-2 giờ lợn nái rặn liên tục mà không đẻ được, cơn rặn thưa dần,
lợn nái mệt, uống nước nhiều, nhịp thở, nhịp tim tăng hơn bình thường
(Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [13].
- Biện pháp can thiệp:
Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7] trước tiên phải rửa bộ phận sinh dục

ngoài của lợn nái, lau khô; cắt móng tay, rửa sạch bằng xà phòng hoặc cồn, lau khô,
bôi trơn, bôi vào tay thuận từ cùi chỏ trở xuống, chúm các ngón tay lại, ngón út nằm
ở giữa để tránh lọt vào lỗ tiểu gây viêm đường tiểu. Khi lợn nái ngưng rặn đẩy tay
vào từ từ, khi nào đụng vào lợn con sửa lại cho đúng tư thế. Nắm hai răng nanh lợn
con kéo ra hoặc nắm hàm dưới má kéo ra theo nhịp rặn của lợn mẹ. Trường hợp thò
tay vào đụng đuôi lợn con phải cố gắng tìm hai chân sau, kẹp hai chân sau lợn con
giữa các ngón tay của ta rồi kéo ra.
Nguyễn Đức Lưu và cs, (2004) [13] cho biết: Những trường hợp đã
vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 20-40-50 UI/nái.
Nếu cần có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút và tiêm tĩnh mạch là tốt nhất. Trong
trường hợp không có kết quả cần phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để
17
lấy thai ra. Sau khi can thiệp, phải thụt rửa âm đạo bằng Han-Iodine 5% (50
ml pha 2,5 l nước) hay dung dịch Rivanol 0,1% và sau đó đặt viên đặt tử cung
Han-V.T.C, đặt 2-3 ngày và tiêm một mũi Hanoxylin-LA hay Hanmolin LA
để chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. Có thể tiêm một trong các kháng sinh
sau để chống viêm nhiễm:
Ampicillin: 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần
Ampi-Kaan: 15 mg/kg TT/ngày
Gentamicin 4%: 1 ml/6-8 kg TT
Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT
Tiêm các thuốc bổ, thuốc trợ sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ
thể: Vitamin Bcomplex, Multivit-forte, Vitamin B1
* Bệnh viêm tử cung (Metritis)
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống nội ngoại khác nhau. Lợn nái
đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh, song tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu động thực
vật ở mỗi vùng khác nhau. Khi gia súc sinh, đẻ nhất là trong trường hợp đẻ
khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn
thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh

truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao thường
gây ra viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn, 2005) [26].
- Hậu quả: Theo Lê Văn Năm và cs (1999) [14] viêm tử cung là một
trong những yếu tố gây vô sinh và rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục vì
quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo ra độc tố
có hại cho tinh trùng như: Spermilosin (độc tố làm tiêu tinh trùng), các loại
độc tố làm tiêu tinh trùng, các dạng đại thực bào tích cực gây bất lợi cho tinh
trùng. Ngoài ra, nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi như
thế cũng sẽ bị chết non. Quá trình viêm sinh ra trong quá trình có chửa là do
biến đổi bệnh lý trong cấu trúc của niêm mạc (teo niêm mạc, sẹo niêm mạc,
thoái hóa niêm mạc ) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ
con nên qua các chỗ tổn thương vi khuẩn cũng như các độc tố mà chúng tiết
ra làm cho bào thai phát triển không bình thường.
18
- Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn thường xảy ra sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn
nái sau khi phối giống, rất ít khi xảy ra ở những lợn nái hậu bị. Bệnh do
những nguyên nhân chính sau:
Trong quá trình chửa, lợn nái chửa ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận
động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Leptospirosis (lợn nghệ),
Brucellosis (sảy thai truyền nhiễm), Pavrovirus và một số bệnh nhiễm khuẩn
khác Làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc khó đẻ, hay sảy thai, thai chết
lưu gây viêm tử cung. Trong quá trình đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp
của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật thú y, nhau thai bi sót là nguyên nhân
dẫn đến viêm dạ con (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [13].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2007) [22], có thể khẳng
định rằng việc dùng tay móc thai khi lợn đang đẻ có thể rút ngắn thời gian xổ
thai của lợn mẹ là nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung ở đàn nái nuôi theo
mô hình trang trại hiện nay.
- Triệu chứng

Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4-5 ngày cá biệt
tới 6-7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang
vàng hay trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp
có viêm thì sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu
(Nguyễn Thanh Sơn, 2006) [19].
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [11] bệnh viêm tử cung ở lợn nái
được chia làm hai thể:
+ Thể cấp tính: Con vật sốt 41-42
0
C trong vài ngày đầu, âm môn sưng
tấy đỏ, dịch chảy ra từ âm đạo có màu trắng đục đôi khi có màu máu lờ đờ.
+ Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng tấy đỏ nhưng vẫn có
dịch nhầy màu trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không tiết ra liên
tục mà theo từng đợt kéo dài vài ngày đến một tuần. Lợn thường thụ tinh
không có kết quả hoặc khi thụ thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm
niêm mạc âm đạo lan sang thai làm chết thai.
Nguyễn Xuân Bình (1996) [1] cho biết: Sau khi đẻ 1-10 ngày nái ăn ít
sốt cao 40-41
0
C thường sốt ở buổi chiều 15-17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục
19
trắng mùi hôi tanh, (sốt theo quy luật lên xuống) sáng sốt nhẹ 39-39,5
0
C,
chiều sốt cao 40-41
0
C.
- Các thể viêm tử cung:
+ Viêm nội mạc tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở trong lớp niêm
mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung.

+ Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có
nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá
hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng.
+ Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng,
là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [23].
- Chẩn đoán: Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh,
ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch
tiết không bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai
chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và cs) [13].
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (1986) [15] khi kiểm tra qua trực tràng
có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày,
khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích
nước thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng.
- Điều trị
Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi, phát hiện kịp thời
và chẩn đoán chính xác.
Phạm Sỹ Lăng và cs (1995) [12] đã điều trị bệnh viêm tử cung theo
phác đồ điều trị như sau:
- Tiêm thuốc điều trị:
Penicillin bột/lọ: dùng 200.000 UI/kg TT dùng liên tục 3-4 ngày (lợn
bệnh cấp tính), 6-8 ngày (lợn bệnh mãn tính).
Kanamycin (Streptomycin) bột/lọ: 15-20 mg/kg TT dùng phối hợp với
Penicillin theo thời gian trên.
- Dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng: Vitamin B1, vitamin C, Cafein.
- Hộ lý: Giữ sạch sẽ chuồng trại và bãi chăn thả trong quá trình điều trị.
Dùng PGF2α hoặc các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2 ml (25 mg/tiêm
một lần), lugol 200 ml (Neomycin 12 mg/kg TT) thụt tử cung, Ampicillin 3-
20
5g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tai, ngày một lần. Liệu trình điều trị 3-5 ngày
(Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [23].

Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [13] dùng Oxytocin 20-40
UI/nái/ngày để dạ con co bóp, tống thai, các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.
Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng Han-Iodine 5%. Dùng kháng sinh liên tục
trong 3-5 ngày:
Gennofcoli: 1-1,5 ml/10 kg TT
Gentamycin 4%: 1 ml/6 kg TT
Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT
Dùng thuốc bổ, trợ lực kết hợp với các kháng sinh: vitamin A.D.E,
Multivit-forte, Bcomplex
* Bệnh viêm vú (Mastitis)
Viêm vú là quá trình viêm xảy ra trong mô của vú. Bệnh có thể xảy ra ở
trong một hoặc nhiều vú ở dạng viêm tiết dịch-cata và viêm mủ.
- Nguyên nhân:
Các bệnh viêm vú ở lợn nái thường phát sinh nhiều nhất khi không tuân
thủ các nguyên tắc vệ sinh trong việc nuôi lợn chửa và cho con bú. Đặc biệt là
mùa hè thường có những điều kiện thuận lợi để tích lũy các vi khuẩn gây
bệnh trong cơ sở chăn nuôi (A.V.Trekaxova, 1983) [27].
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [25] thì bệnh thường xảy ra khi lợn nái
được nuôi dưỡng quá mức hoặc khi đẻ vú quá căng, bệnh dễ phát sinh khi
ngăn chuồng đẻ không được sát trùng. Tác nhân gây bệnh thường là E.coli,
Aerobacter serogenes, thường là nhiễm do thiếu vệ sinh khi đẻ.
Do lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung,
vú và bầu vú tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây
viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Lợn mẹ
tiết nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng lợn con không bú hết làm
cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lợn mẹ
đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc lợn mẹ chỉ cho con bú một bên
Những vú không được lợn con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú (http://
www.pkh.vcn.org) [33]
Ngoài những nguyên nhân trên thì Trương Lăng và cs (2002) [10] còn

bổ sung thêm nguyên nhân gây bệnh, đó là do lợn con mới đẻ có răng nanh
21
không bấm nên bú làm sây sát vú mẹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập.
Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng làm ảnh hưởng đến
cảm nhiễm vi trùng.
- Cơ chế sinh bệnh: Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường, khu
vực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống dẫn sữa ở đầu vú hoặc
theo đường máu từ các vết trầy, vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ thể để
gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết làm sữa ứ đọng trong bầu vú là
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển (http:// www.opac.hc.edu.vn) [32]
-Triệu chứng:
Viêm vú ở lợn nái thường xảy ra ở những ngày đầu tiên sau khi đẻ,
cũng có thể xảy ra ở thời kỳ mang thai và sau khi tách con. Bệnh có thể xảy ra
ở dạng cấp tính, mãn tính và cận mãn tính. Bầu vú bị viêm sưng, sung huyết,
khi sờ thấy nóng và đau. Sữa của bầu vú viêm loãng, đôi khi có màu hồng
hoặc có cục casein như bã đậu. Nái ốm ăn ít, yếu, nhiệt độ tăng.
+ Viêm tiết dịch đặc trưng quá trình viêm ở mô liên kết của tuyến vú,
sữa thay đổi. Khi bị viêm tiết dịch cata, quá trình viêm lan đến niêm mạc
khoang vú, đường tiết sữa và dẫn sữa. Trong trường hợp này sữa loãng chứa
nhiều cục casein. Viêm mủ đặc trưng chảy mủ khi vắt sữa, gốc vú viêm cứng
hoặc có nhiều hạch di động khi sờ.
+ Khi bị viêm dạng cấp tính, vú bị viêm một bầu hoặc vài bầu vú bị
viêm sờ thấy cứng, đau, sưng, thành phần sữa thay đổi. Tình trạng này kéo dài
khoảng 4 ngày. Lợn con chết khoảng 30-100% do thiếu sữa và bú sữa nhiễm
trùng gây tiêu chảy. Dạng viêm vú kéo dài 7-21 ngày sau khi đẻ, triệu chứng
giống như viêm cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Khi bị viêm mãn tính
trong vú sẽ phát triển tăng sinh các mô liên kết, thông thường những chỗ này
về sau sẽ phát triển thành các ổ áp xe (Lê Văn Năm và cs, 1999) [14].
Theo Trương Lăng (2009) [9] thì sau khi đẻ 1-2 ngày thấy vú sưng đỏ,
lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa, đầu vú sưng nóng, sờ lợn có

biểu hiện đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy yếu nhanh chóng và
kêu rít nhiều. Sốt cao 40-42
0
C, sữa vú viêm chứa mủ màu xanh, lợn cợn, lắc
có vẩn đục, để ra gió có mùi hôi. Nếu không điều trị kịp thời vú sẽ cứng gây
22
viêm kinh niên không cho sữa. Khi viêm, ban đầu chỉ một vú viêm, không
chữa trị sẽ lây lan sang vú khác.
Sau khi đẻ 2 ngày xuất hiện những vú sưng thường thấy đối xứng giữa hai
hàng vú, sờ có cảm giác nóng, ấn vào nái có phản ứng đau. Nếu viêm nặng thì nái bỏ
ăn, không cho con bú, sốt 40,5 - 42
0
C, vắt ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm
lây sang các vú khác rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời nái sẽ bị mất sữa và sơ
hóa nang tuyến mất khả năng tạo sữa () [34]
- Chẩn đoán:
Dựa trên triệu chứng lâm sàng như lợn nái cho con bú rồi nằm úp vú,
lợn con không no đòi bú thêm chạy lộn xộn, kêu la đòi bú. Lợn con gầy, da
lông không mượt, chậm lớn, có con ốm, ỉa chảy Quan sát bầu vú sưng hồng,
sờ thấy nóng hơi cứng, khi vắt thường không thấy sữa, chỉ thấy những dịch
hay những giọt sữa đặc như bã đậu. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm người
ta dùng phương pháp thử Bromua (để xác định pH), phương pháp tìm bạch
cầu và phương pháp phân lập vi khuẩn.
- Điều trị
Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc
điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.
Trương Lăng và cs (2002) [10] điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và
chườm nước đá vào đầu vú để viêm giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa
bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa vú viêm 4-5 lần để tránh lây
lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20-30 g/con. Vú

viêm chưa có mủ chỉ trị 2-3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn hết bệnh và cho sữa bình
thường. Nếu 2-3 ngày không khỏi phải dùng:
Penicillin: 10.000 UI/kg TT
Streptomycin: 10 mg/kg TT
Mỗi ngày tiêm một lần tiêm quanh vú bị viêm cho tới khi hết. Tiêm
dung dịch Tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa viêm.
Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7] có thể điều trị viêm vú bằng cách
kết hợp điều trị toàn thân và điều trị cục bộ:
+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc Septotryl (hoặc Sulphamid) 1 ml/10-
15 kg TT ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày hoặc Benzyl Penicillin (hoặc
23
Ampicillin) 2-3 triệu UI/nái 120 kg TT tiêm bắp 2 lần, tiêm đến khi khỏi
bệnh, nên tiêm kèm với vitamin C 1000 g/nái.
+ Điều trị tại vú viêm: Dùng ống hút để hút sữa chứa viêm mủ, máu,
hút lúc lợn mẹ cho con bú lúc đó mới có sữa. Tiêm kháng sinh vào vú
100.000 UI Penicillin cho 1 vú, vị trí tiêm giữa hai gốc vú hoặc tiêm tại vú
với kim thật nhỏ, không bơm mạnh mà vừa se vừa ấn sâu khoảng 1 cm bơm
thuốc là được.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) [17] thì việc tăng cường
điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA như là thực hiện tốt việc sát trùng nái
sinh sản, chọn thuốc sát trùng phổ rộng, pha thuốc đúng với khuyến cáo, để
trống chuồng 3 ngày trước khi cho nái vào sinh. Vệ sinh thân thể nái như tắm
xịt toàn thân, nhất là vùng thân sau và bốn móng trước khi cho vào chuồng
sinh, sử dụng bao tay đã sát trùng khi can thiệp đẻ khó, sử dụng đúng mức
dụng cụ thụt rửa tử cung, tiêm Oxytocin 10 UI/nái thụt rửa tử cung 1 lần/ngày
trong 3 ngày liên tục. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm rõ rệt
(ở lô thí nghiệm là 16,6%; ở lô đối chứng là 33,3%)
Trương Lăng và cs (2002) [10] cho biết: Trước khi lợn đẻ tắm lau sạch
cho lợn nái, đẻ xong rửa sạch bằng nước ấm hai chân sau, hai hàng vú và
những nơi bẩn, bấm nanh cho lợn con, cố định đầu vú và trực cho lợn con bú

sữa đầu càng sớm càng tốt. Giảm bớt chất lượng đạm và số lượng khẩu phần
thức ăn trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ba ngày.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để nâng cao năng suất và chất lượng lợn nái giai đoạn sinh sản thì ta
cần phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con. Muốn cai sữa sớm
cho lợn con đạt được những kết quả tốt nhất thì ta phải thực hiện quy trình tập
ăn sớm cho lợn con. Vấn đề này đang được nhiều tác giả nghiên cứu:
Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo
(2004) [18] cho rằng: khi lợn con đã lớn hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả
năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này,
phần lớn lợn con đã được 3- 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn
24
nhanh, sự tăng khối lượng sớm này là tăng có hiệu quả, do đó người chăn
nuôi nên cố gắng giảm bớt stress cho lợn con.
Một cách để đạt được khối lượng tối đa là cho lợn con bắt đầu ăn
những thức ăn càng sớm càng tốt. Nói chung, sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến
đỉnh cao 3- 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm. Lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh và
cần thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó. Lợn
con cần được tập ăn từ 1- 2 tuần tuổi.
Theo Lê Xuân Cương (1996) [3] lợn nái chậm sinh sản do nhiều
nguyên nhân trong do tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc
biệt, các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa vì đường niêm
mạc sinh dục rất dễ tổn thương và dẫn đến viêm tử cung.
Theo Cù Xuân Dần (1996) [4] cần cho lợn ăn sớm vừa bổ sung chất
dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng
HCL và Enzym, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng
kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn
Kháng (2000) [5] bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây ra, có

thể do vi trùng, nền chuồng ẩm ướt, gia súc lạnh bụng do nằm trên nền
chuồng xi măng, do thời tiết khí hậu thay đổi, cơ thể thiếu sắt. Đây là bệnh
xuất hiện với số lượng cao, nhưng là bệnh dễ điều trị nên tỷ lệ chết không
đáng kể.
Công ty Pig Việt Nam (1998) [2] đã khẳng định dù cho lợn nái ăn tốt
và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con tập ăn sớm để tăng khối lượng sau khi cai
sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với cám khô sau khi cai sữa 3-4 tuần
tuổi. Cho lợn con tập ăn sớm ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, rễ cọ
rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít cám ở phía trước, tạo cho chúng niềm
vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn
sưởi và gần vòi nước uống. Cho lợn con tập ăn 3-4 lần/ ngày, tăng dần lượng
cám nên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn.
Bên cạnh đó thì công tác điều trị cũng đặc biệt được chú trọng.
25

×