Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE CHO TRẺ MẪU GIÁO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.92 KB, 17 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE CHO
TRẺ MẪU GIÁO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ
1. Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ
1. Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ
Mục đích: Giúp GV có KH cụ thể để chủ động và sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt
động GDDDSK cho trẻ.
Cách tiến hành:
• Lập kế hoạch giáo dục DDSK cho cả năm học
+Theo chủ đề: Căn cứ vào nội dung GDDDSK trong CT để XD nội dung chi tiết cho cả
năm học. Lựa chọn nội dung GDDDSK phù hợp với chủ đề.
+Theo kế hoạch năm học: Các nội dung không phù hợp chủ đề đưa vào kế hoạch giáo
dục theo từng giai đoạn của năm học
• Lập kế hoạch giáo dục DDSK theo từng chủ đề
+Theo các nội dung đã đưa ra từ đầu năm học theo chủ đề và theo giai đoạn
+ Các nội dung khác đã thể hiện ở các chủ đề trước cần ôn luyện tiếp có thể lặp lại ở
các chủ đề sau.
• Xây dựng kế hoạch bài soạn
+Tích hợp vào hoạt động của các lĩnh vực phát triển và vào các hoạt động.
+ Các nội dung còn lại có thể đưa vào giáo dục theo các thời điểm trong ngày.
Theo các thời điểm trong ngày
Theo các thời điểm trong ngày
Mục đích
Tập cho trẻ một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Cách làm
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
• Trong bữa ăn: Giáo viên có thể tận dụng các tình huống trong bữa ăn để dạy trẻ
biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, cách sử dụng dụng cụ ăn uống, nhận biết loại


thực phẩm trong món ăn
• Giờ ngủ: Giáo viên có thể nói như thầm thì với trẻ những việc làm cần thiết trước
khi ngủ “Súc miệng/ đánh răng để không bị sâu răng”, “Tắt bớt đèn, kéo rèm
cửa để ánh sáng trong buồng ngủ dịu mát”.
Tích hợp giáo dục DDSK vào hoạt động học có chủ định
Tích hợp giáo dục DDSK vào hoạt động học có chủ định
Mục đích: Đây là biện pháp nhằm hướng đến hình thành những thuộc tính tâm lí và
năng lực chung của trẻ, nhằm phát triển toàn diện nhân cách ban đầu ở trẻ.
Cách làm:
• Lựa chọn nội dung GD DDSK phù hợp với chủ đề, phù hợp với nội dung của HĐ
học có chủ định của lĩnh vực phát triển.
• Lồng ghép, tích hợp nội dung GD DDSK vào HĐ một cách khéo léo. Tránh đưa
quá nhiều nội dung vào cùng một HĐ. Tổ chức phối hợp giữa HĐ cá nhân và HĐ
theo nhóm, cả lớp.
• Giáo viên phải XD một hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau phù hợp
với khả năng nhận thức của trẻ, nhóm trẻ. Tạo điều kiện cho nhiều trẻ được tham
gia trả lời các câu hỏi.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trò chơi học tập
Trò chơi học tập
Mục đích: Nhằm kích thích, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết những nhiệm vụ
học tập như khám phá mối liên kết giữa hành vi và sức khoẻ, củng cố sự hiểu biết
của trẻ về DDSK
Cách tiến hành:
• Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lựa chọn trò chơi học tập gắn với nội
dung GDDDSK thích hợp với chủ đề.
• Khi tổ chức cho trẻ chơi cần chú ý giúp trẻ hình thành và điều chỉnh các mối
quan hệ thực. GV cần tạo ra tình huống trong các trò chơi để gợi lên ở trẻ thái

độ, hành vi tích cực trong việc chăm lo cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và
những người xung quanh. GV cần giao nhiệm vụ chơi và giải thích luật chơi
cho trẻ.
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
Mục đích: Nhằm mở rộng ý tưởng chơi, cuốn hút trẻ tham gia vào các HĐ dưới dạng
các vai chơi trong mối liên kết giữa các góc HĐ theo chủ đề. Trò chơi cùng một lúc
cuốn hút sự tham gia của trẻ ở nhiều góc HĐ khác nhau.
Cách tiến hành:
• GV cần tạo ra tình huống và nêu vấn đề, dẫn dắt sao cho trẻ cùng nhau suy nghĩ,
trao đổi, bàn bạc tìm kiếm, lựa chọn nội dung trò chơi và tiếp nhận vai chơi một
cách tự nhiên. GV có thể khuyến khích trẻ chơi bằng nhiều cách nhưng quan
trọng nhất là cung cấp thời gian và tạo không gian cho trẻ chơi.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
• Một số cách thức mà giáo viên có thể phát triển trò chơi đóng vai của trẻ : nhập
cuộc vào trò chơi của trẻ,nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung gian
quan sát, tiếp tục làm phong phú môi trường chơi.
Biện pháp đàm thoại, trao đổi
Biện pháp đàm thoại, trao đổi
Mục đích: nhằm giúp trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những trải nghiệm với bạn bè bằng lời
nói và hành động cụ thể.
Cách tiến hành:
• Giáo viên chuẩn bị nội dung GDDDSK để cho trẻ đàm thoại. Nội dung đàm thoại
phải gần với kinh nghiệm của trẻ và xoay quanh chủ đề giáo dục nào đó.
• Giáo viên cần tạo ra tình huống thích hợp và đưa ra một số câu hỏi để thu hút sự
chú ý, dẫn dắt trẻ hướng tới nội dung đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại giáo
viên đặt những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu có tính chất gợi mở kết hợp với
cử chỉ, điệu bộ, thái độ nhằm khuyến khích trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những kinh
nghiệm và những điều trẻ cảm nhận được.

• Vai trò của giáo viên ở đây là tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được nói lên ý kiến của
mình và là người dẫn dắt, giải thích trong những tình huống cần thiết. Tạo cơ hội
cho trẻ đàm thoại cùng nhau.
BIỆN PHÁP THỰC HÀNH
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Mục đích: Tạo cho trẻ có kĩ năng và thói quen tốt trong giữ gìn sức khoẻ và an toàn
Cách làm:
• Có nhiều KN thực hành giữ gìn VS thân thể, giữ gìn SK và an toàn. Cần phải
kiên trì HD cho trẻ để trẻ có KN và hình thành thói quen hàng ngày như rửa tay,
rửa mặt, mặc quần áo phù hợp với thời tiếtvv Cần biết vật dụng nào, chỗ nào là
nguy hiểm, hành động nào dễ gây nguy hiểm và cách phòng tránh. Tạo cho trẻ
môi trường để trẻ luôn được thực hành và ghi nhớ những điều đã học. Ví dụ:
Muốn hình thành thói quen giữ tay, chân, mặt mũi luôn sạch, bên cạnh việc
hướng dẫn trẻ thực hành, cần có đủ điều kiện để trẻ tự làm như có đủ nước sạch
để rửa tay, chân; có vòi, có chậu, khăn lau, bàn chải đánh răng v.v
• Nhà trường cần phối hợp với gia đình để hình thành thói quen thực hành vệ sinh
ở trẻ. Người lớn phải làm gương cho trẻ, giúp trẻ được sống trong môi trường
sạch sẽ để từ đó hình thành thói quen tốt.
Chủ đề “Trườngmầm non”
Chủ đề “Trườngmầm non”
 Các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, hành vi văn minh trong ăn uống
 Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường.Tập luyện thói quen tốt về
vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
 Tập thể hiện bằng lời nói với cô giáo một số dấu hiệu khi bị ốm.
 Nhận biết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường.
 Không theo người lạ, không ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa được phép của
cô giáo. Giữ an toàn cho bản thân và cho bạn khi chơi.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Chủ đề
Chủ đề


"
"


Bản thân”
Bản thân”


– Nhu cầu và vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ.
– Các bữa ăn trong ngày. Ăn uống đủ chất để cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh.
– Các món ăn ưa thích. Một số thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Một số bệnh liên
quan đến ăn uống.
– Vệ sinh thân thể. Tập thói quen tốt về vệ sinh cá nhân. Tập tự phục vụ trong
sinh hoạt.
– Giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ. Một số biểu hiện khi ốm.Trang phục phù hợp
thời tiết.
– An toàn: địa chỉ số nhà và nói với người lớn khi bị lạc.Phòng tránh nguy hiểm
cho bản thân
Chủ đề: Gia đình
Chủ đề: Gia đình
 Nhu cầu ăn uống của gia đình. Các bữa ăn trong gia đình. Làm quen và
tham gia chế biến một số món ăn đơn giản. Làm quen 4 nhóm thực phẩm (tháp
dinh dưỡng).
 Giúp bố mẹ một số việc vừa sức. Làm gì khi trong nhà có người ốm.

 An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình. Tránh những vật dụng, nơi
nguy hiểm.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
 Giá trị của thực phẩm nguồn gốc động vật. Các món ăn nấu từ thực phẩm có
nguồn gốc động vật.
 An toàn: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Mối nguy hiểm khi trêu trọc hoặc chơi gần chó mèo lạ. Cẩn thận khi tiếp xúc
một số con vật.
Giá trị của thực phẩm nguồn gốc thực vật. Các món ăn nấu từ thực phẩm có
nguồn gốc thực vật.
Các món ăn ngày tết, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày tết.
Rửa sạch gọt vỏ, bỏ hạt khi ăn một số loại quả.
Giữ gìn sức khoẻ trong ngày tết và khi chuyển mùa.
An toàn khi dùng dao.
Chủ đề “Giao thông”
 An toàn khi tham gia giao thông.
Các phương tiện chuyên chở thực phẩm.
Xe cứu thương
Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Vai trò của nước đối với con người.
Một số món ăn theo mùa.
Liên quan giữa thời tiết với sức khoẻ.
Chọn lựa trang phục theo thời tiết.ích lợi của mặc trang phục phù hợp thời tiết
đối với sức khỏe.
Giới thiệu một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ.

ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khoẻ làm việc.
Hợp tác với bác sĩ khi được khám chữa bệnh.
An toàn: tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất. An toàn với một số dụng
cụ của nghề: Mối nguy hiểm khi nghịch bơm kim tiêm .
Chủ đề “Quê hương”
Một số loại quả, món ăn theo vùng, miền.
Một số món ăn đặc trưng của quê hương.
Giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường trong những ngày lễ hội tại quê hương.
Chủ đề “Trườngtiểu học”
Tư thế ngồi học đúng
 Đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
ăn đủ chất để có sức khoẻ vào học lớp 1.
An toàn : không chọc bút, ném thước kẻ vào bạn.
GỢI Ý MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÁO VIÊN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ KHUYẾN
GỢI Ý MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÁO VIÊN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ KHUYẾN


KHÍCH VIỆC HỌC CỦA TRẺ
KHÍCH VIỆC HỌC CỦA TRẺ
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
1.Xác định các mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp :
+ Cần thận trọng trong việc xác định các mục tiêu để không vượt quá khả năng của trẻ.
+ Không bao giờ thúc ép trẻ hoặc yêu cầu một sự hoàn hảo
+ Không nên mong đợi ở trẻ quá nhiều hoặc quá sớm, mà cần chú ý đến từng kết quả
hoặc công việc nhỏ trẻ hoàn thành

+ Cố gắng không chú trọng vào những sai sót mà ngược lại nên khen ngợi động viên trẻ
đối với từng hành động tích cực hoặc tiến bộ nhỏ.
+ Ngược lại, nếu quá nuông chiều, quá bảo vệ trẻ sẽ làm trẻ thở nên thụ động,ỷ lại, hoặc
cảm thấy bất lực, điều đó sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống sau này.
2. Tham gia vào chơi cùng trẻ:
+ Chơi với trẻ và làm mẫu hành vi tốt đó là cách tốt nhất để dạy trẻ.
+ Một trong những cách tốt nhất để chỉ cho trẻ tấm gương tốt đó là làm cái gì đó trước
mặt trẻ hoặc cùng với trẻ. Điều đó có nghĩa là giáo viên không chỉ đưa ra những mệnh
lệnh hoặc lời hướng dẫn.Ví dụ: thay vì sửa cho trẻ trong bữa ăn bằng câu nói “ Không
được bốc bằng tay”, giáo viên nên cầm cái thìa của mình xúc ăn và nhẹ nhàng nói “
Chúng ta xúc cơm ăn bằng thìa của mình”. Hoặc thay vì nói ”Hãy thu dọn đồ chơi lại”,
thì giáo viên có thể cầm tay trẻ rồi ngồi xuống và tạo thành trò chơi cùng với trẻ cất đồ
chơi vào rổ “ Đã đến giờ cất đồ chơi của bạn rồi. Mời bác Gấu vào nhà đi ngủ nhé”, mỗi
động tác cất một đồ chơi lại kèm theo lời nói vui hoặc trò chơi nhỏ gây hứng thú cho
trẻ.
• + Giáo viên nên tham gia vào chơi cùng trẻ hơn là can thiệp
• ví dụ: nếu trẻ đang chơi lái tàu hoả thì giáo viên có thể gợi ý tàu hoả đang đi vào
ga và bác lái tàu sẽ nghỉ ngơi chứ không nên vội bắt trẻ thu dọn đồ chơi vì hết giờ
chơi.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
3. Lặp đi lặp lại:
Với trẻ nhỏ thì giáo viên cần thiết phải nói với trẻ nhiều lần khi bảo trẻ làm một việc
nào đó.
Ví dụ: trẻ sẽ không ngồi yên khi đang ăn hoặc đang chờ cái gì đó. Do đó giáo viên phải
nhắc lại cùng một thông điệp ngày này qua ngày khác, ví dụ “ Chúng ta không đu đưa
hai chân và đẩy ghế trong khi đang ăn” cho đến khi trẻ tiếp nhận và ghi nhớ lời nói của
cô.
4. Đưa ra những ví dụ, gương tích cực:

Cần chú ý là khi nói với trẻ nên kèm theo hành động hoặc tranh ảnh minh hoạ hành
động, ví dụ thay vì nói “ Không được đóng cửa mạnh khi vào nhà”, thì giáo viên đi đến
gần trẻ chào hỏi trẻ và nhẹ nhàng nói “ Chúng ta đóng cánh cửa nhẹ nhàng”, vừa nói
vừa làm động tác đóng cửa nhẹ nhàng cho trẻ nhìn thấy, có thể cầm tay trẻ làm lại động
tác đóng cửa.
5.Đảm bảo trẻ nhớ những hướng dẫn của cô:
Trẻ nhỏ chưa thể nhớ chính xác những hướng dẫn mặc dù giáo viên có thể lặp đi lặp
lại, vì năng lực trí tuệ của trẻ chưa chín muồi. Do đó giáo viên không thể mong đợi trẻ
nhỏ nhớ những gì không được làm hoặc được phép làm. Khi đến độ tuổi chín muồi thì
trẻ ghi nhớ rất nhanh.
6. Không can thiệp thô bạo:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Đặc điểm của trẻ nhỏ là khả năng tập trung chú ý rất ngắn, do đó một trong những
điều giáo viên) cần làm để giúp trẻ duy trì sự tập trung chú ý đó là không can thiệp khi
trẻ đang chăm chú vào cái gì đó, chưa vội làm hộ, nói thay trẻ. Giáo viên nên khen trẻ
kịp thời đối với công việc trẻ đã hoàn thành ( ví dụ khi trẻ xúc được thìa cho búp bê ăn,
trẻ chỉ đúng tên rau, quả khi cô hỏi…).
7. Luôn quan tâm, chú ý trẻ:
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm đối với sự quan tâm, chú ý hoặc thờ ơ của người lớn, thông qua
hành động như tìm cách đến gần cô, kéo tay hoặc kéo áo cô để thu hút sự chú ý. Giáo
viên cần thể hiện qua cử chỉ nhìn vào mắt trẻ khi nghe trẻ nói hoặc dừng công việc đang
làm để nghe trẻ. Như vậy trẻ cảm thấy tiếng nói của mình được tôn trọng.
8. Biết khi nào cần nghiêm khắc:
Trong ngày có những lúc giáo viên cần thiết nói “Không” với trẻ. Tuy vậy cần sử
dụng trong những trường hợp thật cần thiết, ví dụ:
+ Khi trẻ làm một việc gì đó nguy hiểm cho bản thân, không an toàn
+ Khi trẻ có những hành động có thể gây ảnh hưởng đến người khác như chơi la hét khi
bạn đang ngủ, hoặc ném đồ chơi lung tung.

+ Khi trẻ có hành động gây hư hỏng hoặc thiệt hại,ví dụ: bẻ cây, ngắt hoa trong chậu
cảnh, chơi nghịch ở vòi nước uống.
Ngay cả khi nói “ Không” thì cũng không nên làm trẻ căng thẳng hoặc chống đối lại.
Cách tốt nhất là làm cho trẻ sao lãng, quên hành động đang làm và chú ý sang cái khác
thú vị hơn.
9. Tạo môi trường, bầu không khí yêu thương:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Khi được sống trong môi trường yêu thương chăm sóc, ủng hộ, khuyến khích thì trẻ
sẽ trở thành người có ích, luôn cảm thông và quan tâm đến những người khác. Điều đó
cũng phản ánh thực tế là trẻ bắt chước hoặc làm theo hành vi của người lớn.

10. Đưa ra những qui tắc và giải thích tại sao:
Trẻ em luôn thích sự giải thích, hướng dẫn rõ ràng về những qui tắc và những chuẩn
mực người lớn đưa ra. Ví dụ khi giáo viên kết hợp vừa giải thích hậu quả về hành động
của trẻ (“Nếu con đánh bạn, con sẽ làm đau bạn”), vừa đưa ra qui tắc một cách rõ ràng,
dứt khoát và có tình có lí (“ Con không được phép đánh bạn”), như vậy trẻ sẽ học cách
ứng xử ân cần tử tế và có suy nghĩ chín chắn khi hành động.
11. Đặt ra những nhiệm vụ phù hợp:
Hãy để trẻ làm những việc có ích trong gia đình hoặc ở trong lớp, ví dụ giúp nấu ăn,
chăm sóc vật nuôi. Tất nhiên không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng làm những việc
được giao. Do đó giáo viên một mặt vừa đề ra yêu cầu, vừa động viên khuyến khích,
mặt khác làm mẫu cho trẻ làm theo.
12.Kết hợp giáo dục các qui tắc trong các thời điểm hàng ngày:
Giáo viên có thể kết hợp các cơ hội đó để dạy trẻ: “Nào, bây giờ là thời gian các con
chơi, hôm nay chúng ta có nhiều đồ chơi rau, quả rất hấp dẫn ”, “ Bây giờ đã đến giờ
ăn trưa, các con cần thu dọn đồ chơi”, “ Đã đến giờ ngủ trưa rồi, mọi người cần giữ
yên tĩnh”.
+ Trong bữa ăn: dạy trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, cách sử dụng dụng cụ ăn

uống, nhận biết loại thực phẩm trong món ăn, ăn từ tốn và nhai kĩ, không vừa ăn vừa
chơi, không nhặt thức ăn rơi vãi đưa vào miệng. Chú ý không để trẻ bị phân tán khi ăn,
đảm bảo sự an toàn, tạo bầu không khí vui vẻ giúp trẻ hào hứng ăn.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
+ Giờ ngủ: Giáo viên chú ý tạo không gian yên tĩnh, thanh bình và giúp trẻ nhanh
chóng đi vào giấc ngủ bằng kể chuyện nhẹ nhàng, hát ru, vỗ về trẻ. Dần dần sẽ tạo cho
trẻ thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc, cảm thấy sảng khoái, khoẻ mạnh, ít khóc sau giấc
ngủ.
+ Khi trẻ thức dậy giáo viên kết hợp hướng dẫn trẻ biết cần làm gì khi ngủ dậy, ví dụ
cất gối, đi vệ sinh, rửa mặt, Súc miệng, chải đầu, vận động tay chân chốc lát, chuẩn bị
ăn nhẹ.

TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Giáo dục vệ sinh
Giáo dục vệ sinh
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
GIÁO DỤC VỆ SINH
GIÁO DỤC VỆ SINH
Trò chơi học tập: phân loại 4 nhóm thực phẩm
Tham gia chơi cùng trẻ
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em

www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

×