Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và phát triển của giống lợn cái Landrat x đực giống Yorkshire ; lợn cái Yorkshire x đực giống Matter_1904, tại trại giống lợn P01_ xã Khánh Thủy_ huyện Yên Khánh_ tỉnh Ninh Bình.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.87 KB, 47 trang )

Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội nói chung và nông dân nói
riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. Sự thay đổi này đã dẫn đến nhu cầu của xã hội
về số lượng cũng như chất lượng ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu này đòi
hỏi các hộ nông dân phải thay đổi các tập quán, phương thức chăn nuôi cho phù hợp
với yêu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi của nông hộ.
Hiện nay, đàn lợn nái nội đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu đàn và thay thế
vào đó là lợn nái lai và nái ngoại. Trong các nông hộ chăn nuôi lợn nái vùng đồng
bằng sông Hồng, hộ chăn nuôi lợn nái lai chiếm tỷ lệ khá cao 47,27% (Vũ Đình Tôn,
Võ Trọng Thành, 2005). Sử dụng lợn nái lai F1( L x Y ) và F1 ( Y x Matter_1904 )
làm nền để sản xuất lợn lai nuôi thịt có năng suất và tỷ lệ nạc cao có thể phát triển tốt
trong điều kiện chăn nuôi nông hộ (Võ Trọng Hốt và cs, 1999). Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định tổ hợp lai giữa nái F1( L x Y ) lai F1( Y x Matter_1904 ) phối với đực
Pietrain cũng cho tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất thịt và tỷ lệ nạc cao ở đời con.
Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về nái F1(Y x L) với đực Duroc trong điều kiện
chăn nuôi nông hộ.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:
“Đánh giá khả năng sinh sản và phát triển của giống lợn cái Landrat x đực
giống Yorkshire ; lợn cái Yorkshire x đực giống Matter_1904, tại trại giống lợn
P01_ xã Khánh Thủy_ huyện Yên Khánh_ tỉnh Ninh Bình”
1
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
 Mục đích
 Đánh giá năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai giữa lợn nái Yorkshire phối với
đực giống Yorkshire ; Cái Yorkshire x đực giống Maxter_1904 tại trại lợn P_01


huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
 Đánh giá năng suất sinh trưởng của đàn lợn con được sinh ra từ hai tổ hợp lai
giữa lợn nái F1(Yorkshire x Landrace ; Yorkshire x Maxter_1904) tại trại P_01
huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
 Yêu cầu
 Theo dõi thu thập đầy đủ, chính xác số liệu về các chỉ tiêu năng suất sinh sản
của lợn nái lai F1(L x Y ; Y x Maxter_1904).
2
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số tư liệu về loài lợn
2.1.1. Nguồn gốc
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ học, các nhà cổ sinh vật học đã xác định lợn là
loài thú được con người thuần hóa từ lợn rừng ở nhiều nơi khác nhau. Đặc biệt là ở
Ấn Độ đã thuần hóa được nhiều quần thể. Ngoài ra lợn được thuần hóa ở vùng rừng
núi Xibini và Châu Âu. Tài liệu của Pira (1909) nói đến sự thuần hóa của lợn ở vùng
Pribabtique. Tài liệu của Antoniur trên lãnh thổ Châu Á (Bahken 1950) cho rằng
nhiều loại lợn rừng khác nhau có thể được thuần hóa đồng thời theo tính chất địa lý.
Khi lợn rừng được thuần hóa thành lợn nhà các tài liệu khảo cổ học cho rằng đã
có sự thay đổi, về tầm vóc giảm đi so với tự nhiên lợn của các dân tộc cơ sở nói chung
là rất nhỏ bé.
Trong quá trình thuần dưỡng, để phục vụ nhu cầu thực phẩm và nguồn phân
bón con người đã có tác động ảnh hưởng lên sự phát triển của loài lợn. từ hàng ngàn
năm nay, qua thuần dưỡng có chọn lọc, lai tạo liên tục người ta đã tạo nên nhiều giống
lợn có nguồn gốc khác nhau.
Từ nhu cầu ngày một cao hơn của con người về số lượng thịt và chất lượng thịt,
chúng ta đã nhập những giống lợn từ Anh, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ…nhiều giống lợn được
du nhập vào nước ta với mục đích lai tạo và nâng cấp giống lợn nái, hy vọng đáp ứng

được nhu cầu về số lượng và chất lượng thịt phục vụ đời sống con người.
2.1.2. Một số giống lợn
Hiện nay, 150 giống lợn mới được phát huy được hiệu quả tại Việt Nam:
_ Giống lợn Yorkshire : (Anh).
_ Giống lợn Landrace : (Đan Mạch)
_ Giống lợn Duroc : (Mỹ)
_ Píetrain : (Bỉ).
2.2. Một số giống lợn tại Việt Nam
2.2.1. Giống Maxter_1904
Lợn Maxter do trại Pic nghiên cứu ra. Đây là giống lợn lai 4 máu gồmcác giống
Pietran, Duroc, Yorkshire, Hampshire. Trong đó tỷ lệ máu lai là 75% giống Pietran,
25% các giống Duroc, Yorkshire, Hampshire. Thân hình nở nang, cơ bắp phát triển,
màu lang trắng đen. Các chỉ tiêu năng suất của giống lợn này đã đạt được: Tỷ lệ thịt
3
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
xẻ cao, tỷ lệ nạc trên 62%. Ở 2 tháng tuổi tăng trọng 300 – 315g/ngày, 4 tháng tuổi
tăng trọng 816 – 866g/ngày, 6 tháng tuổi tăng trọng 850g/ngày và đạt 100kg khi được
150 ngày tuổi. Tiêu tốn 2,6 – 2,7kg thức ăn/1kg tăng trọng.
2.2.2. Giống heo Yorkshire
Giống Lợn Yorshire Tên tiếng anh: Yorkshire, tên khác: Lợn Đại Bạch hay Lợn
trắng lớn là một giống lợn nuôi có nguồn gốc ở Yorkshire, Là một giống của nhóm
lợn Yorkshire, được tạo nên tại (làng) bang Yorkshire - Anh. lợn được nuôi nhiều ở
vùng Đông Bắc nước Anh, nhân dân ở đây có tập quán nuôi heo chăn thả trên đồng
cỏ. Sau đó, heo được cải tiến thành nhiều nhóm khác nhau. Vào những năm đầu thế
kỷ XVI, nhiều người chú ý đến việc phát triển chăn nuôi heo ở Anh phát triển giống
heo. Đến năm những 1770, heo Trung Quốc được nhập vào Anh theochủng Sus
indicus và cho lai tạo với Sus scrofa. Mãi năm 1851 JosephLuley, là người tạo giống
đã tạo giống heo Yorkshire ở vùng Bắc Shires. Trong thời gian này, nhà chọn
Bakewell đã cải tạo lợn Leicestershire, của giống heo đại phương Bắc Shires,

Yorkshire và Lancashire, của Lincolnshire và Leicestershire để tạo ra giống heo
Yorkshire ngày nay nhưng đến năm 1884, Hội đồng giống Hoàng gia Anh mới công
nhận giống heo Yorkshire. Được nhập từ Liên Xô (cũ) (1964), Cu Ba (1970), Nhật
Bản (1986), Bỉ (1986), Mỹ (2000), sau đó du nhập vào Việt Nam và phân bố rộng
khắp các tỉnh Bắc, Trung, Nam. Lợn trắng lớn gốc ở Yorkshire vì thế còn được gọi là
lợn Yorkshire. Đầu tiên được công nhận vào năm 1868, giống lợn nuôi này là tổ tiên
của lợn Yorkshire Mỹ (chỉ gọi là đơn giản là Yorkshire) tại Bắc Mỹ. Lợn trắng lớn là
một trong những giống lợn nuôi được sử dụng rộng rãi trong lai tạo giống lợn nuôi
khắp thế giới. Đúng như tên gọi của nó, giống lợn này có da màu trắng, với tai dựng
lên và mặt hình đĩa. Ban đầu nó được phát triển như là một giống lợn nuôi ngoài trời,
nhưng ngày nay đây là giống nuôi nhốt và được thị trường ưa chuộng vì có lượng thịt
nạc lớn. Toàn thân có màu trắng. Lông da trắng tuyền, tai to, đứng, trán rộng, mặt gẫy.
Bốn chân chắc, khoẻ, thân hình vững chắc, nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài,
4
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
mông vai nở, lưng thẳng, bụng thon. Có 12 vú. Lợn đực nặng 250 - 320kg/con, lợn cái
nặng 200 - 250kg/con. Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 8 tháng tuổi. Một
năm đẻ 2,0-2,1 lứa, mỗi lứa để 10-13 con. Tỷ lệ nạc cao.
Khả năng sản xuất, sinh trưởng phát dục: Trọng lượng sơ sinh trung bình 1 - 1,2
kg, heo trưởng thành đạt 350 - 380 kg, dài thân 170-185 cm, vòng ngực 165-185 cm.
Con cái có cân nặng 250-280 kg, heo thuộc giống heo cho nhiều nạc. sinh sản: heo cái
đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Có lứa đạt 17-18 con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20
kg/con. Với nhưng đặc điểm đặc biệt trên lợn Yorkshire được sử dụng phổ biến nhất
trên thế giới, được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta được nhập vào từ những năm 1920 ỏ
miền Nam để tạo ra heo Thuộc Nhiêu Nam Bộ. Đến 1964, lợn được nhập vào miền
Bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta đã nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba.
Những năm sau 1990, Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường của nhà
nước, công ty và từ nhiều dòngkhác nhau như Yorkshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ,
Nhật Mỗi dòng đều có những đặc điểm ngoại hình và sản xuất đặc trưng của nó.

Giống lợn này cũng một trong những giống nước ta đang chọn cho chương trình nạc
hóa đàn lợn.
2.2.3. Lợn Landrace (LD)
Lợn Landrace, Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau 1990,
được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu được chọn lọc
và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu. Do quá trình tạp giao giữa
các giống lợn từ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành. lợn
Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland (có nguồn gốc
Đức) với lợn Yorkshire (có nguồn từ Anh).
Đặc điểm ngoại hình Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ
xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Toàn thân
5
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng
nạc.
Khả năng sản xuất của giống lợn Landerace đăc biệt tiêu biêu: có khả năng sinh
sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt (1,8 – 2) lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con,
trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt (1,2 -1,3) kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ (12
– 15) kg. Sức tiết sữa từ (5 – 9) kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo rất tốt.
Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp,
tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. heo có khả năng tăng trọng từ (750-800) g / ngày,
6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt (105-125) kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400
kg, con cái (280-300) kg.
Với những đặc điểm về giống trên lợn Landrace được coi là giống lợn tốt nhất
trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn này được nhập
vào nước ta vào khoảng 1970 qua Cuba. Những năm sau 1990, heo Yorkshire được
nhập vào ta qua nhiều con đường của nhà nước, công ty và từ nhiều dòng khác nhau
như Yorkshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ, Nhật Mỗi dòng đều có những đặc điểm ngoại
hình và sản xuất đặc trưng của nó. Giống lợn Landrace được chọn một trong những

giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.Sức sảnxuất của đàn
lợn là khả năng sinh sản hay khả năng tăng trọng của mỗi giống lợn. Đây là kết quả
của quá trình tổ chức chăn nuôi. Chúng ta có thể nói sức sản xuất là đặc điểm quan
trọng nhất của lợn. Sức sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, dòng, cá thể và
các điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý và sử dụng).
Nói đến giống, dòng, cá thể tức là ta đang đề cập đến tiềm năng di truyền hay kiểu gen
của chúng (G). Về cơ bản giống, dòng, cá thể là có kiểu di truyền "gần như nhau".
Tuy nhiên do những xáo trộn của vật chất di truyền trong phân bào giảm nhiễm như
tạo giao tử tinh trùng và trứng và hơn thế nữa do sự phân bố ngẫu nhiên và tổ hợp tự
6
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
do của các nhiễm sắc thể trong phân chia giảm nhiễm tạo giao tử. Trong việc kết hợp
2 giao tử lại với nhau để tạo thành hợp tử (cơ thể mới), và hai cá thể cũng có những sự
khác nhau nhất định về kiểu gen (trừ các cá thể sinh đôi cùng trứng). Từ đó, chúng
cũng có những sự khác nhau về khả năng sản xuất. Tất cả mọi sinh vật đều chịu sự tác
động qua lại của môi trường, vì vậy chúng luôn bị các ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đến sức sản xuất. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên con vật cũng rất
phức tạp, rất khó đo đếm. Nhìn chung có thể chia các yếu tố môi trường làm 2 nhóm:
Các yếu tố môi trường tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, mưa, độ cao so với
mặt nước biển, đất đai. Những yếu tố này tác động liên tục lên con vật và rất khó thay
đổi. Có thể một đàn gia súc của một giống được sống tại một vị trí cố định, song phản
ứng của cơ thể đối với các tác động của các yếu tố này rất khác nhau. Khả năng sản
xuất của các giống hay các cá thể tùy theo từng giống hay loại lợn. Chúng ta cần xác
định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cụ thể để đánh giá sức sản xuất của giống lợn hay
loại lợn nào đó.Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt và làm tổ ở tử
cung và bắt đầu phát triển bình thường. Đồng thời các cơ quan bộ phận liên quan
(nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian 114
ngày. Trong thời gian có chửa heo nái có nhiều đặc điểm thay đổi, do vậy việc chăm
sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số lợn con sơ sinh cao; trọng

lượng trung bình củaheo con cai sữa cao; lợn con cái(BF, mm); tuổi và trọng lượng
động dục lần đầu. lợn nái kiểm định có các chỉ tiêu: Tuổi và trọng lượng phối giống
lần đầu, số con sơ sinh, trọng lượng lợn con sơ sinh, số con cai sữa, trọng lượng lợn
con cai sữa, độ đồng đều (%), thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa (ngày), số lứa
đẻ nái/năm. lợn nái cơ bản có các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng lợn con cai
sữa, độ đồng đều (%), thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa (ngày), số lứa đẻ
nái/năm, chi phí thức ăn sản xuất 1 kg lợn con cai sữa (kg), tỷ lệ hao mòn lợn mẹ (%).
7
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
2.3. Một số công thức lai tạo
Công thức tạo lợn lai F1 (Ngoại x Nội) có 50% máu ngoại:
+ Đực giống (Yorkshire x Móng Cái) tạo ra lợn lai F1.
+ Đực giống (Landrace x Móng Cái) tạo ra lợn lai F1.
Hai tổ hợp trên cho tỷ lệ nạc từ 39 – 43 % vafddang được nuôi rộng rãi trong cả
nước. Đây là những công thức phù hợp với những hộ chưa có điều kiện đầu tư chăn
nuôi thâm canh các giống lợn lại có tỷ lệ máu ngoại cao và các giống lợn ngoại nái
nền F1 cho việc tạo ra lợn lai F2, 75% máu ngoại.
Công thức tạo lợn lai F1 (Ngoại x Ngoại).
+ Đực (Yorkshire x Landrace) tạo ra lợn lai F1 ( Y x L).
+ Đực (Duroc x Yorkshire) tạo ra lợn lai F1 (D x Y).
Hai tổ hợp lai trên cho tỷ lệ nac 53 – 55% và được áp dụng trong sản xuất tạo
nái nền cho công thức lai 3 giống lợn ngoại.
2.4. Sinh Lý, sinh dục lợn cái
2.4.1. Âm hộ
Âm hộ là lỗ sinh dục cái, có 2 mép âm hộ. Khi động đực, âm hộ sưng, đỏ hồng.
Âm đạo dài 10-20 Cm. Cổ tư cung có hệ thống cơ khá phát triển. Thân Tử cung dài 5-
10 Cm. Hệ thống cơ của nó kém phát triển so với cổ tư cung. Từ thân tư cung tách ra
2 sừng tư cung. Ơ lợn cái trưởng thành (đã sinh sản), sừng tử cung có thể dài đến 1m.
Cả 2 sừng có có khối lượng có thể đạt 600-800g. Ống dẫn trứng dài 20-35 cm, đường

kính 2-3 mm, tận cùng có cấu tạo hình phễu có đường kính đến 9 cm. Khi trứng rụng,
nó đi qua loa vòi. Trong ống dẫn trứng, nhờ nhu động định hướng của lông nhung, đã
đẩy tế bào trứng đi về phía sừng tử cung, trong khi đó, tinh trùng có đặc điểm di
chuyển ngược dòng với nhu động trên, đã tiến vào gặp tế bào trứng để tiến hành quá
trình thụ tinh.
8
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
2.4.2. Buồng trứng
Buồng trứng có 2 chức năng: hình thành tế bào trứng và sản sinh ra hormon
sinh sản. Buồng trứng dài 2-7 cm, rộng 1,5-4 cm, khối lượng 2-15g. Trong buồng
trứng có 2 vùng: vùng phía ngoài (vùng nang trứng hoặc vùng vỏ) và vùng phía trong
(vùng tủy). Trong vùng vỏ có vô số nang trứng phát triển ở các thời kỳ khác nhau (và
cũng có những nang bị thui chột). Trong vùng tủy có nhiều sợi thần kinh, mạch máu,
hệ thống lâm ba. Sự phát triển của nang trứng, Những nang trứng nhỏ nhất nằm ở bề
mặt của lớp vỏ. Ở lợn cái sơ sinh, số lượng nang trứng rất nhiều. Từ những nang trứng
mầm, chúng dần dần phát triển qua các giai đoạn khác nhau, trở thành nang trứng
chín. Trong quá trình sinh tinh, khi tạo thành tinh bào thứ cấp, đã xuất hiện 2 nhân.
Nhưng ở quá trình tạo trứng, vì chỉ có một tế bào nên một nhân nằm lại giữa tế bào,
còn một nhân bị đẩy ra cực của tế bào. Một nhân trứng được bao bọc bởi sinh chất thì
tạo nên noãn bào thứ cấp hoàn chỉnh, còn nhân kia biến thành thể cực. Do đó trong
quá trình tạo trứng, từ một noãn bào sơ cấp chỉ tạo nên 1 tế bào trứng.
2.4.3. Hormon của buồng trứng
Buồng trứng sản sinh ra 2 hormon tính cái. Một hormon được tạo thành trong tế
bào trứng của nang trứng, hormon kia được tạo thành từ tế bào của thể vàng. Hormon
trong nang trứng thúc đẩy sự phát triển những đặc điểm tính dục thứ hai của lợn cái,
làm biến đổi trạng thái cơ quan sinh dục và biểu hiện vẻ ngoài của lợn khi động dục.
Hormon trong tế bào thể vàng làm biến đổi các trạng thái và phù hợp cho quá trình
mang thai. lợn thuộc loại có hoạt tính dục quanh năm. Mỗi chu kỳ thường khoảng 3
tuần. Có thể tạm chia chu kỳ tính dục của lợn cái thành 3 giai đoạn:hưng phấn, ức chế

và cân bằng, Trong giai đoạn hưng phấn thường biểu hiện bằng hiện tượng động đực,
các phản ứng chung, chịu đực và rụng trứng. Động đực xảy ra khi mà trong buồng
trứng có nang trứng chín hoàn toàn, để sau đó tiến đến sự rụng trứng.
9
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Biểu hiện bên ngoài của động đực là âm hộ sưng, đỏ hồng, có nước nhờn từ âm
đạo tiết ra. Phản ứng chung biểu hiện bằng trạng thái không yên tĩnh của lợn cái, thích
gần lợn đực nhưng không cho lợn đực nhảy. Nhiều lợn có biểu hiện động đực và phản
ứng chung cùng một lúc. Trong giai đoạn động đực, đường kính của sừng tử cung
tăng lên và mức độ co bóp của sừng, thân và cổ tử cung cũng được gia tăng. Chịu đực
là thời kỳ hưng phấn cao độ nhất ở lợn cái, xảy ra quãng 20-40 giờ tính từ khi bắt đầu
động đực. Bấy giờ lợn cái đứng yên cho lợn đực nhảy. Nếu lấy một vật nặng đè lên
lưng lợn, hoặc cưỡi lên lưng nó, lợn sẽ đứng yên và có những biểu hiện tiếp thu sự
giao phối (giai đoạn này còn được gọi là mê ì). Rụng trứng là thời điểm quan trọng
nhất của chức năng sinh sản của lợn cái. Quá trình này xảy ra sau khi có biểu hiện mê
ì rõ rệt của lợn cái. Nếu tính từ lúc bắt đầu chịu đực, lợn cái tơ rụng trứng sau 25-30
giờ và heo nái sinh sản sau 20-24 giờ.
2.5. Sinh lý sinh dục đực
Lượng tinh xuất (V). Dùng vải gạc hoặc giấy lọc tinh dịch vào bình có chia ml
để loại bỏ chất keo nhầy sau đó đọc và ghi chép V, V nhiều hay ít phụ thuộc vào
giống, tuổi, sức khỏe lợn, kỹ thuật lấy tinh v.v…
Màu sắc, mùi tinh dịch. Tinh dịch bình thường có màu trắng sữa. Tinh dịch
loãng thì màu trong. Không sử dụng tinh dịch có màu đỏ (lẫn máu), vàng (lẫn nước
tiểu) hoặc xanh (lẫn mủ). Tinh dịch bình thường có mùi hơi tanh, hắc. Không sử dụng
tinh dịch có mùi khai, thối, khắm. Sức hoạt động của tinh trùng được đánh giá qua khả
năng thụ thai của tinh trùng phụ thuộc nhiều vào sức hoạt động của tinh trùng.
Milovanop V.K. (1962) dựa vào sức hoạt động tiến thẳng của tinh trùng để cho điểm
theo 10 cấp: Nếu có 95-100% tinh trùng tiến thẳng, có 85-95% tinh trùng tiến thẳng,
và có 5-10% tinh trùng tiến thẳng Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch

(VAC). Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng (là tích của VxAxC), có liên quan
10
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
chặt chẽ với sức sống tinh trùng và số liều tinh dịch có thể sản xuất được, Sức kháng
thẩm thấu có liên quan đến chất lượng và sức sống của tinh trùng. Dùng dung dịch
NaCl 0,8% pha loãng với tinh dịch (1:4), kiểm tra sức sống tinh trùng sau 3 giờ bảo
tồn ở ôn độ trong phòng, sẽ có tổng hoạt lực tinh trùng (tổng A). Tra bảng tính sẵn, sẽ
có Ro, từ đó phân loại chất lượng tinh dịch.
Lợn đực giống có các chỉ tiêu như: Tăng trọng tính bằng gam/ngày hay
kg/tháng, tiêu tốn thức ăn, tính bằng kg thức ăn/ kg tăng trọng), độ dày mỡ lưng (BF,
mm). Các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của đực giống: Thể tích (V, ml); hoạt lực (A,
%); nồng độ (C, triệu/ml); sức kháng (R); Tỷ lệ kỵ hình (K, %); Tỷ lệ tinh trùng chết
(Ch, %), tổng số tinh trùng tiến thẳng/1lần xuất tinh (VAC, tỷ). Ngoài ra còn các chỉ
tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch: Màu, mùi, độ pH, và độ vẫn.
2.6. Yếu tố dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn
2.6.1 Thức ăn đậm đặc
Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có ít nhất từ ba nguồn
nguyên liệu, phối hợp theo những công thức nhất định, đáp ứng được nhu cầu dinh
dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi, độ tuổi, năng suất sản phẩm khác nhau. Hiên nay
thức ăn đậm đặc đã trở nên phổ biến không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà
cả cho thuỷ sản, động vật quý hiếm khác.
Đặc điểm của thức ăn đậm đặc là: tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu và đều
qua chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu, hợp vệ sinh và tiện
lợi trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Sản xuất công nghiệp nên giá thành hạ.
Hiệu quả chăn nuôi cao khi sử dụng hợp lý thức ăn đậm đặc.
Phân loại thức ăn đậm đặc. Dựa vào thành phần thức ăn đậm đặc mà phân ra
các loại: Thức ăn đậm đặc. Thành phần chính là thức ăn tinh, có trộn thêm khoáng,
11
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
vitamin, kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học khác. Khi sử dụng trộn thêm với
thức ăn thô, xanh, củ quả, nhiều nước để có khẩu phần hoàn chỉnh.
2.6.2 Thức ăn siêu đậm đặc
Thức ăn siêu đậm đặc. thành phần gồm đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng theo nhu
cầu của đối tượng vật nuôi. Khi sử dụng chỉ cần cho vật nuôi ăn theo hướng dẫn trên
bao bì và uống đủ.
2.6.3 Thức ăn đậm đặc bổ sung
Thức ăn đậm đặc bổ sung là hỗn hợp nhằm bổ sung khoáng, vitamin, kháng
sinh, kích tố, hoặc các hoạt chất sinh học khác. Khi sử dụng chỉ bổ sung với lượng
nhỏ (theo hướng dẫn) để hiệu quả sử dụng khẩu phần tăng lên.Trên cơ sở hiểu biết cơ
bản về các loại thức ăn trên đây, người chăn nuôi sẽ lựa chọn và chế biến, bảo quản,
sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và điều kiện chăn nuôi cụ thể.
2.7 Tác dụng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
2.7.1 Tác dụng của protein
Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tổ chức; giữ chức năng sinh
học quan trọng trong các enzyme trao đổi chất, các hormon, các chất kháng thể. Thức
ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin.
Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào. Ngoài các acid
amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin là sản phẩm của quá
trình phân giải protein trong các tổ chức. Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển
hóa trong cơ thể.
Thực hiện sự cân đối các acid amin trong khẩu phần là biện pháp giảm thấp
mức tiêu hao protein có hiệu quả nhất trong chăn nuôi hiện nay. Ðể thực hiện sự cân
đối này, trong chăn nuôi lợn và gia cầm người ta sử dụng nhiều protein có nguồn gốc
động vật hoặc bổ sung các acid amin không thay thế. Các acid amin này tổng hợp
12
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
bằng con đường hóa học hoặc visinh vật. Để đánh giá chất lượng của protein trong

thức ăn, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sinh vật học của protein.
2.7.2 Giá trị sinh vật học
Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao
hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng
thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong
thức ăn. Hỗn hợp các loại thức ăn với nhau. Nguyên nhân của sự tăng này là sự bổ
sung cho nhau giữa các acid amin.
2.7.3 Tác dụng của lipid
Lipid là chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể vì:Là thành phần quan trọng
trong cấu trúc tế bào, và chất oxy hóa cho nhiệt năng lớn nhất: gấp 2,25 lần so với
glucid và protein, ngoài ra dung môi hòa tan một số vitamin A, D, E, K nhờ đó nó xúc
tiến quá trình hấp thucác vitamin này trong cơ thể. Trong cơ thể, nguồn dự trữ năng
lượng lớn nhất cũng là lipid, nó được tích lũy trong các mô ở dưới da hoặc trong
xoang bụng.
2.8 Hoạt động sinh lý sinh dục cuả lợn nái
2.8.1 Phát hiện động dục
Muốn phát hiện và phối giống cho lợn nái hậu bị đúng lúc và có kết quả tốt,
người chăn nuôi phải cho lợn nái vận động với lợn đực giống và theo dõi các hoạt
động của chúng, nếu thấy lợn nái có hiện tượng chịu đực thì chúng ta cần tách lợn nái
đó ngay để phối giống.
Các lợn nái khác vẫn được vận động với lợn đực giống vào các buối sáng từ 30
- 45 phút để lợn cái được tiếp xúc với đực giống và được kích thích về hoạt động sinh
dục. Cho vận động cả nhóm lợn hậu bị hay lợn nái chờ phối với lợn đực giống. Nái
13
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
hậu bị nên được phối giống khi nái ngoại 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 110 kg
trở lên.
+ Quá trình rụng trứng: Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc, muốn có quá
trình rụng trứng và thụ thai phải xảy ra sự hình thành các tế bào trứng, sự thành thục

và rụng trứng. Dưới tác dụng của hormon FSH của tuyến yên, tế bào hạt xung quanh
bao noãn phân chia nhiều, làm khối lượng bao noãn tăng lên, đồng thời LH kích thích
tế bào hạt tiết ra Estrogen và dịch. Lượng dịch nhiều làm thể tích bao noãn tăng và nổi
lên trên bề mặt buồng trứng, đó là các noãn chín có dường kính từ 0,8 - 1,2 cm.
Hormon LH của tuyến yên tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym phân giải protein làm
vách tế bào bao noãn mỏng ra và vỡ, trứng được rơi ra khỏi buồng rứng gọi là sự
rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng kéo dài từ 6 - 10giờ. Số trứng rụng trong một chu kỳ
động dục lần đầu tiên là 11; chu kỳ thứ hai là 12; ở nái trưởng thành là 21; trung bình
là 15 - 20.
Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon FSH và LH,
ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng. Nếu khẩu phần thiếu protein sẽ làm
giảm số trứng rụng. Số lượng trứng rụng sau một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất
của số con đẻ ra trong một lứa.
Trong thực tế mỗi lần lợn nái đẻ trên dưới 10 con. Như vậy bao giờ số trứng
rụng cũng nhiều hơn số con đẻ ra, sự chênh lệch đó có thể do một số trứng rụng
nhưng không được thụ tinh và một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển
thành hợp tử. Do số trứng rụng ở chu kỳ 1 ít, nên ở lợn thường cho phối giống ở chu
kỳ 2 hoặc 3. Số lượng trứng rụng chịu ảnh hưởng của giao phối cận huyết, hệ số cận
huyết cứ tăng lên 10% thì số trứng rụng sẽ giảm từ 0,6 - 1,7 trứng.
+ Kỹ thuật phối: Để nâng cao tỷ lệ thụ thai, ngoài việc phải xác định đúng thời
điểm phối tinh thích hợp, kỹ thuật phối tinh và chất lượng tinh trùng cũng hết sức
14
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
quan trọng. Tiến hành xác định thời điểm phối thích hợp: Khi phối giống phải chú ý
xác định đúng thời điểm phối tinh thích hợp. Nguyên tắc là phối vào lúc nào để có
nhiều tinh trùng gặp được nhiều tế bào trứng rụng nhất. Muốn vậy khi heo nái hậu bị
đến tuổi phối giống, lúc động dục phải tăng cường theo dõi để xác định thời điểm phối
tinh thích hợp. Chu kỳ tính và sự thành thục về thể vóc. Phối vào buổi sáng sớm, lúc
mát mẻ, yên tĩnh, thao tác đúng kỹ thuật (nếu là thụ tinh nhân tạo). Có thể áp dụng các

hình thức phối lắp, phối kép để nâng cao tỷ lệ thụ thai. Sau khi phối xong, phải ghi
chép đầy đủ và theo dõi.
+ Thụ tinh: Thụ tinh là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng
(nNST) để tạo thành hợp tử (2n NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân
chia nguyên nhiễm liên tiếp để tạo thành phôi, đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen
từ hai nguồn gen khác nhau. Sự thụ tinh phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phối giống.
Thời gian động dục của lợn nái nội là 3 ngày, thời gian chịu đực 2 ngày, thời gian
động dục của nái ngoại thuần kéo dài 5 - 7 ngày nhưng thời gian chịu đực chỉ khoảng
2,5 ngày, phối giống trong thời gian chịu đực đạt kết quả cao nhất. Sự lựa chọn của
trứng trong quá trình thụ tinh: trứng luôn chọn tinh trùng có quan hệ xa với trứng và
chọ những tinh trùng khoẻ mạnh. Khi phối giống trực tiếp, ảnh hưởng của con đực sẽ
làm tăng tỷ lệ thụ thai. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai do kỹ thuật
phối giống không tốt. Hiệu quả sinh sản kém nhất vào các tháng có nhiệt độ cao và
thời gian chiếu sáng giảm. Nhiệt độ cao trong không khí ức chế hoạt động động dục,
và nó kéo dài trong vòng 15 ngày sau giao phối, tỷ lệ thụ thai giảm rõ rệt. Nhiệt độ
không khí cao cũng làm lợn chậm động dục trở lại.
2.8.2. Quá trình phát triển bào thai
Quá trình phát triển bào thai lợn chia làm 3 giai đoạn:
15
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
+ Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 22, hình thành các mầm
mống của các bộ phận cơ thể và chính ở giai đoạn này là giai đoạn quan trọng cho
việc tạo ra các cơ quan ban đầu của cơ thể lợn.
+ Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai đoạn này tiếp
tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính
đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của lợn.
+ Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối lượng và thể
tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương
được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.

Bảng I: Quá trình phát triển của bào thai lợn
Tổ chức hình thành Ngày có chửa
Màng dạ con, ruột 11 – 12
Tuyến tuỵ, phổi 16,5 - 17,5
Cuống rốn, tĩnh mạch cửa 20
Mũi, mắt, manh tràng xương 21 – 28
Lông, da, nhau thai 28
Tế bào máu, tim đã hoạt động 30
Gan (tích luỹ glycogen) 40
Protein huyết thanh tổng hợp 50
Tuyến yên tiết Hormone 50
Fibrinogen đã được tổng hợp 90
Tinh hoàn (đã xuống bìu) 95
+ Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan: (Dịch ối, dịch niệu, Nhau
thai, dịch ối, dịch niệu). Tử cung lợn mẹ, Tốc độ sinh trưởng lợn mẹ. Trong thời gian
có chửa lợn mẹ không xuất hiện động dục, trao đổi chất tăng, “quá trình đồng hoá
chiếm ưu thế hơn so với dị hoá”. Tính tình trở nên hiền lành và dễ chăm sóc nuôi
dưỡng, tốc độ sinh trưởng nhanh. Như vậy cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời
16
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 - 650 g/ ngày), sau đó giảm
xuống (400 - 450 g/ ngày), tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể
mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ
chức có liên quan.
Do vậy, dinh dưỡng đòi hỏi cung cấp cho lợn mẹ trong giai đoạn có chửa ngày
càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nhưng điều này mâu thuẩn với khả năng
ăn được của lợn mẹ. Vì vậy để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa tháng
cuối, người chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ lượng thức ăn
để cho lợn mẹ ăn thêm bữa trong ngày.

2.8.3. Nguyên nhân làm chết phôi thai và lợn con chết
+ Tỷ lệ chết phôi và chết thai nói chung từ lúc thụ tinh đến lúc đẻ chiếm 30 -
40% và gần 1/3 số đó rơi vào giai đoạn đầu của kỳ có chửa. Theo nghiên cứu của
nhiều tác giả thấy giai đoạn 9 - 13 ngày sau khi phối là giai đoạn khủng hoảng của sự
phát triển vì phần lớn các trường hợp chết phôi diễn ra trong giai đoạn này.
+ Các nguyên nhân chủ yếu làm lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai
sữa là: Bị mẹ đè, Thiếu máu, Chết khi đẻ ra, Khối lượng sơ sinh thấp, Dinh dưỡng
kém, Cảm lạnh, Bệnh đường ruột, Bị đói, Lợn mẹ ăn, Do bệnh truyền nhiễm.
Phần III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian bắt đầu từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2012 kết thúc
17
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Tại trại lợn giống P01_ xã Khánh Thủy_ huyện Yên Khánh_ tỉnh Ninh
Bình.
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
“Đánh giá khả năng sinh sản và phát triển của giống lợn cái Landrat x đực
giống Yorkshire ; lợn cái Yorkshire x đực giống Matter_1904, tại trại giống lợn
P01_ xã Khánh Thủy_ huyện Yên Khánh_ tỉnh Ninh Bình”
3.2 Chăm sóc lợn nái trong giai đoạn lợn mang thai.
Nhu cầu N¸i mang thai N¸i nu«i con
N¨ng lượng kcal/kgTA 3100 3200
Protein th«%) 14 15
Can xi(%) 0.9 0.9
Ph«tpho(%) 0.45 0.45
lizin tæng cè(%) 0.6 0.7
Methionin+cys(%) 0.36 0.38
ChÊt Bðo (%) 5 5

chÊt x¬ th«(%) <10 <10
Muèi (NaCl) (%) 0.5 0.5
Sau thời gian phối từ 18-21 ngày nếu lợn không đòi đực lại thì coi như lợn đã
có chửa. Yêu cầu chính của giai đoạn nuôi này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để bào
thai phát triển được, đồng thời cho sinh trưởng của lợn đẻ lứa đầu, do cơ thể còn tăng
trưởng.
Thời gian lợn chửa 114 ngày (3tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày. Giai đoạn 1-
90 ngày tùy tầm vóc của lợn nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm hợp lý 2-2,5
kg/con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho lợn ăn tăng lên từ 2,5-3,0kg/con/ngày. Trước khi
sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2kg - 1 kg/ngày.
18
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Khẩu phần ăn cho lợn nái cần cung cấp đầy đủ Vitamine và chất khoáng. Thiếu
khoáng lợn con chậm lớn, lợn nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần thức ăn cho
lợn nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản. Nếu nuôi nái ở
chuồng chung, phải chuyển sang chuồng đẻ trước ngày mang thai thứ 110. Ngày lợn
đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển lợn nhiều, tránh gây sợ
sệt lợn sẽ bị tiêu thai, cho lợn ăn thêm rau xanh, cỏ xanh, cung cấp nước sạch cho lợn
uống theo nhu cầu.chuồng đẻ phải được dọn sạch và sát trùng cẩn thận, 5-7 ngày trước
khi chuyển nái đẻ đến. Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, tránh va chạm và
không vận chuyển xa, dễ gây sẩy thai. Trước khi đẻ 2 tuần, chuyển lợn sang ô nuôi
lợn đẻ và nuôi con. Tẩy giun sán nhằm tránh lây từ mẹ sang con. Trước khi đẻ 1 tuần,
giảm thức ăn đạm để phòng bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ. Lợn chửa cần hạn
chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau xanh. Ăn rau nhằm bổ sung 1 số nguyên
tố cho lợn nái, đồng thời tăng độ chán trong dạ dày để lợn không có cảm giác đói. Cần
tăng chất khoáng và vitamin để lợn chuyển hoá tốt thức ăn và phòng táo bón.
Thời gian lợn chửa kỳ 1, cho ăn hạn chế (60-70% khẩu phần hàng ngày), kéo
dài 90 ngày, sau đó cho ăn đầy đủ theo quy định. Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu dưới

24 tháng tuổi, có thể tăng khẩu phần lên 10-15%, vì ngoài việc nuôi bào thai còn cho
sự phát triển cơ thể của lợn nái. Lợn nái chửa cho uống hàng ngày 6-8 lít nước sạch.
Cần chú ý đề phòng lợn sẩy thai: không cho thức ăn ôi mốc, thiếu các nguyên tố
khoáng và vitamin, nền chuồng trơn, dốc. Nhu cầu về năng lượng trong khẩu phần ăn
cần 6800-7000Kcal/ngày. Trên 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850Kcal, với tỷ lệ đạm tiêu
hoá là 13-14% - thì khẩu phần một ngày cho lợn có khối lượng 200kg ăn 2-2.2kg.
3.3 Quá trình đẻ của lợn
3.3.1 Nguyên nhân đẻ
19
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết đột ngột, làm tăng độ
mẫn cảm của cơ trơn thành tử cung với oxytoxin, giải phóng ức chế progesteron. Do
Adrenalin Corticosteroid của tuyến thượng thận được tăng tiết, ức chế tiết
progesterone. Do Prostagladin F2 ra, thể vàng bị phá vỡ, Progesterone trong máu giảm
nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến yên tiết oxytoxine, tăng co bóp cơ tử
cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ
giới. Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung. Lợn
mẹ rặn mạnh, đẩy thai ra ngoài.
3.3.2 Thời kỳ đẻ của lợn
Bảng II: Thời gian đẻ của lợn
Thời gian (h) Giai đoạn đẻ GD con ra GD nhau ra
Bình thường 2 - 5 1 – 4 1 - 4
Tai biến 6 - 12 6 – 12 > 12
Quá trình đẻ của lợn được chia ra ở 4 thời kỳ:
- Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp
ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và nước màng
thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ
tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vỡ, nước ối chảy ra làm trơn
đường thai ra.

- Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ
hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất,
thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt
rời khỏi dạ con.
20
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
- Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 - 6 h, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau
thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 h nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải
can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho bào thai lợn mẹ.
- Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn
trên của quá trình đẻ, thông thường 2 -3 ngày. Thời gian đẻ của lợn thường từ 1 - 5 h
để đẻ 9 – 14. thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa
các con 420 giây. Lợn mẹ đẻ bình thường (1 - 2 h).
3.3.3 Chăm sóc nái trong giai đoạn đẻ
Nái mang thai từ 110 – 117 ngày, thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của
thời kỳ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nái cần được cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai. Trong khẩu phần ở giai
đoạn cuối thời kỳ mang thai cho lợn nái phải có ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ
này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở lợn. khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch
bụng và bầu vú bằng nước ấm. Suốt thời gian trước đẻ nên cho lợn nái ăn giống như
trong kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên cho ăn loại thức ăn có tính nhuận trường (giàu
chất xơ). Hiện tượng sắp đẻ. Khi thấy lợn căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra
(sữa đầu), mông bị sụt là lợn sắp đẻ (khoảng sau 2-3 giờ). Trước đó khoảng 2 ngày,
âm hộ lợn sưng to, lợn đi lại quanh chuồng, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào chỗ nhất
định, ủi máng ăn, máng uống kể cả rơm lót chuồng.
Lợn tìm chỗ nằm,âm hộ chảy nước nhờn là lợn bắt đầu đẻ. Cần chuẩn bị nơi kín
gió, ấm, lót rơm mềm để nhốt riêng lợn con, hoặc nhốt vào thùng có lót lá khô, khăn
hoặc vải mềm để lau khô lợn con mới sinh. Khi lợn đẻ, bọc nước ra trước, lợn con ra
theo, sau đó bình thường cứ 10 phút đẻ ra một con. Thời gian đẻ từ 2-3 tiếng, nếu lâu

từ 8-10 tiếng là lợn mẹ yếu, có thể do suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trường hợp này
lợn con dễ bị ngạt chết.
21
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
đẻ lợn nằm nghiêng một phía, bốn chân duỗi thẳng, thỉnh thoảng lưng co, bụng
thót rặn đẻ, lúc đó là con sắp ra. Nếu bình thường cứ để tự nhiên, không can thiệp. Khi
thấy vú có sữa, nghĩa là nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, chăm sóc nái trong lúc đẻ
giúp giảm tỷ lệ lợn con chết trong và sau khi đẻ. Thời gian đẻ kéo dài từ 30 phút đến 5
giờ đồng hồ. Trung bình mỗi con lợn đẻ cách nhau 15phút, nhưng có trường hợp đến
vài giờ sau.
Có thể dùng các biện pháp như: tiêm Oxytocin để hỗ trợ lợn nái trong quá trình
sinh sản trong các trường hợp sau: lợn rặn đẻ yếu, sau 30phút lợn rặn nhưng chưa đẻ
lợn con kế tiếp, hoặc lợn con đã ra hết nhưng nhau chưa ra.
Chú ý: không nên dùng Oxytocin nếu lợn chưa đẻ ra con nào, hoặc có dấu hiệu
rặn đẻ dữ dội nhưng thai không ra, cần phải kiểm tra trước khi dùng thuốc (điều này
do thai bị ngược, lệch hay kẹt trong cơ quan sinh sản). có thể hỗ trợ bằng tay chỉ áp
dụng trong trường hợp lợn nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không có sự trợ
giúp. Người xử lý nên đeo găng tay dài được bôi trơn bằng dầu thực vật, hay Vaselin
trộn với kháng sinh, nái phải được tiêm kháng sinh ngay sau khi xử lý. Sau khi sinh
xong, nái được tiêm kháng sinh qua cơ bắp, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm
đạo.
Nên cho lợn con bú sữađầu (sữa có chứa kháng thể) ngay sau khi sinh. lợn nái
chỉ có khả năngcho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. lợn con cũng chỉ có khả năng
hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến
18-24 giờ sau đó. Khi cho lợn con vừa đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích lợn nái
rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn.
Khi lợn quan tâm đến con đẻ ra, lợn mẹ khi trở mình dễ đè chết con, cần theo
dõi sát sao. Lợn nái thường đẻ vào buổi chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sáng
sớm.

22
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Cần phải trực tiếp theo dõi đến lúc đẻ xong. Nếu lợn đẻ bọc cần xé bọc ngay
sau khỉ ra khỏi âm hộ để lợn con khỏi chết ngạt. Nếu lợn con bị ngạt, có thể hà hơi
vào mồm lợn con, nâng hai chân trước lên xuống trong 5 phút, lợn sẽ sống và khỏe
dần. Nhau thai là một thành phần trong bào thai, nặng từ 2.0-5.5kg ở lợn lai, lợn
ngoại, từ 0.5-1.0kg ở lợn nội. Nhau thai càng nặng thì con càng to và khỏe. Nhau ra
sau cùng là lợn con khoẻ, nhau ra từng đoạn là đàn con yếu. Cần theo dõi để lấy hết
nhau, chăm sóc nái và đàn con. Nhau thường ra sau khi đẻ con cuối cùng 15-20%
phút. Không để lợn mẹ ăn nhau ảnh hưởng đến tiết sữa.
3.3.4 Chăm sóc lợn nái sau khi đẻ
Sau khi ra nhau, dùng nước ấm rửa sạch vú và âm hộ. Thay rơm ướt ẩm bằng
rơm khô mới cho nái nằm. Trường hợp lợn mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con
thì nên cho lợn con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1
lần. Nên sắp xếp lợn con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn lợn con phát
triển đều. cho lợn uống đầy đủ nước sạch có pha ít muối, vì sau khi đẻ lợn thường
khát do mất máu. Để tránh bệnh sưng vú, cho lợn mẹ ăn cháo trong 1-2 ngày đầu.
Cho thêm rau tươi non phòng táo bón. Thời kỳ lợn nái nuôi con, thức ăn phải
tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì
lợn tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của lợn nái. Sau 3
ngày cho lợn nái ăn thức ăn theo quy định để đảm bảo sản xuất sữa nuôi con. Hàng
ngày theo dõi lợn nái có bị viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không. Nếu bị viêm vú
thì vú sưng đỏ, nóng. Cần đo nhiệt độ hàng ngày sau khi đẻ 2-3 ngày.
3.3.5 Sự tiết sữa của lợn
Sữa đầu là sữa lợn mẹ tiết 2-3 ngày dầu sau khi đẻ. Sữa đầu có đủ chất dinh
dưỡng và kháng thể chống bệnh cho lợn con do mẹ truyền qua sữa. Lợn con phải được
bú sữa đầu của chính mẹ nó. Nếu muốn chuyển lợn con sơ sinh từ lợn mẹ này sang
23
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
lợn mẹ khác nuôi, cần để cho đàn lợn con bú sữa đầu 1-2 ngày của chính mẹ nó. Lợn
nái cho lượng sữa cao trong 21-22 ngày đầu, sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều hay ít
phụ thuộc vào tính di truyền của giống và nuôi dưỡng con nái, ít phụ thuộc vào số con
đẻ ra. Do lượng sữa ổn định, nên số con đẻ ra nhiều thì khối lượng lợn con nhỏ, đẻ ít
thì con to và lớn hơn.
hợp lợn nái ăn chưa đủ chất để sản xuất sữa nuôi con, lợn mẹ phải huy động
chất dinh dưỡng trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa nuôi con. Vì vậy lợn
mẹ hao mòn cơ thể, nhanh phát sinh hiện tượng liệt chân sau, nhất là nái lai, động dục
trở lại chậm, lứa đẻ thưa dần, lợn con chậm lớn, dễ bị loại thải.Sữa mẹ là nguồn thức
ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, không loại thức ăn nào có thể thay thế được. Cần
đảm bảo cho lợn nái tăng khả năng tiết sữa để lợn con mau lớn, đạt khối lượng cao lúc
cai sữa.
Lợn nái nuôi con ở giai đoạn này, cần được ăn tự do, ăn đủ chất. Nếu 1kg thức
ăn có năng lượng từ 2950 Kcal đến 3000 Kcal, có tỷ lệ đạm tiêu hoá 15%, một ngày
lợn nái nuôi con (số con đẻ ra nuôi từ 8-10con/ổ) có khối lượng 180-200 kg, cần được
ăn từ 5.5-6 kg. Nhu cầu năng tượng một ngày của lợn nái nuôi con từ 15.000Kcal đến
15.500Kcal.
Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của lợn con và tăng lượng thức ăn để chuẩn
bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của lợn mẹ để giảm tiết sữa.
Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai
sữa 4-7 ngày heo nái động dục lại là tốt. lợn con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng lên từ
từ theo đủ nhu cầu.
3.4 Chăm sóc lợn con theo mẹ
3.4.1 Vai trò của sữa đầu
24
Қhóa luận tốt nghiệp Lê văn Dũng _Chăn nuôi thú y 38
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Sữa đầu vai trò đối với lợn con rất quan trọng. khi sinh lợn nái chỉ có khả năng
cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ nên cho lợn con bú sữa đầu (sữa có chứa kháng thể). lợn

con đẻ ra cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột
non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 18-24 giờ sau, Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu càng
sớm càng tốt và kết hợp tập cho lợn con có phản xạ trong khi bú để nâng cao sản
lượng sữa mẹ. và sữa đầu chỉ hiên diện trong vòng 24 h sau khi lợn con sinh ra do đó
tất cả lợn con sinh ra phải được bú sữa đầu để nhận được thể từ lợn mẹ truyền qua lợn
con Lợn con nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần, tiển hành Cố định đầu vú
nâng cao tỷ lệ đồng đều cho đàn lợn con, sắp xếp lợn con có khối lượng nhỏ cho bú vú
phía trước để đàn lợn con phát triển đều. Tạo ra phản xạ có điều kiện bú sữa mẹ của
lợn con để có điều kiện nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Khi lợn con mới đẻ ra và
được đỡ đẻ, những con có trọng lượng sơ sinh nhỏ ta cho bú vú trước ngực và những
con có trọng lượng sơ sinh lớn ta cho bú vú ở vùng bụng và cố định núm vú cho từng
con. trong 1-3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1_2cc/con). Nếu lợn mẹ thiếu sữa
thì có thể cho lợn con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho lợn con sơ
sinh. Từ 7-10 ngày tập cho lợn con ăn bằng loại thức ăn.
3.4.2 Thiến lợn đực
Thiến lợn vào khoảng 3-7 ngày tuổi. tập lợn con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy
điều kiện thức ăn và tình trạng đàn lợn mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ
28-35 ngày tuổi, để bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát
triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.
3.4.3. Phương pháp tập ăn sớm
Phương pháp tập ăn sớm: Dùng thức ăn tập ăn sớm cho lợn con: Khi lợn con
đạt 7 ngày tuổi chúng ta tiến hành cho heo làm quen với thức ăn. Sau đó tiếp tục tập
ăn đến 35 ngày tuổi nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho lợn con. tạo đường
25

×