LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, khái niệm “Nền Kinh tế Tri thức” đang dần
hình thành và khẳng định được vai trò của mình. Khoa học công nghệ có vai
trò quan trọng trong hệ thống đó. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi
mặt của đời sống của con người đang dần trở nên hiện thực hoá.
Với xu hướng đó, mặc dù nước ta là một nước có ngành công nghiệp
phần mềm chưa phát triển nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu như
không muốn tụt hậu ngày càng xa các nước trong khu vực Asean, cũng như
các nước trên thế giới. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển ngành công nghiệp này. Nó là
phuơng tiện để nước ta có thể đi tắt, đón đầu sự phát triển công nghệ trên thế
giới. Lĩnh vực này cũng thu hút được sự quan tâm của người dân và các
doanh nghiệp. Công nghệ thông tin đã, đang và sẽ xâm nhập vào mọi mặt đời
sống của người dân nước ta.
Một ứng dụng đặc biệt và đáng phải quan tâm là tin học quản lý. Nếu
như làm tốt chúng ta có thể tạo ra được các cơ cấu quản lý hiệu quả, gọn nhẹ.
Nó sẽ thúc đẩy được toàn bộ các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: sản xuất,
kinh doanh, sinh hoạt…
Chính vì vậy, tôi chọn công ty cổ phần Tin Học Vân Thanh làm nơi
thực tập tổng quan để nghiên cứu về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như quy trình sản xuất phần mềm – một ngành công nghiệp đang nóng ở Việt
Nam.
Trong quá trình thực hiện, do hiểu biết và thời gian có hạn nên bài viết
khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chính vì vậy, tôi mong các thầy cô
đóng góp những ý kiến quý báu của mình để tôi nâng cao kỹ năng quản lý.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIN
HỌC VÂN THANH
I. Giới thiệu về công ty:
1. Thông tin công ty:
1. Công ty cổ phần tin học Vân Thanh
2. Tên giao dịch quốc tế: Van Thanh Informatics Join Stock
Company
3. Tên viết tắt: VTS
4. Giám Đốc: Trịnh Hoàng Lân
5. Chủ tịch HĐQT: Trần Sỹ Dũng
6. Địa chỉ : 52 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà
Nội
7. Fax: 04.7711098
8. Điện thoại : (04)7711095/96/97
9. Website : www.VanThanhSoft.com.vn
10. Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực hoạt động chính là sản
xuất các sản phẩm phần mềm tin học
2. Cơ sở pháp lý:
o Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực vào ngày
01/07/2006
o Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17-6-2003.
o Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6-8-2004 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22-12-2003 của
Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
o Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22-12-2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
o Luật thuế Giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10-5-1997.
o Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng số
07/2003/QH11 ngày 17-6-2003.
o Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10-12-2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17-6-
2003.
o Thông tư số 18/1998/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 28-8-1998
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998.
o Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày
20-5-1998.
o Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08-7-1999 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi
o Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
3. Chiến lược phát triển:
VTS tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng trong và ngoài nước
bằng những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với chi phí và thời
gian hợp lý. VTS luôn kiên định với phương châm phát triển sau:
Đội ngũ chuyên nghiệp: Xây dựng một công ty phần mềm chuyên
nghiệp có năng lực kỹ thuật cao và đội ngũ quản lý tài năng có khả năng thực
hiện các dự án phát triển phần mềm trong nước cũng như ngoài nước, phấn
đấu trở thành doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc cách mạng Công nghệ
thông tin ở Việt Nam.
Quy trình chuyên nghiệp: Phát triển và ứng dụng thành công các quy
trình sản xuất phần mềm tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách
hàng cả về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng.
Môi trường chuyên nghiệp: Hoàn thiện hơn nữa một môi trường làm
việc chuyên nghiệp và thân hữu cho công nghiệp tri thức, tạo cơ hội tối đa
cho sự sáng tạo và tiến bộ nghề nghiệp đối với mọi thành viên công ty.
Sản phẩm bản quyền: Phát triển và nâng cấp các sản phẩm phần mềm
thương hiệu riêng của VTS với chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang tính cạnh
tranh trên thị trường Việt Nam.
Mở rộng thị trường quốc tế: Khai thác các cơ hội làm gia công phần mềm
cho đối tác nước ngoài, sử dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của kỹ sư Việt Nam.
4. Loaị hình doanh nghiệp:
VTS là một công ty cổ phần
o Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
o Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
o Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
o Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác.
5. Các giai đoạn hình thành và phát triển của doanh nghiệp qua các thời
kỳ:
5.1 Giai đoạn từ 2001 – 2003:
Năm 2001, khi nhu cầu về phần mềm tin học tăng cao, rất nhiều doanh
nghiệp, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra thành lập công ty cổ phần tin
học Vân Thanh. Khởi đầu công ty đăng ký kinh doanh Công ty TNHH giải
pháp phần mềm doanh nghiệp (ESP). Trụ sở tại Sô 1 Vạn Kiếp – thành phố
Hà Nội.
Mặc dù ở giai đoạn này, công ty đã gặp nhiều khó khăn do là một
doanh nghiệp còn non trẻ, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định
được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như ở nước
ngoài. Song nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn, sự nỗ lực làm việc của
các thành viên , công ty đã nhanh chóng thâm nhập vào thị trường đầy tiềm
năng này
5.2 Giai đoạn từ 2003 – 2007:
Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đối với sự ra đời của công ty
cổ phần Tin học Vân Thanh. Do một số nguyên nhân khách quan cũng như
chủ quan như công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất, luật bản quyền Việt
Nam ra đời, có thêm các thành viên mới, muốn nâng cao khả năng huy động
vốn,…. Và tháng 10/2003, công ty cổ phần tin học Vân Thanh đã chính thức
đi vào hoạt động.
Công ty nhận làm gia công các phần mềm từ các công ty lớn, viết các
phần mềm như quản lý bán hàng, quản lý trường hợc, quản lý vật tư, kế toán
doanh nghiệp, ,… theo nhu cầu của khách hàng cũng như chấp hành đúng quy
định của pháp luật.
Mặc dù trong thời gian đầu, công ty gặp khá nhiều khó khăn do mới
tách công ty, nhân sự thay đổi, bạn hàng nhưng chỉ trong một khoảng thời
gian rất ngắn, công ty đã vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Do nhu cầu mở rộng thị trường, công ty đã mở ba cơ sở tại các ba thành
phố lớn là
- Văn phòng chính : 52 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà
Nội.
- Chi nhánh ở Đà Nẵng
- Chi nhánh ở Tp.Hồ Chí Minh
II. Khái quát về tình hình sản xuất – kinh doanh:
1. Giới thiệu về các mặt hàng của công ty:
1.1 Sản phẩm:
Là một doanh nghiệp sản xuất phần mềm, VTS cung cấp cho khách
hàng những giải pháp về quản lý doanh nghiệp, giúp cho họ có khả năng quản
lý một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Sau đây là một số sản phầm
chính mà VTS cung cấp.
Phần mềm Quản lý Học sinh Sinh viên (Education)
Hệ thống VTS-Education trong phiên bản EduSoft 2.0 bao gồm 6 phân
hệ quản lý:
Phân hệ Quản lý hồ sơ sinh viên
Phân hệ Quản lý đào tạo
Phân hệ Quản lý giờ dạy giáo viên
Phân hệ Quản lý Học phí
Phân hệ Quản lý Văn bằng- tín chỉ
Phân hệ Quản lý Ký túc xá
Hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng (VTS-CRM)
Các chức năng của phần mềm:
Quản lý hồ sơ khách hàng
Quản lý quá trình giao dịch
Tạo báo giá
Quản lý tiến trình giao dịch của khách hàng
Hỗ trợ gửi e-mail, thư mời, in các loại tài liệu gửi khách hàng phục vụ
cho quá trình giao dịch
Tạo lịch làm việc tự động với khách hàng
Hỗ trợ tạo báo giá
Phần mềm Quản lý Nhân sự-Tiền lương (VTS-HRM)
Phân hệ Tuyển dụng
Phân hệ Hồ sơ nhân sự
Phân hệ Bảng Lương
Hệ thống Quản lý Bán hàng Siêu thị (VTS-Salesoft)
1.2. Sản lượng sản phẩm :
ĐVT: bản
STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Sản
Phẩm
1 VTS-CRM 20 15 28 31 43
2 Education 5 9 12 11 91
3 VTS-HRM 60 55 61 69 68
4 VTS-Salesoft 70 65 80 78 77
Biểu đồ phản ánh số lượng các sản phẩm từ năm 2003 - 2007
2. Tình hình nguồn vốn – tài sản, doanh thu – chi phí giai đoạn 2003
-2007:
2.1 Tình hình nguồn vốn – tài sản, doanh thu:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trích)
ĐVT : VND
Năm
Tài sản
2003 2004 2005 2006 2007
A. TSCĐ và ĐT ngắn
hạn
409.300.000 387.421.00
0
571.236.65
0
666.099.00
0
908.122.000
Tiền 300.800.000 285.000.000 388.652.000 451.030.000 650.012.000
Các khoản phải thu 20.200.000 17.000.000 87.000.650 95.040.000 120.070.000
Tài sản lưu động khác 88.300.000 85.421.000 95.584.000 120.029.000 138.040.000
B.TSCĐ và ĐT dài
hạn
250.000.000 315.000.00
0
289.320.00
0
320.000.00
0
411.000.000
1.TS cố định 250.000.000 315.000.000 289.320.000 320.000.000 411.000.000
Tồng cộng Tài sản 659.300.000 702.421.00
0
860.556.650 986.099.00
0
1.319.122.000
Nguồn vốn`
A. Nợ phải trả 202.226.000 475.874.00
0
359.000.00
0
399.715.00
0
444.800.000
1. Nợ ngắn hạn 125.000.000 355.274.000 238.000.000 218.000.000 321.800.000
2. Nợ dài hạn 77.226.000 120.600.000 121.000.000 181.715.000 123.000.000
Nguồn vốn CSH 457.074.000 226.547.00
0
226.547.00
0
586.384.00
0
874.322.000
1. Nguồn vốn, quỹ 451.788.000 220.850.000 211.347.000 577.378.000 819.623.000
2. Nguồn kinh phí, quỹ
khác
5.286.000 5.697.000 15.200.000 9.006.000 54.699.000
Tổng cộng nguồn vốn 659.300.000 702.421.00
0
860.556.650 986.099.00
0
1.319.122.000
2.2 Doanh thu – chi phí:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trích)
ĐVT : VND
Năm
Tài sản
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 455.312.000 447.821.000 677.857.000 958.747.000 1.254.751.000
Doanh thu thuần 455.312.000 447.821.000 677.857.000 958.747.000 1.254.751.000
Giá vốn hàng bán 287.399.000 251.000.000 311.609.000 481.527.000 498.677.000
Chi phí bán hàng 62.500.000 60.559.000 64.757.000 77.234.700 121.874.600
Chi phí quản lý DN 31.201.000 29.354.000 35.900.000 39.754.600 58.720.600
Thuế TNDN 1.257.000 1.154.800 1.424.600 1.594.800 1.815.700
Lợi nhuận sau thuế
74.955.000 120.753.200 264.166.400 358.635.900 573.663.100
THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG
NĂM
CHỈ TIÊU
2003 2004 2005 2006 2007
Số lao động bình
quân (ngưòi)
13 11 14 16 16
Thu nhập bình
quân (VNĐ/tháng)
750.000 1.100.000 1.152.000 1.222.000 1.585.000
3.Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện :
3.1 Tài sản, nguồn vốn:
ĐVT: VND
Năm
Tài sản
2003 2007
So sánh
Số tiền Tỷ lệ
A. TSCĐ và ĐT
ngắn hạn
409.300.000 908.122.000 498.822.000 122%
Tiền 300.800.000 650.012.000 349.212.000 116%
Các khoản phải thu 20.200.000 120.070.000 99.870.000 494%
Tài sản lưu động
khác
88.300.000 138.040.000 49.740.000 56%
B. TSCĐ và ĐT
dài hạn
250.000.000 411.000.000 161.000.000 64%
1.TS cố định 250.000.000 411.000.000 161.000.000 64%
Tồng cộng Tài sản 659.300.000 1.319.122.000 659.822.000 100%
Nguồn vốn`
A. Nợ phải trả 202.226.000 444.800.000 242.574.000 120%
1. Nợ ngắn hạn 125.000.000 321.800.000 196.800.000 157%
2. Nợ dài hạn 77.226.000 123.000.000 45.774.000 59%
Nguồn vốn CSH 457.074.000 874.322.000 417.248.000 91%
1. Nguồn vốn, quỹ 451.788.000 819.623.000 367.835.000 81%
2. Nguồn kinh phí,
quỹ khác
5.286.000 54.699.000 49.413.000 935%
Tổng cộng nguồn
vốn
659.300.000 1.319.122.000 659.822.000 100%
Qua số liệu trên cho thấy, sau 5 năm, tổng tài sản và nguồn vốn của
công ty đã tăng lên gấp đôi so với năm 2003 cho thấy quy mô sản xuât của
công ty tăng lên đáng kể.
Phần tài sản
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng so với năm 2003 là
498.822.000 đạt 122 %. Trong đó:
Vốn bằng tiền mặt tăng 349.212.000 VNĐ với tỷ lệ là 116% chứng tỏ
nhu cầu dự trữ tiền mặt để giao dịch tăng mạnh. Ngoài ra khả năng thu
hồi được các khoản phải thu của khách hàng .
Các khoản phải thu của khách hàng trong năm 2007 tăng so với năm
2003 là 99.870.000 VNĐ đạt 494 % . Điều đó khằng định khả năng
cạnh tranh của công ty tăng lên đáng kể, mức tiêu thụ sản phẩm ngày
càng tăng.
Tài sản lưu động khác tăng 49.740.000 VNĐ với tỷ lệ 56%
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 161.000.000 đạt 64%
Phần nguồn vốn
Vốn trong doanh nghiệp là nguồn hình thành nên tài sản của doanh
nghiệp, nó chỉ ra tài sản được tài trợ bởi nguồn vốn nào. Nợ phải trả của công
ty năm 2007 so năm 2003 là 242.574.000 đạt tỷ lệ 120%.
Nguồn vốn chủ sở hữu sau 5 năm đã tăng 417.248.000 tăng 91% thể
hiện tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
3.2 Doanh thu - Lợi nhuận:
ĐVT: VND
Năm
Tài sản
2003 2007
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu 455.312.000 1.254.751.000 799.439.000 176%
Doanh thu thuần 455.312.000 1.254.751.000
799.439.000 176%
Giá vốn hàng
bán
287.399.000 498.677.000
211.278.000 74%
Chi phí bán hàng 62.500.000 121.874.600
59.374.600 95%
Chi phí quản lý
DN
31.201.000 58.720.600
27.519.600 88%
Thuế TNDN 1.257.000 1.815.700
558.700 44%
Lợi nhuận sau
thuế
74.955.000 573.663.100
498.708.100 665%
Báo cáo kết quả kinh doanh cho người sử dụng biết được doanh thu ,
chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp
trong kỳ kế toán. Đặc biệt, nó giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định phù
hợp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khi tiết kiệm được chi phí.
Qua số liệu nói trên, ta thấy, sau 5 năm, công ty kinh doanh có lại và
hiệu quả rất cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2003 tăng gấp 6.65
lần về mặt giá trị là 498.708.100 VNĐ.
Tổng doanh thu đã tăng 799.439.000 VNĐ đạt tỷ lệ 176 % . Chứng tỏ,
công ty đã chiếm lĩnh thị trường phần mềm trong nước, số khách hàng tăng
lên đáng kể. Tuy nhiên mức tăng giá vốn hàng bán tăng lên 74% tương
đương với 211.278.000 VNĐ làm cho doanh thu của công ty giảm đi đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu là trả lương cho các lập trình viên, phân tích và thiết kế
hệ thống tăng cao.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương đối lớn 95%
và 74% thể hiện công ty đã quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng, đầu tư
vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ, nắm bắt được công
nghệ mới. Bên cạnh đó, công ty cần có các biện pháp tăng doanh thu nhưng
cũng phải tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
III. Tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất:
1. Tổ chức sản xuất:
Bộ phận sản xuất tại công ty cổ phần tin học Vân Thanh có nhiệm vụ
chính tạo ra lợi ích kinh tế cho toàn doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất trực tiếp
được chia làm 4 bộ phận chính là:
- Bộ phận dự án
- Bộ phận kỹ thuật
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Bộ phận chuyển giao
Các bộ phận này hoạt động độc lập nhau trong quy trình sản xuất và có
quan hệ tác động qua lại với nhau.
1.1 Bộ phận dự án :
Đây là một trong những bộ phận quan trọng quan trọng trong việc sản
xuất sản phẩm phần mềm của công ty.
Các nhiệm vụ chính của dự án bao gồm:
- Xác định các phạm vi và các hạn chế của dự án
- Xác định các mục tiêu và ưu tiên cho dự án
- Đề xuất một số giải pháp thô phân tích tính khả thi của chúng và đề ra
các giải pháp khả thi.
- Lập kế hoạch triển khai dự án
1.2.Bộ phận kỹ thuật:
Dựa trên cơ sở tìm hiểu bài toán quản lý mà bộ phận dự án đã khảo sát và
nghiên cứu, bộ phận kỹ thuật triển khai theo hai nhóm sau đây:
- Phân tích hệ thống thông tin
- Thiết kế hệ thống thông tin
Hai nhóm này hoạt động độc lập nhau song có quan hệ mật thiết với
nhau, giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau để phát triển chương trình.
1.2.1 Nhóm phân tích hệ thống:
Dựa trên cơ sở tìm hiểu bài toán quản lý mà bộ phận dự án đã khảo sát
và nghiên cứu, nhóm phân tích hệ thống sẽ xây dựng các mô hình để diễn tả
hệ các chức năng của hệ thống.
Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là một biểu đồ diễn tả sự phân rã
dần dần các chức năng của hệ thống (Chương trình) từ đại thể đến chi tiết.
Mỗi nút trong biểu mẫu đó là một chức năng và quan hệ duy nhất giữa các
chức năng, diễn tả cung nối liền giữa các nút là quan hệ bao hàm.
1.2.2 Nhóm thiết kế hệ thống:
Trên cơ sở phân tích hệ thống, nhóm thiết kế hệ thống sẽ tiến hành triển
khai các mô hình trên thành một chương trình hoàn chỉnh. Thiết kế là nhằm
chuyển các đặc tả logic của hệ thống về chức năng, về dữ liệu, về động thái
thành các đặc tả về hệ thống vật lý, có tính đến các yêu cầu và ràng buộc vật
lý. Như vậy, nếu phân tích nhằm trả lời câu hỏi “Là gì” thì thiết kế trả lời cho
câu hỏi như thế nào ?Quy trình thiết kế hệ thống được thể hiện qua 5 bước
như sau:
- Thiết kế tổng thể
- Thiết kế các nhiệm vụ thủ công và giao diện người - máy
- Thiết kế các kiểm soát
- Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Thiết kế chương trìn
1.3.Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm:
- Kiểm tra, nhận xét các đoạn code, các sản phẫm. Tối ưu và phát triển
thêm nếu có thể.
- Sau khi kiểm tra xong, phản hồi lại cho nhóm lập trình và phân tích hệ
thống
- Khi bắt gặp đoạn mã nào bị lỗi nếu có thể fix được thì tốt, còn không
thì tester chuyển nó (chỉ khi vào nhóm Tester mới thấy) để phòng kỹ
thuật sửa chữa.
- Khi khách hàng gặp sự cố khi chạy chương trình, kết quả không như ý
muốn thì nhân viên tester phải kiểm tra xem lỗi chương trình là gì, và
sảy ra ở đâu, do khách hàng hay do lỗi lập trình. Nếu là do chương
trình, nhân viên tester có trách nhiệm chuyển cho bộ phận kỹ thuật.
Nếu do lỗi khách hàng thì phải chỉ cho họ thấy họ sai ở đâu và phải
đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất vấn đề đó.
1.4 Bộ phận chuyền giao:
- Thực hiện việc Chuyển giao phần mềm cho khách hàng kể từ thởi điểm
sau khi ký hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về Kỹ thuật trong mối quan hệ với khách hàng.
- Tư vấn, thiết kế hệ thống bán hàng ,Customize (biến đổi) chương trình
cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng
- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng các phần mềm cho các nhân viên kế toán
bao gồm tất cả các thao tác trên chương trình như: Nhập dữ liệu, tìm
kiếm dữ liệu, xem,in sổ sách, báo cáo...
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng, xử lý các sự cố về kỹ thuật nảy sinh trong
quá trình sử dụng chương trình.
- Đối với các khách hàng ký hợp đồng bảo trì , nhân viên chuyển giao
hàng tháng phải đến kiểm tra chương trình và sao lưu dữ liệu mỗi tháng
từ 1 – 2 lần.
2. Công nghệ sản xuất:
KHẢO SÁT HỆ THỐNG
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
PHẦN MỀM QUẢN LÝ
Thuyết minh
Khảo sát hệ thống: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, bộ phận kinh
doanh đến khách hàng khảo sát nghiệp vụ, lấy yêu cầu của khách hàng về việc
đáp ứng từng nghiệp vụ ở đó theo mức độ nào.
Phân tích hệ thống: Sau khi khảo sát nghiệp vụ của khách hàng, bộ
phận phân tích sẽ tìm hiểu cặn kẽ từng quy trình của nghiệp vụ, đánh giá, đưa
ra được tiến độ hoàn thành công việc.
Thiết kế hệ thống: Sau khi phân tích xong nghiệp vụ, bộ phận kỹ thuật
sẽ tiến hành thiết kế, hoàn thành chương trình theo tiến độ đề ra.
Kiểm tra chất lượng:Do đặc thù riêng của sản phẩm phần mềm nên quá
trình này phải tiến hành thủ công, máy móc chỉ có vai trò hỗ trợ nhân viên
chất lượng sản phẩm Sau khi chương trình hoàn thành, bộ phận testing sẽ tiến
hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, chỉ ra những lỗi của chương trình để
phòng kỹ thuật khắc phục cho ra đời sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.
Phần mềm: là kết quả của tất cả các quá trình trên. Sau khi đã kiểm tra
về chất lượng, nó được đem chuyển giao cho khách hàng.
3. Các yếu tố đầu vào:
3.1 Yếu tố thuộc đối tượng lao động:
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì vấn đề cần quan
tâm hàng đầu . Vì nó tác động đến giá thành sản phẩm và mặt bằng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm thì nguồn nguyên liệu của nó
đều là loại đặc biệt. Bỏi các loại nguyên liệu này không chỉ là những nguyên
liệu có hình dạng kích thước xác định, mà nó còn không thể xác định được
chính xác.
Sau đây là các nguyên liệu chính để sản xuất phần mềm:
STT Tên Số lượng Giá trị
(USD)
1 Windows XP SP2 01 169
2 Visual Studio 2005 01 4000
3 SQL Server 2000 01 2000
4 Microsoft Office 2003 01 326
3.2 Yếu tố lao động:
Trong nền kinh tế tri thức nói chung, trong ngành sản xuất công nghệ
phần mềm nói riêng, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng cung cấp
một lượng chất xám khổng lồ, giúp công ty tồn tại được trong một thị trường
mà tính mới của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.
Đối với công ty VTS, phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong
những chiến lược của công ty. Bởi lẽ sản phẩm của công ty là sản phẩm của
trí tuệ, chất xám của một tập thể cán bộ, nhân viên. Yếu tố con người chiếm
trên 90% giá trị sản phẩm.
Tính đến thời điểm đầu năm 2008, công ty đã có đến 25 thành viên, số
lượng nhân viên chính thức thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây:
STT Các bộ phận
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
1 Bộ phận quản lý 4 16
2 Bộ phận dự án 4 16
3 Bộ phận kỹ thuật 6 25
4 Bộ phận chất lượng 3 12
5 Bộ phận chuyển giao 3 12
6 Bộ phận kinh doanh 3 12
7 Bộ phận kế toán 2 8
Tổng cộng 25 100
3.3 Yếu tố vốn:
3.3.1 Nguồn hình thành:
Nguồn hình thành vốn của công ty chủ yếu là do các cổ đông góp vốn
tức là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở
hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam , ngoại tệ tự
do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ,
công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do
thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
3.3.2 Sử dụng vốn:
Vốn luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp cần giải quyết. với
công ty VTS vốn chủ yếu là số vốn cố định , còn vốn lưu động có một tỷ
trọng ít hơn.
Vốn cố định được đầu tư vào trang thiết bị, mua phần mềm (Công cụ)
để lập trình, thuê nhà,…
Vốn lưu động dùng để thanh toán những chi phí thấp và phát sinh
thường ngày như trả tiền lương nhân viên, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện,
tạm ứng,…
4. Yếu tố đầu ra:
Với nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng phần mềm của các doanh
nghiệp cũng như các trường học, công ty cũng không gặp nhiều khó khăn lắm
trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do đặc thù của sản phẩm phần mềm, sản phẩm
làm theo đơn đặt hàng cho nên doanh nghiệp luôn luôn có một khối lượng
công việc ổn định. Tuy nhiên, một số sản phẩm chung mà doanh nghiệp sản
xuất cũng có một số vấn đề đáng quan tâm.
Ngoài việc sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, công ty còn nhận gia
công phần mềm cho một số công ty phần mềm trong nước và nước ngoài.
Đồng thời, đối vớí một số phần mềm mà công ty chưa sản xuất thì công ty
liên hệ với nhiều đối tác để mua quyền chuyển giao sản phẩm.
Do hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp phần mềm được
thành lập và các sản phẩm cùng loại nên công ty VTS đang đứng trước những
thách thức rất lớn. Vì vậy, công ty gặp nhiều khó khăn cạnh tranh về mặt mẫu
mã cũng như chất lượng.
IV .Tổ chức bộ máy công ty:
1. Cơ cấu:
2. Thuyết minh:
2.1 Đại hội đồng cổ đông:
2.1.1 Khái quát:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2.1.2 Quyền và nhiệm vụ:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban kiểm soát;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần
được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp
và Điều lệ công ty.
2.2 Hội đồng quản trị:
2.2.1 Khái quát:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2.2.2 Quyền và nhiệm vụ:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức
khác;
d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của
Luật doanh nghiệp;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ
hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật
doanh nghiệp;
h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy
định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử
người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn
góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người
đó;
i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết
định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ
đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ
đông thông qua quyết định;
m) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ
đông;
n) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ
tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
o) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp
và Điều lệ công ty.
2.3 Ban kiểm soát:
2.3.1 Khái quát:
1. Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm;
thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng
ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công
ty quy định.
3. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát
nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục
thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được
bầu và nhận nhiệm vụ.
2.3.2 Quyền và nhiệm vụ:
1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ
đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
3. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm
và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng
quản trị.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng
năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị
lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
4. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc
quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ
đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật doanh
nghiệp.
5. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2
Điều 79 của Luật doanh nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời
hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười
lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình
về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông
hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại
khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị,
không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
6. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện
pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty.
7. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm
nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật doanh
nghiệp thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu
người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc
phục hậu quả.
8. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật
doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
9. Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các
nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng
quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ
đông.
2.4 Giám đốc:
2.4.1 Khái quát:
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của mình.
2.4.2 Quyền và nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành
viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp
đồng lao động mà Giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng
thành viên.
2.5 Phòng kế toán – ngân quỹ:
2.5.1 Bộ phận kế toán:
2.5.1.1 Chức năng nhiệm vụ:
Thu thập, xử lý, ghi chép phản ánh thông tin trên chứng từ kế toán của
nghiệp vụ phát sinh theo các quy định tài chính hiện hành.
Tập hợp các số liệu. thông tin kế toán, lập báo cáo kế toán và cung cấp
cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Thu thập, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về tài sản và sự
biến động của tài sản tại công ty cổ phần Tin học Vân Thanh, theo dõi và ghi
chép tình xuất nhập sản phẩm.